You are on page 1of 3

Đề bài: Nêu và phân tích các chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước

trong đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội. Để công tác phòng chống tệ nạn xã
hội đạt được hiệu quả cần chú ý những gì về lĩnh vực pháp luật?
Bài làm
Xin chào cô và các bạn, em tên là Vũ Thái, học sinh lớp 11a8. Hôm nay em xin
được đại diện tổ 3 trình bày về đề tài mà tụi em đã được nhận, đề tài có tên là
Nêu và phân tích các chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước trong đấu
tranh phòng chống tệ nạn xã hội. Để công tác phòng chống tệ nạn xã hội đạt
được hiệu quả cần chú ý những gì về lĩnh vực pháp luật.
Trước tiên, để hiểu hơn về đề tài, nhóm em xin đưa ra một số khái niệm cơ bản
về tệ nạn xã hội và công tác phòng chống để các bạn dễ hình dung.
Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội tiêu cực, có tính phổ biến, biểu hiện
bằng những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và gây hậu quả
nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng như:
+ Thói hư, tật xấu.
+ Phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu.
+ Nếp sống xa đoạ truỵ lạc, mê tín, bói toán...
Bản chất của tệ nạn xã hội là xấu xa, trái với nếp sống văn minh, trái với đạo
đức, bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Tệ nạn xã hội hiện đang là vấn đề gây nhức nhối cho xã hội, cần có công tác
phòng chống tệ nạn xã hội để bài trừ và dẹp yên nó. Vậy ta có thể hiểu thế nào
là công tác phòng chống tệ nạn xã hội? Công tác phòng chống tệ nạn xã hội là
quá trình Nhà nước cùng các ngành, các cấp các đoàn thể tổ chức xã hội và mọi
công dân ( trong đó lực lượng công an là nòng cốt) tiến hành đồng bộ các biện
pháp nhằm phát hiện, ngăn chặn, loại trừ các tệ nạn xã hội.
Để công tác phòng chống tệ nạn xã hội thực hiện một cách hiệu quả, Đảng và
Nhà nước đã đưa ra những quan điểm và chủ trương như sau: Nghiêm cấm mọi
hình thức hoạt động tệ nạn xã hội, xử lí thích đáng những tên hoạt động chuyên
nghiệp, hoạt động có ổ nhóm, những tên cầm đầu hoặc tổ chức lôi kéo người
khác đi vào co đường hoạt động tệ nạn xã hội. Chủ động phòng ngừa ngăn chặn
không để tệ nạn xã hội lây lan phát triển gây tác hại đến đời sống nhân dân và
trật tự xã hội. Giáo dục cải tạo những người mắc tệ nạn xã hội làm cho họ trở
thành những công dân có ích cho xã hội.
Quan điểm trên được cụ thể hoá trên các mặt cụ thể sau:
+ Phòng ngừa là cơ bản, lồng ghép và kết hợp chặt chẽ công tác phòng chống tệ
nạn xã hội với các chương trình phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội ở địa
phương.
Đây là phương hướng cơ bản nhất, vừa thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội
chủ nghĩa, mang ý nghĩa kinh tế, vừa phù hợp với đạo đức, phong tục tập quán
của dân tộc. Để có thể giải quyết, bài trừ triệt để tệ nạn xã hội đòi hỏi phải khắc
phục từng bước những yếu kém, tồn tại của nền kinh tế xã hội, phải thực hiện
đồng bộ các chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, lồng ghép, gắn kết
công tác phòng chống tệ nạn xã hội với các chương trình phát triển kinh tế - văn
hoá - xã hội ở địa phương như chính sách về lao động, việc làm, nâng cao đời
sống vật chất cho nhân dân, các chính sách về văn hoá, giáo dục nhằm điều
chỉnh việc xây dựng các chuẩn mực xã hội và định hướng giá trị xã hội lành
mạnh, phát huy và kế thừa các phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp,… Đẩy
mạnh chương trình “xoá đói giảm nghèo”, “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hoá ở khu dân cư” nhằm từng bước ngăn chặn, loại trừ, xoá bỏ tệ nạn xã hội
trên địa bàn.
+ Công tác phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của toàn xã hội, phải được
triển khai đồng bộ ở các cấp, các ngành, trong đó lấy phòng chống từ gia đình,
cơ quan, đơn vị, trường học làm cơ sở.
Trong công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội thì chính quyền, các cơ
quan, tổ chức, đoàn thể ở cơ sở và gia đình giữ một vai trò rất quan trọng. Đây là
lực lượng trực tiếp thực hiện, biến những chủ trương, chính sách, quy định của
Đảng và Nhà nước về phòng chống tệ nạn xã hội thành hiện thực. Là nơi thực
hiện các cuộc vận động của Đảng và Nhà nước về xây dựng đời sống văn hoá
mới ở khu dân cư, góp phần đẩy lùi và bài trừ tệ nạn xã hội. Do đó cần xác định
đúng vai trò của nhà trường trong đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội
+ Kết hợp chặt chẽ giữa việc xử lý nghiêm khắc với việc cảm hoá, giáo dục, cải
tạo đối với những đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội.
Xử lý nghiêm minh những đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội chuyên nghiệp,
những đối tượng chủ chứa, tổ chức, môi giới, cầm đầu trong các đường dây, ổ
nhóm hoạt động tệ nạn xã hội, cần tích cực, kiên trì cũng như quan tâm tạo các
điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần để động viên, giáo dục, cảm hoá đối
tượng là nạn nhân của tệ nạn xã hội để họ yên tâm rèn luyện để trở thành công
dân có ích cho xã hội.
Những chủ trương, quan điểm trên của Đảng và Nhà nước rất thiết thực, sát với
thực tế, khắc phục được nhiều mặt hạn chế, thiếu sót của các địa phương, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Nhưng để thực hiện được
những việc nêu trên Đảng, Nhà nước cùng các cơ quan ban ngành đoàn thể phải
đối mặt với rất nhiều thách thức. Ngày nay, khi MXH trở nên ngày càng phổ
biến, hình thức của tệ nạn xã hội ngày càng được đa dạng hoá. Chúng núp bóng,
ẩn danh dưới những cái mác tưởng chừng như rất hoàn mĩ, khiến cho công tác
nắm bắt kịp thời còn gặp nhiều khó khăn. Sự hạn chế về mặt nhận thức của 1 số
thành phần trong xã hội gây cản trở lớn đến công tác triển khai, thực hiện quan
điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Nhiều địa phương có kinh phí hạn
hẹp, chưa thể phát triển các chính sách văn hoá – xã hội lồng ghép công tác
tuyên truyền, giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội một cách toàn vẹn cho người
dân. Bên cạnh đó, có nhiều cán bộ quản lí lơ là trách nhiệm của mình, góp phần
tiếp tay cho tệ nạn được tiếp diễn. Tồn tại những đối tượng vẫn cố chấp không
chịu tiếp nhận sự giáo dục, cảm hoá, tiếp tục bước chân vào tệ nạn xã hội. Đảng
và Nhà nước cùng các ban ngành đoàn thể cần quyết liệt hơn nữa trong công tác
phòng chống tệ nạn xã hội, ban hành những chính sách hợp lí, hiệu quả nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho người dân từ đó đẩy lùi được các tệ nạn xã
hội.
Để công tác phòng chống tệ nạn xã hội đạt được hiệu quả cần chú ý về lĩnh vực
pháp luật là: hình sự, hành chính, dân sự. Cán bộ các cấp phải nắm rõ nội dung,
phương thức thực hiện của Luật, các văn bản quy phạm pháp luật, những quy
định, chính sách về phòng chống tệ nạn xã hội được Nhà nước ban hành. Triển
khai đến cán bộ, công chức, viên chức cấp thấp hơn để phổ biến rộng rãi đến
từng công dân. Cần nắm rõ các chính sách tiêu biểu như:
1. Luật số 23/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung 2008 về phòng chống ma túy ( Sắp
tới là Luật Phòng, chống ma túy 2021 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022)
2. Luật số 66/ 2011/QH12 về phòng chống mua bán người năm 2011.
3. Nghị định số 09/2013/NĐ- CP ngày 11/01/2013 của chính phủ về Quy định
chi tiết một số điều Luật Phòng, chống mua bán người.
4. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (bổ sung, sửa đổi 2020).
5. Nghị quyết 09/1998/NQ-CP về xây dựng Chương trình quốc gia phòng chống
tội phạm.
6. Nghị định số 94/2010/NĐ- CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ Quy định về tổ
chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng

You might also like