You are on page 1of 2

III.

Đặc điểm hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật

3.1. Giải thích văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý
Tòa án là cơ quan nhà nước nắm giữ quyền tư pháp, nên hoạt động GTVBQPPL của tòa án là
hoạt động giải thích nhân danh công lý.

Sản phẩm của hoạt động GTVBQPPL của tòa án được thể hiện chủ yếu qua nội dung các bản
án, quyết định của tòa án.
Nếu VBQPPL được giải thích bởi chủ thể là tòa án, thường là tòa án tối cao (như Việt Nam)
khác thì sản phẩm giải thích có giá trị pháp lý của pháp luật thành văn, tác động đến các chủ
thể khác nhau trong xã hội.
Như vậy, hoạt động GTVBQPPL của tòa án là hoạt động giải thích chính thức, có giá trị
ràng buộc ít nhất đối với các bên có liên quan trong vụ việc.

3.2. Giải thích văn bản quy phạm pháp luật gắn liền với những tình huống thực tế
Khác với cơ quan lập pháp có thể chủ động giải thích các từ khó hiểu trong điều khoản giải
thích được dự liệu trước, tòa án thường không GTVBQPPL một cách chủ động mà phải trên
cơ sở giải quyết các vụ kiện phát sinh trên thực tế.
Ví dụ để đảm bảo cho việc xét xử loại vụ việc nào đó được thống nhất, tòa án tối cao có thể
ban hành văn bản giải thích mang tính quy phạm để vạch ra đường lối xét xử và yêu cầu tòa
án bên dưới khi xét xử vụ việc có tình tiết tương tự phải tuân theo cách giải thích đã được
vạch ra. Nói cách khác, xét về mục đích thì hoạt động GTVBQPPL của tòa án luôn hướng
đến việc áp dụng các quy định được giải thích vào vụ việc cụ thể.

3.3. Giải thích văn bản quy phạm pháp luật có tính sáng tạo
VBQPPL không thể dự liệu được tất cả tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống. Điều này
có nghĩa rằng bản thân pháp luật thành văn không thể chứa đựng đầy đủ giải pháp cho các
vấn đề pháp lý phát sinh trên thực tiễn.
Cụ thể, tòa án có thể xem xét, tìm kiếm ý định, mục đích của nhà làm luật ẩn đằng sau câu
chữ của quy định hoặc dựa trên các quy định khác điều chỉnh trường hợp tương tự, dựa trên
tinh thần, nguyên tắc chung của pháp luật, tập quán, đạo đức, lẽ công bằng… để bù đắp sự
thiếu hụt không thể tránh khỏi của pháp luật thành văn.
Không phải mọi hoạt động GTVBQPPL của tòa án đều có tính sáng tạo, thẩm phán chỉ thực
hiện điều này khi phải giải quyết các vụ việc mới không có quy định điều chỉnh hoặc khi cần
cập nhật quy định không còn phù hợp tránh việc áp dụng chúng vào vụ việc cụ thể sẽ dẫn đến
kết quả bất công.197 Trong trường hợp sản phẩm GTVBQPPL trở thành án lệ, tính sáng tạo
trong GTVBQPPL của tòa án được thể hiện rõ hơn vì khi đó các quy tắc do thẩm phán thiết
lập được lấy làm căn cứ để giải quyết những vụ việc tương tự sau này.

3.4. Giải thích văn bản quy phạm pháp luật mang tính kỹ thuật, tính chuyên môn cao
Vì GTVBQPPL được xem là hoạt động hợp lý, nên để tiến hành công việc này một cách hiệu
quả người giải thích phải dựa trên những học thuyết, căn cứ, nguyên tắc và phương pháp nhất
định. Cụ thể hơn người giải thích cần có những kiến thức, kỹ năng về việc vận dụng các yếu
tố khác nhau (có hoặc không có giá trị pháp lý) làm căn cứ để giải thích như các nguyên tắc
chung của hệ thống pháp luật. Hoạt động GTVBQPPL của tòa án gắn liền với các tranh chấp
pháp lý thực tế nên thông thường các bên tranh chấp luôn có lý lẽ để bảo vệ cách hiểu một
quy định nào đó theo hướng có lợi cho mình. Chính điều này càng đòi hỏi tòa án phải có kỹ
năng, có chuyên môn để thể hiện hoạt động giải thích của mình sao cho hợp lý và thuyết
phục.

You might also like