You are on page 1of 29

Phương pháp luận

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

http://www.fet.iuh.edu.vn
Chương 2 (6t)

Giai đoạn khám phá


2.1. Xác định vấn đề nghiên cứu
2.2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
2.3. Xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài NC
(Thuyết giảng (4) + Bài tập nhóm (2)

http://www.fet.iuh.edu.vn
Mục tiêu chương 2

Trả lời được các câu hỏi:


➢ Vấn đề NCKH là gì?
➢ Cách XD giả thuyết NC
➢ XD cơ sở lý thuyết cho đề tài NC
➢ Cách tìm đọc một bài báo KH

BÀI GIẢNG KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM 3
2.1. Xác định vấn đề nghiên cứu

2.1.1. Khái niệm “Vấn đề nghiên cứu”


Trả lời câu hỏi:
▪ Nghiên cứu cái gì?
o Hiện tượng, sự vật, đối tượng, quá trình, quy trình
công nghệ, hiệu ứng, …
▪ Giải quyết vấn đề gì?
o Xã hội, kỹ thuật, nhận thức, giáo dục, y tế, giao thông,
môi trường, …
▪ Tại sao phải nghiên cứu?
o Cấp bách không? Bức xúc? mới?

BÀI GIẢNG KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM 4
2.1. Xác định vấn đề nghiên cứu

➢ 2.1.2. Tầm quan trọng của việc xác định vấn đề NC


▪ Ý nghĩa:
• Xã hội, kỹ thuật, nhận thức, giáo dục, y tế, giao thông,
môi trường, …
▪ Mục tiêu NC:
• Giải quyết vấn đề gì?
• Vấn đề có mới không? Ai quan tâm? Ai đã làm? Còn
điều gì chưa thỏa đáng? Vấn đề đã giải quyết đến đâu?
Hiệu quả thế nào?

BÀI GIẢNG KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM 5
2.1. Xác định vấn đề nghiên cứu

2.1.3. Nguồn để xác định vấn đề NC


▪ Đặt hàng của cơ quan, doanh nghiệp
▪ Từ chương trình phát triển khoa học công nghệ Quốc gia,
Thành phố, các Tỉnh, địa phương
▪ Từ thực tiễn, trải nghiệm cá nhân
▪ Từ các vấn đề nổi cộm trong xã hội
▪ Từ tài liệu chuyên ngành
▪ Từ ý kiến các chuyên gia
▪ Từ trực giác

BÀI GIẢNG KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM 6
2.1. Xác định vấn đề nghiên cứu

2.1.4. Những lưu ý khi chọn lựa vấn đề NC


▪ Hứng thú: Có quan tâm? Đam mê? Động lực?
▪ Phạm vi đề tài: giới hạn? điều kiện? Tài nguyên, vật lực
▪ Đo lường các khái niệm: Tiêu chí lượng hóa
▪ Kiến thức và khả năng NC
▪ Nguồn tài liệu để tiếp cận, tư liệu, số liệu để tham khảo,
khảo sát

BÀI GIẢNG KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM 7
2.1. Xác định vấn đề nghiên cứu
2.1.5. Các bước xác định vấn đề NC
▪ Lĩnh vực nghiên cứu:
• Chọn lĩnh vực mình quan tâm và gắn với chuyên ngành
đào tạo, nghề nghiệp
▪ Xây dựng mục tiêu NC
• Mục tiêu chung
• Mục tiêu cụ thể
▪ Đánh giá tính khả thi của mục tiêu: Năng lực, điều kiện?
▪ Kiểm tra lại: Khả năng, điều kiện, thời gian có thể đáp ứng
mục tiêu đặt ra không?

BÀI GIẢNG KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM 8
2.1. Xác định vấn đề nghiên cứu
2.1.6. Xây dựng mục tiêu NC
➢ Mục tiêu chính: Mục tiêu chung của đề tài NC. Nêu các
mối liên hệ, các quan hệ mà nhà NC muốn khám phá hay
thiết lập
➢ Mục tiêu cụ thể: Diễn đạt cụ thể, định lượng các nhiệm vụ
cần thực hiện. Các mục tiêu cụ thể phải được đánh số thứ tự
và diễn đạt rõ ràng bằng các động từ hành động: xác định,
đo lường, thiết lập, xây dựng, dự báo,….

BÀI GIẢNG KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM 9
2.2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
2.2.1. Khái niệm “Giả thuyết nghiên cứu”
➢ Giả thuyết là gì? Nhận định giả sử để giải thích hoặc phỏng
đoán về vấn đề NC
➢ Chức năng của giả thuyết:
▪ Xác định trọng tâm vấn đề NC, những nội dung, những
vấn đề, khía cạnh cụ thể cần khảo sát, điều tra,…
▪ Xác định những dữ liệu cần thu thập
▪ Xác định được phương pháp NC, phương tiện hỗ trợ

BÀI GIẢNG KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM 10
2.2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

2.2.2. Thuộc tính của giả thuyết


▪ Đơn giản, cụ thể, rõ ràng về mặt khái niệm:
Phụ thuộc kiến thức và trình độ của nhà NC
▪ Có thể kiểm chứng được:
Có phương tiện, kỹ thuật thu thập và phân tích được dữ liệu
▪ Có quan hệ với HT tri thức hiện có về đối tượng NC
▪ Có thể vận hành được:
Có thể đo lường được, kiểm chứng được

BÀI GIẢNG KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM 11
2.2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
2.2.3. Phân loại giả thuyết
➢ Phân loại theo chức năng NCKH:
▪ Giả thuyết mô tả: phỏng đoán về bản chất, cấu trúc, vận
động của các sự vật, hiện tượng
▪ Giả thuyết giải thích: nguyên nhân diễn ra sự việc, hiện
tượng
▪ Giả thuyết giải pháp: giả định về các phương án
▪ Giả thuyết dự báo: Phỏng đoán về các các trạng thái
tương lai của sự vật, hiện tượng
➢ Phân loại theo cấu trúc logic
➢ Phân loại theo kiểm định giả thuyết thống kê

BÀI GIẢNG KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM 12
2.2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
2.2.3. Phân loại giả thuyết
➢ Phân loại theo chức năng NCKH:
➢ Phân loại theo cấu trúc logic:
▪ Giả thuyết là phán đoán đơn:
• Theo chất: khẳng định (S là P); phủ định (S không là P); xác suất
(S có lẽ là P); tất nhiên (S chắc chắn là P)
• Theo lượng: phán đoán chung (mọi S là (hoặc không là) P; riêng
(có một số S là (hoặc không là) P); đơn nhất (chỉ có S là (hoặc không
là) P).
▪ Giả thuyết là phán đoán phức: gồm nhiều giả định đơn kết hợp
bằng từ “hoặc”; “và”; “nhưng”; “cũng” …”Nếu….. thì”

BÀI GIẢNG KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM 13
2.2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
2.2.3. Phân loại giả thuyết
➢ Phân loại theo chức năng NCKH:
➢ Phân loại theo cấu trúc logic:
➢ Phân loại theo kiểm định giả thuyết thống kê:
▪ Giả thuyết nghiên cứu (HA hay H1): phỏng đoán về mối
quan hệ giữa các biến số nhà NC thực sự muốn kiểm tra
▪ Giả thuyết không/ Giả thuyết vô hiệu (Ho): trái ngược
với giả thuyết nghiên cứu. Giả thuyết chỉ ra sự không
khác biệt hay sự không có quan hệ giữa các biến số

BÀI GIẢNG KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM 14
2.2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
2.2.4. Xây dựng và kiểm chứng giả thuyết
Xác định vấn đề NC

Đặt câu hỏi NC


Suy luận Luận cứ khoa học

Viết giả thuyết NC

Thu thập dữ liệu

Phân tích dữ liệu

Không phù hợp

Kết luận Bác bỏ GT


Phù hợp

Chấp nhận GT

BÀI GIẢNG KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM 15
2.3. XD cơ sở lý thuyết cho đề tài NC
2.3.1. Khái niệm “Tham khảo tài liệu”
▪ Tham khảo tài liệu là tìm kiếm tài liệu về một chủ đề quan tâm, chọn
lọc, phân loại
▪ Tài liệu TK: Sách (theo ISBN – International Standard Book Number)
• Tạp chí (ISSN - International Standard Serial Number)
• Bài báo Hội nghị, Hội thảo (Proceeding, Full text – có bình duyệt)
• Tài liệu online: từ các website chính thống của các cơ quan, Viện
NC, Tổ chức uy tín
▪ Tham khảo TL nhằm:
▪ Làm rõ và XĐ trọng tâm vấn đề NC
▪ Cải thiện phương pháp luận của nhà NC
▪ Mở rộng kiến thức nền tảng về lĩnh vực đang NC
▪ Thiết lập mối quan hệ giữa kết quả NC của mình với hệ thống tri
thức hiện có về vấn đề NC

BÀI GIẢNG KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM 16
2.3. XD cơ sở lý thuyết cho đề tài NC

2.3.2. Các bước tiến hành tham khảo tài liệu

Tham khảo TL gồm 4 bước:

▪ Tìm kiếm tài liệu

▪ Đọc tài liệu NC

▪ Phát triển khung lý thuyết về lĩnh vực đang NC

▪ Phát triển khung khái niệm về vấn đề NC

BÀI GIẢNG KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM 17
2.3. XD cơ sở lý thuyết cho đề tài NC

2.3.2. Các bước tiến hành tham khảo tài liệu


2.3.2.1. Tìm kiếm tài liệu
Cách tìm kiếm tài liệu
- Sử dụng từ khóa (keywords): Các thuật ngữ đặc trưng gắn với lĩnh
vực nghiên cứu
- Tìm tài liệu chính (gốc) hay các tác giả uy tín
- Tìm kiếm các TL liên quan
- Xác định nội dung chính của TL: Đọc tóm tắt (Abstract)
- Chốt danh mục các TLTK cần thiết

BÀI GIẢNG KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM 18
Từ khóa (keywords)

Keywords: Đặc trưng gắn với lĩnh vực nghiên cứu


Ví dụ:
▪ Keywords: JAYA algorithm; Differential evolution algorithm;
Parameters identification; Solar cell modeling

keywords
ISBN (International Standard Book Number)

ISBN (International Standard Book Number): Mã số tiêu


chuẩn quốc tế cho sách in.
ISBN - Mã số tiêu chuẩn quốc tế có tính chất thương mại
duy nhất để xác định một quyển sách.
ISSN (International Standard Serial Number)

➢ Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ, viết tắt
là ISSN (International Standard Serial Number)
➢ ISSN có dạng một dãy số độc nhất gồm tám chữ số, được dùng để nhận
dạng một xuất bản phẩm nhiều kỳ dạng giấy in hoặc điện tử như tạp chí định
kỳ, tạp chí chuyên khảo, báo, bản tin, xuất bản phẩm thông tin, niên giám,
báo cáo thường niên, kỷ yếu hội nghị hay hội thảo, phụ trương hay phụ bản
của các xuất bản phẩm nhiều kỳ.
➢ Nhiều xuất bản phẩm có ở cả hai dạng in và điện tử nên được ISSN xếp vào
hai loại là: ISSN in (p-ISSN) và ISSN điện tử (e-ISSN).
DOI - Digital Object Identifier

▪ DOI - Digital Object Identifier: Chỉ số nhận dạng vật thể, là một số
xác định đường dẫn cố định cho một tập tin World Wide Web. Nếu
địa chỉ mạng của tập tin thay đổi, người truy cập bằng DOI vẫn
được đổi hướng tự động đến địa chỉ mới.
▪ DOI có thể được giải nghĩa khi nó nằm trong URL. Để liên kết đến
tập tin trên mạng, số DOI đứng sau địa chỉ URL dx.doi.org.
▪ Ví dụ: http://dx.doi.org/10.1000/182
▪ Địa chỉ "dx.doi.org" là thư mục quản lý duy nhất. Người truy cập vào
địa chỉ trên sẽ vào thư mục quản lý, và nhận được URL của DOI, để
đến URL này.

Ví dụ: https://doi.org/10.1016/j.ijleo.2019.164034
https://doi.org/10.1016/j.cap.2020.09.004
2.3. XD cơ sở lý thuyết cho đề tài NC

2.3.2. Các bước tiến hành tham khảo tài liệu


2.3.2.2. Đọc tài liệu
Đọc tìm hiểu và phản biện các thông tin sau:
- Lĩnh vực NC và vấn đề NC của tác giả
- Mục đích NC
- Phương pháp NC
- Kết quả NC
- Những hạn chế, tồn tại cần cải tiến, khắc phục

BÀI GIẢNG KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM 23
2.3. XD cơ sở lý thuyết cho đề tài NC

2.3.2. Các bước tiến hành tham khảo tài liệu


2.3.2.3. Phát triển khung lý thuyết (đề cương)
- XĐ những lĩnh vực tri thức liên quan đến vấn đề NC
- XĐ những chủ đề, khía cạnh chính của vấn đề NC
- XD khung lý thuyết: chung, khái quát → cụ thể
- Tìm kiếm tài liệu theo khung lý thuyết đã XD

BÀI GIẢNG KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM 24
2.3. XD cơ sở lý thuyết cho đề tài NC

2.3.2. Các bước tiến hành tham khảo tài liệu


2.3.2.4. Phát triển khung khái niệm
- Khung khái niệm (KN) là cơ sở cho vấn đề NC
- Khung lý thuyết bao gồm mọi LT liên quan đến vấn đề NC,
còn khung KN sẽ chọn lựa nội dung chính sẽ tập trung NC
- Khung lý thuyết có thể bao gồm nhiều quan điểm tiếp cận, mô
hình, cách thức phân loại, đo lường khác nhau, còn khung KN
chỉ chọn một cách tiếp cận, mô hình hoặc phương pháp để phát
triển cho NC của mình.

BÀI GIẢNG KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM 25
2.3. XD cơ sở lý thuyết cho đề tài NC

2.3.2. Các bước tiến hành tham khảo tài liệu Viết
tổng quan
Tài liệu

Phát triển
Đọc tài liệu
khung

Chỉnh sửa
Đọc tài liệu
khung

Tìm tài liệu


theo khung

Đọc một số XD khung


tài liệu LT sơ bộ

Xác định
vấn đề NC

BÀI GIẢNG KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM 26
BÀI TẬP CHƯƠNG 2

1. Câu hỏi ôn tập

1. Vấn đề NC là gì? Cách xác định vấn đề NC


2. Các bước XD vấn đề NC
3. Giả thuyết là gì? Các thuộc tính của giả thuyết.
4. Các bước XD và kiểm chứng giả thuyết?
5. Tài liệu tham khảo là gì? Cách tìm TLTK và các bước tham
khảo TL

BÀI GIẢNG KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
BÀI TẬP CHƯƠNG 2

2. Bài tập thực hành theo nhóm

Tìm đọc một bài báo trên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
của IUH thuộc ngành đào tạo theo đường link sau đây:
http://jst.iuh.edu.vn/index.php/jst-iuh/issue/archive
Ghi các thông tin vào bảng dưới đây:

BÀI GIẢNG KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
BÀI TẬP CHƯƠNG 2

Bài tập thực hành theo nhóm

Nội dung chính


Tên bài báo
Từ khóa
Tác giả, năm xuất bản
Tóm tắt ý chính/luận điểm
Phương pháp nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
Ý kiến nhận xét cá nhân
Bạn đồng ý hay không đồng ý
với các luận điểm/kết quả
nghiên cứu? Tại sao?

BÀI GIẢNG KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM

You might also like