You are on page 1of 5

TRƯỜNG THPT HOÀNG VĂN THỤ ÔN TẬP GIỮA KÌ - HỌC KÌ II

TỔ NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2022 - 2023


Môn: Ngữ Văn – Khối 11
(Đề kiểm tra có 01 trang) Thời gian làm bài: 20 phút (không kể thời gian phát đề)

ĐỀ

I.ĐỌC HIỂU
Đọc bài thơ:
Đây mùa thu tới
Rặng liễu đìu hiu đứng
chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ
ngàn hàng;
Đây mùa thu tới - mùa thu
tới
Với áo mơ phai dệt lá
vàng.

Hơn một loài hoa đã rụng


cành
Trong vườn sắc
đỏ rũa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung
rinh lá...
Đôi nhánh khô gầy xương
mỏng manh.

Thỉnh thoảng nàng trăng


tự ngẩn ngơ...
Non xa khởi sự nhạt
sương mờ...
Đã nghe rét mướt luồn
trong gió...
Đã vắng người sang
những chuyến đò...

Mây vẩn từng không,


chim bay đi,
Khí trời u uất hận chia ly.
Ít nhiều thiếu nữ buồn
không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ
ngợi gì.

(Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 1988, tr.186 - 187)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Cảnh vật mùa thu được nhà thơ miêu tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
(1.0 điểm)
Câu 2. Chỉ ra những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ:
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá...
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh (1.0 điểm)
Câu 3. Theo anh/chị hình ảnh Áo mơ phai dệt lá vàng trong câu thơ Với áo mơ phai dệt
lá vàng được hiểu như thế nào? (2.0 điểm)
- Câu thơ "Với áo mơ phai dệt lá vàng" là một câu thơ nhiều thi vị, nói lên cái
hồn thu với sắc lá, gợi lên cảm giác thanh nhẹ, tươi sáng về mùa thu đáng yêu
vô cùng. 

Câu 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang/ Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng (2.0 điểm)
Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác làm cho bức tranh trở nên có hồn hơn.
Rặng liễu như một người con gái với những nét vẽ mềm mại nhưng đượm buồn, đứng đìu
hiu, tóc buồn buông, lệ ngàn hàng

- Từ láy: đìu hiu


- Nhân hóa: “đứng chịu tang”, “lệ ngàn hàng”
- Hoán dụ: “tóc buồn”, “áo mơ phai”
Câu 5. Anh/Chị hiểu như thế nào về bốn dòng thơ:
Mây vẩn từng không, chim bay đi,
Khí trời u uất hận chia ly.
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì. (2.0 điểm)
- Thi sĩ dùng những hình ảnh chuyển động để nói tới cái tĩnh lặng của con người.
"Chim bay đi" trong sự chia ly của khí trời làm cho không gian như chia đôi, tạo
cảm giác buồn đơn chiếc. Tác giả đã miêu tả từ cái xác định đến cái không xác
định làm cho câu thơ có nét mới lạ. Hình ảnh "thiếu nữ buồn không nói" cùng với
nghệ thuật đảo ngữ đã khắc họa nỗi sầu thảm, lẻ loi, cô đơn của cô gái trước
không gian mênh mông rộng lớn. "Nhìn xa", "nghĩ ngợi" càng làm rõ hơn sự suy
tư, trầm ngâm của nhân vật trước cảnh sắc mùa thu hay chính xác là bước "chuyển
mình" của "nàng thu". Mượn hình ảnh "thiếu nữ", tác giả đã nói lên suy nghĩ, tâm
sự của mình về bức tranh thu. Đó chính là cảm xúc buồn, suy tư khi mùa thu dần
"tàn".
Câu 6. Cảm xúc của nhà thơ thể hiện trong bài thơ trên là gì? (2.0 điểm)
- Bài thơ là hình ảnh chuyển mùa từ hạ sang thu. Khi các cảnh xuất hiện từ gần đến
xa, từ thấp đến cao, rồi linh hoạt thay đổi góc nhìn, cho thấy sự hiểu biết tinh tế
của tác giả về sự thay đổi của các mùa. Mùa thu, nhà thơ như tiếc nuối quá khứ,
bùi ngùi trước sự trôi đi của thời gian, sự đổi thay của vạn vật.

I.ĐỌC HIỂU
Đọc bài thơ:
Chiều Xuân
Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió.
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.
Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm.
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.
(Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 1988, tr.186 - 187)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Cảnh vật mùa xuân được nhà thơ miêu tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
(1.0 điểm)
Câu 2. Chỉ ra những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ:
Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời. (1.0 điểm)
Câu 3. Theo anh/chị hình ảnh Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa trong bài thơ được
hiểu như thế nào? (2.0 điểm)
- Những chú trâu bò đang từ tốn nhai cỏ non một cách “thong thả” , chậm rãi như
tận hưởng hạnh phúc.Mưa vẫn còn rơi và vương hạt mưa lên ngọn cỏ cho ta cảm
giác trâu bò đang thưởng thức chính “mưa”.
Câu 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ:
Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng/Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi; (2.0 điểm)
- nhân hóa: mưa - đổ bụi, đò - biếng lười – nằm mặc
- từ láy: êm êm
+ Biến những vật vô tri, vô giác thành sống động có hồn, gợi hình, gợi cảm.

+ Góp phần khắc họa hình ảnh thiên nhiên, làng quê vắng lặng, bình yên nhưng cũng
đượm buồn.  

Câu 5. Anh/Chị hiểu như thế nào về bốn dòng thơ:


Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm.
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa. (2.0 điểm)
Quê hương tươi đẹp bởi những cánh đồng xanh rì ngọn lúa rung rinh xào xạc theo đợt gió
thổi về, còn thấm đẫm những giọt mưa bụi lất phất. Lũ cò con lông trắng là hình ảnh gắn
liền với ruộng đồng, với bầu trời thôn quê, với cơn gió mát chiều về, nghịch ngợm bay ra
vội vàng hối hả làm xao động cả góc trời, chúng tung cánh tự do phiêu lãng và vô tình
làm giật mình một cô gái nông thôn đang cần mẫn làm việc bởi âm thanh bay lên của
những đôi cánh. Cô gái trong câu thơ vẫn chăm chỉ làm nốt những công việc cuối cùng
của ngày sắp tàn và cũng là những gì hiện lên trước mắt nhà thơ sau chót. Khung cảnh
thanh bình tràn đầy sức sống, hoạt động của muôn vật đã xây dựng nên nhịp sống vui
tươi nơi đây dù thời gian trôi gần hết ngày.

Câu 6. Cảm xúc của nhà thơ thể hiện trong bài thơ trên như thế nào? (2.0 điểm)

Bài thơ thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên, yêu cảnh vật, yêu con người tha thiết
của chủ thể trữ tình. ‘‘Chiều xuân’’ nói với thế hệ hậu sinh hãy biết yêu quê hương từ những gì
quen thuộc, bình thường nhất như con đò, bến nước, dòng sông... Hãy biết trân trọng và giữ gìn
quá khứ. Và phải chăng - đó cũng chính là điều mùa xuân luôn mong chờ!

You might also like