You are on page 1of 25

Bộ môn Dược

Khoa CN hoá học

BÀI 4. TÂM LÝ CÁN BỘ Y TẾ


MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

1 2 3
Nắm được khái Nêu được những Cách tự rèn luyện
niệm cơ bản về nét phẩm chất cơ để trở thành
cán bộ y tế bản cần có của người CBYT tốt
(CBYT) người CBYT
PHẦN 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁN BỘ Y TẾ
1. Khái niệm CBYT
2. Tính chất công việc của người CBYT
CÁN BỘ Y TẾ

Theo thông tư số 22/


2013/TT-BYT :
Cán bộ y tế (CBYT) là
công chức, viên chức,
người đang làm chuyên
môn nghiệp vụ trong
các cơ sở y tế.

Cơ sở y tế là nơi khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe bao gồm bệnh viện, viện điều
dưỡng và phục hồi chức năng, phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã, phường,
thị trấn
CÁN BỘ
Y TẾ
DƯỢC SĨ TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN

Khoa Dược bao gồm các bộ phận chính sau:


1. Nghiệp vụ dược;
2. Kho và cấp phát;
3. Thống kê dược;
4. Dược lâm sàng, thông tin thuốc;
5. Pha chế thuốc, kiểm nghiệm, kiểm soát
chất lượng thuốc;
6. Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà
thuốc bệnh viện.

Thông tư số 22/2011/TT-BYT
TÍNH CHẤT CÔNG VIỆC CỦA CBYT

1. Sự tiếp xúc thường xuyên với bệnh tật.

Thường xuyên với các loại


bệnh và người bệnh khác nhau
 Tăng nguy cơ bị lây nhiễm
bệnh tật rất cao
 Ảnh hưởng tới sức khỏe thể
chất mà cả về sức khỏe tâm
lý của CBYT.
2. Tính đa dạng phức tạp của đối tượng hoạt động

Đối tượng: Người bệnh


 Mọi hành vi cử chỉ, lời nói của
thầy thuốc đều ảnh hưởng
mạnh mẻ đến người bệnh
 Không cho phép thầy
thuốc/CBYT có thái độ làm việc
tắc trách, qua loa
 Không cho phép thầy
thuốc/CBYT phạm sai lầm 
dẫn tới hậu quả khó lường
không thể bù đắp
3. Là nghề nhân đạo và cao quý

Tính nhân đạo: mang


lai sức khoẻ, nâng cao
chất lượng cuộc sống
con người
PHẦN 2
MỘT SỐ NÉT VỀ PHẨM CHẤT
NHÂN CÁCH NGƯỜI CÁN BỘ Y TẾ
MỘT SỐ TRẠNG THÁI TÂM LÝ
NGƯỜI THẦY THUỐC

1) Tự tin, tự tôn
2) Bất lực
3) Chịu trách nhiệm
4) Chán nản
5) Thoả mãn/hài lòng
TỰ TIN, TỰ TÔN

Tự tin là trạng thái cần thiết trong


mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân
 tạo niềm tin ở bệnh nhân
Tự tôn: Biết giá trị bản thân và mong
muốn người khác cũng tôn trọng giá
trị của mình  VD: thể hiện sự hiểu
biết, kiến thức uyên bác bằng thuật
ngữ chuyên môn  vô tình tạo ra rào
cản trong giao tiếp với BN, người nhà
BN
BẤT LỰC

Bất lực có thể có khi người


thầy thuốc đối diện với một số
bệnh nan y hoặc căn bệnh
mang đến tử vong; cảm thấy
mình không thể làm gì để giúp
đỡ BN
Sự bất lực có thể dẫn đến hệ
quả:
o Mệt mỏi, tuyệt vọng
o Thúc đẩy làm việc nhiều hơn
CHỊU TRÁCH NHIỆM

Sự bất lực trong chẩn đoán, điều trị


không hiệu quả, sự tử vong của BN
 cảm thấy chịu trách nhiệm thậm
chí mặc cảm tội lỗi
 Tự bảo vệ mình khỏi những cảm
xúc quá mãnh liệt làm ảnh hưởng
tới công việc

Những cảm xúc đi kèm: sự thông cảm, lo lắng, sợ hãi, giận dữ, phiền
muộn
CHÁN NẢN

Bởi nhiều nguyên nhân:


Phương tiện vật chất không
đủ, giờ giấc gò bó, số lượng
bệnh nhân cần chăm sóc quá
lớn, môi trường làm việc áp
lực, cảm giác thất bại, phiền
muộn, không được biết ơn và
kính trọng,…

Những cảm xúc đi kèm với tâm trạng chán nản: mệt mỏi, mất
hứng thú, căng thẳng, tuyệt vọng, tức giận thậm chí chán ghét
THOẢ MÃN, HÀI LÒNG

Thầy thuốc cảm thấy tự


hài lòng về mình khi
thiết lập được mối quan
hệ tốt với bệnh nhân,
hoặc thành công trong
việc chữa bệnh, có tiến
bộ trong kỹ năng
chuyên môn,….
PHẨM CHẤT NHÂN CÁCH
NGƯỜI CÁN BỘ Y TẾ
Xu hướng nghề nghiệp của người CBYT

Xu hướng nghề y là một bộ phận quan trọng của xu hướng


nhân cách, quy định tính tích cực và sự lựa chọn thái độ của
người cán bộ y tế trong hoạt động của họ.
Xu hướng nghề nghiệp được thể hiện qua các mặt nhu cầu,
hứng thú, lý tưởng, ... của họ

Nhu cầu: Hoạt động nghề nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu
ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của CBYT.
Xu hướng nghề nghiệp của người cán bộ y tế

Hứng thú nghề nghiệp: Để Lý tưởng nghề nghiệp:


phục vụ công tác chăm sóc sức Có hình mẫu trong nghề
khoẻ, yêu cầu người CBYT phải nghiệp tương đối hoàn chỉnh
không ngừng học tập nâng cao con người vươn tới.
kiến thức
Có hứng thú đối với nghề
nghiệp => tạo động lực thúc
đẩy mạnh mẽ CBYT nâng cao
hiệu quả công việc, làm việc
say mê và sáng tạo
Tính cách của người cán bộ y tế

Một cán bộ y tế tốt cần rèn


luyện cho bản thân những đức
tính tốt:
+ Lòng yêu nghề
+ Tinh thần trách nhiệm
+ Tính trung thực
+ Sự dũng cảm
+ Tính tự chủ
+ Tính khiêm tốn
Năng lực

Năng lực của một người CBYT


phải được chú trọng ở những
mảng sau
+ Năng lực chuyên môn
+ Năng lực giao tiếp
+ Năng lực làm nghiên cứu,
tổ chức hoạt động phòng và
điều trị bệnh
Nếu khả năng kém cỏi, người cán
bộ y tế không thể thực hiện trọng
trách hay ước mơ và lý tưởng của
mình.
PHẦN 3
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
NHÂN CÁCH CỦA NGƯỜI CBYT
Làm thế nào rèn luyện để
trở thành người CBYT tốt?
Xác lập mô hình nhân cách

Để phát triển và hoàn thiện nhân cách các phẩm chất tâm
lý, nhân cách người CBYT, trước hết cần phải xác lập được
mô hình nhân cách theo yêu cầu của chức trách, nhiệm vụ
hoạt động nghề nghiệp.
Xác lập mô hình nhân cách mang tính tổng quát, định
hướng cho các biên pháp tiếp theo
Xác định mức độ phù hợp nghề nghiệp

Cần xem xét một cách tỉ mỉ và thật cẩn thận xem xu hướng,
tính cách, sở thích, năng lực, ... của bản thân có phù hợp với
nghề nghiệp hay không. Bản thân còn thiếu mặt nào theo
yêu cầu của nghề nghiệp để có hướng rèn luyện.
Tích cực hoàn thiện bản thân bởi hành độ cụ thể.

Nhân cách hình thành, phát triển


trong hoạt động:
Thông qua hoạt động học tập,
nghiên cứu và làm việc  CBYT
nâng cao năng lực chuyên môn
Thông qua hoạt động giao tiếp 
năng lực giao tiếp của CBYT được
hình thành, phát triển và hoàn
thiện.

Hoàn thiện , phát triển nhân cách là một quá trình, cần sự kiên
trì và bền bỉ

You might also like