You are on page 1of 62

ASSIGNMENT

NGHIÊN CỨU MARKETING


“Nghiên cứu hành vi sử dụng mì Hảo Hảo của khách hàng sau
khi sản phẩm có thông tin chứa chất cấm”

Giảng viên hướng dẫn: Đỗ Minh Thu

Nhóm 1

Phạm Thị Thuỳ Dương PH19421


Mai Hoàng Anh PH25665
Phan Thị Ngọc Anh PH22769
Lê Anh Tuấn PH22481
An Thị Mỹ Duyên PH22627
Dương Xuân Tuyền PH22428
Phạm Anh Tuấn PH22560

Hà Nội, tháng 3 năm 2022


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP VÀ XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ, MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. 1
1. Tóm tắt nội dung về doanh nghiệp.............................................................1
1.1. Tên doanh nghiệp...................................................................................1
1.2. Lĩnh vực hoạt động.................................................................................2
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển...........................................................2
1.4. Sơ đồ tổ chức..........................................................................................3
1.5. Khách hàng mục tiêu.............................................................................4
1.6. Phân tích SWOT.....................................................................................5
2. Sản phẩm hay dịch vụ chủ yếu...................................................................5
3. Những vấn đề doanh nghiệp đang đối mặt................................................6
4. Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu...................................................6
4.1. Vấn đề nghiên cứu.................................................................................6
4.2. Lý do lựa chọn vấn đề............................................................................6
4.3. Phương pháp tiếp cận để xác định vấn đề nghiên cứu Marketing......6
4.4. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................7
CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH NGUỒN, DẠNG DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
THU THẬP THÔNG TIN..................................................................................8
1. Xác định nguồn và dạng dữ liệu.................................................................8
1.1. Dạng dữ liệu: dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp...................................8
1.2. Nguồn dữ liệu.........................................................................................8
2. Phương pháp thu thập thông tin................................................................9
2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp..............................................9
2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp................................................9
CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH THANG ĐO LƯỜNG ĐÁNH GIÁ VÀ THIẾT
KẾ BẢNG HỎI.................................................................................................11
1. Xác định các loại thang đo lường và đánh giá........................................11
2. Thiết kế bảng hỏi.......................................................................................13
2.1. Cấu trúc và hình thức bảng hỏi...........................................................13
2.2. Các dạng câu hỏi..................................................................................14
CHƯƠNG 4: CHỌN MẪU, XỬ LÝ, PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP...........................................................................................19
1. Chọn mẫu...................................................................................................19
1.1. Xác định phương pháp chọn mẫu - Phương pháp chọn mẫu: Lấy mẫu
tiện lợi...........................................................................................................19
1.2. Xác định kích thước mẫu.....................................................................19
1.3. Tổng hợp kết quả..................................................................................19
2. Xử lý và phân tích dữ liệu.........................................................................19
2.1. Mã hóa dữ liệu......................................................................................19
2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu...........................................................26
2.3. Phân tích dữ liệu..................................................................................26
3. Đề xuất giải pháp.......................................................................................50
4. Những điểm còn hạn chế của cuộc nghiên cứu và ưu điểm...................50
CHƯƠNG 5: PHỤ LỤC...................................................................................52
1. Mã hoá........................................................................................................52
2. Nhập dữ liệu...............................................................................................52
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Hình ảnh công ty Acecook...................................................................2


Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức của Acecook..................................................................4
Hình 4.1. Góp ý của khách hàng (1)...................................................................19
Hình 4.2. Góp ý của khách hàng (2)...................................................................20
Hình 4.3. Góp ý của khách hàng (3)...................................................................21
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 2.............................................................................................................27
Bảng 2.................................................................................................................28
Biểu đồ 3.............................................................................................................28
Bảng 3.................................................................................................................29
Biểu đồ 4.............................................................................................................29
Bảng 4.1..............................................................................................................29
Bảng 4.2..............................................................................................................30
Biểu đồ 5.............................................................................................................31
Bảng 5.1..............................................................................................................31
Bảng 5.2..............................................................................................................32
Biểu đồ 6.............................................................................................................33
Bảng 6.................................................................................................................33
Biểu đồ 7.............................................................................................................34
Bảng 7.1..............................................................................................................34
Bảng 7.2..............................................................................................................35
Bảng 7.3..............................................................................................................35
Bảng 7.4..............................................................................................................36
Bảng 7.5..............................................................................................................36
Biểu đồ 8.............................................................................................................37
Bảng 8.1..............................................................................................................37
Bảng 8.2..............................................................................................................38
Bảng 8.3..............................................................................................................38
Bảng 8.4..............................................................................................................39
Biểu đồ 9.............................................................................................................40
Bảng 9.1..............................................................................................................40
Bảng 9.2..............................................................................................................41
Bảng 9.3..............................................................................................................41
Bảng 9.4..............................................................................................................42
Bảng 9.5..............................................................................................................43
Biểu đồ 10...........................................................................................................43
Bảng 10...............................................................................................................44
Biểu đồ 11...........................................................................................................44
Bảng 11...............................................................................................................44
Biểu đồ 12...........................................................................................................46
Bảng 12...............................................................................................................46
Biểu đồ 13...........................................................................................................47
Bảng 13...............................................................................................................47
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP VÀ XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ, MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Tóm tắt nội dung về doanh nghiệp


1.1. Tên doanh nghiệp
- Tên đầy đủ: Công Ty Cổ Phần ACECOOK Việt Nam
- Xếp hạng VNR500: 118 (B1/2017)
- Mã số thuế: 0300808687
- Mã chứng khoán: Chưa niêm yết
- Trụ sở chính: Đường số 11, KCN Tân Bình - Phường Tây Thạnh - Quận Tân
Phú - TP. Hồ Chí Minh
- Tel: 028-38154064/ 38150969
- Fax: 028-38154067
- Email: acecookvietnam@vnn.vn
- Website: http://acecookvietnam.vn/
- Năm thành lập: 15/12/1993

Hình 1.1. Hình ảnh công ty Acecook (Nguồn: acecookvietnam.vn)

1|MAR2023
1.2. Lĩnh vực hoạt động
Trên nền tảng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, công ty Cổ Phần
Acecook Việt Nam đang được biết đến là một doanh nghiệp hàng đầu tại Việt
Nam trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm ăn liền với hệ thống 10 nhà máy, 04 chi
nhánh kinh doanh, hơn 300 đại lý phân phối, phủ hàng trên 95% điểm bán lẻ
trải khắp từ Bắc chí Nam với 5000 cán bộ công nhân viên tâm huyết luôn nỗ lực
làm việc để mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm đa dạng, hương vị
thơm ngon, chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm. Thương hiệu Vina
Acecook đã trở thành là thương hiệu được yêu thích và tin dùng tại Việt Nam và
quốc tế với các nhãn hàng quen thuộc như Hảo Hảo, Đệ Nhất, Mikochi, Phú
Hương, Xưa & Nay…Không chỉ dừng lại ở việc đóng góp những giá trị chất
lượng cao, góp phần đẩy mạnh phát triển nên văn hóa ẩm thực Việt Nam,
thương hiệu Vina Acecook còn quan tâm đến xã hội, chung tay góp sức vì cộng
đồng thông qua các chương trình học bổng, đồng hành cùng các bạn trẻ, sinh
viên – thế hệ tương lai của đất nước; các hoạt động từ thiện giúp đỡ người
nghèo; cứu trợ thiên tai, lũ lụt …
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển
- 15/12/1993: Thành lập công ty Liên Doanh Vifon Acecook
- 07/07/1995: Bán hàng sản phẩm đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh
- 28/02/1996: Tham gia thị trường xuất khẩu Mỹ, thành lập chi nhánh Cần Thơ
- 1999: Lần đầu tiên đoạt danh hiệu HVNCLC.
- 2000: Ra đời sản phẩm mì Hảo Hảo
- Bước đột phá của công ty trên thị trường mì ăn liền
+ 2003: Hoàn thiện hệ thống nhà máy từ Bắc đến Nam
+ 2004: Chính thức đổi tên thành công ty TNHH Acecook Việt Nam
và di dời nhà máy về KCN Tân Bình.
+ 2006: Chính thức tham gia thị trường gạo ăn liền bằng việc xây dựng nhà máy
tại Vĩnh Long và cho ra đời sản phẩm Phở Xưa & Nay

2|MAR2023
+ 2008: Đổi tên thành “Công ty cổ phần Acecook Việt Nam” (18/01), thành
viên chính thức của Hiệp hội MAL thế giới
+ 07/07/2010: Đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất
+ 2012: Khánh thành nhà máy Hồ Chí Minh 2 hiện đại hàng đầu Đông Nam Á
+ 2015: Công Ty Cổ Phần Acecook Việt Nam đã thay đổi nhận diện thương
hiệu mới.
1.4. Sơ đồ tổ chức

Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức của Acecook (Nguồn: https://www.academia.edu/)

3|MAR2023
1.5. Khách hàng mục tiêu
a) Nhân khẩu học
- Giới tính: Bao gồm cả nam và nữ (nam 60%, nữ 40%)
- Độ tuổi: Tất cả khách hàng có nhu cầu sử dụng mì Hảo Hảo. Tuy nhiên khách
hàng mà Hảo Hảo hướng tới là trẻ em từ 6 - 15 tuổi và 16 - 35 tuổi
- Nghề nghiệp: Sinh viên, nhân viên văn phòng và nội trợ
- Thu nhập: 1-3triệu/ tháng
b) Hành vi tiêu dùng
- Lý do mua hàng: Khách hàng thường mua sản phẩm phục vụ cho bữa ăn, tiết
kiệm thời gian
- Lợi ích khách hàng tìm kiếm: Chất lượng, ngon, rẻ, tiện lợi
- Tình trạng sử dụng: Những khách hàng đã và đang sử dụng mì Hảo Hảo và
những khách hàng tiềm năng
- Mức độ trung bình: Khách hàng sử dụng mì Hảo Hảo với tần suất lớn, ít dao
động
c) Khách hàng mục tiêu
- Sinh viên là khách hàng mục tiêu lớn nhất mà mì Hảo Hảo hướng tới, ngoài ra
còn có trẻ em, nội trợ và nhân viên văn phòng cũng là khách hàng mì Hảo Hảo
hướng tới.

4|MAR2023
1.6. Phân tích SWOT

Điểm mạnh Điểm yếu

- Sản phẩm tiện lợi, đa dụng - Thiết kế bao bì chưa hấp dẫn
- Công nghệ quốc tế được tín dụng - Sản phẩm chưa có sự khác biệt
nhiều năm - Giá trị dinh dưỡng chưa cao
- Hương vị chua cay phù hợp với ẩm - Chiến lược quảng cáo chưa được hấp
thực Việt Nam dẫn.
- Có mối quan hệ tốt với truyền
thông.

Cơ hội Thách thức

- Có kênh phân phối rộng - Nhiều đối thủ cạnh tranh tham gia thị
- Thị trường mì ăn liền tăng trưởng trường
tốt - Người tiêu dùng hiểu biết cao nên
- Tiềm năng thị trường lớn. khó tính trong việc lựa chọn sản phẩm,
xu hướng quan tâm đến sức khỏe
- Sản phẩm thay thế.

2. Sản phẩm hay dịch vụ chủ yếu


- Là một công ty đến từ Nhật, tuy nhiên Acecook lại trở thành thương hiệu quốc
dân ở thị trường Việt Nam, và gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều thế hệ. Cho
đến nay, danh mục sản phẩm của Acecook không chỉ giới hạn ở mì gói, mà còn
mở rộng ra hầu hết các sản phẩm ăn liền như:
+ Mì gói: Mì Hảo Hảo, Thế Giới Mì, Mì Siukay, Mì Udon Sưki Sưki, Mì
Doraemon, Mì Đệ Nhất, Mì Mikochi, Mì Bốn Phương, Mì Hảo 100, Mì Số Đỏ,
Mì không chiên block, Mì Spaghetti Bistro, Good, Mì nấu Maxkay.
+ Phở – hủ tiếu – bún: Đệ nhất phở, Phở trộn Đệ nhất, Hủ tiếu khô nhịp sống
Nam Vang, Phở Xưa & Nay, Hủ tiếu Nhịp Sống, Bún Hằng Nga, Phở Khô Xưa
& Nay, Phở Xưa & Nay Premium.

5|MAR2023
+ Miến: Miến Trộn Phú Hương, Miến Phú Hương, Miến Phú Hương Yến Tiệc
- Một sản phẩm hay phục vụ chủ yếu của Acecook phải kể đến mì Hảo Hảo. Kể
từ khi ra mắt, thương hiệu đã nhanh chóng trở nên phổ biến và là biểu trưng
quen thuộc cho các loại mì nói chung tại Việt Nam.
3. Những vấn đề doanh nghiệp đang đối mặt
Hiện nay, Acecook đang đối mặt với sự khủng hoảng của COVID-19 và
sự cạnh tranh cao không thể tăng giá của sản phẩm. Đặc biệt, vừa qua Acecook
Việt Nam bị phản ánh trong mì Hảo Hảo có chứa chất cấm khiến Irenland phải
thu hồi lô mì Hảo Hảo.
4. Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
4.1. Vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu hành vi sử dụng mì Hảo Hảo của khách hàng sau khi có
thông tin sản phẩm chứa chất cấm.
4.2. Lý do lựa chọn vấn đề
- Thách thức từ việc có thông tin sản phẩm mì Hảo Hảo chứa chất cấm:
+ Cơ quan an toàn thực phẩm của Ireland thông báo thu hồi các lô sản phẩm mì
ăn liền hương tôm chua cay nhãn hiệu Hảo hảo (Hao Hao Sour - Hot Shrimp
Flavour Instant Noodle Dish) của Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam do phát
hiện thuốc bảo vệ thực vật Ethylene Oxide không được phép sử dụng tại Châu
Âu
+ Từ vụ việc này, Acecook đã đánh mất sự tin tưởng với một số khách hàng của
mình
+ Acecook có thể đối mặt với nguy cơ không được phép lưu hành tại các thị
trường có lệnh cấm, bị phạt vì phá vỡ hợp đồng, giảm sự uy tín của doanh
nghiệp và quốc gia.
4.3. Phương pháp tiếp cận để xác định vấn đề nghiên cứu Marketing
- Tên phương pháp: Phân tích tình huống và điều tra sơ bộ

6|MAR2023
- Sử dụng dữ liệu thứ cấp (nghiên cứu tài liệu) tiến hành nghiên cứu tài liệu, báo
cáo của Công ty Cổ Phần Acecook Việt Nam, bài báo của các tổ chức liên quan
và có thẩm quyền về tình hình doanh nghiệp để xác định vấn đề nghiên cứu.
4.4. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được hành vi sử dụng mì Hảo Hảo của khách hàng sau khi sản phẩm
có thông tin chứa chất cấm.
- Mục tiêu chi tiết:
+ Xác định được mục đích, lý do và các tiêu chí khách hàng lựa chọn mì Hảo
Hảo trong giai đoạn này
+ Xác định được tần suất mua, thời điểm mua, nơi mua và kênh tiếp cận sản
phẩm
+ Xác định mức giá khách hàng có thể chi trả đối với sản phẩm
+ Xác định được những thay đổi trong hành vi tiêu dùng trước và sau khi có
thông tin sản phẩm chứa chất cấm
+ Xác định những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua của người
tiêu dùng.
- Mục đích nghiên cứu:
+ Đưa ra các giải pháp phù hợp sau khi mì Hảo Hảo có thông tin chứa chất cấm
để giúp doanh nghiệp lấy lại sự tin tưởng với khách hàng của mình, đặc biệt là
đối với khách hàng quốc tế.
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Sản phẩm mì Hảo Hảo hướng tới tất cả mọi đối tượng, đặc biệt là học sinh và
sinh viên từ 15 đến 25 tuổi
+ Về thu nhập: Thu nhập trung bình của một khách hàng khoảng 5 triệu
đồng/tháng trở xuống, có thu nhập ổn định
+ Những người thích thực phẩm có giá rẻ, ngon, chất lượng để phù hợp với tài
chính của họ

7|MAR2023
CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH NGUỒN, DẠNG DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
THU THẬP THÔNG TIN

1. Xác định nguồn và dạng dữ liệu


1.1. Dạng dữ liệu: dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp
- Dữ liệu sơ cấp: Thông tin về hành vi sử dụng mì Hảo Hảo của khách hàng
trong bối cảnh bị tác động từ thông tin sản phẩm chứa chất cấm được thu thập
thông qua phỏng vấn và điều tra khảo sát.
- Dữ liệu thứ cấp:
+ Thông tin về doanh nghiệp Acecook và sản phẩm mì Hảo Hảo
+ Thông tin về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong khoảng thời gian
mì Hảo Hảo có thông tin chứa chất cấm.
1.2. Nguồn dữ liệu

- Nguồn dữ liệu bên trong doanh nghiệp:


+ Thông tin chung về doanh nghiệp Acecook: https://acecookvietnam.vn/thong-
tin-cong-ty/
+ Thông tin về sản phẩm mì Hảo Hảo: https://acecookvietnam.vn/san-pham/mi-
hao-hao/
- Nguồn dữ liệu bên ngoài doanh nghiệp:
+ Acecook Việt Nam phản hồi thông tin liên quan sản phẩm mì Hảo Hảo bị thu
hồi: https://plo.vn/an-sach-song-khoe/an-toan-ve-sinh-thuc-pham/acecook-viet-
nam-phan-hoi-thong-tin-lien-quan-san-pham-mi-hao-hao-bi-thu-hoi-
1011609.html
+ Review Thùng Mì Hảo Hảo Hương Vị Tôm Chua Cay (30 Gói/ Thùng):
https://mua79.com/review-thung-mi-hao-hao-huong-vi-tom-chua-cay-30-goi-
thung-79
+ Trước khi vướng "lùm xùm" sản phẩm bị thu hồi, Acecook Việt Nam kinh
doanh ra sao?: https://diendandoanhnghiep.vn/truoc-khi-vuong-lum-xum-san-
pham-bi-thu-hoi-acecook-viet-nam-kinh-doanh-ra-sao-204946.html
8|MAR2023
2. Phương pháp thu thập thông tin
- Dạng dữ liệu bao gồm: dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp
2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Sử dụng phương pháp “nghiên cứu tài liệu” để thu thập thông tin thứ cấp
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí, truyền hình
hoặc trên các trang mạng xã hội, web…
2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Thu nhập các thông tin từ phỏng vấn và điều tra khách hàng. Hình thức
phỏng vấn cá nhân trên bảng câu hỏi bao gồm các thông tin thu nhập:
- Giới tính
- Độ tuổi
- Nghề nghiệp
- Thu nhập
- Khách hàng mua sản phẩm mì Hảo Hảo khi nào?
- Tần suất khách hàng mua sản phẩm mì Hảo Hảo trong giai đoạn này như thế
nào? Có thay đổi không?
- Mục đích mua sản phẩm
- Tiêu chí lựa chọn sản phẩm của khách hàng
- Nơi mua và kênh tiếp cận sản phẩm của khách hàng là gì?
- Mức giá mà khách hàng có thể chi trả cho sản phẩm
- Cần ý kiến của khách hàng để đưa ra giải pháp khắc phục
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Thiết kế mẫu câu hỏi
- Phân tích thông tin: Lấy từ những thông tin thứ cấp đã tìm được
- Đối tượng phỏng vấn: Tất cả mọi người nhưng tập trung ở đối tượng học sinh,
sinh viên
- Đặt những câu hỏi trong phạm vi cần thu thập thông tin, tránh hỏi những câu
hỏi ngoài lề và những câu hỏi khó trả lời hoặc người được hỏi không muốn trả
lời, tránh mất nhiều thời gian của người được hỏi
9|MAR2023
- Thiết kế bảng câu hỏi: Sử dụng Google Form
Bước 2: Thực hiện điều tra phỏng vấn
- Số lượng người tham gia phỏng vấn dự kiến: 100 người
- Giúp thu thập thông tin linh hoạt, người phỏng vấn có thể đưa ra nhiều câu hỏi
hơn, bổ sung kết quả phỏng vấn bằng sự quan sát trực tiếp của mình
- Cho phép đánh giá tính chính xác của câu trả lời
Bước 3: Tổng hợp kết quả
- Nhóm sử dụng phương pháp thống kê mô tả

10 | M A R 2 0 2 3
CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH THANG ĐO LƯỜNG ĐÁNH GIÁ VÀ THIẾT
KẾ BẢNG HỎI

1. Xác định các loại thang đo lường và đánh giá

STT Vấn đề cần thu nhập Thang đo Thang điểm Loại câu hỏi

1 Anh/ chị đã từng sử Biểu danh Thang điểm Đóng


dụng mì Hảo Hảo hay có ý nghĩa đối
chưa? nghịch

2 Vào tháng 8/2021, Biểu danh Thang điểm Đóng


nước Ireland đã thông có ý nghĩa đối
báo thu hồi một số lô nghịch
sản phẩm mì ăn liền
Hảo Hảo do có chứa
chất gây ung thư, anh/
chị có biết đến thông
tin này không?

3 Số lượng sử dụng mì Biểu danh Nhiều hạng Đóng


Hảo Hảo của bạn sau mục lựa chọn
khi sản phẩm có thông
tin chứa chất cấm?

4 Tần suất sử dụng mì Tỉ lệ Nhiều hạng Đóng


Hảo Hảo của anh/ chị mục lựa chọn
như thế nào trước và
sau khi sản phẩm có
thông tin chứa chất
cấm?

11 | M A R 2 0 2 3
5 Một tháng anh/ chị chi Tỉ lệ Nhiều hạng Đóng
bao nhiêu tiền cho mì mục lựa chọn
Hảo Hảo trước và sau
khi sản phẩm có thông
tin chứa chất cấm?

6 Anh/ chị thường mua Biểu danh Nhiều hạng Đóng


sản phẩm này ở đâu? mục lựa chọn

7 7. Anh/ chị vui lòng Khoảng cách Bảng liệt kê Đóng


đánh giá mức độ quan lối sống
tâm của anh/chị đối
với các hoạt động sau
đây sau khi có thông
tin sản phẩm mì Hảo
Hảo chứa chất cấm
theo thang điểm từ 1
đến 5.

8 Anh/chị vui lòng cho Khoảng cách Bảng liệt kê Đóng


biết mức độ đồng ý lối sống
của anh/chị đối với các
phát biểu sau đây về
sản phẩm mì Hảo Hảo
theo thang điểm từ 1
đến 5.

9 Anh/chị vui lòng cho Khoảng cách Likert Đóng


biết mức độ đồng ý
của anh/chị đối với các

12 | M A R 2 0 2 3
phát biểu sau đây về
sản phẩm mì Hảo Hảo
theo thang điểm từ 1
đến 5.

10 Giới tính Biểu danh Nhiều hạng Đóng


mục lựa chọn

11 Độ tuổi Biểu danh Nhiều hạng Đóng


mục lựa chọn

12 Nghề nghiệp Biểu danh Nhiều hạng Mở


mục lựa chọn

13 Thu nhập Tỉ lệ Nhiều hạng Đóng


mục lựa chọn

14 Anh/ chị có góp ý gì Mở


để sản phẩm mì Hảo
Hảo có thể lấy lại
được sự uy tín cũng
như sự tin tưởng của
khách hàng hay
không?

2. Thiết kế bảng hỏi


2.1. Cấu trúc và hình thức bảng hỏi
- Đối tượng tham gia khảo sát:
+ Giới tính: Cả nam và nữ
+ Độ tuổi: 18- 35 tuổi
+ Người đã hoặc đang sử dụng mì Hảo Hảo
- Kênh đối tượng tiếp cận tham gia khảo sát: Facebook

13 | M A R 2 0 2 3
- Cấu trúc bảng hỏi: Bao gồm 14 câu với 4 phần: mở đầu, quản lý, nội dung, kết
thúc
- Hình thức bảng hỏi: Sử dụng Google Forms
2.2. Các dạng câu hỏi
- Các dạng câu hỏi bao gồm câu hỏi đóng và câu hỏi mở:
+ Câu hỏi đóng: Chiếm đa số bao gồm câu hỏi phân đôi, nhiều sự lựa chọn, xếp
hạng thứ tự, câu hỏi bậc thang
+ Câu hỏi mở: Câu hỏi thăm dò
PHIẾU KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU HÀNH VI SỬ DỤNG MÌ HẢO HẢO
CỦA KHÁCH HÀNG SAU KHI CÓ THÔNG TIN SẢN PHẨM CHỨA
CHẤT CẤM

Xin chào anh/ chị! Chúng tôi là nhóm sinh viên lớp MA17306 chuyên ngành
Marketing & Sales của trường Cao Đẳng FPT Polytechnic. Chúng tôi đang thực
hiệc cuộc nghiên cứu về “Hành vi sử dụng mì Hảo Hảo trong giai đoạn chứa
chất cấm”.
Bảng câu hỏi này chỉ nhằm mục đích học tập vì vậy mong anh/ chị có thể dành
chút thời gian trả lời các câu hỏi sau. Chúng tôi cam kết thông tin của anh/ chị
sẽ được bảo mật.
Rất cám ơn sự giúp đỡ của anh/ chị!
Hướng dẫn trả lời: Anh/ chị vui lòng đánh dấu (x) vào ô trả lời tương ứng.
PHẦN 1: CÂU HỎI SÀNG LỌC
1. Anh/ chị đã từng sử dụng mì Hảo Hảo hay chưa?

Đã từng
Chưa từng dùng (Vui lòng dừng cuộc khảo sát ở đây)
2. Vào tháng 8/2021, nước Ireland đã thông báo thu hồi một số lô sản phẩm
mì ăn liền Hảo Hảo do có chứa chất gây ung thư, anh/ chị có biết đến thông
tin này không?

14 | M A R 2 0 2 3

Không (Vui lòng dừng cuộc khảo sát ở đây)
PHẦN 2: CÂU HỎI CHI TIẾT
3. Số lượng sử dụng mì Hảo Hảo của anh/ chị sau khi sản phẩm có thông
tin chứa chất cấm?
Tăng
Giảm
Giữ nguyên
4. Tần suất sử dụng mì Hảo Hảo của anh/ chị như thế nào trước và sau khi
sản phẩm có thông tin chứa chất cấm?
- Trước khi sản phẩm có thông tin chứa chất cấm:
Dưới 1 lần/tháng
1-2 lần/tháng
3-5 lần/ tháng
Trên 5 lần/tháng
- Sau khi sản phẩm có thông tin chứa chất cấm:
Dưới 1 lần/tháng
1-2 lần/tháng
3-5 lần/ tháng
Trên 5 lần/tháng
5. Một tháng anh/ chị chi bao nhiêu tiền cho mì Hảo Hảo trước và sau khi
sản phẩm có thông tin chứa chất cấm?
- Trước khi sản phẩm có thông tin chứa chất cấm:
Dưới 50.000 VNĐ/ tháng
Từ 50.000 VNĐ – 100.000 VNĐ/tháng
Trên 100.000 VNĐ/ tháng
- Sau khi sản phẩm có thông tin chứa chất cấm:
Dưới 50.000 VNĐ/ tháng
Từ 50.000 VNĐ – 100.000 VNĐ/tháng

15 | M A R 2 0 2 3
Trên 100.000 VNĐ/ tháng
6. Anh/ chị thường mua sản phẩm mì Hảo Hảo ở đâu?
Siêu thị
Đại lý, tạp hoá
Các sàn thương mại điện tử: Shopee, Lazada, Sendo…
7. Anh/chị vui lòng đánh giá mức độ quan tâm của anh/chị đối với các hoạt
động sau đây sau khi có thông tin sản phẩm mì Hảo Hảo chứa chất cấm
theo thang điểm từ 1 đến 5. (Trong đó: 1 – Rất không quan tâm; 2 – Không
quan tâm; 3 – Ít quan tâm; 4 – Quan tâm; 5 - Rất quan tâm).
1 2 3 4 5
Nội dung phát biểu của Doanh
nghiệp Acecook về vấn đề nói trên
Tốc độ phản hồi của Doanh nghiệp
Acecook về vấn đề nói trên
Phản ứng của người tiêu dùng sản
phẩm trên các phương tiện truyền
thông
Phản ứng của các đại lý, siêu thị và
kênh phân phối khác
Ý kiến xác minh thông tin của các
cơ quan nhà nước
8. Anh/chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của anh/chị đối với các phát
biểu sau đây sau khi có thông tin sản phẩm mì Hảo Hảo chứa chất cấm
theo thang điểm từ 1 đến 5. (Trong đó: 1 – Rất không đồng ý; 2 – Không đồng
ý; 3 – Ít đồng ý; 4 - Đồng ý; 5 - Rất đồng ý).
1 2 3 4 5
Mì Hảo Hảo vẫn là sự lựa chọn
hàng đầu của tôi

16 | M A R 2 0 2 3
Tôi sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm
trong tương lai
Tôi tin tưởng vào chất lượng của
sản phẩm
Tôi tin tưởng vào thương hiệu sản
phẩm
Tôi sẽ giới thiệu sản phẩm cho bạn

9. Anh/chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của anh/chị đối với các phát
biểu sau đây về sản phẩm mì Hảo Hảo theo thang điểm từ 1 đến 5. (Trong
đó: 1 – Rất không đồng ý; 2 – Không đồng ý; 3 – Ít đồng ý; 4 - Đồng ý; 5 - Rất
đồng ý).
1 2 3 4 5
Hương vị sản phẩm thơm ngon
Bao bì sản phẩm đẹp mắt
Thương hiệu sản phẩm uy tín
Sản phẩm có giá cả hợp lý
Sản phẩm có thể dễ dàng mua được
tại nhà hàng, siêu thị, cửa hàng,...
10. Anh/ chị có góp ý gì để sản phẩm mì Hảo Hảo có thể lấy lại được sự uy
tín cũng như sự tin tưởng của khách hàng hay không?.....................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
PHẦN 3: CÂU HỎI THÔNG TIN CÁ NHÂN
11. Giới tính của anh/ chị?
Nam
Nữ
12. Độ tuổi của anh/ chị?
Dưới 18 tuổi

17 | M A R 2 0 2 3
Từ 18 – 25 tuổi
Từ 26 – 35 tuổi
Từ 36 tuổi trở lên
13. Nghề nghiệp hiện tại của anh/ chị là gì?
Học sinh/ Sinh viên
Nội trợ
Nhân viên văn phòng
Khác
14. Thu nhập trung bình hàng tháng của anh/ chị?
Dưới 5 triệu
Từ 5 đến dưới 10 triệu
Từ 10 đến dưới 15 triệu
Từ 15 triệu trở lên
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh/ chị!
Google Form: https://forms.gle/Vq1XnSUCksYceZqy6

18 | M A R 2 0 2 3
CHƯƠNG 4: CHỌN MẪU, XỬ LÝ, PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP

1. Chọn mẫu
1.1. Xác định phương pháp chọn mẫu
- Phương pháp chọn mẫu: Lấy mẫu tiện lợi
- Ưu điểm: Dễ tiếp cận, dễ lấy thông tin, chi phí thấp
- Nhược điểm: Không xác định được sai số lấy mẫu và không thể kết luận cho
tổng thể từ kết quả mẫu.
1.2. Xác định kích thước mẫu
- Dùng công thức xác định số mẫu tối thiểu: 5 × m (m là số biến quan sát). Vậy
kích thước mẫu là: 5 × 16 = 80 (mẫu)
- Quyết định lựa chọn kích thước mẫu: 100 mẫu
- Căn cứ xác định: Công thức xác định mẫu, căn cứ vào mục tiêu, đối tượng
nghiên cứu, ngân sách, thời gian, số lượng thành viên và trình độ chuyên môn
của nhóm nghiên cứu còn hạn chế.
1.3. Tổng hợp kết quả
- Số phiếu phát ra: 100

- Số phiếu thu về: 100

- Số phiếu hợp lệ: 90

- Số phiếu không hợp lệ: 10


2. Xử lý và phân tích dữ liệu
2.1. Mã hóa dữ liệu
- Link Google Sheet

19 | M A R 2 0 2 3
Mã Mã Mã
STT Câu hỏi Câu hỏi nhỏ Đáp án
hoá hoá hoá
 
Đã từng 1

Anh/ chị đã từng sử dụng mì Hảo Hảo


1 CH1
hay chưa? Chưa từng dùng (Vui lòng dừng cuộc
2
khảo sát ở đây)

2 Vào tháng 8/2021, nước Ireland đã CH2


thông báo thu hồi một số lô sản phẩm
mì ăn liền Hảo Hảo do có chứa chất
gây ung thư, anh/ chị có biết đến thông
tin này không?

Có 1

Không (Vui lòng dừng cuộc khảo sát ở 2


đây)

20 | M A R 2 0 2 3
Tăng 1
Số lượng sử dụng mì Hảo Hảo của anh/
3 chị sau khi sản phẩm có thông tin chứa CH3
chất cấm?

Giảm 2
Giữ nguyên 3

Trước khi sản Dưới 1 lần/tháng 1


phẩm có thông tin CH4.1
chứa chất cấm
Tần suất sử dụng mì Hảo Hảo của anh/
4 chị như thế nào trước và sau khi sản CH4 1-2 lần/tháng 2
phẩm có thông tin chứa chất cấm?

Sau khi sản phẩm 3-5 lần/ tháng 3


có thông tin chứa CH4.2
chất cấm Trên 5 lần/tháng 4

21 | M A R 2 0 2 3
Trước khi sản Dưới 50.000 VNĐ/ tháng 1
phẩm có thông tin CH5.1
Một tháng anh/ chị chi bao nhiêu tiền
chứa chất cấm
5 cho mì Hảo Hảo trước và sau khi sản CH5
phẩm có thông tin chứa chất cấm?

Từ 50.000 - 100.000 VNĐ/ tháng 2


Sau khi sản phẩm
có thông tin chứa CH5.2 Trên 100.000 VNĐ/ tháng 3
chất cấm
Siêu thị 1
Anh/ chị thường mua sản phẩm mì Hảo Đại lý, tạp hoá 2
6 CH6  
Hảo ở đâu?
Các sàn thương mại điện tử: Shopee,
3
Lazada, Sendo…

Anh/chị vui lòng đánh giá mức độ quan


tâm của anh/chị đối với các hoạt động
Nội dung phát
sau đây sau khi có thông tin sản phẩm
biểu của Doanh
7 mì Hảo Hảo chứa chất cấm theo thang CH7 CH7.1 Rất không quan tâm 1
nghiệp Acecook
điểm từ 1 đến 5. (Trong đó: 1 – Rất
về vấn đề nói trên
không quan tâm; 2 – Không quan tâm;
3 – Ít quan tâm; 4 – Quan tâm; 5 - Rất

22 | M A R 2 0 2 3
Tốc độ phản hồi
của Doanh nghiệp
CH7.2 Không quan tâm 2
Acecook về vấn đề
nói trên
Phản ứng của
người tiêu dùng
sản phẩm trên các CH7.3 Ít quan tâm 3
phương tiện truyền
quan tâm)
thông
Phản ứng của các
đại lý, siêu thị và
CH7.4 Quan tâm 4
kênh phân phối
khác
Ý kiến xác minh
thông tin của các CH7.5 Rất quan tâm 5
cơ quan nhà nước
Mì Hảo Hảo vẫn
là sự lựa chọn CH8.1 Rất không đồng ý 1
hàng đầu của tôi
Tôi sẽ tiếp tục sử
Anh/chị vui lòng cho biết mức độ đồng dụng sản phẩm CH8.2 Không đồng ý 2
ý của anh/chị đối với các phát biểu sau trong tương lai
đây sau khi có thông tin sản phẩm mì Tôi tin tưởng vào
8 Hảo Hảo chứa chất cấm theo thang CH8 chất lượng của sản CH8.3 Ít đồng ý 3
điểm từ 1 đến 5. (Trong đó: 1 – Rất phẩm
không đồng ý; 2 – Không đồng ý; 3 – Ít Tôi tin tưởng vào
đồng ý; 4 - Đồng ý; 5 - Rất đồng ý) thương hiệu sản CH8.4 Đồng ý 4
phẩm
Tôi sẽ giới thiệu
sản phẩm cho bạn CH8.5 Rất đồng ý 5

9 Anh/chị vui lòng cho biết mức độ đồng CH9 Hương vị sản CH9.1 Rất không đồng ý 1

23 | M A R 2 0 2 3
phẩm thơm ngon
Bao bì sản phẩm
CH9.2 Không đồng ý 2
đẹp mắt
ý của anh/chị đối với các phát biểu sau
Thương hiệu sản
đây về sản phẩm mì Hảo Hảo theo CH9.3 Ít đồng ý 3
phẩm uy tín
thang điểm từ 1 đến 5. (Trong đó: 1 –
Rất không đồng ý; 2 – Không đồng ý; 3 Sản phẩm có giá
CH9.4 Đồng ý 4
– Ít đồng ý; 4 - Đồng ý; 5 - Rất đồng cả hợp lý
ý). Sản phẩm có thể
dễ dàng mua được
CH9.5 Rất không đồng ý 5
tại nhà hàng, siêu
thị, cửa hàng,...
Nam 1
10 Giới tính của anh/ chị? CH10
Nữ 2
Dưới 18 tuổi 1
Từ 18 – 25 tuổi 2
11 Độ tuổi của anh/ chị? CH11
Từ 26 – 35 tuổi 3
Từ 36 tuổi trở lên 4
  Học sinh/ Sinh viên 1

Nội trợ 2
12 Nghề nghiệp hiện tại của anh/ chị là gì? CH12
Nhân viên văn phòng 3

Khác 4

Thu nhập trung bình hàng tháng của Dưới 5 triệu 1


13 CH13
anh/ chị?
Từ 5 đến dưới 10 triệu 2

24 | M A R 2 0 2 3
Từ 10 đến dưới 15 triệu 3

Từ 15 triệu trở lên 4

25 | M A R 2 0 2 3
2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, bao gồm đánh giá xu hướng hội tụ và
đánh giá mức độ phân tán của dữ liệu
- Giải thích Median:
+ Median (số trung vị) là một số tách giữa nửa lớn hơn và nửa bé hơn của một
mẫu
- Giải thích bảng tần suất, bảng tỷ lệ phần trăm, bảng so sánh chéo, độ lệch
chuẩn, khoảng biến thiên là gì
+ Bảng tần suất: Bảng số lần xuất hiện của mỗi giá trị trong mẫu số liệu

+ Bảng tỷ lệ phần trăm: Bảng tỉ số thể hiện dưới dạng phân số có mẫu số là 100

+ Độ lệch chuẩn: Là một đại lượng thống kê mô tả dùng để đo mức độ phân tán
của một tập dữ liệu đã được lập thành bảng tần số

+ Khoảng biến thiên: Là một đại lượng mô tả mức độ phân tán của dữ liệu (CT:
Range = Max – Min).
2.3. Phân tích dữ liệu
Câu 2:

Biểu đồ 2. Có biết đến thông tin Ireland thông báo thu hồi một số lô mì Hảo
Hảo không?

26 | M A R 2 0 2 3
Có biết đến thông báo của Ireland về việc thu hồi
mì Hảo Hảo chứa chất cấm không?
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Có 90 90.0 90.0 90.0
Không (Vui lòng dừng
Valid cuộc khảo sát ở đây) 10 10.0 10.0 100.0

Total 100 100.0 100.0


Bảng 2. Có biết đến thông báo của Ireland về việc thu hồi
mì Hảo Hảo chứa chất cấm không?
Nhận xét: Theo cuộc khảo sát có 90% biết đến thông báo này và 10% còn lại
không biết. Chứng tỏ mức độ quan tâm của khách hàng về việc mì Hảo Hảo có
chứa chất cấm là rất lớn. Họ quan tâm đến sức khoẻ của mình hoặc tin tức đó
tràn lan trên mạng xã hội nên khiến khách hàng tò mò đến việc một sản phẩm
nổi tiếng lại có thể chứa chất cấm.
Câu 3:

Biểu đồ 3. Số lượng sử dụng mì Hảo Hảo

27 | M A R 2 0 2 3
Số lượng sử dụng mì Hảo Hảo

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent
Percent
Tăng 19 19.0 19.0 19.0
Giảm 27 27.0 27.0 46.0
Valid
Giữ nguyên 54 54.0 54.0 100.0
Total 100 100.0 100.0
Bảng 3. Số lượng sử dụng mì Hảo Hảo
Nhận xét: Theo cuộc khảo sát ta thấy nhu cầu sử dụng mì Hảo Hảo của khách
hàng sau khi có thông tin sản phẩm chứa chất cấm có xu hướng giữ nguyên
chiếm cao nhất 54%, số lượng sử dụng tăng chiếm tỉ lệ thấp nhất 19%, còn lại
giảm chiếm 27%. Như vậy, phần lớn khách hàng vẫn còn tin tưởng vào sản
phẩm, có thể họ là những khách hàng trung thành của Acecook.
Câu 4:

Biểu đồ 4. Tần suất sử dụng mì Hảo Hảo

28 | M A R 2 0 2 3
Tần suất sử dụng mì Hảo Hảo trước khi sản phẩm có thông tin chứa chất
cấm
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent
Percent
Dưới 1 lần/
17 17.0 17.0 17.0
tháng
1 - 2 lần/ tháng 19 19.0 19.0 36.0
Valid
3 - 5 lần/ tháng 25 25.0 25.0 61.0
Trên 5 lần/ tháng 39 39.0 39.0 100.0
Total 100 100.0 100.0
Bảng 4.1. Tần suất sử dụng mì Hảo Hảo trước khi sản phẩm có thông tin chứa
chất cấm
Nhận xét: Dựa vào biểu đồ và bảng thống kê ta thấy tần suất sử dụng mì Hảo
Hảo của khách hàng trên 5 lần/ tháng cao nhất chiếm khoảng 39% và chiếm tỉ lệ
thấp nhất là tần suất sử dụng chỉ dưới 1 lần/ tháng. Như vậy có đến 61% khách
hàng sử dụng mì Hảo Hảo dưới 5 lần/ tháng. Chứng tỏ trước khi sản phẩm mì
Hảo Hảo lùm xùm vụ có chứa chất cấm thì tần suất sử dụng của khách hàng
cũng đã có sự chênh lệch khá lớn.

Tần suất sử dụng mì Hảo Hảo sau khi sản phẩm có thông tin chứa chất cấm
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent
Percent
Dưới 1 lần/
16 16.0 16.0 16.0
tháng
1 - 2 lần/ tháng 26 26.0 26.0 42.0
Valid
3 - 5 lần/ tháng 33 33.0 33.0 75.0
Trên 5 lần/ tháng 25 25.0 25.0 100.0
Total 100 100.0 100.0
Bảng 4.2. Tần suất sử dụng mì Hảo Hảo sau khi sản phẩm có thông tin chứa
chất cấm
Nhận xét: Tần suất sử dụng mì Hảo Hảo của khách hàng sau khi sản phẩm có
thông tin chứa cấm theo biểu đồ và bảng thống kê ta thấy tần suất sử dụng của
khách hàng 3 – 5 lần/ tháng chiếm tỉ lệ cao nhất 33% và thấp nhất vẫn là dưới 1

29 | M A R 2 0 2 3
lần/ tháng chiếm 16%. Nhìn vào bảng biểu ta có thể thấy được 75% khách hàng
sử dụng mì Hảo Hảo dưới 5 lần/ tháng. Như vậy, sau khi có thông tin mì Hảo
Hảo chứa chất có thể gây ung thư khi sử dụng một thời gian dài, khách hàng
quan tâm đến sức khoẻ hơn nên giảm tần suất sử dụng mì Hảo Hảo của mình.
Câu 5:

Biểu đồ 5. Một tháng chi bao nhiêu tiền cho mì Hảo Hảo

Một tháng chi bao nhiêu tiền cho mì Hảo Hảo trước khi sản phẩm có thông
tin chứa chất cấm
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Dưới 50.000 VNĐ/
43 43,0 43,0 43,0
tháng
Từ 50.000 VNĐ –
40 40,0 40,0 83,0
Valid 100.000 VNĐ/ tháng
Trên 100.000 VND/
17 17,0 17,0 100,0
tháng

Total 100 100,0 100,0

30 | M A R 2 0 2 3
Bảng 5.1. Một tháng chi bao nhiêu tiền cho mì Hảo Hảo trước khi sản phẩm có
thông tin chứa chất cấm
Một tháng chi bao nhiêu tiền cho mì Hảo Hảo sau khi sản phẩm có thông tin
chứa chất cấm

Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Dưới 50.000 VNĐ/
54 54,0 54,0 54,0
tháng
Từ 50.000 VNĐ –
30 30,0 30,0 84,0
Valid 100.000 VNĐ/ tháng
Trên 100.000 VND/
16 16,0 16,0 100,0
tháng
Total 100 100,0 100,0
Bảng 5.2. Một tháng chi bao nhiêu tiền cho mì Hảo Hảo sau khi sản phẩm có
thông tin chứa chất cấm

31 | M A R 2 0 2 3
Nhận xét:
+ Trước khi có thông tin sản phẩm chứa chất cấm một tháng khách hàng sẵn
sàng chi trả dưới 50.000 VNĐ chiếm cao nhất khoảng 43%, sau khi có thông tin
sản phẩm chứa chất cấm đã tăng lên 54%. Vậy mỗi tháng khách hàng đã giảm
mức chi tiêu cho mì Hảo Hảo.
+ Với số tiền sẵn sàng chi trả của khách hàng từ 50.000 VNĐ – 100.000 VNĐ
có xu hướng giảm đi từ 40% xuống còn 30%.
+ Với số tiền sẵn sàng chi trả của khách hàng trên 100.000 VNĐ trước và sau
khi có thông tin chứa chất cấm giảm không đáng kể từ 17% xuống 16%.
 Từ đây, ta có thể thấy một lượng khách hàng đã dần mất niềm tin vào sản
phẩm cũng như thương hiệu.
Câu 6:

Biểu đồ 6. Nơi mua sản phẩm mì Hảo Hảo

32 | M A R 2 0 2 3
Mua sản phẩm ở đâu
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Siêu thị 17 17,0 17,0 17,0
Đại lý, tạp hoá 81 81,0 81,0 98,0
Các sàn thương
Valid mại điện tử:
2 2,0 2,0 100,0
Shopee, Lazada,
Sendo
Total 100 100,0 100,0
Bảng 6. Nơi mua sản phẩm mì Hảo Hảo
Nhận xét: Như đã thấy thì mọi người chủ yếu mua sản phẩm ở đại lý và tạp hóa
nhiều nhất chiếm 81% và tỉ lệ thấp nhất là 2% khi mua ở các sàn thương mại
điện tử. Qua đó. ta có thể thấy đa số mọi người thường mua tại các đại lý và tạp
hóa vì dễ dàng đi mua và tiện lợi.
Câu 7:

Biểu đồ 7. Đánh giá mức độ quan tâm của khách hàng

33 | M A R 2 0 2 3
Nội dung phát biểu của Doanh nghiệp Acecook về vấn đề nói trên
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Rất không quan
21 21.0 21.0 21.0
tâm
Không quan tâm 11 11.0 11.0 32.0
Valid Ít quan tâm 30 30.0 30.0 62.0
Quan tâm 27 27.0 27.0 89.0
Rất quan tâm 11 11.0 11.0 100.0
Total 100 100.0 100.0
Bảng 7.1. Đánh giá mức độ quan tâm về nội dung phát biểu của Acecook
Nhận xét: Theo khảo sát, số lượng khách hàng ít quan tâm chiếm cao nhất
khoảng 30%. Ngoài ra, còn có những người không hề quan tâm đến vấn đề này
chiếm 32%, còn lại chỉ có 38% thật sự quan tâm đến phát biểu của doanh
nghiệp. Như vậy, ta có thể thấy phần lớn khách hàng ít quan tâm đến tin tức
truyền thông.
Tốc độ phản hồi của Doanh nghiệp Acecook về vấn đề nói trên
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Rất không quan
17 17.0 17.0 17.0
tâm
Không quan tâm 15 15.0 15.0 32.0
Valid Ít quan tâm 30 30.0 30.0 62.0
Quan tâm 30 30.0 30.0 92.0
Rất quan tâm 8 8.0 8.0 100.0
Total 100 100.0 100.0
Bảng 7.2. Đánh giá mức độ quan tâm về tốc độ phản hồi của Acecook
Nhận xét: Chúng ta có thể nhìn thấy khách hàng ít quan tâm và quan tâm vấn
đề này chiếm cao nhất khảng 30%, khách hàng không hề quan tâm khoảng 32%,
còn lại rất quan tâm chiếm con số nhỏ 8%. Như vậy, tốc độ phản hồi của doanh
nghiệp về vấn đề nói trên hầu hết mọi người ít quan tâm hoặc không hề quan
tâm.

34 | M A R 2 0 2 3
Phản ứng của người tiêu dùng sản phẩm trên các phương tiện truyền
thông
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Rất không quan
18 18.0 18.0 18.0
tâm
Không quan tâm 11 11.0 11.0 29.0
Valid Ít quan tâm 33 33.0 33.0 62.0
Quan tâm 31 31.0 31.0 93.0
Rất quan tâm 7 7.0 7.0 100.0
Total 100 100.0 100.0
Bảng 7.3. Đánh giá mức quan tâm của phản ứng người tiêu dùng trên các
phương tiện truyền thông
Nhận xét: Theo bảng biểu tỉ lệ khách hàng ít quan tâm chiếm cao nhất khoảng
33%, thấp nhất là những khách hàng rất quan tâm chiếm 7%. Như vậy, có thể
thấy họ không thật sự quan tâm về vấn đề này hoặc ít cập nhật tin tức trên
truyền thông.
Phản ứng của các đại lý, siêu thị và kênh phân phối khác
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Rất không quan
16 16.0 16.0 16.0
tâm
Không quan tâm 14 14.0 14.0 30.0
Valid Ít quan tâm 25 25.0 25.0 55.0
Quan tâm 37 37.0 37.0 92.0
Rất quan tâm 8 8.0 8.0 100.0
Total 100 100.0 100.0
Bảng 7.4. Đánh giá mức quan tâm về phản ứng của các đại lý, siêu thị và kênh
phân phối khác
Nhận xét: Đa số khách hàng quan tâm đến phản ứng của các đại lý, siêu thị và
kênh phân phối khác chiếm tỉ lệ cao nhất khoảng 37%, thấp nhất là rất quan tâm
chiếm 8%.Vì thế, ta thấy khách hàng quan tâm đến phản ứng của các đại lý, tạp
hoá để muốn biết rằng khi mì Hảo Hảo có thông tin chứa chất cấm liệu các đại
lý, tạp hoá hay các kênh phân phối khác có đưa sản phẩm ra bán nữa không.

35 | M A R 2 0 2 3
Ý kiến xác minh thông tin của các cơ quan nhà nước
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Rất không quan
17 17.0 17.0 17.0
tâm
Không quan tâm 10 10.0 10.0 27.0
Valid Ít quan tâm 26 26.0 26.0 53.0
Quan tâm 28 28.0 28.0 81.0
Rất quan tâm 19 19.0 19.0 100.0
Total 100 100.0 100.0
Bảng 7.5. Đánh giá mức độ quan tâm về ý kiến xác minh thông tin của cơ quan
nhà nước
Nhận xét: Theo việc khảo sát của khách hàng thì đa số họ quan tâm đến ý kiến
xác minh thông tin của các cơ quan nhà nước chiếm cao nhất khoảng 28%.
Khách hàng quan tâm vấn đề này để biết liệu thông tin đó có đúng hay không.
Tỉ lệ khách hàng không quan tâm chiếm thấp nhất khoảng 10%. Nhìn trên bảng
biểu ta có thể thấy được thông tin xác minh của cơ quan nhà nước ít người quan
tâm đến.

36 | M A R 2 0 2 3
Descriptive Statistics
Std.
N Range Minimum Maximum Mean
Deviation
Nội dung phát biểu của
Doanh nghiệp Acecook về 100 4 1 5 2.96 1.294
vấn đề nói trên
Tốc độ phản hồi của Doanh
nghiệp Acecook về vấn đề 100 4 1 5 2.97 1.210
nói trên
Phản ứng của người tiêu
dùng sản phẩm trên các 100 4 1 5 2.98 1.197
phương tiện truyền thông
Phản ứng của các đại lý, siêu
100 4 1 5 3.07 1.217
thị và kênh phân phối khác
Ý kiến xác minh thông tin
100 4 1 5 3.22 1.338
của các cơ quan nhà nước
Valid N (listwise) 100
Nhận xét: Ở đây N=100, có 100 người tham gia khảo sát. Số nhỏ nhất được
chọn là 1, số cao nhất được chọn là 5. Khoảng cách giữa số nhỏ nhất và số cao
nhất là 4, số trung bình trong khoảng 2.61 – 3.40 nghĩa là khách hàng không
thực sự quan tâm đến các hoạt động này. Cuối cùng, nhìn vào cột độ lệch chuẩn
ta thấy con số lớn hơn 1, chứng tỏ con số trả lời của đáp viên chênh lệch nhau
khá nhiều.

37 | M A R 2 0 2 3
Câu 8:

Biểu đồ 8. Đánh giá mức độ đồng ý của khách hàng


Mì Hảo Hảo vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của tôi
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent
Percent
Rất không đồng
15 15.0 15.0 15.0
ý
Không đồng ý 11 11.0 11.0 26.0
Valid Ít đồng ý 20 20.0 20.0 46.0
Đồng ý 26 26.0 26.0 72.0
Rất đồng ý 28 28.0 28.0 100.0
Total 100 100.0 100.0
Bảng 8.1. Đánh giá mức độ đồng ý về sự lựa chọn mì Hảo Hảo
Nhận xét: Một lượng khách hàng rất đồng ý chiếm cao nhất 28%, những khách
hàng này có thể là khách hàng trung thành và không quan tâm đến thông tin
trên. Ngoài ra, cũng có một lượng khách hàng không đồng ý chiếm tỉ lệ thấp
nhất 11%, những khách hàng này dường như đã mất một phần tin tưởng vào sản
phẩm. Nhìn chung, có khoảng 54% khách hàng vẫn tin tưởng và lựa chọn sản
phẩm mì Hảo Hảo mặc dù sản phẩm này có thông tin chứa chất cấm.

38 | M A R 2 0 2 3
Tôi sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm trong tương lai
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent
Percent
Rất không đồng
8 8.0 8.0 8.0
ý
Không đồng ý 14 14.0 14.0 22.0
Valid Ít đồng ý 24 24.0 24.0 46.0
Đồng ý 31 31.0 31.0 77.0
Rất đồng ý 23 23.0 23.0 100.0
Total 100 100.0 100.0
Bảng 8.2. Đánh giá mức độ đồng ý về việc sử dụng sản phẩm trong tương lai
Nhận xét: Nhìn lên bảng biểu, ta dễ dàng thấy ý kiến đồng ý chiếm tỉ lệ cao
nhất khoảng 31%, thấp nhất chiếm 8% là ý kiến rất không đồng ý. Như vậy, một
lượng khách hàng họ vẫn tin tưởng, sử dụng sản phẩm trong tương lai và số
người rất không đồng ý thì ngược lại.
Tôi tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent
Percent
Rất không đồng
9 9.0 9.0 9.0
ý
Không đồng ý 7 7.0 7.0 16.0
Valid Ít đồng ý 29 29.0 29.0 45.0
Đồng ý 31 31.0 31.0 76.0
Rất đồng ý 24 24.0 24.0 100.0
Total 100 100.0 100.0
Bảng 8.3. Đánh giá mức độ đồng ý về chất lượng của sản phẩm
Nhận xét: Chúng ta có thể thấy ý kiến đồng ý chiếm tỉ lệ cao nhất khoảng 31%
và thấp nhất với khoảng 7% là không đồng ý. Nhìn vào bảng biểu ta thấy 54%
khách hàng vẫn tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm. Từ đây, ta có thể thấy
được sản phẩm này vẫn còn khách hàng trung thành. Đồng thời, cũng mất đi
một lượng khách hàng của mình.

39 | M A R 2 0 2 3
Tôi tin tưởng vào thương hiệu sản phẩm
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent
Percent
Rất không đồng
10 10.0 10.0 10.0
ý
Không đồng ý 10 10.0 10.0 20.0
Valid Ít đồng ý 19 19.0 19.0 39.0
Đồng ý 35 35.0 35.0 74.0
Rất đồng ý 26 26.0 26.0 100.0
Total 100 100.0 100.0
Bảng 8.4. Đánh giá mức độ đồng ý về thương hiệu sản phẩm
Nhận xét: Chúng ta có thể thấy ý kiến đồng ý chiếm tỉ lệ cao nhất khoảng 35%
và thấp nhất với khoảng 10% là không đồng ý, rất không đồng ý. Nhìn vào bảng
biểu ta thấy 61% khách hàng vẫn tin tưởng vào thương hiệu Acecook. Có thể
nói, do thương hiệu này đã đưa ra nhiều sản phẩm thơm ngon ra thị trường nên
đã thu hút đông đảo lượng khách hàng tiềm năng.
Tôi sẽ giới thiệu sản phẩm cho bạn bè
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent
Percent
Rất không đồng ý 11 11.0 11.0 11.0
Không đồng ý 15 15.0 15.0 26.0
Ít đồng ý 26 26.0 26.0 52.0
Valid
Đồng ý 20 20.0 20.0 72.0
Rất đồng ý 28 28.0 28.0 100.0
Total 100 100.0 100.0
Bảng 8.5. Đánh giá mức độ đồng ý về việc giới thiệu sản phẩm cho bạn bè
Nhận xét: Nhìn lên bảng biểu có thể thấy ý kiến rất đồng ý chiếm cao nhất
khoảng 28% và thấp nhất chiếm 11% rất không đồng ý. Qua đó, ta nhận thấy có
đến 52% khách hàng không muốn giới thiệu sản phẩm này cho bạn bè, có lẽ
những vị khách hàng này đang lo lắng đến sức khoẻ của mình nếu cứ tiếp tục sử
dụng sản phẩm này lâu dài.
Descriptive Statistics

40 | M A R 2 0 2 3
Std.
N Range Minimum Maximum Mean
Deviation
Mì Hảo Hảo vẫn là sự
lựa chọn hàng đầu của 100 4 1 5 3.41 1.393
tôi
Tôi sẽ tiếp tục sử dụng
100 4 1 5 3.47 1.218
sản phẩm trong tương lai
Tôi tin tưởng vào chất
100 4 1 5 3.54 1.193
lượng của sản phẩm
Tôi tin tưởng vào thương
100 4 1 5 3.57 1.257
hiệu sản phẩm
Tôi sẽ giới thiệu sản
100 4 1 5 3.39 1.333
phẩm cho bạn bè
Valid N (listwise) 100
Nhận xét: Ở đây N=100, có 100 người tham gia khảo sát. Số nhỏ nhất được
chọn là 1, số cao nhất được chọn là 5. Khoảng cách giữa số nhỏ nhất và số cao
nhất là 4, số trung bình trong khoảng 3.41 – 4.20 nghĩa là khách hàng đồng ý về
ý kiến trên. Cuối cùng, nhìn vào cột độ lệch chuẩn ta thấy con số lớn hơn 1,
chứng tỏ con số trả lời của đáp viên chênh lệch nhau khá nhiều.

41 | M A R 2 0 2 3
Câu 9:

Biểu đồ 9. Đánh giá mức độ đồng ý của khách hàng


Hương vị sản phẩm thơm ngon
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Rất không đồng
11 11.0 11.0 11.0
ý
Không đồng ý 5 5.0 5.0 16.0
Valid Ít đồng ý 23 23.0 23.0 39.0
Đồng ý 37 37.0 37.0 76.0
Rất đồng ý 24 24.0 24.0 100.0
Total 100 100.0 100.0
Bảng 9.1. Đánh giá mức độ đồng ý về hương vị sản phẩm
Nhận xét: Với câu hỏi này, khách hàng đồng ý chiếm tỉ lệ cao nhất 37%, thấp
nhất chiếm 5% không đồng ý. Nhìn lên bảng biểu ta thấy có đến 61% khách
hàng cho rằng hương vị sản phẩm thơm ngon, có thể nói từ trước đến nay mì
Hảo Hảo là loại mì quốc dân của mọi người đặc biệt là đối tượng học sinh/ sinh
viên

42 | M A R 2 0 2 3
Bao bì sản phẩm đẹp mắt
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Rất không
4 4.0 4.0 4.0
đồng ý
Không đồng ý 15 15.0 15.0 19.0
Valid Ít đồng ý 31 31.0 31.0 50.0
Đồng ý 30 30.0 30.0 80.0
Rất đồng ý 20 20.0 20.0 100.0
Total 100 100.0 100.0
Bảng 9.2. Đánh giá mức độ đồng ý về bao bì
Nhận xét: Chúng ta có thể thấy ý kiến ít đồng ý chiếm tỉ lệ cao nhất khoảng
31% và thấp nhất chiếm 4% với ý kiến rất không đồng ý. Nhìn trên bảng biểu,
ta nhận thấy rằng có 50% khách hàng cho rằng bao bì sản phẩm đẹp mắt, 50%
còn lại thì ngược lại. Qua đó, doanh nghiệp có thể lưu ý về việc cải tiến thêm
bao bì của sản phẩm.
Thương hiệu sản phẩm uy tín
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Rất không đồng
7 7.0 7.0 7.0
ý
Không đồng ý 8 8.0 8.0 15.0
Valid Ít đồng ý 27 27.0 27.0 42.0
Đồng ý 33 33.0 33.0 75.0
Rất đồng ý 25 25.0 25.0 100.0
Total 100 100.0 100.0
Bảng 9.3. . Đánh giá mức độ đồng ý về thương hiệu sản phẩm
Nhận xét: Đa số khách hàng đồng ý với thương hiệu sản phẩm uy tín chiếm cao
nhất khoảng 33% và thấp nhất là ý kiến rất không đồng ý chiếm khoảng 7%. Có
lẽ Acecook đưa ra rất nhiều sản phẩm thơm ngon khiến một lượng khách hàng
tin tưởng như vậy.

43 | M A R 2 0 2 3
Sản phẩm có giá cả hợp lý
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Rất không đồng
5 5.0 5.0 5.0
ý
Không đồng ý 7 7.0 7.0 12.0
Valid Ít đồng ý 22 22.0 22.0 34.0
Đồng ý 36 36.0 36.0 70.0
Rất đồng ý 30 30.0 30.0 100.0
Total 100 100.0 100.0
Bảng 9.4. . Đánh giá mức độ đồng ý về giá cả của sản phẩm
Nhận xét: Theo như khảo sát có đến 36% đồng ý với việc sản phẩm mì Hảo
Hảo có giá cả hợp lý, ai cũng có thể mua được. Ý kiến rất không đồng ý chiếm
tỉ lệ thấp nhất khoảng 5%. Nhìn lên bảng biểu có thể thấy rằng có đến 66% ý
kiến đồng ý về việc sản phẩm này có giá cả hợp lý và bình dân.
Sản phẩm có thể dễ dàng mua được tại nhà hàng, siêu thị, cửa hàng…
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Rất không đồng
7 7.0 7.0 7.0
ý
Không đồng ý 7 7.0 7.0 14.0
Valid Ít đồng ý 20 20.0 20.0 34.0
Đồng ý 31 31.0 31.0 65.0
Rất đồng ý 35 35.0 35.0 100.0
Total 100 100.0 100.0
Bảng 9.5. . Đánh giá mức độ đồng ý về nơi mua sản phẩm
Nhận xét: Về việc sản phẩm có thể dễ dàng mua được, khách hàng đa số rất
đồng ý chiếm tỉ lệ cao nhất tới 35% và thấp nhất là ý kiến rất không đồng ý.
Nhìn lên bảng biểu ta thấy 66% đồng ý rằng sản phẩm này rất dễ mua. Vì sản
phẩm này là sản phẩm quốc dân nên được bày bán nhiều ở khắp nơi, giúp khách
hàng dễ dàng mua được.

44 | M A R 2 0 2 3
Descriptive Statistics
Std.
N Range Minimum Maximum Mean
Deviation
Hương vị sản phẩm
100 4 1 5 3.58 1.224
thơm ngon
Bao bì sản phẩm đẹp
100 4 1 5 3.47 1.096
mắt
Thương hiệu sản phẩm
100 4 1 5 3.61 1.154
uy tin
Sản phẩm có giá cả
100 4 1 5 3.79 1.104
hợp lý
Sản phẩm có thể dễ
dàng mua được tại nhà
100 4 1 5 3.80 1.198
hàng, siêu thị, cửa
hàng...
Valid N (listwise) 100
Nhận xét: Ở đây N=100, có 100 người tham gia khảo sát. Số nhỏ nhất được
chọn là 1, số cao nhất được chọn là 5. Khoảng cách giữa số nhỏ nhất và số cao
nhất là 4, số trung bình trong khoảng 3.41 – 4.20 nghĩa là khách hàng đồng ý về
ý kiến trên. Cuối cùng, nhìn vào cột độ lệch chuẩn ta thấy con số lớn hơn 1,
chứng tỏ con số trả lời của đáp viên chênh lệch nhau khá nhiều.

45 | M A R 2 0 2 3
Câu 10:

Biểu đồ 10. Giới tính


Giới tính
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent
Percent
Nam 49 49.0 49.0 49.0
Valid Nữ 51 51.0 51.0 100.0
Total 100 100.0 100.0
Bảng 10. Giới tính
Nhận xét: Theo bảng biểu trên, ta thấy số lượng nam khảo sát chiếm 49% và nữ
chiếm 51%. Vậy sản phẩm này không phân biệt giới tính của khách hàng.

46 | M A R 2 0 2 3
Câu 11:

Biểu đồ 11. Độ tuổi


Độ tuổi
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent
Percent
Dưới 18 tuổi 17 17.0 17.0 17.0
Từ 18 - 25 tuổi 80 80.0 80.0 97.0
Từ 26 - 35 tuổi 2 2.0 2.0 99.0
Valid
Từ 36 tuổi trở
1 1.0 1.0 100.0
lên
Total 100 100.0 100.0
Bảng 11. Độ tuổi
Nhận xét: Khách hàng chủ yếu là sinh viên ở độ tuổi 18 – 25 tuổi tuổi cho thấy
nhu cầu sử dụng của độ tuổi này là khá cao vì mì gói khá tiện và giá thành lại rẻ
chiếm 80% số phiếu cao nhất và độ tuổi dưới 18 cũng chiếm một con số vừa
phải ở mức độ khá khiêm tốn với 17% và số ít còn lại thuộc về độ tuổi từ 26
tuổi trở lên với 26 – 35 tuổi chiếm 2% và 36 trở lên chiếm 1%.

47 | M A R 2 0 2 3
Câu 12:

Biểu đồ 12. Nghề nghiệo


Nghề nghiệp
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Học sinh/ sinh viên 97 97.0 97.0 97.0
Nhân viên văn
2 2.0 2.0 99.0
Valid phòng
Khác 1 1.0 1.0 100.0
Total 100 100.0 100.0
Bảng 12. Nghề nghiệp
Nhận xét: Theo như biểu đồ và bảng biểu ta thấy có đến 97% là học sinh/ sinh
viên chiếm tỉ lệ cao nhất. Vì đây là một sản phẩm có giá rẻ, hương vị ngon phù
hợp với nhiều đối tượng đặc biệt là đối tượng học sinh/ sinh viên.
Câu 13:

Biểu đồ 13. Thu nhập

48 | M A R 2 0 2 3
Thu nhập
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Dưới 5 triệu 87 87.0 87.0 87.0
Từ 5 đến dưới 10
8 8.0 8.0 95.0
triệu
Valid Từ 10 đến dưới 15 2 2.0 2.0 97.0
triệu
Từ 15 triệu trở lên 3 3.0 3.0 100.0
Total 100 100.0 100.0
Bảng 13. Thu nhập
Nhận xét: Vì chủ yếu những người khảo sát là học sinh/ sinh viên nên thu nhập
chỉ dưới 5 triệu chiếm tỉ lệ cao nhất 87% và chiếm tỉ lệ thấp nhất thu nhập từ 10
đến dưới 15 triệu khoảng 2%. Nhìn lên bảng biểu ta có thể thấy có tới 97%
khách hàng có thu nhập dưới 15 triệu sử dụng mì Hảo Hảo nhiều hơn.
Câu 14:

Hình 4.1. Góp ý của khách hàng (1)

49 | M A R 2 0 2 3
Hình 4.2. Góp ý của khách hàng (2)

Hình 4.3. Góp ý của khách hàng (3)

50 | M A R 2 0 2 3
Nhận xét: Khách hàng có một số góp ý để giúp doanh nghiệp lấy lại được sự
tin tưởng của họ như: Lên tiếng xin lỗi truyền thông và khách hàng, kiểm định
lại sản phẩm trước khi đưa đi xuất khẩu, quảng bá lại sản phẩm…
 Kết luận: Tóm lại, một lượng khách hàng không có sự thay đổi gì về hành vi
sử dụng mì Hảo Hảo sau khi có thông tin chứa chất cấm. Ngoài ra, cũng có một
lượng khách hàng hoàn toàn mất tin tưởng vào sản phẩm, họ giảm lượng sử
dụng hoặc có thể không sử dụng nữa. Khách hàng đa số không quan tâm đến
việc Acecook xử lý vấn đề này ra sao, những vị khách hàng trung thành vẫn tin
tưởng sử dụng còn những khách hàng khác có thể không còn sử dụng sản phẩm
này nữa mà chuyển qua sử dụng sản phẩm thay thế khác.
3. Đề xuất giải pháp
- Giải pháp cho Acecook:
+ Trước khi xuất khẩu sản phẩm này cần tìm hiểu tiêu chuẩn, quy định của các
nước để đảm bảo các tiêu chuẩn cho phép
+ Trong hoạt động xuất khẩu, Acecook phải khẳng định và chứng minh sản
phẩm của mình có an toàn cho sức khoẻ không. Cơ quan chức năng cần kiểm
chứng, trên cơ sở đó công bố công khai, minh bạch và hướng dẫn cho người
tiêu dùng sử dụng, bảo đảm an toàn sức khoẻ
+ Loại bỏ chất Ethylene Oxide ra khỏi thành phần trong mì Hảo Hảo, khi đó
doanh nghiệp sẽ cam kết với khách hàng rằng sản phẩm này không còn chứa
chất cấm. Ngoài ra, có thể đưa ra các chương trình khuyến mại nhằm thu hút và
lấy lại được sự tin tưởng của khách hàng
+ Truyền thông lại sản phẩm mì Hảo Hảo để tăng độ tin cậy cho khách hàng.
Đồng thời, lấy lại sự uy tín của doanh nghiệp và quốc gia
+ Acecook có thể thay đổi các thành phần hoặc công thức trong mì Hảo Hảo,
đưa những chất có lợi cho sức khoẻ người dùng.
4. Những điểm còn hạn chế của cuộc nghiên cứu và ưu điểm
- Hạn chế:
+ Việc chọn mẫu chưa có tính đại diện cao
51 | M A R 2 0 2 3
+ Thời gian, nguồn nhân lực còn hạn chế
+ Khó khăn trong việc phân tích dữ liệu
+ Người làm khảo sát chưa thực sự trả lời trung thực theo yêu cầu
+ Khó tiếp cận với người làm khảo sát và người làm khảo sát ngại đưa ra thêm ý
kiến (câu hỏi mở).
- Ưu điểm:
+ Chi phí của cuộc khảo sát thấp
+ Thu được nhiều kết quả khảo sát
+ Có được sự tham gia nhiệt tình từ người làm khảo sát
+ Nhóm đã vận dụng được các công cụ (SPSS) để phân tích khảo sát và trình
bày kết quả nghiên cứu.

52 | M A R 2 0 2 3
CHƯƠNG 5: PHỤ LỤC
1. Mã hoá

Bảng mã hoá dữ liệu 1

Bảng mã hoá dữ liệu 2

53 | M A R 2 0 2 3
2. Nhập dữ liệu

Bảng nhập dữ liệu 1

Bảng nhập dữ liệu 1

54 | M A R 2 0 2 3
Bảng nhập dữ liệu 3

Bảng nhập dữ liệu 4

55 | M A R 2 0 2 3
Bảng nhập dữ liệu 5

56 | M A R 2 0 2 3

You might also like