You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.

HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

BÀI TẬP TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH HÓA LÝ THỰC PHẨM 1

ĐỀ TÀI: CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN


TÍCH ĐIỆN THẾ ỨNG DỤNG TRONG
THỰC PHẨM

SVTH: Nhóm 3
1. Đỗ Đức Thiện MSSV: 2005218066
2. Dương Lập Hùng MSSV: 2005217932
3. Diệp Thái Phi Sơn MSSV: 2005211205
4. Trương Quốc Khánh MSSV: 2035210405

GVHD: Nguyễn Thanh Nam

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 03 NĂM 2023


LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, ngành công nghiệp thực phẩm ở nước ta cũng như trên thế giới đang
phát triển rất mạnh mẽ, vì thế đã tạo ra vô số hàng hóa với nhiều mức chất lượng khác
nhau. Tất cả các sản phẩm phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng đã được quy định
sẵn, tuy nhiên trong xã hội vẫn tồn tại nhiều sản phẩm kém chất lượng. Để đánh giá
đúng chất lượng của các sản phẩm thực phẩm, chúng ta cần tiến hành phân tích, kiểm
tra chất lượng của chúng. Việc kiểm tra chính xác chất lượng sản phẩm sẽ giúp chúng
ta có những nhận định đúng về loại thực phẩm đang sử dụng, đồng thời cũng giúp các
nhà sản xuất kiểm soát được chất lượng sản phẩm của mình, tìm hiểu được nguyên
nhân, quy trình sản xuất, khắc phục được những sai sót trong quá trình sản xuất,...
Hơn nữa quá trình này còn giúp nhà nước quản lý được các hàng hóa đang lưu hành
trên thị trường, đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và giúp người tiêu dùng
yên tâm sử dụng sản phẩm có chất lượng tốt.

Trong thời đại ngày nay, sự áp dụng rộng rãi vào thực tiễn những nhà máy,
những phòng thí nghiệm nghiên cứu khoa học các phương pháp phân tích công cụ
khác nhau, hệ kiểm tra tự động bằng phân tích hóa học dựa trên sự sử dụng các thiết
bị, máy móc vật lý, hóa lý tinh vi, chính xác có các máy tính điện tử là nét đặc trưng
cho sự phát triển của hóa học phân tích. Sự phát triển đó phụ thuộc vào nhiều lĩnh vực
khác nhau của sản xuất và các môn khoa học lân cận như phân tích hóa lý thực phẩm,
vật lý thực nghiệm và hóa lý. Phương pháp phân tích điện thế nằm trong nhóm các
phương pháp phân tích công cụ hiện đại đáp ứng nhu cầu của khoa học kĩ thuật và đời
sống hiện đại, cho phép xác định một cách tự động hoặc bán tự động những lượng cực
nhỏ các chất vô cơ.

Đề tài được chia làm hai phần dừng lại ở việc cung cấp lịch sử hình thành,
nguyên tắc phương pháp, những định luật, điều kiện ảnh hưởng, sơ đồ các phương
pháp định lượng, một số ứng dụng. Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong
việc tìm hiểu và làm rõ các vấn của phương pháp phân tích điện thế.
Chương 1 Tổng quan về phương pháp phân tích điện thế
Chương 2 Các ứng dụng của phương pháp phân tích điện thế

Để hoàn thành tốt bài tiểu luận không thể không kể đến sự hướng dẫn của thầy
Nguyễn Thanh Nam. Nhóm chúng em xin gửi tới thầy lời cảm ơn sâu sắc và chân
thành. Do thời gian có hạn nên tiểu luận chắc chắn có những điểm sai sót không tránh
khỏi. Nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cũng như ý kiến đóng
góp của các bạn để bài trở nên hoàn thiện hơn. Và đây cũng là cơ hội để chúng em mở
rộng kiến thức và tầm hiểu biết của mình. Xin chân thành cảm ơn!
BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CỦA CÁC THÀNH VIÊN

STT HỌ VÀ TÊN MSSV MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH XÁC NHẬN


1 Dương Lập Hùng 2005217932 100% Đã xác nhận
2 Diệp Thái Phi Sơn 2005211205 100% Đã xác nhận
3 Trương Quốc Khánh 2035210405 100% Đã xác nhận
4 Đỗ Đức Thiện 2005218066 100% Đã xác nhận
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
TPHCM, ngày... tháng... năm 2022
Ký và ghi rõ họ tên
Mục lục

Lời nói đầu 3


Mục lục 6
Chương 1 Tổng quan về phương pháp phân tích điện thế 7
1.1. Vài nét về lịch sử phương pháp phân tích điện thế 7
1.2. Nguyên tắc phương pháp 7
1.3. Vài nét về điện cực 9
1.4. Thế điện cực 11
1.5. Các loại điện cực 12
1.5.1. Điện cực chỉ thị 12
1.5.2. Điện cực so sánh 14
Chương 2 Các ứng dụng của phương pháp phân tích điện thế 16
2.1. Đo pH của dung dịch 16
2.2. Phương pháp chuẩn độ điện thế 17
Tài liệu tham khảo 18
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐIỆN THẾ

1.1. Vài nét về lịch sử phương pháp phân tích điện thế
Phương pháp phân tích điện thế nằm trong nhóm các phương pháp vật lý và
hóa lý thưởng được gọi là các phương pháp phân tích công cụ hiện đại ra đời từ vài
chục năm gần đây nhằm đáp ứng những nhu cầu càng cao của khoa học kĩ thuật và đời
sống hiện đại. Sự ra đời và phát triển của phương pháp này là sự kết hợp những thành
tựu của khoa học phân tích, những thành tựu của hóa học với những thành tựu của vật
lý học hiện đại, kĩ nghệ tin học, điện tử, tự động hóa. Các phương pháp này có đặc
điểm nổi bật như cho phép xác định một cách tự động hoặc bán tự động những lượng
cực nhỏ các chất vô cơ.

Phương pháp ra đời vào cuối thế kỉ 19 sau khi Nernst đưa ra phương trình
Nernst mô tả mối liên hệ giữa thể điện cực với hoạt độ các cấu tử (hay nồng độ các
cấu tử) của hệ oxi hóa khử thuận nghịch.

1.2. Nguyên tắc phương pháp


Nếu tiến hành thí nghiệm với dụng cụ thích hợp để kiểm soát được sự di
chuyển của các điện tử trong phản ứng oxy hóa khử tạo thành dòng các electron có
nghĩa là chúng ta đã tạo được dòng điện hóa từ phản ứng hóa học.

Phương pháp đo diện thế là phương pháp xác định nồng độ các ion dựa vào sự
thay đổi thế điện cực khi nhúng vào dung dịch phân tích theo phương trình Nernst mô
tả mối liên hệ giữa thế điện cực với hoạt độ các cấu tử (hay nồng độ các cấu tử) của hệ
oxi hóa khi thuận nghịch.

E0: điện thế oxy hóa khử tiêu chuẩn của cặp Ox - Kh (V)
R: hằng số khí lý tưởng ( 8,314 J0K-1mol-1 )
T: nhiệt độ tuyết đối (K)
F: số Faraday ( 96485 Coulomb )
N: số electron tham gia trong cặp Ox - Kh
(aox), (akh): hoạt độ dạng oxy hóa và dạng khử
fox, fkh: hệ số hoạt động dạng oxy hóa và dạng khử
[ox], [kh]: nồng độ cân bằngd dạng oxy hóa và dạng khử (mol/l)

Thay giá trị các hằng số R, F, nhiệt độ 25°C (T = 298,15°K), đổi logarit neper
thành logarit thập phân (lna = 2,303 lga) và chấp nhận hệ số hoạt độ f ox =fkh =1, ta có
phương trình Nerst ở dạng cân bằng:

0,0592 [ ox ]
E=E0 + lg
n [ kh ]

Với điện cực là thanh kim loại M (ví dụ Ag, Cu, Cd, Pb, Zn,...) nhúng vào
dung dịch muối của nó:
0 0,0592
E=E + lg ¿ ¿
n

Với dung dịch chứa hai dạng ion có mức độ oxy hóa khác nhau của cùng một
kim loại M, ví dụ Mm+ và Mn+ (m > n), phương trình Nernst có dạng:

0 0,0592
E=E + lg¿ ¿ ¿ ¿
m−n

Các phương trình trên là cơ sở cho các phương pháp phân tích đo điện thế. Có hai
cách ứng dụng các phương trình này trong hóa phân tích:
- Cách thứ nhất là đo diện thế các cực nhúng vào dung dịch nghiên cứu. Thế điện
cực này phải thay đổi phụ thuộc vào thành phần của chất phân tích trong dung
dịch. Từ diện thế do dược, người ta sẽ tinh nồng độ chất nghiên cứu theo các
phương trình thích hợp đã đưa ra ở trên.
- Cách thứ hai là phương pháp chuẩn độ điện thế. Nội dung của phương pháp là
nhúng một diện cụ có thể diện cực thay dổi theo theo thành phần dung dịch
nghiên cứu rồi tiến hành điện phân chất nghiên cứu trong dung dịch bằng một
dung dịch chuẩn nào đó. Trong quá trình định phân nông độ ion nghiên cứu sẽ
thay đổi, đưa đến sự thay đổi diện thế dung dịch theo một trong các phương
trình trên. Lúc đầu sự thay đổi điện thể không lớn, chỉ lại gần điểm tương
đương, điện thế đo dược E mới thay đổi đột ngột. Sự thay đổi của E trong quá
trình định phân được biểu diễn ở dạng đồ thị E-V gọi là phương trình định phân
theo phương pháp do điện thế.

Như vậy nguyên tắc của phương pháp là đo thế cân bằng của cực nghiên cứu
để xác định nồng độ cân bằng của chất phân tích hoặc theo dõi sự biến thiên nồng độ
của nó tham gia vào phản ứng hóa học. Trong điện hóa học ta không thể xác định
được thể cân bằng của một cực riêng biệt mà chỉ xác định được thế của nó so với một
cực dùng làm cực chuẩn. Trong phân tích điện hóa cực chuẩn được gọi là cực so sánh.
Cực cần đo thế cân bằng gọi là cục đo hoặc là cực chỉ thị. Chú ý rằng khó có ranh giới
chính xác giữa điện cực so sánh và diện cực chỉ thị. Một điện cực chỉ thị cũng có thể
là một điện cực so sánh tùy theo từng trường hợp sử dụng.

1.3. Vài nét về điện cực


Điện cực là hệ thống nối tiếp nhau của các tưóng dẫn điện trong đó tướng đầu
tiên và tướng cuối cùng, một là kim loại, một là dung dịch chất điện li. Cực đơn giản
là hệ gồm một bản kim loại nhúng vào dung dịch muối của nó:
Me ↔ Men+ + ne
Hoặc một đoạn dây kim loại quý nhúng vào dung dịch chứa hệ Oxi hóa khử
liên hợp:
Pt | Ox | Kh ||

Trong đó:
Ranh giới giữa hai pha được ký hiệu bằng: |
Cầu muối (nối hai bán pin tránh phản ứng trực tiếp giữa các chất tham
gia phan ứng) được ký hiệu bằng: ||

Ở tất cả các loại điện cực trên ranh giới tiếp xúc giữa kim loại và dung dịch
chất điện li luôn xuất hiện một điện thế được gọi là thế điện cực cân bàng hoặc thế cân
bằng.

Sự xuất hiện thế cân bằng là do hình thành một cân bằng trao đổi e giữa dạng
oxi hóa và dạng khử trên ranh giới tiếp giáp giữa kim loại và dung dịch chất điện li
trong hệ cực cân bằng đó dẫn đến hình thành lớp điện kép. Ta có thể hình dung lớp
diện kép đó như một tụ điện, một bản của nó là bề mặt kim loại tích diện còn bản kia
là lớp dung dịch chất điện li tiếp xúc với nó tích điện trái dấu.
Hình ảnh lớp điện kép trên Hình ảnh lớp điện kép trên
ranh giới giữa cực kim loại ranh giới giữa cực kim loại
kẽm và dung dịch kẽm sulfat đồng và dung dịch đồng sulfat

Hình ảnh lớp điện kép trên ranh giới giữa điện cực kẽm, điện cực đồng trong
dung dịch chứa ion của nó và đường biểu diễn sự phân bố thế cân bảng lớp điện kép
đó.

Trong thí dụ lớp điện kép hình thành khi tốc độ hai quá trình oxi hóa và quá
trình khử bằng nhau, tức là cân bằng sau dây được thiết lập:
Zn + nH2O ↔ Zn(H2O)n2+ +2e

Tùy thuộc bản chất của kim loại trong hệ cực mà bề mặt của nó tích điện
dương hay âm. Với các kim loại có tính khử mạnh như Zn, Al thì bề mặt của nó tích
điện âm, với các kim loại kém hoạt động như Cu, Ag thì bề mặt của nó tích diện
dương.

Thế cân bằng của điện cực phụ thuộc vào bản chất kim loại của hệ cực và
nồng độ các chất tham gia phản ứng điện cực.

Ở đây cần nhấn mạnh rằng khi cân bằng trao đổi e trên ranh giới tiếp xúc giữa
dung dịch chất điện li và kim loại của một điện cực nào đó đã thiết lập thì trong hệ cực
đó không có sự biến đổi vĩ mô nào cả vì tốc độ của hai quá trình oxi hóa và khử bằng
nhau. Ngoài ra, khi đó bề mặt kim loại có một mật độ e nào đó. Do đó nếu nối cực đã
cho với một cực khác thì e chuyển từ cực có thế cân bằng âm hơn, tức là có mật độ
cao hơn sang cực có thể cân bằng dương hơn và thế cân bằng của hai điện cực bị phá
hủy, nồng độ các chất tham gia cân bằng cũng thay đổi. Ta nói điện cực đó bị phân
cực vì trên chúng xảy ra các quá trình điện cực.

Không đo được giá trị tuyệt đối của thế cân bằng một điện cực, ta chỉ do được
giá trị thể cân bằng của một cực so với cực khác dùng làm chuẩn.

Trong điện hóa học người ta quy ước điện cực hidro là điện cực chuẩn. Đó là
một hệ gồm một cực platin trên bề mặt phủ một lớp muội platin tinh khiết nhúng vào
dung dịch axit có hoạt độ ion H + bằng 1 và bão hòa khi hidro có áp suất riêng phần
bằng 1 atm. Thế của diện cực hidro tiêu chuẩn được tính bằng 0. Vì vậy khi ghép một
cực nghiên cứu với cực hidro tiêu chuẩn hoặc một cực khác làm cực so sánh để đo thế
cân bằng của điện cực cần nghiên cứu thì phải đo trong điều kiện như thế nào để trong
hệ không có dòng diện, tức là trên cực không xảy ra quá trình điện cực nào cả.

1.4. Thế điện cực


Khái niệm điện cực được định nghĩa là một hệ thống bao gồm một kim
loại hoặc một vật dẫn loại 1 (kim loại, bargraphit) nằm tiếp xúc với vật dẫn
loại 2 (dung dịch của chất điện phân nóng chảy hoặc chất điện phân). Ta coi
điện cực kim loại M nhúng vào dung dịch chứa cationMn + của kim loại đó là:
M / Mn +. Trên bề mặt điện cực xuất hiện lớp điện kép do sự chuyển của
cation Mn + từ bề mặt kim loại vào dung dịch và ngược lại từ dung dịch vào bề
mặt điện cực và xuất hiện trên bề mặt điện cực. Do đó, sự xuất hiện trên bề
mặt ranh giới điện cực / dung dịch là tự phát và giá trị này được coi là tuyệt
đối. Không thể xác định được thế điện cực tuyệt đối này, nhưng chỉ có thể đo
điện thế tương đối của nó khi so sánh với điện cực được sử dụng làm điện cực
so sánh.

Thế của một điện cực không thể đo được khi chỉ có một điện cực nhúng
vào dung dịch. Phương pháp đo điện thế tức là đo sức điện động của một pin
Galvanic hay đo sự chệnh lệch thế của hai điện cực được nối với nhau thành
một mạch kín.

Điện cực chỉ thị là điện cực cần xác định thế điện cực, thế của nó phụ
thuộc vào nồng độ chất phân tích. Điện cực so sánh là điện cực có giá trị thế
xác định và không thay đổi trong quá trình phân tích. Dùng điện cực này để so
sánh, theo dõi sự chênh thế của điện cực chỉ thị trong quá trình đo điện thế.

Trong đó:

Ex: sức điện động của pin cần đo


Ess: điện thế điện cực so sánh
Ect: điện thế chỉ thị

Thiết bị đo điện thế gọi là điện thế kế. Các điện thế kế này có thể đo sức điện
động với độ chính xác đến 0,1 mV. Ngày nay, sử dụng các điện thế kế điện tử để đo
sức điện động cho kết quà chính xác và phép đo được tiến hành thuận tiện hơn nhiều.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến thế:


- Nồng độ acid – pH môi trường, khi pH tăng thế tiêu chuẩn giảm khả năng oxy
hóa của chất tham gia bị thay đổi
- Phản ứng kết tủa
- Phản ứng tạo phức
1.5. Các loại điện cực
1.5.1. Điện cực chỉ thị
Là điện cực có thế phụ thuộc vào nồng độ chất cần khảo sát trong dung dịch
mà điện cực này nhúng vào.

Yêu cầu của điện cực chỉ thị: Thế điện cực phải thiết lập đủ nhanh và lặp lại
khi thay đổi nồng độ cần phân tích. Đối với điện cực chỉ thị là điện cực kim loại thì
phản ứng điện cực phải thuận nghịch. Điện cực phải có độ bền hóa học cao để không
tác dụng với cấu tử khác trong dung dịch nghiên cứu.

Trong phương pháp đo diện thế, điện cực chỉ thị thường được dùng là điện cực
màng chọn lọc ion và điện cực chỉ thị kim loại.
- Điện cực kim loại loại 1 (chỉ thị cation) là loại điện cực chế tạo từ bản hoặc dây
kim loại, nhúng vào dung dịch muối tan của kim loại đó M/M n+.. Ứng dụng đo
lường KL/DD (nước sinh hoạt, nước giải khát, thực phẩm…) Ví dụ:
Ag/AgNO3; Cd/Cd(NO3). Tuy nhiên chỉ các điện cực kim loại chế tạo từ Ag,
Hg, Cd,…. tạo được điện cực loại 1 vì điện cự này đáp ứng yêu cầu thuận
nghịch và cho kết quả lặp lại. Với một số kim loại người ta dùng hỗn hợp - cho

kết quả lặp lại tốt hơn. Điện cực loại 1 dùng để xác định nồng độ kim loại trong
dung dịch theo công thức.
- Điện cực kim loại loại 2 được chế tạo từ các bản hoặc dây kim loại có phủ bên
ngoài một lớp muối ít tan của kim loại đó, được nhúng vào dung dịch muối
chứa anion cùng loại với muối ít tan. Các điện cực calomel, điện cực Ag/AgCl
là điện cực kim loại loại 2. Điện cực kim loại loại 2 thường được dùng làm điện
cực so sánh nếu cố định nồng độ Cl-.
Phương trình Nerst cho cân bằng trên:

-
Điện cực màng là một bán pin điện hóa. Trong điện cực này, hiệu số điện thế

trên mặt ngăn cách của các pha của vật liệu chế tạo điện cực - chất điện ly phụ

thuộc nồng độ ( chính xác hơn là hoạt độ ) các ion xác định trong dung dịch.

Vật liệu chế tạo là màng rắn hoặc là màng chất lỏng có chứa các ion xác định.

Khi vật liệu màng tiếp xúc với dung dịch nước, các ion có thể chuyển vào dung

dịch hoặc các ion cần xác định có thể chuyển từ dung dịch nước vào màng. Do

đó, trên bề mặt của màng có điện tích trái dấu với điện tích các ion có trong

dung dịch và trên mặt ngăn cách các pha sẽ xuất hiện một hiệu điện thế mà giá

trị của hiệu điện thế phụ thuộc hoạt độ các ion trong dung dịch. Như vậy, điện
cực màng làm việc không phải do phản ứng điện hóa vận chuyển ion mà là do

hiệu số điện thế xuất hiện trên bề mặt ngăn cách các pha và sự trao đổi cân

bằng dung dịch nghiên cứu với dung dịch phụ ở bên trong màng.

-
Một số điện cực màng thường gặp trong thực tế phân tích:


Điện cực thủy tinh

Điện cực thủy tinh thường có dạng một bình cầu nhỏ có thành mỏng. Trong bình

cầu chứa dung dịch HCl (hoặc 1 dung dịch đệm nào đó). Bên trong bình cầu có đặt

điện cực so sánh Ag - AgCl. Toàn bộ được đặt trong ống bảo vệ.

Màng thủy tinh có khoảng 22% Na2O, 6% CaO và 72% SiO2. Thành phần của

màng thủy tinh quyết định tính trao đội chọn lọc ion H+ cho đến pH~9. Ở pH > 9, nó

đáp ứng với cả ion Na+ và một số ion điện tích +1. Hiện nay, người ta dùng công thức

chế tạo màng khác, thay Na và Ca bằng Li và Ba để tạo điện cực thủy tinh có tính

chọn lọc cao hơn.

Khi hai mặt của màng thủy tinh được hydrate hóa sẽ xuất hiện quá trình trao

đổi chọn lọc giữa các cation +1 trên màng thủy tinh và ion H+ có trong dung dịch.

Gl- là các vị trí màng điện tích âm ở trên bề mặt thủy tinh.

Màng thủy tinh dẫn điện là nhờ sự di chuyển của các ion Na+ trong màng thủy

tinh và ion H+ ở lớp hydrate hóa trên bề mặt của màng. Bề dày của màng thủy tinh
dao động trong khoảng 0,03 ÷ 0,1 mm, có điện trở 50 ÷ 500 MΩ


Điện cực thủy tinh cho kim loại M+

Một số nghiên cứu thay đổi thành phần thủy tinh nhằm trao đổi chọn lọc với

các ion khác ngoài ion H+. Thủy tinh có thêm Al2O3 hoặc B2O3 cho kết quả mong

muốn, đáp ứng với nhiều ion có điện tích +1 như Na+, K+, H+4, Rb+, Cs+, Ag+.

Hiện tại, các điện cực thủy tinh này đã có mặt trên thị trường.

1.5.2. Điện cực so sánh


vào.
Là điện cực có thế không đổi, không phụ thuộc dung dịch điện ly mà nó nhúng

Yêu cầu của điện cực so sánh: bền theo thời gian, điện thế phải lặp lại và trơ với các

thành phần trong dung dịch nghiên cứu, không thay đổi khi có dòng điện nhỏ chạy

qua.

Các loại điện cực bạc clorua, điện cực calomel thường được dùng làm điện cực so

sánh

-
Điện cực HYDRO: Pt, H2 │HCl

Là điện cực chuẩn có thế không đổi, độ chính xác cao, cường độ dòng qua cực rất
nhỏ. Nguyên tắc H2 hấp thụ trên dây Pt nhúng trong dung dịch muối của nó.
Cấu tạo:
1 chuông thủy tinh gắn thanh Pt phủ gel Pt
1 đường dẫn khí H2 vào trong chuông
Cả hệ thống nhúng trong dung dịch acid có hoạt độ xác định
-
Điện cực Ag/AgCl

Điện cực Ag/AgCl được chế tạo bằng dây hoặc mốt bán kim loại Ag có phủ lớp AgCl

nhúng vào dung dịch KCl. Thường dùng điện cực Ag/AgCl với dung dịch KCl bão

hòa hoặc dung dịch KCl 3M làm dung dịch phụ bên trong. Điện thế điện cực loại này

phụ thuộc hoạt độ của anion của hợp chất khó tan phủ lên bề mặt điện cực.

-
Điện cực calomel: Hg │Hg2Cl2, KCl

Điện cực calomel được chế tạo từ Hg kim loại, Calomel (Hg2Cl2) và KCl. Điện thế

của điện cực này cũng phụ thuộc hoạt độ ion Cl-. Tất cả các điện cực khác đều có

calomel bão hòa, chỉ nồng độ KCl khác nhau: 0,1M, 3M, bão hòa.

Điện cực Calomel dùng làm điện cực so sánh để:

Chuẩn độ acid-bazo, oxy hóa khử

Đo pH

Chuẩn độ amperometry

Phương pháp cực phổ


Thông thường để giữ thế điện cực của điện cực Ag/AgCl và calomel không thay đổi

người ta thường chuẫn bị các điện cực này ở điều kiện trong dung dịch KCl bão hòa

hay dung dịch KCl 3M.

Điện cực so sánh Điện cực chỉ thị


Điện cực HYDRO Điện cực chỉ thị kim loại Điện cực màng chọn lọc ion
Điện cực Ag-AgCl - Điện cực KL loại 1 (chỉ thị - Điện cực thủy tinh
Điện cực cation) - Điện cực màng rắn
CALOMEL - Điện cực KL loại 2 (chỉ thị - Điện cực màng lỏng
anion) - Điện cực màng thẩm
- Điện cực Ag thấu khí
- Điện cực chỉ thị cho hệ thống - Điện cực màng xúc
oxh-khử tác sinh học
Bảng các loại điện cực
CHƯƠNG 2 CÁC ỨNG DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐIỆN THẾ
2.1. Đo pH của dung dịch
Phương pháp đo điện thế được dùng nhiều nhất để đo pH trong dung dịch. Một

số loại điện cực như điện cực hydro, điện cực quinonhydro, điện cực antimon, điện

cực thủy tinh,… có thể điện cực thay đổi theo nồng độ ion H+. Điện cực hydro có cấu

trúc cồng kềnh, để điện cực làm việc ổn định lại khá phức tạp nên ít có ý nghĩa trong

thực tiễn phân tích. Điện cực quinonhydro, do nhiều lý do chỉ được sử dụng trong

phương pháp chuẩn điện thế các acid bằng base. Điện cực màng thủy tinh chọn lọc ion

H+ được ứng dụng rộng rãi để đo pH của dung dịch.

Việc đo pH của dung dịch khi dùng điện cực thủy tinh là đo sức điện động của

hệ Galvanic gồm điện cực Ag/AgCl và điện cực thủy tinh. Ở đây, không có sự trao đổi

electron trên bề mặt điện cực màng thủy tinh. Phản ứng trên điện cực là do sự trao đổi

các ion H+ giữa bề mặt điện cực và các dung dịch. Các ion H+ trao đổi ở các lớp

hydrate hóa mặt trong và mặt ngoài của màng làm xuất hiện thế giữa các bề mặt ngăn

cách. Vậy điện thế của màng thủy tinh đặc trưng cho pH của dung dịch nghiên cứu.
Ưu điểm của điện cực thủy tinh là có thể dùng để đo pH trong một khoảng pH

rộng, cân bằng thiết lập nhanh, có thể xác định pH của các dung dịch có tính oxy hóa -

khử, dung dịch đục hoặc keo. Nhược điểm cơ bản của điện cực thủy tinh là dễ bị vỡ

đầu điện cực do làm bằng thủy tinh mỏng.

Trước khi đo pH của dung dịch, cần phải hiệu chuẩn điện cực bằng các dung

dịch đệm chuẩn, tiếp đến là đo pH của dung dịch phân tích. Điện cực dùng xong phải

được rửa sạch đầu tiên cực và ngâm trong dung dịch KCl 3M.

Cân bằng của điện cực thủy tinh thiết lập nhanh, vì vậy, ngoài việc dùng để đo

pH của các dung dịch, người ta có thể dùng điện cực thủy tinh làm điện cực chỉ thị

cho quá trình chuẩn độ theo phương pháp đo điện thế của các dung dịch acid - base.

2.2. Phương pháp chuẩn độ điện thế


Chuẩn độ điện thế là phương pháp phân tích dựa trên sự thay đổi thế trong quá

trình chuẩn độ thể tích. Tại điểm tương đương có sự thay đổi thế đột ngột khi thêm

vào một thể tích nhỏ dung dịch chuẩn. Việc xác định điểm tương đương theo phương

pháp chuẩn độ điện thế chỉ được thực hiện khi có ít nhất một cấu tử cùng tham gia

phản ứng chuẩn độ và phản ứng trên điện cực.

Ví dụ để xác định điểm tương đương của quá trình chuẩn độ theo phương pháp

acid - base, ta dùng điện cực thủy tinh làm điện cực chỉ thị, để xác định các halogenua

ta dùng điện cực Ag/AgCl,…


Để xác định điểm tương đương dựa vào điểm uốn trên đồ thị E - V hoặc điểm

cực đại trên đồ thị (∆E/∆V) - V khi cho những lượng biến đổi thể tích dung dịch

chuẩn rất nhỏ ở gần điểm tương đương. Với chuẩn độ acid - base có thể xác định điểm

tương đương dựa vào đồ thị pH - V hoặc (∆pH/∆V) - V.

Tài liệu tham khảo


Lê Thị Hồng Ánh, Giáo trình Phân tích hóa lý thực phẩm 1, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh.
https://123docz.net/document/3483531-phuong-phap-phan-tich-dien-the.htm
https://tailieu.vn/doc/chuong-12-phuong-phap-phan-tich-do-dien-the-215285.html
https://www.slideshare.net/NamPhan10/phuong-phap-phan-tich-dien-the

You might also like