You are on page 1of 6

/Slide /

Khái niệm lợi thế tuyệt đối nói chung là do nhà kinh tế học người Scotland
Adam Smith đưa ra trong ấn phẩm năm 1776 The Wealth of Nations (Sự giàu
có của các quốc gia)

/Slide /

Căn cứ vào thực tiễn, Adam Smith đã phê phán tính phiến diện của học thuyết
trọng thương, đồng thời đưa ra những luận điểm mới của mình, ông cho rằng sự
giàu có của mỗi quốc gia không chỉ được đo bằng số lượng vàng và kim loại
quý tích trữ được, mà chủ yếu là do số hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra.
Khi giải thích hiện tượng thưong mại quốc tế, Adam Smith cho rằng buôn bán
ngoại thương muốn bền vững phải mang tính chất bình đẳng (trao đổi ngang
giá) và mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Adam Smith cũng cho rằng: mỗi quốc gia nên chuyên môn hóa trên phạm vi
quốc gia và quốc tế. Một nước sẽ có lợi nếu tập trung chuyên môn hóa sản xuất
những sản phẩm mà mình có lợi thế tuyệt đối (bao gồm cả lợi thế tự nhiên và lợi
thế do tay nghề) rồi bán ra nước ngoài, trao đổi lấy những sản phẩm khác mà
các quốc gia nước ngoài có lợi thế tuyệt đối.
Về vai trò của Nhà nước, Adam Smith coi trọng “Bàn tay vô hình”, tức: Nhà
nước không nên can thiệp vào nền kinh tế nói chung, hoạt động thương mại nói
riêng, mà để chúng tự vận động theo các quy luật kinh tế khách quan.

/Slide /

Sản phẩm Mỹ Việt Nam

Vải (m/giờ) 6 1

Lương thực (kg/giờ) 4 5

Chúng ta hãy xem xét mô hình thương mại dựa trên lí thuyết lợi thế tuyệt đối
qua 2 nước Mỹ và Việt Nam như sau:
Nếu Mỹ đổi 6 mét vải lấy 6kg lương thực của Việt Nam thì Mỹ được lợi 2kg
lương thực vì nếu 1 giờ sản xuất trong nước thì Mỹ chỉ sản xuất được 4kg lương
thực mà thôi. Như vậy, Mỹ sẽ có lợi 2:4=1/2 giờ lao động.

Việt nam sản xuất 1 giờ chỉ được 1mét vải, với 6m vải trao đổi được Việt
Nam phải mất 6 giờ đồng hồ. Giả sử Việt Nam tập trung 6 giờ đó vào sản xuất
lương thực sẽ được 6 giờ x 5kg/giờ = 30 kg lương thực. Mang 6kg đem trao đổi
lấy 6 mét vải, còn lại 24kg. 

Như vậy, Việt Nam sẽ tiết kiệm được 24:5kg/h ~ 5 giờ lao động.

Qua ví dụ trên ta thấy thực tế là Việt Nam có lợi nhiều hơn so với Mỹ. Tuy
nhiên điều này không quan trọng, mà quan trọng hơn là cả hai bên đều có lợi
nhờ vào việc chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mình có lợi thế
tuyệt đối. Và nhờ đó mang lại lợi ích chung cho thế giới.

Ví dụ về các quốc gia có lợi thế tuyệt đối: HỎI: Nhìn vào lá cờ này, bạn có thể
đoán được đây là quốc gia nào không? Gợi ý là đây là một quốc gia nổi tiếng về
dầu mỏ. Đáp án chính là Ả Rập Xê-út, cũng là một ví dụ rất rõ ràng về một
quốc gia có lợi thế tuyệt đối. Việc Ả rập xê út sở hữu 25% tổng trữ lượng dầu
mỏ của thế giới giúp họ dễ dàng tiếp cận và khai thác, là lợi thế tuyệt đối của
quốc gia này so với các quốc gia khác.

Các ví dụ khác bao gồm Colombia và khí hậu của nó – lý tưởng để trồng cà
phê – hay Zambia sở hữu một số mỏ đồng giàu nhất thế giới.

/Slide /
Ưu điểm: - Học thuyết về lợi thế tuyệt đối là bước tiến bộ vượt bậc so với
thuyết trọng thương, giải thích bản chất kinh tế và ích lợi trong thương mại quốc
tế.
- Học thuyết khuyến khích tự do thương mại, tự do định giá trao đổi, có tác
dụng lành mạnh hóa và thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển.

Nhược điểm: - Chỉ giải thích được một phần thương mại quốc tế giữa các nước
đều phải có lợi thế tuyệt đối nhưng khác nhau về mặt hàng có lợi thế (chủ yếu là
các nước công nghiệp thời kì đầu của cuộc cách mạng công nghiệp) mà không
giải thích được quan hệ thương mại giữa các nước công nghiệp (có lợi thế tuyệt
đối ở hầu hết các mặt hàng) với các nước đang phát triển (hầu như không có lọi
thế tuyệt đối ở mặt hàng nào hoặc có rất ít lợi thế tuyệt đối).
/Slide /
Eli Heckscher (vào năm 1919) và Bertil Ohlin (vào năm 1933) đã đưa ra cách
giải thích khác về lợi thế so sánh, chứng tỏ lợi thế so sánh xuất phát từ những sự
khác biệt trong mức độ sẵn có các yếu tố sản xuất. Học thuyết của hai ông xây
dựng được gọi là học thuyết Heckscher - Ohlin (H - O).

/Slide /
Trong học thuyết này, Họ lập luận rằng lợi thế so sánh hình thành từ những
khác biệt quốc gia về mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất.” Mức độ sẵn có
của các yếu tố sản xuất có nghĩa là mức độ dồi dào tài nguyên của một quốc
gia như đất đai, lao động và vốn. Học thuyết của Heckscher – Ohlin dự đoán
rằng các quốc gia sẽ xuất khẩu những hàng hóa mà sử dụng nhiều các yếu tố
sản xuất dồi dào tại địa phương, trong khi đó lại nhập khẩu những hàng hóa
mà sử dụng nhiều yếu tố sản xuất khan hiếm tại địa phương.

Học thuyết H – O được xây dựng dựa trên các giả định:
- Thế giới bao gồm hai quốc gia và sản xuất 2 mặt hàng giống nhau;
- Mức độ hang bị các yếu tố ở mỗi quốc gia là cố định, mức độ trang bị các yếu
tố ở hai quốc gia là khác nhau;
- Công nghệ sản xuất là giống nhau giữa hai quốc gia;
- Các mặt hàng khác nhau sẽ có hàm lượng các yếu tố sản xuất khác nhau và
không có sự hoán vị về hàm lượng các yếu tố sản xuất (ví dụ: Vải luôn là mặt
hàng có hàm lượng lao động cao, còn thép là mặt hàng có hàm lượng vốn cao);
- Cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên cả thị trường hàng hóa lẫn thị trường yếu tố
sản xuất (mức giá trên thị trường là duy nhất và được xác định bởi quan hệ cung
cầu, và trong dài hạn giá cả hàng hóa đúng bằng chi phí sản xuất);
- Hai nước có quy mô tương đối giống nhau, không có nước nào được coi là
nước nhỏ so với nước kia;
- Các yếu tố sản xuất có thể di chuyển tự do trong mỗi quốc gia, nhưng không di
chuyển được giữa các quốc gia;
- Sở thích là giống nhau giữa hai quốc gia (nếu hai nước có cùng mức thu nhập
và mức giá cả hàng hóa thì sẽ có xu hướng tiêu dùng lượng hàng hóa như nhau);
- Thương mại tự do, chi phí vận chuyển bằng 0.

/Slide /
Ví dụ, Mỹ trong một thời gian dài là một nước xuất khẩu lớn trên thế giới về
hàng nông sản, điều này phản ánh một phần về sự dồi dào của Mỹ về diện tích
đất có thể canh tác. Hay, Trung Quốc nổi trội về xuất khẩu những hàng hóa
được sản xuất trong những ngành sử dụng nhiều lao động như là dệt may và
giày dép. Điều này phản ánh mức độ dồi dào tương đối của Trung Quốc về lao
động giá rẻ. Với Mỹ, vốn không có nhiều lao động giá rẻ, từ lâu đã là nước nhập
khẩu chủ yếu những mặt hàng này.

 Ví dụ, tổ chức OPEC là tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ, HỎI: Vậy các bạn
có thể đoán thử một vài nước thành viên của tổ chức này được không? (Iran,
Iraq, Ả rập xê út, UAE, Qatar (rời khỏi năm 2019),… Đúng vậy, các nước thành
viên này chính là những nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, điều này không
có nghĩa là họ không có các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác như than đá, kim
loại, v.v., nhưng họ có trữ lượng dầu mỏ dồi dào, và cũng chính là sức mạnh
của họ.

/Slide /
Ưu điểm thuyết H - O
- Thuyết H - O đã được đánh giá là một trong các học thuyết có mức độ ảnh
hưởng lớn trong kinh tế học quốc tế, góp phần quan trọng trong việc giải thích
cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường.
- Học thuyết tạo tiền đề cho các học thuyết mới sau này ra đời tiếp tục giải
thích về một nền thương mại quốc tế hiện đại.
 
Nhược điểm thuyết H - O
- Wassily Leontief , một nhà kinh tế học người Mỹ gốc Nga, quan sát thấy
rằng Hoa Kỳ tương đối dồi dào về vốn. Do đó, theo lý thuyết H-O, Hoa Kỳ nên
xuất khẩu hàng hóa thâm dụng vốn và nhập khẩu hàng hóa thâm dụng lao
động. Ông phát hiện ra rằng thực tế thì ngược lại: hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ
thường sử dụng nhiều lao động hơn so với các loại sản phẩm mà Hoa Kỳ nhập
khẩu. Bởi vì những phát hiện của ông trái ngược với những gì được dự đoán bởi
lý thuyết, nên chúng được gọi là Nghịch lý Leontief .
- Ngoài ra, một giả định quan trọng của thuyết H - O là công nghệ sản xuất tại
các quốc gia là giống nhau. Điều này không sát với thực tế hiện nay khi mà các
nước công nghiệp phát triển thường có công nghệ phát triển hơn các nước đang
và kém phát triển.
/Slide /
Raymond Vernon là người đầu tiên đưa ra lý thuyết về vòng đời sản phẩm vào
giữa thập kỷ 1960 của thế kỷ trước. Lý thuyết của ông dựa trên những quan sát
thực tế là trong suốt thế kỷ XX một tỷ lệ rất lớn các sản phẩm mới của thế giới
đã được phát triển bởi các công ty Hoa Kỳ và được tiêu thụ ban đầu tại thị
trường Hoa Kỳ (ví dụ như sản xuất ô tô, máy thu hình, máy ảnh chụp lấy ngay,
máy photocopy, máy tính cá nhân, và các chíp bán dẫn).

/Slide /
Theo lý thuyết này, vòng đời của sản phẩm được chia thành 4 giai đoạn.
Trong giai đoạn thứ nhất, khi sản phẩm mới được tung ra thị trường, nước sản
xuất cũng là nước tiêu dùng sản phẩm. Nước sản xuất ban đầu này sẽ trở thành
nước xuất khẩu sang các nước có thu nhập cao khác.
Bước sang giai đoạn thứ hai, sản xuất bắt đầu diễn ra ở các nước Công nghiệp
hàng đầu khác và dần dần thay thế cho hàng xuất khẩu của nước đổi mới sang
các thị trường này.
Giai đoạn thứ ba bắt đầu khi bản thân họ trở thành các nhà xuất khẩu ròng
sang các nước không sản xuất sản phẩm mới, qua đó thay thế cho hàng xuất
khẩu từ nước đổi mới.
Trong giai đoạn cuối cùng, khi công nghệ và sản phẩm ngày càng được tiêu
chuẩn hóa, các nước đang phát triển bắt đầu xuất khẩu sản phẩm này và họ tiếp
tục thay thế việc xuất khẩu của nước đổi mới. Cũng trong giai đoạn này, nước
đổi mới đã chuyển sang sản xuất các sản phẩm mới khác.

Dưới đây là một ví dụ về vòng đời sản phẩm:


Như với trường hợp của máy photocopy, sản phẩm này đầu tiên được phát triển
vào đầu những năm 1960 bởi hãng Xerox tại Mỹ và được bán đầu tiên cho các
khách hàng Mỹ. Ban đầu, hãng Xerox xuất khẩu những chiếc máy photocopy
được sản xuất tại Mỹ sang Nhật Bản và các quốc gia phát triển khác. Khi nhu
cầu bắt đầu tăng lên tại những quốc gia này, Xerox đã thực hiện liên doanh để
thiết lập sản xuất tại Nhật Bản và Anh. Kết quả là xuất khẩu của Mỹ giảm
xuống, và người sử dụng Mỹ bắt đầu mua những chiếc máy photocopy từ
những nguồn sản xuất nước ngoài với giá thành thấp hơn, đặc biệt là từ Nhật
Bản. Gần đây hơn, các công ty Nhật Bản thấy rằng chi phí sản xuất tại quốc
gia của mình quá cao, nên họ đã bắt đầu chuyển hoạt động sản xuất sang
những quốc gia đang phát triển như Singapore và Thái Lan. Do đó, đầu tiên là
Mỹ và bây giờ là các quốc gia phát triển khác đã chuyển từ nước xuất khẩu
thành nước nhập khẩu máy photocopy.

/Slide /
Ưu điểm: Mô hình này khái quát trình tự từ khâu nghiên cứu và phát triển tới
khâu sản xuất và tiêu thụ một sản phẩm mới sẽ diễn ra tuần tự từ nước phát triển
cao chuyển sang các nước phát triển thấp hơn tới các nước đang phát triển theo
xu hướng tìm tới địa điểm có chi phí sản xuất thấp hơn. Như với trường hợp của
máy photocopy mình vừa nêu ra.

Nhược điểm:
Tuy nhiên, học thuyết về vòng đời sản phẩm vẫn có những hạn chế của nó.
Xem xét từ quan điểm của người Châu Á và Châu Âu, những lập luận của
Vernon rằng hầu hết các sản phẩm được phát triển và bắt đầu ở Mỹ dường như
là một quan điểm mang tính dân tộc vị kỷ và ngày càng lỗi thời. Mặc dù, có
thể đúng là trong suốt giai đoạn Mỹ thống trị nền kinh tế toàn cầu (từ 1945 đến
1975), hầu hết các sản phẩm mới đều bắt đầu tại Mỹ, nhưng luôn có những
ngoại lệ đặc biệt. Những ngoại lệ này dường như ngày càng trở nên phổ biến
hơn trong những năm gần đây, rất nhiều sản phẩm mới đầu tiên được giới
thiệu tại Nhật (ví dụ thiết bị “videogame" cầm tay) hay Châu Âu (ví dụ những
chiếc điện thoại không dây thế hệ mới).

You might also like