You are on page 1of 4

Bài kiểm tra môn kinh tế chính trị

Họ tên sv: Nguyễn Tuấn Đạt

Mã sv : 2151010053

Câu 1
Tận dụng cơ hội, vượt thách thức khi chuỗi cung ứng gặp khó khăn

Nhấn mạnh việc tận dụng cơ hội thương mại quốc tế, chuyên gia kinh tế Nguyễn
Thường Lạng cho rằng bối cảnh kinh tế quốc tế biến động, Chính phủ cũng như
cộng đồng doanh nghiệp cần hết sức chú trọng đến việc gia tăng năng lực cạnh
tranh.

Theo đó, cần tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu trên rất cả các thị trường và tất
cả mặt hàng, tổ chức các hội chợ, diễn đàn để tìm thêm đối tác mới bên cạnh duy
trì đối tác truyền thống. Phát huy mạnh hơn vài trò các sàn giao dịch hàng hoá,
khai thác sâu vai trò các nền tảng thương mại điện tử.

Tăng cường nghiên cứu và thâm nhập sâu thị trường đối tác là thành viên các hiệp
định thương mại tự do, hỗ trợ doanh nghiệp tìm đối tác, đáp ứng kịp thời yêu cầu
về hàng rào kỹ thuật, vệ sinh, quy tắc xuất xứ, mã số vùng trồng.

Do chuỗi cung ứng nhiều nơi trên thế giới bị ảnh hưởng do dịch bệnh, đặt ra các
thách thức cũng như cơ hội cho các DN Việt Nam. Vì vậy, cần động viên, khuyến

1
khích doanh nghiệp Việt đầu tư bên cạnh việc sản xuất hàng xuất khẩu, tiến tới hợp
tác, tiếp nhận tốt công nghệ sản xuất cũng như mô hình quản lý nâng cao năng lực
cạnh tranh.

Câu 2:
Quy luật giá trị giúp doanh nghiệp đảm bảo chi phí tối ưu khi sản xuất và lưu thông
hàng hóa. Dưới góc độ xã hội, quy luật còn phản ánh sự phân hóa người giàu -
người nghèo, dựa vào mức thu nhập nhận được.

Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

Tác động của quy luật giá trị là gì? Khía cạnh quan trọng nhất của quy luật giá
trị là khả năng điều tiết sản xuất và phân bổ, lưu thông hàng hóa. Không chỉ trong
ngành kinh tế, quy luật này còn có tác dụng trên các ngành nghề, lĩnh vực khác
nhau.

Theo đó, sự điều tiết này sẽ phụ thuộc vào quy luật cung cầu giá cả thị trường. Đơn
cử, chỉ cần có biến động giá một vài mặt hàng thì nền kinh tế đã có sự chuyển dịch.

Nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá trị hàng hóa tăng cao do thiếu sản phẩm bán ra thị
trường. Doanh nghiệp sẽ có biên lợi nhuận lớn. Việc doanh nghiệp cần làm lúc này
là tập trung đẩy mạnh sản xuất để cung ứng hàng hóa ra ngoài thị trường.

Ngược lại, khi cầu lớn hơn cung, hàng hóa sẽ ứ động, đẩy giá thấp xuống. Khi đó,
doanh nghiệp buộc phải có giải pháp để lưu thông hàng hóa sang những kênh phân
phối khác. Thậm chí, nếu không có khả năng mở rộng thị trường hoặc chính sách
Nhà nước không hỗ trợ lưu thông sản phẩm thì doanh nghiệp buộc phải dừng sản
xuất.

Trường hợp cuối cùng, khi cung bằng với cầu thì giá cả và giá trị hàng hóa trùng
với nhau, cả doanh nghiệp và người tiêu dùng đều rơi vào trạng thái “bão hòa”.
Khi ấy, nếu không tích lũy từ sớm, bạn sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào doanh nghiệp
và cộng việc hiện tại, dẫn đến việc chi tiêu sẽ khó khăn hơn.

Thúc đẩy cải tiến kỹ thuật

2
Mỗi doanh nghiệp sản xuất là một cá thể với mức hao tổn lao động khác nhau.
Thậm chí trong từng doanh nghiệp, mỗi người lao động lại là một cá thể riêng biệt.
Nếu doanh nghiệp có mức hao tổn lao động ít thì sẽ kiểm soát chi phí tốt, giá trị
hàng hóa tăng, biên lợi nhuận tăng.

Do đó, để cạnh tranh trên thị trường bắt buộc doanh nghiệp phải tìm mọi giải pháp
để cắt giảm hoặc hạ thấp chi phí lao động, sao cho hao tổn này bằng hoặc thấp hơn
chi phí xã hội cần thiết.

Nhìn nhận ra vấn đề, nhiều doanh nghiệp nỗ lực cải tiến kỹ thuật, tái cấu trúc lại
quá trình sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ để tiết kiệm thời gian mà vẫn
đảm bảo chất lượng và số lượng thành phẩm.

Phân hóa xã hội

Quy luật giá trị có tác dụng rõ rệt trong việc phân hóa thu nhập, kéo theo phân hóa
giàu nghèo trong xã hội. Nhân sự có trình độ, kiến thức và kỹ năng sẽ đạt mức hao
tổn thấp hơn hao tổn xã hội. Họ sẽ nhận được tiền công nhiều hơn, thu nhập cao
hơn và ngày càng có vị trí trong xã hội. 

Ngược lại, đối với cá nhân có năng suất kém, lợi thế cạnh tranh thấp thì mức thu
nhập thấp đi, dần dần họ trở thành tầng lớp nghèo khó trong xã hội.

Hiểu được quy luật giá trị, không chỉ doanh nghiệp mà từng cá nhân còn cần nỗ
lực phát triển bản thân, tối ưu thời gian làm việc để đạt hiệu suất cao nhất. Bên
cạnh đó, mỗi cá nhân cần tạo thói quen tích lũy dài hạn, hay còn gọi là "tích tiểu
thành đại". Có như vậy, dù quy luật giá trị ở mỗi doanh nghiệp được áp dụng ra
sao, bạn cũng không bị ảnh hưởng vì có thể tự chủ tài chính của mình.

Vai trò của quy luật giá trị

Được các nhà kinh tế học đưa ra khái niệm từ rất lâu, ngày nay quy luật giá trị vẫn
giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế - xã hội.

 Quy luật giúp cho doanh nghiệp, cá nhân, nhóm tổ chức và nhà nước tự
động điều tiết tư liệu sản xuất, phân bổ nguồn lực vào các ngành nghề để
phát triển.

3
 Quy luật này có giúp dịch chuyển hàng hóa từ nơi có giá trị thấp sang nơi
được định giá cao hơn, bình ổn thị trường, không dẫn đến trường hợp khan
hiếm, đẩy giá cao bất hợp lý.
 Trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, doanh nghiệp phải luôn cải tiến
năng suất lao động và quản lý, giảm chi phí để tăng lợi nhuận.

Như vậy, quy luật giá trị ảnh hưởng tất cả khía cạnh trong đời sống kinh tế, xã hội.
Nếu hiểu đúng, cá nhân và doanh nghiệp sẽ vận dụng để phát triển tổ chức và bản
thân, tạo ra nhiều giá trị cho cộng đồng. Đấy là một trong những mặt tích cực của
quy luật giá trị đóng góp cho nền kinh tế quốc gia, giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh
toàn cầu.

You might also like