You are on page 1of 6

CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐẠI CƯƠNG

Họ tên: Nguyễn Thị Thuỳ


MSSV: 21010682

Đề bài: Chọn hai lý thuyết trong công tác xã hội mà anh/chị tâm đắc
để trình bày, phân tích và lấy ví dụ minh hoạ.

1. Thuyết hành vi
Như chúng ta đã biết, hành vi của con người đối với một sự việc là vô cùng
phức tạp. Có đôi khi trong tình huống này, những người khác nhau lại thực
hiện nhiều hành vi khác nhau.
Thuyết hành vi, hay còn được gọi là Tâm lý học hành vi, là một học thuyết
về học tập dựa trên quan niệm: tất cả hành vi đều có thể được học thêm có
điều kiện. Các nhà hành vi cho rằng mục đích của tâm lý học là phải kiểm
soát được hành vi của con người, thay đổi và tạo ra những hành vi mong
muốn. Bản chất hành vi của con người . Sự xuất hiện của hành vi đều được
lý giải theo nguyên tắc là có kích thích (Stimulus) thì có phản ứng
(Responses) ( S => R ). Điều đó cũng có thể hiện là ứng xử của con người là
sự đáp ứng của họ với môi trường bên ngoài. Đây chính là luận điểm được
dùng để giải thích những hành vi không phù hợp, nguyên nhân của những
rối nhiễu hành vi là sự ứng xử kém thích nghi.
Thuyết hành vi được chính thức thiết lập vào năm 1913 với bài phân tích của
John B. Watson có tên “Psychology as the Behaviorist Views It” (Tâm lý
học qua cái nhìn của nhà hành vi học). Toàn bộ bài phân tích được Watson,
người được xem là “cha đẻ” của thuyết hành vi, tóm gọn lại như sau: “Hãy
cho tôi một tá trẻ em khỏe mạnh, phát triển bình thường và thế giới của riêng
tôi trong đó có thể chăm sóc chúng và tôi cam đoan rằng khi chọn một cách
ngẫu nhiên một đứa trẻ tôi có thể biến nó thành một chuyên gia bất cứ lĩnh
vực nào – một bác sĩ, một luật sư, một thương gia hay thậm chí là một kẻ
trộm cắp hạ đẳng – không phụ thuộc vào tư chất và năng lực của nó, vào
nghề nghiệp và chủng tộc của cha ông nó.”
Nói một cách đơn giản, những nhà tâm lý học hành vi thuần túy tin rằng tất
cả các hành vi đều là kết quả của trải nghiệm. Bất kỳ ai, dù nền tảng xuất
thân học vấn có là gì đi nữa, vẫn có thể được đào tạo theo một cách thức nào
đó với các điều kiện tác động phù hợp.
Từ khoảng năm 1920 đến giữa những năm 1950, thuyết hành vi bắt đầu trở
thành trường phái tư tưởng thống trị trong tâm lý học. Một số người cho
rằng sự phổ biến của tâm lý học hành vi đã vượt ra khỏi khuôn khổ mong
muốn đơn thuần là xây dựng tâm lý học như một ngành học khách quan và
có thể đo lường được. Các nhà nghiên cứu chú trọng vào việc tạo ra các học
thuyết có thể mô tả được một cách rõ ràng và đo lường được dựa trên thực
nghiệm nhưng vẫn phải tạo được nhiều đóng góp mang sức ảnh hưởng lên
cuộc sống thường ngày của con người.
John B. Watson là nhà tâm lý học người Mỹ quan trọng đầu tiên ủng hộ
quan điểm hành vi. Làm việc trong những năm 1920, Watson là một người
kiên định trong quan điểm cho rằng một người có thể thu nhận được hiểu
biết đầy đủ về hành vi bằng cách nghiên cứu và thay đổi môi trường hoạt
động của người đó. Những lý thuyết đầu tiên về thuyết hành vi mà Watson
đưa ra:
Tâm lý học hành vi tuyên bố không quan tâm đến việc mô tả, giảng giải các
trạng thái tâm lý của ý thức mà chỉ quan tâm đến hành vi của tồn tại người,
đối tượng của tâm lý học hành vi là hành vi con người. Hành vi được xem là
tổ hợp các phản ứng của cơ thể trước các kích thích của môi trường bên
ngoài.
Theo Watson có 4 loại hành vi: hành vi bên ngoài như nói , viết và chơi
bóng, hành vi bên trong như sự tăng nhịp đập của tim, hành vi tự động minh
nhiên như nháy mắt, hắt hơi và hành vi tự động mặc nhiên như sự tiết dịch
và biến đổi về mặt tuần hoàn. Theo ông, mọi việc con người làm kể cả suy
nghĩ đều thuộc một trong bốn loại hành vi này. Nghiên cứu dùng các
phương pháp khoa học khách quan, sử dụng phương pháp ghi chép các sự
kiện kiểm soát được về quá trình cơ thể, thích nghi với môi trường.
Trong tâm lý học hành vi cổ điển, hành vi của động vật và người bị giản đơn
hóa thành những cử động cơ thể. Nhờ những cử động đó với tính chất là
“một cơ quan biết phản ứng” hay “một hệ thống vật lý” thích nghi với môi
trường để đảm bảo sự sống còn. Quan sát cũng như giảng giải hành vi đều
phải tuân theo công thức S -> R. Trong đó S là kích thích, R là phản ứng.
Kích thích có thể là một tình huống tổng quát của môi trường hay một điều
kiện bên trong nào đó của sinh vật, phản ứng là bất cứ cái gì mà sinh vật làm
và nó bao gồm rất nhiều thứ.
Với công thức S -> R, Watson đã đặt cho thuyết hành vi mục đích cao cả là
điều khiển hành vi động vật và con người. Lấy nguyên tắc "thử - sai" làm
nguyên tắc khởi thuỷ điều khiển hành vi. Hành vi chỉ là mối liên hệ trực tiếp
“cơ thể - môi trường”; theo đó, tâm lý, ý thức chẳng qua chỉ là những hiện
tượng thừa.
Rõ ràng, quan niệm của J.Watson về hành vi với công thức S → R khó có
thể lý giải được các trường hợp khi cùng một tác nhân kích thích (S) nhưng
lại có phản ứng (R) khác nhau ở cùng một con người trong các hoàn cảnh ,
thời điểm khác nhau hoặc có cá phản ứng khác nhau khác biệt về tính chất ,
hình thức của hành vi đó chính là yếu tố chủ thể phản ứng ( kinh nghiệm, tri
thức, nhu cầu , hứng thú, sở thích, kỹ năng …) mà điều này Watson lại
không thừa nhận, ông luôn coi con người với tâm lý con vật, đồng nhất phản
ứng với nội dung tâm lý bên trong làm mất tính chủ thể, tính xã hội của tâm
lý người.
Điều kiện hóa cổ điển là một kỹ thuật thường được sử dụng trong huấn
luyện hành vi. Tại đây, một kích thích trung tính được thực hiện kết hợp với
kích thích tự nhiên xuất hiện trước đó. Kết quả là kích thích trung tính sẽ
đưa đến phản ứng tương tự như cách kích thích tự nhiên làm được trước đó,
thậm chí nó đưa đến phản ứng ngay cả khi không có mặt kích thích tự nhiên
có từ trước. Kích thích kết hợp này nay được gọi là kích thích có điều kiện
và hành vi có được được biết đến với tên gọi phản ứng có điều kiện. Điều
kiện hóa cổ điển hoạt động dựa trên việc phát triển một liên tưởng giữa kích
thích từ môi trường và kích thích tự nhiên có sẵn. Trong thí nghiệm cổ điển
của nhà sinh lý học Ivan Pavlov, con chó liên tưởng sự có mặt của thức ăn
(được xem là một kích thích tự nhiên khiến chó phản ứng nhỏ dãi) với tiếng
rung chuông, sau đó là hình ảnh cái áo khoác trắng của nhân viên phòng lab.
Cuối cùng, chỉ cần thấy áo khoác trắng thôi cũng đủ để chó nhỏ dãi.
Nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến quá trình điều kiện hóa cổ
điển. Trong suốt giai đoạn đầu của thí nghiệm, còn được gọi là giai đoạn
lĩnh hội, một phản ứng được hình thành và củng cố. Các yếu tố như cường
độ của kích thích và thời gian xuất hiện kích thích có thể đóng vai trò quan
trọng quyết định tốc độ hình thành của liên tưởng.
Khi một liên tưởng biến mất, còn được gọi là giai đoạn dập tắt, nó sẽ làm
hành vi trở nên yếu đi dần hoặc biến mất. Các yếu tố như cường độ của phản
ứng ban đầu có thể đóng vai trò quan trọng quyết định tốc độ biến mất của
liên tưởng. Ví dụ, phản ứng có được qua quá trình kích thích càng lâu thì
càng tốn nhiều thời gian để biến mất hơn.

2. Thuyết thân chủ trọng tâm

Thuyết thân chủ trọng tâm trong tâm lý học xuất phát từ những
năm 50 của thế kỷ XX ở Hoa Kỳ với đại diện chủ chốt là Carl
Rogers và Abraham Maslow. Đây là thuyết xuất phát trực tiếp từ
trường phái tâm lý học nhân văn hiện sinh.
Hạt nhân cơ bản của thuyết nhân văn hiện sinh là khái niệm con
người tổng thể: mỗi cá nhân có sự lựa chọn sẽ trở thành người như
thế nào bằng cách thiết lập những giá trị riêng cho mình và tìm
cách hiện thực hoá chúng thông qua những quyết định của chính
bản thân. Con người có đầy đủ tiềm năng và bẩm sinh là tốt và
động cơ chính trong cuộc đời là khuynh hướng tự thể hiện mình, từ
đó tâm lý học đề cao vai trò năng lực sáng tạo, hoài bão cá nhân và
củng cố niềm tin vào bản thân mình để vươn tới cái tốt đẹp. Một
trong những nguyên tắc hoạt động cơ bản nhất của nhà trị liệu theo
cách tiếp cận thân chủ trọng tâm là: Tôi có ý thức, tôi biết những gì
tôi cảm thấy. Sau khi cảm thấy, tôi quyết định. Vậy mỗi người đều
tự do và có trách nhiệm với chính mình, con người ta chỉ có thể
thay đổi hiện tại mà không thay đổi quá khứ.
Carl Rogers cho rằng mỗi người đều sở hữu những tiềm năng cho
sự lớn lên, hoặc tiềm năng của hành vi kém hiệu quả và có khuynh
hướng tự hiện thực hiện hoá những tiềm năng của mình. Ví dụ hạt
giống của cây hoa hồng với những bông hoa đẹp nhưng để có được
kết quả đó thì cần những điều kiện môi trường thuận lợi để phát
triển tối đa tiềm năng của mình. Mỗi cá nhân đều có khuynh hướng
làm cho phần lớn các trường hợp bên ngoài cuộc sống mà họ trải
nghiệm phù hợp với những giá trị nội tại của bản thân họ hoặc nói
cách khác là khái niệm về cái tôi (cái tôi hiện thực). Mặt khác cái
tôi lý tưởng đó cũng luôn cần “vận động” để cho tương ứng với
những gì tiềm tàng. Tuy nhiên trên thực tế cái tôi hiện thực có thể
không “ăn khớp” với cái tôi lý tưởng do con người chịu nhiều áp
lực từ hoàn cảnh, điều đó bắt buộc họ phải hành động mà xa rời
với cái tôi lý tưởng.
Thuyết thân chủ trọng tâm nêu lên ba yếu tố trong qúa trình tưởng
tác giữa cá nhân và người khác, đây được coi như là “chất liệu”
giúp cho cá nhân hướng đến quá trình hiện thực hoá trở nên dễ
dàng hơn.

Thay vì xem con người vốn là thiếu sót về bản chất với các hành vi
và suy nghĩ có vấn đề cần được điều trị, thì liệu pháp thân chủ
trọng tâm xác định rằng mỗi người cá nhân họ có khả năng và
mong muốn thay đổi và tăng trưởng. Rogers gọi khuynh hướng tự
nhiên của con người này là “xu hướng hiện thực hóa” hoặc hiện
thực hóa bản thân. Theo Rogers, “Các cá nhân có những nguồn lực
khổng lồ để tự hiểu và thay đổi quan niệm về bản thân, thái độ cơ
bản và hành vi tự định hướng; những nguồn lực này có thể được
khai thác với thái độ tâm lý thuận lợi nếu có thể cung cấp một bầu
khí phù hợp “.

Một nhà trị liệu thuộc trường phái thân chủ trọng tâm học cách để
nhận biết và tin tưởng vào tiềm năng của con người, cung cấp một
sự thấu cảm và quan tâm tích cực vô điều kiện để giúp tạo thay đổi
ở thân chủ diễn ra thuận lợi, họ tránh chỉ đạo quá trình trị liệu bằng
cách làm theo sự dẫn dắt của thân chủ bất cứ khi nào có thể. Thay
vào đó, nhà trị liệu cung cấp sự hỗ trợ, hướng dẫn, và cấu trúc để
thân chủ có thể tự bản thân khám phá các giải pháp.

Những nhân tố cần thiết để tăng trưởng trong trị liệu

C. Rogers đã xác định sáu yếu tố chính kích thích sự tăng trưởng
trong mỗi cá nhân (sự tương đồng, quan tâm tích cực vô điều kiện
và thấu cảm là điều kiện cốt lõi của liệu pháp). Ông gợi ý rằng khi
những điều kiện này được đáp ứng, người đó sẽ hướng tới một sự
hoàn thiện có tính xây dựng tiềm năng. Theo đó, những điều kiện
cần thiết cho sự tăng trưởng bao gồm:

 Tiếp xúc tâm lý giữa thân chủ-nhà trị liệu: Điều kiện đầu tiên này
chỉ ra rằng mối quan hệ giữa nhà trị liệu và thân chủ phải tồn tại để
thân chủ đạt được sự thay đổi cá nhân tích cực. Năm yếu tố sau
đây là đặc điểm của mối quan hệ nhà trị liệu-thân chủ, và chúng có
thể thay đổi theo mức độ.
 Tính bất tương đồng hoặc tính dễ bị tổn thương của thân chủ: Sự
khác biệt giữa hình ảnh bản thân của thân chủ và kinh nghiệm thực
tế khiến họ dễ bị sợ hãi và lo lắng. Thân chủ thường không ý thức
được sự bất tương đồng này.
 Sự tương đồng hoặc tính chân thực: Nhà trị liệu nên tự ý thức,
chân thực và phù hợp. Điều này không ngụ ý rằng nhà trị liệu là
một hình ảnh của sự hoàn hảo, nhưng người đó phải đúng với “bản
thân” họ trong mối quan hệ trị liệu.
 Nhà tri liệu quan tâm tích cực vô điều kiện: Những trải nghiệm của
thân chủ có thể tích cực hoặc tiêu cực, nên được nhà trị liệu chấp
nhận mà không có bất kỳ điều kiện hay phán xét nào. Bằng cách
này, thân chủ có thể chia sẻ trải nghiệm của mình mà không sợ bị
phán xét.
 Nhà trị liệu thấu cảm: Nhà trị liệu thể hiện sự hiểu biết thấu cảm
về trải nghiệm của thân chủ và nhận ra những trải nghiệm cảm xúc
mà không bị cuốn vào/dẫn dắt bỏi cảm xúc đó.

You might also like