You are on page 1of 15

Trường Đại học kiến trúc Hà Nội

KHOA KIẾN TRÚC

Bài thi Môn học: Nguyên lý thiết kế kiến trúc công trình công cộng

Giáo viên: Hoàng Tuấn Minh


Sinh viên: Nguyễn Tuấn Đạt
Mã sinh viên: 2151010053
Lớp: 21K6

Hà Nội, ngày 10 tháng 2 năm 2023.


TRƯỜNG MẦM NON TTC ELITE BẾN TRE / KIENTRUC O
I.GIỚI THIỆU CHUNG

Chủ đầu tư: TTC Edu

Địa điểm : Thành phố Bến Tre

Chủ trì thiết kế: KTS Đàm Vũ

Nhóm Thiết kế: Lê An Ni, Nguyễn Đình Việt, Đoàn Thế Phương, Tăng
Vĩnh Anh Duy, Hồ Quốc Dân, Nguyễn Tấn Tài, Lê Ích Trường Giang

Diện tích khu đất: 3728 m2

Diện tích sàn xây dựng: 1491 m2

Năm hoàn thành: 2017

Ở ngôi trường này tạo hình với cấu trúc chính là một ngọn đồi cao, phân chia
2 khu vực bên trên và dưới thấp, không gian bên trên – có tạo hình một ngôi
nhà lớn – đơn giản, bài trí các phòng phục vụ học tập, nơi các hoạt động thể
chất và hoạt động nghệ thuật cho trẻ em để có tầm nhìn đẹp, có được sự cởi
mở và gắn kết chặt chẽ với cảnh quan ngọn đồi và từ đó mở rộng tầm nhìn về
phía cảnh quan trung tâm của thành phố.

Ngọn đồi là thành phần chính tạo nên cảm xúc cho kiến trúc ngôi trường, một
nơi để trẻ mỗi sáng đến trường nhận được nhiều cảm giác thích thú và chờ
đợi những điều thú vị sắp diễn ra.
II.CÁC THÀNH PHẦN CHỨC NĂNG CỦA CÔNG TRÌNH

- Khu phòng ngủ


- Khu vệ sinh
- Khu bếp ăn
- Khu sảnh đón
- Khu sinh hoạt chung
- Khu phòng học
- Kho chứa đồ
- Khu sinh hoạt ngoài trời
- Khu làm việc

Sơ đồ chức năng không gian


MẶT BẰNG TẦNG 1
MẶT BẰNG TẦNG 2
MẶT BẰNG TẦNG 3
Không gian bên dưới với một chủ đích riêng lại dành cho các lớp học, cùng với một không gian mở đa năng trong nhà rộng lớn là thành phần
trung tâm nơi trẻ em vui chơi tự do, sinh hoạt tập thể, ăn trưa, tổ chức lễ hội v.v…
Cũng chính việc tạo lập không gian như vậy, công trình đã chuyển tải được ý nghĩa của không gian ngôi trường dành cho trẻ em. Trẻ có thể dễ
dàng cởi mở và phát huy hết những khả năng tiềm ẩn trong tiềm thức và vui chơi thoải mái trong bầu không khí hứng khởi.
III.TỔ CHỨC GIAO THÔNG TRONG CÔNG TRÌNH

GIAO THÔNG TẦNG 1


GIAO THÔNG TẦNG 2
GIAO THÔNG TẦNG 3
Giao thông trong công trình được thiết kế theo cấu trúc tuyến
tính kết hợp tán xạ, nhằm kết nối các không gian một cách linh
hoạt theo xu hướng thực tế hiện nay.
Các không gian phụ trợ như kho đồ chơi đồ dùng, hiên chơi,
phòng ăn nên được kết hợp như một thành phần của không
gian chính để tạo điểm nhấn.
Phòng ngủ kết hợp một cách linh hoạt với không gian hoạt
động chính vì ở độ tuổi này, trẻ nhỏ đã đi vào nề nếp.
Việc phân bố không gian 1 cách linh hoạt như vậy vừa tạo sự
mới mẻ độc đáo vừa kích thích trí tuệ, sự tò mò của trẻ nhỏ.
IV.GIẢI PHÁP THIẾT KẾ
01 Ánh sáng

Không gian đa năng này bao quanh một sân trời rộng lớn, với cây
xanh và nhiều ánh sáng – chính là khoảng thiên nhiên được chắc
lọc để tạo ra một vùng không khí dễ chịu cho sân chơi. Vùng
không gian mở này cũng là nơi rất lý tưởng, đem lại nhiều ý nghĩa
tinh thần, cho phụ huynh và trẻ khi có thể cùng chơi và giao tiếp
với nhau vào mỗi đầu giờ trong ngày và cuối ngày.

Công trình cũng được bố trí rất nhiều đèn nhân tạo, đảm bảo đủ
ánh sáng cho các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ nhỏ

02 Vật liệu
Công trình phần lớn sử dụng sàn gỗ, vừa tạo hiệu quả thẩm mỹ vừa không gây dị ứng, tốt cho sức khỏe. Việc sử dụng sần gỗ ở trường mầm non
vừa giảm thiểu trơn trượt, an toàn cho bé đồng thời cũng dễ dàng trong việc vệ sinh.
Công trình mang tông màu trắng chủ đạo, giúp mở rộng không gian của công trình đông thời làm nổi bật nội thất. Việc lựa chọn tông trắng kết
hợp không gian mở, làm cho công trình như hòa vào thiên nhiên tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu.
03 Thông gió
Vì là công trình trường mầm non nên vấn đề về gió và thông thoáng là rất quan trọng
Với thiết kế độc đáo kết hợp với cây xanh, giúp cho công trình luôn thoáng đãng, không khí trong lành
V.ĐỀ XUẤT THIẾT KẾ

Đề xuất thêm mái che để tránh sự thay đổi của thời tiết ( mưa rào, bão,.....)
Em xin chân thành cảm ơn thầy đã nhiệt tình giảng dạy !

You might also like