You are on page 1of 2

Bài 4: ĐIỀU CHẾ XÀ PHÒNG

1. Cơ sở lý thuyết
Xà phòng là một chất tẩy rửa các vết bẩn, vết dầu mỡ. Thành phần của xà phòng là muối
natri hoặc kali của axít béo. Xà phòng được dùng dưới dạng bánh, bột hoặc chất lỏng.Xà phòng
trước kia được điều chế bằng cách cho chất béo tác dụng với kiềm bằng phản ứng xà phòng hoá.
Sản phẩm tạo ra là muối natri hoặc kali của axit béo. Vì thế xà phòng được phân loại thành xà
phòng cứng (chứa natri) và xà phòng mềm (chứa kali).

Loại xà phòng này có một nhược điểm là không giặt được trong nước cứng vì nó tạo các kết
tủa với các ion canxi và magiê bết lên mặt vải làm vải chóng mục. Về sau, xà phòng được sản
xuất từ dầu mỏ. Vì thế nó đã khắc phục được nhược điểm trên để có thể giặt được quần áo bằng
nước cứng.
2. Cách tiến hành
Cho 15 ml dầu lạc vào bình nón 250 ml, thêm vào 25 ml rượu etylic. Lắp sinh hàn không khí
và đun cách thủy đến khi hỗn hợp tan đều. Thêm vào đó 10 ml dung dịch NaOH 25% và đun sôi
trên nồi cách thủy 30 phút nữa cho tới khi được dung dịch đồng thể và trong suốt.
Đổ toàn bộ hỗn hợp vào 100ml dung dịch muối ăn bão hòa (35g NaCl trong 100ml nước) và
nhỏ 3 giọt tinh dầu sả. Khuấy đều rồi để nguội, muối natri của axit béo (tức xà phòng) sẽ tách ra ở
dạng kết tủa. Lọc lấy kết tủa. Nếu xà phòng còn nước (ở dạng sền sệt) thì cho vào bát sứ đun cách
thủy để bay bớt hơi nước, vừa đun vừa trộn đều cho tới khi được một khối dẻo quánh. Đóng
bánh, để nguội, xà phòng sẽ rắn lại. Cân khối lượng sản phẩm.
 SV có thể thay thế dầu ăn bằng dầu dừa…
3. Nội dung sinh viên cần chuẩn bị
a.Dụng cụ:
TT Tên dụng cụ Số lượng TT Tên dụng cụ Số lượng

b.Hóa chất:
TT Hóa chất TT Hóa chất

1
4. Tính toán kết quả
 Bảng số liệu thực nghiệm:
Hóa chất ban đầu Lượng hóa Sản phẩm
chất dùng
0 0
Tên hóa chất M ts , tnc , d Nồng độ Tính theo Tính theo
( %) lý thuyết thí nghiệm
ml mol ml mol ml mol
(g) (g) (g)

 Cách tính hiệu suất (H% ):


………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
5. Câu hỏi
1. Viết tất cả các phản ứng có thể xẩy ra trong phản ứng và giải thích bằng cơ chế phản ứng?
2. Nêu đặc điểm của xà phòng và tại sao xà phòng thường được điều chế bằng cách tạo muối
cho axit béo?
3. Tại sao phải gia nha nhiệt trong quá trình phản ứng? Khi gia nhiệt cần chú ý gì?
4. Đổ hỗn hợp sau phản ứng vào dung dịch muối ăn bão hòa nhằm mục đích gì?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

You might also like