You are on page 1of 5

Nhóm 03

Ngày 21 tháng 3 năm 2023 Phòng thí nghiệm: A5 – 402A

Bài thí nghiệm số 4: KHẢO SÁT LỰC NÂNG CÁNH MÁY BAY
 

Họ và tên SV Nhóm: 03 Nhận xét của GV


1. Nguyễn Văn Hoài Thứ: 3
2. Bùi Quang Hoàn Tiết: 4 – 5
3. Đàng Thị Thanh Hoa

A – CÂU HỎI CHUẨN BỊ


1. - Cánh máy bay trong bài có hình dạng như thế nào? Tại sao nó cần hình dạng như vậy?
- Đường hầm gió dùng để làm gì?

Trả lời câu hỏi 1:

_ Phần bề mặt phía trên cánh máy bay có dạng vòm uốn cong, mặt dưới cánh máy bay bằng phẳng. Trước khi
bay lên, máy bay phải chạy một đoạn dài trên đường băng, khi đó tạo nên sự chuyển động của không khí về
phía sau so với máy bay. Dòng khí lưu xung quanh cánh máy bay chịu ảnh hưởng từ lực bám và tính bám dính
của cánh máy bay. Mặt trên cánh máy bay gồ lên, mặt dưới lại bằng phẳng, làm cho phương hướng của hoàn
lưu không khí sát bề mặt phía trên cánh máy bay hướng về phía sau còn bề mặt phía dưới thì hướng về phía
trước. Ở phía trên cánh máy bay, hướng của hoàn lưu và hướng của dòng khí lưu không xoáy đi qua bề mặt
cánh có cùng hướng. Tốc độ của hoàn lưu cộng với tốc độ của khí lưu không xoáy sẽ đạt tốc độ khá lớn. Do khí
lưu trên bề mặt cánh máy bay nhanh hơn mặt dưới, áp lực tác động lên mặt trên nhỏ hơn ở mặt dưới, từ đó làm
sinh ra lực nâng đỡ máy bay bay lên.

__ Đường hầm gió để quan sát không khí chuyển động xung quanh một chiếc máy bay như thế nào, các nhà
khoa học sử dụng những đường hầm gió. Bên trong đường hầm, một dòng không khí mạnh thổi lùa về phía máy
bay. Những người kiểm tra thường thêm khói hoặc thuốc nhuộm vào không khí để dễ quan sát các dòng chảy.

2. Hình ảnh bố trí dụng cụ thí nghiệm (có thể dùng hình vẽ tay hoặc in hình ra rồi cắt dán vào bên
dưới, sau đó chú thích tên các chi tiết chính)

Trả lời câu hỏi 2:


Nhóm 03

Trong đó:
- Đường hầm gió (1).
- Ống hút và quạt áp lực (2).
- Mô hình cánh máy bay (3).
- Xe đẩy cho phép đo đường hầm gió (4).
- Lực kế quạt (lực kế góc quay) 0,65N (5).
- Nguồn điều khiển cường độ gió (6).

3. Hãy trình bày sơ lược các bước để lấy số liệu?

Trả lời câu hỏi 3:

 Tạo luồng gió tác động lên cánh máy bay ứng với các góc nghiêng khác nhau.
 Quan sát, ghi lại các giá trị của lực cản và lực nâng
 Tính tỷ số lực cản so với lực nâng.

4. Đại lượng cần xác định trong bài là gì? Hãy viết công thức và chú thích các đại lượng có liên quan.
5.
Trả lời câu hỏi 4:
Đại lượng cần xác định f= FA/Fw
Trong đó: - f là tỉ số giữa lực cản và lực nâng
 FA là độ lớn lực nâng
 Fw là độ lớn lực cản

6. Lực tác dụng lên cánh máy bay gồm các lực cơ bản nào? Giải thích sự xuất hiện của lực nâng và lực
cản lên cánh máy bay
Trả lời câu hỏi 5:
- Khi chuyển động, máy bay chịu tác dụng của 4 lực theo các hướng khác nhau gồm: lực kéo cản của
không khí, lực hấp dẫn, lực đẩy của động cơ và lực nâng.
- Khi máy bay chạy trên đường băng, dòng khí chảy bao quanh cánh máy bay tạo ra sự chênh lệch áp suất
giữa mặt đất và mặt trên cánh. Kết quả của quá trình đã tạo ra lực nâng máy bay theo hướng từ dưới đất đẩy lên
trời. Tốc độ di chuyển càng nhanh, lực đẩy này càng lớn cho tới khi thắng được trọng lực, giúp nâng máy bay
lên không trung. Để tạo lực nâng khí động lực học, thiết diện cánh máy bay phải không đối xứng qua trục chính
và đường biên của mặt trên phải lớn hơn mặt dưới. Chính thiết kế đặc biệt của 2 cánh khiến tốc độ dòng không
khí lướt trên cánh lớn hơn nhiều so với tốc độ dòng khí dưới cánh, tạo chênh lệch áp suất bên trên và bên dưới,
Nhóm 03
từ đó sinh ra lực nâng. Lực này tỷ lệ với bình phương vận tốc và diện tích cánh máy bay. Một khi máy bay đã
cất cánh, các động cơ của nó hoạt động hết công suất để đẩy phi thuyền về phía trước. Nhưng không khí cũng
tác dụng lực đẩy ngược,hay lực cản, đối với máy bay. Lực cản này được gọi là lực kéo theo. Nó làm chậm
những vật đang chuyển động trong không khí. Nếu phi thuyền chuyển động chậm đi, thì lực nâng sẽ nhỏ hơn để
thắng nổi lực hấp dẫn. Để giữ cho máy bay ở trong không trung và chuyển động về phía trước, các động cơ hoạt
động mạnh hơn. Vậy để cho máy bay bay trong không khí, lực nâng từ các cánh của nó phải mạnh hơn lực hấp
dẫn, và lực đẩy về phía trước từ những động cơ của nó phải
mạnh hơn lực của không khí đẩy ngược lại.

7. Góc cản tối ưu là góc như thế nào?


Trả lời câu hỏi 6:
_ Trong bài thí nghiệm này, đường hầm gió cung cấp một mô hình đo cho các thí nghiệm định lượng về khí
động học. Trong đó, một luồng không khí có vận tốc không đổi theo không gian và thời gian. Một trong các ứng
dụng của đường hầm gió là tạo điều kiện lý tưởng cho các phép đo vật lý của sự bay. Ở đây, FW là sức cản
không khí và FA là lực nâng của cánh máy bay nó được đo như một hàm của góc cản α của cánh máy bay với
dòng lưu lượng. Trong đồ thị, FW được minh họa như là một hàm của FA với góc cản α như tham số. Từ đồ thị
này, chúng ta có thể đọc ví dụ như góc cản tối ưu.
-
B. XỬ LÝ SỐ LIỆU - TRÌNH BÀY KẾT QUẢ
1. Mục đích bài thí nghiệm: Mục đích là để xác định hình dạng cánh máy bay để thu được tỷ số FW / FA
là nhỏ nhất ở góc cản α xác định.
2. Bảng số liệu:
- Độ chính xác của lực kế nâng: 0.1N
- Độ chính xác của lực kế cản: 0.01
1. Ghi giá trị của lực nâng và lực cản ứng với các góc nghiêng vào bảng 2.1. Tính tỉ số lực cản/ lực nâng
tương ứng
o
α FA (N) FW (N) f = FW/ FA
14 1.05 1.95 1.85

12 1.35 2.65 1.92


10 1.55 3.1 2
8 1.8 4 2.2
6 1.9 4.71 2.47
4 2 5.15 2.57
2 2.1 5.7 2.71
0 2.2 7 3.18

2a. Tính sai số tuyệt đối của FA và FW.


Nhóm 03
2b. Vẽ đồ thị lực nâng phụ thuộc góc nghiêng FA  = f( α) và lực cản phụ thuộc góc nghiêng FW  = f(α), cho
∆𝛼̅ = 0,50

FA theo alpha
2.5

f(x) = − 0.0794642857142857 x + 2.2875


2

1.5

0.5

0
0 2 4 6 8 10 12 14 16

FW theo alpha
8

7
f(x) = − 0.350952380952381 x + 6.77666666666667
6

0
0 2 4 6 8 10 12 14 16

3. Nhận xét các kết quả rút ra từ mỗi đồ thị và giải thích.

4. Tính sai số tương đối εf và sai số tuyệt đối Δf ở từng lần đo


Nhóm 03

εf

Δf

5. Viết kết quả đo của tỷ số f tối ưu nhất và nhận xét kết quả đo

- Kết quả đo: f =f ±Δf = ..............................................................................

- Nhận xét:

You might also like