You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

***

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ


MÔN QUẢN TRỊ ĐỔI MỚI VÀ SÁNG TẠO

Họ và tên SV: Nguyễn Thành Vinh


MSV: 11216268
GVHD: Bùi Thu Vân

HÀ NỘI, NĂM 2023 0


1. Sự khác nhau giữa phát minh (Invention) và đổi mới (Innovation)
 Định nghĩa: Phát minh/sáng chế (Invention) là giải pháp kỹ thuật dưới dạng
sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng quy
luật tự nhiên. Còn Đổi mới/sáng tạo (Innovation) được hiểu là sự thương
mại hóa những PM/SC một cách hiệu quả.
 Công thức: Innovation = Invention x Commercialiazation
 Từ công thức có thể suy ra:
- Đổi mới/sáng tạo không thể tồn tại nếu thiếu một hoặc cả hai yếu tố
phát minh/sáng chế hay thương mại hóa
- Phát minh/sáng chế càng nổi bật, hữu dụng và được thương mại hóa
thành công thì đổi mới/sáng tạo càng hiệu quả
VD: Năm 2016, Apple đã loại bỏ jack tai nghe 3.5mm từ Iphone 7, một quyết
định gây nhiều tranh cãi khi khiến người dùng không thể vừa cắm sạc và nghe
nhạc bằng tai nghe dây. Sau đó Apple đã cho ra mắt sản phẩm tai nghe không dây
mang tên Airpod gây nhiều xôn xao trong dư luận. Tuy nhiên, chỉ mất 3 năm,
mảng tai nghe không dây như một chiếc 'máy in tiền' của Apple khi mang lại lợi
nhuận khủng vượt qua doanh thu của một số công ty lớn như Spotify, Shoptify,
Twitter... Cụ thể, ở năm 2019 Apple bán ra 60 triệu Airpods và chiếm gần một
nửa tổng doanh số thị trường tai nghe không dây trên thế giới, nắm giữ 54.4% thị
phần. Những lý do khiến sản phẩm này trở nên thành công là ở tính liền mạch.
Tương tự nhiều sản phẩm Apple khác, chúng sở hữu quy trình cài đặt đơn giản,
tiện lợi khi sử dụng, dễ dàng ghép đôi với các thiết bị trong hệ sinh thái Apple và
cũng có thiết kế chỉnh chu. (Nguồn: ictnews.vietnamnet.vn)

Hình ảnh chiếc airpod thế hệ đầu tiên


2
2. Công nghệ đẩy và Cầu kéo:
 Công nghệ đẩy (Technology Push): Là giả thuyết với sự kiện tác động là tạo ra
những công nghệ mới, những kiến thức mới để hình thành nên một sản phẩm
mới với những chức năng chưa từng có và tìm thị trường để có thể kinh doanh
sản phẩm này sau đó
VD: Máy bay Concorde
- Những năm 50 của thế kỉ 20 các cường quốc Anh, Pháp, Mỹ và Liên Xô đổ
hàng trăm triệu dollar trong cuộc chạy đua vũ trang máy bay chiến đấu.
Chiếc máy bay mang tên Concorde với ý nghĩa là sự hòa hợp, thống nhất,
được ra đời dưới trong mối quan hệ hợp tác giữa Anh và Pháp.
- Công nghệ của máy bay Concorde: Concorde là máy bay siêu thanh dân
dụng đầu tiên trên thế giới, sử dụng mẫu thiết kế cánh Delta giúp cho
Concorde có thể hoạt động trong cả vùng dưới vận tốc âm thanh cũng như
trong vùng siêu thanh. Khách hàng đi máy bay Concorde có thể tiết kiệm
rất nhiều thời gian so với đi máy bay thông thường.
- Mặc dù với công nghệ mới lạ và nhiều ưu điểm về dịch vụ nhưng các sản
phẩm này chưa thể có được một thị trường tốt để phát triển và cuối cùng
dẫn đến phải ngừng sản xuất sau chuyến bay cuối cùng vào năm 2003.
 Cầu kéo (Demand Pull): Là giả thuyết đối ngược lại với Công nghệ đẩy. Giả
thuyết này hướng tới đổi mới sáng tạo dựa trên nhu cầu sẵn có hoặc đã được
tìm thấy của thị trường.
VD: Sản phẩm sữa hạt của TH True Milk
- Nhận thấy được nhu cầu về sức khỏe và làm đẹp đến từ những đối tượng là
nữ giới, TH True Milk đã cho sản xuất ra các sản phẩm sữa hạt và thương
mại hóa trên quy mô lớn (Trước đây chưa từng có tại Việt Nam) và đạt
được nhiều cột mộc về doanh thu cho mặt hàng này
- Những giá trị dinh dưỡng vượt trội mà sữa hạt mang lại đã được khoa học
chứng minh, trong đó sữa hạt macca, óc chó giàu các chất béo không bão
hòa (Omega-3) và các chất chống oxy hóa có tác dụng tốt cho tim mạch,
giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể và hỗ trợ giảm cân. Ngoài ra,
sử dụng sữa hạt phù hợp giúp phòng chống hiệu quả các bệnh mãn tính
không lây của thế kỷ 21 như tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, béo phì.
Các hãng sữa khác của Việt Nam chưa chú trọng đến khách hàng mục tiêu
là nữ giới và ít nơi bắt tay đầu tư vào sản phẩm sữa hạt nhiều dinh dưỡng
3
này. Nắm bắt được điều này nên TH True Milk đã trở thành doanh nghiệp
tiên phong trong việc thương mại hóa sản phẩm sữa hạt ở thị trường Việt
Nam với khách hàng mục tiêu là nữ giới tuổi từ 13-35

3. Đường cong công nghệ:


a. Sơ đồ đường cong công nghệ S-curve:

 Chú thích:
- T1: Thời điểm công nghệ mới xuất hiện
- T2: Thời điểm hiệu suất của công nghệ sẵn có bằng hiệu suất của công nghệ mới
 Hiệu suất có thể đo bằng những yếu tố:
- Lượng bán ra
4
- Sự hài lòng của khách hàng
- Đạt được tiêu chuẩn đầu ra
- Đánh giá của chuyên gia và người tiêu dùng
 Mô tả đường công công nghệ S-curve cho trường hợp cửa hàng mua sắm truyền
thống và cửa hàng mua sắm online:
 Công nghệ sẵn có: Cửa hàng mua sắm truyền thống (Là công trình dung để mua
bán hàng hóa trực tiếp với quy mô nhỏ)
 Công nghệ mới: Cửa hàng mua sắm online (Là một dạng thương mại điện tử cho
phép khách hàng trực tiếp mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ người bán qua Internet
sử dụng trình duyệt web hoặc qua các ứng dụng như Shopee, Lazada…)
 T1: Thời điểm cửa hàng mua sắm online đầu tiên xuất hiện. Năm 1995, Amazon
ra mắt trang web mua sắm trực tuyến đầu tiên tiên phong cho các cửa hàng mua
sắm online.
 T2: Thời điểm bùng nổ của các cửa hàng mua sắm trực tuyến là trong đợt đại dịch
Covid vừa rồi, khi mà việc bước ra khỏi đường ẩn chứa nhiều nguy cơ bị lây
nhiễm virus thì mua sắm trực tuyến là sự lựa chọn tiện lợi và an toàn nhất. Theo
nghiên cứu mới của Mastercard, chi tiêu cho bán lẻ trực tuyến trên khắp thế giới
trong năm 2020 đã tăng khoảng 900 tỷ USD. Năm 2020, thương mại điện tử toàn
cầu đã tăng trưởng 25-30%. Thương mại điện tử tăng cả về quy mô doanh số lẫn
số lượng quốc gia có đơn đặt hàng. Tính đến tháng 2/2021, chi tiêu thương mại
điện tử quốc tế đã tăng khoảng 25-30% so với tháng 3/2020. Châu Á – Thái Bình
Dương, Bắc Mỹ và châu Âu là những khu vực có doanh nghiệp thúc đẩy triển
khai thương mại điện tử mạnh mẽ nhất.
b. Đánh giá ý kiến khách hàng tại thời điểm T1:
Thời điểm T1 là thời điểm mà công nghệ mới xuất hiện mang đến nhiều cơ hội về
những tính năng độc đáo hữu dụng nhưng cũng đi kèm nhiều rủi ro về thị trường. Tại
thời điểm này, khách hàng sẽ có hai xu hướng phản ứng:
 Xu hướng 1 (Chủ yếu): Khách hàng nghi ngờ, thờ ơ trước công nghệ mới và lựa
chọn không mua, không quan tâm. Nguyên nhân là do trong tiềm thức họ đã quen
với những công nghệ sẵn có và không hoặc chưa có nhu cầu tìm hiểu công nghệ
mới, nguyên nhân nữa là bởi công nghệ mới thường đắt hơn những cái sẵn có nên
họ ngại việc phải chi trả cho một thứ chưa mà họ chưa rõ về nó như thế.
5
 Xu hướng 2 (Ít): Khách hàng hứng thú về công nghệ, sản phẩm mới và sẵn sàng
trả tiền để được trải nghiệm sản phẩm mới, sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Xu hướng
này thường đến từ những khách hàng có thu nhập cao, cuộc sống đầy đủ và luôn
có nhu cầu tang giá trị trải nghiệm cuộc sống qua những công nghệ, sản phẩm
mới
c. Khi công nghệ mới xuất hiện, công ty đang nắm giữ những công nghệ sẵn có
phải đối mặt với 3 sự lựa chọn:
 Lựa chọn 1: Bỏ tất cả những gì đang có và đầu tư toàn bộ vào một công nghệ, làm
theo công nghệ mới
 Đánh giá: Đây là hành động tự sát về mặt tài chính vì lựa chọn này sẽ dẫn đến các
rủi ro:
 Rủi ro về doanh thu do tại thời điểm doanh nghiệp chọn đầu tư vào công nghệ
mới, công nghệ sẵn có vẫn đang mang đến doanh thu cho công ty, khi doanh
nghiệp không tiếp tục đầu tư và công nghệ sẵn có, công ty tự nhiên sẽ mất đi
nguồn doanh thu ổn định từ nó.
 Rủi ro về thị trường do tại thời điểm công nghệ mới xuất hiện, phần đông
khách hàng đang quen với những công nghệ sẵn có và không gì có thể đảm
bảo khách hàng sẽ thích ứng, làm quen và hứng thú với những công nghệ, sản
phẩm mới
 Lựa chọn 2: Bám trụ vào công nghệ sẵn có và tạo ra sự đổi mới dựa trên công
nghệ sẵn có liên tục.
 Đánh giá: Lựa chọn này có vẻ an toàn hơn lựa chọn 1 nhưng cũng doanh nghiệp
cũng sẽ sớm bị đào thải nếu gặp phải các trường hợp:
 Nếu doanh nghiệp cứ dựa vào những công nghệ sẵn có mà không chịu thay
đổi, sớm muộn cũng sẽ bị các công ty khác có sự đổi mới hơn, có những công
nghệ và sản phẩm mới vượt mặt và chiếm hết thị trường
 Doanh nghiệp đổi mới công nghệ sẵn có liên tục đến mức không thể thay đổi
được nữa, sau đó công nghệ đó sẽ bị lỗi thời
 Doanh nghiệp chọn thay đổi, đầu tư vào công nghệ mới nhưng lựa chọn đưa ra
quá muộn dẫn đến không kịp thay đổi nhanh với các đối thủ khác
 Lựa chọn 3: Đồng thời sử dụng công nghệ sẵn có và đầu tư vào công nghệ mới
 Đánh giá: Đây là sự lựa chọn an toàn nhất trong các lựa chọn, tuy nhiên để cho ra
kết quả tốt thì doanh nghiệp phải đảm bảo được 3 yếu tố:
6
 Nguồn lực: Doanh nghiệp cần có đủ nguồn lực và phân bố phù hợp cho cả
công nghệ sẵn có và công nghệ mới
 Giải quyết áp lực từ khách hàng: Có một số lượng khách hàng chưa thích ứng
được với sản phẩm mới, công nghệ mới của doanh nghiệp sẽ có nhiều sự phản
đối. Ngoài ra do doanh nghiệp phân bổ nguồn lực vào đầu tư công nghệ mới sẽ
làm công nghệ sẵn có ít đi, điều này cũng góp phần khiến một số khách hàng
không hài lòng khi họ đã quen với sử dụng công nghệ cũ.
 Giải quyết vấn đề văn hóa tổ chức: Khi đầu tư vào công nghệ mới, doanh
nghiệp sẽ có những chuyên gia, nhân viên có kiến thức và kĩ năng trong lĩnh
vực mới ngoài ra cũng có điều chuyển những nhân viên đã quen với sản xuất
công nghệ cũ sang, do đó sẽ có những trục trặc về vấn đề văn hóa trong tổ
chức.

You might also like