You are on page 1of 83

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA SINH - KTNN


-------- --------

BÙI VĂN PHÁI

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM


HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO CỦA
HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG VÂN NỘI - ĐÔNG ANH - HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: Sinh lí người và động vật

HÀ NỘI - 2013
LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn Th.S Phạm Thị Kim Dung, người đã tận tâm
hướng dẫn, giúp đỡ, động viên em rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện
khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn PSG.TS Mai Văn Hưng, ThS. Trần Long
Giang những người đã giúp đỡ, hướng dẫn, động viên em trong suốt quá
trình nghiên cứu cũng như thực hiện khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo và các em học sinh trường
Trung học phổ thông Vân Nội xã Vân Nội, huyện Đông Anh, thành phố Hà
nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình điều tra.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn trong nhóm đã giúp đỡ, động viên
tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Sinh viên

Bùi Văn Phái


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là khóa luận của riêng tôi. Các số liệu và kết quả
nêu trong khóa luận là chân thực và chưa từng được công bố trong bất cứ
một công trình khoa học nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Sinh viên

Bùi Văn Phái


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ------------------------------------------------------------------------------- 1
1. Lí do chọn đề tài ------------------------------------------------------------------- 1
2. Mục đích nghiên cứu ------------------------------------------------------------- 1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ------------------------------------------------------------- 2
4. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài ----------------------------------------- 2
5. Đóng góp mới của đề tài --------------------------------------------------------- 2
NỘI DUNG ---------------------------------------------------------------------------- 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ----------------------------------------- 3
1.1. Lược sử nghiên cứu trí tuệ ---------------------------------------------------- 3
1.1.1. Những nghiên cứu về trí tuệ trên thế giới -------------------------------- 5
1.1.2. Những nghiên cứu về trí tuệ ở Việt Nam --------------------------------- 7
1.2. Lược sử nghiên cứu chỉ số cảm xúc - EQ----------------------------------- 9
1.2.1. Những nghiên cứu về cảm xúc trên thế giới --------------------------- 9
1.2.2. Những nghiên cứu về cảm xúc ở Việt Nam -------------------------- 10
1.3. Lược sử nghiên cứu chỉ số vượt khó - AQ ------------------------------- 11
1.3.1. Những nghiên cứu về chỉ số vượt khó trên thế giới ---------------- 11
1.3.2. Những nghiên cứu về chỉ số vượt khó ở Việt Nam ------------------ 13
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -------14
2.1. Đối tượng nghiên cứu -------------------------------------------------------- 14
2.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ------------------------------------ 14
2.1.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu ------------------------------------------ 14
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ------------------------------------------ 14
2.3. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số --------------------------------------- 14
2.3.1. Trắc nghiệm IQ bằng test RCC phiên bản DEPP RCC-30-VN ----- 14
2.3.2. Trắc nghiệm chỉ số cảm xúc - EQ --------------------------------------- 17
2.3.3. Trắc nghiệm chỉ số vượt khó - AQ -------------------------------------- 19
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ----------------------------------------------- 21
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN -----------------22
3.1. Chỉ số thông minh (IQ) của học sinh -------------------------------------- 22
3.1.1. IQ của học sinh theo tuổi------------------------------------------------- 22
3.1.2. IQ của học sinh theo giới tính ------------------------------------------- 23
3.1.3. Phân bố học sinh theo mức trí tuệ -------------------------------------- 25
3.2. Chỉ số cảm xúc (EQ) của học sinh ----------------------------------------- 29
3.2.1. EQ của học sinh theo tuổi ------------------------------------------------ 29
3.2.2. EQ của học sinh theo giới tính ------------------------------------------ 30
3.3. Chỉ số vượt khó (AQ) của học sinh ---------------------------------------- 32
3.3.1. AQ của học sinh theo tuổi ------------------------------------------------ 32
3.3.2. AQ của học sinh theo giới tính ------------------------------------------ 33
3.3.3. Các chỉ số thành phần AQ của học sinh ------------------------------- 34
3.4. Mối tương quan giữa các chỉ số sinh học --------------------------------- 42
3.4.1. Mối tương quan giữa IQ - EQ ------------------------------------------- 43
3.4.2. Mối tương quan giữa IQ - AQ ------------------------------------------- 44
3.4.3. Mối tương quan giữa EQ - AQ ------------------------------------------ 45
3.4.4. Mối tương quan giữa IQ và học lực ------------------------------------ 46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ-----------------------------------------------------50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ---------------------------------------------------------52
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AQ : Adversity Quotient (chỉ số vượt khó)


C : Control (khả năng kiểm soát)
E : Endurance (khả năng nhẫn nại, lạc quan)
EQ : Emotional Quotient (chỉ số cảm xúc)
IQ : Intelligence Quotient (chỉ số thông minh)
Nxb : Nhà xuất bản
MSCEIT : Thang đo cảm xúc đa nhân tố (Mayer-Salovey-Caruso
Emotional Intelligence Test)
O : Ownership (khả năng xử lý tình huống)
R : Reach (khả năng chịu đựng)
SD : Standard Diviation (độ lệch chuẩn)
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
VN : Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Phân bố đối tượng theo tuổi và theo giới tính --------------------------- 14
Bảng 2.2. Phân loại trí tuệ theo IQ --------------------------------------------------- 16
Bảng 2.3. Phân loại các chỉ số thành phần của AQ -------------------------------- 21
Bảng 3.1. IQ trung bình của học sinh theo tuổi ------------------------------------- 22
Bảng 3.2. IQ trung bình của học sinh theo giới tính -------------------------------- 23
Bảng 3.3. Phân bố học sinh theo các mức trí tuệ ----------------------------------- 25
Bảng 3.4. EQ trung bình của học sinh theo tuổi------------------------------------- 29
Bảng 3.5. EQ trung bình của học sinh theo theo giới tính ------------------------- 30
Bảng 3.6. AQ trung bình của học sinh theo tuổi------------------------------------- 32
Bảng 3.7. AQ trung bình của học sinh theo theo giới tính ------------------------- 34
Bảng 3.8. Kết quả nghiên cứu các chỉ số thành phần của AQ --------------------- 35
Bảng 3.9. Khả năng kiểm soát của học sinh theo tuổi và theo giới tính ---------- 36
Bảng 3.10. Khả năng xử lý tình huống của học sinh theo tuổi và theo giới tính ---- 37
Bảng 3.11. Khả năng chịu đựng của học sinh theo tuổi và theo giới tính -------- 39
Bảng 3.12. Khả năng nhẫn nại, lạc quan của học sinh theo tuổi và theo giới tính- 40
Bảng 3.13. Hệ số tương quan giữa các chỉ số sinh học ---------------------------- 42
Bảng 3.14. Mô hình hồi quy tuyến tính giữa IQ và EQ ----------------------------- 43
Bảng 3.15. Tỉ lệ % học sinh theo mức trí tuệ và lực học --------------------------- 47
Bảng 3.16. Mô hình hồi quy tuyến tính giữa IQ và học lực ------------------------ 48
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ IQ trung bình của học sinh theo tuổi ---------------------------- 22
Hình 3.2. Biểu đồ IQ trung bình của học sinh theo tuổi và theo giới tính -------- 24
Hình 3.3. Biểu đồ phân bố học sinh theo mức trí tuệ và theo giới tính ----------- 25
Hình 3.4. Biểu đồ phân bố học sinh theo mức trí tuệ và theo giới tính ở tuổi 15 ----- 26
Hình 3.5. Biểu đồ phân bố học sinh theo mức trí tuệ và theo giới tính ở tuổi 16 --- 27
Hình 3.6. Biểu đồ phân bố học sinh theo mức trí tuệ và theo giới tính ở tuổi 17 --- 28
Hình 3.7. Biểu đồ EQ trung bình của học sinh theo tuổi --------------------------- 30
Hình 3.8. Biểu đồ EQ trung bình của học sinh theo tuổi và theo giới tính ------- 31
Hình 3.9. Biểu đồ AQ trung bình của học sinh theo tuổi --------------------------- 33
Hình 3.10. Biểu đồ AQ trung bình của học sinh theo tuổi và theo giới tính ----- 34
Hình 3.11. Biểu đồ các chỉ số thành phần của AQ theo tuổi ----------------------- 35
Hình 3.12. Biểu đồ chỉ số C của học sinh theo tuổi và theo giới tính ------------- 37
Hình 3.13. Biểu đồ chỉ số O của học sinh theo tuổi và theo giới tính ------------- 38
Hình 3.14. Biểu đồ chỉ số R của học sinh theo tuổi và theo giới tính ------------- 39
Hình 3.15. Biểu đồ chỉ số E của học sinh theo tuổi và theo giới tính ------------- 41
Hình 3.16. Ma trận đồ thị phân tán giữa các chỉ số IQ, AQ, EQ------------------ 42
Hình 3.17. Đồ thị phân tán mô tả mối quan hệ tuyến tính giữa IQ và EQ ------- 43
Hình 3.18. Đồ thị phân tán mô tả mối quan hệ tuyến tính giữa IQ và AQ ------- 44
Hình 3.19. Đồ thị phân tán mô tả mối quan hệ tuyến tính giữa EQ và AQ ------ 46
Hình 3.20. Đồ thị phân tán mô tả mối quan hệ tuyến tính giữa IQ và học lực -- 48
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trí tuệ và các chỉ số sinh học được coi là hai mặt cùng phát triển trong
quá trình đào tạo con người mới, phục vụ cho nền kinh tế tri thức hiện nay.
Để nâng cao chất lượng dạy và học thì cần phải dựa vào năng lực trí tuệ và
một số chỉ số sinh học của học sinh. Chỉ có bằng cách này mới lựa chọn được
nội dung, thiết bị, phương pháp dạy học cho phù hợp.
Bên cạnh đó đo năng lực trí tuệ học sinh chính là một trong những biện
pháp giúp cho các trường học, các cơ sở giáo dục có thể tìm kiếm các tài năng
chính xác hơn và hơn thế nữa từ đó có các định hướng phù hợp nhất nhằm
duy trì và phát huy tài năng của học sinh theo đúng sở trường của các em. Kết
quả trắc nghiệm còn giúp cho các trường có thêm thông tin về trí tuệ của học
sinh kết hợp với thông tin từ kết quả làm bài thi truyền thống nhằm tuyển sinh
vào trường chuyên hay các lớp chất lượng cao, các đội tuyển thi học sinh giỏi
Quốc gia hiệu quả hơn.
Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về năng lực trí tuệ và các
chỉ số sinh học trên các đối tượng học sinh. Kết quả nghiên cứu của các công
trình này cho thấy, năng lực trí tuệ của con người thay đổi theo lứa tuổi và
điều kiện xã hội đặc biệt là đối với các em học sinh ở bậc trung học cơ sở và
trung học phổ thông. Vì thế việc nghiên cứu trí tuệ và các chỉ số sinh học của
học sinh phải được tiến hành thường xuyên. Xuất phát từ thực tế trên tôi đã
thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao
của học sinh trường THPT Vân Nội - Đông Anh - Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu về các chỉ số năng lực trí tuệ cơ bản thường có chỉ số
thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ) và chỉ số vượt khó (AQ) của học sinh
trường THPT Vân Nội - Đông Anh - Hà Nội.

1
- Nghiên cứu các c hỉ số trí tuệ nhằm tìm hiểu mối tương quan giữa sự
phát triển sinh lý với tâm lý của học sinh THPT.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định IQ và mức trí tuệ của học sinh theo tuổi và theo giới tính.
- Nghiên cứu EQ, AQ của học sinh theo tuổi và giới tính.
- Xác định mối tương quan giữa IQ - EQ, IQ - AQ, IQ - AQ và IQ - học
lực.
4. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu có tác động quan trọng đến việc thay đổi phương
pháp dạy học của giáo viên với các đối tượng học sinh khác nhau.
- Là cơ sở dữ liệu trong chiến lược phát triển con người chất lượng cao.
- Kết quả khảo sát giúp thay đổi nhận thức về cách tiếp cận dạy học tích
hợp các kiến thức về giá trị sống cho học sinh.
5. Đóng góp mới của đề tài
- Xác định thực trạng các chỉ số trí tuệ cơ bản của học sinh THPT.
- Tìm thấy mối tương quan giữa các chỉ số trí tuệ của học sinh trường
THPT Vân Nội - Đông Anh - Hà Nội.
- Góp phần đề xuất biện pháp giáo dục phù hợp với học sinh trong
trường.

2
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lược sử nghiên cứu trí tuệ
Trong lịch sử nghiên cứu về trí tuệ, nhiều chuyên gia đã có những quan
niêm khác nhau về trí tuệ. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về trí tuệ, nhìn
chung có thể giải thích trí tuệ theo hai xu hướng:
Hướng thứ 1: Giải thích trí tuệ quá rộng như là sự thích ứng nói chung
hoặc thu hẹp khái niệm trí tuệ vào các quá trình tư duy. Các định nghĩa về trí
tuệ này có thể có 3 loại:
Loại thứ 1: Coi trí tuệ là năng lực học tập (Freeman F.S,1963; Aiken
L.R,1987): Trí tuệ năng lực học có mối quan hệ với nhau nhưng không đồng
nhất với nhau. Mỗi người đều phải học tập để bảo toàn cơ thể, phát triển nhân
cách và khẳng định mình trong xã hội để phát triển như một thực thể tinh
thần. Học tập là điều kiện cần thiết để phát triển trí tuệ [11].
Loại thứ 2: Coi trí tuệ là năng lực tư duy trừu tượng (Terman L,1937):
Loại này khá phổ biến và đại diện cho nó là A.Binet. Theo Binet thì trí tuệ là
một chức năng chung đối với việc suy luận và giải quyết vấn đề trong các tình
huống khác nhau [3]. L.Terman cho rằng, chức năng của trí tuệ là sử dụng có
hiệu quả các khái niệm [4]. M.N.Menchinskaia lại coi đặc trưng của trí tuệ là
sự tích luỹ vốn tri thức của các thao tác trí tuệ [18].
Loại thứ 3: Coi trí tuệ là năng lực thích ứng: Đây là định nghĩa phổ
biến được nhiều nhà nghiên cứu tán thành nhất. Đại diện cho khuynh hướng
này là R.Stern coi trí tuệ là năng lực thích ứng chung của con người với
những điều kiện và nhiệm vụ mới trong đời sống. Theo ông, trí tuệ là năng
lực suy luận và khả năng sáng tạo trên cơ sở kết hợp những kinh nghiệm khác
nhau để giải quyết vấn đề mới [12].

3
Hướng thứ 2: Trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, khi nghiên cứu về trí thông minh của con người, các nhà tâm lí
học Liên Xô đã chú ý đến những vấn đề lý luận và phương pháp luận sau:
- Tính độc lập tương đối của trí tuệ với các thuộc tính khác nhau của
nhân cách.
- Sự hình thành và thể hiện của trí tuệ trong hoạt động.
- Tính quy định (chế ước) của những điều kiện văn hóa - lịch sử đối với
những thể hiện của trí tuệ.
- Chức năng thích ứng tích cực của trí tuệ.
Theo lập trường trên, Blyakhe V.M và Burolachue L.F (1978) [11] đã
đưa ra định nghĩa về trí tuệ: “Trí tuệ - đó là một cấu trúc động, tương đối độc
lập của các thuộc tính nhận thức của nhân cách, được hình thành và thể hiện
trong hoạt động, do những điều kiện văn hóa - lịch sử quy định và chủ yếu
đảm bảo cho sự tác động qua lại phù hợp với hiện thực xung quanh, cho sự
cải tạo có mục đích hiện thực ấy”.
Ngày nay các nhà nghiên cứu về trí tuệ có xu hướng cho rằng có nhiều
loại trí tuệ. Từ năm 1990, người ta bắt đầu nói đến một loại trí tuệ mới - trí tuệ
xúc cảm (Peter Salovey và John Mayer, 1990; Daniel Goleman, 1995…).
Trước đây chúng ta không hề quan tâm đến trí tuệ cảm xúc mà chủ yếu quan
tâm đến trí tuệ thông minh. Trên thực tế, không có trí tuệ cảm xúc thì trí tuệ lý
trí không thể hoạt động một cách hiệu quả được.
Qua phân tích 2 xu hướng trên, chúng ta có thể hiểu trí tuệ như sau: Trí
tuệ là một cấu trúc động tương đối độc lập của những năng lực nhận thức và
xúc cảm của cá nhân, được hình thành và thể hiện trong hoạt động, do những
điều kiện văn hóa - lịch sử quy định và chủ yếu đảm bảo cho sự tác động qua
lại phù hợp với hiện thực xung quanh, cho sự cải tạo có mục đích hiện thực
ấy, nhằm đạt các mục tiêu quan trọng trong cuộc sống của cá nhân và xã hội. Có

4
hai hình thức trí tuệ tương đối độc lập nhưng tác động qua lại lẫn nhau: trí tuệ lý
trí (intellectual intelligence) và trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence) [11].
1.1.1. Những nghiên cứu về trí tuệ trên thế giới
Đã có rất nhiều nghiên cứu về trí tuệ trên thế giới, việc đo lường trí tuệ
con người bắt đầu từ khi nào còn là một vấn đề đang tranh cãi. Có người cho
rằng việc sử dụng trắc nghiệm trí tuệ đã có từ năm 2200 TCN. Tuy nhiên, đến
mãi thế kỉ 19, việc trắc nghiệm các năng lực trí tuệ mới trở thành đối tượng
nghiên cứu của khoa học. Khái niệm trắc nghiệm tâm trí được sử dụng rộng
rãi khi Mc.K.Cattell trình bày trong cuốn sách “Các trắc nghiệm và đo lường
tâm trí” vào những năm 1890 tại Newwork. Trong cuốn sách Mc.K.Cattell đã
đưa ra mẫu 50 trắc nghiệm và được sử dụng hơn nửa thế kỉ [20].
Việc sử dụng trắc nghiệm được phát triển rộng rãi trên thế giới kể từ
sau năm 1905, khi nhà tâm lý học Pháp Alfred Binet (1857 - 1911) cộng tác
với bác sĩ tâm thần Theodore Simon (1873 - 1961) thực hiện các nghiên cứu
về năng lực trí tuệ ở trẻ em từ 3 - 15 tuổi. Quá trình thực nghiệm với các quy
tắc thống kê nghiêm ngặt, ông đã xây dựng nên trắc nghiệm trí tuệ Binet -
Simon với 50 bài tập dùng cho trẻ từ 3 - 11 tuổi. Đến 1908, trắc nghiệm trí tuệ
Binet - Simon được xuất bản lần 2 với số bài nhiều hơn và được mở rộng cho
đến 13 tuổi. Đến năm 1911, trắc nghiệm đã xuất bản lần thứ 3 và mở rộng cho
độ tuổi 15. Một loạt trắc nghiệm do H.Munsterberg (1863 - 1916) xây dựng
năm 1910 dùng trong công tác tuyển chọn nghề nghiệp cũng đã góp phần
đáng kể vào việc phát triển rộng rãi trắc nghiệm.
Tiếp theo thang trắc nghiệm của Binet - Simon, năm 1912 nhà tâm lí
học Đức Wiliam Stern đề xuất cách tính chỉ số thông minh IQ (Intelligence
Quotient) của từng cá thể. Trong đó IQ được tính theo công thức:
MA MA (Mental Age): tuổi trí khôn được tính theo kết
IQ = .100%
CA quả bài trắc nghiệm.

5
CA (Chroralogical Age): là tuổi đời hay tuổi thực.
Khái niệm tuổi trí khôn thể hiện việc phát triển đi lên của trẻ, trẻ càng lớn thì
càng có thể làm việc, giải quyết những vấn đề khó khăn hơn, học được các
khái niệm và ý tưởng khó hơn [20].
Năm 1939, David Wechsler (1896-1981) giáo sư lâm sàng của đại học
y khoa NewYork đưa ra thang Wechsler Bellevue dùng cho người lớn (the
Wechsler Bellevue Scale). Năm 1949, ông đưa ra WISC cho trẻ từ 5 đến 15
tuổi (the Wechsler Intelligence Scale for Children). Đến năm 1955, ông đưa
ra WAIS là loại thang đo được biến đổi dành cho người từ 16 tuổi trở nên (the
Wechsler Adult Intelligence Scale). Trắc nghiệm WAIS là mẫu đầu tiên của
một quan điểm nghiên cứu mới đối với vấn đề đo lường trí tuệ. D.Wechsler
không chấp nhận giải thích truyền thống về trình độ trí tuệ (IQ) qua mối
tương quan giữa các chỉ số của tuổi khôn (MA) và tuổi thời gian (CA) như
W.Stern, A.Binet và những người kế tục đã làm. Với tương quan ấy thì có sự
phụ thuộc theo đường thẳng giữa tuổi trí khôn và tuổi thời gian. Trong khi đó,
sự phát triển trí tuệ diễn ra một cách không đồng đều trong suốt đời người.
D.Wechsler cho rằng một đại lượng như vậy không phải là chỉ số thông minh.
Ông định nghĩa IQ bằng công thức: IQ = 15.Z + 100.
X −X
Trong đó: Z =
SD
(theo công thức trên, X là điểm trắc nghiệm, là điểm số trắc nghiệm trung
bình trong cùng một độ tuổi, SD là độ lệch chuẩn) [11].
Ngày nay, các trắc nghiệm trí tuệ chủ yếu dựa trên mô hình cấu trúc trí
tuệ đa nhân tố. Ngoài ra còn phải kể đến các trắc nghiệm “khuôn hình tiếp
diễn” của nhà tâm lí học người Anh J.C.Raven, dựa trên quan điểm của các
nhà Ghestal về sự phát sinh tri giác và tư duy. Ông đã mô tả trắc nghiệm này
lần đầu tiên vào năm 1936. Phương pháp trắc nghiệm này của J. C. Raven
được gọi là trắc nghiệm phi ngôn ngữ về trí thông minh.

6
Bên cạnh đó phải kể đến trắc nghiệm trí thông minh bằng test RCC. Bộ
trắc nghiệm RCC của Philippe Chartier được xây dựng dựa trên cơ sở năng
lực suy luận gần với khái niệm trí thông minh và hệ số G. Spearman (1863 -
1945) là người đầu tiên đưa ra khái niệm hệ số G vào năm 1930 (hệ số chung
về thông minh). Khái niệm khả năng suy luận rất gần với khái niệm thông
minh và khái niệm nhân tố g. Spearman (1863 - 1945), nhà tâm lí học người
Anh, trong những năm 30 đã đưa ra khái niệm nhân tố g (nhân tố tổng quát
của trí thông minh). Spearman nhận ra rằng những người thành công trong
một bài test về trí thông minh thì cũng có xu hướng thành công trong các bài
test trí thông minh khác. Do đó có thể thấy sự tương quan lớn giữa cách ước
lượng trí thông minh [9].
1.1.2. Những nghiên cứu về trí tuệ ở Việt Nam
Việc nghiên cứu trí tuệ ở Việt Nam được tiến hành trong vài chục năm
gần đây. Từ cuối những năm 1980 đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu
trí tuệ của học sinh Việt Nam. Việc nghiên cứu trí tuệ được tiến hành theo ba
hướng chính đó là: Nghiên cứu mối liên quan giữa các chỉ số sinh học với sự
phát triển trí tuệ, nghiên cứu những mối liên quan giữa yếu tố di truyền với trí
tuệ, nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường tới sự phát triển của trí tuệ.
Trần Trọng Thuỷ (1989) là một trong số các tác giả đầu tiên nghiên cứu
về trí tuệ của học sinh Việt Nam. Qua nghiên cứu, ông đã xác định chiều
hướng, cường độ, trình độ và chất lượng phát triển trí tuệ của học sinh. Tác
giả nhận thấy, sự phân bố học sinh Việt Nam theo IQ gần sự phân phối chuẩn,
có sự khác biệt giữa học sinh thành thị và học sinh nông thôn, có sự liên quan
giữa học lực và thành phần gia đình [14].
Trịnh Văn Bảo (1994) nhận thấy, có sự phù hợp giữa chỉ số IQ và nhận
thức trong quá trình học tập của học sinh.Trong đó, yếu tố di truyền là tiền đề,
là cơ sở của sự phát triển trí tuệ của học sinh [1].

7
Võ Văn Toàn (1995) nghiên cứu khả năng hoạt động trí tuệ của học
sinh bằng test Raven và điện não đồ. Nghiên cứu cho thấy, năng lực trí tuệ
của học sinh tăng dần theo tuổi và có mối tương quan thuận với kết quả học
tập. Ở đầu cấp tiểu học, điểm trí tuệ của học sinh thấp hơn so với điểm chuẩn
quốc tế, còn ở các lớp trên thì lại cao hơn. Điểm trí tuệ của học sinh Hà Nội
cao hơn so với học sinh Quy Nhơn cùng tuổi [12].
Nguyễn Thạc, Lê Văn Hồng (1993) đã nghiên cứu sự phát triển trí tuệ
của học sinh Hà Nội có độ tuổi từ 10-14. Kết quả cho thấy, sự phát triển trí
tuệ tăng theo lứa tuổi và có sự phân hoá từ 11 tuổi trở đi, trong đó trí tuệ của
nam cao hơn của nữ. Các tác giả còn đề cập đến ảnh hưởng của điều kiện
sống tới sự phát triển trí tuệ của học sinh [13].
Tác giả Trần Thị Loan (2002) nghiên cứu các chỉ số trí tuệ của học sinh
từ 6÷ 17 tuổi tại Quận Cầu Giấy- Hà Nội, kết quả cho thấy tỉ lệ học sinh có
chỉ số IQ khác nhau thay đổi theo lứa tuổi. Tỉ lệ học sinh có chỉ số IQ cao
tăng dần theo lứa tuổi và tỉ lệ học sinh có chỉ số IQ thấp lại giảm dần theo lứa
tuổi. Không có sự khác biệt về năng lực trí tuệ theo giới tính [10].
Tạ Thúy Lan và Mai Văn Hưng (1998), nghiên cứu trí tuệ của học sinh
ở Thanh Hóa đã nhận thấy, năng lực trí tuệ của học sinh tăng dần theo tuổi và
có mối liên quan thuận với học lực [18].
Mai Văn Hưng (2003) nghiên cứu một số chỉ số thể lực và năng lực trí tuệ
của sinh viên ở một số trường đại học phía Bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, mối tương quan thuận không chặt chẽ giữa chỉ số trí tuệ và thể lực [6].
Ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghiên cứu về trí tuệ của nhiều tác
giả khác nhau trên đối tượng học sinh, sinh viên cũng cho kết quả tương tự [19],
[10]. Như vậy, trí tuệ và mối tương quan giữa năng lực trí tuệ với các chỉ số sinh
học đã được nhiều tác giả nghiên cứu và đạt được những kết quả nhất định.

8
1.2. Lược sử nghiên cứu chỉ số cảm xúc - EQ
Thuật ngữ “trí tuệ cảm xúc” (Emotional Interligence - EI) thường dùng
dưới hàm nghĩa nói về chỉ số cảm xúc (Emotional Intellegence Quotient - EQ)
của mỗi cá nhân. “Chỉ số cảm xúc (EQ) là một tập hợp các kỹ năng cảm xúc
mà một người sử dụng để vượt qua những trở ngại trong cuộc sống hàng
ngày” (Theo Multi-Health Systems, 2008). Nói một cách đơn giản, trí tuệ cảm
xúc chính là sự phán đoán dựa trên kinh nghiệm hoặc khả năng hòa nhập với
mọi người [11].
1.2.1. Những nghiên cứu về cảm xúc trên thế giới
Trí tuệ cảm xúc mới được biết đến vào đầu những năm 90 của thế kỷ
XX nhưng việc nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ cảm xúc vào cuộc sống đang thu
hút được sự quan tâm chú ý của nhiều người và đang ngày càng trở nên phổ
biến hơn. Đã không ít ý kiến cho rằng: “Chỉ số cảm xúc được coi là quan
trọng hơn IQ và AQ đối với sự thành bại của con người”. Nhà Tâm lý học
người Mỹ Daniel Goleman đã nhận định: “ Trong những nhân tố quyết định
sự thành bại trong cuộc đời, IQ chiếm ít nhất là 20%, còn ngoài ra bị quy định
bởi các nhân tố khác.”
Chỉ số này mô tả khả năng, năng lực, kỹ năng (trong trường hợp của
mô hình tính cách về trí tuệ cảm xúc) hay khả năng tự nhận thức để xác định,
đánh giá và điều tiết cảm xúc của chính mỗi người, của người khác, của các
nhóm cảm xúc. Trí tuệ cảm xúc là nhánh nghiên cứu tương đối mới của tâm
lý học. Do đó, định nghĩa về trí tuệ cảm xúc không ngừng thay đổi.
Nhưng phải đến năm 1990, thuật ngữ trí tuệ cảm xúc mới thực sự xuất
hiện lần đầu tiên trong một bài báo của 2 tác giả người Mỹ: Peter Salovey và
John Mayer đã công bố một bài báo gây ấn tượng: “Trí thông minh cảm xúc”,
một bài tuyên bố có ảnh hưởng mạnh nhất đến lý thuyết trí thông minh cảm
xúc tại thời điểm đó. Hai ông cho rằng trí tuệ cảm xúc là khả năng làm chủ,
điều khiển, kiểm soát tình cảm, cảm xúc của mình và của người khác, và khả

9
năng sử dụng các thông tin này để dẫn dắt, định hướng cách suy nghĩ và hành
động của một cá nhân. Điều này minh chứng một nhu cầu cần phải tách biệt
các năng lực về trí thông minh cảm xúc khỏi các năng lực trí tuệ khác, các nét
nhân cách và nghiên cứu sâu về nó.
Sau một thời gian nghiên cứu Mayer và Salovery (1997) đã chính thức
định nghĩa trí tuệ cảm xúc: “Là khả năng nhận biết, bày tỏ xúc cảm, hòa xúc
cảm vào suy nghĩ, hiểu, suy luận với xúc cảm, điều khiển, kiểm soát xúc cảm
của mình và của người khác” [2], [3].
Năm 1995, Daniel Goleman, tâm lý gia và nhà báo người Mỹ, với cuốn
sách “Thông minh cảm xúc”, không đưa ra lý thuyết mới nhưng nhấn mạnh
vai trò của cảm xúc trong việc làm. Ông đã không ngần ngại khẳng định vai
trò của thông minh cảm xúc như yếu tố cấu thành của thành công trong giao
tiếp và thành công trong nghề nghiệp, đường đời. Ông dựa trên các công trình
của Salovey và Mayer để đưa ra bốn điều chính:
1+2: Khả năng hiểu và điều khiển những cảm xúc của mình để hành động.
3+4: Khả năng hiểu các cảm xúc của người đối diện để phản ứng tốt và
điều khiển các quan hệ xã hội [2].
1.2.2. Những nghiên cứu về cảm xúc ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cảm xúc cũng đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.
Đặc biệt là trong đề tài cấp nhà nước KX- 05 - 06 (2001 - 2005): “Nghiên cứu
sự phát triển các chỉ số trí tuệ (IQ, CQ, EQ) của học sinh, sinh viên và lao
động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (2001-
2005) do Trần Kiều làm chủ nhiệm. Công trình nghiên cứu này chỉ ra rằng chỉ
số cảm xúc chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: giới, ngành học, môi trường văn
hóa nhà trường.
Năm 2004, tác giả Dương Thị Hoàng Yến của trường Cao Đẳng Sư
Phạm Hà Nội do Trần Trọng Thủy chủ nhiệm đã sử dụng công cụ trắc nghiệm

10
để đo chỉ số cảm xúc của sinh viên hai trường Đại học Sư phạm Hà Nội và
Đại học Sư phạm Thái Nguyên [7].
Năm 2005, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của trường Đại học Sư
phạm Hà Nội do Trần Trọng Thủy chủ nghiệm đã sử dụng công cụ trắc
nghiệm để đo chỉ số cảm xúc của sinh viên hai trường Đại học Sư phạm Hà
Nội và Đại học Sư phạm Thái Nguyên [15].
1.3. Lược sử nghiên cứu chỉ số vượt khó - AQ
Chỉ số vượt khó (Adversity Quotient AQ) là chỉ số đo khả năng đối xử,
quản lí nghịch cảnh, khó khăn, stress, gọi tắt là chỉ số vượt khó khăn. AQ hiện
nay được coi như một trong những chỉ số định lượng các phẩm chất tạo nên
thành công của con người [16].
1.3.1. Những nghiên cứu về chỉ số vượt khó trên thế giới
Năm 1997, nhà tâm lý học người Mỹ Paul Stoltz [17] lần đầu tiên đưa
ra một khái niệm mới: AQ (Adversity Quotient) trong cuốn sách “AQ: Xoay
chuyển trở ngại thành cơ hội”. Trong đó, ông định nghĩa, AQ là đại lượng đo
khả năng đối diện và xoay sở của một người trước các thay đổi, áp lực và các
tình huống khó khăn. Tại sao một số người trở nên xuất chúng, rất thành
công, trong khi những người khác lại nản lòng, thất bại cho dù họ có thừa
thông minh hoặc tư cách tốt? Điểm khác nhau giữa họ chính là sự chênh lệch
về AQ - khả năng đương đầu và đương đầu có hiệu quả trước bất hạnh và
nghịch cảnh.
Paul Stoltz đã phát triển khá nhiều ý tưởng của mình từ những nhà tâm
lí học đi trước, như Abrecham Maslow, từ Martin Seligman, tác giả của sách
“Học lạc quan”, và Stephen R.Covey, tác giả của “Tồn tại thói quen của
người thành đạt”.
Nhiều nhà tâm lý đã ủng hộ rất nhiệt tình cho thuyết AQ này. Điều này
góp phần khẳng định, việc lượng hóa những phẩm chất tâm lý bậc cao là một
điều có thể làm được như đã từng làm với trí tuệ (IQ) và cảm xúc (EQ).

11
Paul Sloltz cho rằng, những người có AQ thấp thường dễ xúc động và
dễ buông xuôi trước nhiều vấn đề trong cuộc sống. Trong khi, những người
có AQ cao sẽ ít khi đầu hàng và dễ dàng trở thành lãnh đạo trong tương lai.
Theo quan niệm của nhiều người, IQ và EQ là những khái niệm “fix”,
có nghĩa là phần nhiều thuộc về “thiên phú”, khó có khả năng thay đổi. Trong
khi đó, AQ là đại lượng có thể được rèn luyện để “cải thiện, nâng cấp”. AQ
gồm 4 chỉ số thành phần: C, O, R, E
- Chỉ số C (Control): Kiểm soát, điều khiển
Những người có AQ cao có thể kiểm soát được tốt các tình huống xảy
ra hơn là người có AQ thấp. Ngay cả trong tình huống xuất hiện quá khả năng
của họ thì những người có AQ cao vẫn có thể tìm thấy giải pháp. Những
người có AQ thấp thì ít hoặc không kiểm soát tốt.
Đo chỉ số C để xác định mức độ kiểm soát của một người khi họ vượt
qua trở ngại. Đó là khả năng phục hồi về thể chất và tinh thần.
- Chỉ số O ( Ownership): Quyền sở hữu
Những người có AQ cao thường có trách nhiệm giữ mình để đối phó
với bất kì tình huống nào do họ gây ra. Những người có AQ thấp thường cảm
thấy cô đơn và cần giúp đỡ.
Đo chỉ số O để xác định mức độ chịu trách nhiệm và khả năng xử lí
tình huống, hành động.
- Chỉ số R (Reach): Phạm vi hoạt động
Những người có AQ cao chấp nhận thất bại và thách thức trong mọi
thời điểm, không cho chúng ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của họ.
Những người có AQ thấp thường bị rơi vào trạng thái thê thảm, bị thất bại.
Đo chỉ số R để xác định mức độ, phạm vi tiếp cận sự kiện, sức chịu
đựng các cấp độ căng thẳng.
- Chỉ số E (Endurance): Khả năng chịu đựng, tính nhẫn nại.

12
Những người có AQ cao luôn đối diện với khó khăn với thái độ lạc
quan và giữ hi vọng. Những người có AQ thấp xem trở ngại như là khó khăn
không giải quyết nổi.

1.3.2. Những nghiên cứu về chỉ số vượt khó ở Việt Nam


Chỉ số vượt khó (AQ) mới được đưa ra cách đây hơn 10 năm nên ở
Việt Nam AQ còn ít được nghiên cứu.
Nguyễn Thị Hiền (2010) nghiên cứu các chỉ số thể lực và trí tuệ của
học sinh trường THCS Minh Đạo - Tiên Du - Bắc Ninh, kết quả cho thấy AQ
của học sinh từ 7 - 15 tuổi tăng dần theo độ tuổi. Không có sự khác biệt về
AQ của học sinh nam và học sinh nữ [5].

13
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là học sinh trường THPT Vân Nội, huyện Đông
Anh, thành phố Hà Nội. Tất cả có 3 nhóm với 3 độ tuổi khác nhau từ 15 đến
17 tuổi (tuổi theo năm nghiên cứu 2012). Các đối tượng nghiên cứu đều có
sức khỏe và trạng thái tâm sinh lý bình thường.
2.1.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu
Tổng số đối tượng nghiên cứu là 313 học sinh, trong đó có 145 học
sinh nam và 168 học sinh nữ. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và theo
giới tính thể hiện trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Phân bố đối tượng theo tuổi và theo giới tính

Tuổi Tổng số Nam Nữ


15 108 46 62
16 119 58 61
17 89 41 45
Tổng 313 145 168

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu


Địa điểm: Trường THPT Vân Nội - Đông Anh - Hà Nội.
Trung tâm Nhân học và Phát triển trí tuệ, Trường Đại học Giáo dục -
Đại học Quốc gia Hà Nội.
Thời gian: tháng 11/2012 - đến 4/2013
2.3. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số
2.3.1. Trắc nghiệm IQ bằng test RCC phiên bản DEPP RCC-30-VN
Nguồn gốc trắc nghiệm RCC từ bài trắc nghiệm MGM (Pire, 1975) là
bài trắc nghiệm dành cho tập thể, được xây dựng dựa theo nhân tố g.

14
Phiên bản RCC 30 từ việc phân tích, tính toán điểm số của phiên bản
RCC50, người ta thực hiện thu gọn thành phiên bản RCC30, chỉ còn 30 câu
trắc nghiệm, chia làm ba phần, mỗi phần có 10 câu trắc nghiệm: có liên quan
đến không gian, con số và số học.
Yêu cầu của bài trắc nghiệm RCC 30 là tìm ra đặc điểm của 1 lá bài
hay nhiều lá bài được dấu (úp lại) (ví dụ như giá trị và màu sắc của nó) trong
mối quan hệ với các lá bài đang được mở trên cùng một trang giấy, một bài
tập. Các lá bài được dấu (úp lại) có giá trị từ số 1 (quân át) đến số 10 (quân
10) ứng với 4 chất: cơ, rô, tép, bích [11].
Thời gian thực hiện được giới hạn tối đa là 20 phút.
Bài trắc nghiệm được dùng cho đối tượng từ 12 tuổi trở lên.
2.3.1.1. Quy trình sử dụng bài trắc nghiệm
- Phát bài trắc nghiệm RCC cho học sinh.
- Phát phiếu trả lời trắc nghiệm, giới thiệu cho học sinh từng phần có
trong phiếu trả lời: các thông tin cần điền, các câu hỏi trước và sau khi hoàn
thành trắc nghiệm, phần ví dụ (câu A đến câu D), phần câu hỏi (từ câu 1 đến
câu 30).
- Phát phiếu hướng dẫn thực hiện bài trắc nghiệm đo khả năng lập luận
RCC cho học sinh: số câu hỏi, số câu ví dụ, thời gian thực hiện, cách tìm và
viết trả lời, một số lưu ý khi thực hiện.
- Hướng dẫn học sinh sử dụng bài trắc nghiệm.
2.3.2.2. Nhận định kết quả
- Kết quả về độ tin cậy của bài trắc nghiệm được đánh giá thông qua hệ
số tương quan cronbach anpha giữa các items trong từng nhóm lập luận của cả
bài.
- Các đại lượng đặc trưng cho mức độ phân tán và tập trung của bài trắc
nghiệm RCC.
- Phân bố điểm chuẩn của bài trắc nghiệm đối với mẫu.

15
- Sự khác biệt giữa các đối tượng thực hiện trắc nghiệm (khối lớp, giới
tính).
- Xác định lại các điểm chuẩn. Bước này cũng bao hàm những gợi ý,
những cảnh báo về việc nên sử dụng trắc nghiệm như thế nào.
- Kiểm tra mức độ hiểu, làm quen với bộ bài, mức độ hấp dẫn người
làm trắc nghiệm.
Từ các kết quả trên, có thể đánh giá được quy trình triển khai thực hiện
trắc nghiệm có đạt chuẩn hay không.
Mỗi bài tập trả lời đúng được 1 điểm. Căn cứ vào điểm test của mỗi
nghiệm thể, tính IQ theo nghiệm theo công thức của D.Wechsler [17]:
Công thức tính: IQ = 15.Z + 100
X −X
Trong đó: Z =
SD
X: Điểm trắc nghiệm cá nhân
: Điểm trắc nghiệm trung bình trong cùng một độ tuổi
SD: Độ lệch chuẩn
Mỗi điểm trắc nghiệm sẽ có một giá trị IQ tương đương. D.Wechsler
phân loại thành 7 mức trí tuệ như bảng 2.2:
Bảng 2.2. Phân loại trí tuệ theo IQ

STT Mức trí tuệ IQ Loại trí tuệ

1 I ≥ 130 Rất xuất sắc


2 II 120 - 129 Xuất sắc
3 III 110 - 119 Thông minh
4 IV 90 - 109 Trung bình
5 V 80 - 89 Tầm thường
6 VI 70 - 79 Kém
7 VII ≤ 70 Ngu độn

16
2.3.2. Trắc nghiệm chỉ số cảm xúc - EQ
Trắc nghiệm MSCEIT đo EQ gồm 141 Items được sử dụng cho cá nhân
hoặc nhóm. Trắc nghiệm này được chuẩn hóa trên mẫu chuẩn quốc gia của
Mĩ. MSCEIT được thiết kế dựa trên mô hình trí thông minh cảm xúc kiểu
thuần năng lực: Trí thông minh cảm xúc là năng lực nhận biết và bày tỏ cảm
xúc, hòa xúc cảm vào suy nghĩ, để hiểu, suy luận về cảm xúc và để điều
khiển, kiểm soát xúc cảm của mình vào người khác.
Cấu trúc của trắc nghiệm gồm 8 phần:
- A: Nhận biết cảm xúc qua khuôn mặt, phần này gồm 4 tình huống,
mỗi tình huống phải đòi hỏi quan sát kĩ một bức tranh và xét đoán khuôn mặt
này qua 5 loại cảm xúc đã cho theo thang bậc từ 1 đến 5.
- E: Nhận biết cảm xúc biểu lộ qua các bức tranh, phần này gồm 6 tình
huống. Mỗi tình huống đòi hỏi phải quan sát kĩ một bức ảnh và nhận xét 5
loại cảm xúc đã cho biểu hiện như thế nào khi xem từng bức tranh theo thang
bậc từ 1 đến 5.
- B: Nuôi dưỡng các cảm xúc tích cực, phần này gồm 5 tình huống, và
mỗi tình huống đòi hỏi phải xem xét 3 loại cảm xúc đã cho có lợi ích ở mức
độ nào theo thang bậc từ 1 (không có ích) đến 5 (rất có ích).
- F: Xét đoán sự tiến triển các xúc cảm, phần này có 5 tình huống và
mỗi tình huống đòi hỏi phải hình dung các xúc cảm, tình cảm ở đó giống như
thế nào với 3 loại cảm xúc đã cho theo thang bậc từ 1 (không giống) đến 5
(rất giống).
- C: Hiểu những thay đổi về xúc cảm, phần này có 20 tình huống, mỗi
tình huống, đòi hỏi phải đọc kĩ để hiểu các loại cảm xúc xuất hiện và phát
triển như thế nào. Sau đó chọn 1 trong 5 phương án trả lời cho trước như là
phương án trả lời tốt nhất cho mỗi tình huống.
- G: Hiểu sự biến đổi, hòa trộn các loại cảm xúc phức hợp, phần này
gồm 12 tình huống, mỗi tình huống đòi hỏi phải hiểu sự xuất hiện, hòa trộn và

17
phát triển các loại cảm xúc phức hợp diễn biến như thế nào. Sau đó chọn 1
trong 5 phương án trả lời cho trước như phương án phù hợp nhất cho mỗi tình
huống.
- D: Kiểm soát các xúc cảm của bản thân, phần này có 5 tình huống,
mỗi tình huống có 4 phương án hành động. Mỗi hành động ở từng tình huống
chọn 1 trong 5 mức độ được cho là phù hợp nhất, theo thang bậc từ 1 (rất kém
hiệu quả) đến 5 (rất hiệu quả).
- H: Kiểm soát cảm xúc trong quan hệ với người khác, phần này có 3
tình huống là những vấn đề trong các quan hệ liên cá nhân, mỗi tình huống
đưa ra 3 phương án để giải quyết. Mỗi phương án ở từng tình huống chọn 1
trong 5 mức độ được cho là phù hợp nhất, theo thang bậc từ 1 (rất kém hiệu
quả) đến 5 (rất hiệu quả).
Các phần trên của MSCEIT được sắp xếp vào 4 nhánh/ thành tố hay 4
tiểu thang đo là:
- Nhận biết cảm xúc (Phần A đến E)
- Xúc cảm hóa ý nghĩ (Phần B và F)
- Hiểu biết cảm xúc (Phần C và G)
- Điều khiển, kiểm soát cảm xúc (phần D và H)
Bốn thành tố trên của MSCEIT được quy về 2 khu vực đo lường hay 2
thang đo:
- Trí thông minh trải nghiệm cảm xúc: gồm A, E, B, F
- Trí thông minh kiểm soát cảm xúc: Gồm C, G, D, H
Cách tính điểm MSCEIT theo nguyên tắc đồng ý, từ là điểm của từng
Item bằng số người chọn mức đó.
Bài trắc nghiệm chúng tôi sử dụng để điều tra gồm có 30 câu.
Học sinh thực hiện trong thời gian 30 phút.
2.3.2.1. Quy trình sử dụng bài trắc nghiệm
- Phát bài trắc nghiệm và phiếu trả lời.

18
- Hướng dẫn ghi đầy đủ các mục theo yêu cầu trên trang đầu của mỗi
bài trắc nghiệm.
- Hướng dẫn cách trả lời cho người được trắc nghiệm (Đọc mỗi Item
trong bài test và điền vào phiếu trả lời một đáp án nào bạn cho là đúng nhất
đối với bạn, hoặc điền đáp án đúng nhất vào phiếu trả lời. Có câu trả lời vừa
đúng vừa sai thì bạn hãy chọn theo những suy nghĩ nào diễn ra trong đầu bạn
trước tiên).
- Theo dõi chặt chẽ, nghiệm thể thực hiện quá trình hoàn thành bộ bảng
hỏi AQ, tránh việc nhìn bài của nhau.
- Theo dõi thời gian làm bộ bảng hỏi EQ (30 phút).
- Thu toàn bộ bảng hỏi và trả lời EQ sau khi nghiệm thể hoàn thành
việc trả lời.
2.3.2.2. Nhận định kết quả
- Mỗi câu trả lời đúng được cho 1 điểm.
- Tổng số điểm dành được/ tổng số các Item sẽ là kết quả để lượng hóa
mức độ phát triển chỉ số cảm xúc của con người được đánh giá.
- Điểm đạt lý tưởng là 30 điểm và thấp nhất là 0 điểm. Điểm trung bình
là 15 điểm.

2.3.3. Trắc nghiệm chỉ số vượt khó - AQ


Chỉ số vượt khó (AQ) được xác định qua hồ sơ AQ (phụ lục 1), được
sáng tạo bởi tiến sĩ Paul Stoltz - Chủ tịch và giám đốc điều hành học viện
Peak - Công ty tư vấn và nghiên cứu tại San Luis Oispo. Ông là tác giả của
tác phẩm nổi tiếng Adversity Quotient và Adversity Quotient @ work. AQ
gồm 4 chỉ số C, O, R, E.
Chỉ số C (control) khả năng kiểm soát, điều khiển. Đây là một trong số
những nhân tố quan trọng chỉ ra khoảng cách một người nào đó phản ứng lại

19
với những trở ngại. Chỉ số C đánh giá khả năng kiểm soát và hạn chế bất lợi
chi phối cuộc sống, đánh giá sự quyết tâm kiên cường, đối mặt với trở ngại.
Chỉ số O (Ownership): khả năng xử lý tình huống. Đo chỉ số O để xác
định mức độ chịu trách nhiệm và khả năng xử lý tình huống, hành động.
Chỉ số R (Reach) là khả năng chịu đựng. Đo chỉ số R để xác định mức
độ phạm vi tiếp cận sự kiện và sức chịu dựng các mức độ căng thẳng.
Chỉ số E (Endurance) khả năng nhẫn nại, tinh thần lạc quan. Đo chỉ số
E để xác định thời gian chịu đựng các tình huống xấu, là thước đo về sự lạc
quan.
2.3.3.1. Quy trình sử dụng bài trắc nghiệm:
- Phát bài trắc nghiệm và phiếu trả lời.
- Hướng dẫn ghi đầy đủ các mục theo yêu cầu trên trang đầu của mỗi
bài trắc nghiệm.
- Hướng dẫn cách trả lời cho người được trắc nghiệm (có ghi ở đầu mỗi
bài trắc nghiệm).
- Theo dõi chặt chẽ, nghiệm thể thực hiện quá trình hoàn thành bộ bảng
hỏi AQ, tránh việc nhìn bài của nhau.
- Theo dõi thời gian làm bộ bảng hỏi AQ (10 phút).
- Thu toàn bộ bảng hỏi AQ sau khi nghiệm thể hoàn thành việc trả lời.
2.3.3.2. Nhận định kết quả
Viết các số đối tượng nghiên cứu đã khoanh tròn trên Hồ sơ AQ (gồm
20 câu hỏi), tương ứng với các ô bên dưới, tính tổng cho mỗi cột, tính tổng
của 4 cột, nhân 2, tìm được chỉ số AQ
AQ = (C + O + R +E) x 2
AQ trung bình = 147,5. Chỉ số này càng cao càng tốt. Hồ sơ AQ cần
hình thành trong vòng 8 →10 phút.

20
Bảng 2.3. Phân loại các chỉ số thành phần của AQ
C O R E

1 2 3 4

7 6 5 8

13 11 9 10

15 16 12 14

17 18 20 19

Tổng: Tổng: Tổng: Tổng:

2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu


- Kiểm tra các phiếu trả lời của đối tượng nghiên cứu. Những phiếu nào
không đáp ứng được yêu cầu nghiêm ngặt của test cần được loại bỏ hoặc yêu
cầu đối tượng làm lại.
- Đối chiếu với tiêu chuẩn đánh giá của các loại test được sử dụng để
chấm điểm các phiếu trả lời của từng đối tượng.
- Lập bảng thống kê số liệu theo các chỉ số nghiên cứu.
- Tính toán các thông số giá trị trung bình, độ lệch chuẩn.
- Dùng kiểm định thống kê để so sánh các giá trị trung bình.
- Tìm hiểu mối tương quan giữa các đại lượng bằng mô hình hồi quy
tuyến tính.
- Các số liệu điều tra được xử lí bằng phần mềm SPSS 13.0 và excell
trên máy vi tính với các phương pháp thống kê dùng trong sinh học.

21
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Chỉ số thông minh (IQ) của học sinh
Kết quả nghiên cứu chỉ số thông minh (IQ) của học sinh trường THPT
Vân Nội được so sánh theo các tuổi, và theo giới tính. Nhìn chung IQ của học
sinh ở mức trung bình.
3.1.1. IQ của học sinh theo tuổi
Kết quả nghiên cứu IQ của học sinh trường THPT Vân Nội được thể
hiện trong bảng 3.1 và hình 3.1.
Bảng 3.1. IQ trung bình của học sinh theo tuổi
IQ (điểm)
Tuổi n So sánh P
( X ± SD ) Tăng

15 (1) 108 105,11 ± 8,37 - 2-1 p> 0,05

16 (2) 119 106,57 ± 8,38 1,46 3-2 p> 0,05

17 (3) 86 107,45 ± 8,06 0,88 3-1 p> 0,05

Tổng 313 106,31 ± 8,46 - - -

Tăng trung bình/năm 1,17

107.45
IQ (điểm)
107.5
106.57
107

106.5

106
105.11
105.5

105

104.5

104

103.5
15 16 17 Tuổi

Hình 3.1. Biểu đồ IQ trung bình của học sinh theo tuổi

22
Các số liệu trong bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy, ở giai đoạn 15 - 17 tuổi
IQ của học sinh tăng dần theo tuổi. Cụ thể, độ tuổi 15 điểm số IQ là 105,11 ±
8,37 điểm tăng lên 107,45 ± 8,06 điểm ở độ tuổi 17, mỗi năm tăng trung bình
1,17 điểm. Tốc độ tăng IQ của học sinh không đều qua các năm. Dựa vào thang
chuẩn Wechsler (bảng 2.2) thì kết quả nghiên cứu IQ của học sinh 15-17 tuổi
trong nghiên cứu của chúng tôi đạt 106,31 ± 8,46 điểm, xếp ở mức trung bình
(IQ = 90 - 109). Sự khác biệt về IQ giữa các độ tuổi của học sinh trường THPT
Vân Nội không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
3.1.2. IQ của học sinh theo giới tính
Kết quả nghiên cứu IQ của học sinh trường THPT Vân Nội theo giới
tính được thể hiện trong bảng 3.2 và hình 3.2.
Bảng 3.2. IQ trung bình của học sinh theo giới tính
IQ (điểm)

Tuổi Nam (1) Nữ (2) X1 − X 2 P1-2

n ( X ±SD) Tăng n ( X ±SD) Tăng


-
15 46 104,98 ± 8,47 - 62 105,21 ± 8,36 - 0,23 p> 0,05

16 58 106,67 ± 8,43 1,69 61 106,49 ± 8,40 1,28 0,18 p> 0,05

17 41 107,54± 8,43 0,87 45 107,38 ± 8,46 0,89 0,16 p> 0,05

Tổng 145 106,37 ± 8,57 - 168 106,26 ± 8,40 - 0,11 -

Tăng trung bình/năm 1,28 1,09 - -

Các số liệu trong bảng 3.2 cho thấy IQ của học sinh nam và nữ đều tăng
dần theo tuổi. Cụ thể, ở học sinh nam IQ lúc 15 tuổi là 104,98 ± 8,47 điểm tăng
lên 106,67 ± 8,43 điểm lúc 16 tuổi và 107,54± 8,43 điểm lúc 17 tuổi, tăng
trung bình năm 1,28 điểm/năm. Còn ở học sinh nữ IQ lúc 15 tuổi là 105,21±
8,36 điểm tăng lên 106,69 ± 8,40 điểm lúc 16 tuổi và 107,38 ± 8,46 điểm lúc
17 tuổi, mỗi năm tăng trung bình 1,09 điểm.

23
Tốc độ tăng IQ trung bình của học sinh không đều giữa các năm, IQ của
học sinh nam và học sinh nữ tăng nhanh nhất ở tuổi 16 (học sinh nam tăng 1,69
điểm/năm, học sinh nữ tăng 1,28 điểm/năm).
Trong cùng một độ tuổi IQ của học sinh nam và học sinh nữ có sự
chênh lệch (hình 3.2). Ở tuổi 15 IQ trung bình của học sinh nữ cao hơn IQ
trung bình của học sinh nam. Tuy nhiên, mức chênh lệch này không đáng kể
(p>0,05). Ở giai đoạn từ 16 - 17 tuổi, IQ trung bình của học sinh nam lại cao
hơn IQ trung bình của học sinh nữ, nhưng mức chênh lệch này cũng không có
ý nghĩa thống kê (p>0,05).
IQ (điểm)
IQ
108 107.54
107.38
107.5
106.67
107 106.49

106.5

106
105.21
105.5 104.98

105

104.5

104

103.5
15 16 17 Tuổi
Nam Nữ

Hình 3.2. Biểu đồ IQ trung bình của học sinh theo tuổi và theo giới tính
Theo nghiên cứu của chúng tôi, IQ trung bình của học sinh nam cao
hơn IQ trung bình của học sinh nữ. Sự chênh lệch về IQ trung bình giữa học
sinh nam và học sinh nữ là 0,11 điểm. Trong đó mức chênh lệch IQ trung
bình giữa học sinh nam và học sinh nữ ở tuổi 16 là cao nhất. Tuy nhiên, sự
khác nhau về IQ trung bình giữa học sinh nam và học sinh nữ ở từng tuổi đều
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Điều này có thể giải thích rằng ở lứa tuổi
THPT trí tuệ của các em vẫn tiếp tục được hoàn thiện.

24
3.1.3. Phân bố học sinh theo mức trí tuệ
Căn cứ vào thang phân bố mức trí tuệ của Wechsler (bảng 2.2), có thể
xếp học sinh trường THPT Vân Nội theo 7 mức trí tuệ. Kết quả nghiên cứu
được trình bày trong bảng 3.3 và hình 3.3.
Bảng 3.3. Phân bố học sinh theo các mức trí tuệ
Tỉ lệ (%) học sinh thuộc các mức trí tuệ
Tuổi Giới n
I II III IV V VI VII
Nam 46 0,00 2,20 32,60 58,70 4,30 2,20 0,00
15 Nữ 62 0,00 3,20 30,70 61,30 3,20 1,60 0,00
Chung 108 0,00 2,77 31,51 60,19 3,67 1,86 0,00
Nam 58 0,00 6,90 32,75 55,15 3,45 1,75 0,00
16 Nữ 61 0,00 4,90 34,50 55,70 3,36 1,54 0,00
Chung 119 0,00 5,87 33,65 55,44 3,40 1,64 0,00
Nam 41 0,00 12,20 34,20 51,20 2,40 0,00 0,00
17 Nữ 45 0,00 8,90 37,80 51,10 2,20 0,00 0,00
Chung 86 0,00 10,55 36,00 51,15 2,30 0,00 0,00
Nam 145 0,00 6,91 33,11 55,16 3,42 1,40 0,00
Tổng Nữ 168 0,00 5,34 33,98 56,54 2,99 1,15 0,00
Chung 313 0,00 6,07 33,58 55,90 3,19 1,26 0,00

Tỉ lệ (%)
60% 56.54%
55.16%

50%

40%
33.98%
33.11%

30%

20%

10% 6.91%
5.34% 3.42% 2.99%
0.00% 0.00% 1.40% 1.15% 0.00% 0.00%
0%
I II III IV V VI VII
Mức trí tuệ
Nam Nữ

Hình 3.3. Biểu đồ phân bố học sinh theo mức trí tuệ và theo giới tính

25
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, học sinh có mức trí tuệ IV chiếm tỉ lệ
cao nhất (55,9%), sau đó đến mức trí tuệ III (33,58%), tiếp theo là mức trí tuệ
II (6,07%), mức V (3,19%), thấp nhất là mức trí tuệ VI (1,26%). Không có
học sinh với mức trí tuệ I và VII. Điều này cho thấy đa số học sinh có mức trí
tuệ trung bình khá (55,9%). Mức thông minh và xuất sắc chiếm 39,65% mức
tầm thường và mức kém chiếm 4,46% (bảng 3.3).
Khi xét sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ của từng tuổi có thể thấy
sự khác nhau. Ở tuổi 15, học sinh có mức trí tuệ IV chiếm tỉ lệ cao nhất
(60,19%), tiếp đến là mức trí tuệ III (31,51%), sau đó đến mức trí tuệ V
(3,67%), mức II (2,77%), mức VI (1,86%), không có học sinh mức I và mức
VII.
Tỉ lệ (%)

70%
61.30%
58.70%
60%

50%

40%
32.60% 30.70%
30%

20%

10%
2.20% 3.20% 4.30% 3.20%
2.20% 1.60%
0.00% 0.00% 0.00% 0.00%
0%
I II III IV V VI VII
Mức trí tuệ

Nam Nữ

Hình 3.4. Biểu đồ phân bố học sinh theo mức trí tuệ và theo giới tính ở tuổi 15
Khi so sánh mức trí tuệ của học sinh nam và học sinh nữ ở tuổi 15 có
thể thấy, ở các mức trí tuệ III, V, VI học sinh nam chiếm tỉ lệ cao hơn học
sinh nữ, còn ở các mức II, IV học sinh nữ lại chiếm tỉ lệ cao hơn học sinh
nam.

26
Ở tuổi 16, học sinh có mức trí tuệ IV chiếm tỉ lệ cao nhất (55,44%),
tiếp đến là mức trí tuệ III (33,65%), sau đó đến mức trí tuệ II (5,87%), mức V
(3,40%), mức VI (1,64%), không có học sinh mức I và mức VII.
Khi so sánh mức trí tuệ của học sinh nam và học sinh nữ ở tuổi 16 có
thể thấy, ở các mức trí tuệ II, V, VI học sinh nam chiếm tỉ lệ cao hơn học sinh
nữ, còn ở các mức III, IV học sinh nữ lại chiếm tỉ lệ cao hơn học sinh nam.

Tỉ lệ (%)
60%
55.15% 55.70%

50%

40%
34.50%
32.75%

30%

20%

10% 6.90%
4.90% 3.45% 3.36%
1.75% 1.54%
0.00% 0.00% 0.00% 0.00%
0%
I II III IV V VI VII
Mức trí tuệ

Nam Nữ

Hình 3.5. Biểu đồ phân bố học sinh theo mức trí tuệ và theo giới tính ở tuổi 16

Ở tuổi 17, học sinh có mức trí tuệ IV chiếm tỉ lệ cao nhất (51,15%),
tiếp đến là mức trí tuệ III (36%), sau đó đến mức trí tuệ II (10,55%), mức V
(2,3%), không có học sinh mức I,VI và mức VII.
Khi so sánh mức trí tuệ của học sinh nam và học sinh nữ ở tuổi 17 có
thể thấy, ở các mức trí tuệ I, IV, V học sinh nam chiếm tỉ lệ cao hơn học sinh
nữ, còn ở các mức III học sinh nữ lại chiếm tỉ lệ cao hơn học sinh nam.

27
Tỉ lệ (%)

60%

51.20% 51.10%
50%

37.80%
40%
34.20%

30%

20%
12.20%

10% 8.90%

2.40% 2.20%
0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%
0%
I II III IV V VI VII Mức trí tuệ

Nam Nữ

Hình 3.6. Biểu đồ phân bố học sinh theo mức trí tuệ và theo giới tính ở tuổi 17
Tóm lại kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số IQ của học sinh trường
THPT Vân Nội ở mức trung bình, với IQ đạt 106,31 ± 8,46 điểm. Sự phân bố
các đối tượng theo mức trí tuệ có dạng phân phối chuẩn. Tỷ lệ học sinh cao
nhất ở mức trí tuệ IV (trung bình), sau đó tỷ lệ này giảm dần ở các mức trí tuệ
trên và dưới. Không có học sinh ở mức trí tuệ I, II. Điều này là hợp lý do các
em học sinh phải trải qua các cuộc thi tuyển vào các trường THPT trong
huyện.
Khi so sánh IQ giữa các tuổi chúng tôi thấy, IQ tăng dần từ 15 đến 17.
Song mức độ khác nhau theo tuổi trong giai đoạn này không đáng kể
(p>0,05). Thực tế cho thấy, 15 đến 17 tuổi là giai đoạn ổn định về mặt phát
triển cơ thể sau dậy thì. Có lẽ, cũng chính vì vậy mà hoạt động trí tuệ của các
em tương đối ổn định. Tuy nhiên, có lẽ do điều kiện sống và học tập khác
nhau nên IQ của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi chưa được cao.
Điều này có nghĩa là giáo dục và môi trường sống có ảnh hưởng đến quá trình
phát triển của học sinh. Sự phát triển về mặt năng lực trí tuệ lại liên quan mật

28
thiết với các chức năng sinh lý thể hiện qua hoạt động của hệ thần kinh. Chính
vì vậy, khi hệ thần kinh đã phát triển hoàn thiện sau dậy thì, thì hoạt động trí
tuệ cũng ít thay đổi theo tuổi.

3.2. Chỉ số cảm xúc (EQ) của học sinh


Kết quả nghiên cứu chỉ số cảm xúc (EQ) của học sinh trường THPT
Vân Nội được so sánh theo các tuổi, và theo giới tính. Nhìn chung điểm số
EQ của học sinh ở trên mức trung bình.
3.2.1. EQ của học sinh theo tuổi
Kết quả nghiên cứu EQ của học sinh trường THPT Vân Nội được thể
hiện trong bảng 3.4 và hình 3.7.
Các số liệu trong bảng 3.4 cho thấy, ở giai đoạn 15-17 tuổi EQ của học
sinh tăng dần theo tuổi và đạt 15,37 điểm. Cụ thể, độ tuổi 15 EQ đạt 15,12 ±
2,05 điểm tăng lên 15,95 ± 2,13 điểm ở độ tuổi 17, mỗi năm tăng trung bình
0,41 điểm. Tốc độ tăng EQ của học sinh không đều qua các năm. Dựa vào
mức đo của chúng tôi thì EQ của học sinh đạt mức trên trung bình.
Tuy nhiên, điểm số EQ của học sinh còn thấp, nguyên nhân là do tính
năng động, tích cực của học sinh chưa được phát huy mạnh, chưa có đủ
những năng lực cần thiết để điều khiển cảm xúc của mình và của người khác.
Bảng 3.4. EQ trung bình của học sinh theo tuổi
EQ (điểm)
Tuổi n So sánh p
( X ± SD ) Tăng

15 (1) 108 15,12 ± 2,05 - 2-1 p> 0,05

16 (2) 119 15,54 ± 1,84 0,42 3-2 p> 0,05

17 (3) 86 15,95 ± 2,13 0,41 3-1 p<0,05

Chung 313 15,37 ± 2,69 - - -

Tăng trung bình /năm 0,41 - -

29
Riêng sự chênh lệch EQ ở tuổi 17 và 15 có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Điều này cho thấy ở tuổi 17 cảm xúc của các em đã tăng lên đáng kể so với
tuổi 15. Chứng tỏ rằng EQ có thể học được và được tích lũy dần ở từng tuổi.

EQEQ
(điểm) 15.95

16.00

15.80 15.54

15.60

15.40
15.12
15.20

15.00

14.80

14.60
15 16 17 Tuổi

Hình 3.7. Biểu đồ EQ trung bình của học sinh theo tuổi

3.2.2. EQ của học sinh theo giới tính


Kết quả nghiên cứu EQ của học sinh trường THPT Vân Nội theo giới
tính được thể hiện trong bảng 3.5 và hình 3.8.
Bảng 3.5. EQ trung bình của học sinh theo giới tính
EQ (điểm)

Tuổi Nam (1) Nữ (2) X1 − X 2 P1-2

n ( X ±SD) Tăng n ( X ±SD) Tăng

15 46 15,02 ± 1,95 - 62 15,19 ± 2,13 - - 0,17 p> 0,05

16 58 15,10 ± 1,89 0,08 61 15,95 ± 1,70 0,76 - 0,85 p< 0,05

17 41 15,49 ± 2,00 0,39 45 16,38 ± 2,18 0,43 - 0,89 p< 0,05

Tổng 145 15,19 ± 1,94 - 168 15,79 ± 2,05 - - 0,60 p < 0,05

Tăng trung bình/năm 0,24 0,60 - -

30
EQ
EQ (điểm)
16.38
16.5
15.95
16
15.49

15.5 15.19
15.02 15.1

15

14.5

14
15 16 17 Tuổi

Nam Nữ

Hình 3.8. Biểu đồ EQ trung bình của học sinh theo tuổi và theo giới tính

Các số liệu trong bảng 3.5 và hình 3.8 cho thấy EQ của học sinh nam
và nữ đều tăng dần theo tuổi. Cụ thể, ở học sinh nam EQ lúc 15 tuổi là 15,02
± 1,95 điểm tăng lên 15,10 ± 1,89 điểm lúc 16 tuổi và 15,49 ± 2,00 điểm lúc
17 tuổi. Tăng trung bình 0,24 điểm/năm. Còn ở học sinh nữ EQ lúc 15 tuổi là
15,19 ± 2,13 điểm tăng lên 15,95 ± 1,70 điểm lúc 16 tuổi và 16,38 ± 2,18
điểm lúc 17 tuổi. Tăng trung bình 0,60 điểm/năm.
Trong cùng một độ tuổi chỉ số EQ của học sinh nam và học sinh nữ có
sự chênh lệch. Chỉ số EQ trung bình của học sinh nam (15,19 ± 1,94 điểm)
thấp hơn học sinh nữ (15,79 ± 2,05). Sự chênh lệch về chỉ số EQ trung bình
giữa học sinh nam vào học sinh nữ là 0,60 điểm. Trong đó mức chênh lệch
chỉ số EQ giữa học sinh nam và học sinh nữ tuổi 17 cao nhất. Đặc biệt, sự
khác nhau về chỉ số EQ trung bình giữa học sinh nam và học sinh nữ ở tuổi 16
và 17 có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Khi xét điểm số EQ trung bình chung của học sinh nam và học sinh nữ
đều trên mức trung bình, sự chênh lệch này là có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

31
Điều này có thể giải thích được do sự khác biệt nhau giữa giới tính nam và
giới tính nữ. Dường như học sinh nữ yêu cầu cao hơn về đời sống tình cảm,
dễ đồng cảm với người khác hơn và thể hiện tình cảm với người khác dễ dàng
hơn học sinh nam. Sự bền bỉ, kiên trì, chịu khó tập luyện và khả năng thuyết
phục người khác ở học sinh nữ biểu hiện rõ ràng hơn học sinh nam.
Qua kết quả này chúng tôi khẳng định học sinh nữ ở trường THPT Vân
Nội có EQ cao hơn học sinh nam. Như vậy, có thể nói yếu tố giới tính ít nhiều
làm ảnh hưởng đến mức độ trí tuệ cảm xúc của học sinh. Lý do này có thể
được giải thích là trong ứng xử, nữ giới thường tinh tế, nhẹ nhàng hơn nam
giới, do vậy việc nữ giới có mức EQ cao hơn nam giới cũng là lẽ đương
nhiên.
3.3. Chỉ số vượt khó (AQ) của học sinh
Kết quả nghiên cứu chỉ số vợt khó (AQ) của học sinh trường THPT
Vân Nội được so sánh theo các tuổi, và theo giới tính. Bên cạnh đó AQ còn
được chúng tôi nghiên cứu theo các chỉ số thành phần C, O, R, E. Nhìn chung
học sinh của trường THPT Vân Nội có điểm số AQ mức trên trung bình.
3.3.1. AQ của học sinh theo tuổi
Kết quả nghiên cứu AQ của học sinh trường THPT Vân Nội theo tuổi
được thể hiện trong bảng 3.6 và hình 3.9.
Bảng 3.6. AQ trung bình của học sinh theo tuổi
AQ (điểm)
Tuổi n So sánh p
( X ± SD) Tăng

15 (1) 108 147,02 ± 4,72 - 2-1 p < 0,05

16 (2) 119 148,27 ± 4,71 1,25 3-2 p < 0,05

17 (3) 86 150,63 ± 4,83 2,36 3-1 p < 0,05

Tổng 313 148,49 ± 4,94 - - -

Tăng trung bình/năm 1,81 - -

32
Các số liệu trong bảng cho thấy AQ của học sinh từ 15 - 17 tuổi trong
nghiên cứu của chúng tôi đạt 148,49 ± 4,94 điểm, trên mức trung bình theo
nghiên cứu của Paul Stoltz [18]. AQ của học sinh tăng dần theo tuổi, thấp
nhất ở độ tuổi 15 (147,02 ± 4,72 điểm), và cao nhất ở độ tuổi 17 (150,63 ±
4,83 điểm), tăng trung bình hằng năm là 1,81 điểm. Sự chênh lệch AQ trung
bình của học sinh giữa các tuổi có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Điều này có thể
giải thích do học sinh ở độ tuổi này hệ thần kinh phát triển và hoàn thiện dần
qua các năm từ 15 đến 17 tuổi nên sự thích ứng và xử lý tình huống của học
sinh ngày càng tốt hơn.
AQ
AQ (điểm)
150.63
151

150

149 148.27

148 147.02

147

146

145
15 16 17 Tuổi

Hình 3.9. Biểu đồ AQ trung bình của học sinh theo tuổi

3.3.2. AQ của học sinh theo giới tính


Kết quả nghiên cứu AQ của học sinh trường THPT Vân Nội theo giới
tính được thể hiện trong bảng 3.7 và hình 3.10.
Các số liệu trong bảng 3.7 cho thấy, AQ của học sinh nam và học sinh
nữ có sự khác nhau và tăng dần theo độ tuổi, thấp nhất ở độ tuổi 15 (ở nam là
146,04 ± 4,53 điểm; ở nữ là 1147,74 ± 4,76 điểm) và cao nhất ở độ tuổi 17 (ở
nam là 149,41 ± 4,83 điểm còn ở nữ là 149,41 ± 4,83 điểm).

33
Trong cùng một độ tuổi, AQ của học sinh nữ cao hơn của học sinh
nam. Mức chênh lệch về chỉ số AQ giữa học sinh nam và học sinh nữ ở các
độ tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 3.7. AQ trung bình của học sinh theo theo giới tính

AQ (điểm)

Tuổi Nam (1) Nữ (2) X1 − X 2 P1-2

n ( X ± SD ) Tăng n ( X ± SD ) Tăng

15 46 146,04 ± 4,53 - 62 147,74 ± 4,76 - - 1,7 p> 0,05

16 58 147,38 ± 4,48 1,34 61 149,11 ± 4,82 1,37 - 1,73 p< 0,05

17 41 149,41 ± 4,83 2,03 45 151,73 ± 4,62 2,26 - 2,32 p<0,05

Tổng 145 147,53 ± 4,75 - 168 149,31 ± 4,98 - 1,78 p<0,05

Tăng trung bình/năm 1,69 1,99 - -

AQAQ
(điểm)
151.73
152

151
149.41
150 149.11

149 147.74
147.38
148
147 146.04

146

145

144

143
15 16 17 Tuổi
Nam Nữ

Hình 3.10. Biểu đồ AQ trung bình của học sinh theo tuổi và theo giới tính
3.3.3. Các chỉ số thành phần AQ của học sinh
Kết quả nghiên cứu các chỉ số thành phần của AQ tại trường THPT
Vân Nội được thể hiện trong bảng 3.8 và hình 3.11.

34
Bảng 3.8. Kết quả nghiên cứu các chỉ số thành phần của AQ

Điểm các chỉ số thành phần của AQ

Tuổi n C O R E

( X ± SD ) Tăng ( X ± SD ) Tăng ( X ± SD ) Tăng ( X ± SD ) Tăng

15 108 17,66 ± 1,44 - 17,89 ± 1,94 - 18,64 ± 2,15 - 19,32 ± 1,90 -

16 119 17,82 ± 1,47 0,16 18,04 ± 1,98 0,15 18,80 ± 2,06 0,16 19,48 ± 1,87 0,16

17 86 18,12 ± 1,68 0,30 18,44 ± 2,04 0,40 19,00 ± 2,05 0,20 19,76 ± 1,67 0,28

Tổng 313 17,84 ± 1,53 - 18,10 ± 2,00 - 18,80 ± 2,09 - 19,50 ± 1,83 -

Tăng trung bình/năm 0,23 0,28 0,18 0,22

Điểm
AQ
20 19.76
19.48
19.32
19.5
19
18.8
19 18.64
18.44
18.5 C
18.12
18.04 O
17.89
17.82 R
18 17.66
E

17.5

17

16.5
Tuổi
15 16 17

Hình 3.11. Biểu đồ các chỉ số thành phần của AQ theo tuổi

Các số liệu trong bảng 3.8 cho thấy, các chỉ số thành phần của AQ đều
tăng dần theo độ tuổi. Cụ thể chỉ số C ở độ tuổi 15 là 17,66 ± 1,44 tăng lên
17,82 ± 1,47 điểm ở độ tuổi 16 và 18,12 ± 1,68 ở độ tuổi 17, tăng trung bình
0,23 điểm/năm. Chỉ số O ở độ tuổi 15 là 17,89 ± 1,94 tăng lên 18,04 ± 1,98
điểm ở độ tuổi 16 và ở độ tuổi 17 là 18,44 ± 2,04 điểm, tăng trung bình 0,28
điểm/năm. Chỉ số R ở độ tuổi 15 là 18,64 ± 2,15 điểm, 16 tuổi là 18,80 ± 2,06

35
điểm tăng lên 19,00 ± 2,05 điểm ở độ tuổi 17, tăng trung bình 0,18 điểm/năm.
Chỉ số E ở độ tuổi 15 là 19,32 ± 1,90 điểm tăng lên 19,48 ± 1,87 và 19,76 ±
1,67 ở độ tuổi 16 và 17, tăng trung bình 0,22 điểm/năm.
Trong cùng một độ tuổi, các chỉ số thành phần của AQ cũng tăng dần
từ chỉ số C đến chỉ số E (hình3.11).
3.3.3.1. Khả năng kiểm soát, điều khiển của học sinh - C
Kết quả nghiên cứu khả năng kiểm soát (chỉ số C) của học sinh trường
THPT Vân Nội theo giới tính được thể hiện trong bảng 3.9 và hình 3.12.
Các số liệu trong bảng 3.9 cho thấy, chỉ số C của học sinh tăng dần
theo tuổi. Đối với học sinh nam ở độ tuổi 15 điểm chỉ số C là 17,41 ± 1,45
điểm tăng lên 17,52 ± 1,34 điểm ở độ tuổi 16 và 17,73 ± 1,82 điểm lúc 17
tuổi, tăng trung bình 0,16 điểm/năm. Đối với học sinh nữ điểm chỉ số C ở độ
tuổi 15 là 17,84 ± 1,42 điểm tăng lên 18,10 ± 1,50 điểm ở độ tuổi 16 và 18,47
± 1,49 điểm lúc 17 tuổi, tăng trung bình 0,32 điểm/năm.
Trong cùng một độ tuổi, chỉ số C của học sinh nam và học sinh nữ có
sự khác nhau (hình 3.12). Sự khác nhau về chỉ số C giữa học sinh nam và học
sinh nữ có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Điều này có nghĩa là có sự khác biệt
giới tính về khả năng kiểm soát điều khiển của học sinh.
Bảng 3.9. Khả năng kiểm soát của học sinh theo tuổi và theo giới tính
ĐIỂM CHỈ SỐ C

Tuổi Nam (1) Nữ (2) X1 − X 2 P1-2

n ( X ± SD ) Tăng n ( X ± SD ) Tăng

15 46 17,41 ± 1,45 - 62 17,84 ± 1,42 - - 0,43 < 0,05

16 58 17,52 ± 1,34 0,11 61 18,10 ± 1,50 0,26 - 0,58 < 0,05

17 41 17,73 ± 1,82 0,21 45 18,47 ± 1,49 0,37 -0,74 < 0,05

Tổng 145 17,54 ± 1,53 - 168 18,10 ± 1,48 - 0,56 p < 0,05

Tăng trung bình/năm 0,16 0,32 - -

36
AQ
C (điểm)
18.47
18.6

18.4
18.1
18.2
17.84
18 17.73
17.8 17.52
17.6 17.41

17.4

17.2
17

16.8
15 16 17 Tuổi
Nam Nữ

Hình 3.12. Biểu đồ chỉ số C của học sinh theo tuổi và theo giới tính

3.3.3.2. Khả năng xử lý tình huống của học sinh - O


Kết quả nghiên cứu khả năng xử lý tình huống (chỉ số O) của học sinh
trường THPT Vân Nội theo tuổi và theo giới tính được thể hiện trong bảng
3.10 và hình 3.13.

Bảng 3.10. Khả năng xử lý tình huống của học sinh theo tuổi và theo giới tính
ĐIỂM CHỈ SỐ O

Nam (1) Nữ (2) X1 − X 2 P1-2


Tuổi
n ( X ± SD ) Tăng n ( X ± SD ) Tăng

15 46 17,57 ± 2,17 - 62 18,13 ± 1,73 - - 0,56 p< 0,05

16 58 17,67 ± 1,95 0,10 61 18,39 ± 1,96 0,26 - 0,72 p< 0,05

17 41 17,88 ± 1,80 0,20 45 18,96 ± 2,13 0,57 - 1,08 p< 0,05

Chung 145 17,70 ± 1,97 - 168 18,45 ± 1,94 - - 0,75 < 0,05

Tăng trung bình/năm 0,16 0,42 - -

37
O (điểm)
AQ
18.96
19

18.39
18.5 18.13
17.88
18 17.67
17.57

17.5

17

16.5
15 16 17 Tuổi
Nam Nữ

Hình 3.13. Biểu đồ chỉ số O của học sinh theo tuổi và theo giới tính

Các số liệu trong bảng 3.10 cho thấy, chỉ số O (khả năng xử lý tình
huống) của học sinh tăng dần theo tuổi. Đối với học sinh nam, ở độ tuổi 15
chỉ số O đạt 17,57 ± 2,17 điểm, ở độ tuổi 16 chỉ số O đạt 17,67 ± 1,95 điểm
và tăng lên 17,88 ± 1,80 điểm lúc 17 tuổi, tốc độ tăng trung bình 0,16
điểm/năm. Đối với học sinh nữ, ở độ tuổi 15 chỉ số O đạt 18,13 ± 1,73 điểm
tăng lên 18,39 ± 1,96 điểm lúc 16 tuổi và 18,96 ± 2,13 điểm lúc 17 tuổi, tốc
độ tăng trung bình 0,42 điểm/năm.
Trong cùng một độ tuổi, chỉ số O của học sinh nam và học sinh nữ có
khác nhau (hình 3.13). Sự khác nhau về chỉ số O giữa học sinh nam và học
sinh nữ có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Điều này có nghĩa là có sự khác biệt
giới tính về khả năng xử lý tình huống của học sinh.
3.3.3.3. Khả năng chịu đựng của học sinh - R
Kết quả nghiên cứu khả năng chịu đựng (chỉ số R) của học sinh trường
THPT Vân Nội theo tuổi và theo giới tính được thể hiện trong bảng 3.11 và
hình 4.14.

38
Bảng 3.11. Khả năng chịu đựng của học sinh theo tuổi và theo giới tính
ĐIỂM CHỈ SỐ R

Tuổi Nam (1) Nữ (2) X1 − X 2 P1-2

n ( X ± SD ) Tăng n ( X ± SD ) Tăng

15 46 18,89 ± 2,04 - 62 18,45 ± 2,23 - 0,44 p> 0,05

16 58 19,14 ± 1,80 0,25 61 18,48 ± 2,25 0,03 0,46 p< 0,05

17 41 19,37 ± 2,10 0,23 45 18,67 ± 2,00 0,19 0,70 p> 0,05

Chung 145 19,12 ± 1,96 - 168 18,52 ± 2,16 - 0,60 < 0,05

Tăng trung bình/năm 0,24 0,11 - -

R (điểm)
AQ
19.37

19.4
19.14
19.2
18.89
19
18.67
18.8
18.45 18.48
18.6

18.4

18.2

18

17.8
15 16 17 Tuổi
Nam Nữ

Hình 3.14. Biểu đồ chỉ số R của học sinh theo tuổi và theo giới tính
Các số liệu trong bảng 3.11 cho thấy, chỉ số R (khả năng chịu đựng)
của học sinh tăng dần theo tuổi. Đối với học sinh nam, ở độ tuổi 15,16 chỉ số
R lần lượt là 18,89 ± 2,04 và 19,14 ± 1,80 điểm tăng lên 19,37 ± 2,10 điểm
lúc 17 tuổi, tốc độ tăng trung bình 0,24 điểm/năm. Đối với học sinh nữ, ở độ

39
tuổi 15 chỉ số R là 18,45 ± 2,23, ở độ tuổi 16 là 18,48 ± 2,25 điểm tăng lên
18,67 ± 2,00 điểm ở độ tuổi 17, tốc độ tăng trung bình 0,11 điểm/năm.
Trong cùng một độ tuổi, chỉ số O của học sinh nam và học sinh nữ có
khác nhau (hình 3.14). Sự khác nhau về chỉ số O giữa học sinh nam và học
sinh nữ có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Điều này cũng có nghĩa là có sự khác
biệt giữa nam và nữ về khả năng chịu đựng.
3.3.3.4. Khả năng nhẫn nại, lạc quan của học sinh - E
Kết quả nghiên cứu khả năng nhẫn nại, lạc quan (chỉ số E) của học sinh
trường THPT Vân Nội theo tuổi và theo giới tính được thể hiện trong bảng
3.12 và hình 3.15.
Bảng 3.12. Khả năng nhẫn nại, lạc quan của học sinh theo tuổi và theo giới tính
ĐIÊM CHỈ SỐ E

Nam (1) Nữ (2) X1 − X 2 P1-2


Tuổi
n ( X ± SD ) Tăng n ( X ± SD ) Tăng

15 46 19,15 ± 1,74 - 62 19,45 ± 2,01 - 0,22 p> 0,05

16 58 19,36 ± 1,93 0,39 61 19,59 ± 1,83 0,36 0,25 p> 0,05

17 41 19,73 ± 1,34 0,48 45 19,78 ± 1,94 0,44 0,29 p> 0,05

Chung 145 19,40 ± 1,72 - 168 19,59 ± 1,92 - 0,28 > 0,05

Tăng trung bình/năm 0,29 0,27 - -

Các số liệu trong bảng 3.12 cho thấy, chỉ số E (khả năng nhẫn nại, sự
lạc quan) của học sinh tăng dần theo tuổi. Đối với học sinh nam, ở độ tuổi 15
chỉ số E đạt 19,15 ± 1,74 điểm tăng lên 19,36 ± 1,93 điểm ở độ tuổi 16 và
19,73 ± 1,34 điểm lúc 17 tuổi, tăng trung bình 0,29 điểm/năm. Đối với học
sinh nữ, ở độ tuổi 15 chỉ số E đạt 19,45 ± 2,01, ở độ tuổi 16 là 19,59 ± 1,83
điểm tăng lên 19,78 ± 1,94 điểm lúc 17 tuổi, tăng trung bình 0,27 điểm/năm.

40
EAQ
(điểm) 19.78
19.73
19.8
19.7 19.59

19.6 19.45
19.5 19.36
19.4
19.3 19.15
19.2
19.1
19
18.9
18.8
15 16 17 Tuổi
Nam Nữ

Hình 3.15. Biểu đồ chỉ số E của học sinh theo tuổi và theo giới tính
Trong cùng một độ tuổi, chỉ số E của học sinh nam và học sinh nữ có
khác nhau. Tuy nhiên, sự khác nhau về chỉ số E giữa học sinh nam và học
sinh nữ không rõ và không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Điều này có ý nghĩa
là không có sự khác biệt giữa học sinh nam và học sinh nữ về khả năng nhẫn
nại, lạc quan.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chỉ số vượt khó (AQ) của
học sinh tăng dần theo tuổi. Sự chênh lệch AQ của học sinh theo độ tuổi có ý
nghĩa thống kê (p>0,05). Từ 15÷17 tuổi AQ trung bình của học sinh cao hơn
mức trung bình chung (147,5) do Viện Peaklearning đưa ra [19]. Điều này là
hoàn toàn bình thường do ở độ tuổi này học sinh đã có hệ thần kinh phát triển
và hoàn thiện hơn nên đã có sự thích ứng và xử lý tình huống tốt hơn.
Đặc biệt ở chỉ số C, O sự khác biệt giới tính về các chỉ số này có ý
nghĩa thống kê (p>0,05). Điều này có thể giải thích được do trong giai đoạn
này đa số học sinh nữ đã trải qua tuổi dậy thì nên khả năng kiểm soát, điều
khiển và xử lý tình huống của học sinh nữ sẽ tốt hơn của học sinh nam.

41
Riêng chỉ số R thì sự khác biệt giới tính cũng có ý nghĩa thống kê
(p>0,05) nhưng khả năng chịu đựng ở nam lại cao hơn của nữ.
3.4. Mối tương quan giữa các chỉ số sinh học
Kết quả nghiên cứu mối tương quan giữa các chỉ số IQ, EQ, AQ của
học sinh trường THPT Vân Nội được thể hiện trong bảng 3.13.
Bảng 3.13. Hệ số tương quan giữa các chỉ số sinh học
Mối tương quan giữa các chỉ số Hệ số tương quan (r)

IQ - EQ 0,601

IQ - AQ 0,721

EQ - AQ 0,672

Chúng tôi sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để tìm hiểu mối tương
quan giữa IQ, EQ và AQ của học sinh trường THPT Vân Nội. Mô hình này có
dạng Y = β + β X (trong đó X là biến độc lập, Y là biến phụ thuộc, β là
hằng số của đường hồi quy tổng thể, β là hệ số góc của đường hồi quy).
Sử dụng ma trận đồ thị phân tán để tìm hiểu quan hệ giữa các chỉ số
trên, kết quả được thể hiện trong hình 3.16.
IQ
e_Q
AQ

IQ e_Q AQ

Hình 3.16. Ma trận đồ thị phân tán giữa các chỉ số IQ, AQ, EQ

42
Theo ma trận này, chúng tôi thấy xuất hiện quan hệ tuyến tính giữa IQ -
EQ, IQ - AQ và EQ - AQ (đồ thị phân tán có hình bầu dục và nằm chéo với
phương ngang). Các biến IQ, EQ, AQ của học sinh đều có dạng phân phối
chuẩn.
3.4.1. Mối tương quan giữa IQ - EQ
Tìm hiểu cụ thể mối tương quan giữa IQ và EQ của học sinh trường
THPT Vân Nội chúng tôi thấy IQ dự đoán được sự biến thiên EQ của học
sinh. Kết quả được thể hiện trong đồ thị phân tán hình 3.17.

120

110

100
IQ

90

80
R Sq Linear = 0.362

R Sq Linear = 0.362

70

10 12 14 16 18 20 22

e_Q

Hình 3.17. Đồ thị phân tán mô tả mối quan hệ tuyến tính giữa IQ và EQ
Tiếp tục tính các hệ số của phương trình hồi quy, chúng tôi thu được
kết quả như bảng 3.14.
Bảng 3.14. Mô hình hồi quy tuyến tính giữa IQ và EQ
Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa
Mô hình t p
B Sai số Beta

Hằng số 66,872 2,978 22,455 0,000

EQ 2,527 0,16 0,601 13,274 0,000

43
Kết quả trên bảng 3.14 cho thấy hệ số β0 = 66,872; hệ số β1 = 2,527.
Kiểm định t với p = 0,000 cho thấy giả thiết H0 (hai hệ số của đường hồi quy
= 0) bị bác bỏ. Phương hồi quy tuyến tính giữa IQ - EQ có dạng:
IQ = 2,527 x EQ + 66,872
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, giữa IQ và EQ có mối
tương quan tuyến tính. Với hệ số tương quan là r = 0,601, chứng tỏ IQ và EQ
của học sinh có mối quan hệ tuyến tính tương đối chặt chẽ (r>0,6), nghĩa là
học sinh có IQ cao thì EQ cũng cao và ngược lại. Tuy nhiên, mức tương quan
này chỉ trên mức trung bình, nên không nhất thiết học sinh có IQ cao thì EQ
cũng cao.
3.4.2. Mối tương quan giữa IQ - AQ
Tương tự như tương quan giữa IQ và EQ mối tương quan giữa EQ -
AQ của học sinh trường THPT Vân Nội được thể hiện trong đồ thị phân tán
hình 3.19.

120

110

100
IQ

90

80

R Sq Linear = 0.52

70

140 145 150 155 160

AQ

Hình 3.18. Đồ thị phân tán mô tả mối quan hệ tuyến tính giữa IQ và AQ

44
Tiếp tục tính các hệ số của phương trình hồi quy, chúng tôi đã xây
dựng được phương trình hồi quy tuyến tính giữa IQ và AQ của học sinh
trường THPT Vân Nội. Phương trình có dạng:
IQ = 1,236 x AQ - 77,492
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, giữa IQ và AQ có mối
tương quan tuyến tính. Với hệ số tương quan là r = 0,721, chứng tỏ IQ và AQ
của học sinh có mối quan hệ tuyến tính khá chặt chẽ (r>0,7) nghĩa là học sinh
có IQ cao thì AQ cũng cao. Tuy nhiên, có một số em có chỉ số IQ tương đối
cao nhưng khả năng vượt khó không cao. Khi các em gặp phải một số khó
khăn trong học tập ví dụ như điểm số không như ý muốn, thì thường tỏ ra
chán nản, thất vọng. Trong trường hợp này, nếu không có sự động viên kịp
thời của cha mẹ, thầy cô và bạn bè thì kết quả học tập sẽ giảm. Ngược lại, có
một số em có chỉ số IQ thấp nhưng có khả năng vượt qua khó khăn trong cuộc
sống, vươn lên trong học tập thì kết quả học tập của những em này vẫn cao.
Điều này chúng ta có thể nhận thấy trong cuộc sống. Có một số người
có chỉ số IQ thấp nhưng bù lại họ chăm chỉ, cần cù, chịu khó, nhẫn lại nên họ
vẫn thành đạt. Còn một số trường hợp có chỉ số IQ cao nhưng vẫn không
thành công trong cuộc sống là bởi vì họ thường quá tự tin vào chỉ số IQ cao
của mình mà thiếu đi sự cần cù, chăm chỉ. Người ta vẫn thường nói “cần cù
bù thông minh” hay “thiên tài chỉ có 2% là trí thông minh còn lại 98% là mồ
hôi và nước mắt”. Sự “cần cù”, “mồ hôi nước mắt” ở đây chính là sự lạc
quan, hi vọng, chăm chỉ, biết vươn lên hay nói cách khác đây chính là khả
năng vượt khó.
3.4.3. Mối tương quan giữa EQ - AQ
Tương tự như tương quan giữa IQ và AQ, để thấy rõ mối liên quan giữa
EQ và AQ chúng tôi xây dựng được phương trình về mối tương quan giữa EQ
và AQ có dạng như sau:
EQ = 0,274 x AQ - 25,206

45
Và đồ thị phân tán giữa hai chỉ số này được biểu diễn trong hình 3.19

22

20

18
e_Q

16

14

12

R Sq Linear = 0.452

10

140 145 150 155 160

AQ

Hình 3.19. Đồ thị phân tán mô tả mối quan hệ tuyến tính giữa EQ và AQ
Như vậy, giữa EQ và AQ có mối tương quan tuyến tính với hệ số tương
quan r = 0,627 chứng tỏ mối tương quan tuyến tính giữa EQ và AQ là khá
chặt chẽ. Điều này cũng cho thấy rằng những học sinh có EQ cao thì AQ cũng
cao và ngược lại. Tuy nhiên vẫn có những học sinh có EQ cao mà điểm cho
AQ không cao và ngược lại có những học sinh có EQ trung bình mà điểm AQ
vẫn đạt loại khá.
3.4.4. Mối tương quan giữa IQ và học lực
Kết quả nghiên cứu tỉ lệ % học sinh theo mức trí tuệ và học lực của học
sinh trường THPT Vân Nội được trình bày trong bảng 3.15.
Các số liệu trong bảng 3.15 cho thấy tất cả học sinh có học lực giỏi đều
có trí tuệ thuộc mức trung bình trở lên. Trong đó 60,71% học sinh thuộc mức
xuất sắc, 32,14% học sinh thuộc mức thông minh và chỉ có 7,14% học sinh
giỏi có trí tuệ mức trung bình.

46
Bảng 3.15. Tỉ lệ % học sinh theo mức trí tuệ và lực học

Tỉ lệ % học sinh theo học lực


Mức n
Giỏi Khá Trung bình Yếu
trí tuệ
n % n % n % n %

I 0 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%

II 19 17 60,71% 2 1,31% 0 0,00% 0 0,00%

III 65 9 32,14% 56 36,60% 0 0,00% 0 0,00%

IV 213 2 7,14% 93 60,78% 112 94,92% 6 42,86%

V 10 0 0,00% 2 1,31% 4 3,39% 4 28,57%

VI 6 0 0,00% 0 0,00% 2 1,69% 4 28,57%

VII 0 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%

Trong nhóm học sinh có học lực khá, đa số học sinh có IQ thuộc mức
trung bình trở lên nhưng vẫn có 1,31% số học sinh khá có IQ ở mức tầm
thường.
Trong nhóm học sinh có học lực trung bình đa số học sinh có IQ ở mức
bình thường (94,92%) và mức tầm thường (3,39%), thậm chí có 1,69% học
sinh ở mức kém, không có học sinh nào ở mức thông minh và xuất sắc.
Trong nhóm học sinh có học lực yếu có IQ ở mức bình thường hoặc tầm
thường và mức kém, không có học sinh nào thuộc mức khá trở lên.
Tóm lại, khi xét sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ và học lực, chúng
tôi thấy đối với học sinh trường THPT Vân Nội, trong nhóm học sinh có học
lực giỏi và khá số học sinh có IQ cao chiếm đa số, còn trong nhóm học sinh
có học lực trung bình và yếu thì số học sinh có IQ ở mức trung bình và kém
chiếm đa số.
Để thấy rõ mối liên quan giữa IQ và học lực chúng tôi sử dụng phương
trình hồi quy và đồ thị phân tán giữa hai chỉ số này (hình 3.20).

47
9.00

8.00
Hoc_luc

7.00

6.00

5.00 R Sq Linear = 0.776

90.00 95.00 100.00 105.00 110.00 115.00 120.00

IQ

Hình 3.20. Đồ thị phân tán mô tả mối quan hệ tuyến tính giữa IQ và học lực
Tiếp tục tính các hệ số của phương trình hồi quy, chúng tôi thu được
kết quả như bảng sau:
Bảng 3.16. Mô hình hồi quy tuyến tính giữa IQ và học lực
Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa
Mô hình t p
B Sai số Beta

Hằng số 49,702 1,822 27,274 0,000

Học lực 8,685 0,273 0,881 31,816 0,000

Bảng 3.16 cho thấy hệ số β0 = 49,702; hệ số β1 = 8,685. Kiểm định t với


p = 0,000 cho thấy giả thiết H0 (hai hệ số của đường hồi quy = 0) bị bác bỏ.
Mô hình hồi quy tuyến tính giữa có dạng:
IQ = 8,685 x học lực + 49,702
Kết quả được thể hiện trên hình 3.20 và bảng 3.16 cho thấy, IQ và học
lực có mối tương quan thuận, khá chặt chẽ (r = 0,881). Đa số học sinh có mức
IQ cao học giỏi, khá và đa số học sinh có mức IQ thấp có học lực trung bình.

48
Điều này chứng tỏ, học sinh có mức IQ càng cao thì học lực càng tốt. Tuy
nhiên, một số học sinh có mức IQ cao, nhưng kết quả học tập lại không cao và
một số học sinh có mức IQ trung bình lại có kết quả học tập khá cao.
Như vậy, năng lực trí tuệ không phải là yếu tố duy nhất quyết định kết
quả học tập của học sinh. Nếu học sinh học tập chăm chỉ có ý chí phấn đấu,
điều kiện học tập thuận lợi thì cho dù có hạn chế về năng lực trí tuệ vẫn có thể
đạt được học lực trung bình thậm chí là học lực khá, giỏi. Nhưng để trở thành
một học sinh giỏi thật sự thì cần phải có năng lực trí tuệ thuộc loại cao.

49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Chỉ số thông minh - IQ
Điểm IQ trung bình của học sinh trường THPT Vân Nội đạt 106,31
điểm xếp loại trung bình (IQ = 90 - 110), tỉ lệ học sinh có IQ ở mức trung
bình nhiều nhất. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy IQ của học sinh tăng dần
theo độ tuổi từ 15 đến 17, tuy nhiên tốc độ tăng trung bình không lớn (1,17
điểm/năm). Nhìn chung IQ của học sinh nam và học sinh nữ không giống
nhau, tuy nhiên sự khác nhau đó không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
2. Chỉ số cảm xúc - EQ
EQ của học sinh tăng dần theo tuổi. EQ trung bình của học sinh nam
(15,19 điểm) thấp hơn học sinh nữ (15,79 điểm). Sự chênh lệch về EQ trung
bình giữa học sinh nam vào học sinh nữ là 0,60 điểm. Đặc biệt, sự khác nhau
về EQ trung bình giữa học sinh nam và học sinh nữ ở tuổi 16 và 17 có ý nghĩa
thống kê (p<0,05). Khi xét điểm số EQ trung bình chung của học sinh nam và
học sinh nữ chúng tôi thấy đều trên mức trung bình và sự chênh lệch này là có
ý nghĩa thống kê (p<0,05).
3. Chỉ số vượt khó - AQ
AQ của học sinh tăng dần theo tuổi, thấp nhất ở độ tuổi 15 (147,02
điểm), và cao nhất ở độ tuổi 17 (150,63 điểm), tăng trung bình hằng năm là
1,81 điểm. Sự chênh lệch AQ trung bình của học sinh giữa các tuổi có ý nghĩa
thống kê (p<0,05). Mức chênh lệch AQ giữa học sinh nam và học sinh nữ ở
các độ tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
4. Mối tương quan giữa các chỉ số
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy giữa trí tuệ, cảm xúc, chỉ số vượt
khó có mối quan hệ tuyến tính với hệ số tương quan dao động từ 0,601 ÷
0,721. Giữa IQ và một số chỉ số khác như EQ, AQ, học lực của học sinh đều
có mối tương quan tuyến tính thuận. Bên cạnh đó giữa EQ với AQ cũng có
mối tương quan tuyến tính thuận với chỉ số tương quan r = 0,672. Ngoài ra
chúng tôi đã xây dựng được mô phương trình hồi quy mô tả mối tương quan
giữa IQ với học lực, IQ với EQ, IQ với AQ, EQ với AQ.

50
KIẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:
1. Các chỉ số IQ, EQ, AQ có thể thay đổi thường xuyên theo tuổi và phụ
thuộc nhiều vào điều kiện môi trường và điều kiện học tập. Vì vậy, cần tiếp
tục tiến hành nghiên cứu vấn đề này trên các đối tượng để đưa ra phương
pháp giáo dục phù hợp cho từng độ tuổi.
2. Trong giáo dục cần kết hợp các phương pháp dạy học tích cực để đem
lại hiệu quả cao trong học tập, đặc biệt giáo viên phải tăng cường sử dụng
phương tiện trực quan, thiết kế những bài giảng hợp lý, sinh động nhằm phát
huy khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh. Từ đó, có thể giúp sinh viên rèn
luyện, nâng cao dần mức trí tuệ.
3. Nên đưa thêm vào chương trình học các môn như: kĩ năng sống, kĩ
năng để thành công nhằm giúp các em học hỏi, nâng cao khả năng vượt khó.

51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Trịnh Văn Bảo (1994), Nghiên cứu thăm dò một số chỉ số di truyền và chỉ
số sinh học có liên quan ở một số học sinh năng khiếu, Đề tài KX 07-07, Hà
Nội.
2. J.Mayer, D.R.Caruso, Peter Salovey (2003) Nguyễn Công Khanh dịch, Các
mô hình về trí tuệ cảm xúc.
3. J.Raget (1986), Tâm lý học và giáo dục học, Nxb Giáo dục.
4. Nguyễn Hương Hải (2007), Nghiên cứu năng lực trí tuệ và một số chỉ số
sinh học của học sinh trung học phổ thông Quế Võ số 1- tỉnh Bắc Ninh, Luận
văn Thạc sĩ Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Hiền (2010), Nghiên cứu một số chỉ số thể lực và trí tuệ của
học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Ninh, Luận văn Thạc sĩ sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
6. Mai Văn Hưng (2004), Nghiên cứu một số chỉ số thể lực và năng lực trí tuệ
của sinh viên ở một số trường Đại học phía Bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ
Sinh học, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.
7. Đặng Phương Kiệt (2001), Cơ sở tâm lý học ứng dụng, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.
8. Tạ Thúy Lan, Mai Văn Hưng (1998), Năng lực trí tuệ và học lực của một
số học sinh Thanh Hóa, Thông báo khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội,
trường Đại học sư Phạm Hà Nội, số (6), tr 70-75.
9. Trần Thị Loan (1996), Nghiên cứu năng lực trí tuệ của học sinh thành phố,
Thông báo khoa học số (5), trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tr 121-124.
10. Trần Thị Loan (2002), Nghiên cứu một số chỉ số thể lực và trí tuệ của học
sinh từ 6-17 tuổi tại quận Cầu Giấy - Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Sinh học,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Mai Văn Hưng (2012), Trắc nghiệm trí tuệ, Nxb Đại
52
học Quốc Gia Hà Nội.
12. Nguyễn Thế Tân (2007), Nghiên cứu một số chỉ số thể lực và hoạt động
thần kinh cấp cao của học sinh tiểu học và THCS xã Nam Sơn- Thành phố
Bắc Ninh, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Hà Nội.
13. Nguyễn Thạc, Lê Văn Hồng (1993), Nghiên cứu chẩn đoán sự phát triển
trí tuệ của học sinh, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số (11), tr 21 - 22.
14. Trần Trọng Thủy (1989), Các lý thuyết về trí tuệ của học sinh bằng test
Raven, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số (6), tr 19-21.
15. Trần Trọng Thủy (2005), Một số chỉ số tâm sinh lý của sinh viên hai
trường Đại học Sư Phạm Hà Nội và Đại học Thái Nguyên, Đề tài nghiên cứu
Khoa học cấp Bộ, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.

Tiếng Anh:
16. A. Binet. En.Wikipedia/Wiki/Alfred - Bintnet.
17. D. Wechsler (1955), Wechsler adult intelligent scale (WAIS), New York.
18. J.Piaget (1963), Psychology of intelligence, New York
Trang web:
19. www.peaklearning.com
20. http://vnu.edu.vn/btdhqghn/inc/print.asp?N13253

53
PHỤ LỤC 1 - Hồ sơ trắc nghiệm
1. Hồ sơ trắc nghiệm IQ
2. Hồ
H sơ EQ - Trắc nghiệm chỉ số cảm
m xúc
Câu 1. Bạn hãy cho
ho biết
bi người phụ nữ này biểu hiện cảm
m xúc gì?

a. Khó chịu b. Ngạc


Ng nhiên

c. Tự hào d. Sợ
S hãi

e. Hạnh phúc f. Kích động

n hãy cho biết


Câu 2. Bạn bi người đàn ông này biểu hiện cảm
m xúc gì?

a. Buồn rầu b. Lo lắng


l

c. Giận giữ d. Phẫn


Ph nộ
e. Hạnh phúc f. Sầu
S khổ

n hãy cho biết


Câu 3. Bạn bi cậu bé này biểu hiện cảm
m xúc gì?

a. Sợ hãi b. Xấu
X hổ

c. Thịnh nộ d. Phẫn
Ph nộ
e. Hân hoan f. Ngạc
Ng nhiên

Câu 4. Bạn bi người đàn ông này biểu hiện cảm


n hãy cho biết m xúc gì?

a. Thất vọng b. Ngạc


Ng nhiên

c. Cáu giận d.. Phẫn


Ph nộ
e. Sợ hãi f. Hạnh
H phúc

Câu 5. Bạn
n hãy cho biết
bi người chàng trai này biểu hiện
n cảm
c xúc gì?

a. Buồn chán b. Xấu


X hổ

c. Thịnh nộ d. Phẫn
Ph nộ
e. Thù địch d. ngạc
ng nhiên
Câu 6. Do hiểu lầm, người bạn thân của bạn không chơi với bạn nữa, bạn sẽ:
a. Buồn chán và ủ rũ
b. Tìm những người bạn khác để chơi
c. Tìm hiểu việc khác nhau để làm, để khỏi phải nghĩ ngợi linh tinh
d. Tìm biện pháp giải tỏa như tập thể thao, đi chơi để khi nào bạn bớt giận
sẽ nói chuyện với nhau
Câu 7. Em của bạn sống rất bừa bãi, luôn làm lộn xộn phòng chung, điều
này làm bạn càng ngày càng khó chịu, bạn sẽ:
a. Bạn dọa tống em ra ở phòng khách nếu em không chịu thay đổi
b. Bạn vẫn sống chung với em và tự nhủ mình cũng có những thói quen
chưa tốt
c. Bạn nói rõ ràng về thói quen xấu của em bạn và yêu cầu em cần phải
thay đổi
d. Bạn tìm cách nói cho bố mẹ, hoặc bạn bè của em để em thay đổi
Câu 8. Bạn đang đi trong sân trường giờ ra chơi, chẳng may, bạn trượt
chân và ngã làm quần áo bạn bẩn, bạn sẽ:
a. Bạn đứng lên, mỉm cười và đi tiếp dù nhiều bạn đang cười mình
b. Bạn đứng lên đi và tự cho mình là một kẻ hậu đậu, kém cỏi
c. Bạn cảm thấy ngại, cúi mặt đi tiếp hy vọng không ai để ý
d. Bạn cáu điên và thầm nguyền rủa
Câu 9. Trong một buổi tiệc, bạn đến nói chuyện với một người bạn và được
người bạn nói chuyện đáp lại rất nhiều, nhưng có vẻ bạn ấy không được
thoải mái, bạn sẽ:
a. Bạn nghĩ người bạn đó có vấn đề gì đó với mình
b. Bạn hỏi thêm chuyện để hiểu thêm về bạn đó
c. Bạn không nói chuyện nữa, bỏ đi vì cho rằng bạn ấy không thích mình
d. Bạn quyết định một lần nào đó sẽ rủ bạn tham gia một hoạt động nào
đó mà bạn ấy thích cho dù bạn không thích
Câu 10. Bạn của bạn mới chia tay với người yêu nên rất buồn bã, lúc này
bạn sẽ:
a. Bạn lo lắng sau này mình gặp trường hợp giống bạn ấy
b. Nói với bạn của bạn là thà sống một mình còn hơn là sống với người đã
bỏ bạn
c. Bạn nói với bạn của mình cần gì để mình giúp bạn không đau khổ
d. Bạn rủ bạn mình đi chơi, ăn uống gì đó để bạn quên đi chuyện buồn
Câu 11. Một người bạn mượn bạn một đồ vât nhỏ có giá trị tinh thần, sau ít
lâu bạn đòi lại món đồ đó nhưng bạn của bạn chưa trả, bạn sẽ:
a. Bạn hỏi bạn mình tại sao lại muốn giữ đồ đó và yêu cầu trả
b. Bạn cho rằng người bạn của bạn không biết tôn trọng người khác
c. Bạn bỏ qua, không đòi món đồ và cho rằng tình bạn quan trọng hơn
d. Bạn tỏ thái độ không vui đến khi người bạn trả lại món đồ
Câu 12. Bạn dẫn một nhóm các cháu 4 tuổi đến công viên, một đứa trẻ
khóc vì những đứa khác không chơi với nó. Bạn sẽ làm gì?
a. Không làm gì, để lũ trẻ tự giải quyết vấn đề của chúng
b. Nói chuyện với đứa trẻ đó, tìm cách để những đứa trẻ khác chơi với nó
c. Nhẹ nhàng bảo nó đừng khóc
d. Làm cho trẻ quên việc khóc bằng cach chỉ cho nó những trò chơi khác
mà nó có thể tham gia
Câu 13. Bạn là một nhân viên bán bảo hiểm đang gọi cho các khách hàng
của mình. Bạn gọi cho 15 người nhưng đều bị gác máy, bạn sẽ:
a. Cho qua ngày hôm nay và hy vọng ngày mai sẽ kiếm khá hơn
b. Cho rằng số lượng 15 người là không thể hiện đúng khả năng bán hàng
của bạn
c. Tiếp tục gọi cho người khác và sẽ cố gắng hết sức
d. Làm việc khác
Câu 14: Bạn đang cố gắng làm nguội cơn tức giận của một anh bạn bị một
người lái xe cắt ngang ngay trước mắt rất nguy hiểm, bạn sẽ:
a. Nói với anh ta hãy quên chuyện đó đi. Anh ta không bị sao cả, vậy
chẳng nên coi đó là một chuyện lớn.
b. Nói sang một chủ đề khác mà anh ấy ưa thích, cố làm anh ta quên đi
c. Đồng tình với anh ta đổ tội cho người lái xe đó
d. Kể cho anh ấy là mình cũng từng bị như thế và cũng cảm thấy bực
mình như anh ấy lúc này, về sau bạn mới biết người lái xe nọ là một bác sỹ
đang trên đường đến bệnh viện để kịp xử lý cấp cứu cho một bệnh nhân thập
tử nhất sinh
Câu 15. Bạn và người yêu cãi nhau to tiếng, cả hai đều thấy giận và buồn,
bạn sẽ:
a. Nghỉ 20 phút rồi cãi nhau tiếp
b. Dừng lại không cãi nhau nữa và im lặng mặc cho người kia nói gì thì
nói
c. Bạn xin lỗi và cùng yêu cầu người kia xin lỗi
d. Dừng lại một lúc, suy nghĩ và nói rõ vấn đề của bạn
Câu 16. Bạn được phân công đứng đầu một nhóm làm việc. Nhóm của bạn
đang cố tìm biện pháp tốt nhất để giải quyết một vấn đề trước đó chưa đi
đến thống nhất ý kiến. Việc đầu tiên bạn sẽ làm gì?
a. Lập một lịch trình và thời gian biểu để thảo luận từng vấn đề cùng nhau
b. Để mọi người có thời gian hiểu nhau hơn
c. Hỏi ý kiến riêng của từng người một
d. Khuyến khích mọi người động não, nói ra bất cứ điều gì chợt nảy ra
trong đầu họ mà không để ý tới việc ý kiến đó có thích hợp hay không
Câu 17. Cậu em trai 3 tuổi của bạn rất rụt rè, nó rất đa cảm và có chút sợ
hãi khi gặp những người mới, cảnh mới… bạn sẽ làm gì?
a. Chấp nhận tính rụt rè đó và che chở cho nó mỗi khi cần
b. Đưa nó đến khàm ở bác sĩ tâm lý trẻ em
c. Chủ tâm đưa nó đến nhiều nơi mới, gặp người mới để nó hết sợ
d. Tạo ra một loạt tình huống thử thách nguy hiểm mà bạn vẫn có thể
kiểm soát được để giúp nó thích ứng dễ dàng
Câu 18. Bạn và bạn của bạn càng ngày càng ít gần gũi, hai người đang có
vẻ tách nhau ra, bạn sẽ phản ứng?
a. Thật thà nói với bạn của bạn là tình bạn của hai người không còn vui vẻ
nữa
b. Bày tỏ vấn đề và làm rõ nó cùng nhau
c. Dừng trả lời các cuộc điện thoại và các lời mời
d. Lặng lẽ để mối quan hệ chấm dứt. Quan hệ đã thay đổi, con người đã
thay đổi
Câu 19. Bạn thức dậy trong tâm trạng xấu, nhưng bạn thăm một người bạn
của bạn có một ngày hạnh phúc, đầy ắp nụ cười, bạn sẽ:
a. Cảm thấy thoải mái hơn vì hạnh phúc của họ
b. Cảm thấy tốt hơn một chút
c. Không cảm thấy có gì khác khi người khác hạnh phúc
d. Cảm thấy tồi tệ hơn khi so sánh bản thân bạn với hình ảnh người bạn
của bạn
Câu 20. Bạn và bạn của bạn cùng dự thi để lấy một suất học bổng của
trường đại học, bạn đã đạt được suất học bổng còn bạn của bạn bị trượt,
bạn sẽ:
a. Vô cùng hạnh phúc về sự thành công của bản thân
b. Tự tin và có thể kể cho nhiều người nghe về sự thành công của bản thân
c. Bình tĩnh và động viên bạn cố gắng để thành công lần sau
d. Coi đây là chuyện bình thường, không có gì phải bàn
Câu 21. Bạn là một học sinh tích cực tham gia phòng chống các tệ nạn xã
hội trong học sinh. Một hôm bạn đến nhà trường bạn thân học cùng lớp
của mình thì bắt gặp bạn đó đang đánh bài ăn tiền, bạn sẽ:
a. Bỏ qua vì hôm nay mình là khách đến nhà bạn chơi
b. Trách mằng bạn ngay vì đã chơi bài ăn tiền
c. Để mặc bạn chơi và yêu cầu ngày mai lên văn phòng làm kiểm điểm
d. Ngĩ ra một công việc khẩn cấp và nhờ bạn đi làm ngay, sau đó nói
chuyện với bạn về việc không nên chơi bài ăn tiền trong học sinh
Câu 22. Bạn đã sắp xếp một buổi hẹn vào bữa ăn trưa vơi một người bạn
thân của mình, nhưng bạn đợi một cuộc điện thoại vô cùng quan trọng,
bạn sẽ:
a. Yêu cầu người hẹn vào buổi trưa tới đó để bạn có thể vừa dùng bữa
trưa vừa đợi điện thoại
b. Đi ăn trưa và phàn nàn suốt thời gian đó để việc bạn đã căng thẳng thế
nào vì lỡ cuộc điện thoại
c. Giữ lời hẹn và tự nhắc mình sẽ trở về để nghe cuộc điện thoại nếu bạn
bỏ lỡ nó
d. Bỏ cuộc hẹn trưa và đợi cuộc điện thoại
Câu 23. Bạn hãy cho biết, khi bạn cảm thấy khó chịu, bạn sẽ:
a. Giữ vẻ bình tĩnh và lãnh đạm trên khuôn mặt
b. Chứng tỏ rằng bạn đang tức giận nhưng có thái độ kiềm chế
c. La hét và thỉnh thoảng gây cãi vã mặc dù ý định của bạn là tốt
d. Bỏ qua tất cả những hạn chế vì cho rằng hầu hết mọi người đều thoát
khỏi tình trạng này khi tức giận
Câu 24. Nếu ai đó quan tâm đến bạn trong bữa tiệc, bạn chú ý:
a. Ngay lập tức và thường xuyên, bạn hầu như luôn luôn chú ý
b. Sau khi xem xét về thời gian họ chú ý đến bạn
c. Đôi khi, thỉnh thoảng bạn không chú ý đến, thỉnh thoảng bạn chú ý
ngay
d. Trừ khi bắt đầu có người nói chuyện với bạn, bạn không có ý kiến gì
Câu 25. Nếu tranh luận đến cùng về một vấn đề và biết rằng mình sẽ đúng,
bạn sẽ:
a. Không bao giờ nhượng bộ và tiếp tục chứng tỏ rằng bạn đúng
b. Bằng lòng với sự bất đồng và cố gắng kết thúc cuộc tranh luận
c. Thừa nhận rằng mình sai lầm dù trong tim bạn biết rằng mình đúng
Câu 26. Bạn đang ở trên máy bay, bỗng nhiên máy bay bị chao đảo, mọi
thứ hỗn loạn, nghiêng từ bên này sang bên kia. Lúc đó bạn sẽ làm gì:
a. Tiếp túc đọc sách, tạp chí hoặc xem phim, chẳng mấy để ý đến sự hỗn
loạn đó
b. Dè chừng, theo dõi chặt chẽ những chiêu đãi viên, đọc kĩ tờ hướng dẫn
trong trường hợp khẩn cấp
c. Một ít cả a và b
d. Không chắc chắn sẽ làm gì – chưa lường tới trường hợp này
Câu 27. Khi có ai đó giận dữ với bạn, bạn phản ứng lại bằng cách
a. Phòng thủ và bảo vệ chính ban
b. Cố gắng giúp họ bình tĩnh bằng cách nói rằng bạn rất tiêc
c. Đặt bạn vào vị trí của họ để cố gắng tìm hiểu xem điều gì làm họ giận
dữ trong trường hợp đó
d. Ngồi im và vượt qua cơn bão tố
Câu 28. Giả sử bạn là một sinh viên muốn đạt loại giỏi vào cuối khóa học.
Nhưng đến kỳ thi giữa khóa, bạn chỉ nhận được điểm dưới trung bình, bạn
sẽ làm gì?
a. Phác ngay ra một kế hoạch cụ thể để cố gắng học tập để tiến bộ hơn và
quyết tâm làm theo kế hoạch đó
b. Quyết tâm sẽ học tập tốt hơn từ nay về sau
c. Tự nhủ rằng điều đó chẳng sao cả và tập trung cho các khóa khác mà
bạn đạt điểm cao hơn
d. Gặp thầy giáo và xin thầy cho điểm cao hơn
Câu 29. Bao năm rồi bạn muốn chơi một loại nhạc cụ mà bạn đã từng thử
chơi hồi nhỏ, bây giờ bạn muốn chơi trở lại. Nhưng bạn không muốn việc
đó làm mất thời gian của bạn, bạn sẽ:
a. Đặt ra một khoảng thời gian cố định để luyện tập mỗi ngày và nghiêm
túc thực hiện
b. Chọn những bản nhạc vừa sức với bạn
c. Chỉ luyện tập khi bạn hưng phấn
d. Chọn bản nhạc khó đối với bạn để bạn có thể nỗ lực chuyên cần chơi
cho kỳ được
Câu 30. Bạn tìm được một học bổng du học rất lớn, nhưng để giành được
nó thì bạn cũng phải làm một bài luận rất khó:
a. Bạn rất lo lắng, và hy vọng sự lo lắng sẽ khiến mình làm cẩn thận hơn
b. Bạn để nó sang một bên, lúc nào tâm trạng thoải mái thì làm
c. Bạn dành cả tuần để lên kế hoạch làm bài luận, viết ra cẩn thận từng chi
tiết và lặng lẽ không nói với ai
d. Bạn hít thở sâu, suy nghĩ kỹ để phác thảo ý tưởng trong đầu, ghi ra
giấy, bàn bạc với một vài người mà bạn tin tưởng, rồi mới làm.
3. Hồ sơ AQ - Xác định chỉ số vượt khó
1. Bạn chịu sự thất bại về mặt học tập
Bạn có thể chịu ảnh hưởng của tình trạng này ở mức độ nào?
Không chịu được 1 2 3 4 5 Hoàn toàn chịu được
2. Bạn không được chú ý (bị coi nhẹ) trong học tập
Bạn cảm thấy mức độ chịu trách nhiệm nào để cải thiện tình huống?
Không chịu trách Hoàn toàn chịu
1 2 3 4 5
nhiệm gì trách nhiệm
3. Bạn bị cô giáo phê bình vì chữ viết của bạn không được đẹp cho lắm
Hậu quả của tình trạng này sẽ:
Ảnh hưởng tới mọi mặt Được giới hạn đối với
1 2 3 4 5
cuộc sống tình trạng này
4. Do mải chơi bạn đã làm mất chìa khoá nhà và cặp đi học.
Hậu quả của tình trạng này sẽ:
Mãi mãi về sau 1 2 3 4 5 Nhanh chóng vượt qua
5. Bạn không được gọi vào đội tuyển học sinh giỏi mặc dù bạn đã cố gắng
rất nhiều.
Hậu quả của tình trạng này sẽ:
Ảnh hưởng tới mọi mặt Được giới hạn đối với
1 2 3 4 5
cuộc sống tình trạng này
6. Cô giáo chủ nhiệm của bạn bác bỏ sự cố gắng của bạn về mặt học tập
trong suốt năm học.
Bạn cảm thấy mức độ chịu trách nhiệm nào để cải thiện tình huống?
Không chịu trách Hoàn toàn chịu
1 2 3 4 5
nhiệm gì trách nhiệm
7. Các bạn trong lớp không đồng ý với bạn về cách giải bài toán mà bạn
đưa ra. Bạn có thể chịu ảnh hưởng của tình trạng này ở mức độ nào?
Không chịu được 1 2 3 4 5 Hoàn toàn chịu được
8. Bạn không thể tham gia vào đội văn nghệ của lớp
Hậu quả của tình trạng này sẽ:
Mãi mãi về sau 1 2 3 4 5 Nhanh chóng vượt qua
9. Bạn đến lớp muộn do đường bị tắc.
Hậu quả của tình trạng này sẽ:
Ảnh hưởng tới mọi mặt Được giới hạn đối với
1 2 3 4 5
cuộc sống tình trạng này
10. Bạn bị mất một món quà quan trọng của người bạn thân tặng.
Hậu quả của tình trạng này sẽ:
Mãi mãi về sau 1 2 3 4 5 Nhanh chóng vượt qua
11. Bạn không được bầu vào trong ban cán sự lớp.
Bạn cảm thấy mức độ chịu trách nhiệm nào để cải thiện tình huống?
Không chịu trách Hoàn toàn chịu
1 2 3 4 5
nhiệm gì trách nhiệm
12. Bạn bỏ lỡ một cuộc thi quan trọng để được vào lớp chọn.
Hậu quả của tình trạng này sẽ:
Ảnh hưởng tới mọi mặt Được giới hạn đối với
1 2 3 4 5
cuộc sống tình trạng này
13. Bạn đã làm rất tốt vai trò của một lớp trưởng nhưng vẫn không được
khen ngợi.
Bạn có thể chịu ảnh hưởng của tình trạng này ở mức độ nào?
Không chịu được 1 2 3 4 5 Hoàn toàn chịu được
14. Ngoài tiền chi cho học tập, bố mẹ bạn không bao gìờ cho tiền bạn.
Hậu quả của tình trạng này sẽ:
Mãi mãi về sau 1 2 3 4 5 Nhanh chóng vượt qua
15. Bạn không tập thể dục thường xuyên dù biết là nên làm.
Bạn có thể chịu ảnh hưởng của tình trạng này ở mức độ nào?
Không 1 2 3 4 5 Hoàn toàn
16. Bạn đặt ra mục tiêu là mình phải thi vào trường chuyên nhưng bố, mẹ
bạn không đồng ý.
Bạn cảm thấy mức độ chịu trách nhiệm nào để cải thiện tình huống?
Không chịu trách Hoàn toàn chịu
1 2 3 4 5
nhiệm gì trách nhiệm
17. Lần thứ 3 trong tuần bạn phải đi lao động do nhà trường mới tu sửa lại.
Bạn có thể chịu ảnh hưởng của tình trạng này ở mức độ nào?
Không chịu được 1 2 3 4 5 Hoàn toàn chịu được
18. Bạn thấy lãng phí thời gian khi tham gia vào chuyến du lịch dã ngoại
cùng với các bạn trong lớp.
Bạn cảm thấy mức độ chịu trách nhiệm nào để cải thiện tình huống?
Không chịu trách Hoàn toàn chịu
1 2 3 4 5
nhiệm gì trách nhiệm
19. Một người bạn thân của bạn phải chuyển trường đến một trường khác
mà bạn rất khó được gặp lại.
Hậu quả của tình trạng này sẽ:
Mãi mãi về sau 1 2 3 4 5 Nhanh chóng vượt qua
20. Bố mẹ của bạn không đồng ý với quyết định bạn sẽ đi học thêm 5 môn
trong kì tới.
Hậu quả của tình trạng này sẽ:
Ảnh hưởng tới mọi mặt Được giới hạn đối với
1 2 3 4 5
cuộc sống tình trạng này

PHỤ LỤC 2 - PHIẾU TRẢ LỜI


Ngày
Họ và tên : : Nam/Nữ:
sinh
Trường : Lớp :

1. PHẦN TRẢ LỜI TEST EQ


Lựa chọn phương án bạn cho là phù hợp với mình nhất để điền vào ô trống
Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

2. PHẦN TRẢ LỜI TEST AQ


Lựa chọn mức độ bạn cho là phù hợp với mình nhất để điền vào ô trống
Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

3. PHẦN TRẢ LỜI TEST RCC-30-VN

1 1 2 3 4 2 1 2 3 4 3 1 2 3 4

4 5 6
1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4
7 1 2 3 4 8 1 2 3 4 9 1 2 3 4

10 1 2 3 4 11 1 2 3 4 12 1 2 3 4

13 1 2 3 4 14 1 2 3 4 15 1 2 3 4

16 1 2 3 4 17 1 2 3 4 18 1 2 3 4

19 1 2 3 4 20 1 2 3 4 21 1 2 3 4

22 1 2 3 4 23 1 2 3 4 24 1 2 3 4

25 1 2 3 4 26 1 2 3 4 27 1 2 3 4

28 1 2 3 4 29 1 2 3 4 30 1 2 3 4

You might also like