You are on page 1of 3

1

CHƯƠNG 2

THỰC TIỄN CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ VÀ


NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ
QLNN VỀ KINH TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC
TẾ Ở VIỆT NAM TRÊN LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI

2.1. Công cụ quản lý nhà nước về thương mại.


2.1.1. Kế hoạch hóa: Đây là Nhóm công cụ thể hiện ý đồ, mục tiêu quản lý
của Nhà nước.

Xác định mục tiêu quản lý: là việc khởi đầu quan trọng trong hoạt động
quản lý Nhà nước về thương mại. Các mục tiêu chỉ ra phương hướng và các yêu
cầu về số lượng, chất lượng cho các hoạt động quản lý của Nhà nước nhằm giải
quyết các vấn đề cơ bản của nền kinh tế. Các công cụ thể hiện ý đồ, mục tiêu
của quản lý có thể bao gồm:

- Chiến lược phát triển thương mại: Nhằm đảm bảo cho hoạt động lưu thông
hàng hóa và cung ứng dịch vụ đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất trên
cơ sở khai thác tối ưu các nguồn lực và phát triển theo đúng định hướng của
Đảng và nhà nước.
- Quy hoạch phát triển thương mại: Là sự cụ thể hóa chiến lược với những dự
tính cần thiết cho sự phát triển của lãnh thổ vùng hoặc địa phương. Mục đích
của quy hoạch là tìm ra phương án, giải pháp khai thác các lợi thế so sánh,
các nguồn lực và sử dụng chúng theo lãnh thổ hướng tới sự phát triển có hiệu
quả và bền vững trong một chỉnh thể kinh tế thống nhất.
2.1.2. Công cụ pháp luật: Công cụ pháp luật là công cụ thể hiện chuẩn mực
xử sự hành vi của các chủ thể tham gia hoạt động trong nền kinh tế .

Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền, thực hiện sự quản lý của mình đối
với xã hội nói chung và nền kinh tế quốc dân nói riêng chủ yếu bằng pháp luật
và theo pháp luật. Xác lập khuôn khổ pháp lý đúng đắn cho các hoạt động
2

thương mại trong nền kinh tế thị trường được xem là điều kiện tiên quyết đảm
bảo thị trường và thương mại hoạt động có hiệu quả. Môi trường pháp lý có ảnh
hưởng trực tiếp đến quyết định của các chủ thể thương mại trên thị trường.

Công cụ pháp luật trong thương mại là tổng hợp các quy phạm pháp luật
do nhà nước ban hành để điều chỉnh những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá
trình lưu thông hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm thực hiện
mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước.

2.1.3. Các chính sách kinh tế và thương mại.

Công cụ thể hiện tư tưởng, quan điểm của Nhà nước trong việc điều
chỉnh các hoạt động của nền kinh tế được gọi là chính sách kinh tế. Đây là một
công cụ đắc lực trong quản lý nhà nước về thương mại. Nó có tác dụng to lớn
trong việc điều tiết các hoạt động thương mại đi theo phương hướng chung đã
đặt ra.

Chính sách tài khóa với các công cụ chủ yếu: chi tiêu của Chính phủ (G)
và thuế (T). Thay đổi chi tiêu của chính phủ có tác động trực tiếp đến tổng cầu,
qua đó ảnh hưởng đến sản lượng và công ăn việc làm. Thuế làm thay đổi thu
nhập khả dụng và tiêu dùng. Chính sách này trước hết nhằm mục tiêu tăng
trưởng sau đó là các mục tiêu cán cân thanh toán, việc làm, lạm phát…

Chính sách tiền tệ với các công cụ chủ yếu: kiểm soát mức cung tiền và
lãi suất. Chính sách tiền tệ tác động đến nền kinh tế thông qua việc thay đổi
lượng tiền cung ứng. Tuy nhiên, cung ứng tiền tệ chỉ điều tiết tổng cầu một cách
gián tiếp qua cơ chế lan truyền thông qua sự thay đổi của lãi suất và phản ứng
của khu vực tư nhân trong việc quyết định tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư.

Công cụ của chính sách tiền tệ là dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu (tái
chiết khấu), nghiệp vụ thị trường mở và một số công cụ khác như tỷ giá, lãi suất
quy định, hạn ngạch tín dụng
3

Chính sách tỷ giá hối đoái.

Chính sách tỷ giá hối đoái bao gồm việc chọn một chế độ tỷ giá hối đoái
thích hợp, xác định mục tiêu về tỷ giá hối đoái cũng như phương thức can thiệp
vào thị trường ngoại hối khi cần thiết, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế
xã hội của quốc gia trong mỗi thời kỳ

Chính sách giá cả: Chính sách giá cả thể hiện vai trò can thiệp của nhà
nước đối với thị trường và thương mại thông qua hai hình thức chủ yếu:

Can thiệp gián tiếp bằng các biện pháp quản lý vĩ mô ngoài công cụ giá
cả: Điều hòa cung cầu hàng hóa dịch vụ, tỷ giá hối đoái, chính sách thuế, chính
sách tiền tệ, chính sách bảo hộ sản xuất và tiêu dùng… để ổn định giá cả thị
trường, hướng sự vận động của giá cả thị trường theo định hướng mục tiêu
kinh tế - xã hội.

Chính sách chống độc quyền và khuyến khích cạnh tranh.

Mục đích để tạo ra môi trường cạnh tranh hơn trên thị trường. Nhà nước
có thể sử dụng các điều luật chống độc quyền nhằm ngăn cản sự sáp nhập có
nguy cơ làm giảm cạnh tranh, chia tách các công ty khổng lồ nhằm làm tăng sự
cạnh tranh, ngăn cấm các công ty thông đồng với nhau để khống chế thị trường.
Thứ hai, quy định hành vi của các tổ chức độc quyền, trong trường hợp này, nhà
nước phải quản lý giá cả của họ để bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu
dùng, không để các công ty này bán với bất kỳ giá nào họ muốn.

Chính sách thương mại: Chính sách thương mại là một bộ phận của chính
sách kinh tế của nhà nước, nó có quan hệ chặt chẽ và phục vụ cho sự phát triển
kinh tế xã hội của đất nước.

You might also like