You are on page 1of 3

Dàn ý phân tích Tây Tiến – Quang Dũng

1. Mở bài phân tích Tây Tiến

– Giới thiệu về tác giả Quang Dũng và đặc điểm thơ của ông: nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng
chiến chống Pháp với một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, tài hoa, lãng mạn và luôn thiết tha với
quê hương, đất nước

– Giới thiệu khái quát về bài thơ Tây Tiến: ra đời năm 1948 tại Phù Lưu Chanh là một trong những
bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung

2. Thân bài

a. Nỗi nhớ – mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ

“nhớ chơi vơi”: một nỗi nhớ vô hình vô định, lửng lơ giữa tầng không nhưng có sức ám ảnh đối với
lòng người, làm cho lòng người trở nên hoang mang, day dứt như mất đi điểm tựa

=> Trong nỗi nhớ ấy, hình ảnh về thiên nhiên và người lính Tây Tiến ùa về

b. Đoạn 1: Bức tranh thiên nhiên Tây Tiến

– Bức tranh thiên nhiên dữ dội, hiểm nguy,

+ Thác gầm thét

+ Cọp trêu người

– Bức tranh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình:

+ Hoa về trong đêm hơi

+ Mưa xa khơi

– Hình ảnh người lính Tây Tiến với những nét vẽ đơn sơ:

+ Súng ngửi trời: nét tinh nghịch, tếu táo, đậm chất lính

+ Gục lên súng mũ bỏ quên đời: cách nhìn đơn giản, nhẹ nhàng của những người lính Tây Tiến về
cái chết

c. Đoạn 2: Đêm hội liên hoan và bức tranh Châu Mộc chiều sương

– Không gian hội hè trong đêm liên hoan ấm áp tình quân dân và chan chứa kỉ niệm:

+ Em xiêm áo, nàng e ấp: Hình ảnh những cô gái lào ê ấp, xinh đẹp trong trang phục của dân tộc
mình

+ Bừng: ánh sáng của những bó đuốc

+ Khèn lên mạn điệu: âm thanh dạt dào, du dương của tiếng đàn

– Bức tranh Châu Mộc chiều sương: sử dụng các từ để hỏi “có thấy”, “có nhớ” để gợi về trong tâm trí
những hình ảnh trong buổi chiều sương ấy

+ Hồn lau nẻo bến bờ

+ Dáng người trên độc mộc


+ Dòng nước lũ hoa đong đưa

=> Bức tranh Châu Mộc chiều sương thật thơ mộng, hư ảo, duyên dáng, tình tứ, tất cả mọi cảnh vật
dường như không còn vô tri vô giác nữa mà có điệu hồn của riêng mình.

d. Đoạn 3: Hình ảnh những người lính Tây Tiến

– Hiên ngang, lẫm liệt, ngang tàn và cứng cỏi

+ Không mọc tóc: họ không cần, không thèm mọc tóc – một cách nói đầy chủ động

+ Giữ oai hùm

– Vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa: Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

– Cái chết bi tráng:

+ Cách nói giảm nói tránh “rải rác”, “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”: làm giảm đi sự đau
thương và nhấn mạnh, làm nổi bật tinh thần quả cảm, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh

+ Áo bào thay chiếu: sang trọng, lí tưởng hóa cái chết

+ Về đất: về với đất mẹ yêu thương, bởi trọn cả cuộc đời mình các anh đã sống thật ý nghĩa và hi
sinh cho quê hương, cho Tổ quốc

+ Sông Mã gầm lên khúc độc hành: cả thiên nhiên tiễn đưa những người lính, cái chết lớn cần sự
tiễn đưa lớn

e. Đoạn còn lại: lời thề son sắt với Tây Tiến

– Mùa xuân ấy:

+ Mùa xuân của thiên nhiên, của đất trời

+ Mùa xuân năm 1947 – mùa xuân của quê hương, đất nước

+ Tuổi trẻ, thanh xuân của những người lính Tây Tiến

– Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi: lời thề của những người lính Tây Tiến – lời thề sẽ luôn nhớ, luôn
khắc ghi những ngày tháng đẹp nhất của đoàn quân Tây Tiến – một đoàn quân đã đi vào lịch sử của
dân tộc như một chứng tích không thể nào quên.

3. Kết bài

– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: bài thơ Tây Tiến đã khắc họa thành công hình
tượng những người lính Tây Tiến trên cái nền thiên nhiên miền Tây vừa hiểm nguy, dữ dội vừa kì vĩ,
thơ mộng.

– Qua bài thơ cho ta thấy ngòi bút tài hoa và tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn, đa tình của Quang
Dũng.

You might also like