You are on page 1of 15

CHƯƠNG 1

Câu 1: Trình bày khái niệm, cấu trúc, chức năng của môi trường:
Khái niệm:
- Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người,
sinh vật và tự nhiên.
- Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, sinh học, xã hội bao
quanh và có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của cá nhân và cộng đồng con người. Môi
trường sống của con người là cả vũ trụ bao la. Trong đó có hệ Mặt Trời, Trái Đất là những bộ
phận ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất.
* Cấu trúc:
- Về mặt vật lý: + Thạch quyển (Môi trường đất)
+ Khí quyển (Môi trường không khí)
+ Thủy quyển (Môi trường nước)
chúng được cấu thành bởi các nguyên tố vật chất và chứa đựng năng lượng dưới các dạng khác
nhau: quang năng, thế năng, cơ năng, điện năng, hóa năng…
- Về mặt sinh học: Sinh quyển
1. Thạch quyển :
- Là phần bao gồm lớp vỏ TĐ và phần trên của lớp Manti đến độ sâu 100km
- Thành phần hóa học của Trái Đất bao gồm các nguyên tố hóa học có số thứ tự 1-92 trong bảng
hệ thống tuần hoàn Mendeleep
- Độ dày của vỏ trái đất thay đổi theo vị trí địa lý
- Tính chất vật lý và thành phần hóa học: tương đối ổn định
- Trong thạch quyển chia thành nhiều mảng kiến tạo. Sự chuyển động, tương tác giữa các mảng
kiến tạo này là nguyên nhân gây ra các dãy núi, hiện tượng núi lửa, cũng như tạo ra động đất và
các hiện tượng địa chất khác.
- Thành phần hóa học, tính chất vật lý của thạch quyển ảnh hưởng cơ bản đến cuộc sống con
người, sự phát triển của nông, lâm, ngư nghiệp và duy trì đời sống hoang dã.
* Vai trò của thạch quyển:
- Là nơi để con người và sinh vật trên cạn sinh trưởng và phát triển
- Là địa bàn khai thác các tài nguyên nông, lâm, ngư nghiệp
- Là nơi xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp và các cơ sở hạ tầng của xã hội
- Là địa bàn cho các quá trình biến đổi và phân hủy các phế thải
2. Khí quyển
- Là lớp không khí bao quanh hành tinh TĐ và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của TĐ. Bao gồm
Nito(78.1%), oxy(20.8%) với một lượng nhỏ Agron(0.9%),Dioxit carbon(0.035%), hơi nước và
một số chất khí khác.
- Hình thành do thoát hơi nước và khí từ thủy quyển và thạch quyển.
Thời kì đầu: hơi nước, Nh3, Ch4
- Thành phần khí quyển: 0.05% KL thạch quyển:
+ Khá ổn định theo phương nằm ngang, phân di theo phương thẳng đứng
+ Thành phần thay đổi theo thời gian địa chất, chủ yếu là N, O và khí trơ
- Lớp khí quyển được chia thành 2 tầng lớn
a> Tầng trong(0-500km): gồm 4 tầng nhỏ: Đối lưu(0-10km), bình lưu(0-50km), trung lưu(50-
90km), nhiệt(90-500km)
b> Tầng ngoài (>500km)
*Vai trò của khí quyển:
- Cung cấp CO2 và O2 để duy trì sự sống
- Ngăn chặn các tia tử ngoại (lamda ~ 300nm)
- Cho các tia trong thấy (lamda ~ 400-800nm), tia hồng ngoại (lamda~2500nm) và sóng radio
(lamda ~ 0,1-40 ym) đi vào trái đất
- Là môi trường vận chuyển nước, tham gia vào quá trình tuần hoàn nước...
3. Thủy quyển
- Là lớp vỏ mỏng không liên tục bao quanh TĐ (nước ngọt và mặn ở 3 dạng: rắn, lỏng, hơi,
71%~360tr km2) mặt nước-> "Trái nước"
- Gồm: đại dương, biển, ao hồ, sông, nước ngầm và băng tuyết, KL1.4*10^18 tấn, 7% KL thạch
quyển.
*Vai trò của thủy quyển:
- Cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho con người và động thực vật.
- Trong công nghiệp, nước được sử dụng như là nguồn nhiên liệu(cối xay nước, máy hơi nước,
nhà máy thủy điện), là chất trao đổi nhiệt(nhà máy điện hạt nhân...)
- Nước trong tự nhiên luôn di chuyển và thay đổi trạng thái. Nhờ quá trình này mà khí hậu khắp
nơi được điều hòa, cân bằng trên toàn cầu...
4. Sinh quyển
- KN: Là toàn bộ dạng vật chất sống tồn tại bên trong, bên trên, phía trên trái đất hoặc là lớp vỏ
sống của trái đất
Sinh quyển = Các cơ thể sống + Thạch, khí, thủy quyển
- Là 1 hệ thống động và phức tạp, có sự tham gia của HST, năng lượng MT tương tác -> dòng
trao đổi vật chất và năng lượng.
- Chứa các thông tin sinh học với tác dụng duy trì cấu trúc tồn tại phát triển của sinh vật sống.
*Vai trò của sinh quyển:
- Sinh quyển đã tạo ra những thay đổi lớn lao trong lớp vỏ địa chất cũng như trong từng hợp
phần của nó
- Làm thay đổi thành phần hóa học của khí quyển
- Sinh vật tham gia vào quá trình hình thành một số loại đá hữu cơ và khoáng sản có ích, đóng
vai trò lớn trong quá trình phong hóa đá
- Sinh vật đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành đất
- Sinh quyển ảnh hưởng đến thủy quyển
* Phân loại môi trường và chức năng của môi trường
1. Phân loại:
- Môi trường thiên nhiên: Gồm các nguyên tố thiên nhiên đó là vật lý, hóa học (trong khoa học
môi trường được gọi chung là vật lý) và sinh học, tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con
người, hoặc ít chịu sự chi phối của con người
- Môi trường xã hội: là tổng thể các quan hệ giữa người và người tạo nên sự thuận lợi hoặc trở
ngại cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng đồng của con người.
- Môi trường nhân tạo: bao gồm tất cả những nhân tố vật lý, sinh học, xã hội do con người tạo
nên và chịu sự chi phối của con người như các công trình xây dựng đô thị, công trình văn hóa, di
tích lịch sử, khu dân cư, khu sản xuất.
- Ba loại môi trường này cùng tồn tại, xen lẫn vào nhau và tương tác chặt chẽ với nhau. Các
thành phần của môi trường không tồn tại ở trạng thái tĩnh mà luôn có sự chuyển hóa trong tự
nhiên, diễn ra theo chu trình và thông thường ở dạng cân bằng. Chính sự cân bằng này đảm bảo
cho sự sống trên Trái Đất phát triển ổn định.

2. Các chức năng cơ bản của môi trường


- Không gian sống cho con người và thế giới sinh vật:
+Cuộc sống của mỗi một con người đều cần một không gian sống nhất định, trung bình mỗi ngày
4m3 KK sạch, 2,5 lít nước uống, 2400kcal,...
+Các vấn đề cần quan tâm: Mật độ dân số quá đông dễ dẫn đến sự mất ổn định xã hội, tan vỡ gia
đình, trẻ em ko được giáo dục, nuôi dưỡng chu đáo, tội phạm tăng...
Không gian sống quá chật hẹp, gò bó làm con người ức chế, từ đó
sinh ra nhiều căn bệnh về thần kinh, tuần hoàn...
Dân số càng phát triển càng tạo ra những tác động xấu đến chất
lượng của không gian sống như không khí, nguồn nước bị ô nhiễm, rừngbị tàn phá, tài nguyên bị
khai thác cạn kiệt
- Nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người:
+ Rừng tự nhiên: cung cấp nước, đa dạng sinh học, củi gỗ, dược liệu, cải thiện vi khí hậu
+ Các thủy vực: Cung cấp nước, dinh dưỡng, khu vui chơi, thủy hải sản
+ Động thực vật: cung cấp thực phẩm, lương thực, nguồn gen quý hiếm cho khoa học
+ Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, gió...: sự tồn tại của SV trên TĐ
+ Các loại quặng, dầu mỏ: cung cấp năng lượng cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt...
+ Các vấn đề cần quan tâm: Dân số càng phát triển, kỹ thuật sản xuất càng tiến bộ làm tài nguyên
thiên nhiên bị khai thác càng nhiều
Khoa học và công nghệ cũng đã được sử dụng và chế tạo nên các
vật liệu nhân tạo thay thế vật liệu thiên nhiên hoặc tổ hợp các tính năngcủa vật liệu thiên nhiên
trong một vật liệu nhân tạo.
- Nơi chưa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của
mình
+ Trong cuộc sống của mình, con người luôn tạo ra phế thải: Phế thải sinh hoạt và phế thải sản
xuất. Vì vậy, môi trường chính là nơi chứa đựng các phế thải đó
+ Có thể phân lọai chi tiết chức năng này thành các loại như sau:
Chức năng biến đổi lý-hóa học: pha loãng, phân hủy hóa học nhờ ánh sáng; hấp thụ, tách chiết
các vật thải và độc tố.
Chức năng biến đổi sinh hóa: sự hấp thụ các chất dư thừa, chu trình Nito và Cacbon, khử chất
độc bằng con đường sinh hóa
Chức năng biến đôi sinh học: phân hủy chất thải hữu cơ, mùn hóa, amon hóa, nitrat hóa và đề
nitrat hóa...
+ Vấn đề quan tâm : Gia tăng dân số -> quá trình CNH-HDH làm số lượng chất thải tăng lên ->
chất thải vào Mt ngày càng nhiều
-> Không đủ nơi chứa đựng, quá trình phân hủy tự nhiên không đủ sức xử lý
Vấn đề địa điểm chôn lấp chất thải ngày càng trở nên phức tạp
- MT là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên Trái
đất.
Khí quyển giữ cho nhiệt độ Trái đất tránh được các bức xạ quá cao, chênh lệch nhiệt độ lớn, ổn
định nhiệt độ trong khả năng chịu đựng của con người,…
Thủy quyển thực hiện chu trình tuần hoàn nước, giữ cân bằng nhiệt độ, các chất khí, giảm nhẹ
tác động có hại của thiên nhiên đến con người và các sinh vật.
Thạch quyển liên tục cung cấp năng lượng, vật chất cho các quyển khác của Trái đất, giảm tác
động tiệu cực của thiên tai tới con người và sinh vật.
- Nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người:
+ Cung cấp sự lưu trữ, sao chép lịch sử địa chất, xuất hiện và tiến hóa của SV, loài người...
+ Cung cấp các phản ứng của thiên nhiên, tai họa: núi lửa, động đất, bão thông qua hoạt động
của sinh vật (chuồn chuồn bay thấp...)
+ Lưu trữ và cung cấp nguồn gen, ĐTV, giá trị văn hóa...

Câu 2: Khái niệm và phân loại tài nguyên


1. Khái niệm tài nguyên:
- Là tất cả những gì có trong thiên nhiên và trong xã hội có thể phục vụ cuộc sống, sản xuất và
các hoạt động của con người
- Tài nguyên bao gồm các nguồn nhiên liệu, năng lượng, thông tin trên Trái Đất và trong không
gian vũ trụ liên quan mà con người có thể sử dụng, phục vụ cuộc sống và sự phát triển của mình.
2. Phân loại tài nguyên:
- Theo nguồn gốc :
+ TN thiên nhiên: Là những tài nguyên có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế
biến, sử dụng trong các mục đích nhất định
VD: Đất, nước, rừng, biển, khoáng sản... là tài nguyên thiên nhiên.
TN thiên nhiên được chia thành 3 loại:
*TN vật liệu: là các nguyên tố vật chất có trên TĐ
*TN năng lượng: gồm MT và dẫn xuất của các dẫn xuất của nó(năng lượng nước, sóng, gió...),
năng lượng địa nhiệt và hạt nhân
*TN thông tin: là thông tin di truyền sinh học nằm trong gen các sinh vật
+ TN con người: Sức lao động chân tay, trí óc, tổ chức XH, tín ngưỡng, cán bộ, người QL, pháp
luật...
- Theo khả năng tái tạo:
+ TN tái tạo được: Được cung cấp liên tục từ vũ trụ (mặt trời, nước, gió...), hình thành và tồn tại,
sinh sôi, nảy nở và mất đi ko còn nguồn
+ TN ko tái tạo được: Mất đi hoặc hoàn toàn bị biến đổi, ko còn giữ đưuọc tính chất ban đầu sau
khi sử dụng ( than đá, dầu mỏ...)
- Theo bản chất tự nhiên: TN nước, đất, rừng, biển, khoáng sản, năng lượng, khí hậu cảnh quan,
di sản văn hóa kiến trúc, tri thức khoa học và thông tin
- Theo sự tồn tại:
+ TN dễ mất: có thể phục hồi hoặc không phục hồi được. Tài nguyên phục hồi được là tài
nguyên có thể được thay thế hoặc phục hồi sau thời gian và điều kiện phù hợp (ví dụ: cây trồng,
vật nuôi, nguồn nước bị nhiễm bẩn)
+ TN không bị mất: Bao gồm tài nguyên vũ trụ (bức xạ Mặt Trời, năng lượng thủy triều…), tài
nguyên khí hậu (nhiệt, ẩm của khí quyển, năng lượng của gió) và tài nguyên nước.

Câu 3: Trình bày đặc điểm của một tài nguyên


*Tài nguyên đất:
- KN: là 1 dạng tài nguyên, vật liệu của con người. Đất có 2 nghĩa: đất đai là chỉ nơi ở, xây dựng
cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là chỉ mặt bằng để sản xuất nông lâm ngư nghiệp
- Ý nghĩa: Đất là tài nguyên vật liệu có ý nghĩa cực kì quan trọng với con người:
+ Là môi trường để con người và sinh vật trên cạn sinh trưởng và phát triển
+ Là địa bàn khai thác các tài nguyên nông, lâm ngư nghiệp
+ Là nơi xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp và các cơ sở hạ tầng của xã hội
+ Là địa bàn cho các quá trình biến đổi và phân hủy các phế thải
- Đánh giá:
+ Về số lượng: được xác định theo diện tích: Thế giới có 148tr km^2 đất tự nhiên
+ Về chất lượng: được xác định theo độ phì nhiêu cần cho SX nông nghiệp và cho mục đích khác
- Thực trạng: Nước ta có 33tr ha đất, xếp thứ 55, thuộc quy mô trung bình
*Thế giới :
- Đang bị suy thoái do xói mòn, rửa trôi, bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến
đổi khí hậu. Trong đó, 10% đất có tiềm năg nông nghiệp đang bị sa mạc hóa.
- Nguyên nhân: Do phương thức canh tác không hợp lý
Do biến đổi khí hậu
Do biện pháp phân bón, tưới tiêu không hợp lý
Do chuyển đổi mục đích sử dụng

Câu 4: Trình bày khái niệm, cấu trúc và phân loại hệ sinh thái
1. Khái niệm HST:
- Là hệ thống bao gồm SV và MT với các mối quan hệ và tương tác, tại đó thường xuyên diễn ra
các chu trình tuần hoàn vật chất, dòng năng lượng và dòng thông tin
VD: Hệ sinh thái đồng cỏ, rừng, đô thị...
QUẦN XÃ SINH VẬT + MT XUNG QUANH + NĂNG LƯỢNG MT = HST
- Nói cách khác: hệ sinh thái là hệ thống bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của nó
2. Cấu trúc của hệ sinh thái:
- Gồm 6 thành phần và 2 nhóm chính
+ Nhóm các nhân tố vô sinh: Các chất vô cơ: C, N, P, CO2, H2O... tham gia vào các chu trình
tuần hoàn vật chất
Các chất hữu cơ: protein, gluxid, lipit, mùn..
Môi trường vật lý: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm...
+ Nhóm các nhân tố hữu sinh:
SV sản xuất ( sv tự dưỡng ): vi khuẩn có khả năng quang hợp, cây
xanh, Đó là những sinh vật có khả năng tổng hợp được các chất hữu cơ từ những chất vô cơ đơn
giản nhờ năng lượng mặt trời để xây dựng cơ thể của mình.
SV tiêu thụ ( sv dị dưỡng ): vi khuẩn không có khả năng quang hợp
và hóa tổng hợp, chúng tổng hợp dinh dưỡng bằng cách lấy chất hữu cơ trực tiếp hoặc gián tiếp
từ sinh vật sản xuất.
SV phân giải: vi khuẩn và nấm: phân giải các chất hữu cơ để sống,
đồng thời giải phóng ra các chất vô cơ cho chác sinh vật sản xuất.
3. Phân loại hệ sinh thái:
- Hệ sinh thái trên cạn:
+ HST rừng mưa nhiệt đới
+ Rừng lá rộng ôn đới
+ Rừng lá rộng phương Bắc
+ Sa mạc
+ Sa van đồng cỏ
+ Hoang mạc
+ Thảo nguyên
+ Đồng rêu hàn đới
- Hệ sinh thái dưới nước:
+ Nước mặn : ven biển / biển khơi
+ Nước ngọt : nước đứng / nước chảy

Câu 5: Trình bày vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng trong
hệ sinh thái
- KN: là chu trình vận động có tính chất tuần hoàn của vật chất trong sinh quyển từ môi trường
bên ngoài chuyển vào trong cơ thể sinh vật, từ sv này sang sv khác, rồi từ cơ thể sv chuyển trở lại
mt ngoài
=> Có vô số vòng THVC vì yêu cầu tồn tại và phát triển của sv cần có ~92 nguyên tố hóa học
* Vòng tuần hoàn vật chất được gọi là chu trình sinh-địa-hóa: Khép kín về mặt vật chất và hở về
mặt năng lượng
- Dòng năng lượng đi qua HST 1 chiều, không hoàn nguyên
- Dòng vật chất tham gia vào cơ thể sống thì luôn vận động, biến đổi trog nhiều chu trình
Vai trò: Chu trình sinh- địa- hóa có vai trò quan trọng đối với SV, giúp chuyển hóa các nguyên tố
cần thiết cho cơ thể sống
- Phân loại: 2 loại:
+ Vòng THVC hoàn toàn: khi lượng chất này chứa trong thành phần vô sinh rất lớn và được sử
dụng trở lại một cách liên tục theo một chu trình kín
VD: chu trình Nito, cacbon...
+ Vòng THVC không hoàn toàn: điển hình là vòng tuần hoàn của photpho, do có một lượng P
tồn tại dưới dạng trầm tích dưới đáy đại dương và không
được sự dụng lại
- Các vòng tuần hoàn vật chất hoạt động không tách rời nhau mà có quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Trong 1 vòng THVC có 2 giai đoạn:
+ Gđoạn MT: vật chất tồn tại trong đất, nước hoặc không khí và có xảy ra sự biến đổi vật chất
+ Gđoạn trong cơ thể sinh vật: vật chất tồn tại trong mô tế bào của SV và trong chuỗi thức ăn, nó
phản ánh mối quan hệ giữa các SV về dinh dưỡng
-> Sự nhiễu loạn của giai đoạn này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến giai đoạn kia
* DÒNG NĂNG LƯỢNG trong hệ sinh thái
- Dòng năng lượng xảy ra song song và đồng thời với vòng tuần hoàn vật chất trong hệ sinh thái
- Năng lượng cung cấp cho tất cả các hệ sinh thái trên Trái Đất là nguồn năng lượng Mặt trời
- Khác với vòng tuần hoàn vật chất, năng lượng không được sử dụng lại mà phát tán, mất đi dưới
dạng nhiệt
- Năng lượng vào cơ thể đảm bảo 2 quá trình: xây dựng cơ thể và bù đắp năng lượng mất đi do
hoạt động
- Sự biển đổi của NLMT thành hóa năng trong quá trình quan hợp là điểm khởi đầu của dòng
năng lượng trong hệ sinh thái.
- Thực vật hấp thụ khoảng 1-2% tổng NLMT.
- Khác với vòng tuần hoàn vật chất, năng lượng không được sử dụng lại mà phát tán, mất đi dưới
dạng nhiệt. Dòng năng lượng là vòng hở, dòng tuần hoàn vật chất là dòng kín.
- Dòng vật chất đi từ môi trường bên ngoài vào cơ thể sinh vật, và từ sinh vật này qua sinh vật
khác, rồi từ sinh vật trở lại môi trường.

Câu 6: Phân tích tác động của con người đến môi trường
- Khai thác tài nguyên thiên nhiên:
+ Khai thác sản phẩm của rừng(gỗ, động vật) : Tàn phá rừng, thay đổi cấu trúc mảng TV, mất
nơi ở của thú -> chết, tuyệt chủng
Thay đổi HST, tăng lượng Co2, giảm O2, nước
nhiễm bẩn, thay đổi dòng sông, mỗi năm mất 2tr ha.
+ Các ngành CN khái khoáng, khai thác dầu mỏ: Đưa phế thải độc hại vào sinh quyển, acid,
phenol vào nước mặt, gây mất cân bằng HST biển, cạn
+ Xây dựng đê đập, hồ chứa(thủy điện) : Gây cản trở luồng di cư của cá, thay đổi độ bền vững
của đất, gây ngập lụt
- Sử dụng hóa chất:
+ Trong NN : Sử dụng phân bón hóa học canh tác đất, tăng năng suất -> Ô nhiễm đất, nguồn
nước mặt...
Thuốc trừ sâu, diệt cỏ có chứa chất bền vững hấp thụ vào đất, phá hủy cây trồng...
+ Trong CN : Hóa chất khai khoáng, đãi vàng, khai thác than, quặng... thải chất độc vào mtruong
+ Tại trung tâm công nghiệp, khoa học: thải chất phóng xạ, hạt nhân,...vào mặt đất, tích tụ trong
không khí -> nguy cơ độc hại với con người, ĐTV
- Sử dụng nhiên liệu: Con người đã sử dụng một lượng lớn nhiên liệu hóa thạch trong hoạt động
sống của mình
+ Hàng năm 10 tỷ tấn than đốt -> 30 tỷ tấn Co2
+ Các chất thải NOx, CO2, SOx... -> hiệu ứng nhà kính
+ Đốt cháy than sinh ra Co2 -> mưa acid, chua đất, hủy diệt rừng, công trình, hệ sinh thái...
+ Ngoài ra, NO2 và NO gây khói quang hóa -> gây gỉ công trình, ảnh hưởng đời sống SV trên

- Quá trình đô thị hóa: Các loại hình thương mai, dịch vụ và công nghiệp đem lại nhiều lợi ích
kinh tế nhưng đi đôi với nó là quá trình lấn chiếm đất nông nghiệp, đất rừng để xây các công
trình nhà cửa. Trong đô thị còn xuấthiện nhiều nhà máy với các ông khói cao chọc trời, nhiều
mạng lưới giao thông chằng chịt gây ô nhiễm bụi, ồn, khói làm suy giảm môi trường sống.
- Công nghệ nhân tạo:
Phát triển khoa học công nghệ -> khai thác tài nguyên thiên nhiên
+ Ứng dụng KHCN vào trồng trọt, chăn nuôi -> phá hủy cấu trúc chu trình VC
+ Giống mới, biến đổi gen -> thay đổi HST, SV ngoại lai...
+ Xả thải Freon từ công nghệ điện lạnh -> thủng tầng ozon

Câu 7.Tác động của con người đến hệ sinh thái:


a/ Tác động đến các yếu tố sinh học:
- Gây ra sự cạnh tranh
- Làm tăng hoặc giảm số loài ăn thịt: Một số loài vật ăn thịt như gấu, cọp, cáo, sói, chim… vừa cạnh tranh
với con người về nguồn thức ăn vừa trở thành nguồn thực phẩm của con người.
- Đem các cả thể mang mầm bệnh đến:  đem các cá thể mang mầm bệnh đến các môi trường khác vốn
chưa có kiểm soát tự nhiên về mầm bệnh đó.Tại nơi mới này mầm bệnh phát triển nhanh chóng và gây ra
tác hại nghiêm trọng.
b/Tác động đến các yếu tố vô sinh:
- Gây ô nhiễm: ô nhiễm nước và môi trường không khí tạo ra môi trường bất lợi cho các vi sinh vật phát
triển.
+ Chlorine, thuốc trừ sâu đôc hại nhiễm vào nước làm chết cá và các sinh vật khác.
+ Việc sử dụng CFC làm mỏng tầng ozon của khí quyển khiến con người ta mắc bệnh ung thư hơn.
+ Việc rò rỉ dầu trong quá trình vận chuyển, khai thác làm chết cá và các thủy sinh vật.
+ Việc sự dụng các nhiên liệu thông thường làm tăng nồng độ CO2 lên rõ rệt, tăng hiệu ứng nhà kính,
biến đổi khí hậu toàn cầu trên trái đất,
- Làm hỏng các nguồn tài nguyên: Nguồn nước ngầm sử dụng một cách vô tổ chức có thể bị cạn kiệt, ô
nhiễm cũng như gây sụt lún và không thể nào khôi phục được. Các mỏ dầu khí, kim loại…cho sự phát
triển của công nghiệp cũng đang bị khai thác triệt để.
- Làm đơn giản hóa hệ sinh thái: phục vụ nhu cầu của mình mà con người đã làm giảm sự đa dạng sinh
học, gây ra sự mất cân bằng và làm hỏng hệ sinh thái đó.
Biện pháp:
- Hạn chế gây ô nhiễm bằng cách trồng cây xanh, xử lý rác thải, khí thải ..

CHƯƠNG 2

Câu 1: Trình bày 1 vài hiện tượng tự nhiên gây ô nhiễm không khí
- Gió bụi: Gió và lốc xoáy là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí trên diện
rộng, hoạt động của bão hay gió xoáy làm các bụi bẩn
bay xa hàng trăm kilomet
- Hoạt động núi lửa: Khi các núi lửa phun trào thì một lượng khí cacbonic và lưu huỳnh dioxit ở
sâu trong các tầng nham thạch sẽ bị đẩy ra ngoài làm cho không khí trở
nên ô nhiễm. Bên cạnh đó có một số nơi núi lửa phun trào làm tê liệt giao thông trong nhiều
ngày.
- Cháy rừng: Làm cho lượng Nito Oxit trong không khí tăng lên khá nhiều vì quy mô đám cháy
thường lớn và thời gian dập tắt rất lâu
- Thời điểm giao mùa: Vào tháng 10-11, là thời điểm giao mua nên thường xuyên xuất hiện
sương mù, những khối sương dày đặc khiến lớp bụi tích tụ bên trong thành
phố không thoát được -> làm cả thành phố bao phủ bởi lớp bụi
Sự phân hủy tự nhiên các chất hữu cơ, các xác chết động thực vật sẽ tạo ra nhiều mùi hôi và khí
độc đối với sức khỏe con người. Sản phầm phân hủy thường sinh ra là H2S, NH3, CO2, CH4 và
sunfua.
- Sự phát tán phấn hoa, bụi muối biển, bụi phóng xạ trong tự nhiên… đều là những tác nhân
không có lợi trong cuộc sống của con người và các sinh vật.
-> Tổng khối lượng chất thải do thiên nhiên sinh ra là rất lớn nhưng nó phân bố đều trong không
gian bao la nên nồng độ không cao, con người đã thich nghi với môi trường ở đó.
Tuy nhiên các hoạt động của con người làm gia tăng thêm chất ô nhiễm vào môi trường sẽ gây ra
ảnh hưởng nghiêm trọng.

Câu 2: Trình bày các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí
- Các tác nhân gây ô nhiễm trong môi trường không khí tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau,
nhưng có thể xếp thành 2 loại chính sau: khí (SOx, NOx, COx, H2S,...) và rắn(tro, bụi, khói và
các Sol khí)
- Tùy theo nguồn gốc hình thành phân thành : tác nhân ô nhiễm sơ cấp(hình thành ngay tại nguồn
thải) và tác nhân ô nhiễm thứ cấp(hình thành khi các chất ô nhiễm sơ cấp phản ứng hoặc tương
tácvới các thành phần môi trường)
* Các khí ô nhiễm:
+ COx : gồm hai khí CO (carbon monoxit) và CO2 (carbon dioxit).
COx là khí không màu, không mùi và không vị. Sinh ra do quá trình cháy của các nhiên liệu có
chứa carbon (than, củi, dầu): C + O2 -> COx
+ CO: hàm lượng trong không khí không ổn địnhm thường biến thiên nhanh nên khó xác định
chính xác, không màu, sinh ra do sự cháy không hoàn toàn của các vật liệu chứ cacbon.
Khí CO chiếm tỷ lệ lớn trong các chất gây ô nhiễm môi trường, rất độc hại cho con người và
động vật.
+CO2: trong các hoạt động của con người đã thiêu đốt rất nhiều nhiên liệu có chứa cacbon, điển
hình là sinh hoạt, công nghiệp và giao thông, ngoài ra hoạt động núi lửa hàng năm
sinh ra lượng Co2 đáng kể. Toàn bộ Co2 không tồn tại mãi mà được cây xanh và biển hấp thụ đi
1 nửa, nhưng vì lượng Co2 còn lại quá cáo -> gây ra nhưng hiện tượng như hiệu ứng nhà kính...
+ SOx: X bao gồm hai khí SO2 (sunfua dioxit) và khí SO3 (sunfua trioxit). Chủ yếu là SO2.
Chúng được sinh ra do quá trình đốt cháy nhiên liệu có chứa lưu huỳnh, đặc biệt là trong công
nghiệp có nhiều lò luyện gang, lò rèn, lò gia công nóngHàm lượng của SO2 sinh ra trong khí
quyển chủ yếu làdo đốt than và sử dụng xăng dầu. Khí SO2 sẽ kích thích tới cơ quan hô hấp của
người và động vật, ở nồng độ thấp gây co thắt cơ quan hô hấp, có thể gây ra chứng tức ngực, đau
đầu, nếu nồng độ cao có thể gây tử vong.
Là nguyên nhân gây mưa axit, ăn mòn kim loại, biến sắc công trình, giảm độ bền của sản phẩm
đồ dùng
Thực vật tiếp xúc sẽ bị vàng lá, rụng lá, giảm khả năng sinh trưởng và có thể chết
+NOx: gồm hai khí NO (nitric oxit) và NO2 (nitơ dioxit). Chủ yếu là khí NO2.
NOx thường xuất hiện nhiều trong giao thông và công nghiệp, do kết quả của Trong không khí
NO2 gặp nước mưa dễ chuyển thành axit nitric (HNO3).
Chúng làm thay đổi tính năng vật liệu, thay đổi màu sắc công trình, ăn mòn kim loại, giảm độ
bền sản phẩm đồ dùng. Ngoài ra NO2 là tác nhân gây ra hiện tượng khói quang hóa và gây hại
cho một số loài thực vật có độ nhạy cảm cao với môi trường.quá trình đốt cháy nhiên liệu và ở
các động cơ đốt trong
+H2S: không màu, mùi trứng thối, được sinh ra nhiều trong tự nhiên từ quá trình phẩn hủy chất
hữu cơ, xác chết động thực vật, đặc biệt ở bãi rác, khu chợ, cống rãnh, sông hồ ô nhiễm...
Ngoài ra còn được sinh ra từ vết nứt núi lửa, hầm mỏ khai thác than.
Đối với thực vật: làm rụng lá cây, thối hoa quả, giảm sự sinh trưởng và phát triển của thực vật.
Đối với con người: cảm thấy khó chịu, nhức dầu, buồn nôn và mệt mỏi , tiếp xúc lâu sẽ ảnh
hưởng đến thần kinh, gây nên các bệnh về tim mạch
+Một số khí khác:
a. Ozon(O3): Đối với thực vật : Gây bệnh đốm lá, khô héo mầm non
Đối với con người : tùy vào nồng độ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con
người ( đặc biệt nồng độ cao sẽ gây ảnh hưởng mạnh đến phổi )
Nếu ozon quá cao sẽ tham gia vào quá trình nóng lên của TĐ
b. CxHy: Sinh ra trong quá trình khai thác và vận chuyển xăng dầu, sự rò rỉ đường ống dãn khí
đốt, tùy vào hợp chất mà nó có mức độ ô nhiễm khác nhau
c. NH3: còn được gọi là amoniac, tồn tại ở dạng lỏng và khí, mùi khai, sinh ra trong quá trình bài
tiết của cơ thể, phân hủy các hợp chất hữu cơ
- Đối với thực vật: Làm lá cây trắng bạch, đốm lá và hoa, giảm rễ cây, cây bị thấp, quả bị thâm
tím, giảm tỷ lệ hạt giống nảy mầm
- Đối với con người: Tùy vào nồng độ mà mức ảnh hưởng đến sức khỏe con người là khác nhau,
nếu nồng độ quá cao có thể gây viêm mắt, thậm chí ngạt thở và tử vong
*Bụi: Là tập hợp nhiều hạt vật chất vô cơ hoặc hữu cơ, kích thước nhỏ bé, tồn tại trong môi
trường không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung
Sinh ra trong giao thông, công nghiệp, hầm lò khai thác than và đặc biệt là trong một số
công nghệ sản xuất có sử dụng các nguyên liệu sản sinh ra bụi
Bụi có hình dạng, kích thước khác nhau nên sẽ gây ảnh hưởng khác nhau đến đời sống của
con người
-> Tác hại : Đối với con người :
Tổn thương đường hô hấp: viêm mũi, viêm họng, phế quản..
Bệnh ngoài da: viêm da, bịt kín lỗ chân lông ảnh hưởng đến đường bài tiết mồ hôi
-> mụn, lở loét...
Ngoài ra còn các bệnh về đường tiêu hóa, mắt...
Đối với thực vật: Làm giảm khả năng quang hợp -> giảm năng suất, ngoài ra còn có
thể gây chết tế bào lá, làm cho cây khô vàng và cháy
Đối với máy móc: làm bào mòn các hchi tiết, thiết bị trong quá trình hoạt động, hư
hỏng các sản phẩm và đồ dùng cần thiết của con người
Câu 3: Liệt kê một số nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí ở địa phương,
đánh giá sự ảnh hưởng của nó đối với môi trường và con người
- không khí : đốt rơm rạ, khí thải,....
- nước: nước xả thải sinh hoạt, rác thải ra môi trường nước, ...
- đất: phân hóa học, thuốc trừ sâu, canh tác nhiều vụ trong năm hoặc lâu năm mà không cải tạo...

Câu 4: Phân tích các nguồn ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động của
con người gây ra
a/Do công nghiệp:
- Nhà máy nhiệt điện: dùng than và dầu làm nguyên liệu chính nên sinh ra nhiều khí độc và tạo
ra một lượng tro ụi lớn(khoảng 10-30mg/m3). Các bãi than, các băng tải của nhà máy đều là
nguồn ô nhiễm nặng. Nhà máy nhiệt điện có ống khói thải cao (80-250m) nên sự phát tán của
chất ô nhiễm có thể đi xa đến 15km.
- Nhà máy hóa chất: Thường sinh ra nhiều loại chất độc hại ở thể khí và rắn. Các chất này khi
phát tán có thể hóa hợp với nhau tạo thành chất thứ cấp rất nguy hại với môi trường. Nhà máy ít
khi có ống thải khói cao ( dưới 50m) nên sự ô nhiễm tập trung ở những vùng lân cận nhà máy.
- Nhà máy luyện kim: Các chất ô nhiễm sinh ra gồm rất nhiều khí độc (COx, NOx, SO2, H2S,
HF,…) và bụi kích cỡ khác nhau do quá trình tuyển quặng, sàng lọc, đập nghiền,… Nhiệt độ khí
thải cao, đồng thời ống khí thải cao(80-200m) tạo điều kiện cho chất ô nhiễm khuếch tán đi xa.
- Nhà máy vật liệu xây dựng: thường sinh ra khói, bụi đất đá và các khí CO, SO2, NOx,…
b/Nguồn thải do sinh hoạt:
- Hằng ngày con người sử dụng khối lượng lớn các nguyên liệu đốt như than, củi, dầu, khí đốt để
đun nấu và phục vụ cho các quá trình khác. Trong quá trình đấy tạo ra nhiều khói bụi, khí CO,
CO2…
Ngoài ra hoạt động sinh hoạt của con người tạo ra nhiều rác thải, thức ăn hoa quả thừa là môi
trường thuận lợi cho các vi trùng phát triển, chúng có thể phân tán vào môi trường theo đường
gió và vào cơ thể con người theo đường hô hấp.

c/Nguồn giao thông:


- Xe cộ chạy bằng xăng dầu nên sinh ra nhiều khói, các khí CO, CO2, NO và HC…sự ảnh hưởng
này chủ yếu vào chất lượng xe cộ lưu thông trên đường.
Khi xe lưu thông trên đường sẽ tung bụi đất đá từ bề mặt đường vào môi trường không khí, ảnh
hưởng đến khu vực dân cư ở hai bên đường phố, vì vậy cần có giải pháp trồng cây xanh để ngăn
bớt các chất ô nhiễm phát tán.

Câu 5: Thế nào là ô nhiễm thứ cấp? Hãy trình bày một vài ví dụ liên quan đến ô nhiễm
thứ cấp? ( nguyên nhân hình thành, tác hại, biện pháp khắc phục), chọn 1 trong 2 ví dụ
hiệu ứng nhà kính hoặc khói quang hóa
- Ô nhiễm thứ cấp : là các chất ô nhiễm được hình thành từ những chất gây ô nhiễm sơ cấp qua
quá trình biến đổi hóa học trong khí quyển
1. Trình bày nguyên nhân hình thành, ảnh hưởng và biện pháp khác phục hiệu ứng nhà kính:
a/Nguyên nhân hình thành :
Do việc đốt nhiên liệu hóa thạch và sự hô hấp của con người và động vật đã thải vào khí quyển
một lượng lớn CO2, ngoài ra lượng CO2 còn được bổ sung do núi lửa. Một nửa CO2 sinh ra
được thực vật và nước biển hấp thụ. Lượng CO2 còn lại lưu tổn trong khí quyển, thực vật hút
CO2 để tồn tại và phát triển nhưng khi nồng độ CO2 quá cao sẽ gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà
kính.
- Hiện tượng này là do trong khí quyển có chứa nhiều CO2: 55%, CH4: 15%, N2O: 6%, CFC:
20% và O3: 4%. Do bức xạ mặt trời có bước sóng ngắn dễ dàng đi qua lớp không khí chứa hỗn
hợp các khí trên để xuống với TĐ, tuy nhiên những chất này lại hấp thu rất mạnh các tia song dài
phản xạ từ bề mặt Trái Đất(tia hồng ngoại), chính vì thể TĐ chỉ nhận nhiệt MT mà không thoát
được nhiệt nên làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Chính CO2 và một số khí kể trên có tác dụng như
một lớp kính ngăn cản tia phản xạ nhiệt từ trái đất.
Tác hại :
+ Làm tan băng ở cực Bắc, nâng cao mực nước biển, làm trũng ngập các vùng đất liền ven bờ.
+ Nhiệt độ tăng làm tăng các trận mưa, bão, lụt, úng ngập gây rât nhiều thiệt hại cho con người.
+ Tác động làm thay đổi điều kiện sinh trưởng tự nhiên của rừng, các loài động vật và cây trồng.
+ Nhiều bệnh tật xuất hiện khi thời tiết biến đổi: dịch tả, cúm, viên cuống phổi, nhức đầu..
Biện pháp khắc phục:
+ Tăng cường trồng nhiều cây xanh
+ Cần nâng cao ý thức tiết kiệm điện
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường
2. Nguyên nhân hình thành, ảnh hưởng và biện pháp khắc phục hiện tượng Khói quang hóa:
Nguyên nhân:
- Trong giao thông và công nghiệp thường xuất hiện nhiều khí NO, nó sẽ phản ứng với các nhiên
liệu không cháy hết, dưới tác dụng của Mặt Trời sẽ tạo ra các chất ô nhiễm thứ cấp gọi là “khói
quang hóa”.
Theo phản ứng dây chuyền như vậy sẽ hình thành ra một loạt các chất mới, sản phẩm cuối cùng:
NO2 lại sinh ra, NO mất đi, O3 được tích lũy, andehit, fomandehit,... xuất hiện. Tất cả các chất
đó tập hợp lại tạo thành khói quang hóa.
Ảnh hưởng:
- Khói quang hóa thường gây cay, nhức mắt, đau đầu, rát cổ họng và khó thở. Ngoài ra nó còn
ảnh hưởng trực tiếp đến thảm thực vật, làm cho lá cây chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, xảy ra
hiện tượng rụng lá hàng loạt, cây bị khô và chết. Khói quang hóa còn ảnh hưởng xấu đến hoa quả
và cây lương thực, gây nhiều bệnh tật cho gia súc, gia cầm; các mặt hàng cao su bị lão hóa rất
nhanh, các công trình kiến trúc nhanh chóng bị phá hủy,...
Khắc phục:
Kiểm soát NOx:
- Phương pháp khử không xúc tác có chọn lọc: pháp này urê được phun vào ống khí ở nhiệt độ
1600-21000F với sự có mặt của O2, urê phân huỷ, tạo ra NH2. Sau đó xảy ra phản ứng:
NH2 + NO -> N2 + H2O
Phản ứng này làm giảm sự phát thải NO.
- Phương pháp khử sử dụng xúc tác có chọn lọc
- Phương pháp khử bằng xúc tác
- Phương pháp đốt cháy hoàn toàn: quá trình làm giảm sự phát thải NOx từ khí thải công nghiệp
- Các khối bê tông làm sạch không khí.

You might also like