You are on page 1of 225

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐẶNG HẢI YẾN

TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN, ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG


VÀ CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ – NGHIÊN CỨU TẠI CÁC
NƯỚC ASEAN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐẶNG HẢI YẾN

TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN, ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG


VÀ CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ – NGHIÊN CỨU TẠI CÁC
NƯỚC ASEAN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
BẢO VỆ CẤP TRƯỜNG

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng


Mã số: 9.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HẠ THỊ THIỀU DAO

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023


i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi tên Nguyễn Đặng Hải Yến, nghiên cứu sinh Khóa 24, niên khóa 2020 - 2023,
Trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh. Tôi cam đoan rằng luận án này chưa từng
được trình nộp để lấy học vị tại bất cứ một cơ sở đào tạo nào. Luận án này là công trình nghiên
cứu riêng của tác giả với sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Kết quả nghiên cứu
trong luận án này là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây
hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ
trong luận án.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 2 năm 2023


Người cam đoan
ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin kính gửi lời tri ân sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học của tôi là
PGS. TS Hạ Thị Thiều Dao. Cô đã hướng dẫn rất tận tình, đóng góp nhiều ý kiến hữu ích đối
với các nội dung nghiên cứu của luận án và thường xuyên động viên tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí
Minh đã giảng dạy và trang bị những kiến thức cần thiết trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô phòng Sau đại học và các phòng ban liên quan
đã hỗ trợ nhiệt tình cho tôi trong việc hoàn thành các thủ tục trong quá trình nghiên cứu tại
Trường.
Lời cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân đến Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí
Minh đã hỗ trợ về kinh phí cũng như các Anh, Chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện tốt nhất cho
tôi hoàn thành công việc và học tập như mong muốn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự chia sẻ
và động viên của Gia đình, là nguồn động lực to lớn để tôi cố gắng thực hiện và hoàn thành
luận án.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 2 năm 2023
Tác giả luận án
iii

TÓM TẮT LUẬN ÁN


TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN, ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG VÀ CHẤT
LƯỢNG THỂ CHẾ - NGHIÊN CỨU TẠI CÁC NƯỚC ASEAN
Từ sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, thúc đẩy tài chính toàn diện với mục tiêu
tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho người dân – được coi là nhiệm vụ ưu tiên
hàng đầu của nhiều quốc gia, trong đó có các nước ASEAN (Rahman, 2015; Tambunlertchai,
2015). Các nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra các khái niệm khác nhau về tài chính toàn diện,
xây dựng cách đo lường tài chính toàn diện, phân tích và cung cấp các bằng chứng cho thấy
vai trò của tài chính toàn diện đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững (García,
2016; Sarma, 2012; Sarma & Pais, 2011).
Cũng từ sau năm 2008, ngoài vấn đề tài chính toàn diện, ổn định ngân hàng cũng là vấn
đề được đề cập, quan tâm nhiều (Ovi & ctg., 2014). Bàn về tác động của tài chính toàn diện
đến ổn định ngân hàng, các nghiên cứu trên thế giới có các quan điểm khác nhau (Hannig &
Jansen, 2010; Neaime & Gaysset, 2018). Một số nghiên cứu cho rằng tài chính toàn diện tác
động thuận chiều đến ổn định ngân hàng trong khi đó một số nghiên cứu chỉ ra tác động ngược
chiều của tài chính toàn diện. Hơn nữa, tác động của tài chính toàn diện đến ổn định ngân
hàng lại phụ thuộc vào các yếu tố khác bên ngoài như chất lượng thể chế. Theo đó, chất lượng
thể chế của các quốc gia khác nhau thì ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến ổn định ngân
hàng cũng khác nhau (Ahamed & Mallick, 2019). Song, ở các nước ASEAN, chưa có nghiên
cứu nào thật sự chú ý đến việc điều tra xem ảnh hưởng của chất lượng thể chế đến tác động
của tài chính toàn diện đến ổn định ngân hàng như thế nào. Trong khi đó chất lượng thể chế
là một nhân tố quan trọng, đảm bảo và định hướng các hoạt động trong nền kinh tế, được thực
hiện một cách có quy tắc, trật tự, nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Do vậy, nghiên cứu về
ảnh hưởng của chất lượng thể chế là thật sự cần thiết, không chỉ mang lại ý nghĩa hết sức to
lớn cho các nhà hoạch định chính sách ở các quốc gia này, mà còn có ý nghĩa đối với những
quốc gia có hệ thống tài chính và chất lượng thể chế tương tự.
Từ sự thiếu hụt này, luận án thực hiện đề tài nghiên cứu “Tài chính toàn diện, ổn định
ngân hàng và chất lượng thể chế - Nghiên cứu ở các nước ASEAN” nhằm bổ sung thêm cơ
sở lý luận cũng như bằng chứng thực nghiệm về tác động của tài chính toàn diện, của chất
lượng thể chế đến ổn định ngân hàng, và ảnh hưởng của chất lượng thể chế đến tác động của
tài chính toàn diện đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Nghiên cứu được thực hiện với
iv

mẫu 157 ngân hàng ở tám quốc gia khu vực ASEAN (Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia,
Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam) trong thời gian 2010 – 2020.
Đầu tiên, luận án trình bày các cơ sở lý luận về ổn định ngân hàng, tài chính toàn diện và
chất lượng thể chế. Với ổn định ngân hàng, luận án xem nó là ổn định của từng ngân hàng, từ
đó luận án sử dụng chỉ số Z-Score để đo lường. Ngoài ra, luận án còn quan sát sự ổn định của
các ngân hàng ở các nước có ảnh hưởng qua lại thông qua chỉ số Z-Score hiệu chỉnh và tỷ lệ
nợ xấu. Với tài chính toàn diện, luận án xác định khái niệm của thuật ngữ này trên ba khía
cạnh: thâm nhập, sẵn có và sử dụng, do vậy luận án cũng sẽ đo lường tài chính toàn diện trên
ba phương diện này. Với chất lượng thể chế, luận án xác định nó trên khía cạnh thể chế quản
trị, vì vậy để đo lường chất lượng thể chế, luận án sử dụng bộ chỉ số quản trị công toàn cầu
của Ngân hàng Thế giới. Tiếp theo, luận án đưa ra các lý thuyết làm cơ sở để giải thích tác
động của tài chính toàn diện, của chất lượng thể chế đến ổn định ngân hàng và ảnh hưởng của
chất lượng thể chế đến tác động của tài chính toàn diện lên ổn định ngân hàng. Tiếp theo, luận
án tiến hành lược khảo các nghiên cứu liên quan để xác định khe hở mà nghiên cứu có thể lấp
đầy.
Sau khi xác định khe hở nghiên cứu, dựa trên các lý thuyết, luận án sử dụng phương pháp
SGMM, để đánh giá tác động của tài chính toàn diện, chất lượng thể chế đến ổn định ngân
hàng và ảnh hưởng của chất lượng thể chế đến tác động của tài chính toàn diện lên ổn định
ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tài chính toàn diện có tác động làm giảm ổn định,
trong khi đó chất lượng thể chế có tác động làm gia tăng mức độ ổn định của hệ thống ngân
hàng ở các nước ASEAN. Kết quả này đồng nhất với một số nghiên cứu thực nghiệm khác
đã được thực hiện trước đó. Ngoài ra, chất lượng thể chế có ảnh hưởng lớn, điều chỉnh tác
động của tài chính toàn diện lên ổn định ngân hàng ở các nước ASEAN theo hướng có lợi cho
ngân hàng. Đây là kết luận trọng yếu nhất của luận án. Bên cạnh đó, ngoài việc đánh giá ảnh
hưởng chất lượng thể chế dựa trên biến chất lượng thể chế tổng hợp, luận án còn đánh giá
riêng lẻ từng khía cạnh. Kết quả cho thấy các khía cạnh như kiểm soát tham nhũng, ổn định
chính trị, hiệu quả chính phủ và quy tắc luật pháp có ảnh hưởng thuận chiều đến tác động của
tài chính toàn diện lên ổn định ngân hàng. Khía cạnh còn lại chất lượng quy định có ảnh hưởng
ngược chiều và khía cạnh tiếng nói và trách nhiệm giải trình không có ý nghĩa trong mô hình.
Ngoài ra, luận án cũng đã chỉ ra các biến kiểm soát khác như quy mô ngân hàng, quy mô tín
dụng, đa dạng hóa thu nhập, hay tỷ lệ lạm phát có tác động đến ổn định ngân hàng. Kết quả
này của nghiên cứu đã có đóng góp cả về lý luận, và thực tiễn.
v

Cuối cùng, thúc đẩy tài chính toàn diện không phải là việc đơn giản, vì khi thực hiện nó
sẽ làm thay đổi cấu trúc hệ thống tài chính, dẫn đến ảnh hưởng đến sự ổn định hệ thống tài
chính nói chung và ổn định ngân hàng nói riêng. Để đạt được mục tiêu khi thực hiện tài chính
toàn diện mà vẫn gia tăng mức ổn định ngân hàng, luận án đưa ra hàm ý chính sách dành cho
chính phủ, ngân hàng ở các nước ASEAN. Ngoài ra việc duy trì một nền kinh tế tăng trưởng,
ổn định cũng rất quan trọng cho cả việc thúc đẩy tài chính toàn diện và ổn định hệ thống ngân
hàng.
Từ khóa: Tài chính toàn diện, ổn định ngân hàng, rủi ro ngân hàng, chất lượng thể chế,
ASEAN.
vi

SUMMARY OF THESIS
Since the world economic crisis in 2008, promoting financial inclusion to increase access
to financial services for people - is considered a top priority task of many countries in which
there are ASEAN countries (Rahman, 2015; Tambunlertchai, 2015). Researchers worldwide
have introduced different concepts of financial inclusion, built a way to measure financial
inclusion, and analyzed and provided evidence showing the positive role of financial inclusion
in economic growth and sustainable development (García, 2016; Sarma, 2012; Sarma & Pais,
2011).
Also, after 2008, in addition to the issue of financial inclusion, banking stability is a matter
of great concern in countries (Ovi & ctg., 2014). Regarding the impact of financial inclusion
on banking stability, researchers worldwide have different views (Hannig & Jansen, 2010;
Neaime & Gaysset, 2018). Some studies suggest that financial inclusion positively impacts
bank stability, while some studies indicate a negative impact of financial inclusion.
Furthermore, the effect of financial inclusion on bank stability depends on other external
factors, such as institutional quality. Accordingly, the institutional quality of different
countries and the impact of financial inclusion on banking stability are also various (Ahamed
& Mallick, 2019). However, in ASEAN countries, no research has paid attention to
investigating the effect of institutional quality on the impact of financial inclusion on banking
stability. Meanwhile, institutional quality is an essential factor that ensures activities in the
economy are carried out in an orderly and orderly manner to achieve the set objectives.
Therefore, research on the influence of institutional quality is necessary, not only of great
significance for policymakers in these countries but also for countries with similar financial
systems and institutional quality.
Of this lack of research, the thesis implements the research topic "Financial inclusion,
banking stability, and institutional quality - Research in ASEAN countries" to add theoretical
basis and empirical evidence on the impact of financial inclusion, the impact of institutional
quality on banking stability, and the influence of institutional quality of the effects of financial
inclusion on the strength of the banking system. The study was conducted within 157 banks
in eight ASEAN countries (Cambodia, Indonesia, Laos, Malaysia, Philippines, Singapore,
Thailand, and Vietnam) during 2010-2020.
vii

Firstly, the thesis has presented the theoretical bases on banking stability, financial
inclusion, and institutional quality in this study. With bank stability, the theory considers the
stability of each bank, from which the author uses the Z-Score index to measure. In addition,
the thesis also observes that the stability of banks in different countries is interrelated through
the adjusted Z-Score index and the non-performing loan. Regarding financial inclusion, the
thesis defines the concept of this term in three aspects: penetration, availability, and use, so
the thesis will also measure financial inclusion in these three aspects. With institutional
quality, the thesis identifies the element of governance institutions, so to measure institutional
quality, the theory uses the World Bank's global public governance index. The thesis provides
theories to explain the impact of financial inclusion, institutional quality on bank stability,
and the influence of institutional quality on financial inclusion to stabilize the bank. Next, the
thesis reviews related studies to identify gaps that research can fill.
After identifying the research gap, based on the theories, the thesis uses the SGMM
method to assess the impact of financial inclusion, institutional quality on bank stability, and
the influence of institutional quality on the effect of financial inclusion on bank stability.
Research results show that financial inclusion hurts stability, while institutional quality
impacts increase the strength of the banking system in ASEAN countries. This result is
consistent with some other experimental studies that have been done before. In addition,
institutional quality has a significant influence, reducing the negative impact of financial
inclusion on banking stability in ASEAN countries. This is the most important conclusion of
the thesis. In addition to assessing the influence of institutional quality based on the aggregate
institutional quality variable, the thesis also evaluates each aspect individually. The results
show that factors such as corruption control, political stability, government efficiency, and
the rule of law positively influence financial inclusion's impact on bank stability. The
remaining aspect of regulatory quality has a negative influence, and the voice and
accountability aspect are not significant in the model. Besides, the thesis has also shown that
other control variables, such as bank size, loan, income diversification, or the inflation rate,
impact bank stability. The results of this study have contributed both theoretically and
practically.
Finally, promoting financial inclusion is not easy because, when implemented, it will
change the structure of the financial system, which will affect the stability of the financial
system in general and the stability of banks. To achieve the goal of implementing financial
viii

inclusion while still increasing banking stability, the thesis proposes several implications for
the governments of ASEAN countries with an emphasis on improving financial inclusion and
institutional quality. In addition, maintaining a growing, stable economy is also essential for
promoting financial inclusion and stabilizing the banking system.
Keywords: Financial inclusion, banking stability, banking risk, institutional quality,
ASEAN.
ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng việt
ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á
AFI Alliance for Financial Inclusion Liên minh tài chính toàn diện
ASEAN Association of South- East Asian Hiệp hội các quốc gia Đông
Nations Nam Á
ATM Automatic Teller Machine Máy rút tiền tự động
BNM Bank Negara Malaysia Ngân hàng Trung ương
Malaysia
DIV Diversification income Đa dạng hóa thu nhập
DVTC Dịch vụ tài chính
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
IFI Index of Financial Inclusion Chỉ số tài chính toàn diện
IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Thế giới
ETA The equity to assets ratio Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng
tài sản
INF Inflation Lạm phát
FAS Financial Access Survey Khảo sát Tiếp cận tài chính
FSIs Financial Soundness Indicators Chỉ số lành mạnh tài chính
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
IFI Index of Financial inclusion Tài chính toàn diện
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ thế giới
LTA Loan to assets Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản
MAQ The ratio of total earning assets to Tỷ lệ tài sản sinh lời trên tổng
total assets tài sản
NHTW Ngân hàng trung ương
NHTM Ngân hàng thương mại
NPL Non - performing loan Nợ xấu
ROA Return on assets Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên
tổng tài sản
x

ROE Return on equity Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên


vốn chủ sở hữu
SGMM System Generalized Method of
Moments
UNCDF United Nations Capital Quỹ phát triển vốn Liên Hiệp
Development Fund Quốc
TCTC Tổ chức tài chính
TTBCX Thông tin bất cân xứng
WGI Worldwide Governance Indicators Chỉ số quản trị công toàn cầu
World World Bank Ngân hàng Thế giới
Bank
xi

MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ............................................................................................................................. ii
Tóm tắt luận án ..................................................................................................................... iii
Danh mục từ viết tắt .............................................................................................................. ix
Danh mục bảng ................................................................................................................... xiv
Danh mục hình .................................................................................................................... xvi
ĐANH MỤC BẢNG ............................................................................................................ xiv
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ....................................................................... 1
1.1.SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU ........................................................................ 1
1.2.MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................................................. 5
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................ 5
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 5
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 5
1.3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................. 5
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 5
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 6
1.4.PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ......................................................... 7
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 7
1.4.2. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................... 9
1.5.ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN ...................................................................................... 9
1.6.KẾT CẤU LUẬN ÁN ................................................................................................. 10
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..................................................................................................... 12
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
................................................................................................................................................ 13
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ......................... 13
2.1.1. Khái niệm về ổn định ngân hàng ......................................................................... 13
2.1.2. Đo lường ổn định ngân hàng ............................................................................... 16
2.1.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến ổn định hệ thống ngân hàng .............................. 20
2.1.3.1. Các nhân tố bên trong ................................................................................. 20
2.1.3.2. Các nhân tố bên ngoài ................................................................................. 24
2.1.4. Lý thuyết về ổn định ngân hàng ......................................................................... 25
2.2.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN ..................................................... 26
2.2.1. Khái niệm tài chính toàn diện ............................................................................. 26
2.2.2. Đo lường tài chính toàn diện ............................................................................... 29
xii

2.2.3. Lý thuyết về tài chính toàn diện ......................................................................... 33


2.3.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ .................................................... 34
2.3.1. Khái niệm chất lượng thể chế .............................................................................. 34
2.3.1.1. Khái niệm thể chế ......................................................................................... 34
2.3.1.2. Khái niệm chất lượng thể chế ...................................................................... 38
2.3.2. Đo lường chất lượng thể chế ............................................................................... 38
2.3.3. Lý thuyết về thể chế ............................................................................................ 42
2.4.TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN ĐẾN ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG ...........
..................................................................................................................................... 45
2.4.1. Tài chính toàn diện tác động thuận chiều với ổn định ngân hàng ....................... 45
2.4.2. Tài chính toàn diện tác động ngược chiều ổn định ngân hàng ............................ 48
2.5.TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ ĐẾN ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG ...... 49
2.6.ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ ĐẾN TÁC ĐỘNG CỦA TÀI
CHÍNH TOÀN DIỆN LÊN ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG .................................................... 52
2.7.LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG,
TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN VÀ CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ ............................................ 54
2.7.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tài chính toàn diện đến ổn định
ngân hàng....................................................................................................................... 54
2.7.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chất lượng thể chế đến ổn định
ngân hàng....................................................................................................................... 60
2.7.3. Các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của chất lượng thể chế đối với tác
động của tài chính toàn diện đến ổn định ngân hàng .................................................... 66
2.7.4. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................... 67
2.8.KHUNG PHÂN TÍCH ................................................................................................. 69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..................................................................................................... 70
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 71
3.1. GIẢ THUYẾT ............................................................................................................ 71
3.2. MÔ HÌNH, CÁC BIẾN VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................ 74
3.2.1. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................ 74
3.2.2. Các biến ............................................................................................................... 75
3.2.2.1. Ổn định ngân hàng ....................................................................................... 75
3.2.2.2. Tài chính toàn diện ...................................................................................... 76
3.2.2.3. Chất lượng thể chế ....................................................................................... 80
3.2.2.4. Biến sức mạnh thị trường ............................................................................. 82
3.2.2.5. Các biến kiểm soát khác............................................................................... 83
3.2.3. Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................................. 89
xiii

3.3. PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG ............................................................................... 90


3.4. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ............................................................................................. 91
3.4.1. Kiểm tra đa cộng tuyến ....................................................................................... 91
3.4.2. Kiểm định tự tương quan..................................................................................... 91
3.4.3. Kiểm định phương sai thay đổi ........................................................................... 92
3.4.4. Kiểm định tính hợp lý của biến công cụ ............................................................. 92
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..................................................................................................... 94
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 95
4.1. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG, TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN VÀ
CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ Ở CÁC NƯỚC ASEAN ....................................................... 95
4.1.1. Mức độ ổn định ngân hàng ở các nước ASEAN ................................................. 95
4.1.2. Mức độ tài chính toàn diện ở các nước ASEAN ................................................. 97
4.1.3. Mức độ chất lượng thể chế ở các nước ASEAN ............................................... 109
4.2. TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN, CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ VÀ ỔN ĐỊNH NGÂN
HÀNG Ở CÁC NƯỚC ASEAN ...................................................................................... 115
4.2.1. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu ................................................................... 115
4.2.2. Kiểm định tác động của tài chính toàn diện và chất lượng thể chế đến ổn định
ngân hàng tại các nước ASEAN .................................................................................. 117
4.2.3. Kiểm định ảnh hưởng của chất lượng thể chế đối với tác động của tài chính toàn
diện đến ổn định ngân hàng ......................................................................................... 121
4.2.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................... 127
4.3. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIẾN KIỂM SOÁT ĐẾN ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG TẠI
CÁC NƯỚC ASEAN ...................................................................................................... 133
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4................................................................................................... 137
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................................................. 138
5.1. KẾT QUẢ CỦA LUẬN ÁN .................................................................................... 138
5.2. CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH .................................................................................. 139
5.2.1. Tài chính toàn diện ............................................................................................ 139
5.2.2. Chất lượng thể chế............................................................................................. 141
5.2.3. Vấn đề nội tại của các ngân hàng ở khu vực ASEAN ...................................... 142
5.3. HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .............. 146
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5................................................................................................... 149
xiv

ĐANH MỤC BẢNG


Bảng 2. 1.Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tài chính toàn diện đến ổn
định ngân hàng ....................................................................................................................... 57
Bảng 2. 2.Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chất lượng thể chế đến ổn
định ngân hàng ....................................................................................................................... 63

Bảng 3. 1. Hệ số tương quan giữa các khía cạnh của chỉ số tài chính toàn diện ................... 77
Bảng 3. 2. Kết quả tính chỉ số tài chính toàn diện theo phương pháp PCA .......................... 78
Bảng 3. 3. Ma trận mối tương quan giữa các chỉ số tài chính toàn diện thay thế và chỉ số tài
chính toàn diện mới được xây dựng....................................................................................... 79
Bảng 3. 4. Xác minh sức mạnh của chỉ số tài chính toàn diện mới được xây dựng trong việc
dự đoán các chỉ số tài chính toàn diện khác nhau .................................................................. 80
Bảng 3. 5. Ma trận tương quan giữa các chỉ số chất lượng thể chế ....................................... 81
Bảng 3. 6. Chỉ số chất lượng thể chế theo phương pháp PCA .............................................. 81
Bảng 3. 7. Bảng tổng hợp mô tả các biến .............................................................................. 86

Bảng 4. 1. Chỉ số Z-Score trung bình của hệ thống ngân hàng các nước và bình quân chung
của khu vực ASEAN trong giai đoạn 2010 - 2020 ................................................................ 95
Bảng 4. 2. Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng các nước và bình quân chung của khu vực
ASEAN trong giai đoạn 2010 - 2020 ..................................................................................... 96
Bảng 4. 3. Tốc độ tăng trưởng số lượng chi nhánh ngân hàng trong 100.000 người trưởng
thành ....................................................................................................................................... 98
Bảng 4. 4. Tốc độ tăng trưởng số lượng ATM trên 100.000 người trưởng thành ................. 99
Bảng 4. 5.Tốc độ tăng trưởng chi nhánh ngân hàng trên 1.000 km2 ................................... 101
Bảng 4. 6. Tốc độ tăng trưởng ATM trên 1.000 km2 của các nước ASEAN ...................... 102
Bảng 4. 7. Tốc độ tăng trưởng tỷ lệ tiền gửi và cho vay trên GDP của các nước ASEAN . 103
Bảng 4. 8. Số liệu thống kê về các khía cạnh của tài chính toàn diện ................................. 104
Bảng 4. 9. Số liệu thống kê về các khía cạnh của tài chính toàn diện ................................. 105
Bảng 4. 10. Chỉ số IFI của các nước ASEAN trong giai đoạn 2010 - 2020 ........................ 108
Bảng 4. 11. Số liệu thống kê về các chỉ số phụ của chất lượng thể chế .............................. 113
xv

Bảng 4. 12. Số liệu thống kê về các chỉ số phụ của chất lượng thể chế .............................. 114
Bảng 4. 13.Thống kê mô tả các biến .................................................................................... 116
Bảng 4. 14. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình ước lượng Z-score .... 117
Bảng 4. 15. Nhân tử phóng đại của các biến trong mô hình ................................................ 118
Bảng 4. 16. Tác động của tài chính toàn diện và chất lượng thể chế đến ổn định ngân hàng
.............................................................................................................................................. 119
Bảng 4. 17. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình ước lượng Z-score .... 122
Bảng 4. 18. Nhân tử phóng đại của các biến trong mô hình ................................................ 122
Bảng 4. 19. Ảnh hưởng của chất lượng thể chế đối với tác động của tài chính toàn diện đến
ổn định ngân hàng ................................................................................................................ 123
Bảng 4. 20. Kiểm định tính vững chắc của kết quả nghiên cứu .......................................... 125
Bảng 4. 21.Tương tác giữa các khía cạnh của chất lượng thể chế và tài chính toàn diện ... 127
Bảng 4. 22.Tổng hợp kết quả chính của nghiên cứu............................................................ 129
xvi

DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1 Chỉ số Z-Score trung bình của các nước ASEAN .................................................... 4
Hình 1.2. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................... 8
Hình 2.1. Các cấp độ của thể chế ........................................................................................... 37
Hình 2.2. Khung phân tích vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 69
Hình 4.1. Các chỉ số phản ánh chất lượng thể chế của các nước ASEAN năm 2020 ......... 110
Hình 4.2. Xếp hạng thứ bậc chất lượng thể chế ở các nước ASEAN năm 2020 ................. 112
Hình 4.3. Chất lượng thể chế của khu vực ASEAN giai đoạn 2010 - 2020 ........................ 112
1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU


Chương 1 của luận án trình bày tổng quát về nghiên cứu từ lý do chọn đề tài, mục tiêu,
câu hỏi, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của luận án, trong đó, luận
án làm rõ lý do chọn đề tài nhằm nhấn mạnh tính cấp thiết của đề tài. Ý nghĩa của luận án về
mặt khoa học, thực tiễn cũng được trình bày trong Chương 1. Cuối cùng, bố cục của luận án
được đưa ra nhằm giúp người đọc có thể hình dung cấu trúc của luận án.
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU
Hệ thống ngân hàng đóng vai trò là huyết mạch của nền kinh tế (Baum & ctg., 2021;
Davies & ctg., 2010), sự ổn định ngân hàng đảm bảo cho sự ổn định của nền kinh tế vì vậy
các nghiên cứu trên thế giới rất quan tâm đến các yếu tố tác động đến sự ổn định ngân hàng
để tìm ra các giải pháp gia tăng mức độ ổn định của hệ thống ngân hàng. Các yếu tố ảnh
hưởng đến ổn định ngân hàng đến từ đặc điểm của ngân hàng như quy mô tài sản, quy mô
vốn chủ sở hữu, cạnh tranh, đa dạng hóa thu nhập, hiệu quả quản lý (Ahamed & Mallick,
2017; Albaity & ctg., 2019; Beck & ctg., 2013; Bermpei & ctg., 2018; Goetz, 2018); các yếu
tố kinh tế vĩ mô như lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp (Albaity & ctg.,
2019; .Asli Demirgüç-Kunt & Detragiache, 1997). Tuy nhiên, các nghiên cứu về ổn định
ngân hàng ở các nước hiện nay tập trung chủ yếu vào các yếu tố nội tại ngân hàng, các yếu tố
vĩ mô và ít quan tâm đến chất lượng thể chế, tài chính toàn diện và còn nhiều tranh cãi về
hướng tác động.
Tài chính toàn diện được hiểu một cách tổng quát là việc tiếp cận các DVTC một cách dễ
dàng, sẵn có và thuận lợi cho tất cả các thành viên trong nền kinh tế, đặc biệt là những người
yếu thế, người có thu nhập thấp. Vậy mục đích chủ yếu khi thực hiện tài chính toàn diện là
tăng khả năng tiếp cận tài chính cho người dân, đặc biệt đối với những người có thu nhập
thấp. Việc thực hiện tài chính toàn diện sẽ thay đổi cấu trúc hệ thống tài chính, từ đó ảnh
hưởng đến sự ổn định của hệ thống tài chính nói chung và ổn định ngân hàng nói riêng. Thúc
đẩy tài chính toàn diện, ít nhiều sẽ thay đổi cấu trúc của hệ thống tài chính và ảnh hưởng đến
sự ổn định ngân hàng (Ozili, 2020).
Lược khảo các nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, luận án nhận thấy: Thứ nhất,
về tác động của tài chính toàn diện lên ổn định ngân hàng, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều
bằng chứng cho thấy mối quan hệ tuyến tính giữa tài chính toàn diện và ổn định ngân hàng.
Theo đó, tài chính toàn diện có tác động thuận chiều hoặc ngược chiều đến ổn định ngân hàng.
2

Tác động thuận chiều của tài chính toàn diện đến sự ổn định của ngân hàng được lý giải theo
hướng tài chính toàn diện cải thiện cơ sở tiền gửi tiết kiệm (Cull & ctg., 2012; Han & Melecky,
2013; Hannig & Jansen, 2010; Hawkins, 2006) và đa dạng hóa các khoản vay ngân hàng
(Khan, 2011), từ đó giảm xác suất vỡ nợ tín dụng và bảo vệ hệ thống khỏi nguy cơ phá sản.
Ở góc độ khác, ổn định ngân hàng cũng có tác động thúc đẩy tài chính toàn diện cao hơn. Tuy
nhiên, (García, 2016) cho rằng nếu không có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, các ngân hàng sẽ thúc
đẩy tài chính toàn diện bằng cách bỏ qua các quy định, hạ thấp tiêu chuẩn cho vay, cho vay
các dự án để bù đắp chi phí giao dịch cao và làm cho giảm tính ổn định của ngân hàng. Ngoài
ra, do các vấn đề về xếp hạng tín dụng và chi phí giao dịch cao, việc cung cấp dịch vụ ngân
hàng cho nhiều người chưa từng sử dụng dịch vụ ngân hàng, dẫn đến tính ổn định của ngân
hàng cũng có thể bị ảnh hưởng (Khan, 2011). Ở khía cạnh khác, nghiên cứu của Vo & ctg.
(2019) lại tìm thấy mối quan hệ phi tuyến giữa hai yếu tố trên. Tài chính toàn diện tác động
thuận chiều đến ổn định ngân hàng ở một ngưỡng giá trị nhất định, và khi tài chính toàn diện
vượt qua giá trị ngưỡng đó thì tác động thuận chiều có thể biến mất, thậm chí ảnh hưởng
ngược lại đối với ổn định ngân hàng.
Thứ hai, Chất lượng thể chế phản ánh năng lực của chính phủ trong việc xây dựng và thực
hiện các chính sách nhằm định hướng cho các hoạt động trong nền kinh tế. Một số nghiên cứu
gần đây đã nhấn mạnh tác động của chất lượng thể chế trong việc cải thiện sự ổn định của
ngân hàng (Bermpei & ctg., 2018; Dutta & Saha, 2019; Fang & ctg., 2014; Uddin & ctg.,
2020). Tác động này được lý giải bởi chất lượng thể chế tốt phản ánh chính phủ đã xây dựng
và thực thi các chính sách hướng dẫn các hoạt động kinh tế phù hợp, dẫn đến giảm tác động
bất lợi từ các cú sốc kinh tế và đảm bảo cho các hoạt động kinh tế diễn ra bình thường và hiệu
quả Fazio & ctg. (2018) và Klomp & De Haan (2014).
Thứ ba, về ảnh hưởng của chất lượng đến các mối quan hệ giữa các biến số trong nền kinh
tế, một số nghiên cứu cho thấy chất lượng thể chế có ảnh hưởng rất lớn. Chẳng hạn, chất
lượng thể chế là nhân tố làm giảm thiểu tác động ngược chiều của cạnh tranh đến ổn định
ngân hàng hay giảm tác động bất lợi của việc thị trường hóa ngân hàng đến ổn định ngân hàng
(Tandelilin & Hanafi, 2021).
Tính đến thời điểm này có khá ít các nghiên cứu về tài chính toàn diện, chất lượng thể chế
và ổn định ngân hàng. Ahamed & Mallick (2019) và Saha & Dutta (2022) là hai nghiên cứu
khá toàn diện về vấn đề này. Với bộ dữ liệu lớn 2635 ngân hàng, 86 quốc gia trong giai đoạn
2004 – 2012, Ahamed & Mallick (2019) đã chỉ ra được tác động thuận chiều của tài chính
3

toàn diện đến ổn định ngân hàng và nhấn mạnh rằng tác động này sẽ được củng cố hơn nữa
khi nó được thực hiện trong môi trường có chất lượng thể chế tốt. Đồng quan điểm với
Ahamed & Mallick (2019), Saha & Dutta (2022) cho kết quả tương tự khi nghiên cứu vấn đề
này với bộ dữ liệu cấp quốc gia. Tuy nhiên, ổn định ngân hàng trong hai nghiên cứu của các
tác giả này mới chỉ đo lường bằng một cách, để phản ánh chính xác hơn và đầy đủ hơn ổn
định ngân hàng, luận án đã sử dụng nhiều cách đo lường và so sánh kết quả các cách đo lường
với nhau.
ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) là một hình mẫu cho tăng trưởng kinh
tế nhanh, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm hơn 5% (Scherpf, 2015). Trong những
năm gần đây, các nước ASEAN đã có sự phát triển kinh tế vượt bậc, tuy sự tăng trưởng nhanh
đó lại tiềm ẩn nhiều rủi ro do ASEAN có độ mở khá lớn, độ mở thương mại hiện tại đã
107,65 %và độ mở tài chính 0,16447% kèm theo tính ổn định ngân hàng ở các nước ASEAN
tương đối thấp và khá biến động (Hình 1.1). Ngoài ra, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu 2008-2009, tài chính toàn diện đã trở thành chính sách ưu tiên của các nước ASEAN.
Năm 2009, Đạo luật Ngân hàng Trung ương của Malaysia quy định chức năng chính của
BankNegara Malaysia (BNM) là phát triển và thúc đẩy tài chính toàn diện; năm 2012,
Indonesia công bố chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện (Rahman, 2015); Năm 2011,
Thái Lan cũng đưa ra kế hoạch quốc gia về tài chính toàn diện (Tambunlertchai, 2015) với
mục tiêu không bỏ sót đối tượng nào ở phía sau, điều đó có nghĩa với tài chính toàn diện tất
cả người dẫn đều dễ dàng tiếp cận và sử dụng các DVTC với mức chi phí hợp lý và thủ tục
dễ dàng. Hơn nữa, ASEAN là khu vực khá đa dạng, có nền kinh tế phụ thuộc vào ngân hàng
và được dự báo sớm sẽ trở thành khu vực thương mại lớn thứ năm trên toàn cầu và vai trò của
khu vực này trong hệ thống tài chính toàn cầu ngày càng tăng (Nguyen, 2022a). Do đó, bất
kỳ cú sốc bất lợi nào đối với khu vực tài chính ở các quốc gia này đều có thể có tác động lây
lan sang các quốc gia khác, ảnh hưởng đến mức ổn định của hệ thống tài chính toàn cầu (Dang
& Nguyen, 2021; Moudud-Ul-Huq & ctg., 2018).
4

1.00
0.90 0,92 0,93 0,92 0,91
0,86 0,87
0.80 0,79 0,77
0.70
0.60 0,62
0,59
0,57
0.50
0.40
0.30
0.20
0.10
0.00
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Hình 1.1 Chỉ số Z-Score trung bình của các nước ASEAN
Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp từ dữ liệu của Oris Bank Focus, 2022
Trong bối cảnh tác động của tài chính toàn diện tới ổn định ngân hàng còn là một câu hỏi
chưa được trả lời thống nhất, việc một khu vực kinh tế có tính ổn định ngân hàng không cao,
có độ mở thương mại và tài chính lớn và có khả năng lây lan đến các nền kinh tế khác chuyển
sang chú trọng thúc đẩy tài chính toàn diện đặt ra các câu hỏi cần trả lời: (1) Thúc đẩy tài
chính toàn diện có làm tăng ổn định ngân hàng ở các quốc gia này hay không? (2) Tác động
này có thay đổi với chất lượng thể chế khác nhau hay không? (3) Và với từng khía cạnh riêng
lẻ, ảnh hưởng của chất lượng thể chế đến tác động đó ra sao. Trả lời các câu hỏi này cũng góp
phần đưa ra được các gợi ý cho ASEAN trong điều chỉnh chính sách phù hợp. Đó chính là lý
do luận án thực hiện đề tài “Tài chính toàn diện, ổn định ngân hàng và chất lượng thể chế -
Nghiên cứu ở các nước ASEAN” với mục đích kiểm tra tác động của tài chính toàn diện đến
ổn định ngân hàng và đánh giá ảnh hưởng của chất lượng thể chế đến tác động này.
Nghiên cứu có nhiều điểm kế thừa hai nghiên cứu đã đề cập ở trên và có các điểm khác
biệt: (1) bổ sung thêm hai khía cạnh trong xây dựng chỉ số tài chính toàn diện; (2) đo lường
ổn định ngân hàng bằng nhiều thước đo thay vì chỉ bằng Zscore vốn bị đánh giá là chỉ số
không hoàn hảo vì nó có thể che giấu rủi ro của các quốc gia (Wu & ctg., 2020); (3) đánh giá
riêng lẻ ảnh hưởng của từng khía cạnh của chất lượng thể chế đến tác động của tài chính toàn
diện lên ổn định ngân hàng; (4) kiểm tra tính chắc chắn của kết quả bằng cách sử dụng phương
pháp khác (gắn biến giả ở biến chất lượng thể chế) (5) chọn ASEAN để kể một câu chuyện
về tài chính toàn diện, ổn định ngân hàng và chất lượng thể chế ở một vùng có nền kinh tế
phụ thuộc ngân hàng bằng cách đưa thêm các biến đặc trưng.
5

1.2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU


1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của luận án là nghiên cứu tác động của tài chính toàn diện, của chất
lượng thể chế đến ổn định ngân hàng, và đánh giá ảnh hưởng của chất lượng thể chế đối với
tác động của tài chính toàn diện đến ổn định ngân hàng ở các nước ASEAN. Từ đó, luận án
đưa ra hàm ý chính sách liên quan đến tài chính toàn diện, chất lượng thể chế nhằm làm gia
tăng sự ổn định của hệ thống ngân hàng ở các nước ASEAN.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, các mục tiêu cụ thể được đặt ra như sau:
- Đánh giá tác động của tài chính toàn diện đến ổn định ngân hàng tại các nước ASEAN.
- Đánh giá tác động của chất lượng thể chế đến ổn định ngân hàng tại các nước ASEAN.
- Đánh giá ảnh hưởng của chất lượng thể chế đối với tác động của tài chính toàn diện
đến ổn định ngân hàng tại các nước ASEAN.
- Đề xuất các hàm ý chính sách liên quan đến chất lượng thể chế, tài chính toàn diện
nhằm góp phần gia tăng sự ổn định của hệ thống ngân hàng ở các nước ASEAN.
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu cụ thể trên, luận án tập trung trả lời các câu hỏi
nghiên cứu sau:
- Tài chính toàn diện tác động đến ổn định ngân hàng ở các nước ASEAN như thế nào?
- Chất lượng thể chế tác động như thế nào đến ổn định ngân hàng ở các nước ASEAN?
- Chất lượng thể chế có ảnh hưởng như thế nào đến tác động của tài chính toàn diện lên
ổn định ngân hàng ở các nước ASEAN?
- Những hàm ý chính sách nào liên quan đến chất lượng thể chế, tài chính toàn diện được
gợi ý nhằm góp phần gia tăng sự ổn định của hệ thống ngân hàng ở các nước ASEAN?
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tác động của tài chính toàn diện đến ổn định ngân
hàng, tác động của chất lượng thể chế đến ổn định ngân hàng và ảnh hưởng của chất lượng
thể chế đến tác động của tài chính toàn diện đến ổn định ngân hàng ở các nước ASEAN.
6

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu


- Phạm vi không gian
Phạm vi nghiên cứu của luận án gồm 157 ngân hàng ở 8 nước ASEAN, bao gồm:
Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia. Luận án
chọn nghiên cứu ở ASEAN, bởi vì những lý do sau:
Thứ nhất, các nước ASEAN được đánh giá là có thành tựu về ổn định chính trị và an ninh
khu vực, có nền kinh tế phát triển của Châu Á, tuy nhiên mức độ ổn định ngân hàng khá thấp
so với các nước trên thế giới.
Thứ hai, các nước ASEAN đều có đặc điểm chung là hệ thống tài chính dựa vào ngân
hàng chủ yếu. Điều này được thể hiện thông qua tỷ lệ tín dụng tư nhân được thực hiện bởi các
ngân hàng lớn hơn so với tỷ lệ giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán. Hai chỉ số này
được gợi ý bởi Ash Demirgüç-Kunt & Huizinga (1999), Demirgruc-Kunt & Levine (1999)
và Levine (2002). Vì vậy, hệ thống tài chính của các nước ASEAN cần được đảm bảo hoạt
động an toàn và ổn định.
Thứ ba, ở giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi, luận án đã thu thập dữ liệu cho tổng cộng 10
quốc gia với hơn 400 ngân hàng. Tuy nhiên, sau giai đoạn sàng lọc, với các tiêu chí tối ưu
hóa quy mô mẫu nghiên cứu nhưng vẫn đảm bảo tính đồng bộ của dữ liệu, luận án đã loại các
quốc gia có dữ liệu không đầy đủ và không thống nhất (Myanmar và Brunei). Phạm vi nghiên
cứu sau sàng lọc chỉ còn lại 8 quốc gia với 157 ngân hàng.
- Phạm vi thời gian
Luận án thực hiện nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2020, vì những lý
do sau:
Thứ nhất, khoảng thời gian này nền kinh tế các nước ASEAN bắt đầu phục hồi sau cuộc
khủng hoảng, và ổn định ngân hàng trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên
thế giới.
Thứ hai, sau năm 2008, các nước ASEAN bắt đầu có những chiến lược để thúc đẩy, phát
triển tài chính toàn diện (Ahamed & Mallick, 2019; Čihák & ctg., 2016), trong đó có các nước
ASEAN. Chẳng hạn ở Malaysia, năm 2009, Đạo luật Ngân hàng Trung ương Malaysia được
ban hành và quy định rõ ràng rằng chức năng chính của Ngân hàng Negara Malaysia (BNM)
là phát triển và thúc đẩy một hệ thống tài chính toàn diện (Rahman, 2015). Ở Thái Lan, kế
hoạch tổng thể về lĩnh vực tài chính giai đoạn thứ hai (2010- 2014) được triển khai, đã khuyến
khích các ngân hàng thương mại mở rộng phạm vi tiếp cận của họ đến các phân khúc có thu
7

nhập thấp hơn với nhiều ưu đãi hơn. Năm 2011, Bộ Tài chính cùng với sự hỗ trợ từ Ngân
hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhằm phát triển tài chính vi mô và thúc đẩy tài chính toàn diện
cho các cá nhân và hộ gia đình, đã thông qua Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện ở
Thái Lan (Tambunlertchai, 2015). Ở Việt Nam, những quy định đầu tiên làm nền tảng cho sự
thúc đẩy tài chính toàn diện được thể hiện ở Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010; Luật bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 và sau đó là hàng loạt các quy định, nghị định, luật
sửa đổi bổ sung, đề án…được ban hành nhằm làm rõ, hướng dẫn thực hiện tài chính toàn diện.
- Phạm vi về nội dung
Luận án nghiên cứu đề tài với các giới hạn về nội dung như sau:
Thứ nhất, chỉ nghiên cứu tác động một chiều của tài chính toàn diện đến sự ổn định ngân
hàng của các nước ASEAN.
Thứ hai, chỉ nghiên cứu tác động một chiều của chất lượng thể chế đến sự ổn định ngân
hàng của các nước ASEAN.
Thứ ba, tài chính toàn diện được nghiên cứu trên góc độ các ngân hàng (tức là các tổ chức
tài chính cung cấp DVTC chính thức). Bởi vì theo (Sarma, 2008a, 2012) ngân hàng toàn diện
(banking inclusion) cũng được xem như tài chính toàn diện (financial inclusion), mà thông
qua các ngân hàng, các nhà hoạch định có thể điều chỉnh chính sách tài chính toàn diện một
cách thuận lợi hơn. Hơn nữa các nước ASEAN có hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng là
chủ yếu, vì thế việc tìm hiểu về tài chính toàn diện dưới góc độ ngân hàng (nhà cung cấp tài
chính chính thống) là cần thiết và giới hạn về phạm vi nội dung là hoàn toàn phù hợp.
Thứ tư, về ổn định hệ thống ngân hàng, luận án chỉ nghiên cứu về ổn định của các ngân
hàng một cách riêng lẻ. Bởi hệ thống ngân hàng trở nên ổn định chỉ khi từng ngân hàng trong
hệ thống ổn định. Điều này được giải thích bởi hiện tượng lây lan tài chính (Financial
contagion) tức là rủi ro được truyền từ tổ chức tài chính này sang tổ chức tài chính khác, từ
ngân hàng này sang ngân hàng khác trong hệ thống (Brown & ctg., 2017). Như vậy, chỉ cần
một ngân hàng trong hệ thống xảy ra bất ổn có thể dẫn đến sự bất ổn cho hệ thống ngân hàng.
1.4. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu tổng quát, luận án thực hiện kết hợp phương pháp
nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, cụ thể như sau:
- Luận án sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp nhằm hình thành cơ sở
lý thuyết về ổn định ngân hàng, tài chính toàn diện, chất lượng thể chế.
8

- Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu 1,2,3 (ở mục 1.2.3), luận án sử dụng lần lượt các
phương pháp: thống kê mô tả, hồi quy mô hình theo phương pháp System Generalized
Method of Moments (SGMM). Các phương pháp kinh tế lượng được thực hiện bằng
phần mềm Stata 16.0.
- Để trả lời câu hỏi thứ tư, luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm thảo
luận các kết quả nghiên cứu định lượng; từ đó, đề xuất các hàm ý chính sách nhằm góp
phần gia tăng sự ổn định của hệ thống ngân hàng ở các nước ASEAN.
Các bước nghiên cứu được thực hiện như Hình 1.1
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu. Ở bước này, dựa trên bối cảnh nghiên cứu cả lý
thuyết và thực tiễn để xác định mục tiêu nghiên cứu.
Bước 2: Luận án tổng hợp các lý thuyết liên quan đến tài chính toàn diện, ổn định ngân
hàng, chất lượng thể chế và các nghiên cứu thực nghiệm, làm cơ sở để giải thích tác động của
tài chính toàn diện, của chất lượng thể chế đến ổn định ngân hàng, và ảnh hưởng của chất
lượng thể chế đến tác động của tài chính toàn diện lên ổn định ngân hàng

Xác định vấn đề nghiên cứu

Tổng quan cơ sở lý thuyết

Xây dựng mô hình và phương pháp nghiên cứu

Kiểm định mô hình và thảo


luận kết quả nghiên cứu

Kết luận và hàm ý chính sách

Hình 1.2. Quy trình nghiên cứu


9

Bước 3: Dựa trên cơ sở lý thuyết đã tổng hợp ở bước 2, luận án xây dựng giả thuyết, mô
hình và phương pháp nghiên cứu. Các biến sử dụng trong mô hình và quá trình thu thập dữ
liệu cũng được mô tả, thực hiện ở bước này.
Bước 4: Luận án sử dụng phương pháp SGMM và các kiểm định để đánh giá vấn đề nghiên
cứu, được thực hiện bằng phần mềm Stata 16.0. Kết quả đưa ra, luận án tiến hành thảo luận
nhằm làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu.
Bước 5: Kết luận và đưa ra hàm ý chính sách. Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đưa
ra kết luận và hàm ý chính sách để gia tăng mức độ tài chính toàn diện và ổn định hệ thống
ngân hàng ở các nước ASEAN.
1.4.2. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu của luận án gồm 157 ngân hàng thuộc 8 nước ASEAN gồm:
Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Singapore, Philippines, Thái Lan và Việt Nam trong
giai đoạn 2010-2020, được thu thập từ 3 nguồn chính, đó là:
- Cơ sở dữ liệu về ngân hàng Oris Bank Focus.
- Cơ sở dữ liệu tài chính toàn diện toàn cầu (Financial Survey Access - FAS) của Quỹ
tiền tệ quốc tế IMF (International Monetary Fund).
- Cơ sở dữ liệu chỉ số quản trị toàn cầu WGI (Worldwide Governance Indicators) của
Ngân hàng thế giới (World Bank - WB).
1.5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
- Về mặt khoa học
Luận án bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm về tác động của tài chính toàn diện đến
ổn định ngân hàng, tác động của chất lượng thể chế đến ổn định ngân hàng và ảnh hưởng của
chất lượng thể chế đến tác động của tài chính toàn diện lên ổn định ngân hàng ở các nước
ASEAN, mà các nghiên cứu trước đây chưa chú trọng nhiều.
Hơn nữa, ngoài chỉ số Z-Score được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu trước đây, luận
án còn quan sát sự ổn định thông qua chỉ số Z-Score hiệu chỉnh và tỷ lệ nợ xấu (phản ánh rủi
ro tín dụng). Việc xem xét ổn định ngân hàng thông qua các chỉ số đo lường khác nhau, sẽ
tăng thêm tính vững cho kết quả nghiên cứu.
- Về mặt thực tiễn
Ở ASEAN, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đánh giá thực trạng tài chính toàn diện,
các yếu tố ảnh hưởng đến tài chính toàn diện, các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng
10

mà ít nghiên cứu xem xét đánh giá ảnh hưởng của chất lượng thể chế đến tác động của tài
chính toàn diện đến ổn định ngân hàng. Trong khi đó chất lượng thể chế là yếu tố quan trọng,
góp phần định hướng, đảm bảo cho các hoạt động trong nền kinh tế được thực hiện có hiệu
quả. Do đó, việc nghiên cứu về ảnh hưởng của chất lượng thể chế là vô vùng cần thiết và cung
cấp thêm bằng chứng thực nghiệm ở các quốc gia này. Đóng góp của luận án không chỉ có ý
nghĩa đối với các nước ASEAN mà còn có ý nghĩa đối với những quốc gia có hệ thống tài
chính tương tự.
Ngoài ra, từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm, luận án đề xuất các hàm ý chính sách liên
quan đến tài chính toàn diện, chất lượng thể chế nhằm gia tăng sự ổn định ngân hàng ở các
nước ASEAN. Các hàm ý được thể hiện một cách rõ ràng theo từng chủ thể có liên quan:
chính phủ và các nhà quản trị ngân hàng.
1.6. KẾT CẤU LUẬN ÁN
Luận án có năm nội dung chính sau:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
Giới thiệu tổng quan về luận án bao gồm: lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu tổng quát, mục
tiêu cụ thể, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi, đối tượng nghiên cứu, và phương pháp nghiên cứu.
Trong đó trọng tâm của luận án là làm rõ khoảng trống nghiên cứu nhằm khẳng định sự cần
thiết của việc thực hiện nghiên cứu này, chỉ rõ giá trị khoa học và giá thực thực tiễn của kết
quả nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm
Giới thiệu các vấn đề nền tảng, từ khái niệm đến lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm
liên quan đến tác động của tài chính toàn diện/chất lượng thể chế đến ổn định ngân hàng, cũng
như vai trò của chất lượng thể chế đến tác động của tài chính toàn diện với ổn định ngân hàng.
Đây là nền tảng khoa học, là cơ sở tham chiếu quan trọng cho việc thiết kế mô hình nghiên
cứu, xác định các giả thuyết nghiên cứu ở chương tiếp theo.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu ở Chương 1 và cơ sở lý thuyết ở Chương 2, nội dung Chương
3 trình bày phương pháp nghiên cứu phù hợp để đánh giá tác động của tài chính toàn diện,
của chất lượng thế chế lên ổn định ngân hàng và xem xét ảnh hưởng của chất lượng thể chế
đối với tác động của tài chính toàn diện đến ổn định ngân hàng. Cụ thể luận án xây dựng các
giả thuyết nghiên cứu, từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu. Dựa vào mô hình nghiên cứu,
luận án thu thập, xử lý dữ liệu, lựa chọn các biến và phương pháp ước lượng phù hợp.
11

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận


Trình bày tổng hợp các kết quả nghiên cứu gồm: kết quả kiểm định tác động của tài chính
toàn diện và chất lượng thể chế đến ổn định ngân hàng, và kết quả kiểm định vai trò của chất
lượng thể chế đối với tác động của tài chính toàn diện đến ổn định ngân hàng. Bên cạnh đó,
luận án tập trung thảo luận các kết quả nghiên cứu, làm cơ sở để đưa ra hàm ý chính sách
trong Chương 5.
Chương 5: Kết luận - Hàm ý chính sách
Hàm ý về mặt chính sách của luận án liên quan đến mức độ ổn định ngân hàng được đưa
ra nhằm giúp cho các nhà hoạch định chính sách/quản trị ngân hàng xây dựng những chiến
lược phù hợp nhằm thúc đẩy hệ thống ngân hàng ở các nước ASEAN phát triển bền vững và
ổn định hơn. Ngoài ra, luận án nêu một số hạn chế, định hướng cho hướng nghiên cứu trong
tương lai.
12

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Chương 1 giới thiệu khái quát những nội dung cơ bản của luận án để người đọc có thể
bước đầu hình dung về nghiên cứu. Đầu tiên, Chương 1 nêu lên sự cần thiết nghiên cứu ảnh
hưởng chất lượng thể chế đối với tác động của tài chính toàn diện đến ổn định ngân hàng của
các ngân hàng ở các nước ASEAN. Tiếp theo, sơ lược quá trình nghiên cứu, thông qua đó các
khe hở nghiên cứu được tìm thấy. Chương 1 cũng nêu lên mục tiêu nghiên cứu của luận án là
nghiên cứu tác động của tài chính toàn diện, của chất lượng thể chế đến ổn định ngân hàng,
và đánh giá ảnh hưởng của chất lượng thể chế đối với tác động của tài chính toàn diện đến ổn
định ngân hàng ở các nước ASEAN. Từ đó, luận án đưa ra hàm ý chính sách liên quan đến
tài chính toàn diện, chất lượng thể chế nhằm làm gia tăng sự ổn định của hệ thống ngân hàng
ở các nước ASEAN. Đồng thời, làm rõ đối tượng nghiên cứu của luận án là tác động của tài
chính toàn diện đến ổn định ngân hàng, tác động của chất lượng thể chế đến ổn định ngân
hàng và ảnh hưởng của chất lượng thể chế đến tác động của tài chính toàn diện đến ổn định
ngân hàng, cùng với phạm vi nghiên cứu là 157 ngân hàng ở ASEAN trong giai đoạn 2010 -
2020. Thêm vào đó, Chương 1 cũng trình bày tóm tắt phương pháp nghiên được sử dụng trong
luận án: phương pháp định tính và phương pháp định lượng, nhằm đạt mục tiêu tổng quát luận
án đưa ra. Song song đó, Chương 1 nêu rõ các đóng góp của luận án ở hai khía cạnh học thuật
và thực tiễn. Cuối cùng, bố cục luận án gồm 5 chương và nội dung khái quát của từng chương
cũng được luận án trình bày.
13

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN


CỨU THỰC NGHIỆM
Chương 2 của luận án trình bày cơ sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu, trong đó, tập trung
vào các lý thuyết giải thích tác động của tài chính toàn diện đến ổn định ngân hàng, tác động
của chất lượng thể chế đến ổn định ngân hàng, cũng như ảnh hưởng của chất lượng thể chế
đối với tác động trên. Qua đó, nội dung của chương sẽ là nền tảng cho việc xây dựng mô hình
và hàm ý chính sách được đưa ra ở các phần sau.
Cấu trúc chương hai bao gồm bốn phần nội dung như sau: phần 1 trình bày về các cơ sở
lý luận liên quan đến ổn định ngân hàng, tài chính toàn diện và chất lượng thể chế, trong đó,
luận án đưa ra các khái niệm, cách thức đo lường, và các lý thuyết liên quan. Phần 2 trình bày
các lý thuyết làm cơ sở để giải thích các tác động trong nghiên cứu: tác động của tài chính
toàn diện đến ổn định ngân hàng, tác động của chất lượng thể chế đến ổn định ngân hàng và
ảnh hưởng của chất lượng thể chế đối với tác động của tài chính toàn diện lên ổn định ngân
hàng. Phần 3 là khái lược các nghiên cứu thực nghiệm, từ đó đưa ra khoảng trống nghiên cứu
và phần cuối cùng là khung phân tích vấn đề nghiên cứu.
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
2.1.1. Khái niệm về ổn định ngân hàng
Sự ổn định của hệ thống ngân hàng gắn liền với sự ổn định của hệ thống tài chính, do vậy
trước khi tìm hiểu về ổn định hệ thống ngân hàng, cần hiểu rõ về ổn định hệ thống tài chính
(gọi tắt là ổn định tài chính).
Ổn định tài chính là một khái niệm khá mới trong hoạt động quản lý vĩ mô của các ngân
hàng trung ương (NHTW). Trong gần một thập kỷ trở lại đây, với những dấu hiệu sớm của
cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cùng với xu hướng phát triển của công nghệ và kỹ
thuật tài chính, vấn đề này đặc biệt được quan tâm nhiều bởi các nhà kinh tế học cũng như
NHTW ở các nước. Theo đó, NHTW các nước đã thành lập Ủy ban về ổn định tài chính, thực
hiện các báo cáo về ổn định tài chính hàng năm để đánh giá những rủi ro tác động đến nền
kinh tế. Định nghĩa về ổn định tài chính ngày càng được phát triển và cụ thể thể hóa.
Ổn định tài chính (Financial stability) là vấn đề được đề cập đến đầu tiên bởi NHTW Anh
(The Bank of England) vào năm 1994. Theo đó, ổn định tài chính hàm ý việc xác định rủi ro
trong hệ thống tài chính và hành động của NHTW để giảm thiểu chúng. NHTW Anh đã chỉ
14

ra ngoài mục tiêu ổn định giá cả, ngân hàng này còn phải đảm bảo cho hệ thống tài chính của
Anh hoạt động một cách có hiệu quả và ổn định (Allen & Wood, 2006). Sau đó, các định
nghĩa về ổn định tài chính cũng bắt đầu được NHTW các đưa ra. Chẳng hạn, NHTW Đức
định nghĩa ổn định tài chính là khả năng vận hành tốt các chức năng chính của hệ thống tài
chính, kể cả trong thời kỳ kinh tế căng thẳng và thời kỳ điều chỉnh cơ cấu nhằm giúp phân bổ
một cách có hiệu quả các nguồn lực và rủi ro tài chính cũng như tạo nền tảng hạ tầng tài chính
hiệu quả. Hay NHTW Châu Âu cho rằng ổn định tài chính là một trạng thái trong đó hệ thống
tài chính gồm các trung gian tài chính, thị trường và hạ tầng tài chính có khả năng chống đỡ
được các cú sốc và những rủi ro do sự mất cân đối tài chính gây ra, từ đó làm giảm bớt khả
năng sụp đổ của các trung gian tài chính vốn có tác động xấu đối với việc phân bổ tiết kiệm
và đầu tư. Hoặc theo NHNN Việt Nam, một hệ thống tài chính ổn định và an toàn là một hệ
thống có thể trụ vững được trước những biến động bất thường của nền kinh tế và trước các cú
sốc tài chính nảy sinh từ bên trong hoặc bên ngoài hệ thống tài chính.
Đó là các quan điểm về ổn định tài chính đứng theo góc độ của NHTW các nước. Trong
các tài liệu nghiên cứu, Alawode & Al Sadek (2008) cho rằng định nghĩa ổn định tài chính có
thể được tiếp cận từ hai hướng khác nhau: định nghĩa trực tiếp về ổn định tài chính và gián
tiếp qua định nghĩa về bất ổn tài chính, cụ thể:
Đối với trường phái trực tiếp, định nghĩa ổn định tài chính thể hiện qua khả năng hấp thụ,
chịu đựng và vượt qua các biến động trên thị trường tài chính của hệ thống tài chính. Theo
đó, ngay cả khi những biến động xảy ra, hệ thống tài chính vẫn luôn đảm bảo được việc thực
hiện thanh toán một cách trơn tru, an toàn; các nhu cầu về vốn của các chủ thể được cung ứng
thỏa mãn; đồng thời thực hiện đầy đủ các chức năng điều tiết vĩ mô cho nền kinh tế. Các định
nghĩa này được lựa chọn bởi nhiều NHTW các nước như NHTW châu Âu, NHTW Argentia,
Áo, Phần lan, Nauy, Thụy Sỹ, Úc, Nhật Bản (Alawode & Al Sadek, 2008).
Trường phái gián tiếp định nghĩa bất ổn tài chính là khi những biến động trên thị trường
tài chính có nhiều khả năng gây nguy hại đến nền kinh tế thông qua những tác động ngược
chiều của nó đến hoạt động của hệ thống tài chính. Hay nói cách khác, bất ổn tài chính là rủi
ro xảy ra khủng hoảng tài chính có khả năng xuất hiện cao. Trong đó, khủng hoảng tài chính
được miêu tả bởi ba đặc điểm: sự sụp đổ hàng loạt của các định chế tài chính, không có khả
năng thực hiện, cung cấp các dịch vụ thanh toán và không có khả năng cấp tín dụng cho những
cơ hội đầu tư tiềm năng (Allen & Wood, 2006; Mishkin, 1999).
15

Mặc dù có nhiều định nghĩa về ổn định tài chính nhưng những điều kiện cần thiết để duy
trì sự ổn định tài chính đều được thống nhất. Những điều kiện này bao gồm: (i) Sự ổn định
của các định chế tài chính then chốt, tiêu biểu là hệ thống ngân hàng (Crockett 1997; De Bandt
& Hartmann, 2000); (ii) Sự tham gia đông đảo của những cá nhân, tổ chức riêng lẻ như những
doanh nghiệp vừa và nhỏ (Allen & Wood, 2006); (iii) Việc đảm bảo khả năng hoạt động liên
tục, trơn tru của hệ thống thanh toán (De Bandt & Hartmann, 2000), (iv) Niềm tin của công
chúng vào hệ thống tài chính (Crockett 1997; Large, 2003; Nier, 2005).
Từ nhận định trên, có thể thấy rằng ổn định ngân hàng là điều kiện quan trọng để đảm bảo
ổn định tài chính. Bàn về ổn định ngân hàng, nhiều nghiên cứu đưa ra những khái niệm khác
nhau. Crockett (1997) đã cân nhắc sự ổn định trong các ngân hàng liên quan đến việc không
có sự căng thẳng tài chính (financial stress), thứ có thể dẫn đến tổn thất ở các ngân hàng lớn
hơn thậm chí là sự phá sản ở các ngân hàng nhỏ hơn. Do đó, các ngân hàng có tình hình tài
chính ổn định nhất có thể đáp ứng các nghĩa vụ của họ mà không cần hỗ trợ từ bên ngoài.
Ngoài ra, sự ổn định tài chính có thể liên hệ đến việc không có biến động giá (price volatility)

mạnh gây thiệt hại cho hệ thống.

Lai (2002) cho rằng, nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng bất ổn tài chính của ngân
hàng là khủng hoảng thanh khoản do nhu cầu về thanh toán ngắn hạn vượt quá dự trữ tài sản
thanh khoản cao. Đồng quan điểm với Lai (2002), Ngalawa & ctg. (2016) chỉ ra sự bất ổn hệ
thống ngân hàng cũng có thể thể hiện qua việc các ngân hàng mất khả năng thanh toán, thường
được đặc trưng bởi một lượng lớn các khoản nợ xấu không lường trước được. Và đặc biệt tình
trạng này dễ xảy ra hơn trong thời kỳ suy thoái kinh tế và sau thời kỳ “bùng nổ” cho vay tư
nhân (Allen & Gale, 1998).
Hơn nữa, một sự thắt chặt tín dụng đột ngột cũng có thể là nguyên nhân gây ra sự bất ổn
cho ngân hàng. Các ngân hàng thắt chặt, thu hẹp tín dụng một cách đột ngột bởi vì họ lo ngại
rằng ngân hàng không đủ tiền để cho vay hoặc do phải đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng
trung ương, đặc biệt việc làm này diễn ra ở bất kỳ một mức lãi suất nào, và nó trở thành tác
nhân của cuộc khủng hoảng tài chính (Fratianni & Marchionne, 2009).
Ở góc nhìn khác, các cuộc tháo chạy khỏi ngân hàng (bank run) được cho là một trong
những nguyên nhân gây bất ổn ngân hàng và nó có thể đặt ngân hàng vào tình trạng phá sản
(Diamond & Dybvig, 1983; Ngalawa & ctg., 2016). Ngalawa & ctg. (2016) cho rằng sự bất
ổn này xảy ra khi ngân hàng bị rút tiền một cách bất thường hay khi xuất hiện vấn đề mất khả
16

năng thanh toán. Đây được cho là một trong những nguyên nhân gây mất ổn định ngân hàng
(Bonin & ctg., 2014). Vấn đề này xảy ra khi người gửi tiền vội vàng rút tiền gửi của họ sau
khi dự đoán ngân hàng sắp thất bại hoặc khi sự kỳ vọng về sự phát triển của ngân hàng không
còn, hoặc khi giá trị tổng tài sản của ngân hàng giảm xuống so với lượng tiền gửi của ngân
hàng. Sự tháo chạy này có thể xảy ra ngay cả khi không xuất hiện bất cứ thông tin bất lợi nào
về ngân hàng mà nó xuất phát từ yếu tố tâm lý đám đông, chẳng hạn việc những người gửi
tiền xếp hàng dài tại một ngân hàng cũng làm dấy lên lo ngại về khả năng tồn tại của ngân
hàng và từ đó xảy ra sự tháo chạy (Chari & Jagannathan, 1988). Rất nhiều ví dụ về sự tháo
chạy ngân hàng đã diễn ra, chẳng hạn sự tháo chạy khỏi các ngân hàng Mỹ những năm 1930,
sự sụp đổ của Bear Stearns năm 2008 và hiện tượng rút tiền ở NHTM cổ phần Á Châu ở Việt
Nam năm 2003 (Đỗ Thiên Anh Tuấn, 2016).
Ngoài ra, khi nhắc đến sự bất ổn của hệ thống, không thể không nhắc đến hiện tượng lây
lan tài chính (Financial contagion) – là hiện tượng rủi ro thanh khoản hoặc mất khả năng thanh
toán được truyền từ tổ chức tài chính này sang tổ chức tài chính khác. Các tác giả đã chỉ ra
rằng có nhiều kênh khác nhau dẫn dắt hiện tượng lây lan trong lĩnh vực ngân hàng, từ đó dẫn
đến rủi ro hệ thống ngân hàng và cả hệ thống tài chính (Acharya, 2009; Allen & Gale, 2000;
Brunnermeier & Pedersen, 2009; Freixas & Parigi, 1998; Ibragimov & ctg., 2011). Chính vì
thế chỉ cần một ngân hàng trong hệ thống xảy ra bất ổn có thể dẫn đến sự bất ổn cho cả hệ
thống ngân hàng.
Tóm lại, luận án có thể khái quát khái niệm về ổn định ngân hàng như sau: “Ổn định ngân
hàng là việc ngân hàng hoạt động có hiệu quả, có khả năng ứng phó tốt đối với những tác
động bên trong và bên ngoài, trong hiện tại và cả tương lai, đặc biệt là các cú sốc của nền kinh
tế mà vẫn duy trì được khả năng thanh toán cho các khoản nợ đến hạn, duy trì hoạt động một
cách bình thường, tránh nguy cơ bị phá sản”.
2.1.2. Đo lường ổn định ngân hàng
Ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng được xác định từ các phương pháp đo lường ổn
định của các doanh nghiệp ra đời vào những năm 1930. Đây là giai đoạn chủ nghĩa tư bản bắt
đầu bộc lộ những khiếm khuyết trong HTTC ở nền kinh tế các nước. Hầu hết các nhà kinh tế
lúc này tập trung vào việc nghiên cứu để đo lường độ bất ổn tài chính của các doanh nghiệp
trong nền kinh tế bằng chỉ số dự báo phá sản của công ty, từ đó đánh giá độ ổn định tài chính
của công ty cũng như của nền kinh tế.
17

Ban đầu, các nghiên cứu tập trung theo phương pháp phân tích tỷ lệ (ratio analysis), sau
đó là phương pháp phân tích đơn biến, cuối cùng là đến năm 1968, phương pháp phân tích
kết hợp các chỉ số được nhà kinh tế học Edward I. Altman đưa ra để dự báo xác suất phá sản
của doanh nghiệp. Kế thừa chỉ số Z-Score của Edward I. Altman, hàng loạt các nghiên cứu
thực nghiệm còn sử dụng thêm các chỉ số khác để đo lường toàn diện hơn ổn định ngân hàng
như: ROA, ROE, 𝑅𝐴𝑅𝑅𝑂𝐴 , 𝑅𝐴𝑅𝑅𝑂𝐸 , cụ thể:
Phương pháp phân tích tỷ lệ: Phương pháp này tập trung vào từng công ty cụ thể bằng
cách so sánh các chỉ số giữa các công ty thành công và các công ty thất bại. Mở đầu là bảng
công bố thông tin của The Bureau of Business Research nghiên cứu về các 24 chỉ số của 29
công ty công nghiệp thành công. Từ đó rút ra tỷ lệ trung bình của từng chỉ số. Các tỷ lệ này
sau đó được dùng để so sánh, đánh giá để kết luận sự thành công hay thất bại cho các công ty
có những điểm tương đồng còn lại trong nền kinh tế. Tuy nhiên, nhiều kết quả nghiên cứu sau
này của các nhà kinh tế cũng cho thấy các mô hình được phát triển cho các công ty công
nghiệp trước kia không phù hợp với các ngành cụ thể khác, đặc biệt là đối với các công ty tài
chính.
Phương pháp phân tích đơn biến: được phát triển từ năm 1965 trở đi. Phương pháp này
tiến hành dự báo khả năng phá sản công ty tập trung vào một số các chỉ số tài chính. Tiêu biểu
là nghiên cứu của (Beaver, 1966) đưa ra nguyên nhân khiến cho công ty lâm vào tình trạng
bất ổn tài chính là do lượng tiền mặt và hàng tồn kho quá ít trong khi nợ phải thu nhiều. Từ
đó Beaver cho rằng tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần/tổng nợ phải trả là chỉ tiêu được dùng để dự
báo hay đánh giá xác suất phá sản của công ty. Ngoài ra, Beaver còn sử dụng chỉ số tỷ suất
sinh lợi của tài sản (thu nhập thuần/tổng tài sản) để phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh
và chỉ số hệ số nợ (tổng nợ phải trả/tổng tài sản) để đánh giá mức độ rủi ro tài chính. Các chỉ
số này được ứng dụng để so sánh với các chỉ số tài chính của bất kỳ công ty cụ thể nào đó
nhằm phát hiện các dấu hiệu hay nguy cơ phá sản của chính công ty đó. Ưu điểm của các chỉ
số Beaver là việc áp dụng khá đơn giản, dễ thực hiện với độ tin cậy tương đối cao. Tuy nhiên,
nhược điểm lớn nhất là khi các chỉ số này trong một số tình huống nào đó lại trở nên mâu
thuẫn với nhau, vì vậy khó có thể đánh giá một cách toàn diện và chính xác.
Phương pháp phân tích kết hợp các chỉ số: Để khắc phục những sai sót trong chỉ số
Beaver, nhà kinh tế học người Mỹ Edward I. Altman vào năm 1968 đã đưa ra phương pháp
phân tích kết hợp các chỉ số (phương pháp phân tích đa biến) để dự báo nguy cơ phá sản thông
qua chỉ số Z-Score. Lý giải cho việc thay đổi từ phương pháp đánh giá mức độ thất bại
18

(phương pháp phân tích tỷ lệ) sang dự báo khả năng phá sản (phương pháp phân tích đơn biến
và đa biến) là do cách nhìn nhận từ các nhà kinh tế học khác nhau. Một số nghiên cứu định
nghĩa “thất bại” là khi công ty nộp đơn xin phá sản, thanh lý. Số khác cho rằng thất bại là tình
trạng căng thẳng về tài chính hay mất khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính. Tuy nhiên
càng về sau hầu như các nghiên cứu đều thống nhất phá sản là “thất bại” cuối cùng của các
công ty. Kể từ nghiên cứu của Altman, để đánh giá mức độ ổn định của một công ty nào đó,
các nghiên cứu đều sử dụng chỉ số Z-Score.
Bàn về chỉ số Z-Score, Chỉ số Z-score được phát triển bởi Altman vào năm 1968 và được
chú ý nhiều hơn vào những năm 1990. Boyd & Runkle (1993) đưa ra cách đo lường Z-Score
theo công thức 2.1 sau:
𝑘+𝜇
𝑍 − 𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒 = (2.1)
𝜎

Trong đó:
- k: (tổng vốn chủ sở hữu và các khoản dự trữ)/ tổng tài sản.
- 𝜇: là lợi nhuận trung bình/ tổng tài sản.
- 𝜎 là độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên tổng tài sản.
Về sau, các tác giả phát triển công thức 2.1 bằng công thức 2.2 sau:
𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡 +(𝐸/𝑇𝐴)𝑖𝑡
𝑍 − 𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒𝑖𝑡 = (2.2)
𝜎𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡

Trong đó:
- ROA là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản.
- E/TA (Equity/Total Asset) là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, đo lường mức sử
dụng đòn bẩy tài chính của ngân hàng.
- 𝜎ROA là độ lệch chuẩn của ROA, thể hiện sự biến động thu nhập, phản ánh chiến lược
chấp nhận rủi ro của các ngân hàng
- i, t: ngân hàng thứ i và năm t.
Z-Score càng cao hàm ý xác suất bị mất khả năng thanh toán càng thấp, tính ổn định của
ngân hàng càng cao. Mức vốn của ngân hàng được đánh giá qua hệ số E/TA, là vốn chủ sở
hữu trên tổng tài sản đo lường mức sử dụng đòn bẩy tài chính.
Các phiên bản khác nhau của Z-Score cũng đã xuất hiện khá nhiều, thậm chí còn xa rời
khỏi khái niệm ban đầu. Một số nghiên cứu ước tính giá trị độ lệch chuẩn của ROA chỉ căn
cứ trên một phần của mẫu thời gian và tiếp tục nguyên tắc này trên phần còn lại của mẫu để
làm cho chỉ số Z-Score trở nên nhạy hơn và do đó biến động nhiều hơn (Ahamed & Mallick
19

2015; Anginer & ctg., 2014). Các tác giả cho rằng bằng cách này, họ có thể nắm bắt tốt hơn
những thay đổi tức thời phù hợp với từng bối cảnh của ngân hàng. Thậm chí, để chỉ số Z-
Score nhạy hơn, nhiều tác giả ước tính thước đo rủi ro hàng năm thông qua độ lệch chuẩn
trung bình hàng quý (Anolli & ctg., 2014). Tuy nhiên, ý nghĩa của chỉ số Z-score hoàn toàn
biến mất khi một số tác giả sử dụng ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) thay vì sử dụng
ROA. Do đó, để đảm bảo được tiêu chí tăng số lượng quan sát nhiều nhất có thể, chỉ số Z-
Score được tính toán với độ lệch chuẩn của ROA nên được ưu tiên áp dụng (Djatche, 2019;
Niu, 2012).
Sự phổ biến của Z-Score xuất phát từ những ưu điểm của nó. Ưu điểm đầu tiên của Z-
Score là nó cho phép so sánh nguy cơ vỡ nợ trong nhiều nhóm tổ chức tài chính ngân hàng có
quyền sở hữu hoặc mục tiêu hoạt động khác nhau. Ưu điểm thứ hai của chỉ số này là dữ liệu
dễ thu thập, dễ tính toán, lại phản ánh khá chính xác mức độ ổn định của ngân hàng
(Chiaramonte & ctg., 2016). Do đó, chỉ số này được sử dụng khá phổ biến trong nhiều nghiên
cứu thực nghiệm về ổn định ngân hàng (Bai & Elyasiani, 2013; Diaconu & Oanea, 2014;
Hosono, 2005; Laeven & Levine, 2009; Lepetit & ctg., 2008; Mercieca & ctg., 2007; Roy,
1952). Tuy nhiên, nó cũng có một số hạn chế khi sử dụng để đo lường sự ổn định tài chính là
Z-Score được dựa hoàn toàn vào dữ liệu kế toán. Vì vậy, nếu các tổ chức tài chính cố tình
thay đổi các dữ liệu trên báo cáo, Z-Score có thể cung cấp một đánh giá không chính xác về
sự ổn định của các tổ chức.
- Chỉ số khác
Ngoài chỉ số Z-score, một số nghiên cứu sử dụng các chỉ số khác như 𝑅𝐴𝑅𝑅𝑂𝐴 , 𝑅𝐴𝑅𝑅𝑂𝐸
(Amidu & Wolfe, 2013), nợ xấu (đây được xem là thước đo truyền thống cho rủi ro tín dụng
ngân hàng) (Fernández & ctg., 2016; Guy & Lowe, 2011; Kasman & Kasman, 2015; Martinez
Peria & Schmukler, 2001); độ lệch chuẩn của ROA để đo lường rủi ro từ các ngân hàng
(Ahamed & Mallick, 2019; Fang & Lelyveld, 2014), hay chỉ số tháo chạy khỏi ngân hàng của
(Neaime & Gaysset, 2018; Ngalawa & ctg., 2016).
Tóm lại, mặc dù có nhiều phương pháp đo lường mức độ ổn định ngân hàng khác nhau,
nhưng trong nghiên cứu này, luận án quyết định sử dụng Z-Score làm đại diện cho sự ổn định
của các ngân trong hệ thống ngân hàng bởi những ưu điểm vượt trội của nó so với các chỉ số
khác. Chỉ số Z-Score không chỉ phản ánh rủi ro mất khả năng thanh toán (Bai & Elyasiani,
2013; Roy, 1952) mà còn có thể phản ánh được rủi ro tổng thể của một ngân hàng bất kỳ
(Ashraf & ctg., 2010).
20

Tuy nhiên, việc sử dụng điểm số Z-Score để so sánh có thể dẫn đến kết quả sai lệch vì các
ngân hàng có thể che giấu mức độ rủi ro tương đối trên thị trường của họ (Wu & ctg., 2020).
Do đó, ngoài chỉ số Z-Score, luận án sử dụng thêm chỉ số Z-Score hiệu chỉnh. Ngoài ra, để
kiểm tra độ bền vững của kết quả nghiên cứu, luận án còn sử dụng thêm chỉ số đo lường mức
ổn định thứ 3 là chỉ số NPL (nợ xấu) theo đề xuất của các nghiên cứu (Al-Shboul & ctg.,
2020; Louhichi & ctg., 2020; Smaoui & ctg., 2020).
2.1.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến ổn định hệ thống ngân hàng
Trong rất nhiều nghiên cứu, các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng thường được
phân tích dựa trên khung phân tích Camels và bộ chỉ số lành mạnh tài chính (Financial
Soundness Indicators: FSIs) theo chuẩn IMF. Khung phân tích Camels được áp dụng từ năm
1970, đây là hệ thống xếp hạng, giám sát tình hình ngân hàng của Mỹ, bao gồm sáu yếu tố:
mức độ an toàn vốn (capital adequacy), chất lượng tài sản có (asset quality), quản lý
(management), khả năng sinh lợi (earnings), thanh khoản (liquidity) và mức độ nhạy cảm với
rủi ro thị trường (sensitivity to market risk).
Bộ chỉ số lành mạnh tài chính FSIs là các thước đo tổng hợp về sức khỏe tài chính hiện tại
và sự lành mạnh của các tổ chức tài chính trong một quốc gia và của các đối tác doanh nghiệp
và hộ gia đình của quốc gia đó. Bộ chỉ số này bao gồm 40 chỉ số tài chính, được chia thành 6
nhóm chỉ số khác nhau bao gồm: 25 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của các tổ chức nhận
tiền gửi, 5 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của tổ chức phi tài chính, 2 chỉ số phản ánh tình
hình tài chính của hộ gia đình, 2 chỉ số phản ánh tính thanh khoản của thị trường, 4 chỉ số
phản ánh tình hình của thị trường bất động sản, và 2 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của
tổ chức tài chính khác. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy các nhà kinh tế học luôn vận
dụng linh hoạt các chỉ tiêu trong hai bộ chỉ tiêu trên nhằm thực hiện mục đích nghiên cứu của
mình. Trong nội dung này, luận án trình bày một số nhân tố chủ yếu, thường xuất hiện nhiều
trong các nghiên cứu, cụ thể:
2.1.3.1. Các nhân tố bên trong
- Quy mô ngân hàng
Năng lực tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của các NHTM, là tiền
đề để phát triển thị trường, là cơ sở để các ngân hàng quyết định có nâng cao chất lượng và
phát triển dịch vụ hay không.
Trong phần lớn các nghiên cứu, năng lực tài chính của một NHTM được đánh giá thông
qua quy mô tổng tài sản của ngân hàng. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có minh chứng rõ ràng
21

nào về việc ngân hàng có quy mô tài sản lớn sẽ làm tăng hay giảm mức độ ổn định ngân hàng.
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy có mối tương quan hai chiều của hai yếu tố này. Mối
tương quan thuận chỉ ra rằng các ngân hàng có quy mô về tổng tài sản lớn sẽ có lợi thế về thị
phần, khả năng chi phối thị trường và tạo ra doanh thu cao hơn, và vì thế mức độ ổn định của
các ngân hàng này cũng cao hơn (Čihák & ctg., 2016). Các ngân hàng lớn có thể ít rủi ro hơn
do khả năng đa dạng hóa rủi ro của họ trên các dòng sản phẩm lớn hơn hoặc có thể rủi ro hơn
do tâm lý “quá lớn để thất bại” (Brown & Dinç, 2011; Demirgruc-Kunt & Huizinga, 2013).
Hơn nữa, các NHTM lớn thường có số lượng chi nhánh ngân hàng nhiều, giành được nhiều
niềm tin từ khách hàng so với ngân hàng có quy mô nhỏ, do đó hoạt động kinh doanh của
ngân hàng lớn thường an toàn và ổn định hơn.
Trong khi đó, các nghiên cứu khác lại đưa ra kết quả rằng các ngân hàng lớn thường mạo
hiểm vào nhiều lĩnh vực, bao gồm các lĩnh vực có rủi ro cao, đe dọa đến ổn định ngân hàng.
Bên cạnh đó ngân hàng có tổng tài sản lớn có thể do sự góp vốn đầu tư của nhiều đối tượng
sở hữu, trong đó có sự tham gia của các tổ chức tài chính nước ngoài, điều này cũng có thể là
yếu tố làm suy giảm mức độ ổn định của ngân hàng nội địa (Athanasoglou & ctg., 2006).
- Quy mô vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu được xem là thước đo thứ hai phản ánh năng lực tài chính của các ngân
hàng. Ngoài chức năng là cơ sở hình thành, nguồn vốn chủ sở hữu còn là một mắt xích quan
trọng trong suốt quá trình duy trì và mở rộng hoạt động của các ngân hàng. Đặc biệt, vốn chủ
sở hữu được coi là tấm đệm chống đỡ những rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh.
Vốn chủ sở hữu lớn sẽ tạo được uy tín lớn cho ngân hàng trên thị trường, tạo điều kiện mở
rộng quy mô, đảm bảo ổn định và phát triển. Ngược lại, nếu tỷ lệ này không đảm bảo, các
NHTM sẽ không đủ khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh, thậm chí còn đứng trước nguy
cơ phá sản. Nghiên cứu của Altunbas & ctg. (2007) và Goddard & ctg. (2011) đã chỉ ra khi tỷ
lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản thấp chứng tỏ ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính cao,
điều này chứa đựng rất nhiều rủi ro và có thể làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm khi chi
phí vốn vay cao, từ đó ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng. Ngược lại, nghiên cứu của Dietrich
& Wanzenried (2011) và Lee & Hsieh (2013) chỉ ra tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cao
sẽ cung cấp bộ đệm vững chắc cho ngân hàng, gia tăng sự thận trọng trong cho vay và ít có
nhu cầu tài trợ bên ngoài, điều này giúp ngân hàng duy trì mức ổn định trong hoạt động.
22

- Đa dạng hóa thu nhập


Đa dạng hóa được xem xét trên nhiều góc độ như: (i), Đa dạng hóa các sản phẩm hiện có
– là việc ngân hàng mở rộng phát triển thêm các sản phẩm mới, tạo thêm nhiều tiện ích đối
với các sản phẩm dịch vụ hiện tại, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đáp ứng kịp
thời nhu cầu, thị hiếu của khách hàng (Galbraith, 2004); (ii), Đa dạng hóa về mặt địa lý – cho
phép thành lập các chi nhánh của mình ở các khu vực mới, bao gồm thành lập mới hoặc mua
bán, sáp nhập với các ngân hàng khác (Carlson & Mitchener, 2005; Fang & Lelyveld, 2014;
Mercieca & ctg., 2007); (iii), Đa dạng hóa về thu nhập – các ngân hàng ngoài việc mở rộng
phạm vi địa lý hoạt động còn cung cấp thêm nhiều sản phẩm và dịch vụ cho từng thị trường,
khu vực, đáp ứng ngày càng nhiều hơn nhu cầu gửi tiền, cho vay và các dịch vụ khác cho
khách hàng, từ đó gia tăng doanh thu, đảm bảo cho ngân hàng tồn tại, phát triển ổn định và
bền vững (Brighi & Venturelli, 2016; Cai & ctg., 2016; Fang & Lelyveld, 2014; Türkmen &
Yiğit, 2012). Trong đó, đa dạng hóa thu nhập được xem là chỉ tiêu tốt nhất phản ánh kết quả
của các chiến lược đa dạng hóa. Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng
vẫn chưa được thống nhất. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các ngân hàng theo đuổi chiến
lược đa dạng hóa thu nhập sẽ làm giảm rủi ro ngân hàng và tăng lợi nhuận của ngân hàng
(Chiorazzo & ctg., 2008). Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng, khi ngân hàng mở rộng
hoạt động thu nhập ngoài lãi, chi phí cố định tăng dẫn đến tăng đòn bẩy hoạt động của ngân
hàng và tăng rủi ro, ảnh hưởng đến sự ổn định của các ngân hàng (Ashraf & ctg., 2010; Baele
& ctg., 2007; Demirguc-Kunt & Huizinga, 2010; Lepetit & ctg., 2008).
- Cạnh tranh
Có hai quan điểm đối lập trong các nghiên cứu trước về tác động của cạnh tranh đến ổn
định ngân hàng. Quan điểm cạnh tranh – bất ổn theo mô hình của Keeley (1990) và Marcus
(1984) cho rằng, cạnh tranh làm suy yếu ổn định hệ thống ngân hàng. Mối quan hệ này được
thể hiện thông qua kênh truyền dẫn về giá trị thương hiệu. Mức độ cạnh tranh tăng lên sẽ làm
quyền lực ảnh hưởng thị trường của ngân hàng giảm đi (Berger & ctg., 2017), qua đó làm
giảm giá trị thương hiệu của ngân hàng. Giá trị thương hiệu của ngân hàng thấp thì chi phí
phá sản của ngân hàng càng thấp. Do đó, các ngân hàng có động cơ chấp nhận rủi ro cao hơn,
làm tăng nguy cơ phá sản. Ngoài ra, Allen & Gale (2004) phát hiện ra rằng, cạnh tranh với sự
tham gia của nhiều ngân hàng là điều kiện lý tưởng cho sự lan truyền các cú sốc tài chính.
Bên cạnh những ảnh hưởng trực tiếp, cạnh tranh trong ngân hàng và cấu trúc thị trường còn
có thể gián tiếp gia tăng hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng. Cạnh tranh ngân hàng
23

có thể tạo ra bất ổn và hệ quả là sự tháo chạy của người gửi tiền/nhà đầu tư. Nó có thể mang
lại lợi ích cho khách hàng, tuy nhiên lại khiến các ngân hàng đối mặt với nguy cơ rủi ro.
Tuy nhiên, theo quan điểm cạnh tranh- ổn định, cạnh tranh không phải là yếu tố gây tổn
thương cho hệ thống ngân hàng. Xét về một mặt nào đó, nếu ngân hàng gặp phải những vấn
đề liên quan đến rủi ro đạo đức, đối mặt với rủi ro thanh khoản thì việc ngân hàng đó đứng
trước nguy cơ phá sản trong môi trường cạnh tranh là điều cần thiết để ngân hàng điều chỉnh
và lựa chọn cách thức hoạt động phù hợp hơn. Do đó cạnh tranh là cần thiết để tăng cường ổn
định tài chính do khắc phục được những hạn chế của thị trường độc quyền (Caminal &
Matutes, 2002). Ngoài ra, khi hệ thống ngân hàng có mức độ tập trung thấp, sẽ hạn chế nguy
cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính (Boyd & Runkle, 1993).
Mặt khác, khi xảy ra bất cân xứng thông tin, cạnh tranh càng cao làm giảm khả năng tiếp
cận vốn cho doanh nghiệp, làm các ngân hàng mất động lực xây dựng mối quan hệ tín dụng
(Petersen & Rajan, 1994) và thu thập thông tin (Hauswald & Marquez, 2006). Ngược lại, khi
cạnh tranh thấp, các ngân hàng có vị thế cao có xu hướng đầu tư tìm hiểu, tạo lập quan hệ cho
vay thân thiết với các doanh nghiệp vì khi đó các ngân hàng dễ khai thác các lợi ích từ việc
hỗ trợ các doanh nghiệp. Môi trường cạnh tranh cũng làm cho các ngân hàng nhận được ít
thông tin hơn về các khách hàng vay vốn, vì thế sẽ gặp khó khăn khi kiểm tra hồ sơ tín dụng
của khách hàng. Kết quả là gia tăng rủi ro tín dụng hơn cho ngân hàng và tiềm ẩn rủi ro bất
ổn cao (Allen & Gale, 2004; Boot & Thakor, 1993). Ngược lại trong môi trường ít cạnh tranh,
ngân hàng cung cấp tín dụng dễ dàng hơn cho các khoản vay lớn, điều này làm giảm việc gia
tăng xác suất ngân hàng bị sụp đổ (Caminal & Matutes, 2002). Nguyên nhân có thể lý giải
rằng hệ thống ngân hàng độc quyền cao hơn cho phép các ngân hàng áp dụng lãi suất vay cao,
đồng nghĩa khuyến khích người dân chấp nhận rủi ro lớn hơn, làm cho nợ xấu có thể gia tăng.
Tuy nhiên, lãi vay cao cũng mang lại thu nhập từ lãi cao cho các ngân hàng (Martinez-Miera
& Repullo, 2010). Chính mối tương quan bù trừ này có thể tạo ra mối quan hệ phi tuyến giữa
cạnh tranh và ổn định ngân hàng.
Ngoài ra, một số yếu tố khác như tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA), chất lượng
quản lý, giám sát cũng có ảnh hưởng nhất định đến ổn định ngân hàng. Theo đó, khi lợi nhuận
ròng trên tài sản càng tăng, lợi nhuận nhiều, khả năng quản trị tốt thì rủi ro tín dụng của các
ngân hàng này càng thấp thì mức ổn định của nó càng cao (Messai & Jouini, 2013). Tuy nhiên,
với ROA cao, càng có nhiều động lực để ngân hàng đa dạng hóa danh mục để gia tăng lợi
nhuận. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến mức ổn định của ngân hàng bởi vì nó làm cho rủi ro
24

tín dụng của ngân hàng tăng lên trong tương lai (Moussa, 2015). Ngoài ra, Berger & DeYoung
(1997) cho rằng các ngân hàng có chất lượng quản lý tốt (được xác định bằng tỷ lệ chi phí
hoạt động trên tổng thu nhập), sẽ giảm thiểu các khoản nợ xấu, từ đó có thể cải thiện sự ổn
định cho ngân hàng. Cùng với chất lượng quản lý thì yếu tố giám sát cũng được xem xét trong
nghiên cứu của (Carretta & ctg., 2015), hay sự tham gia vốn đầu tư của nước ngoài sẽ làm gia
tăng rủi ro tín dụng, ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của ngân hàng (Ayaydin & Karakaya,
2014).
2.1.3.2. Các nhân tố bên ngoài
Mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô và ổn định ngân hàng được xem xét liên quan đến chu
kỳ kinh tế và sự ổn định của hệ thống tài chính (Messai & Jouini, 2013). Hệ thống ngân hàng,
trước hết là một thành phần trong nền kinh tế, vậy nên nó cũng chịu những ảnh hưởng nhất
định từ môi trường vĩ mô, điển hình là các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp,
lạm phát, lãi suất… (Messai & Jouini, 2013). Khi các yếu tố vĩ mô đi theo chiều hướng thuận
lợi, tức điều kiện môi trường vĩ mô tốt thì nó cũng sẽ tạo ra những ảnh hưởng và tác động làm
tăng mức độ ổn định tài chính của ngân hàng và ngược lại, nó sẽ cản trở và tạo ra những rủi
ro nhất định cho ngân hàng, cụ thể:
- Lạm phát
Lạm phát là một trong các yếu tố vĩ mô có tác động đến mức độ ổn định tài chính ngân
hàng. Trong điều kiện lạm phát tăng cao dẫn đến mức giá chung bị thay đổi, điều này sẽ tác
động trực tiếp đến hoạt động huy động vốn và cho vay của NHTM. Kết quả khiến cho doanh
thu, chi phí và lợi nhuận của ngân hàng bị biến động, ảnh hưởng đến mức độ ổn định của ngân
hàng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra các quan điểm khác nhau về tác động của lạm phát lên sự ổn
định. Nghiên cứu của Ayaydin & Karakaya (2014) phát hiện mối tương quan ngược chiều
giữa lạm phát và rủi ro tín dụng. Theo đó, khi lạm phát tăng cao, Chính phủ sẽ sử dụng chính
sách tiền tệ thắt chặt, dẫn đến khả năng cho vay của ngân hàng giảm, từ đó sẽ giảm rủi ro tín
dụng, đồng nghĩa làm gia tăng mức độ ổn định của ngân hàng. Tuy nhiên, Perry (1992) cho
rằng nếu tỷ lệ lạm phát được dự đoán đầy đủ và chính xác thì lạm phát tạo cơ hội cho các
ngân hàng điều chỉnh lãi suất phù hợp (Ash Demirgüç-Kunt & Huizinga, 1999) với hoạt động
kinh doanh, góp phần giữ vững ổn định. Ngoài ra, Jokipii & ctg. (2013) quan sát thấy không
có mối liên hệ rõ ràng giữa sự ổn định của khu vực ngân hàng và lạm phát ở 18 quốc gia
OECD trong giai đoạn 1980-2008.
25

- Tăng trưởng kinh tế


Tăng trưởng kinh tế phản ánh khả năng cũng như thu nhập của người đi vay tăng lên, đủ
trang trải các khoản nợ, rủi ro tín dụng của ngân hàng sẽ giảm từ đó ngân hàng sẽ ổn định hơn
(Dash & Kabra, 2010; Flamini & ctg., 2009; Khemraj & Pasha, 2009; Kosmidou, 2008; Salas
& Saurina, 2002). Nhưng cũng có một số nghiên cứu lại cho thấy khi GDP tăng, các ngân
hàng cạnh tranh nhau để gia tăng thị phần, điều này dẫn dến đến rủi ro cho ngân hàng xuất
phát từ việc dễ dàng cung cấp các khoản tín dụng với điều kiện được nới lỏng và không được
giám sát chặt chẽ. Chính lý do này làm cho rủi ro ngân hàng tăng lên, ảnh hưởng đến mức ổn
định của ngân hàng. Ngược lại, khi nền kinh tế đi xuống, GDP giảm, sẽ ảnh hưởng tiêu cực
đến rủi ro tín dụng từ đó làm giảm mức ổn định của ngân hàng (Demirguc-Kunt & ctg., 2003;
Liu & Wilson, 2010; Sufian, 2009).
Ngoài yếu tố lạm phát, một số yếu tố vĩ mô khác cũng ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng
như tỷ lệ thất nghiệp, văn hóa, xã hội. Đặc biệt còn có một số nhân tố mới như tài chính toàn
diện, chất lượng thể chế (sẽ được đánh giá trong nội dung của luận án)
2.1.4. Lý thuyết về ổn định ngân hàng
Xuất phát từ quá trình hình thành, diễn biến và phát triển các lý thuyết về bất ổn tài chính
và ổn định tài chính, lý thuyết ổn định ngân hàng được xem xét trên khía cạnh ổn định tài
chính trong hoạt động ngân hàng với nỗ lực đưa ngân hàng thoát khỏi tình trạng bất ổn tài
chính.
Hầu hết các nghiên cứu về ổn định tài chính ngân hàng được tìm thấy đều đánh giá “bất
ổn tài chính” như là một cách tiếp cận để đánh giá “ổn định tài chính”. Từ đó, nghiên cứu tập
trung vào bất ổn tài chính là trạng thái ngược với ổn định. Các lý thuyết về bất ổn tài chính
được nghiên cứu và phát triển như: Lý thuyết bất ổn tài chính của trường phái Trọng tiền, Lý
thuyết bất ổn tài chính của trường phái Hậu Keynes, Lý thuyết về bất ổn tài chính của Minsky,
Lý thuyết về bất ổn tài chính của Koo…
Theo Keynes (1936), những biến động tức thời trong ngắn hạn biểu hiện bằng các hiện
tượng như lạm phát, thất nghiệp hay tăng trưởng kinh tế là nguyên nhân gây ra những biến
động trong HTTC. Do đó, trong thời gian ngắn để can thiệp vào nền kinh tế, chính phủ các
nước cần phối hợp hài hòa giữa hai công cụ tài khóa và tiền tệ. Ủng hộ tư tưởng của Keynes,
phát triển theo quan điểm Minsky, giai đoạn 2 là thời điểm dễ xảy ra rủi ro vì các nhà đầu tư
gia tăng đòn bẩy nợ thông qua hoạt động vay vốn từ các trung gian tài chính. Khi đòn bẩy nợ
vượt quá khả năng chịu đựng rủi ro sẽ dẫn đến bong bóng tài chính bị vỡ kéo theo khủng
26

hoảng nợ vay. Các nhà đầu tư mất đi khả năng trả nợ làm tổn hại đến nguồn vốn của nền kinh
tế. Do đó, vai trò của trung gian tài chính ở giai đoạn này vô cùng quan trọng. Các NHTM bắt
đầu điều tiết lượng vốn cho vay, dựa trên nhận định và phân tích cung cầu tiền tệ trong nền
kinh tế. Chính phủ cũng cần cấp tín dụng của quy định hạn mức cấp tín dụng của các NHTM
bằng các công cụ tiền tệ thích hợp nhằm giảm sức ép lên bong bóng tài chính trong tương lai,
có như vậy mới duy trì được khả năng sinh lời cho các nhà đầu tư, vừa đảm bảo ổn định cho
HTTC.
Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh và đa dạng của mình, các định chế tài chính, đặc
biệt là ngân hàng, luôn được xem là kênh cung cấp nguồn vốn dồi dào cho các nhà đầu tư
trong nền kinh tế. Trong giai đoạn 2 của “Khoảnh khắc Minsky”, khi muốn gia tăng đòn bẩy
nợ, các nhà đầu tư có xu hướng gia tăng các món vay ngân hàng nhiều hơn để tài trợ vốn cho
các cơ hội đầu tư. Tuy nhiên, khi nền kinh tế bất ổn, lãi suất kỳ vọng của các cơ hội đầu tư
không còn, các nhà đầu tư có xu hướng bán hàng loạt tài sản để trả nợ. Lúc này, giá cả các tài
sản tài chính cũng giảm sút do mức định giá của NHTM cũng giảm trước biến động của nền
kinh tế. Sự suy giảm đột ngột giá trị tài sản tài chính ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính ổn
định và khả năng trả nợ của nhà đầu tư. Khi khủng hoảng tài chính xảy ra (giai đoạn 3 “Khoảnh
khắc Minsky”) kéo theo sự bất ổn trong hệ thống ngân hàng do khách hàng bị suy giảm khả
năng trả nợ. Lúc này bong bóng tài chính vỡ kéo theo tình trạng khó khăn cho các NHTM,
thậm chí ngân hàng có nguy cơ phá sản vì không thu hồi các khoản nợ cho vay đầu tư quá rủi
ro. Bất ổn ngân hàng lan rộng và có thể làm trầm trọng hơn bất ổn của nền kinh tế.
Các nhà kinh tế học hiện đại đã cung cấp nhiều bằng chứng thực nghiệm về bất ổn ngân
hàng. Ở đó, ngân hàng được xem là một bộ phận của thị trường tài chính, do đó luôn phải
chịu ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc nhất từ các biến động của hệ thống tài chính quốc gia nói
riêng và nền kinh tế nói chung, bởi theo Davis (2003) có ba loại bất ổn tài chính: sự thất bại
của thị trường, giá cả thị trường bất ổn và sự sụp đổ kéo theo thanh khoản thị trường. Do đó,
ổn định ngân hàng đóng vai trò chủ chốt trong vấn đề ổn định tài chính. Khi hoạt động ngân
hàng được khôi phục, kéo theo sự phục hồi của hệ thống tài chính, lúc đó dòng vốn của nền
kinh tế sẽ được khơi thông, hoạt động kinh doanh cũng sẽ dần đi vào ổn định.
2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN
2.2.1. Khái niệm tài chính toàn diện
Các định nghĩa hiện có về tài chính toàn diện không phải lúc nào cũng rõ ràng, thống nhất,
mặc dù đều được xây dựng trên cùng nền lý thuyết. Thực tế hiện nay vẫn chưa có một định
27

nghĩa thống nhất về tài chính toàn diện. Tài chính toàn diện được nhìn nhận khác nhau dưới
các bối cảnh khác nhau. Tài chính toàn diện có thể được xem như một quá trình cho phép mọi
người dân tiếp cận các sản phẩm DVTC như tín dụng, thanh toán, hoặc tiết kiệm… Ở một
khía cạnh khác, tài chính toàn diện còn được xem là một quá trình phát triển cơ sở hạ tầng
kinh tế, xã hội, đáp ứng nhu cầu tài chính của mọi đối tượng khách hàng. Từ đó, khi thực hiện
tài chính toàn diện có thể trực tiếp xóa bỏ tình trạng loại trừ xã hội đang tồn tại trong nền kinh
tế (Rangarajan, 2008).
Khái niệm về tài chính toàn diện có từ những năm 1990. Ban đầu, tài chính toàn diện được
nhìn nhận từ góc độ của loại trừ tài chính. Theo đó, loại trừ tài chính là việc một bộ phận
người yếu thế như người nghèo bị hạn chế tiếp cận các kênh tín dụng chính thức, do khoảng
cách về địa lý hoặc khác nhau về chủng tộc, mặc dù họ đã có tài sản thế chấp và có các dòng
thu nhập thường xuyên. Từ đó, các TCTC tập trung phát triển các sản phẩm tín dụng phù hợp
cho người nghèo, dựa trên nền của thị trường tín dụng dài hạn và các ngân hàng hoạt động
cho phân khúc người nghèo, hoạt động vì mục tiêu phát triển cộng đồng. Nhờ vậy, người
nghèo mới có thể tham gia vào các hoạt động trong thị trường tài chính để cải thiện thu nhập
(Dymski & Veitch, 1996; Leyshon & Thrift, 1995; Pollard, 1996). Theo thời gian, phạm vi
của tài chính toàn diện càng được mở rộng, không chỉ giới hạn ở mức độ bao phủ của các dịch
vụ, sản phẩm tín dụng đến người nghèo mà còn xét đến các DVTC khác tương ứng với nhiều
đơn vị cung cấp DVTC, cụ thể:
Kim (2016) định nghĩa tài chính toàn diện là việc tất cả những người trưởng thành đều
được tiếp cận các DVTC, gồm mở tài khoản giao dịch, tiết kiệm, vay vốn ở mức phí hợp lý,
tham gia bảo hiểm nhân thọ và các sản phẩm bảo hiểm khác do các tổ chức tài chính chính
thức cung cấp. Akileng & ctg. (2018) cùng quan điểm với Kim (2016), tuy nhiên, nhóm tác
giả mở rộng thêm các sản phẩm, DVTC, và đơn vị cung cấp trong đó không chỉ xét đến các
sản phẩm và dịch vụ do ngân hàng cung cấp mà còn xem xét cả các DVTC khác như bảo
hiểm, hưu trí, chuyển tiền do các định chế tài chính phi ngân hàng cung cấp.
Theo Rangarajan (2008), tài chính toàn diện được định nghĩa là quá trình đảm bảo khả
năng tiếp cận kịp thời, đầy đủ các DVTC với chi phí hợp lý, với khả năng chi trả đáp ứng nhu
cầu của các nhóm dân số dễ bị tổn thương như nhóm thu nhập thấp. Aduda & Kalunda (2012)
định nghĩa tài chính toàn diện là quá trình cung cấp một loạt các DVTC, với giá cả hợp lý,
đúng địa điểm, với hình thức và thời gian phù hợp và không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào
đối với tất cả các thành viên trong xã hội". Atkinson & Messy (2013) định nghĩa tài chính
28

toàn diện là quá trình thúc đẩy khả năng tiếp cận và sử dụng hợp lý, kịp thời và đầy đủ đối
với một loạt các sản phẩm và DVTC cho tất cả các phân khúc khách hàng trong xã hội. Quá
trình này được thực hiện phải kết hợp với các giải pháp đổi mới đi kèm như giáo dục tài chính
nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tài chính. Từ đó, có thể loại bỏ các rào cản và
khắc phục tình trạng thiếu điều kiện tiếp cận, để đảm bảo việc tiếp cận tài chính của những
người nghèo, người thiệt thòi, một cách công bằng, an toàn với chi phí thấp (Chakravarty &
Pal, 2013). Arun & Kamath (2015) định nghĩa tài chính toàn diện là trạng thái trong đó tất cả
mọi người đều có quyền tiếp cận và sử dụng mọi DVTC chất lượng, được cung cấp với giá
cả hợp lý, một cách thuận tiện và được tôn trọng. Mialou & ctg. (2014) định nghĩa tài chính
toàn diện ở một phạm vi bao quát hơn, là một trạng thái kinh tế trong đó các cá nhân và doanh
nghiệp không bị từ chối khi tiếp cận các DVTC cơ bản. Naceur & ctg. (2017) định nghĩa tài
chính toàn diện là trạng thái trong đó phần lớn dân số được tiếp cận rộng rãi với danh mục
các sản phẩm và DVTC có chất lượng.

Mặt khác, một số tổ chức quốc tế đưa ra khái niệm về tài chính toàn diện như: Ngân hàng
Thế giới (World Bank – WB) cho rằng tài chính toàn diện có nghĩa là các cá nhân và doanh
nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và DVTC - các giao dịch, thanh toán, tiết
kiệm, tín dụng và bảo hiểm - đáp ứng nhu cầu của họ với mức chi phí hợp lý, được cung cấp
một cách có trách nhiệm và bền vững; Liên minh Tài chính toàn diện (Alliance for Financial
Inclusion - AFI) định nghĩa về tài chính toàn diện rộng hơn và đa chiều hơn, nhấn mạnh đến
cả khía cạnh chất lượng sử dụng dịch vụ. Theo đó, tài chính toàn diện là việc cung cấp cho
người sử dụng các DVTC sẵn có với mức chi phí hợp lý; làm cho khách hàng sử dụng các
DVTC một cách thường xuyên; đưa ra những DVTC được thiết kế phù hợp với nhu cầu của
người sử dụng. Thuật ngữ tài chính toàn diện do Ủy ban Basel định nghĩa tài chính toàn diện
là một tình trạng/hiện trạng mà trong đó tất cả người trưởng thành trong độ tuổi lao động, bao
gồm cả những người hiện đang bị loại trừ bởi hệ thống tài chính, có khả năng tiếp cận các
DVTC một cách có hiệu quả.
Dựa trên định nghĩa về tài chính toàn diện của các tổ chức quốc tế, khi triển khai tài chính
toàn diện mỗi quốc gia đều xây dựng một khái niệm riêng cho mình phù hợp với điều kiện,
quá trình phát triển tài chính toàn diện của quốc gia đó. Chẳng hạn, đối với Chính phủ Việt
Nam, tài chính toàn diện được định nghĩa là việc mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp
cận và sử dụng các sản phẩm, DVTC một cách thuận tiện, phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp
lý. Các doanh nghiệp được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững, trong đó chú trọng
29

đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh
nghiệp siêu nhỏ (Quyết định 149/QĐ-TTg Chiến lược tài chính toàn diện 2030, 2020).
Tóm lại, tài chính toàn diện được hiểu là tất cả các sáng kiến, biện pháp để cung cấp các
DVTC chính thức một cách thuận tiện, với chi phí hợp lý và phù hợp với nhu cầu của tất cả
người dân.

Thực hiện tài chính toàn diện mang lại những lợi ích đáng kể cho bản thân các doanh
nghiệp, cho mọi người trong xã hội, cho xã hội và nền kinh tế. Đầu tiên tài chính toàn diện
giúp các cá nhân và doanh nghiệp tìm được nguồn lực để đáp ứng những nhu cầu như vay
vốn cho các cơ hội kinh doanh, đầu tư cho con cái học hành, hoặc dành tiền tiết kiệm khi về
hưu... Vay vốn ngân hàng còn giúp người nông dân, người nghèo bảo vệ mình trước những
cú sốc hay rủi ro trong cuộc sống như ốm đau, bệnh tật, mất mùa, thiên tai. Người nghèo sẽ
tránh được vòng luẩn quẩn khi phải đi vay ở khu vực không chính thức với lãi suất cao, khiến
cho gánh nặng trả nợ càng cao để rồi nghèo sẽ càng nghèo hơn. Thứ hai, đối với các tổ chức
tài chính, tài chính toàn diện đồng nghĩa với việc mở rộng đối tượng phục vụ tới tất cả nhóm
người trong xã hội, tạo cơ hội cho họ phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ, mở rộng cơ sở
khách hàng và theo đó là lợi nhuận tăng lên. Cuối cùng, tài chính toàn diện còn giúp Chính
phủ giảm bớt chi phí cho các chương trình trợ cấp an sinh xã hội, quản lý xã hội tốt hơn nhờ
làm tăng sự minh bạch, phòng chống tham nhũng tốt hơn. Một xã hội với cơ hội tiếp cận
DVTC mở rộng cho tất cả mọi người sẽ tăng cường sự tham gia của họ vào cuộc sống cộng
đồng nói chung, cải thiện công bằng và bình đẳng, năng lực của toàn xã hội theo đó cũng
được nâng lên.
2.2.2. Đo lường tài chính toàn diện
Từ khái niệm về tài chính toàn diện, mỗi tác giả đưa các chỉ số khác nhau để đo lường tài
chính toàn diện của một quốc gia, trong đó, có hai phương pháp chính được áp dụng: các chỉ
số đơn lẻ và chỉ số tổng hợp về tài chính toàn diện, cụ thể:
- Phương pháp chỉ số đơn lẻ
Đầu tiên là các chỉ số đo lường tài chính toàn diện nằm trong cơ sở dữ liệu Global Findex
do World Bank thực hiện. Đây là cơ sở dữ liệu toàn cầu lớn nhất về tài chính toàn diện, cung
cấp dữ liệu về cách thức các cá nhân tiết kiệm, vay mượn, thanh toán và bảo hiểm. Dữ liệu
được thu thập bằng cách khảo sát 150.000 người trưởng thành tại 148 quốc gia khác nhau trên
thế giới, bao gồm các chỉ số về tiếp cận và sử dụng các DVTC chính thức và không chính
30

thức. Bộ dữ liệu bắt đầu được công bố vào năm 2011, và được cập nhật 3 năm một lần. Dữ
liệu cho thấy các cơ hội để mở rộng khả năng tiếp cận các DVTC cho những người không có
tài khoản (underbanked) cũng như thúc đẩy việc sử dụng nhiều hơn các DVTC kỹ thuật số ở
những người có tài khoản. Cơ sở dữ liệu Findex toàn cầu đã trở thành trụ cột trong các nỗ lực
toàn cầu nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện.
Ngoài ra, vào năm 2004, Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) cũng xây dựng bộ dữ liệu về tiếp cận
tài chính (Financial Access Survey – FAS). Đây là bộ dữ liệu từ phía cung, gồm 189 quốc gia
trong thời gian hơn 10 năm (kể từ năm 2004), chứa 121 chuỗi thời gian về tiếp cận tài chính
và sử dụng các DVTC. Năm 2014, FAS bổ sung thêm dữ liệu về tiền di động (Mobile Money)
và năm 2017 FAS phân tách dữ liệu theo giới tính. Bộ dữ liệu của FAS được công khai và
cập nhật hàng năm, khá đầy đủ và tương đối dễ tiếp cận.
Các chỉ số đơn lẻ được các nhà nghiên cứu trên thế giới sử dụng phổ biến gồm:
▪ Tỷ lệ chi nhánh ngân hàng trên đầu người (Mookerjee & Kalipioni, 2010).
▪ Tỷ lệ người dân sở hữu tài khoản tại ngân hàng hoặc tổ chức tài chính vi mô
(Honohan, 2008).
▪ Số lượng máy rút tiền tự động và chi nhánh NHTM trên 100.000 người trưởng thành
(Park & Mercado, 2018).
▪ Số lượng người đi vay từ các NHTM trên 1.000 người trưởng thành (Park &
Mercado, 2018).
▪ Số lượng người gửi tiền ở các NHTM trên 1.000 người trưởng thành (Park &
Mercado, 2018).
▪ Tỷ lệ tín dụng trong nước trên GDP phản ánh 'mức độ sử dụng' của các DVTC (Park
& Mercado, 2018).
▪ Tỷ lệ cá nhân có tài khoản tại một tổ chức tài chính (Aslan & ctg., 2017).
▪ Tỷ lệ cá nhân có tiết kiệm từ một tổ chức tài chính (Aslan & ctg., 2017).
▪ Tỷ lệ cá nhân có vay từ một tổ chức tài chính (Aslan & ctg., 2017).
▪ Tỷ lệ cá nhân có sử dụng tiền kỹ thuật số để thanh toán (Aslan & ctg., 2017).
▪ Tỷ lệ cá nhân có nhận tiền kỹ thuật số trong thanh toán (Aslan & ctg., 2017).
Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng riêng lẻ các chỉ số này, chúng có thể cung cấp thông tin không
hoàn chỉnh về tài chính toàn diện và có những nhược điểm nhất định. Ví dụ như một số nghiên
cứu đo lường tài chính toàn diện đơn giản bằng số lượng tài khoản ngân hàng trên 100.000
người trưởng thành. Cách đo lường này lại có một nhược điểm là bỏ qua một số đặc điểm
31

quan trọng của tài chính toàn diện đó là chất lượng và việc sử dụng các DVTC. Do đó, việc
xây dựng một chỉ số tài chính toàn diện tổng hợp, phản ánh đầy đủ các khía cạnh của tài chính
toàn diện là việc làm cần thiết.
- Phương pháp tổng hợp
Hai phương pháp tổng hợp chủ yếu được nhiều tác giả sử dụng là phương pháp bình quân
giản đơn Eculidean và phương pháp phân tích thành tố cơ bản.
+ Phương pháp bình quân giản đơn Euclidean
Do tài chính toàn diện là quá trình đa chiều nên phương pháp tiếp cận đa chiều sẽ phù hợp
để xây dựng chỉ số tổng hợp nhằm mục đích đo lường. Phương pháp này được lấy ý tưởng
theo cách tiếp cận của UNDP về tính toán chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ số đói nghèo
(HPI) và chỉ số phát triển giới (GDI). Tương tự cách xây dựng các chỉ số này của UNDP, chỉ
số tài chính toàn diện được tính bằng cách xây dựng từng chỉ số riêng lẻ cho mỗi khía cạnh
của tài chính toàn diện (được gọi là chỉ số thành phần 𝑑𝑖 ), được xác định bằng công thức 2.3.
𝐴𝑖 − 𝑚𝑖
𝑑𝑖 = 𝑊𝑖 (2.3)
𝑀𝑖 − 𝑚𝑖
Trong đó:
- 𝑤𝑖 là trọng số của chỉ tiêu thứ i, 0 ≤ 𝑤𝑖 ≤ 1
- 𝐴𝑖 là giá trị thực của chi tiêu thứ i
- 𝑚𝑖 là giới hạn dưới của chỉ tiêu thứ i, được cố định bởi quy ước cho trước
- 𝑀𝑖 là giới hạn trên của chỉ tiêu thứ i, được cố định bởi quy ước cho trước
𝑑𝑖 có giá trị ∈ [0; 𝑤𝑖 ], giá trị 𝑑𝑖 càng cao, mức độ tài chính toàn diện theo khía cạnh đó
càng tốt. Nếu có nhiều khía cạnh của tài chính toàn diện được xem xét, quốc gia nào đó được
đại diện bởi điểm X trong không gian Cartesian đa chiều. Giả sử, trong không gian n chiều (n
khía cạnh của tài chính toàn diện), điểm O (0,0,0…0) là điểm xấu nhất, và điểm w
(𝑤1 , 𝑤2 , 𝑤3 … 𝑤𝑛 ) là điểm tốt nhất. Khoảng cách giữa 𝑑𝑖 với O càng lớn, và khoảng cách giữa
𝑑𝑖 với w càng nhỏ, mức độ tài chính toàn diện càng cao.
Tuy nhiên, trong không gian đa chiều, có thể có 2 điểm có cùng khoảng cách với w nhưng
lại có khoảng cách với O khác nhau, thì lúc này quốc gia nào có khoảng cách từ O cao hơn
thì tài chính toàn diện cao hơn và ngược lại. Chính vì vậy, việc phát triển chỉ số đo lường tài
chính toàn diện cần chú ý đến cả hai khoảng cách này. Từ đó, Sarma (2012) tính chỉ số tài
chính toàn diện bằng cách trung bình đơn giản Euclidean khoảng cách giữa X-O và khoảng
cách Euclidean nghịch đảo giữa giữa X-W.
32

Như vậy để tính chỉ số tài chính toàn diện, trước tiên cần tính 𝑋1 (khoảng cách giữa X và
O) và tính 𝑋2 (khoảng cách nghịch đảo giữa X và W); sau đó lấy trung bình đơn giản của 𝑋1 và
𝑋2 . Kết quả của phép tính này chính là chỉ số tài chính toàn diện tổng quát cuối cùng mà
chúng ta cần quan sát. Chỉ số tài chính toàn diện được xác định qua từng bước, thể hiện lần
lượt ở các công thức (2.4), (2.5), (2.6):
√𝑑12 + 𝑑22 + 𝑑32 + ⋯ + 𝑑𝑛2
𝑋1 = (2.4)
√𝑤12 + 𝑤22 + 𝑤32 + ⋯ + 𝑤𝑛2

√(𝑤1 − 𝑑1 )2 + (𝑤2 − 𝑑2 )2 + (𝑤3 − 𝑑3 )2 + ⋯ (𝑤𝑛 − 𝑑𝑛 )2


𝑋2 = 1 − (2.5)
√𝑤12 + 𝑤22 + 𝑤32 + ⋯ + 𝑤𝑛2
Chỉ số IFI của quốc gia cụ thể được tính bởi công thức tổng quát sau:
𝑋1 + 𝑋2
𝐼𝐹𝐼 = (2.6)
2
Chỉ số tài chính toàn diện bất kỳ tính được sẽ có giá trị ∈ [0; 1] và chỉ số này càng cao thì
mức độ tài chính toàn diện càng lớn.
Phương pháp này được Sarma (2012) áp dụng để tính toán chỉ số tài chính toàn diện dựa
trên 3 khía cạnh cơ bản: thâm nhập ngân hàng (khả năng tiếp cận DVTC) (banking
penetration), tính khả dụng (sẵn có) của DVTC (availability of the banking service) và mức
độ sử dụng hệ thống ngân hàng (usage of the banking system).
Phương pháp này tương đối đơn giản, về sau được nhiều tác giả áp dụng như (Park &
Mercado, 2015; Williams & ctg., 2017). Tuy nhiên, chỉ số này có một nhược điểm lớn là
trọng số của các khía cạnh dùng để tính chỉ số được Sarma (2012) đề xuất theo ý kiến chủ
quan của tác giả, do đó nó chỉ có thể đúng cho trường hợp các nước mà tác giả nghiên cứu.
Vì thế, một số tác giả như Ahamed & Mallick (2019) bày tỏ mối quan ngại về tính chính xác
của phương pháp này. Do đó Ahamed & Mallick (2019) đề xuất phương pháp phân tích thành
phần cơ bản nhằm khắc phục những nhược điểm trên.
+ Phân tích thành phần cơ bản (Principal Component Analysis – PCA)
Phân tích thành phần chính (PCA) là một kỹ thuật thống kê phân tích đa biến được sử
dụng rộng rãi để giảm số lượng lớn các biến có tương quan với nhau thành tập ít các biến sao
cho các biến mới tạo ra là tổ hợp tuyến tính của những biến cũ không có tương quan lẫn nhau.
Biến mới tạo ra không bị ảnh hưởng chất lượng, độ chính xác, được xác định theo phương
trình 2.7:
𝐹𝐼𝑖 = 𝜔1 𝑌𝑎 + 𝜔2 𝑌𝑏 + … . . +𝜔𝑛 𝑌𝑛 (2.7)
33

Trong đó 𝑌𝑎 , 𝑌𝑏 , 𝑌𝑛 là những khía cạnh của chỉ số cần tìm, được xác định từ những chỉ số
thành phần tương ứng. 𝜔1 , 𝜔2 , 𝜔𝑛 là trọng số gắn với các khía cạnh, được xác định thông qua
các phần mềm như STATA.
Như vậy, ở bước đầu tiên, phương pháp tham số đã được sử dụng để xác định vai trò của
từng nhân tố trong chỉ số tài chính toàn diện. Cách làm này có lợi thế là không sử dụng bất kì
thông tin ngoại sinh, chủ quan và nó có thể bao quát hết các khía cạnh của tài chính toàn diện.
PCA là phương pháp biến đổi giúp giảm số lượng lớn các chỉ số có tương quan với nhau
thành tập ít các chỉ số sao cho các chỉ số mới tạo ra là tổ hợp tuyến tính của những chỉ số cũ
không có tương quan lẫn nhau, mà vẫn giữ được nhiều nhất lượng thông tin từ các nhóm chỉ
số ban đầu. Ngoài ra, trong không gian mới, có thể giúp chúng ta khám phá thêm những thông
tin quý giá mới mà tại các chiều thông tin cũ mà những thông tin này bị che mất. Theo OECD
(2008), phương pháp PCA có ưu điểm là có thể tổng hợp một tập hợp các chỉ số riêng lẻ lại
với nhau trong khi vẫn bảo tồn tỷ lệ tối đa có thể của tổng biến động trong tập dữ liệu ban
đầu. Phương pháp này được thực hiện bằng cách nhóm các chỉ số riêng lẻ có các hệ số tải
nhân tố cao nhất thành các chỉ số tổng hợp trung gian, khi đó trọng số được xây dựng từ ma
trận các hệ số tải nhân tố, bình phương các hệ số tải nhân tố thể hiện tỷ lệ của tổng phương
sai đơn vị của chỉ tiêu được giải thích bởi các nhân tố. Camara & ctg. (2014) cho rằng một
chỉ số tổng hợp tốt phải bao gồm thông tin quan trọng từ tất cả các chỉ số, nhưng không được
thiên vị mạnh về một hoặc nhiều chỉ số.
Từ việc xem xét ưu nhược điểm của các phương pháp, luận án quyết định sử dụng phương
pháp PCA để xác định chỉ số tài chính toàn diện dựa trên ba khía cạnh: thâm nhập, khả dụng
và sử dụng, được đề xuất bởi (Sarma, 2012; Siddik & ctg., 2018).
2.2.3. Lý thuyết về tài chính toàn diện

Thực tế, theo tìm hiểu của luận án, hiện nay chưa có một lý thuyết rõ ràng về tài chính
toàn diện, nhưng gần đây Ozili (2020) đưa ra một lý thuyết nhằm chỉ ra đối tượng được hưởng
lợi khi thực hiện tài chính toàn diện. Theo Ozili (2020) một quốc gia khi thực hiện tài chính
toàn diện nên nhắm mục đến các thành phần dễ bị tổn thương của xã hội như người có thu
nhập thấp, thanh niên và người cao tuổi…những người phải chịu nhiều khó khăn trong cuộc
sống. Bởi lẽ, thành phần này bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các cuộc khủng hoảng tài chính và
suy thoái kinh tế, do đó, việc đưa những người này vào khu vực tài chính chính thức là cần
thiết. Như vậy, theo lý thuyết này có thể dễ dàng xác định các thành viên bị loại trừ về tài
34

chính bởi mức thu nhập, giới tính, tuổi tác và các đặc điểm nhân khẩu học của họ là trọng tâm
mà tài chính toàn diện hướng đến. Ngoài ra theo Ozili (2020) cho rằng khi thực hiện tài chính
toàn diện sẽ cải thiện hoạt động của các hệ thống tài chính, các thành phần trong hệ thống tài
chính như NHTM sẽ được lợi. Đồng quan điểm với Ozili (2020), Bhandari (2018) cho rằng
những người có thu nhập thấp là đối tượng được hưởng lợi cuối cùng khi thực hiện tài chính
toàn diện, những người khác lại nghĩ rằng phụ nữ là những người được hưởng lợi từ kết quả
thực hiện tài chính toàn diện (Ghosh & Ghosh 2014; Swamy, 2014) trong khi một số người
cho rằng nền kinh tế và hệ thống tài chính là những thành phần được hưởng lợi từ tài chính
toàn diện (Kim & ctg., 2018; Mehrotra & Yetman 2015).

Do chưa có một lý thuyết nào rõ ràng về tài chính toàn diện, nên luận án dựa vào quan
điểm của Ozili (2020) để lý giải việc khi thực hiện tài chính toàn diện rõ ràng làm thay đổi
cấu trúc khách hàng trong hệ thống tài chính, đặc biệt là một lượng lớn khách hàng là người
có thu nhập thấp, điều này có thể đem lại lợi ích/ hoặc gây hại đến hoạt động của ngân hàng
(Cohen & Nelson, 2011).
2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ
2.3.1. Khái niệm chất lượng thể chế
2.3.1.1. Khái niệm thể chế
Trước khi trình bày khái niệm về chất lượng thể chế, luận án trình bày khái niệm về thể
chế.

Tính đến nay vẫn chưa có khái niệm nào về thể chế nhận được sự đồng thuận rộng rãi. Sở
dĩ như vậy là vì mỗi tác giả tiếp cận thể chế trên các góc độ khác nhau, mục tiêu phân tích
cũng như phạm vi phân tích cũng khác nhau. Thể chế hiện diện ở mọi lĩnh vực trong đời sống
con người, xuyên suốt và kết nối các lĩnh vực với nhau để hình thành một chỉnh thể có tổ chức
các cộng đồng.
Hầu hết các khái niệm về thể chế đều đặt trọng tâm vào các nhân tố mang tính xã hội mà
ít nhiều ảnh hưởng đến hành vi của con người. Thorstein (1912) được xem là một trong những
nhà nghiên cứu đầu tiên đặt nền móng về thể chế, theo đó thể chế là tính quy chuẩn của hành
vi hoặc các quy tắc xác định hành vi trong những tình huống cụ thể, được các thành viên của
một nhóm xã hội chấp nhận về cơ bản và sự tuân thủ các quy tắc đó là do bản thân tự kiểm
soát hoặc do quyền lực bên ngoài khống chế. John Commons, một trong những nhà kinh tế
học thể chế thời kỳ đầu, đã xem xét thể chế như một dạng hành động tập thể nhằm đạt được
35

sự kiểm soát, giải phóng và mở rộng hành động cá nhân (Commons, 1931). Các mục tiêu
hướng tới đây của thể chế vừa đối lập vừa thống nhất với nhau. Các thỏa thuận của xã hội
trong kiểm soát hành động cá nhân, trong những phạm vi nhất định, chính là điều kiện để đảm
bảo và mở rộng sự tự do của mọi thành viên trong xã hội.
Connolly & James (2006) cho rằng một thể chế tốt sẽ tạo ra môi trường thuận lợi thúc đẩy
các hoạt động kinh tế, sự sáng tạo, tăng trưởng và phát triển. Ngược lại, thể chế kém gây ra
các đình trệ cho nền kinh tế. Hai đặc điểm điển hình ở các nền kinh tế phát triển đó là dân chủ
và tình trạng của các quy định pháp luật, và chúng không chắc chắn tồn tại đồng thời. Tuy
nhiên, hai đặc tính này lại tương quan chặt chẽ với nhau.
Định nghĩa về thể chế hiện được dẫn nhiều nhất hiện nay là của Douglas North, nhà kinh
tế học thể chế đi tiên phong trong việc xây dựng khung khổ phân tích, tích hợp các vấn đề thể
chế vào mổ xẻ các vấn đề kinh tế. Cách tiếp của North không chỉ được các nhà kinh tế sử
dụng, mà còn được nhiều nhà khoa học ở các lĩnh vực khoa học xã hội khác nhau bổ sung,
chỉnh sửa nhằm đặt nền móng cho các phân tích của họ về thể chế. North (1993) cho rằng thể
chế là những ràng buộc do con người đặt ra để tạo khuôn khổ cho các mối quan hệ tương tác
của mình. Thể chế bao gồm các ràng buộc chính thức (quy tắc, luật, hiến pháp…) và phi chính
thức (chuẩn mực hành vi, tục lệ, quy tắc ứng xử…), và các đặc trưng thực thi của chúng. Thể
chế chính là “luật chơi” còn tổ chức và cá nhân là “người chơi”. Ở khía cạnh khác, North
(1990) khẳng định rằng khi kết hợp với nhau, các thể chế xác định cấu trúc động cơ của xã
hội và nền kinh tế. Chúng có thể được tạo ra hoặc tiến triển theo thời gian, và được con người
thay đổi. Quan niệm của North trước hết xuất phát từ cá nhân, tiếp theo cách phân tích sự kết
hợp giữa các lựa chọn cá nhân với các ràng buộc thể chế lên các tập hợp lựa chọn đó. Do đó,
thể chế có ba đặc điểm: thứ nhất, thể chế do con người tạo ra; thứ hai, xác định cấu trúc động
cơ và hình thành quan hệ tương tác và thứ ba có các ràng buộc chính thức và phi chính thức,
có các đặc trưng về mặt thực thi.
Cũng tương tự như trên, Greif (2000) cho rằng thể chế là một hệ thống các nhân tố xã hội
liên kết với nhau tạo nên quy cách ứng xử, trong đó các nhân tố này mang tính phi vật chất,
do con người tạo ra nhưng nằm ngoài mỗi cá nhân mà chúng ảnh hưởng, bao gồm cả quy tắc,
niềm tin, chuẩn mực và tổ chức. Hay Glaeser & ctg. (2004) chỉ đơn giản cho rằng thể chế là
những ràng buộc tương đối lâu dài và ổn định.
Ostrom (1990) đưa ra định nghĩa quan trọng về thể chế “thể chế được định nghĩa là tập
hợp các quy định mang tính thực thi được sử dụng để lựa chọn ai là người phù hợp ra các
36

quyết định tại một số vũ đài, những hành động nào được cho phép hoặc bị hạn chế, những
quy định chung nào sẽ được thực hiện, thủ tục nào phải tuân thủ, những thông tin gì phải được
cung cấp hoặc không được phép cung cấp, những khoản chi trả nào được phân chia cho các
cá nhân tùy thuộc vào các hành động của họ”. Theo định nghĩa này, thuật ngữ “vũ đài” (arena)
được hiểu là tương tự như thuật ngữ về “trò chơi” (game) của North (1993).
Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2010 (WEF), thể chế được xem là việc
tạo ra các khuôn khổ trật tự, giới hạn và định vị cơ chế thực thi các quan hệ của con người; là
sự đồng thuận chung của con người trong việc xác lập những quy tắc, khuôn khổ trật tự, những
chuẩn mực và các ràng buộc được cộng đồng xã hội chia sẻ và đồng thuận. Acemoglu & ctg.
(2012) mở rộng khái niệm thể chế trong việc thể hiện quyền lực và khả năng điều hành của
nhà nước nhằm kiểm soát các hành vi xấu như tham nhũng với mục đích tăng trưởng kinh tế
và quản lý xã hội tốt hơn. Thể chế được phân biệt thành thể chế kinh tế và thể chế chính trị
và chúng có mối quan hệ sâu sắc, chặt chẽ với nhau. Kasper & Streit (1999) định nghĩa thể
chế là những quy tắc ràng buộc hành vi của từng cá nhân (vốn mang tính cơ hội chủ nghĩa và
thất thường, không nhất quán), từ đó dễ dàng dự đoán hành vi của con người và góp phần đẩy
nhanh sự phân công lao động, tạo ra hàng hóa vật chất. Thể chế chỉ phát huy tác dụng khi và
chỉ khi có những chế tài đi kèm để xử lý những vi phạm. Ngoài ra, thể chế cũng được định
nghĩa là một cấu trúc gồm các đặc điểm của xã hội, như tổ chức, quy tắc, tín ngưỡng. Những
cấu trúc này hướng dẫn, chỉ đạo và hạn chế các hoạt động của con người (Blundell & ctg.,
2004; Greif, 2000) hoặc là sự đồng nhất trong cách cư xử, ứng xử xã hội mà mọi thành phần
trong cộng đồng đều chấp nhận (Schotter, 2008) và hành vi này được kiểm soát bởi bản thân
cá nhân hoặc do sự điều chỉnh bên ngoài. Thể chế cũng được xem như là chính sách do con
người lựa chọn (Blundell & ctg., 2004), và nó có các cấp độ với các mục đích khác nhau
(Williamson, 1998)(Hình 2.1).
Vai trò của thể chế thể hiện ở chỗ chúng tạo nên một khuôn khổ mà ở đó hành động của
các chủ thể trở nên dễ đoán trước hơn, từ đó cho phép các chủ thể thiết lập các kỳ vọng và
giảm thiểu các rủi ro trong quá trình tương tác với nhau. Vì vậy, thể chế là nhân tố quan trọng
là giảm thiểu chi phí giao dịch của nền kinh tế, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào công
nghệ, người dân đầu tư vào vốn, nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, nhờ
đó đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững. Còn ngược lại, môi trường có chất lượng thể chế
thấp làm giảm năng lực cạnh tranh, không chỉ kìm hãm mà còn gây bất ổn cho tăng trưởng
37

kinh tế. Qua đó cho thấy, môi trường chất lượng thể chế cao hay thấp sẽ ảnh hưởng nhiều đến
hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế nói chung.
Vấn đề mà nhiều học giả nhấn mạnh trong quan niệm về thể chế chính là các yếu tố xã hội
ảnh hưởng tới hành vi, chứ không phải các yếu tố thuộc về môi trường tự nhiên hay năng lực
và sở thích của cá nhân. Tuy nhiên, bản thân điều này cũng tương đối trừu tượng và khó định
hình một cách rạch ròi. Thể chế có thể đôi khi tạo ra các động về vật chất, lúc khác lại tác
động đến cảm xúc, có khi lại kích thích tình cảm đạo đức, có lúc định hình mong muốn về địa
vị xã hội, thi thoảng điều khiển khả năng nhận thức của con người trong lựa chọn hành động
(Davies & ctg., 2010).

Chu kỳ
Cấp độ Mục đích
(năm)

Sự kết nối: những thể chế không


Thường mang tính
chính thức, phong tục, truyền 102 đến 103
tự phát
thống và quy tắc tôn giáo

Môi trường thể chế: những luật


Chuẩn hóa môi
lệ chính thức của cuộc chơi – 10 đến 102
trường thể chế
đặc biệt về vấn đề tài sản

Thể chế quản trị: sự vận hành


Chuẩn hóa những
của cuộc chơi- đặc biệt về vấn 1 đến 10
cấu trúc quản trị,
đề hợp đồng (sắp xếp những cấu
trúc quản trị thông qua giao dịch

Việc làm và sự phân bổ nguồn


Diễn ra liên Chuẩn hóa những
lực (giá cả và sản lượng; sự sắp
tục điều kiện cận biên
đặt có động cơ)

Hình 2.1. Các cấp độ của thể chế


38

Nguồn: Williamson (1998)


Tóm lại, thể chế là một hệ thống quy tắc do con người đặt ra và thực hiện nhằm điều tiết
và phối hợp hành vi của chính họ; và do đó, bao gồm cả khía cạnh luật chơi và tổ chức thực
thi, gồm cả các luật lệ, quy định và chính sách, chúng có vai trò thiết yếu đối với phát triển
bền vững, ổn định và công bằng.
2.3.1.2. Khái niệm chất lượng thể chế
Vai trò chính của thể chế là giảm sự không chắc chắn trong hoạt động kinh tế và khuyến
khích phát triển kinh tế (Samadi, 2019). Tuy nhiên, tác động của thể chế đối với hoạt động
của các tổ chức, doanh nghiệp hay của nền kinh tế phụ thuộc vào chất lượng thể chế. Theo
Kaufmann & ctg. (2011) định nghĩa chất lượng thể chế là các giá trị truyền thống và thể chế
mà qua đó thẩm quyền của một quốc gia được thi, phản ánh năng lực của Chính phủ trong
việc xây dựng và thực hiện các chính sách của mình (Schneider, 1999). Hơn nữa, chất lượng
thể chế phản ánh nỗ lực của pháp quyền trong việc thực thi quyền lực chính trị, kinh tế của
Chính phủ nhằm đảm bảo tính công bằng, minh bạch, và hiệu quả (UNDP, 1997). Tóm lại,
có nhiều cách định nghĩa khác nhau về chất lượng thể chế, nhưng nhìn chung để đánh giá chất
lượng thể chế, các nghiên cứu dựa trên các yếu tố: quyền lực, tính nhất quán, sự mạnh mẽ, và
biểu hiện cụ thể qua các nội dung về tham nhũng, chất lượng bộ máy chính quyền, quy tắc
luật pháp…(ADB, 2013).

2.3.2. Đo lường chất lượng thể chế


Đo lường chất lượng thể chế không chỉ là một trở ngại, thách thức cho các nhà kinh tế mà
còn cho các nhà quản lý công, bởi vì khái niệm thể chế rộng và không dễ dàng định lượng
được. Đối với thể chế, có thể hiểu trên nhiều khía cạnh khác nhau và mỗi khía cạnh có thể
được đo bằng một hoặc một số chỉ số. Tuy nhiên, không có sự đồng thuận giữa các học giả,
nhà nghiên cứu về việc sử dụng chỉ tiêu cụ thể hoặc cách kết hợp nào đó để đo lường chất
lượng thể chế. Vì vậy, một vấn đề quan trọng khi điều tra ảnh hưởng của thể chế và chất lượng
thể chế đến hoạt động kinh tế trong các nghiên cứu thực nghiệm là lựa chọn một chỉ số thích
hợp. Gần đây, các cá nhân và tổ chức quốc tế đã đề xuất nhiều chỉ số, gồm: chỉ số tự do kinh
tế (the Index of Economic Freedom – IEF) của tổ chức Heritage Foundation, chỉ số năng lực
cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Index – GCI) của diễn đàn kinh tế thế giới, chỉ
số thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh (Ease of Doing Business Index – EBDI) của ngân
hàng thế giới, chỉ số tham nhũng (Corruption Perceptions Index – CPI) của Tổ chức Minh
39

bạch quốc tế, và chỉ số quản trị toàn cầu (Worldwide Governance Indicator – WGI) của Ngân
hàng thế giới. Các chỉ số được trình bày cụ thể như sau:
- Chỉ số Quản trị Toàn cầu (Worldwide Governance Indicator – WGI)
Bộ chỉ số Thể chế Quản trị Toàn cầu do World Bank đưa ra, xuất phát từ các công trình
của (Kaufmann & ctg., 1999), đo lường chất lượng thể chế quản trị ở trên 200 quốc gia trong
giai đoạn 1996 – 2015. WGI được cấu thành trên sáu khía cạnh liên quan đến một số đặc điểm
chất lượng thể chế quản trị chính của một hệ thống quốc gia. Mỗi khía cạnh này là kết quả tập
hợp từ nhiều chỉ số đơn, được thu thập từ khoảng 30 cuộc điều tra dựa trên ý kiến/nhận thức
về các khía cạnh thể chế quản trị khác nhau, từ điều tra doanh nghiệp, nhà đầu tư, dân cư đến
các đánh giá chuyên gia và tổ chức quốc tế. Sáu khía cạnh bao gồm:
+ Tiếng nói và trách nhiệm giải trình (Voice and Accountability): đo lường cảm nhận
của người dân về sự tham gia vào quản trị công cũng như thái độ, ý kiến của người dân
về chính quyền, chính sách trên các phương tiện thông tin đại chúng.
+ Ổn định chính trị và không có bạo lực (Political Instability and Absence of Violence):
đo lường cảm nhận về sự ổn định của chính phủ hay bị các lực lượng đối lập chống
đối, phản kháng bằng bạo lực (bao gồm khủng bố).
+ Hiệu quả của chính phủ (Government Effectiveness): đo lường cảm nhận về khả năng,
năng lực của chính phủ trong việc cung cấp dịch vụ công cũng như chất lượng của dịch
vụ công và quá trình triển khai thực hiện các chính sách quản lý đúng theo cam kết.
+ Chất lượng các quy định (Regulatory quality): đo lường cảm nhận về khả năng của
chính phủ trong ban hành các quy định của pháp luật, chính sách đảm bảo quyền tư
hữu, sự phát triển của khu vực tư nhân.
+ Quy tắc luật pháp (Rule of law): Khía cạnh này còn được gọi là nhà nước pháp quyền,
được đo bằng mức độ mà những người đại diện tin tưởng và tuân thủ các quy tắc của
xã hội, bao gồm chất lượng của thực thi hợp đồng, quyền sở hữu, lực lượng cảnh sát,
các hoạt động của bộ máy pháp luật, cũng như nguy cơ tội phạm.
+ Kiểm soát tham nhũng (Control of Corruption): đo lường cảm nhận về mức độ trừng
phạt, chế tài của hệ thống pháp luật đối với các hành vi tham nhũng khác nhau.
- Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Index – GCI)
Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu do Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum
-WEF) xây dựng và công bố cho 134 quốc gia. Được đưa ra lần đầu tiên vào năm 2004, chỉ
40

số này đo tính cạnh tranh quốc gia, có tính đến các cơ sở vĩ mô và vi mô về khả năng cạnh
tranh của quốc gia. Tổng 113 biến số được tổng hợp thành trung bình gia quyền gồm 12 trụ
cột, bao gồm các thể chế, kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng, y tế và giáo dục tiểu học, giáo dục đại
học và đào tạo nghề, hiệu quả thị trường lao động, hiệu quả của thị trường hàng hóa, quy mô
thị trường, sự phức hợp của thị trường tài chính, sự phức hợp về kinh doanh và đổi mới, sự
sẵn sàng về công nghệ.
- Chỉ số tự do Kinh tế thế giới của Viện Fraser, bao gồm 141 quốc gia, lần đầu tiên
được đưa ra vào năm 1986 và được tổng hợp từ 42 biến số thu thập dựa trên các nguồn bên
ngoài như IMF, World Bank và WEF. Chỉ số này đánh giá mức độ chính sách và thể chế của
một quốc gia ủng hộ tự do kinh tế trong các lĩnh vực sau: quy mô của chính phủ, cơ cấu pháp
lý và bảo đảm quyền sở hữu; tiếp cận với đồng tiền lành mạnh; quy định về tín dụng, lao động
và kinh doanh, và tự do thương mại quốc tế.
- Chỉ số tự do kinh tế (Index of Economic Freedom – IEF)
Chỉ số tự do kinh tế đo lường chính sách tự do kinh doanh ở các quốc gia trên thế giới.
IEF đánh giá 10 yếu tố cơ bản của mỗi nền kinh tế, được công bố thường niên bởi tạp chí The
Wall Street Journal và Quỹ Di sản (The Heritage Foundation).
Thước đo Heritage Foundation của tạp chí The Wall Street Journal, được công bố, và cập
nhật hàng năm. Chỉ số này tập trung vào bốn khía cạnh (10 yếu tố) quan trọng của môi trường
kinh tế: quy định pháp luật (quyền tư hữu, tự do không bị tham nhũng), vai trò hạn chế của
chính quyền (tự do tài khóa, độ lớn của nhà nước); chất lượng quản lý (tự do kinh doanh, tự
do lao động, tự do tiền tệ) và sự mở cửa thị trường (tự do thương mại, tự do đầu tư, tự do tài
chính).
- Chỉ số thuận lợi kinh doanh (Ease of Doing Business Index – EBDI)
Chỉ số thuận lợi kinh doanh là chỉ số được đề ra bởi ngân hàng thế giới. Thứ hạng cao chỉ
ra rằng các quy tắc cho kinh doanh tốt hơn, đơn giản hơn và bảo vệ quyền sở hữu mạnh hơn.
Chỉ số này được đưa ra dựa trên những nghiên cứu của luật pháp, quy tắc bằng việc phỏng
vấn và xác minh bởi 3.500 viên chức nhà nước, các luật sư, cố vấn doanh nghiệp, kế toán viên
và các nhà chuyên môn có hoạt động trong lĩnh vực cố vấn quản lý chung thực thi luật pháp.
Chỉ số này gồm 10 chỉ số sau: Khởi sự doanh nghiệp, đăng ký giấy phép kinh doanh, chi phí
thuê nhân công và tình trạng khan hiếm lao động, đăng ký quyền sở hữu, mức khấu trừ tín
dụng, mức độ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, gánh nặng thuế phải trả, hoạt động thương mại và
xuyên biên giới, mức thực thi các hợp đồng và chấm dứt kinh doanh.
41

- Chỉ số cảm nhận tham nhũng (Corruption Perceptions Index – CPI)


Chỉ số cảm nhận tham nhũng ra đời năm 1995 như là một chỉ số tổng hợp dùng để đo
lường mức độ tham nhũng của khu vực công ở một quốc gia được các chuyên gia và nhà điều
hành doanh nghiệp đánh giá. Đây là chỉ số về tham nhũng được sử dụng rộng rãi nhất trên
toàn thế giới được Tổ chức Minh bạch quốc tế thực hiện hàng năm. Thang đo của chỉ số này
dao động từ 0 đến 100 điểm, theo đó, quốc gia có điểm càng cao thì mức độ minh bạch, trong
sạch càng cao.
Chỉ số cảm nhận tham nhũng được xây dựng dựa trên nhiều nguồn dữ liệu của các tổ chức
có uy tín. Đã có sự thay đổi về cách tính vào năm 2012 làm cho việc so sánh điểm giữa các
năm của các quốc gia sẽ khả thi.
- Chỉ số Liêm chính Toàn cầu của Tập đoàn Thách thức Thiên niên kỷ của Hoa Kỳ và
World Bank, phản ánh tính hiệu quả của các cơ chế quản trị và chống tham nhũng chủ chốt,
cũng như sự tiếp cận công dân đối với các cơ chế này. Chỉ số này tổng hợp từ hơn 300 chỉ số
phụ về tính liêm chính, được tổ chức thành sáu loại thể chế quản trị chính: xã hội dân chủ,
thông tin và phương tiện truyền thông đại chúng; bầu cử; trách nhiệm giải trình của chính
phủ; hành chính và dịch vụ công; giám sát và điều chỉnh; chống tham nhũng và pháp quyền.

Mỗi bộ chỉ số có những ưu, nhược điểm khác nhau như: Bộ chỉ số tự do kinh tế hay bộ
chỉ số báo cáo cạnh tranh toàn cầu đánh giá nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
như lạm phát, cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, những nhân tố này có thể chủ quan và không trọng
điểm bởi nó đòi hỏi những khảo sát đều đặn và khó có những đánh giá kịp thời thay đổi so
với những điều chỉnh về môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó, bộ chỉ số thuận lợi kinh doanh,
mối liên kết giữa 10 chỉ số này khá thấp nên khi xem xét có thể chỉ có những điểm tốt hoặc
luôn có những điểm xấu, điều này không phản ánh đúng môi trường kinh doanh trong từng
thời kỳ.
Tóm lại, khái niệm chất lượng thể chế là một khái niệm đa chiều và việc đo lường nó còn
phụ thuộc vào cách tiếp cận cũng như quan điểm của nhà nghiên cứu. Trong nghiên cứu này,
dựa vào nghiên cứu của (Saha & Dutta, 2022) và (Ahamed & Mallick, 2019), luận án sử dụng
bộ chỉ số Quản trị công toàn cầu để đo lường chất lượng thể chế. Hơn nữa, trong số các chỉ
số đo lường chất lượng thể chế được liệt kê ở trên, bộ chỉ số quản trị toàn cầu WGI có ảnh
hưởng lớn nhất và được sử dụng rộng rãi nhất, bởi nó thể hiện độ tin cậy hợp lý so với các chỉ
số khác, do đó sẽ tránh các vấn đề lựa chọn mẫu ở cấp quốc gia (Kurtz & Schrank, 2007). Bộ
42

chỉ số chất lượng thể chế do World Bank ban hành, tập trung vào các thành phần của thể chế
như kiểm soát tham nhũng, chất lượng bộ máy hành chính, quy tắc luật pháp, hiệu quả chính
phủ, tiếng nói của người dân và trách nhiệm giải trình của chính quyền…đây là những thành
phần có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Mặt khác, số
liệu của chỉ số này được đánh giá đầy đủ cho các nước trong nghiên cứu. Thêm nữa, theo lược
khảo của tác giả, nhiều nghiên cứu sử dụng chỉ số quản trị do World Bank để đo lường chất
lượng thể chế nhằm đánh giá mức độ thể chế của mỗi quốc gia, hoặc để phân tích mối quan
hệ giữa thể chế với các biến số vĩ mô kinh tế như tăng trưởng, nghèo đói như (Ali & ctg.,
2016; Nkoa & Song, 2020; Sun & ctg., 2019). Hơn nữa, để đảm bảo tính đại diện, luận án sử
dụng phương pháp PCA để xây dựng chỉ số chất lượng thể chế tổng hợp từ 6 chỉ số phụ trong
bộ dữ liệu về chỉ số quản trị công toàn cầu của World Bank.
2.3.3. Lý thuyết về thể chế
Lý thuyết về thể chế được trình bày chủ yếu xoay quanh quan điểm của ba trường phái
chính, đó là: kinh tế học thể chế cổ điển, kinh tế học thể chế mới và xã hội học thể chế mới.
Theo đó:
Kinh tế học thể chế cổ điển (Old institutional economics) tập trung vào giải thích sản xuất
và phân bổ, đại diện cho trường phái này có thể kể đến John Stuart Mill 1806 -1873. Mill
(1994) nhấn mạnh vai trò của thể chế và công nghệ như những yếu tố chiến lược thúc đẩy quá
trình sản xuất và phân phối đúng thời gian và địa điểm. Trường phái Mác-xít cũng nhấn mạnh:
thể chế phụ thuộc vào công nghệ. Trường phái này giải thích các vấn đề trong mô hình sản
xuất khi tăng vốn, tăng lao động, sẽ không tăng thêm được lợi nhuận, thay vào đó thay đổi,
thúc đẩy tiến bộ công nghệ là điều kiện kiên quyết để tạo điều kiện phát triển. Có thể thấy
rằng, trường phái cổ điển đã biết tập trung xem xét các yếu tố quyết định năng suất và tài sản,
cũng như xem xét nguồn gốc và nguyên nhân tạo ra của cải trong hệ thống riêng rẽ và những
thay đổi trong thể chế sẽ tạo ra sự phát triển kinh tế.
Kinh tế học thể chế mới (New institutional economics) là một trào lưu kinh tế học hiện
đại có đối tượng nghiên cứu là những quy ước xã hội, những quy định pháp lý ảnh hưởng đến
hành vi của các chủ thể kinh tế. Nổi bật trong kinh tế học thể chế mới phải kể đến các tác giả
(Coase, 1998; North 1990) với phương pháp nghiên cứu và tiếp cận khác biệt so với kinh tế
chính trị là sử dụng các lý thuyết về chi phí giao dịch, ủy thác và đại lý, quyền sở hữu, thông
tin bất cân xứng, hành vi chiến lược, và rủi ro đạo đức…làm cơ sở để phân tích hành vi của
các doanh nghiệp và cá nhân trong hoạt động của mình.
43

Xã hội học thể chế mới (new institutional sociology), trong đó các nhà thể chế mới đã
quan tâm đến các thể chế trong lý thuyết tổ chức và xã hội học kinh tế bằng cách chuyển trọng
tâm từ các nghiên cứu giải thích về các hành vi kinh tế như là kết quả của các tác nhân kinh
tế mang tính quy ước, hành pháp sang mối quan hệ kết nối công ty với môi trường thể chế
của nó. Kết quả là một mô hình kết hợp mối liên hệ giữa lĩnh vực hành vi kinh tế với hành vi
xã hội, xem xét tất cả các yếu tố trung lập, vi mô và vĩ mô, trong đó công ước, luật pháp, tổ
chức xã hội, hệ tư tưởng…là những yếu tố chính giải thích sự vận hành và phát triển của các
tổ chức. Trong mô hình này, các hành vi của các cá nhân/thể chế vi mô, nhóm xã hội riêng lẻ
được đặt trong môi trường thể chế rộng lớn hơn.
Trong ba quan điểm này, luận án tập trung trình bày lý thuyết thể chế của trường phái kinh
tế học thể chế mới bởi những nội dung đề cập về thể chế của trường phái này phù hợp để giải
thích vấn đề nghiên cứu của luận án.
Khởi điểm từ công trình của (North 1990; North, 1993) “Kinh tế học thể chế mới” được
coi là một nhánh phát triển kinh tế học hiện đại, với mục tiêu tìm hiểu thể chế xã hội bên trong
các hoạt động kinh tế mà kinh tế học tân cổ điển đã xây dựng. Mặc dù kinh tế học thể chế cũ
đặt mục tiêu thay thế hoặc phủ định các lý thuyết kinh tế học tân cổ điển, nhưng sự hình thành
và phát triển của kinh tế học thể chế mới dựa trên cơ sở mở rộng các lý thuyết này, với kỳ
vọng giải đáp cho những bài toàn được đặt đặt ra trong kinh tế học nói chung và trong các lý
thuyết tăng trưởng kinh tế, lý thuyết ổn định nói riêng. Dưới góc độ kinh tế học thể chế mới,
thể chế đóng vai trò hỗ trợ trật tự, thúc đẩy tìm kiếm thông tin, tiết kiệm chi phí. Trật tự là
một mô thức có tính hệ thống, phi ngẫu nhiên và vì thế dễ nắm bắt, dễ tiên đoán về các hành
vi và biến cố. Trong khuôn khổ trật tự, các chủ thể dễ dàng lập kế hoạch và dự đoán được kết
quả, yên tâm hoạt động và đầu tư vì ít rủi ro và không bị chiếm đoạt một cách tùy tiện. North
(1991) cho rằng, trong suốt chiều dài của lịch sử, thể chế do con người thiết lập nhằm duy trì
trật tự và giảm thiểu sự bất ổn trong giao dịch. Con người phải hoạt động trong những thể chế
xác định. Hiệu quả hoạt động không chỉ phụ thuộc vào các điều kiện vật chất và công nghệ
hiện có mà còn phụ thuộc vào hiểu biết các thể chế. Urpelainen (2011) chỉ ra lựa chọn và hoạt
động của con người nói chung và cá nhân nói riêng không những bị hạn chế bởi những yếu
tố công nghệ, vật lý mà còn bị quy định bởi thể chế. Thể chế cung cấp thông tin về những
hành vi thích hợp, được khuyến khích trong những tình huống nhất định. Thông qua tìm kiếm
thông tin, thể chế góp phần quan trọng trong việc giảm chi phí. Chi phí giao dịch được xác
định bởi tính quý giá và chân thực của thông tin. North (1993) cho rằng chi phí giao dịch phản
44

ánh sự phức tạp của thể chế, các quy tắc vận hành kinh tế, điều tiết xã hội. Sự thiếu thông tin
sẽ tạo cơ hội cho những hành vi cơ hội và lũng đoạn. Để ngăn ngừa điều này, các thể chế ở
các quốc gia khác nhau cần phải phát triển một hệ thống thông tin pháp lý tin cậy và luôn luôn
cập nhật đối với các bên có liên quan, điều này sẽ giảm đi chi phí giao dịch. Tuy nhiên, con
người có xu hướng vị kỷ và do đó, có thể tạo ra những hệ lụy tai hại cho sự phồn vinh vật
chất, tự do và các giá trị của người khác, và sự xuống cấp của hệ thống quy tắc có thể dẫn tới
hiện tượng suy thoái kinh tế - xã hội. Các thể chế - và đặc biệt là hình phạt gắn với chúng –
cho phép con người đưa ra những cam kết đáng tin cậy. Sự hợp tác giữa mọi người thường
đòi hỏi một khuôn khổ thể chế nhằm ngăn ngừa chủ nghĩa cơ hội, củng cố thói quen hợp tác
vì lợi ích lẫn nhau.
Hơn nữa, một trong những đặc điểm có tính bản chất của thể chế là sự tuân thủ. Bản chất
này cho thấy nếu không có thể chế và hoặc thể chế yếu, các hành vi sẽ trở nên tự do, tùy tiện.
Và, không một tổ chức nào có thể ổn định khi các chủ thể luôn hoạt động tự do và tùy ý. Do
đó, sự tác động của thể chế đến sự phát triển của các tổ chức, của xã hội cũng có thể là thuận
lợi hoặc bất lợi. North (1991) khẳng định thể chế cung cấp cấu trúc khuyến khích trong nền
kinh tế. Khi cấu trúc này được triển khai, nó sẽ làm cho các tổ chức ổn định, từ đó kinh tế
thay đổi theo hướng tăng trưởng hoặc trì trệ, suy giảm. Bên cạnh đó, các thể chế - và đặc biệt
là hình phạt gắn với chúng – cho phép con người đưa ra những cam kết đáng tin cậy rằng lời
hứa đã đưa ra sẽ được thực thi một cách trật tự. Bản chất con người nằm ở chỗ, những cá nhân
ích kỷ vẫn thường hứa hẹn nhưng rồi lại quên hoặc không giữ lời hứa. Bản năng của con
người đóng vai trò lớn trong những hành vi cơ hội chủ nghĩa như thế, và thể chế giúp kiểm
soát bản năng bẩm sinh của chúng ta vì lợi ích của sự phối hợp hiệu quả trong dài hạn (Hayek,
2011). Vì thế, sự hợp tác giữa mọi người thường đòi hỏi một khuôn khổ thể chế nhằm ngăn
ngừa chủ nghĩa cơ hội bản thân, đồng thời củng cố thói quen hợp tác vì lợi ích tương hỗ.
Ngoài ra, thể chế là những quy tắc ứng xử, và theo đúng nghĩa, là phương tiện giúp định
hướng hành vi con người, và thu hẹp phạm vi của phản ứng khả dĩ. Qua đó, chúng khiến cho
hành vi của con người trở nên dễ tiên đoán hơn, chúng tạo ra một cấu trúc nhất định cho sự
tương tác. Drobak & Nye (1997) cho rằng bằng cách góp phần điều chỉnh hành vi, các thể chế
thiết lập nên sự tin tưởng và cho phép con người tiết kiệm chi phí tìm kiếm thông tin, dẫn đến
sự tương tác giữa các bên sẽ hiệu quả hơn. Chẳng hạn, các quy định trong việc sử dụng các
dịch vụ ngân hàng. Mỗi ngân hàng sẽ đặt ra các quy định, mức phí và các hình phạt trong các
trường hợp khách hàng vi phạm để chi phối cách ứng xử của khách hàng. Các quy định thì
45

đơn giản và chắc chắn, do đó chúng dễ hiểu và trừu tượng ở chỗ, chúng không chỉ áp dụng
cho một giao dịch hay một khách hàng cụ thể mà chúng được áp dụng cho vô số các giao dịch
trong tương lai. Nhờ những quy tắc này mà nó định hình được hành vi của khách hàng, hay –
như các nhà kinh tế học thể chế thường nói- có tính “quy chuẩn” về hành vi con người, khiến
chúng trở nên dễ tiên đoán hơn.
Theo Zhuang & ctg. (2010) nhấn mạnh thêm rằng việc bảo vệ quyền sở hữu cho người
dân trong các hợp đồng là điều kiện để các doanh nghiệp có thể mở rộng, trao đổi thị trường,
đầu tư và đổi mới trên các lĩnh vực kinh tế và khu vực địa lý rộng hơn với chi phí thấp vừa
phải. Việc thực thi hợp đồng và bảo vệ quyền sở hữu có thể dự đoán được là đặc biệt quan
trọng đối với các giao dịch, nếu không thì các giao dịch sẽ gặp đầy bất trắc, và chủ nghĩa cơ
hội có thể xảy ra bởi sự ngăn cách về không gian hoặc thời gian có thể gây ra chi phí giao
dịch đáng kể. Vì lý do này, việc thực thi hiệu quả các quy tắc và trừng phạt đối với vi phạm
là cần thiết, và chỉ với những chế tài xử phạt thì các thể chế mới có thể khiến các hành động
của các cá nhân có thể dự đoán trước được (Kasper & Streit, 1999).
Do đó, theo khuôn khổ này, trách nhiệm giải trình, pháp quyền, ổn định chính trị, năng
lực hành chính, bảo vệ quyền sở hữu và thực thi hợp đồng, và kiểm soát tham nhũng là những
khía cạnh tăng cường lẫn nhau của các thể chế thúc đẩy tăng trưởng, gia tăng ổn định. Lập
luận này dẫn đến một giả thuyết cho rằng nếu không thiết lập được các thể chế chính thức
một cách có hiệu quả thì xã hội sẽ phải đối mặt với chi phí rất cao trong các giao dịch của thị
trường và không thể kiểm soát được “bàn tay chiếm đoạt của nhà nước” (grabbing hand of
the state), và do đó, không thể hỗ trợ các sáng kiến tư nhân, trao đổi thị trường, đầu tư và phát
triển kinh tế.
2.4. TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN ĐẾN ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG
Tài chính toàn diện đóng vai trò quan trọng đối với các vấn đề trong nền kinh tế, trong đó
có sự ổn định. Tuy nhiên, ở góc độ lý thuyết, vẫn còn nhiều tranh cãi về tác động của tài chính
toàn diện đến ổn định ngân hàng (Ahamed & Mallick, 2019). Nội dung phần này, trình bày
các quan điểm trái chiều và lý thuyết liên quan đến tác động của tài chính toàn diện đến ổn
định ngân hàng.
2.4.1. Tài chính toàn diện tác động thuận chiều với ổn định ngân hàng
Cơ sở lý thuyết có thể vận dụng để luận giải sự vấn đề này là lý thuyết bất cân xứng thông
tin của Akerlof công bố vào năm 1970 (Akerlof, 1970) và Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại
của Harry Markowitz công bố vào năm 1959 (Markowitz, 1976).
46

Thuật ngữ thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) xuất hiện vào năm 1970, khai
sinh ra lý thuyết thông tin bất cân xứng (TTBCX) có thể kể đến Akerlof. Theo đó, TTBCX
xảy ra khi người mua hay người bán có các thông tin khác nhau. Sự bất cân xứng thông tin
khiến thị trường trở nên kém hiệu quả hơn, vì tất cả những người tham gia thị trường không
có quyền truy cập thông tin họ cần cho quá trình ra quyết định của họ. Pindyck & ctg. (2013)
đã cho thấy hệ quả tất yếu của TTBCX là gây ra lựa chọn ngược (sản phẩm tốt bị đẩy bật ra
ngoài bởi sản phẩm xấu), rủi ro đạo đức (cậy quyền thế làm sai trái), và chi phí đại diện (xung
đột lợi ích giữa chủ thể với người đại diện). Do đó, TTBCX là một dạng thất bại của thị trường
ảnh hưởng không nhỏ đến các quyết định đầu tư, gây cung cầu ảo dẫn đến thị trường bong
bóng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ sụp đổ. Nguyên nhân của thông tin tin bất cân xứng là do đặc
điểm của hàng hóa ẩn hoặc hành động ẩn, không kiểm soát được. Thông tin bất đối xứng do
đặc điểm ẩn sẽ gây ra hiện tượng lựa chọn ngược. Lựa chọn ngược là hiện tượng mà người
mua không biết được đặc điểm hoặc chất lượng của hàng hóa dịch vụ nên họ chỉ sẵn lòng chi
trả ở mức giá thấp hơn giá trị thực của hàng hóa dịch vụ đó để giảm tính rủi ro trong giao
dịch, tránh mua phải trái chanh (lemon- car) khi mua xe hơi cũ. Vì chỉ bán được giá thấp thì
người bán lại càng bán hàng hóa có chất lượng kém (Pindyck & Rubinfeld, 2005). Nên lựa
chọn ngược sẽ dẫn đến thị trường có những hàng hóa dịch vụ có chất lượng thấp. Thông tin
bất đối xứng do hành động không thể kiểm soát được sẽ gây ra hiện tượng rủi ro đạo đức. Rủi
ro đạo đức là hiện tượng mà người có nhiều thông tin có những ứng xử phi đạo đức nhằm đạt
được lợi ích cá nhân của mình và như vậy gây ra thiệt hại cho người thiếu thông tin. Để hạn
chế thông tin bất đối xứng, có nhiều giải pháp, chẳng hạn nếu là người có nhiều thông tin thì
họ sẽ phát tín hiệu (signaling) cho bên kia hiểu được nhiều thông tin hơn. Ngược lại, người
thiếu thông tin cố gắng tìm hiểu thông tin trước khi quyết định giao dịch, được gọi là sàng lọc
(screening) (Rothschild & Stiglitz, 1978). Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng khoảng cách
lớn giữa người cho vay và người đi vay, làm giảm hiệu quả các dịch vụ ngân hàng, chính là
do sự gia tăng về vấn đề thông tin bất cân xứng (Deng & Elyasiani, 2008; Hauswald &
Marquez, 2006). Vận dụng lý thuyết bất cân xứng thông tin để giải thích tác động của tài
chính toàn diện đến ổn định ngân hàng thông qua việc giảm khoảng cách với người đi vay,
ngân hàng có thể thu thập được nhiều thông tin của khách hàng, từ đó thiết kế các sản phẩm,
đưa ra các quy định cho vay phù hợp để khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm,
DVTC của khách hàng. Hauswald & Marquez (2006) trong nghiên cứu của mình cũng đã chỉ
ra người cho vay có thể nhận được tín hiệu chính xác về chất lượng của người đi vay nếu họ
47

giảm khoảng cách với người đi vay thông qua tài chính toàn diện. Khi ngân hàng và khách
hàng đã hiểu rõ nhau, thì khoảng cách giữa khách hàng và ngân hàng sẽ được giảm bớt, cải
thiện khả năng tiếp cận DVTC của khách hàng hơn nữa. Từ đó, ngân hàng có thể huy động
được nhiều nguồn vốn bản lẻ, tăng mức độ ổn định cho ngân hàng.
Ở một khía cạnh khác, tác động ngược chiều của tài chính toàn diện lên ổn định ngân
hàng được giải thích thông qua lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại của Harry Markowitz năm
1976. Markowitz (1976) nhấn mạnh tính đa dạng hóa của danh mục so với việc lựa chọn các
chứng khoán riêng lẻ, bởi vì nếu tập trung đầu tư vào một kênh nào đó, nhà đầu tư sẽ rơi vào
tình trạng “bỏ hết trứng vào một rổ” rủi ro có thể xảy ra khi thị trường phát triển theo hướng
không như kỳ vọng của nhà đầu tư. Vận dụng lý thuyết này để giải thích tác động của tài
chính toàn diện đến ổn định ngân hàng thông qua việc gia tăng tiền gửi bán lẻ ổn định và mở
rộng cho vay an toàn. Mục tiêu khi Chính phủ thực hiện tài chính toàn diện là làm tăng khả
năng tiếp cận tài chính cho những người yếm thế (người nghèo, thu nhập thấp). Do đó, nếu
quá trình này thành công, ngân hàng sẽ có một lượng khách hàng mới, làm tăng quy mô tiền
bán lẻ, và đa dạng hóa danh mục tiền gửi và cho vay. Điều này sẽ đem lại nhiều lợi thế cho
ngan hàng là vì nguồn tiền bán lẻ được cho là ổn định hơn, rẻ hơn, ít nhạy cảm với rủi ro hơn
(Ahamed & Mallick, 2019; Calomiris & Kahn, 1991; Song & Thakor, 2007), đặc biệt trong
các thời kỳ khủng hoảng tài chính (Demirguc-Kunt & Huizinga, 2010; Poghosyan & Martin,
2011) do nguồn vốn bán buôn dễ bị tác động bởi những thông tin hoặc tin đồn thất thiệt
(Rajan, 1992). Demirguc-Kunt & Huizinga (2010) sử dụng mẫu các ngân hàng niêm yết ở
101 quốc gia trong giai đoạn 1995-2007, cũng nhận thấy rằng tỷ lệ tài trợ không phải là tiền
gửi (non-deposit) cao hơn, làm tăng tính mong manh của ngân hàng. Ratnovski and Huang
(2009) chỉ ra rằng nguồn tiền gửi bán lẻ dồi dào là yếu tố then chốt cho khả năng phục hồi
tương đối của các ngân hàng Canada trong thời kỳ hỗn loạn năm 2008. Hơn nữa, trong cuộc
khủng hoảng tín dụng gần đây khi nguồn vốn bán buôn cạn kiệt, cơ sở tiền gửi bán lẻ đa dạng
đã làm đệm các tổ chức tài chính thoát khỏi sự mong manh (Hannig & Jansen, 2010). Hơn
nữa, khi các ngân hàng mở rộng cơ sở tiền gửi cho một nhóm lớn khách hàng, họ có thể thu
hút một số lượng lớn các khoản tiền gửi nhỏ lẻ thường rẻ hơn nguồn vốn bán buôn. Do đó,
việc đa dạng hóa hơn nữa trong chiến lược tài trợ gắn với tài chính toàn diện trong huy động
tiền gửi sẽ giảm thiểu rủi ro và chi phí tài trợ cho ngân hàng, tăng cường sự ổn định của ngân
hàng (Diamond & Dybvig, 1983; Shin, 2009). Gần đây, Han & Melecky (2013) chỉ ra tài
48

chính toàn diện thể tăng cường khả năng phục hồi cơ sở huy động vốn của ngành ngân hàng
trong thời điểm căng thẳng tài chính, từ đó giúp hệ thống ngân hàng ổn định hơn.
Ngoài ra, các ngân hàng có thể đa dạng hóa các danh mục nhằm giảm sự biến động, giảm
sự chấp nhận rủi ro bất lợi thông qua trợ cấp chéo (Boot & Schmeits, 2000). Với việc gia tăng
các khoản cho vay cho một nhóm khách hàng bán bẻ với khoản tín dụng nhỏ, có liên quan
đến việc dự phòng rủi ro thấp hơn, các ngân hàng có thể giảm chi phí giám sát tiềm ẩn và tổn
thất so với các khoản vay lớn, từ đó cải thiện sự ổn định của ngân hàng (Rossi & ctg., 2009;
Shaban & ctg., 2014). Đồng thời, người đi vay sẽ có thuận lợi hơn trong việc đi vay, điều này
cần thiết để người vay thoát khỏi vấn đề tài sản thay thế (asset substitution), khiến xác suất
vỡ nợ của người đi vay giảm, điều này làm ngân hàng ổn định hơn (Ahamed & Mallick, 2019).
Mặt khác, vì tài chính toàn diện nhiều hơn làm tăng cung cấp tín dụng ngân hàng – một nguồn
tài chính bên ngoài quan trọng và rẻ, cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Berger & Udell, 1998;
Petersen & Rajan, 1994), từ đó cũng hỗ trợ sự tăng trưởng của các công ty nhỏ và các công
ty cần nguồn tài trợ bên ngoài. Hơn nữa, với nguồn cung cấp tín dụng ngày càng tăng, người
đi vay sẽ có được các hợp đồng cho vay thuận lợi, điều này rất cần thiết để người vay thoát
khỏi vấn đề tài sản thay thế, asset substitution – tức là người vay sử dụng tiền để đầu tư vào
các dự án rủi ro hơn. Và từ đó sẽ tăng cường sự ổn định của ngân hàng khi xác suất vỡ nợ của
người đi vay giảm (Ahamed & Mallick, 2019).
Ngoài việc gia tăng tiền gửi và mở rộng cho vay, tác động của tài chính toàn diện lên ổn
định ngân hàng còn thông qua các vấn đề kinh tế xã hội. Đây là điều không thể thiếu đối với
tăng trưởng kinh tế toàn diện và ổn định, do đó nó có thể dẫn đến hiệu quả cao hơn trong các
trung gian tài chính và sự lành mạnh của các ngân hàng (Ahamed & Mallick, 2019; Cull &
ctg., 2012; Hannig & Jansen, 2010).
2.4.2. Tài chính toàn diện tác động ngược chiều ổn định ngân hàng
Ở quan điểm này, các tác giả cho rằng để thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện là tăng
khả năng tiếp cận DVTC cho khách hàng, các ngân hàng thu hút một lượng lớn những người
đi vay có mức tín dụng thấp, hay hạ thấp những tiêu chuẩn trong hoạt động cho vay, điều này
có thể làm mất ổn định hệ thống ngân hàng. Rajan (2011) phân tích rằng từ cuộc khủng hoảng
dưới chuẩn gần đây, “tín dụng dễ dàng” (easy credit) như một cơ chế để giảm bất bình đẳng
thu nhập, nhưng lại có thể tạo ra một “đường đứt gãy” (fault line) dọc theo hệ thống tài chính
làm xói mòn sự ổn định tài chính do những căng thẳng lớn. Đây được xem như là sự đánh đổi
giữa các mục tiêu duy trì sự ổn định của hệ thống và thúc đẩy tài chính toàn diện (Hannig &
49

Jansen, 2010). Các tác giả cho rằng những khó khăn mà các ngân hàng phải vượt qua khi thực
hiện và quản lý các khoản vay cho các hộ gia đình cá nhân (individual households) và các
doanh nghiệp nhỏ và vừa chính là thiếu các thông tin yêu cầu, thiếu tài sản đảm bảo và lịch
sử tín dụng, chẳng hạn như (Conning, 1999; Demirgüç-Kunt & ctg., 2008; Hermes & ctg.,
2011). Do vậy, việc mở rộng khả năng tiếp cận DVTC của các nhóm khách hàng này có thể
làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng như sự ổn định của hệ thống ngân hàng.
Trong khía cạnh thâm nhập của tài chính toàn diện, có trường hợp các ngân hàng mở rộng
tiếp cận, đa dạng hóa theo địa lý mang lại mất ổn định hệ thống ngân hàng do sự bất cân xứng
về thông tin ràng buộc với các hộ nghèo hoặc doanh nghiệp nhỏ. Điều này có thể xảy ra do
thiếu chuyên môn về quản lý và kỹ thuật, các vấn đề về đại diện (agency problems) liên quan
đến sự phức tạp của cơ cấu tổ chức và cấu trúc sản phẩm (Acharya & ctg., 2006). Về vấn đề
này, các cuộc điều tra được thực hiện ở Italia (Acharya & ctg., 2006) và ở Hoa Kỳ (Goetz &
ctg., 2013), lại không tìm thấy bất kỳ sự cải thiện nào trong việc đánh đổi giữa lợi nhuận - rủi
ro và định giá thị trường khi ngân hàng thâm nhập sâu rộng về mặt địa lý. Neaime & Gaysset
(2018) nghi ngờ tác động thuận chiều của tài chính toàn diện bởi có quan điểm cho rằng khả
năng tiếp cận tài chính dễ dàng (tài chính toàn diện) ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế
và xóa đói giảm nghèo, do người nghèo khó tích lũy tiền tiết kiệm, khó xây dựng tài sản để
phòng ngừa rủi ro cũng như đầu tư vào các dự án mang lại thu nhập. Hơn nữa, việc giám sát,
quản lý hoạt động ngân hàng trong quá trình mở rộng hoạt động cho vay là điều quan trọng.
Nó có thể ảnh hưởng đến mức độ ổn định ngân hàng. Bởi vì một số ngân hàng để đạt được
mục tiêu khi thực hiện tài chính toàn diện có thể theo đuổi các chính sách mở rộng cho vay
mà bỏ qua các quy định hoặc hạ thấp tiêu chuẩn cho vay, điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt
động của ngân hàng. Do đó, Ahamed & Mallick (2019) đặc biệt nhấn mạnh chất lượng quản
lý trong quá trình thực hiện tài chính toàn diện.
2.5. TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ ĐẾN ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG
Thể chế với những quy tắc, luật lệ, ràng buộc được ban hành, sẽ điều tiết các hoạt động
của nền kinh tế, tác động đến nền kinh tế và ổn định của các tổ chức trong xã hội theo các
hướng khác nhau (Aron, 2000; Kaufmann & ctg., 1999). Ở nội dung này, luận án sử dụng lý
thuyết trò chơi của John Von Neumann xuất bản năm 1928 (Von Neumann, 1959), lý thuyết
các bên liên quan của Freeman năm 1984, kết hợp với lý thuyết bất cân xứng thông tin của
của Akerlof công bố vào năm 1970, cùng các nghiên cứu thực nghiệm trước đây làm cơ sở
giải thích cho tác động của chất lượng thể chế đến ổn định ngân hàng.
50

Đầu tiên là lý thuyết về trò chơi, trong khuôn khổ lý thuyết trò chơi, các cá nhân mong
muốn tối đa hóa lợi ích sẽ luôn thấy có lợi trong việc hợp tác với những người chơi khác, khi
trò chơi được lặp lại với một số lượng rất ít người chơi và họ đã sở hữu đầy đủ thông tin về
biểu hiện của những người khác trong quá khứ. Nhưng việc hợp tác sẽ rất khó duy trì khi trò
chơi không được lặp lại, khi có một số lượng lớn những người chơi nhưng thông tin giữa
những người chơi không đầy đủ. Khi đó những quy tắc, luật chơi (thể chế) tốt và hữu hiệu sẽ
làm tăng lợi ích cho các giải pháp hợp tác hay làm giảm bất lợi cho các hành vi bất hợp tác.
Do đó, trong bối cảnh nền kinh tế được chuyên môn hóa đòi hỏi các bên phải tiến hành hợp
tác với nhau thì các quy tắc, luật lệ ràng buộc lợi ích và đảm bảo về quyền sở hữu trở nên hữu
hiệu để khuyến khích các bên hợp tác tham gia hiệu quả vào “trò chơi kinh tế”. Từ đó nền
kinh tế trở nên sôi động và hiệu quả hơn. Với ý nghĩa đó, thể chế đóng vai trò quan trọng đối
với hoạt động của ngân hàng. Kết hợp lý thuyết trò chơi và lý thuyết bất cân xứng thông tin
(đã trình bày ở mục 2.4.1) rõ ràng, thể chế sẽ làm giảm bớt khoảng cách giữa người đi vay và
người cho vay. Người cho vay hiểu được người đi vay mong muốn điều gì, dự đoán được
hành vi của người đi vay, để từ đó có thể thiết kế các sản phẩm phù hợp, hình thức giám sát,
quản lý để có thể huy động vốn nhiều và quản lý vốn tốt hơn, kéo theo hoạt động ngân hàng
sẽ hiệu quả và ổn định hơn.
Thứ hai, lý thuyết các bên liên quan được khởi đầu từ nghiên cứu của (Freeman, 1984)
về quản trị tổ chức và đạo đức kinh doanh. Lý thuyết các bên liên quan cho rằng tổ chức có
nghĩa vụ phải đối xử công bằng giữa các bên liên quan, trong trường hợp các bên liên quan
có xung đột lợi ích, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ đạt được sự cân bằng tối ưu giữa chúng.
Sự phù hợp của lý thuyết các bên liên quan trong mối quan hệ giữa quản trị và khu vực tài
chính được thể hiện qua việc các chính phủ khác nhau sử dụng các giải pháp khác nhau để hỗ
trợ hoặc cứu các ngân hàng khỏi nguy cơ phá sản. Ví dụ, chính phủ Mỹ đã công bố gói cứu
trợ trị giá 2,7 nghìn tỷ USD vào năm 2008, chiếm 18% tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ trong
năm đó, trong khi chính phủ Anh công bố gói cứu trợ 1,5 nghìn tỷ USD, chiếm 69% tổng sản
phẩm quốc nội của đất nước (GDP) trong cùng năm (King, 2019). Một số nghiên cứu sử dụng
lý thuyết các bên liên quan trong các nghiên cứu về chính phủ và các tổ chức tài chính (Flak
& Rose, 2005; Lam & Yap, 2019; Nie & ctg., 2019). Bởi vì, ngành tài chính, đặc biệt là ngành
ngân hàng, trong bất kỳ chế độ nào cũng được quản lý rất chặt chẽ. Bất kỳ chính sách, luật và
quy định nào của chính phủ đều ảnh hưởng trực tiếp đến ngành ngân hàng. Hơn nữa, các chính
51

phủ cố gắng duy trì ổn định hoạt động ngân hàng, vì bất kỳ sự bất ổn nào trong lĩnh vực tài
chính có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của kinh tế.
Thứ hai, lược khảo các nghiên cứu cho thấy chất lượng thể chế đóng một vai trò ý nghĩa
trong nền kinh tế thị trường: Chất lượng thể chế tốt hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động của cơ
chế thị trường, các chủ thể trong nền kinh tế như doanh nghiệp, cá nhân có thể tham gia vào
các giao dịch thị trường mà không phải chịu các chi phí hoặc rủi ro không đáng có (Estrin &
ctg., 2009; North 1990). Chất lượng thể chế có thể đóng góp vào một thị trường cho vay hoạt
động tốt bằng cách cải thiện các điều khoản cho vay, giảm lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức
của người đi vay và tăng khả năng hoàn trả khoản vay, từ đó giúp ngân hàng gia tăng mức độ
ổn định. Điều này có thể được giải thích trên ba khía cạnh sau:
- Sự ổn định chính trị có thể cải thiện các điều khoản cho vay và do đó làm giảm rủi ro
đạo đức của người đi vay và giảm các khoản vỡ nợ. Francis & ctg. (2014) cung cấp bằng
chứng từ thị trường cho vay hợp vốn rằng sự không chắc chắn về chính trị làm tăng chi phí
cho các khoản vay ngân hàng. Tương tự, Bradley & ctg. (2016) nhận thấy rằng rủi ro chính
sách làm tăng chi phí nợ của các doanh nghiệp. Hơn nữa, các thể chế chính trị mạnh mẽ có
thể có tác động tăng cường tính minh bạch của doanh nghiệp (Bushman & Piotroski, 2006).
Điều này có thể cải thiện số lượng và độ chính xác của thông tin mà ngân hàng có về khách
hàng vay. Do đó, các ngân hàng có thể giảm bớt sự lựa chọn bất lợi và định giá các khoản vay
hiệu quả hơn. Hơn nữa, ổn định chính trị là yếu tố cần thiết để đảm bảo cho hoạt động của
các doanh nghiệp được diễn ra bình thường, có hiệu quả và ổn định (Baker & Ricciardi, 2015)
- Kiểm soát tham nhũng cũng có thể thúc đẩy hoạt động cho vay hiệu quả và tăng khả
năng hoàn trả khoản vay. Một kênh mà thông qua đó, việc kiểm soát tham nhũng có thể đạt
được điều này là giảm tham nhũng cho vay, vốn là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến thất
thoát cho vay ở nhiều quốc gia (Akins & ctg., 2017; Beck & ctg., 2006). Ngoài ra, Bae &
Goyal (2009) cung cấp bằng chứng thực nghiệm rằng mức độ ổn định ngân hàng sẽ giảm sút
các quốc gia có mức độ tham nhũng cao hơn. Hơn nữa, tham nhũng có thể hạn chế hoạt động
tài chính của các công ty bên vay (Hanousek & ctg., 2019), làm cho các quy định trong việc
đảm bảo thực thi các hợp đồng cho vay bị lu mờ và do đó làm tăng rủi ro đạo đức của người
đi vay (Weill, 2011a), ảnh hưởng đến hoạt động và sự ổn định của bên cho vay. Do đó, kiểm
soát tham nhũng là một hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo cho các quy định được thực thi
một cách nghiêm túc và có hiệu quả, từ đó làm cho hoạt động của ngân hàng ổn định hơn.
52

- Khía cạnh tiếp theo là luật pháp, đặc biệt là liên quan đến cơ quan tư pháp có thẩm
quyền, đối với hoạt động hiệu quả của thị trường cho vay. Laeven & Majnoni (2005) chỉ ra
rằng sự thiếu hiệu quả trong tư pháp làm tăng chênh lệch cho vay và do đó khiến việc trả nợ
khó khăn hơn. Hơn nữa, Bae & Goyal (2009) nhận thấy rằng trong trường hợp vỡ nợ, hệ thống
tư pháp kém hiệu quả làm giảm tỷ lệ thu hồi và tăng thời gian cần thiết để thu hồi tài sản thế
chấp. Điều này có thể làm tăng rủi ro đạo đức của người đi vay. Trong bối cảnh quy trình xét
xử chậm và kém hiệu quả, những người đi vay cơ hội có thể chọn vỡ nợ vì chi phí thu hồi
khoản vay có thể không có ý nghĩa kinh tế đối với người cho vay (Jappelli & ctg., 2005;
Schiantarelli & ctg., 2016).
2.6. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ ĐẾN TÁC ĐỘNG CỦA
TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN LÊN ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG
Như đã phân tích ở trên, thể chế là nhân tố quan trọng giúp giảm thiểu chi phí giao dịch
trong hoạt động của các doanh nghiệp, từ đó khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vốn vào
công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định và hiệu quả.
Do đó, trong nội dung phần này, luận án sử dụng lý thuyết chi phí giao dịch do Williamson
phát triển năm 1975, kết hợp các nghiên cứu thực nghiệm trước đây làm cơ sở để lý giải ảnh
hưởng của chất lượng thể chế đến tác động của tài chính toàn diện lên ổn định ngân hàng, cụ
thể:
Williamson (1974) định nghĩa chi phí giao dịch là những chi phí mà người dân phải bỏ ra
để thực hiện các hợp đồng, bao gồm chi phí tìm kiếm thông tin, chi phí đàm phán, ký kết, chi
phí giám sát và chi phí xử lý bồi hoàn các vi phạm hợp đồng. Như vậy với mong muốn tối đa
hóa lợi ích, tiết giảm chi phí trở thành yếu tố then chốt, quyết định khả năng tham gia hoạt
động kinh tế của các chủ thể trên thị trường (Kasper & Streit, 1999). Nghiên cứu của Camara
& ctg. (2014) chỉ ra rằng chi phí giao dịch là một trong những rào cản, khiến cho việc tiếp
cận các DVTC của người dân bị hạn chế, làm giảm mức độ tài chính toàn diện. Vậy rõ ràng
nếu giải quyết được rào cản này thì việc tiếp cận DVTC của người dân sẽ tăng lên, tài chính
toàn diện vì thế mà được gia tăng. Lúc này, thể chế đóng vai trò làm điều đó, có nghĩa là giảm
thiểu chi phí trong các giao dịch. Thể chế đảm bảo quyền sở hữu, và thiết lập một môi trường
ổn định, giảm thiểu chi phí, tạo điều kiện để các chủ thể tương tác với nhau (Hoskisson &
ctg., 2000). Và các quy phạm pháp luật sẽ là nền tảng ảnh hưởng đến mức độ ổn định và hoạt
động của các doanh nghiệp (Oliver, 1997; Peng, 2000).
53

Một ví dụ về chi phí giao dịch là chi phí để có thông tin. Phải mất những nguồn tài nguyên
của cả hai bên mua và bán để đánh giá những thuộc tính của một sản phẩm hàng hóa hay dịch
vụ. Vấn đề bất cân xứng thông tin nảy sinh khi người bán biết rõ hơn người mua về chất lượng
hàng hóa đang được trao đổi, nhân viên ngân hàng sẽ biết rõ về sản phẩm, dịch vụ mà mình
cung cấp hơn người đăng ký dịch vụ. Bên nào có nhiều thông tin hơn sẽ có ưu thế nhờ che
dấu đi những thông tin đó. Theo giả định về hành vi tối đa hóa lợi nhuận, một bên đối tác sẽ
đánh lừa, ăn cắp, hay nói dối nếu như kết quả thu được từ hành vi này vượt quá giá trị của
những cơ hội khác sẵn có với đối tác. Vì chúng ta phải tốn chi phí cho việc đánh giá và giám
sát những giao dịch kiểu thế này nên vấn đề thực thi mới nổi lên, và thể chế đóng vai trò quan
trọng trong các giao dịch hoàn thành.
Hơn nữa, ở các quốc gia nơi thực thi pháp luật mạnh mẽ (có nghĩa là chất lượng thể chế
tốt), các hợp đồng giữa chủ nợ và con nợ được tuân thủ chặt chẽ hơn, sẽ khuyến khích người
dân gia tăng sử dụng các DVTC của ngân hàng. Theo đó, ngân hàng có thể gia tăng lượng
tiền gửi, mở rộng khả năng cho vay, tăng thu nhập, dẫn đến hoạt động của ngân hàng sẽ ổn
định hơn (Huang, 2010). Bên cạnh đó, các quy định đặt ra không quá khắt khe, phù hợp với
từng đối tượng, nhưng vẫn đảm bảo các giao dịch diễn ra an toàn và thuận lợi, chẳng hạn như
quy định về duy trì số dư tối thiểu khi sử dụng các DVTC, hay là các quy định liên quan đến
tài sản đảm bảo, đến việc mở rộng chi nhánh, áp dụng ngân hàng di động…(đây cũng được
cho là những rào cản khiến người dân hạn chế sử dụng các DVTC (Shankar, 2013) điều này
sẽ tăng khả năng thâm nhập của các tổ chức tài chính đến với mọi người, giảm chi phí phát
sinh, từ đó cũng tăng cường khả năng tiếp cận DVTC của người dân (Beck, 2016). Như vậy
rõ ràng, chất lượng thể chế ảnh hưởng đến tài chính toàn diện, từ đó ảnh hưởng đến ổn định
ngân hàng. Theo đó, chất lượng thể chế sẽ làm tăng tài chính toàn diện, với những lợi ích tài
chính toàn diện mang lại sẽ làm cho ngân hàng ổn định hơn. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm
đã chỉ ra chất lượng thể chế tốt sẽ thúc đẩy tài chính toàn diện phát triển như nghiên cứu của
(Dwumfour & Ntow-Gyamfi, 2018), (Bongomin & ctg., 2018), (Anthony-Orji & ctg., 2019).
Tóm lại, chất lượng thể chế tốt với những quy định rõ ràng, quy tắc được thực hiện nghiêm
túc, quyền lợi và tài sản của người dân được bảo vệ giúp ngân hàng củng cố được niềm tin
của người dân. Rõ ràng, khi niềm tin được củng cố thì việc sử dụng các dịch vụ tài chính
(DVTC) của ngân hàng sẽ gia tăng, ngân hàng sẽ huy động được một nguồn lớn nguồn vốn
bán lẻ, từ đó giúp ngân hàng đảm bảo tính ổn định hơn. Bên cạnh đó, khi các chi phí liên quan
đến các giao dịch tài chính được xác định rõ ràng và ở mức thấp nhất, sẽ khuyến khích người
54

dân, đặc biệt người có thu nhập thấp sử dụng các DVTC của ngân hàng nhiều hơn, điều này
cũng sẽ làm cho ngân hàng gia tăng mức ổn định hơn. Đây chính là cơ sở để luận án xem xét
vai trò của chất lượng thể chế trong việc thực hiện tài chính toàn diện để đạt mục tiêu đảm
bảo tính ổn định cho hệ thống ngân hàng.
2.7. LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ỔN ĐỊNH NGÂN
HÀNG, TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN VÀ CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ
2.7.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tài chính toàn diện đến ổn
định ngân hàng
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra tác động của tài chính toàn diện đối với sự ổn định của
ngân hàng theo hai hướng: thuận chiều và ngược chiều. Một mặt, tài chính toàn diện có tác
dụng làm tăng tính ổn định của các ngân hàng. Với mục đích tăng khả năng tiếp cận tài chính
cho các khách hàng khó khăn như doanh nghiệp nhỏ, hộ nghèo ..., ngân hàng sẽ gia tăng được
nguồn vốn bán lẻ, đây được cho là nguồn vốn ổn định hơn so với nguồn vốn bán buôn trong
thời kỳ khủng hoảng tài chính (Demirguc-Kunt & Huizinga, 2010; Poghosyan & Martin,
2011). Ratnovski & Huang (2009) chỉ ra rằng vốn bán lẻ dồi dào là yếu tố chính đằng sau khả
năng phục hồi tương đối của các ngân hàng Canada trong thời kỳ hỗn loạn năm 2008. Hơn
nữa, gần đây, khi nguồn vốn bán buôn cạn kiệt trong cuộc khủng hoảng, tiền gửi bán lẻ đa
dạng đã giúp các tổ chức tài chính đứng vững trong hoạt động của mình (Hannig & Jansen,
2010). Ngoài ra, với các chính sách áp dụng như lãi suất hấp dẫn, các ngân hàng khuyến khích
doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào các dự án tạo thu nhập, góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế cũng như sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng (Allen & ctg., 2021; Kereta, 2007;
Morgan & Pontines, 2014; Neaime & Gaysset, 2017; Siddik & ctg., 2018; Vo & ctg., 2021).
Ngoài ra, khi thúc đẩy tài chính toàn diện cũng có thể giảm bớt sự bất cân xứng thông tin
bằng cách thu thập thông tin độc quyền về người đi vay khi tiếp cận các DVTC (Black, 1975;
Fama & Jensen, 1983; Rajan, 1992). Thông qua việc mở rộng chi nhánh và lắp đặt thêm máy
ATM, ngân hàng có thể tiếp cận các khu vực chưa có ngân hàng / khu vực thiếu ngân hàng,
từ đó giảm khoảng cách và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, tăng hiệu quả trong
giao dịch. Deng & Elyasiani (2008) và Hauswald & Marquez (2006) chỉ ra rằng khoảng cách
giữa người cho vay và người đi vay làm suy yếu hiệu quả của các dịch vụ ngân hàng do tăng
cường vấn đề thông tin bất cân xứng. Điều này có nghĩa là khoảng cách giữa người cho vay
55

và người đi vay được cải thiện; nó có thể làm tăng hiệu quả của các khoản cho vay, từ đó nâng
cao mức độ ổn định cho ngân hàng.
Hơn nữa, theo lý thuyết danh mục đầu tư, bằng cách đa dạng hóa các khoản cho vay đối
với các doanh nghiệp nhỏ, các ngân hàng ở Áo sẽ có dự phòng thấp hơn, dẫn đến giảm rủi ro
và tăng tính ổn định cho các ngân hàng (Rossi & ctg., 2009). Shaban & ctg. (2014) cho kết
quả tương tự khi nghiên cứu ở các ngân hàng Hồi giáo ở Indonesia trong giai đoạn 2002 -
2010. Do đó, có thể thấy rằng bằng cách mở rộng khả năng tiếp cận các nhóm khách hàng lớn
với các khoản vay nhỏ, ngân hàng có thể giảm chi phí giám sát và các khoản lỗ tiềm ẩn so với
các khoản vay lớn, giúp cải thiện tính lành mạnh của ngân hàng.
Ahamed & Mallick (2019) xem xét tác động của tài chính toàn diện đối với sự ổn định của
ngân hàng ở 86 quốc gia từ năm 2004 đến năm 2012. Một mặt, họ tin rằng mở rộng vốn làm
tăng tiền gửi và giảm chi phí cận biên của việc cung cấp dịch vụ ngân hàng. Mặt khác, việc
thực hiện một hệ thống tài chính bao trùm có thể đi kèm với nợ xấu do thông tin không cân
xứng về những người đi vay rủi ro. Ahamed & Mallick (2019) nhận thấy tài chính toàn diện
là một công cụ hỗ trợ hữu ích cho các ngân hàng trong việc ổn định cơ chế tài chính của mình.
López & Winkler (2019) đã sử dụng một mẫu của 189 nền kinh tế trong giai đoạn 2004–2017,
với phát hiện quan trọng là các quốc gia có mức độ tài chính toàn diện cao hơn ít có khả năng
bị tổn hại do giảm tín dụng và đi vay. Phát hiện này củng cố về mặt kinh nghiệm cho quan
điểm rằng quá trình mở rộng có tương quan thuận với thị trường tài chính linh hoạt hơn trong
thời kỳ khủng hoảng. Các nghiên cứu của Alvi & ctg. (2020), Sakarombe (2018), và Siddik
& ctg. (2018) cũng cho kết quả tương tự ở các vùng khác nhau trong các giai đoạn khác nhau.
Neaime & Gaysset (2018) đã điều tra tài chính toàn diện ảnh hưởng như thế nào đến sự ổn
định tài chính, bất bình đẳng thu nhập và nghèo đói ở Tunisia, Libya, Ai Cập, Yemen và Syria.
Các phát hiện trong nghiên cứu chỉ ra rằng tài chính toàn diện có ảnh hưởng xấu đến bất bình
đẳng thu nhập nhưng lại tốt cho sự ổn định tài chính.
Hầu hết các nghiên cứu trên đều cho thấy mối quan hệ tuyến tính giữa tài chính toàn diện
đến ổn định ngân hàng, tuy nhiên trong nghiên cứu của Vo & ctg. (2019) tại 22 nước có nền
kinh tế mới nổi và cận biên trong giai đoạn 2008 đến 2015 lại tìm lấy mối quan hệ phi tuyến
giữa hai yếu tố trên. Theo đó, tài chính toàn diện sẽ gia tăng ổn định ngân hàng ở một điểm
nhất định (điểm ngưỡng), nếu giá trị tài chính toàn diện vượt qua điểm ngưỡng đó, các lợi ích
có thể biến mất hoặc biến thành bất lợi.
56

Tuy nhiên, ở khía cạnh khác tài chính toàn diện có thể làm giảm mức ổn định ngân hàng,
chủ yếu xuất phát từ việc mở rộng tín dụng quá mức cho các cá nhân mà không có sự giám
sát thích hợp, chặt chẽ. Với mục đích mở rộng đối tượng khách hàng, các ngân hàng có thể
bỏ qua các tiêu chuẩn hoặc hạ thấp các tiêu chuẩn cho vay, bỏ qua các quy định chặt trong
cho vay cũng có thể khiến ngân hàng rơi vào tình trạng gia tăng nợ xấu, làm giảm sự ổn định
của ngân hàng (Dienillah & ctg., 2018; Mehrotra & Yetman 2015). Mặt khác, với sự tham
gia nhiều tổ chức khác, nằm ngoài tầm kiểm soát cũng có thể khiến rủi ro ngân hàng gia tăng.
Ví dụ: các tổ chức chuyên biệt mới có thể cung cấp các dịch vụ giống như tiền gửi và các sản
phẩm bảo hiểm hoặc tài chính đơn giản mà không bị giám sát. Hơn nữa, sự mở rộng nhanh
chóng của các bộ phận không được kiểm soát của hệ thống tài chính có thể làm giảm sự ổn
định của các trung gian tài chính được quản lý. Lợi ích của việc thực hiện tài chính toàn diện
có thể trở thành tác nhân ảnh hưởng đến mức độ ổn định của ngân hàng (Fungáčová & Weill,
2015). Tác động ngược chiều của tài chính toàn diện đến ổn định ngân hàng cũng được tìm
thấy trong các nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau với các giai đoạn khác nhau như nghiên
cứu của Amatus & Alireza (2015) ở 35 quốc gia trong khu vực Châu Phi cận Sahara và nghiên
cứu của Kouki & ctg. (2020) ở African trong giai đoạn 2005 – 2014. Trong một nghiên cứu
khác ở African trong giai đoạn 2005-2014, Kouki & ctg. (2020) cũng xác nhận việc thực hiện
tài chính toàn diện làm giảm mức độ ổn định ngân hàng. Tuy nhiên, kết quả không thống nhất
khi các tác giả sử dụng các phép đo lường về tài chính toàn diện khác nhau. Nghiên cứu của
Amatus & Alireza (2015) ở 35 quốc gia trong khu vực sub-Saharan Africa trong giai đoạn
2004 – 2012 cũng đưa ra nhận định tương tự. Theo đó, tài chính toàn diện được đo bằng chỉ
tiêu tiền gửi của các NHTM có ảnh hưởng ngược chiều đến sự ổn định tài chính. Trong khi
đó, dư nợ cho vay của các NHTM có vai trò làm tăng sự ổn định tài chính. Feghali & ctg.
(2021) sử dụng dữ liệu khảo sát năm 2011 ở 140 quốc gia chỉ ra rằng nếu tài chính toàn diện
được đo bằng các khoản thanh toán và tài khoản tiết kiệm có tác động trung lập hoặc thuận
chiều đến sự ổn định tài chính, trong khi tiếp cận tín dụng có thể làm suy yếu sự ổn định tài
chính nếu tăng trưởng tín dụng xảy ra mà không liên quan đến khả năng trả nợ của người đi
vay.
Ngoài ra, Danisman & Tarazi (2020) nhấn mạnh vai trò của hạ tầng tài chính như: thanh
toán kỹ thuật số trong quá trình thúc đẩy tài chính toàn diện. Allen & ctg. (2014) chỉ ra rằng
việc nâng cao cơ sở hạ tầng tài chính và sự ra đời của ngân hàng di động có thể bù đắp những
thiếu sót về khoảng cách, làm cho việc tiếp cận các DVTC trở nên dễ dàng hơn. Những đổi
57

mới công nghệ này giúp các quốc gia có cơ sở hạ tầng vật chất và tài chính hạn chế tăng
cường phổ biến kiến thức tài chính cho những người tiêu dùng chưa được phục vụ. Ngoài ra,
khi nghiên cứu sự tiến bộ trong các chương trình hiểu biết về tài chính ở Ấn Độ, Rajesh &
Rao (2019) kết luận rằng mức độ thấp của cơ sở hạ tầng tài chính, cùng với trình độ tài chính
thấp, thu nhập thấp và không đủ việc làm chính thức, đã ngăn cản những khách hàng ở khu
vực nông thôn sử dụng kỹ thuật số và hơn thế nữa DVTC tiên tiến. Do đó, ngân hàng trực
tuyến dần dần đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy người dân sử dụng các dịch vụ
thanh toán của ngân hàng. Các ngân hàng trực tuyến ra đời, được sử dụng như một phương
thức thanh toán không chính thức nhằm tiết giảm các khoản chi phí khi thực hiện các giao
dịch tài chính.
Bảng 2. 1.Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tài chính toàn diện
đến ổn định ngân hàng
Tác giả Phương pháp/biến phụ Quốc gia/giai Kết quả
thuộc/ biến độc lập đoạn
Morgan & OLS/Nợ xấu -Z-Score/ tài Các ngân Tài chính toàn diện (đo
Pontines chính toàn diện, GDP bình hàng ở lường bằng tỷ lệ cho vay
(2014) quân đầu người, dòng tiền, tỷ Amermi/2005 doanh nghiệp nhỏ và vừa
lệ tín dụng tư nhân của các - 2011 (SME) tác động tăng ổn
ngân hàng và các tổ chức tài định ngân hàng bằng cách
chính khác trên GDP và tỷ lệ giảm các khoản nợ xấu
tài sản lưu động trên tiền gửi. (NPL).
Siddik & GMM/ Z-Score/ tài chính Ngân hàng ở Tài chính toàn diện (được
ctg. (2018) toàn diện, sức mạnh thị 217 quốc gia/ đo lường bằng tỷ lệ dư nợ
trường, GDP bình quân đầu 2001 - 2013 cho vay doanh nghiệp vừa
người, tài sản lưu động đối và nhỏ trên tổng số khoản
với tiền gửi và tỷ lệ tài trợ vay) có đóng góp gia tăng
ngắn hạn, tỷ trọng tín dụng mức ổn định tài chính cho
trong nước cung cấp cho khu hệ thống ngân hàng.
vực tư nhân so với GDP, tỷ
trọng của khu vực tư nhân
58

trên GDP, tiền rộng M2 /


GDP, lãi suất thực tế.
Sakarombe GMM/Z-Score/ đa dạng hóa Ngân hàng ở Tài chính toàn diện làm
(2018) thu nhập, quy mô cho vay, Zimbabwe/ tăng sự ổn định ngân hàng.
chất lượng quản lý, quy mô 2009 - 2017
ngân hàng, tốc độ tăng
trưởng GDP, lạm phát và thất
nghiệp.
Ahamed & GMM/Z-Score/ Quy mô 2635 ngân Tài chính toàn diện làm
Mallick ngân hàng, đa dạng hóa thu hàng ở 86 tăng sự ổn định ngân hàng.
(2019) nhập, cạnh tranh, GDP bình quốc gia
quân đầu người và tăng /2004- 2012
trưởng kinh tế.
Vo & ctg. GMM/Z-Score/ tài chính 3071 ngân Tài chính toàn diện làm
(2021) toàn diện, cho vay, quy mô hàng ở các tăng sự ổn định ngân hàng.
ngân hàng, doanh thu hoạt nước Châu Á/
động, chỉ số K, ROA và sức 2008 - 2017
mạnh thị trường, tốc độ tăng
GDP bình quân đầu người và
tăng trưởng kinh tế.
Alvi & ctg. GMM/Z-Score/ tài chính 88 ngân hàng Tài chính toàn diện sẽ tăng
(2020) toàn diện, tỷ lệ chi phí trên ở 4 quốc gia cường sự ổn định của ngân
thu nhập, tỷ suất lợi nhuận trong khu vực hàng trên các nền kinh tế
ròng, tỷ lệ vốn vay trên tài Nam Á /2012 của khu vực Nam Á.
sản, tỷ lệ dự phòng rủi ro cho - 2018
vay, tổng tài sản, tăng trưởng
kinh tế, lạm phát, lãi suất
thực.
Neaime & GMM - GLS/Z-Score/ tài Các ngân Tài chính toàn diện làm
Gaysset chính toàn diện, GDP, lạm hàng ở 8 nước tăng sự ổn định ngân hàng.
(2018)
59

phát, bất bình đẳng thu nhập, Mena/2002 -


độ mở thương mại 2015
Al-Smadi FMOLS/Z-Score, tài chính Các ngân Tài chính toàn diện ảnh
(2018) toàn diện, tín dụng, Bất bình hàng ở hưởng xấu đến ổn định
đẳng thu nhập, hội nhập tài Jordan/2006- ngân hàng.
chính, khủng hoảng tài chính 2017
Amatus & GMM/Z-Score/ tài chính ngân hàng ở Tài chính toàn diện được đo
Alireza toàn diện, Tiền gửi, cho vay, 35 quốc gia bằng chỉ tiêu tiền gửi của
(2015) lạm phát, tăng trưởng GDP trong khu vực các NHTM làm giảm ổn
bình quân đầu người, khủng sub-Saharan định tài chính. Trong khi
hoảng tài chính. Africa/2004 - đó, dư nợ cho vay của các
2012 NHTM có vai trò làm tăng
ổn định tài chính.
Danisman GMM/Z-Score/ tài chính 4168 ngân Áp dụng kỹ thuật số trong
& Tarazi toàn diện, quy mô ngân hàng, hàng ở 28 hoạt động thanh toán có tác
(2020) tỷ lệ cho vay, tỷ lệ tiền gửi, nước EU/ động gia tăng mức ổn định
lạm phát, tăng trưởng kinh tế. 2010-2017 đối với ngành ngân hàng
khi thực hiện tài chính toàn
diện.
Kouki & GMM/ tài chính toàn diện, 38 ngân hàng Tài chính toàn diện có tác
ctg. (2020) quy mô ngân hàng, sức mạnh ở African động làm giảm ổn định
vốn, mức độ thanh khoản, /2005-2014 ngân hàng.
chất lượng quy định, môi
trường kinh doanh, đa dạng
hóa thu nhập, pháp quyền,
cạnh tranh, GDP bình quân
đầu người, lạm phát.
Feghali & GMM/Z-Score, NPL, 140 quốc gia/ Tài chính toàn diện được đo
ctg. (2021) ROA/cạnh tranh, tốc độ tăng 2011 bằng các khoản thanh toán
trưởng GDP, lạm phát, chỉ số và tài khoản tiết kiệm có tác
quản trị, độ mở tài chính, động trung lập hoặc thuận
60

tổng dân số, tập trung ngân chiều đến sự ổn định tài
hàng, biến động giá thị chính, trong khi tiếp cận tín
trường chứng khoán… dụng có thể làm giảm sự ổn
định tài chính.

2.7.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chất lượng thể chế đến ổn định
ngân hàng
Một số nghiên cứu gần đây cung cấp bằng chứng cho thấy chất lượng thể chế ảnh hưởng
đến sự ổn định của ngân hàng. Ảnh hưởng này được giải thích bởi những lý giải nhau. Thứ
nhất, một môi trường có chất lượng thể chế tốt làm giảm các vấn đề liên quan đến bất cân
xứng thông tin (Cohen & ctg., 1983; Ho & Michaely, 1988) và chi phí giao dịch (Jude &
Levieuge, 2015), vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng (Qu & ctg., 2018).
Vấn đề thông tin bất cân xứng thường được coi là một trở ngại đáng kể trong việc chuyển tiền
từ người tiết kiệm sang người vay (Lindset & ctg., 2014; Miller, 2015; Neyer, 2004). Ví dụ,
Nguyen & ctg. (2018) đã ghi nhận rằng chất lượng thể chế tốt hơn dẫn đến mức tín dụng cao
hơn trong hệ thống ngân hàng ở các nền kinh tế mới nổi từ năm 2002 đến năm 2013, nhờ
giảm bớt các hạn chế từ thông tin bất cân xứng và chi phí giao dịch. Trong bối cảnh này, nếu
vấn đề thông tin bất cân xứng trở nên ít trầm trọng hơn, các NHTM sẽ ít có khả năng cung
cấp các khoản vay cho những người đi vay có uy tín tín dụng kém, và những người đi vay
cũng sẽ ít tham gia vào các dự án rủi ro hơn. Do đó, giảm bất cân xứng thông tin thông qua
cải thiện chất lượng thể chế có thể hạn chế rủi ro đạo đức và giảm hành vi rủi ro của các
NHTM, từ đó ổn định ngân hàng (Cohen & ctg., 1983; Ho & ctg., 2019). Thứ hai, các tài liệu
cụ thể chỉ ra rằng chất lượng thể chế tốt hơn tạo ra một chính sách kinh tế vĩ mô hiệu quả hơn,
bao gồm cả các quy định về ngân hàng (Nguyen & ctg., 2018; Su & ctg., 2019). Do đó, các
nhà quản lý ngân hàng sẽ cẩn thận hơn trong việc cung cấp tín dụng cho những người đi vay
có mức độ tín nhiệm tốt hơn để đáp ứng các quy định. Thứ ba, chất lượng thể chế tốt hơn
được tranh luận với ít bất ổn hơn trong các hệ thống kinh tế vĩ mô như các chính sách kinh tế
vĩ mô thận trọng (Strobel & ctg., 2018). Ngoài ra, sự ổn định chính trị có thể cải thiện các
điều khoản cho vay và do đó làm giảm rủi ro đạo đức của người đi vay và giảm các vụ vỡ nợ.
Francis & ctg. (2014) cung cấp bằng chứng từ thị trường cho vay hợp vốn, cho thấy sự không
chắc chắn về chính trị làm tăng chi phí cho các khoản vay ngân hàng.
61

Hơn nữa, thể chế chính trị vững chắc có thể ảnh hưởng làm tăng tính minh bạch và cởi mở
của doanh nghiệp (Bushman & Piotroski, 2006). Điều này có thể cải thiện số lượng và độ
chính xác của thông tin người vay. Kết quả là, các ngân hàng có thể giảm bớt sự lựa chọn bất
lợi và định giá các khoản vay hiệu quả hơn. Tóm lại, bất kỳ sự cải thiện chất lượng thể chế
nào cũng sẽ làm giảm đáng kể rủi ro tín dụng và rủi ro vỡ nợ, giúp ngân hàng hoạt động ổn
định hơn. Tuy nhiên, chất lượng thể chế ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng còn phụ thuộc vào
các khía cạnh của nó. Chẳng hạn trong nghiên cứu của Boulanouar & ctg. (2021) ở 76 ngân
hàng trên các thị trường GCC trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2013 cho thấy ngoại trừ
biến quy tắc, ba biến thể chế khác (chất lượng quy định, hiệu quả chính phủ và chỉ số cảm
nhận tham nhũng CPI) được phát hiện làm giảm mức độ ổn định tài chính của khu vực ngân
hàng GCC. Bektas & ctg. (2022) điều tra mối quan hệ của chất lượng thể chế, tôn giáo và chu
kỳ kinh tế với sự ổn định của 254 ngân hàng, bao gồm các ngân hàng hồi giáo, ngân hàng
thông thường ở chín quốc gia QISMUT +3. Kết quả cho thấy các biến số về chất lượng thể
chế bao gồm tự do tài chính, tiếng nói và trách nhiệm giải trình, nhà nước pháp quyền và sự
ổn định chính trị gia tăng mức độ ổn định của ngân hàng, trong khi đó các biến chất lượng thể
chế khác như tự do kinh tế, hiệu quả của chính phủ và tham nhũng làm giảm mức độ ổn định
của ngân hàng.
Ở khía cạnh khác, nghiên cứu của Essid & ctg. (2014) ở 52 quốc gia mới nổi và /hoặc
đang phát triển từ năm 1996 đến năm 2009 cho thấy sự bất ổn định của ngân hàng có liên
quan rộng rãi với nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô, tài chính và đặc biệt là thể chế. Việc tăng cường
chất lượng thể chế là điều kiện thiết yếu để đảm bảo sự ổn định của hoạt động ngân hàng. Ổn
định chính trị, tiếng nói và trách nhiệm giải trình, tôn trọng quy định và luật pháp là những
đặc điểm thể chế được tìm thấy có liên quan đến ổn định ngân hàng. Demirgüç-Kunt &
Detragiache (2005) giải thích sự xuất hiện của các cuộc khủng hoảng ngân hàng có thể được
giải thích bằng sự lan rộng của tham nhũng, chất lượng thực thi pháp luật kém hoặc những
điểm yếu của hệ thống pháp luật. Các yếu tố này có tương quan nghịch với hiệu quả của việc
giám sát an toàn hệ thống ngân hàng. Do đó, chất lượng giám sát an toàn kém sẽ tạo cơ hội
lớn hơn cho rủi ro đạo đức và hậu quả là nhiều rủi ro hơn cho các cuộc khủng hoảng ngân
hàng. Các yếu tố thể chế đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thích các cuộc khủng
hoảng ngân hàng.
Một khía cạnh của thể chế, phản ánh chất lượng thể chế được các nghiên cứu trên thế giới
đặc biệt quan tâm: tham nhũng. Tham nhũng thường gắn liền với quản lý kém và chất lượng
62

thể chế (Asiedu, 2003; Diaby & Sylwester, 2015; Méndez & Sepúlveda, 2006). Tham nhũng
là "lạm dụng cơ quan công quyền hoặc công ty để trục lợi" (Bhargava, 2005). Mức độ tham
nhũng cao hơn làm gián đoạn các quyết định đầu tư và cho vay của ngân hàng, làm giảm khả
năng sinh lời và sự ổn định của ngân hàng, và cuối cùng là gây bất ổn cho ngành ngân hàng
(Toader & ctg., 2018). North (1990) cho thấy hạn chế tham nhũng là cách đảm bảo ổn định
trong các hoạt động của các doanh nghiệp, và thúc đẩy phát triển kinh tế hiệu quả. Với tư cách
là một chủ thể xã hội, một hành vi xã hội, chủ thể - chính quyền và hành vi tham nhũng cũng
được duy trì sự vận hành, hoạt động bởi khung khổ chung do các thực thể của thể chế tạo
thành. Nhiều nghiên cứu cho thấy tham nhũng ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng,
như: Toader & ctg. (2018) thực hiện nghiên cứu về 144 ngân hàng tại 40 nền kinh tế đang
phát triển cho thấy mức độ tham nhũng thấp hơn tác động xấu đến sự ổn định của ngân hàng
và có liên quan đến giảm tổn thất và tăng trưởng tín dụng. Demirgüç-Kunt & Detragiache
(1998) và Demirgüç-Kunt & Detragiache (2005) cho rằng sự xuất hiện của các cuộc khủng
hoảng ngân hàng có thể được giải thích bởi sự yếu kém trong hệ thống pháp luật, làm xuất
hiện tình trạng tham nhũng tràn lan. Đồng quan điểm trên, Mongid (2007) cũng chỉ ra rằng
các yếu tố thể chế đóng một vai trò thiết yếu trong việc giải thích các cuộc khủng hoảng ngân
hàng. Wei (1999) cho rằng tham nhũng có thể ảnh hưởng xấu đến việc phân bổ tín dụng bằng
cách làm tăng bất cân xứng thông tin giữa người đi vay và người cho vay, dẫn đến lãi suất
cho vay cao hơn bình thường. Park (2012) đã đánh giá tác động của tham nhũng đối với sức
khỏe của ngành ngân hàng bằng cách sử dụng bộ dữ liệu quốc tế của 70 quốc gia trong giai
đoạn 2002-2004. Kết quả cho thấy tham nhũng có thể liên quan đến tỷ lệ nợ xấu cao hơn trong
lĩnh vực ngân hàng, đồng nghĩa với lợi nhuận thấp hơn và rủi ro lớn hơn đối với lĩnh vực ngân
hàng. Tương tự, Chen & ctg. (2015) đã đánh giá tác động của tham nhũng đối với việc chấp
nhận rủi ro của ngân hàng. Họ đã thu thập dữ liệu từ 1200 ngân hàng từ 35 quốc gia mới nổi
trong giai đoạn 2000-2012. Họ nhận thấy rằng hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng có liên
quan đến tham nhũng, một quốc gia có mức độ tham nhũng càng cao thì mức độ rủi ro của
các ngân hàng càng cao. Cùng quan điểm trên, Canh & ctg. (2021) khi nghiên cứu ở 56 quốc
gia trong giai đoạn 2002 – 2015 cũng cho thấy việc nâng cao chất lượng thể chế có tác động
làm giảm rủi ro hệ thống một cách đáng kể. Do đó, trong nghiên cứu của mình tại 730 ngân
hàng ở 19 quốc gia mới nổi trong giai đoạn 2011 – 2016, Uddin & ctg. (2020) đã khuyến nghị
nâng cao chất lượng thể chế thông qua việc tăng cường hiệu lực của chính phủ, kiểm soát
tham nhũng và cải thiện lòng tin của các đại lý cũng như quy tắc luật pháp sẽ rủi ro ngân hàng
63

và cải thiện sự ổn định của ngân hàng. Ngoài ra, tình trạng tham nhũng làm tăng phân bổ vốn
ngân hàng từ các dự án tiêu chuẩn sang các dự án phá hoại và làm suy yếu tính lành mạnh của
các ngân hàng cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Các kết luận tương tự cũng được tìm
thấy trong (Weill, 2011b; Zheng & ctg., 2013). Tuy nhiên, Lalountas & ctg. (2011) chỉ ra rằng
tham nhũng cũng có thể làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng trong ngắn hạn, trong khi về lâu
dài, cần phải xem xét một số yếu tố khác như khả năng trả nợ. Mauro (1995) chỉ ra rằng tham
nhũng không nhất thiết làm gia tăng các khoản nợ xấu vì ngay cả những người đi vay giỏi
cũng có thể hối lộ các nhân viên cho vay để đẩy nhanh các khoản vay và bỏ qua quy trình phê
duyệt khoản vay. Ngoài tham nhũng là một khía cạnh của chất lượng thể chế, các quy định
đối với hoạt động ngân hàng cũng ảnh hưởng đến tính ổn định của ngân hàng (Bermpei &
ctg., 2018). Nghiên cứu của Asteriou & ctg. (2021) ở 326 ngân hàng từ 19 quốc gia Eurozone
trong giai đoạn 2005 – 2018 chỉ ra các quy định có ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng nhưng
mức độ ảnh hưởng nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng loại hình quy định khác nhau. Do đó,
trong nghiên cứu của mình North (1990) đã nhấn mạnh việc kiểm soát tham nhũng để đạt
được chất lượng thể chế tốt, có như thế mới đảm bảo được các hoạt động kinh tế diễn ra bình
thường.
Tổng hợp các lược khảo các nghiên cứu (bảng 2.2) cho thấy chất lượng thể chế đóng vai
trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. Theo
đó, nâng cao chất lượng thể chế góp phần tăng tính ổn định cho hệ thống ngân hàng.
Bảng 2. 2. Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chất lượng thể chế
đến ổn định ngân hàng
Tác giả Phương pháp/biến phụ Quốc gia/giai Kết quả
thuộc/ biến độc lập đoạn
Canh & ctg. OLS/Zscoe, Nợ xấu/chất lượng Các ngân hàng của Chất lượng thể chế
(2021) thể chế, thanh khoản, vốn ngân 56 quốc gia/2002 - làm giảm rủi ro hệ
hàng, đa dạng hóa thu thập, tập 2015. thống ngân hàng.
trung ngân hàng, tín dụng, tốc
độ tăng trưởng GDP, đầu tư trực
tiếp, độ mở thương mại, cạnh
tranh.
64

Boulanouar GMM/ DD (distance-to default) 76 ngân hàng trên Biến chất lượng quy
& ctg. và PD (Probability of default)/ các thị trường định, hiệu quả chính
(2021) dự phòng, tổng chi phí hoạt GCC/2000 - 2013 phủ và chỉ số CPI có
động/tổng thu nhập hoạt động, ảnh hưởng thuận
thanh khoản, cho vay, đa dạng chiều đến sự ổn định
hóa thu nhập, quy mô, ROA, tài chính của khu
ROE, vốn chủ sở hữu trên tổng vực ngân hàng
tài sản, tỷ lệ vốn, chất lượng thể GCC.
chế, tăng trưởng kinh tế và lạm Biến quy tắc ảnh
phát. hưởng ngược chiều
đến sự ổn định các
ngân hàng GCC.
Asteriou & GMM/ Tỷ suất lợi nhuận trên 326 ngân hàng từ Tham nhũng và sự
ctg. (2021) tài sản trung bình, (ROAA), Tỷ 19 quốc gia minh bạch có ảnh
suất lợi nhuận trên vốn chủ sở Eurozone/2005 - hưởng ngược chiều
hữu trung bình (ROAE) và Biên 2018 đến sự ổn định của
lãi ròng (NIM), Z-score/ chỉ số ngân hàng.
tự do kinh tế, Tham nhũng, Quy Quy định có liên
định ngân hàng và giám sát quan đến ổn định.
ngân hàng, tăng trưởng GDP
bình quân đầu người, lạm phát
và thất nghiệp
Uddin & GMM/Z-Score/ tổng tài sản, dự 730 ngân hàng từ Hiệu lực của chính
ctg. (2020) phòng rủi ro, đa dạng hóa thu 19 quốc gia mới phủ, kiểm soát tham
nhập, thu nhập cá nhân, lạm nổi/2011 - 2016 nhũng cải thiện sự
phát ổn định của ngân
hàng.
Balutel GMM/xác suất xảy ra khủng 48 nước/ 2003 - Tham nhũng cao,
(2020) hoảng ngân hàng/ chất lượng 2013 bất ổn chính trị và
thể chế, lạm phát, tăng trưởng chất lượng quản lý
thấp là nguyên nhân
65

GDP bình quân đầu người, tự dẫn đến các cuộc


do hóa tài chính và cạnh tranh. khủng hoảng ngân
hàng
Chen & GMM/Z-Score/ Tham nhũng, 1200 ngân hàng Mức độ tham nhũng
Chen (2018) trưởng kinh tế, lạm phát, CSTT, tại 35 nền kinh tế cao hơn làm gia tăng
bảo hiểm tiền gửi, quy mô ngân Central và Eastern hành vi chấp nhận
hàng, thanh khoản, tốc độ tăng Europe, Latin rủi ro của các ngân
trưởng tài sản, quy định… America, và Asia hàng
mới nổi/2000 -
2012
Toader & GMM/Z-Score/quy mô ngân 144 ngân hàng tại Mức độ tham nhũng
ctg. (2018) hàng (tổng tài sản), cấu trúc 40 nền kinh thấp hơn có tác động
vốn, cấu trúc tài sản, tăng tế/2005 - 2012 làm tăng sự ổn định
trưởng kinh tế và lạm phát. của ngân hàng.
Bermpei & GMM/Z-Score, Quy định về 1052 NHTM hoạt Ổn định ngân hàng
ctg. (2018) vốn (CS), Quyền giám sát chính động tại 69 nền phụ thuộc vào chất
thức, Giám sát tư nhân, Hạn chế kinh tế mới nổi và lượng thể chế và các
hoạt động, chất lượng thể chế, đang phát quy định ngân hàng.
banksize, dự phòng rủi ro cho triển/2004-2013 Theo đó, chất lượng
vay, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên thể chế có tác động
tổng tài sản, cho vay, cạnh gia tăng mức độ ổn
tranh, tốc độ tăng trưởng kinh tế định của hệ thống
và lạm phát. ngân hàng
Bektas & Phương pháp luận/Z-Score, tự 254 ngân hàng ở 9 Chất lượng thể chế
ctg. (2022) do tài chính, tự do kinh tế, quốc gia bao gồm tự do tài
khuôn khổ pháp lý, tôn giáo, QISMUT+ 3, chính, tiếng nói và
lòng tin con người và các chỉ số trách nhiệm giải
trong bộ chỉ số quản trị toàn trình, nhà nước pháp
cầu. quyền và sự ổn định
chính trị làm tăng sự
ổn định của ngân
66

hàng, trong khi đó


các biến chất lượng
thể chế khác như tự
do kinh tế, hiệu quả
của chính phủ và
tham nhũng làm
giảm sự ổn định của
ngân hàng.

2.7.3. Các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của chất lượng thể chế đối với
tác động của tài chính toàn diện đến ổn định ngân hàng
Một số nghiên cứu gần đây bắt đầu chú ý đến ảnh hưởng của chất lượng thể chế đến mối
quan hệ giữa ổn định ngân hàng và các yếu tố khác như cạnh tranh, hiệu quả ủy ban kiểm
toán, hay hiệu quả quản trị rủi ro. Chẳng hạn, nghiên cứu của Nguyen (2022a) ở 96 ngân hàng
thương mại ASEAN giai đoạn 2002 - 2018 chỉ ra mối quan hệ giữa sự ổn định của ngân hàng
và hiệu quả của ủy ban kiểm toán phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng thể chế của mỗi quốc
gia. Điều này có nghĩa là việc cải thiện chất lượng thể chế thông qua các kênh như nâng cao
hiệu lực của chính phủ, ổn định chính trị và không có bạo lực, chất lượng quản lý và pháp
quyền sẽ giúp gia tăng vai trò của ủy ban kiểm toán trong việc duy trì sự ổn định của ngân
hàng. Nghiên cứu của Tandelilin & Hanafi (2021) lại chỉ ra vai trò của chất lượng thể chế
trong việc giảm thiểu tác động ngược chiều của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng khi nghiên
cứu 427 NHTM ở Châu Á trong giai đoạn 2011 – 2017. Nguyen & Dang (2022) chỉ ra rằng
hiệu quả quản trị rủi ro ảnh hưởng ngược chiều đến rủi ro ngân hàng và mối quan hệ này
mạnh mẽ hơn ở các quốc gia có chất lượng thể chế cao hơn. Điều này chỉ ra rằng quản trị rủi
ro có thể ngăn ngừa rủi ro ngân hàng hiệu quả hơn ở các quốc gia có chất lượng thể chế tốt
hơn. Hou & Wang (2016) khám phá tác động của chất lượng thể chế đối với sự đánh đổi giữa
thị trường hóa và sự ổn định của ngân hàng. Theo đó, nâng cao chất lượng thể chế có thể làm
giảm ảnh hưởng bất lợi của thị trường hóa ngân hàng đối với sự ổn định của ngân hàng.Van
Duuren & ctg. (2020) sử dụng mô hình bảng tác động cố định trên dữ liệu của 110 quốc gia
trong giai đoạn 2011 cho thấy tính minh bạch của ổn định tài chính làm tăng mức độ ổn định
tài chính ở các quốc gia có chất lượng thể chế tốt.
67

Tuy nhiên, lược khảo nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của chất lượng thể chế đến tác động
của tài chính toàn diện lên ổn định ngân hàng, có rất ít nghiên cứu xem xét. Gần đây nhất là
nghiên cứu của Saha & Dutta (2022) điều tra ảnh hưởng của chất lượng quản trị trong tác
động qua lại giữa tài chính toàn diện và ổn định tài chính ở 84 nền kinh tế trong thời gian từ
2004 – 2017, cho thấy chất lượng quản trị đóng một vai trò rất quan trọng trong việc loại bỏ
sự đánh đổi và tăng cường sức mạnh tổng hợp giữa tài chính toàn diện và ổn định ngân hàng.
Một nghiên cứu khác của Ahamed và Mallick (2019) cũng cho thấy chất lượng thể chế có vai
trò lớn trong mối quan hệ giữa tài chính toàn diện và ổn định ngân hàng ở 87 quốc gia trên
thế giới trong giai đoạn 2004 - 2012. Theo đó, quốc gia nào có chất lượng thể chế tốt, mức độ
ổn định ngân hàng càng được giữ vững và gia tăng khi quốc gia đó thực hiện chiến lược tài
chính toàn diện.
2.7.4. Khoảng trống nghiên cứu
Qua lược khảo các nghiên cứu, luận án rút ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất, qua việc tổng hợp các tài liệu nghiên cứu thực nghiệm trước đây về tác động
của tài chính toàn diện đến ổn định ngân hàng, có thể thấy rằng vấn đề này chưa thực sự được
nghiên cứu đúng mức và đầy đủ ở các nước ASEAN, mặc dù nơi đây trong thời gian qua đã
có sự phát triển đáng kể, thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Mẫu nghiên
cứu của các học giả tập trung nhiều vào các nền kinh tế mới nổi, Châu Âu với đặc thù văn
hóa – xã hội, kinh tế, chính trị không giống như các nước Đông Nam Á. Ở ASEAN mức độ
bao phủ tài chính giống nhau với co cấu độ tuổi tương đồng, nền kinh tế dựa vào ngân
hàng là chủ yếu, chứ không phải dựa vào hệ thống tài chính. Do đó, các kết luận tìm thấy
từ mẫu các nước trên có thể không phù hợp để áp dụng tại ASEAN. Bên cạnh đó, quan điểm
của các nhà kinh tế học lẫn các chuyên gia tài chính thế giới về tác động của tài chính toàn
diện lên ổn định ngân hàng lại không thống nhất với nhau, trái chiều nhau. Do đó, sự mở rộng
tài chính toàn diện trong nền kinh tế có gia tăng hay giảm đi mức độ ổn định ngân hàng là vấn
đề cần phải được kiểm định ở lại các nước ASEAN để có câu trả lời xác đáng hơn. Điều này
dẫn đến nhu cầu cần đánh giá lại tác động của tài chính toàn diện đến ổn định ngân hàng trong
bối cảnh hiện tại, cũng chính là một trong các khoảng trống nghiên cứu của luận án.
Thứ hai, luận án bổ sung vào các tài liệu hiện tại về tác động của chất lượng thể chế bằng
cách tìm hiểu xem liệu chất lượng thể chế tốt có làm gia tăng mức độ ổn định của ngân hàng
hay không. Cùng với bằng chứng thực nghiệm về tác động của chất lượng thể chế đến nền
68

kinh tế của Uddin & ctg. (2020), kết quả của luận án đóng góp bằng cách giải thích rằng chất
lượng thể chế có tác động làm tăng mức độ ổn định ngân hàng ở các nước ASEAN.
Thứ ba, cùng với nghiên cứu của Ahamed & Mallick (2019) và Saha & Dutta (2022), luận
án bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của chất lượng thể chế đến tác động
của tài chính toàn diện lên ổn định ngân hàng. Kết quả cho thấy chất lượng thể chế có ảnh
hưởng quan trọng trong việc cải thiện tác động của tài chính toàn diện lên ổn định ngân hàng
theo hướng thuận chiều. Mặc dù, luận án có nhiều điểm tương đồng với nghiên cứu của
Ahamed & Mallick (2019) và (Saha & Dutta, 2022), nhưng trong nghiên cứu này luận án có
một số điểm khác sau:
- Về các biến sử dụng trong mô hình: luận án sử dụng nhiều chỉ số đo lường ổn định
ngân hàng để làm tăng thêm tính vững cho kết quả nghiên cứu. Hơn nữa, về mặt xây
dựng các biến trong mô hình, nghiên cứu này mở rộng thêm tài liệu của Ahamed &
Mallick (2019) và Saha & Dutta (2022) ở biến tài chính toàn diện bằng cách bổ sung
thêm hai khía cạnh: tỷ lệ tín dụng tư nhân trên GDP và tỷ lệ tiền gửi cá nhân trên GDP,
điều này giúp phản ánh đúng và đầy đủ hơn về tài chính toàn diện.
- Về mặt phương pháp, để kiểm tra tính vững của kết quả nghiên cứu, luận án bổ sung
thêm một phương pháp khác là gắn giá trị bằng 1 với quốc gia có chất lượng thể chế
trên mức trung bình và giá trị bằng 0 đối với quốc gia có chất lượng thể chế dưới mức
trung bình khi xây dựng biến tương tác giữa tài chính toàn diện và chất lượng thể chế.
Bên cạnh đó, luận án có bước phát triển mới so với Ahamed & Mallick (2019) và Saha
& Dutta (2022) là luận án còn đánh giá ảnh hưởng của từng khía cạnh của chất lượng
thể chế: kiểm soát tham nhũng, ổn định chính trị, nhà nước pháp quyền, chất lượng
quy định, hiệu quả chính phủ, và tiếng nói và trách nhiệm giải trình lên tác động của
tài chính toàn diện lên ổn định ngân hàng. Đây là cơ sở để luận án hàm ý các chính
sách cụ thể và chính xác hơn.

Cuối cùng, qua lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm, luận án nhận thấy các nghiên cứu
về tài chính toàn diện, chất lượng thể chế, và ổn định ngân hàng ở các nước ASEAN còn
tương đối hạn chế, trong khi đó các nước ASEAN có tầm ảnh hưởng quan trọng đến các nước
trên thế giới.
69

2.8. KHUNG PHÂN TÍCH


Dựa vào cơ sở lý thuyết nền và các nghiên cứu trước đã thực hiện trên thế giới, luận án
tóm tắt khung phân tích như hình 2.2.
Với mục tiêu tổng quát là đánh giá ảnh hưởng của chất lượng thể đối với tác động của tài
chính toàn diện lên ổn định ngân hàng, đầu tiên luận án sẽ kiểm định tác động của tài chính
toàn diện đến ổn định ngân hàng (mũi tên 1).

Kinh tế vĩ mô
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế
- Lạm phát
4

3 1
Tài chính toàn Ổn định ngân
Chất lượng
diện hàng 5
Thể chế

5
2
Đặc điểm ngân hàng
Quy mô, đa dạng hóa thu
nhập, tỷ lệ cho vay, cạnh
tranh, chất lượng quản lý,
quy mô vốn.

Hình 2.2. Khung phân tích vấn đề nghiên cứu

Tài chính toàn diện tác động đến ổn định ngân hàng có thể theo hai hướng khác nhau,
thuận chiều hoặc ngược chiều. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, chiều hướng thuận chiều
được kỳ vọng. Thứ hai, luận án tiếp tục kiểm định tác động của chất lượng thể chế đến ổn
định ngân hàng, theo đó chiều hướng thuận chiều được kỳ vọng (mũi tên số 2). Cuối cùng,
luận án tiến hành kiểm định ảnh hưởng của chất lượng thể đối với tác động của tài chính toàn
diện đến ổn định ngân hàng (mũi tên 3) với kỳ vọng chất lượng thể chế có ảnh hưởng tốt, điều
chỉnh tác động trên. Ngoài ra, các biến kinh tế vĩ mô, đặc điểm ngân hàng cũng được xem xét
(mũi tên 4,5) trong mô hình.
70

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Ở nội dung chương 2, luận án lần lượt trình bày các lý thuyết về ổn định ngân hàng, tài
chính toàn diện, chất lượng thể chế, tác động của tài chính toàn diện, của chất lượng thể chế
lên ổn định ngân hàng và ảnh hưởng của chất lượng thể chế đối với tác động của tài chính
toàn diện lên ổn định ngân hàng. Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan các vấn
đề trên cũng được luận án thực hiện trong chương này, nhằm tìm ra các khe hở mà luận án có
thể lấp đầy. Các lược khảo được trình bày tương ứng theo từng mục tiêu cụ thể. Từ đó, khung
phân tích được thiết lập, thể hiện khái quát hướng nghiên cứu của luận án.
71

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm, chương 3 thiết lập các giả thuyết nghiên
cứu và xây dựng các mô hình nghiên cứu thực nghiệm. Phương pháp SGMM và các kiểm
định AR2, Hansen được đề xuất để đánh giá tác động của tài chính toàn diện, của chất lượng
thể chế lên ổn định ngân hàng và ảnh hưởng của chất lượng thể chế đối với tác động của tài
chính toàn diện lên ổn định ngân hàng.
Dữ liệu nghiên cứu của luận án là các dữ liệu thứ cấp được trích xuất từ các nguồn dữ liệu
tin cậy như nguồn dữ liệu của Ngân hàng thế giới (World Bank), Quỹ tiền tệ quốc tế
(International Monetary Fund – IMF). Nghiên cứu đã trích xuất dữ liệu của 8 nước ASEAN
trong giai đoạn 2010 - 2020.
Cấu trúc chương 3 gồm ba phần: Phần 1 là giả thuyết nghiên cứu, phần 2 là mô hình nghiên
cứu, các biến và dữ liệu nghiên cứu; phần 3 trình bày phương pháp ước lượng, và các kiểm
định đề xuất, cụ thể:
3.1. GIẢ THUYẾT
Từ góc độ lý thuyết cho thấy tài chính toàn diện hơn làm tăng nguồn cung tín dụng ngân
hàng nhờ nó có thể giảm thiểu các thông tin không rõ ràng, tiết kiệm chi phí giao dịch, do đó
khả năng tiếp cận tín dụng của các chủ thể trong nền kinh tế sẽ tương đối dễ dàng hơn. Nhờ
đó, với nguồn cung cấp tín dụng ngày càng tăng, người đi vay sẽ có được các hợp đồng cho
vay thuận lợi, điều này rất quan trọng để hạn chế các trường hợp vay nóng ở các tổ chức bên
ngoài, từ đó nâng cao sự ổn định của ngân hàng vì xác suất vỡ nợ của người đi vay giảm
xuống. Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại, cùng các nghiên cứu thực nghiệm của (Ahamed
& Mallick, 2019; Alam Siddik & Kabiraj, 2018; Sakarombe, 2018; Vo & ctg., 2021) cũng chỉ
ra rằng, thực hiện tài chính toàn diện sẽ giúp ngân hàng tăng cơ sở tiền gửi tiết kiệm và đa
dạng hóa danh mục cho vay của mình, từ đó giúp ngân hàng gia tăng mức độ ổn định. Hơn
nữa, một số nghiên cứu gần đây cho thấy tài chính toàn diện còn có nhiều lợi ích đối với sự
phát triển của nền kinh tế như: giảm bất bình đẳng thu nhập và nghèo đói (Beck & ctg., 2007;
Burgess & Pande, 2005); tăng việc làm (Prasad, 2010); cải thiện sức khỏe của nền kinh tế
(Angelucci & ctg., 2013; Karlan & Zinman, 2010). Ví dụ: sử dụng dữ liệu cấp nhà nước ở Ấn
Độ, Burgess & Pande (2005) nhận thấy rằng việc mở rộng chi nhánh ngân hàng ở khu vực
nông thôn có tác động đáng kể đến công cuộc xóa đói giảm nghèo. Tương tự, nghiên cứu của
Bruhn & Love (2014) cung cấp bằng chứng từ Mexico cho thấy rằng việc tạo điều kiện tiếp
72

cận tài chính tốt làm cho người nghèo có cuộc sống tốt hơn, đóng góp vào công cuộc xóa đói
giảm nghèo của quốc gia. Prasad (2010) quan sát thấy rằng hạn chế về tài chính đối với các
doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ làm giảm việc làm, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Vậy rõ
ràng nếu các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn chính thức từ ngân hàng với mức chi phí
hợp lý, các doanh nghiệp sẽ mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, dẫn đến gia tăng
việc làm cho người dân. Hay trong một nghiên cứu về những người đi vay của Compartamos
ở Mexico, Angelucci & ctg. (2013) nhận thấy rằng khả năng tiếp cận tín dụng có tác động
làm tăng sức khỏe của nền kinh tế, biểu hiện qua tác động thuận chiều của tài chính toàn diện
đối với đối với tăng trưởng kinh tế toàn diện và ổn định chính trị xã hội, từ đó có thể dẫn đến
hiệu quả cao hơn trong các trung gian tài chính và sự lành mạnh của các ngân hàng (Cull &
ctg., 2012; Hannig & Jansen, 2010; Khan, 2011).
Nhìn chung, việc cung cấp khả năng tiếp cận tài chính cho người dân được gia tăng, đẩy
mạnh dường như có nhiều tác động thuận lợi đến nhiều khía cạnh của nền kinh tế bao gồm cả
hoạt động ngân hàng. Do đó, để trả lời câu hỏi thứ nhất, luận án đặt giả thuyết như sau:
Giả thuyết 1: Tài chính toàn diện gia tăng mức độ ổn định ngân hàng tại các nước
ASEAN.
Về chất lượng thể chế, tầm quan trọng của chất lượng thể chế đối với ổn định ngân hàng
gần đây đã được thừa nhận và nhận được nhiều quan tâm của một số học giả trong lĩnh vực
này (Ash Demirgüç-Kunt & Huizinga, 1999; La Porta & ctg., 2000; Shleifer & Vishny,
1997). Porta & ctg. (1998) xác nhận rằng các yếu tố thể chế, cụ thể là các quy tắc pháp lý chi
phối, bảo vệ lợi ích của các cổ đông và mức độ thực thi của họ. Thể chế và chất lượng thể chế
tốt sẽ giúp giảm thiểu chi phí giao dịch và các vấn đề về thông tin bất cân xứng, cả hai đều
ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi và hiệu quả kinh tế của các công ty (Gugler & ctg., 2013).
Schiantarelli & ctg. (2016) khẳng định rằng hệ thống chính trị ổn định, pháp quyền và ít tham
nhũng hơn có thể giảm thiểu việc lựa chọn người đi vay sai trái và rủi ro đạo đức cũng như
đảm bảo khả năng trả nợ. Ngược lại, một khuôn khổ pháp lý mong manh với tình trạng trật tự
và luật pháp yếu kém phần lớn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất an toàn của hệ thống
tài chính (Demirgüç-Kunt & Detragiache, 1998). Bên cạnh đó, việc thực thi pháp luật kém
hoặc sự kém hiệu quả của hệ thống tư pháp, dẫn đến việc mở rộng cho vay mà không có sự
kiểm soát chặt chẽ, có thể dẫn đến những rủi ro lớn trong tài chính, ảnh hưởng đến ổn định
của các ngân hàng (Bae & Goyal, 2009; Jappelli & ctg., 2005; Laeven & Majnoni, 2005).
Ngược lại, sự cởi mở và chia sẻ thông tin doanh nghiệp giúp giảm thiểu chi phí tài chính và
73

giúp gia tăng ổn định (Bushman & Piotroski, 2006). Hơn nữa, tham nhũng có thể góp phần
gây ra sự không chắc chắn về tài chính bằng cách làm suy yếu kết quả tài chính của chủ nợ
(Hanousek & ctg., 2019), vi phạm các tiêu chuẩn tín dụng (Bermpei & ctg., 2018), mở rộng
chênh lệch cho vay (Bae & Goyal, 2009) và gia tăng gian lận cho vay cũng có thể dẫn đến
sụp đổ tài chính (Akins & ctg., 2017). Tương tự, Chortareas & ctg. (2012) và Chortareas &
ctg. (2013) cho rằng môi trường chính trị ổn định và không có tham nhũng, sẽ làm gia tăng
hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Do đó, giảm thiểu tham nhũng giúp duy trì chất lượng tín
dụng, khả năng trả nợ và cuối cùng là giảm tỷ lệ vỡ nợ, điều này không thể thiếu để đạt giúp
ngân hàng gia tăng mức độ ổn định (Bermpei & ctg., 2018).
Các nghiên cứu trước đây nhấn mạnh tầm quan trọng của chất lượng của các thể chế trong
việc đảm bảo quyền sở hữu đối với phát triển tài chính và ổn định ngân hàng. Về vấn đề này,
Demirgüç-Kunt & Detragiache (1998) và Bouheni (2014) nhấn mạnh rằng việc tăng cường
khung pháp lý và giám sát cũng như tuân thủ sẽ dẫn đến tăng cường ổn định tài chính ở các
ngân hàng tại châu Âu. Tương tự như vậy, Fang & ctg. (2014) cho rằng sự ổn định của ngân
hàng đã được cải thiện sau những cải cách tài chính và luật pháp, và tái cơ cấu quản trị doanh
nghiệp cho các quốc gia đang chuyển đổi. Ngoài ra, Toader & ctg. (2018) nhận thấy rằng
tham nhũng có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của ngân hàng ở một quốc gia chưa áp dụng bộ
quy tắc quản trị doanh nghiệp hoặc không phải là thành viên của Liên minh Châu Âu. Ngược
lại, Pasiouras & ctg. (2009) lập luận rằng quyền lực của cơ quan giám sát có thể dẫn đến cản
trở hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu cao có thể là do hoạt động giám sát ngân
hàng kém và có thể gây hại cho sự phát triển, ổn định của ngân hàng, và có thể ảnh hưởng
đến tất cả các khía cạnh của hoạt động ngân hàng (Barth & ctg., 2013). Và sự khác biệt về
luật pháp và thể chế (Ash Demirgüç-Kunt & Huizinga, 1999), và thông qua các yếu tố pháp
lý, kiểm soát tham nhũng, quy định và quản trị (Demirgüç-Kunt & Levine, 2001; Dietrich &
Wanzenried, 2011) hoặc hiệu quả tư pháp, và pháp quyền (Naceur & Omran, 2011) có thể
ảnh hưởng đến việc giảm lợi nhuận của các ngân hàng, và mức độ ổn định của các ngân hàng
đó. Như vậy, từ những lập luận trên, để đánh giá tác động của chất lượng thể chế đến ổn định
ngân hàng giả thuyết hai đã được tạo ra như sau:
Giả thuyết 2: Chất lượng thể chế có tác động làm cho mức độ ổn định của các ngân hàng
ASEAN tăng lên.
Bàn về ảnh hưởng của chất lượng thể chế đến tác động của tài chính toàn diện lên ổn định
ngân hàng, hiện nay các nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này là khá ít. Tuy nhiên, rõ ràng
74

với ý nghĩa lý thuyết giao dịch và các nghiên cứu thực nghiệm, cho thấy, chất lượng thể chế
tốt với những quy định rõ ràng, quy tắc được thực hiện nghiêm túc, quyền lợi và tài sản của
người dân được bảo vệ giúp ngân hàng củng cố được niềm tin của người dân. Và, khi niềm
tin được củng cố thì việc sử dụng các DVTC của ngân hàng sẽ gia tăng, ngân hàng sẽ huy
động được một nguồn lớn nguồn vốn bán lẻ, từ đó giúp ngân hàng đảm bảo tính ổn định hơn.
Từ cơ sở lập luận này, và dựa vào nghiên cứu của Ahamed & Mallick (2019) và Saha & Dutta
(2022) để đánh giá ảnh hưởng của chất lượng thể chế đến tác động của tài chính toàn diện lên
ổn định ngân hàng, luận án đưa ra giả thuyết thứ ba như sau:
Giả thuyết 3: Chất lượng thể chế cải thiện tác động của tài chính toàn diện đến ổn định
hệ thống ngân hàng tại các nước ASEAN.
3.2. MÔ HÌNH, CÁC BIẾN VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
3.2.1. Mô hình nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu đặt ra, luận án thực hiện ước lượng lần lượt 2 mô hình sau, cụ
thể:
Để đánh giá tác động của tài chính toàn diện và chất lượng thể chế đến ổn định ngân hàng
ở các nước ASEAN (câu hỏi 1, 2), luận án xây dựng mô hình 3.1 cụ thể như sau:
Mô hình 1: Đánh giá tác động của tài chính toàn diện và chất lượng thể chế đến ổn
định ngân hàng.
Phù hợp với các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng sự ổn định của ngân hàng
như Keeley (1990), Boyd & ctg. (2006), Jiménez & ctg. (2013), và dựa trên nghiên cứu đề
xuất của Ahamed & Mallick (2019) luận án thực hiện ước tính mô hình hồi quy sau đây để
xem xét ảnh hưởng của tài chính toàn diện và chất lượng thể chế đến ổn định của ngân hàng
(3.1)

𝐵𝑆𝑖𝑗𝑡 = 𝛼1 𝐵𝑆𝑖𝑗𝑡−1 + 𝜃1 𝐼𝑁𝑆𝑗𝑡 + 𝛽1 𝐼𝐹𝐼𝑗𝑡 + 𝛾1 ∑ 𝐵𝑖𝑗𝑡 + 𝛿1 ∑ 𝑀𝑗𝑡 + 𝜀𝑖𝑡 (3. 1)

Trong đó, i, j, t, lần lượt là chỉ mục về ngân hàng, quốc gia, và thời gian.
- 𝐵𝑆𝑖𝑗𝑡 là biến phụ thuộc (sự ổn định của ngân hàng) cho ngân hàng i ở quốc gia j tại
thời điểm t.
- 𝐵𝑆𝑖𝑗𝑡−1 là biến trễ của biến phụ thuộc.

- 𝐼𝐹𝐼𝑗𝑡 là biến độc lập thể hiện tài chính toàn diện của quốc gia j tại thời điểm t.
- 𝐼𝑁𝑆𝑗𝑡 là biến độc lập thể hiện chất lượng thể chế của quốc gia j tại thời điểm t
75

- ∑ 𝐵𝑖𝑗𝑡 chứa các biến kiểm soát liên quan đến đặc điểm của ngân hàng i của quốc gia j
trong thời gian t, gồm: quy mô tổng tài sản (SIZE), quy mô vốn vay (LTA), quy mô
vốn chủ sở hữu (ETA), dự phòng rủi ro cho vay (LLPL) đa dạng hóa thu nhập (DIV),
chất lượng quản lý (MAQ) và sức mạnh thị trường (LERN).
- ∑ 𝑀𝑗𝑡 là các biến kiểm soát về kinh tế vĩ mô cấp quốc gia j trong thời gian t, gồm: biến
lạm phát (INF), và tăng trưởng kinh tế (GDP).
- 𝛼, β, γ, và, δ là các tham số ước tính của mô hình, và 𝜀𝑖𝑡 là thuật ngữ sai số còn lại.
Mô hình 2: Đánh giá ảnh hưởng của chất lượng thể chế đến tác động của tài chính toàn
diện đến ổn định ngân hàng tại các nước ASEAN
Tác động của tài chính toàn diện đến ổn định ngân hàng còn phụ thuộc vào chất lượng thế
chế của mỗi quốc gia. Bởi vì các yếu tố như ổn định chính trị, chất lượng quản lý hay quy
định luật phát có thể hạn chế mức độ mà các ngân hàng có thể tham gia vào các hoạt động rủi
ro khi mở rộng tài chính toàn diện. Trong phần này, để đánh giá ảnh hưởng của chất lượng
thể chế đến tác động của tài chính toàn diện đến ổn định ngân hàng (câu hỏi thứ 3), Luận án
sử dụng cách tiếp cận tương tác của (Herrera-Echeverri & ctg., 2014) bằng cách đưa thêm
biến tương tác giữa tài chính toàn diện và chất lượng thể chế của mỗi quốc gia vào mô hình
thứ 3.1, lúc này mô hình thứ 3.1 được viết lại như sau:

𝐵𝑆𝑖𝑗𝑡 = 𝛼1 𝐵𝑆𝑖𝑗𝑡−1 + 𝜃1 𝐼𝑁𝑆𝑗𝑡 + 𝛽1 𝐼𝐹𝐼𝑗𝑡 + 𝛿1 𝐼𝐹𝐼𝑗𝑡 ∗ 𝐼𝑁𝑆𝑗𝑡 + 𝛾1 ∑ 𝐵𝑖𝑗𝑡 + 𝛿1 ∑ 𝑀𝑗𝑡

+ 𝜀𝑖𝑡 (3. 2)
3.2.2. Các biến
3.2.2.1. Ổn định ngân hàng
Chỉ số đầu tiên, theo gợi ý các nghiên cứu trước (mục 2.1.2), được luận án lựa chọn làm
biến đại diện cho sự ổn định ngân hàng là Z-Score. Chỉ số này được sử dụng rộng rãi trong
các nghiên cứu của Čihák & Hesse (2010), Čihák & ctg. (2016), Delis (2012), Goetz (2018)
và Jiménez & ctg. (2013). Chỉ số Z-Score được tính theo công thức 3.3, cụ thể:
𝐸𝑖𝑡
𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡 +
𝑇𝐴𝑖𝑡
𝑍 − 𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒𝑖𝑡 = (3.3)
𝜎𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡
Trong đó, tỷ suất sinh lợi trên tài sản bình quân của ngân hàng tại thời điểm i được chỉ ra
bởi ROA. Ngoài ra, 𝐸𝑖𝑡 /𝑇𝐴𝑖𝑡 được giải thích là tỷ lệ tổng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của
ngân hàng i tại thời điểm t. Cuối cùng, biến động thu nhập phản ánh chiến lược chấp nhận rủi
76

ro của ngân hàng được đo lường bằng độ lệch chuẩn của ROA, được tính bằng độ lệch chuẩn
của lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân trong một thời kỳ. Z-Score càng cao được hiểu là
rủi ro giảm, mức ổn định càng cao. ngân hàng càng ổn định (Beck & ctg., 2013; Louhichi &
ctg., 2020). Hơn nữa, chỉ số này có độ lệch khá cao, do vậy theo gợi ý của Beck & ctg. (2013),
Houston & ctg. (2010) và Laeven & Levine (2009) luận án sử dụng logarit tự nhiên của chỉ
số Z-Score.
Tuy nhiên, việc sử dụng điểm số Z-Score để so sánh có thể dẫn đến kết quả sai lệch vì các
ngân hàng có thể che giấu mức độ rủi ro tương đối trên thị trường của họ (Wu & ctg., 2020).
Do đó, không thể so sánh tuyệt đối mức độ ổn định của các ngân hàng nếu chỉ dựa vào chỉ số
Z-Score. Dựa trên nghiên cứu của Wu & ctg. (2020), luận án sử dụng chỉ số Z-Score hiệu
chỉnh (Z-Score_n) để làm thước đo thứ hai về ổn định ngân hàng. Chỉ số Z-Score_n của các
ngân hàng ở mỗi quốc gia theo công thức (công thức 3.4).
𝑍 − 𝑆𝑐𝑜𝑟𝑒𝑖𝑗𝑡 − 𝑚𝑖𝑛 (𝑍 − 𝑆𝑐𝑜𝑟𝑒𝑗 )
𝑍 − 𝑆𝑐𝑜𝑟𝑒_𝑛𝑖𝑗𝑡 = (3.4)
𝑚𝑎𝑥 (𝑍 − 𝑆𝑐𝑜𝑟𝑒𝑗 ) − 𝑚𝑖𝑛 (𝑍 − 𝑆𝑐𝑜𝑟𝑒𝑗 )
Trong đó max (𝑍 − 𝑆𝑐𝑜𝑟𝑒𝑗 ) và min (𝑍 − 𝑆𝑐𝑜𝑟𝑒𝑗 ) cho biết giá trị điểm Z-Score tối đa và
tối thiểu cho tất cả các ngân hàng ở quốc gia j trong khoảng thời gian lấy mẫu. Giá trị
𝑍𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒_𝑛𝑖𝑗𝑡 cao hơn cho thấy rằng ngân hàng tương đối ổn định hơn / ít rủi ro hơn so với các
đối tác từ các quốc gia khác nhau.
Ngoài ra, luận án sử dụng chỉ số nợ xấu (được xác định bằng tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng
tài sản, ký hiệu NPL), phản ánh rủi ro tín dụng của ngân hàng để đo lường mức độ ổn định
ngân hàng. Theo Richard & ctg. (2008) rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro quan trọng
nhất trong lĩnh vực ngân hàng, đề cập đến rủi ro mà người cho vay có thể không nhận được
tiền gốc và tiền lãi còn nợ, dẫn đến dòng tiền bị gián đoạn và tăng chi phí thu nợ. Tỷ lệ thấp
hơn cho thấy rằng người đi vay của ngân hàng ít có khả năng vỡ nợ đối với các khoản vay
của họ, do đó ngân hàng sẽ hoạt động ổn định hơn (Nguyen, 2022b) Các tài liệu trước đây đã
đồng ý rằng sự đổ vỡ của ngân hàng nói chung và trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008
nói riêng chủ yếu là hậu quả của việc quản lý rủi ro tín dụng yếu kém (Hennie, 2003). Đây là
thước đo truyền thống cho rủi ro tín dụng ngân hàng, được nhiều tác giả sử dụng (Fernández
& ctg., 2016; Guy & Lowe, 2011; Martinez Peria & Schmukler, 2001; Nguyen, 2022b).
3.2.2.2. Tài chính toàn diện
Đối với biến tài chính toàn diện, luận án theo dõi nghiên cứu của Ahamed & Mallick
(2019) sử dụng 3 khía cạnh (gồm 6 chỉ số phụ), cụ thể: Khía cạnh thâm nhập của ngân hàng
77

được xác định bằng tỷ lệ số chi nhánh ngân hàng trên 100.000 người trưởng thành (BBPoP)
và tỷ lệ số ATM trên 100.000 người trưởng thành (ATMPoP ); khía cạnh khả dụng được đo
lường bằng tỷ lệ số chi nhánh ngân hàng trên số 1.000 km2 (BBKM) và tỷ lệ số ATM trên
1.000 km2 (ATMKM)và tỷ lệ tiền gửi trên GDP (ODC) và tỷ lệ tín dụng tư nhân trên GDP
(OLC) được sử dụng để đo lường khía cạnh sử dụng các DVTC của người dân. Các chỉ số
này được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu trước đây (Ahamed & Mallick, 2019; Amidžic
& ctg., 2014; Gupte & ctg., 2012; Lenka & ctg., 2016; Sarma, 2016).
Tuy nhiên, các chỉ số thành phần của tài chính toàn diện, hệ số tương quan của các chỉ số
này khá lớn. Chẳng hạn hệ số tương quan giữa tỷ lệ chi nhánh ngân hàng trên 1.000 km2 và
tỷ lệ ATM trên 1.000 km2 là 0,993 (bảng 3.1). Do đó, nếu đưa tất cả các chỉ số này sử dụng
trong một mô hình có thể sẽ gây ra hiện tượng đa cộng tuyến. Vì vậy, để đánh giá tác động
của tài chính toàn diện lên ổn định ngân hàng, luận án sử dụng kỹ thuật phân tích thành phần
chính (Principal Component Analysis – PCA) để đưa ra chỉ số tổng hợp về tài chính toàn diện.
Bảng 3. 1. Hệ số tương quan giữa các khía cạnh của chỉ số tài chính toàn diện
𝐁𝐁𝐊𝐌𝐣𝐭 𝐀𝐓𝐌𝐊𝐌𝐣𝐭 𝐁𝐁𝐏𝐨𝐏𝐣𝐭 𝐀𝐓𝐌𝐏𝐨𝐏𝐣𝐭 𝐎𝐃𝐂𝐣𝐭 𝐎𝐋𝐂𝐣𝐭
𝐁𝐁𝐊𝐌𝐣𝐭 1,000
𝐀𝐓𝐌𝐊𝐌𝐣𝐭 0,9923* 1,000
𝐁𝐁𝐏𝐨𝐏𝐣𝐭 0,0454 0,0247 1,000
𝐀𝐓𝐌𝐏𝐨𝐏𝐣𝐭 0,0154 0,0206 0,2176* 1,000
𝐎𝐃𝐂𝐣𝐭 0,5535* 0,5617* -0,1088 0,0381 1,000
𝐎𝐋𝐂𝐣𝐭 0,5565* 0,5701* -0,0591 0,0596 0,9706* 1,000
Nguồn: Trích xuất từ phần mềm Stata.16
Các bước thực hiện xác định chỉ số tài chính toàn diện tổng hợp như sau:
Bước 1: Mỗi một chuỗi dữ liệu ban đầu được winsorize để ngăn chặn các giá trị outlier
làm biến dạng chỉ số giữa 0 -1.
Bước 2: Các chỉ số sau khi được winsorize ở bước 1, tiếp tục được chuẩn hóa bằng phương
pháp min – max theo công thức 3.5:
𝑥𝑗𝑘𝑡 −𝑚𝑖𝑛 (𝑥𝑘𝑡 )
𝑥𝑗𝑘𝑡 = (3.5)
𝑚𝑎𝑥(𝑥𝑘𝑡 ) −𝑚𝑖𝑛 (𝑥𝑘𝑡 )
78

𝑥𝑗𝑘𝑡 đại diện cho giá trị chỉ số k của nước j trong năm t, là giá trị sau khi 𝑥𝑗𝑘𝑡 trải qua quá
trình xử lý chuẩn hóa, 𝑚𝑎𝑥 (𝑥𝑘𝑡 ) là giá trị lớn nhất của chỉ số k trong năm t và 𝑚𝑖𝑛 (𝑥𝑘𝑡 ) là
giá trị nhỏ nhất giá trị của chỉ số k trong năm t.
Bước 3: luận án ước tính trọng số của từng chỉ số phụ theo phần mềm Stata 16.
Ước tính trọng số của các chỉ số sau khi được chuẩn hóa từ phương pháp phân tích thành
phần chính (Principal components analysis – PCA).
Bước 4: tạo ra chỉ số tổng hợp tài chính toàn diện bằng công thức sau:
Financial inclusion (IFI) = ∑6𝑖=1 𝑤𝑖𝑗 ∗ 𝑋𝑖 (3.6)
Trong đó:
- 𝑋𝑖 thành phần
- 𝑤𝑖𝑗 gọi là trọng số

Về xử lý dữ liệu bị thiếu, Svirydzenka (2016) đề xuất xử lý bằng một số cách như: nếu dữ
liệu năm sau bị thiếu thì sẽ sử dụng dữ liệu của năm trước đó thay thế, coi dữ liệu là thực sự
bị thiếu, loại trừ chuỗi khỏi chỉ số trung bình khi dữ liệu không có sẵn; coi dữ liệu là 0, giả
định rằng việc không có dữ liệu có nghĩa là thị trường này không tồn tại hoặc khả năng tiếp
cận và tính hiệu quả.
Về nguyên tắc, yếu tố chính có giá trị riêng (Eigenvalue) lớn hơn 1 sẽ được giữ lại để phân
tích với vai trò là biến mới được tạo ra. Kết quả bảng 3.2. cho thấy có yếu tố thứ nhất và yếu
tố thứ hai có giá trị riêng lớn hơn 1 (3,105 và 1,230). Tuy nhiên, yếu tố thứ nhất được giữ lại
với vai trò là biến số tổng hợp chất lượng thể chế với tỷ lệ giải thích là 51,76% (Phụ lục A1).
Theo đó, chỉ số tài chính toàn diện tổng hợp được xác định theo công thức:
IFI = 0,499*BBKM + 0,503*ATMKM + (-0,019*BBPoP) + 0,029*ATMPoP + 0,497*ODC +
0.498*OLC
Bảng 3. 2. Kết quả tính chỉ số tài chính toàn diện theo phương pháp PCA
TP1 TP 2 TP 3 TP 4 TP 5 TP 6
Giá trị thực 3,105 1,230 0,925 0,704 0,028 0,006
Tỷ lệ 0,517 0,205 0,154 0,117 0,004 0,001
Biến Ký hiệu
Số lượng ATMs trên km2 ATMKM 0,499 0,092 -0,416 -0,268 0,104 -0,696
Số lượng chi nhánh NH trên
BBKM 0,503 0,081 -0,397 -0,281 -0,103 0,701
1.000 km2
79

Số lượng ATM trên 100.000


BBPoP -0,019 0,726 -0,289 0,622 0,031 0,020
người trưởng thành
Số lượng chi nhánh ngân
hàng 100.000 người trưởng ATMPoP 0,029 0,663 0,532 -0,525 0,008 -0,005
thành
Tỷ lệ tín dụng tư nhân trên
ODC 0,497 -0,113 0,392 0,292 0,700 0,099
GDP.
Tỷ lệ tiền gửi tư nhân trên
OLC 0,4989 -0,0710 0,3839 0,3169 -0,6976 -0,108
GDP
Nguồn: Trích xuất từ phần mềm Stata.16
Bên cạnh đó, trong phần này, dựa vào ý tưởng từ BDM (2007), luận án sử dụng hai chỉ số
đo lường tài chính toàn diện khác: chỉ số của những người trưởng thành có tài khoản tại một
quan chức tổ chức tài chính trên tổng số người trưởng thành (%) (tức là tỷ trọng tài khoản hộ
gia đình) và người lớn tiết kiệm tại một tổ chức tài chính trong năm qua trên tổng số người
trưởng thành (%) (tức là tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình), được trích xuất trong cơ sở dữ liệu Findex
toàn cầu, để kiểm tra tính hợp lệ của chỉ số tài chính toàn diện mới vừa được xây dựng. Hai
chỉ số này được sử dụng trong các nghiên cứu của Allen & ctg. (2014) và Demirgruc-Kunt &
Klapper (2013). Bảng 3.3 cho thấy chỉ số tài chính toàn diện mới có tương quan thuận chiều,
có ý nghĩa thống kê với các chỉ số tài chính toàn diện thay thế ở mức ý nghĩa 1%.
Bảng 3. 3. Ma trận mối tương quan giữa các chỉ số tài chính toàn diện thay thế và chỉ
số tài chính toàn diện mới được xây dựng

Tỷ trọng tài
Tỷ lệ tiết kiệm
IFI khoản hộ gia
hộ gia đình
đình

IFI 1,0000
Tỷ trọng tài khoản
0,2928* 1,0000
hộ gia đình
Tỷ lệ tiết kiệm hộ
0,2398* 0,9404* 1,0000
gia đình
* tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 10%
Nguồn: Trích xuất từ phần mềm Stata.16
80

Sau đó, luận án cũng đánh giá sức mạnh của chỉ số tài chính toàn diện mới bằng cách hồi
quy các chỉ số tỷ trọng tài khoản hộ gia đình, và tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình với IFI mới (bảng
3.4). Kết quả cho thấy chỉ số tài chính toàn diện mới có liên quan đến tỷ lệ tài khoản hộ gia
đình và tiền tiết kiệm của hộ gia đình.

Bảng 3. 4. Xác minh sức mạnh của chỉ số tài chính toàn diện mới được xây dựng trong
việc dự đoán các chỉ số tài chính toàn diện khác nhau

Biến Tỷ trọng tài khoản hộ gia Tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình


đình

IFI 0,1732*** 0,3829***


Hằng số 0,1706*** 0,1603***
Số quan sát 604 604
R-square 0,836 0,575
*** tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 1%
Nguồn: Trích xuất từ phần mềm Stata.16
Từ các kiểm định trên cho thấy chỉ số tài chính toàn diện, mà luận án xây dựng, có thể
phản ánh đầy đủ mức độ tài chính toàn diện của một quốc gia. Do đó, luận án tiếp tục sử dụng
chỉ số này để tiến hành các kiểm định sau này.
3.2.2.3. Chất lượng thể chế
Đối với biến chất lượng thể chế, luận án sử dụng bộ chỉ số quản trị toàn cầu World
Governance Indicators của Ngân hàng Thế giới. Bộ chỉ số bao gồm 6 chỉ số thành phần với
thang đo từ - 2,5 (xấu nhất) đến 2,5 (tốt nhất), phản ánh các khía cạnh chất lượng thể chế của
các quốc gia. Đối với các chỉ số thành phần của chất lượng thể chế, hệ số tương quan của các
chỉ số này khá lớn.
Ví dụ, hệ số tương quan giữa hiệu quả chính phủ (Government Effectiveness - GE) với
chất lượng quy định (Regulatory quality - RQ) là 0,96; hoặc hệ số tương quan giữa kiểm soát
tham nhũng (Control of Corruption - CC) với hiệu quả chính phủ là 0,95 (Bảng 3.5).
Nếu đưa tất cả các chỉ số này sử dụng trong cùng một mô hình có thể sẽ gây hiện tượng
đa cộng tuyến. Do đó, để đánh giá tác động của chất lượng thể chế đến ổn định ngân hàng,
tương tự chỉ số tài chính toàn diện, luận án tiếp tục sử dụng kỹ thuật phân tích thành phần
chính (PCA) để đưa ra biến số tổng hợp của chất lượng thể chế. Kỹ thuật này đã được nhiều
nghiên cứu áp dụng nhằm phần tích tác động của chất lượng thể chế đến các biến số khác,
81

chẳng hạn FDI, như nghiên cứu của Ajide & Raheem (2016), Guo & ctg. (2014) và Kurul
(2017).
Bảng 3. 5. Ma trận tương quan giữa các chỉ số chất lượng thể chế
𝐂𝐂𝐣𝐭 𝐆𝐄𝐣𝐭 𝐏𝐒𝐣𝐭 𝐑𝐐𝐣𝐭 𝐑𝐋𝐣𝐭 𝐕𝐀𝐣𝐭
𝐂𝐂𝐣𝐭 1,000
𝐆𝐄𝐣𝐭 0,947* 1,000
𝐏𝐒𝐣𝐭 0,676* 0,616 1,000
𝐑𝐐𝐣𝐭 0,920* 0,957* 0,582* 1,000
𝐑𝐋𝐣𝐭 0,966* 0,984* 0,663* 0,950* 1,000
𝐕𝐀𝐣𝐭 0,548* 0,630* 0,008 0,719* 0,596* 1,000
* tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 5%
Nguồn: Trích xuất từ phần mềm Stata.16
Về nguyên tắc, yếu tố chính có giá trị riêng (Eigenvalue) lớn hơn 1 sẽ được giữ lại để phân
tích với vai trò là biến mới được tạo ra. Kết quả bảng 3.6 cho thấy có yếu tố thứ nhất và yếu
tố thứ hai có giá trị riêng lớn hơn 1 (4,5469 và 1,1978). Tuy nhiên, yếu tố thứ nhất được giữa
lại với vai trò là biến số tổng hợp chất lượng thể chế với tỷ lệ giải thích là 75,78% (Phụ lục
A2). Theo đó, chỉ số chất lượng thể chế tổng hợp được xác định theo công thức:
INS = 0,464*CC + 0,462*GE + 0,284*PS + 0,460*RQ + 0,461*RL + 0,245*VA
Bảng 3. 6. Chỉ số chất lượng thể chế theo phương pháp PCA
TP1 TP2 TP3 TP4 TP5 TP6

Giá trị thực 4,546 1,197 0,188 0,034 0,021 0,010


Tỷ lệ 0,757 0,199 0,031 0,005 0,003 0,001
Biến Ký hiệu
Kiểm soát tham
CC 0,464 -0,046 -0,044 0,268 -0,825 -0,164
nhũng
Hiệu quả chính phủ GE 0,462 0,038 -0,278 0,231 0,478 -0,652
Tính ổn định chính
PS 0,284 -0,677 0,658 0,002 0,162 0,001
trị và không bạo lực
Chất lượng quy định RQ 0,460 0,068 -0,117 -0,875 -0,032 0,046
Quy tắc luật pháp RL 0,461 -0,042 -0,303 0,311 0,233 0,735
82

Tiếng nói và trách


VA 0,253 0,728 0,617 0,107 0,090 0,063
nhiệm giải trình
Nguồn: Trích xuất từ phần mềm Stata.16
3.2.2.4. Biến sức mạnh thị trường
Luận án sử dụng chỉ số Lerner để đo lường sức mạnh thị trường (mức độ cạnh tranh của
ngân hàng). Bản chất của sức mạnh phản ánh thông qua chỉ số Lerner vì nó đo lường khoảng
cách giữa giá cả và chi phí cận biên được biểu thị bằng phần trăm giá cả. Hay nói cách khác,
chỉ số này cho thấy mức độ mà ngân hàng có thể tăng giá vượt quá chi phí cận biên của nó
(Ahamed & Mallick, 2019).
Theo Berger & ctg. (2017) chỉ số Lerner là thước đo sức mạnh thị trường duy nhất được
tính ở cấp ngân hàng. Chỉ số Lerner được hiểu là nghịch đảo của cạnh tranh. Chỉ số này càng
cao thì sức mạnh định giá càng lớn, ngụ ý là các điều kiện thị trường kém cạnh tranh hơn. Chỉ
số này được tính theo công thức 3.7 sau:
Lernerit = (Pit – MCit)/Pit (3.7)

Trong đó:
- Pit là giá của tổng tài sản tính theo tỷ lệ giữa tổng doanh thu trên tổng tài sản của ngân
hàng i tại thời điểm t.
- MCit là chi phí biên của việc sản xuất thêm một đơn vị sản lượng.
Để xác định ra MCit luận án thu thập các dữ liệu về tổng chi phí (tổng chi phí lãi và chi
phí phi lãi), chi phí lao động, chi phí hoạt động và quản lý, chi phí lãi của các ngân hàng và
sử dụng hồi quy Fixed-Effects để hỗ trợ tính các hệ số. Công thức tính chi phí biên chính là
hàm logarit chuyển đổi chi phí, có công thức 3.8:
3 3
1
𝑙𝑛𝐶𝑖𝑡 = 𝛽0 + 𝛽1 𝑙𝑛𝑇𝐴𝑖𝑡 + 𝛽2 (𝑙𝑛𝑇𝐴𝑖 )2 + ∑ 𝛾𝑘𝑡 + 𝑙𝑛𝑊𝑘,𝑖𝑡 + ∑ ∅𝑘 + 𝑙𝑛𝑇𝐴𝑖 𝑊𝑘,𝑖𝑡
2
𝑗=1 𝑗=1
3 3

+ ∑ ∑ 𝑙𝑛𝑊𝑘,𝑖𝑡 𝑙𝑛𝑊𝑗,𝑖𝑡 + 𝜀𝑖𝑡 (3.8)


𝑘=1 𝑗=1

Trong đó
- Cit: Tổng chi phí của ngân hàng (chi phí lãi và chi phí phi lãi).
- TAit: Tổng tài sản của ngân hàng i tại thời điểm t.
83

- Wk,it: giá đầu vào của ba loại chi phí, gồm: giá cả sức lao động (price of labor) được
xác định bằng tỷ lệ giữa chi phí nhân sự và tổng tài sản; giá vốn (price of capital) được
xác định bằng tỷ lệ giữa chi phí hoạt động (trừ chi phí nhân sự) và tài sản cố định; giá
tiền gửi (price of funds) được xác định bằng tỷ lệ giữa chi phí lãi trên tổng số vốn tiền
gửi.

Sau khi chạy hồi quy FEM theo phương trình trên, ước lượng được các hệ số hồi quy, luận
án tính toán chi phí biên (MCit) theo công thức 3.9 như sau:
3
1
𝑀𝐶𝑖𝑡 = [𝛽1 + 𝛽2 𝑙𝑛𝑇𝐴𝑖 + ∑ ∅𝑘 𝑊𝑘,𝑖𝑡 ] (3.9)
2
𝑗=1

Sau khi có được chi phí biên MCit, thay kết quả này vào công thức tính Lerner (3.7), xác
định được chỉ số Lerner cần tìm. Giá trị của chỉ số này càng thấp, mức độ cạnh tranh càng cao
và ngược lại nếu giá trị của chỉ số này càng cao và ngược lại, chỉ số này càng cao thì mức độ
cạnh tranh càng thấp.
3.2.2.5. Các biến kiểm soát khác
Từ phân tích nội dung các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng (mục 2.1.3), luận án
sử dụng một số biến kiểm soát, cụ thể như sau:
Thứ nhất, nhóm các biến kiểm soát về đặc điểm ngân hàng:
- Quy mô ngân hàng được xem là một nhân tố rủi ro của ngân hàng (Haq & Heaney,
2012), do đó quy mô ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu hoạt động và khả năng sinh lời
của ngân hàng. Những ngân hàng lớn có khuynh hướng thiên về hoạt động phi truyền thống
hơn là các ngân hàng nhỏ. Cụ thể, ngoài hoạt động huy động và cho vay các ngân hàng lớn
còn phát triển các mảng dịch vụ khác, đa dạng hóa trong hoạt động cũng đem lại thu nhập đa
dạng hơn cho các ngân hàng lớn, và vì vậy ngân hàng lớn có ít đặc tính rủi ro hơn. Bên cạnh
đó, ngân hàng lớn cũng được bảo vệ bởi một số luật lệ, được nhiều đặc quyền hơn, chẳng hạn
được hỗ trợ từ chính phủ khi gặp khó khăn, dẫn đến việc các ngân hàng lớn trở thành nhóm
ngân hàng quá lớn để đổ vỡ (too big to fail) (De Haan & Poghosyan, 2012). Vì vậy dường
như ngân hàng lớn có động cơ để thực hiện những hoạt động rủi ro hơn so với ngân hàng nhỏ.
Ngân hàng lớn được kỳ vọng ổn định hơn bởi vì có nhiều cơ hội đa dạng hóa, lợi thế kinh tế
nhờ quy mô trong chi phí thông tin sản phẩm, vận hành và giao dịch, do vậy ngân hàng lớn
sẽ có ít nguy cơ phá sản hơn (Adusei, 2015; Boot & Schmeits, 2000; Morgan & Pontines,
84

2014). Trong phạm vi nghiên cứu, tác động của quy mô ngân hàng đến ổn định ngân hàng
được kỳ vọng làm tăng mức độ ổn định ngân hàng.
- Quy mô tín dụng (ký hiệu LTA) được tính bằng tỷ lệ giữa dư nợ cho vay trên tổng tài
sản. Biến này đại diện cho quy mô giao dịch của NHTM. Quy mô tín dụng tăng cũng là yếu
tố phản ánh chuyên môn cao trong chiến lược cạnh tranh và xây dựng thương hiệu ngân hàng
(Manlagñit, 2011). Diaconu & Oane (2014) khi nghiên cứu về các yếu tố quyết định sự ổn
định ngân hàng, nhận xét rằng tín dụng là hoạt động đem lại lợi nhuận chính cho ngân hàng,
hoạt động cho vay làm gia tăng lợi nhuận của ngân hàng, tuy nhiên cũng phải thừa nhận nó
sẽ mang lại nhiều rủi ro, sự ổn định tài chính của ngân hàng có thể bị ảnh hưởng do sự gia
tăng này. Mặt khác, quy mô tín dụng cũng thể hiện năng lực đáp ứng được nhu cầu tín dụng
cho nhiều phân khúc khách hàng khác nhau, góp phần đẩy mạnh vị thế của ngân hàng trong
thị trường chung. Hoạt động tín dụng được xem là nguồn thu quan trọng trong doanh thu của
ngân hàng. Khi dư nợ tín dụng càng cao đóng góp rất lớn vào thu nhập. Vì vậy, yếu tố này
phản ánh năng lực quản trị tốt của các nhà quản lý ngân hàng (Sadikoglu & Zehir, 2010). Do
đó, luận án kỳ vọng biến quy mô tín dụng tác động làm tăng mức độ ổn định ngân hàng.
- Dự phòng rủi ro tín dụng (ký hiệu LLPL) được xác định bằng tỷ lệ giữa dự phòng nợ
xấu và tổng dư nợ. Dự phòng rủi ro tín dụng được sử dụng để xử lý các danh mục khoản vay
có thể bị mất trong tương lai (Ahamed & Mallick, 2019; Ul Mustafa & ctg., 2012), và nó là
thước đo rủi ro về vốn, cũng như chất lượng tín dụng của ngân hàng. Do vậy, những ngân
hàng nào có mức độ mất vốn càng cao thì cần phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cao hơn,
việc trích lập rủi ro tín dụng cao càng làm cho thu nhập của ngân hàng giảm, gây bất ổn cho
ngân hàng. Do đó, luận án dự kiến tỷ lệ này sẽ ảnh hưởng thuan đến sự ổn định của hệ thống
ngân hàng.
- Đa dạng hóa thu nhập (ký hiệu DIV), được xác định bằng tỷ lệ giữa thu nhập ngoài lãi
trên tổng thu nhập hoạt động. DeYoung & Roland (2001) chỉ ra đa dạng hóa thu nhập có tác
động làm gia tăng sự biến động của lợi nhuận, hay nói cách khác là có ảnh hưởng làm tăng
ổn định ngân hàng. Quan điểm này cùng được ủng hộ bởi nhiều tác giả như Abuzayed & ctg.
(2018) và Ashraf & ctg. (2016). Mối quan hệ ngược chiều giữa đa dạng hóa và ổn định hệ
thống ngân hàng được Abuzayed & ctg. (2018) gọi là mặt tối của đa dạng hóa. Chính vì vậy,
trong nghiên cứu này, luận án dự kiến biến đa dạng hóa thu nhập tác động ngược chiều đến
ổn định ngân hàng.
85

- Chất lượng quản lý (ký hiệu MAQ) được xác định bằng tỷ lệ giữa tài sản sinh lời trên
tổng tài sản. Bằng chứng thực nghiệm về tác động của giám sát chặt chẽ đối với sự ổn định
của ngân hàng vẫn còn nhiều tranh cãi. Chẳng hạn, Barth & ctg. (2013) lập luận rằng sự bất
ổn định của ngân hàng có thể do quy định không đầy đủ hoặc giám sát các hoạt động ngân
hàng không hiệu quả. Delis & Staikouras (2011) chỉ ra rằng giám sát chặt chẽ hoạt động ngân
hàng có thể hạn chế rủi ro cho các ngân hàng và cải thiện thời gian can thiệp giám sát trong
thời kỳ bất ổn. Tương tự Ahamed & Mallick (2019) và Poghosyan & Martin (2011) cũng cho
rằng giám sát ngân hàng sẽ giúp ngân hàng gia tăng sự ổn định. Trong khi đó, nghiên cứu của
Barth & ctg. (2004) và Barth & ctg. (2013) chỉ ra rằng giám sát ngân hàng chặt chẽ không
liên quan đến việc cải thiện sự ổn định của ngân hàng; và Čihák & Tieman (2007) cho rằng
những kết quả không thống nhất là do sự khác biệt về chất lượng giám sát giữa các quốc gia.
Mặc dù kết quả còn nhiều tranh cãi, nhưng luận án kỳ vọng nó có tác động làm tăng mức độ
ổn định ngân hàng.
- Quy mô vốn chủ sở hữu (ký hiệu ETA) được xác định bằng tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu
trên tổng tài sản, dùng để kiểm soát rủi ro vốn, bởi lẽ các ngân hàng quy mô vốn chủ sở hữu
cao được cho là ít rủi ro hơn (Berger & ctg., 2010; Delis & Staikouras, 2011). Với lập luận
này, luận án kỳ vọng biến ETA sẽ tác động tăng mức độ ổn định của hệ thống ngân hàng.
Thứ hai nhóm biến kiểm soát về kinh tế vĩ mô:
- Tăng trưởng kinh tế (ký hiệu GDP). Môi trường kinh tế vĩ mô tăng trưởng ổn định là
điều cần thiết cho ổn định kinh tế, và cũng cần thiết cho sự ổn định ngân hàng. Kinh tế tăng
trưởng cần đi đôi với chất lượng nền kinh tế, nền kinh tế tăng trưởng hay lạm phát giúp ngân
hàng đánh giá được rủi ro một cách chính xác. Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh, sẽ thúc đẩy
tăng trưởng tín dụng, tín dụng tăng trưởng ở mức vừa phải góp phần gia tăng lợi nhuận ngân
hàng, tuy nhiên nếu tăng trưởng quá nóng sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Ngược lại, khi nền
kinh tế kém tăng trưởng, hoạt động kinh doanh của khách hàng trở nên khó khăn hơn, điều
này có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của khách hàng, khả năng trả nợ của khách
hàng giảm, hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ bất ổn, ngân hàng dễ rơi vào tình trạng mất
thanh khoản, ngân hàng bất ổn. Diaconu & Oane (2014) nhận thấy rằng GDP là một yếu tố
quan trọng ảnh hưởng, làm tăng mức độ ổn định tài chính của các ngân hàng hợp tác, nhưng
đối với các ngân hàng thương mại thì không có tác động. Ngược lại, Nasserinia & ctg. (2017)
cho thấy quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và hoạt động kinh doanh ngân hàng là ngược chiều.
Mặc dù có quan điểm trái chiều khi đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế đến ổn định
86

ngân hàng, nhưng với nghiên cứu này luận án kỳ vọng tăng trưởng kinh tế sẽ giúp các NHTM
ở các nước ASEAN hoạt động có hiệu quả và ổn định hơn.
- Lạm phát (ký hiệu INF) được xác định bằng chỉ số giá tiêu dùng (Consumer price
index). Hoạt động của các NHTM hiện nay phải đối mặt với nhiều rủi ro, bên cạnh những rủi
ro nội tại ngân hàng như rủi ro thanh khoản, rủi ro thu nhập, nó còn chịu rủi ro từ môi trường
kinh tế vĩ mô như rủi ro lạm phát. Tình hình lạm phát của nền kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động của các NHTM, khi lạm phát tăng cao, giá trị đồng tiền giảm, buộc các ngân hàng
phải tăng lãi suất để ngăn dòng tiền chuyển từ ngân hàng qua kênh đầu tư khác, điều này làm
tăng chi phí của ngân hàng, lợi nhuận giảm, và nếu lạm phát kéo dài, hoạt động của ngân hàng
sẽ trở nên bất ổn. Bên cạnh đó, khi lạm phát tăng, giá cả hàng hóa dịch vụ tăng, làm giảm thu
nhập thực tế của ngân hàng. Lạm phát cao có ảnh hưởng làm giảm ổn định ngân hàng
(Khrawish & Al-Sa’di, 2011). Đông quan điểm với Khrawish & Al-Sa’di (2011), Al-Khouri
& Arouri (2016) cho kết luận tương tự. Với các lập luận trên, luận án kỳ vọng tỷ lệ lạm phát
tăng sẽ làm giảm sự ổn định tài chính của ngân hàng.
Để có cái nhìn tổng quát về các biến đo lường trong nghiên cứu, bảng 3.7 dưới đây sẽ trình
bày cách đo lường và dấu kỳ vọng về sự tác động của các biến độc lập và biến kiểm soát đến
biến phụ thuộc.
Bảng 3. 7. Bảng tổng hợp mô tả các biến
Tên
Mã biến Các tính Nghiên cứu Nguồn Kỳ vọng dấu
biến
Z-Score Z-Score_n NPL
Biến phụ thuộc
Chỉ số Ahamed &
đo Mallick
lường (2019); Alvi
Trình bày
mức độ & ctg. (2020); Oris
chi tiết ở
Z-Score ổn định Houston & bank
mục
hệ ctg. (2010); Focus
3.2.2.1
thống Beck & ctg.
ngân (2013); Goetz
hàng (2018)
87

Trình bày
Chỉ số
chi tiết ở Oris
Z-Score_n Z-Score Wu & ctg.
mục bank
hiệu (2020)
3.2.2.1 Focus
chỉnh

Fernández &
ctg. (2016);
Kasman &
Rủi ro Nợ xấu Kasman Oris
NPL
tín trên tổng (2015); Guy & bank
dụng nợ Lowe (2011); Focus
Martinez Peria
& Schmukler
(2001)
Biến độc lập
Tương tác
giữa chất
lượng thể Ahamed &
INS*INF + + -
chế và tài Mallick (2019)
chính toàn
diện
Tài Trình bày ở
chính mục (Sarma,
IFI FAS + + -
toàn 3.2.2.2 2008b, 2012)
diện
Trình bày ở
Chất
mục Shabir & ctg.
INS lượng WGI + + -
3.2.2.3 (2021)
thể chế

Biến kiểm soát


88

Uhde &
Heimeshoff
(2009); Shabir
Quy mô Logarit tự Oris
& ctg. (2021);
SIZE ngân nhiên tổng bank + + -
Fernández &
hàng tài sản Focus
ctg. (2016)
Ahamed &
Mallick (2019)
Ahamed &
Quy mô Mallick Oris
Dư nợ trên
LTA tín (2019); bank + + -
tổng tài sản
dụng Maudos Focus
(2012)
Uhde &
Heimeshoff
Sức
(2009); Shabir
mạnh
& ctg. (2021);
thị
Trình bày Fernández & Oris
trường
LER ở mục ctg. (2016) bank - - +
(đo
3.2.2.4 Ahamed & Focus
lường
Mallick (2019)
cạnh
Caminal &
tranh)
Matutes
(2002);
Dự Ahamed &
Dự phòng Oris
phòng Mallick
LLPL nợ xấu trên bank - - +
rủi ro (2019); Fu &
tổng nợ Focus
cho vay ctg. (2014)
Hiệu Oris
Tổng tài Ahamed &
MQA quả bank + + -
sản sinh lời Mallick (2019)
quản lý Focus
89

trên tổng
tài sản
Ahamed &
Mallick
Kiểm Vốn chủ sở Oris
(2019); Kolari
ETA soát rủi hữu trên bank + + -
& ctg. (2002);
ro vốn tổng tài sản Focus
Shabir & ctg.
(2021)
Ahamed &
Mallick
Thu nhập
Đa (2019); Ashraf
ngoài lãi Oris
dạng & ctg. (2016);
DIV trên tổng bank - - +
hóa thu Demirguc-
thu nhập Focus
nhập Kunt &
hoạt động
Huizinga
(2010)
Ahamed &
Mallick
Tăng
(2019);
GDP trưởng IMF + + -
Kosmidou
kinh tế
(2008); Delis
(2012)
Lạm
INF phát Chỉ số CPI Delis (2012) IMF - - +

Nguồn: Luận án tổng hợp


3.2.3. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu của luận án là các dữ liệu ở dạng thứ cấp được tổng hợp từ các nguồn
dữ liệu đáng tin cây. Cụ thể, luận án thu nhập dữ liệu của 157 ngân hàng ở 8 quốc gia từ nguồn
dữ liệu Focus Oris Bank. Mẫu cuối cùng chứa 1727 quan sát trong giai đoạn 2010 - 2020.
Tiếp đến, các chỉ số được sử dụng để xác định chỉ số tài chính toàn diện tổng hợp được lấy từ
nguồn khảo sát dữ liệu tài chính (Financial Access Survey – FAS) của IMF (International
90

Monetary Fund). Chỉ số về chất lượng thể chế (nhà nước pháp quyền, hiệu quả của chính phủ,
ổn định chính trị, kiểm soát tham nhũng và chất lượng quy định) được thu thập từ bộ chỉ số
quản trị công toàn cầu (Worldwide Governance Indicators – WGI) của Ngân hàng Thế giới
(Worldbank). Cuối cùng, các biến số liên quan đến đặc điểm kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng
trưởng kinh tế, lạm phát, được thu thập từ nguồn dữ liệu của IMF.
Luận án chỉnh sửa bộ dữ liệu này bằng cách: loại bỏ các ngân hàng có quan sát không nhất
quán dưới ba năm liên tiếp; loại bỏ các ngân hàng có giá trị bất thường, điều này có thể gây
ra sai số đo lường và do đó ảnh hưởng đến rủi ro của ngân hàng. Dữ liệu có cấu trúc dạng
bảng và không cân bằng.
3.3. PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG
Luận án sử dụng phương pháp SGMM ( System GMM) hai bước của Arellano & Bover
(1995), Blundell & Bond (1998) để có những ước tính hoàn hảo. Các ước lượng của phương
pháp GMM sẽ thích hợp sử dụng trong các trường hợp sau, cụ thể:
- Dữ liệu bảng có T nhỏ, N lớn (rất nhiều quan sát với ít mốc thời gian).
- Tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với các biến giải thích.
- Mô hình động với một hoặc hai vế của phương trình có chứa biến trễ.
- Các biến độc lập không phải là một biến ngoại sinh ngặt (strictly exogenous), nghĩa là
chúng có thể tương quan với các phần dư (hiện tại hoặc trước đó) hoặc tồn tại biến nội
sinh (endogenous variables) trong mô hình.
- Tồn tại các tác động cố định riêng lẻ.
- Tồn tại phương sai thay đổi và tự tương quan trong mỗi đối tượng (nhưng không tồn
tại giữa các đối tượng).

Công cụ ước lượng khoảnh khắc theo phương pháp tổng quát hóa hệ thống hai bước
(GMM), được cải tiến bởi (Arellano & Bover, 1995) và (Blundell & Bond, 1998), với sai số
chuẩn mạnh (Windmeijer, 2005), được sử dụng trong luận án này vì tiềm năng nội sinh. Tính
nội sinh bắt nguồn từ tiềm năng bền vững của sự ổn định ngân hàng (Agoraki & ctg., 2011)
và mối quan hệ giữa sự ổn định của ngân hàng với các biến cụ thể và kiểm soát của ngân hàng
như quy mô, tỷ lệ cho vay trên tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản, tỷ lệ dự phòng rủi ro
cho vay trên tài sản và đa dạng hóa thu nhập (Delis, 2012; Delis & Staikouras, 2011). Hơn
nữa, mẫu dữ liệu có T nhỏ (T=11) và N lớn (N=157) phù hợp để sử dụng mô hình ước lượng
S-GMM (Blundell & Bond, 1998). GMM chủ yếu được sử dụng để điều tra các yếu tố quyết
91

định sự ổn định của ngân hàng (Dietrich & Wanzenried, 2011; Liu & Wilson, 2010) và được
coi là một phương pháp ước tính phù hợp để khám phá bản chất động của các mối quan hệ
(Flannery & Hankins, 2013). Bên cạnh đó, các biến phụ thuộc phụ thuộc và độ trễ (L. Z-
Score) cũng được xem là tiêu chuẩn nội sinh trong y văn. Độ trễ thứ hai hoặc dài hơn của
chúng được coi là biến công cụ trong mô hình (Blundell & Bond, 1998). Cuối cùng, kết quả
của công cụ ước lượng GMM hệ thống hai bước được xác minh bằng kiểm định J của Hansen
về tính hợp lệ của công cụ và tự tương quan bậc hai của kiểm định thuật ngữ lỗi, AR2
(Arellano & Bond, 1991).
Kiểm định Sargan hoặc kiểm định Hansen đối với tính chất xác định quá mức (over-
identifying) cho phép kiểm tra sự phù hợp của các biến công cụ. Về lý thuyết, kiểm định
Hansen trong ước lượng hai bước được xem hiệu quả hơn kiểm định Sargan trong ước lượng
một bước (Roodman 2006). Do đó, kiểm định Hansen được sử dụng để kiểm định tính over-
identifying của các biến công cụ. Kiểm định này xác định liệu có sự tương quan giữa biến
công cụ và phần dư trong mô hình hay không thông qua kiểm tra giả thuyết H0: các biến công
cụ là phù hợp (thỏa tính over-identifying). Khi chấp nhận giả thuyết H0 (p-value > alpha)
nghĩa là các biến công cụ được sử dụng trong mô hình là phù hợp. Bên cạnh đó, kiểm định tự
tương quan bậc hai (AR2) cũng là một kiểm định quan trọng về sự tương quan bậc hai của
phần dư trong mô hình. Trong kiểm định AR2, kiểm định giả thuyết H0: không có sự tương
quan bậc hai của phần dư. Khi p-value lớn hơn 0,05, ta chấp nhận H0: phần dư của mô hình
không tồn tại hiện tượng tự tương quan bậc 2, nghĩa là mô hình đạt yêu cầu.
3.4. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH
3.4.1. Kiểm tra đa cộng tuyến
Xem xét đến hiện tượng đa cộng tuyến có thể xảy ra giữa các biến trong mô hình, nghiên
cứu kiểm tra hệ số tương quan (r) giữa các biến. Hệ số tương quan giữa các biến dao động
trong biên độ - 1 (tương quan âm tuyệt đối) đến +1 (tương quan dương tuyệt đối). Theo Evans
& Karras (1996) gợi ý về mức độ tương quan giữa các biến theo độ lớn tuyệt đối của r như
sau: 0 - 0,19: rất yếu; 0,2 - 0,39: yếu; 0,4 - 0,59: trung bình; 0,6 - 0,79: mạnh; 0,8 - 1,0: rất
mạnh.
3.4.2. Kiểm định tự tương quan
Tự tương quan có thể hiểu là sự tương quan giữa các thành phần của chuỗi quan sát được
sắp xếp theo thứ tự thời gian hoặc không gian.
92

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng tự tương quan: Bỏ sót biến quan trọng, lỗi sai
dạng hàm và lỗi sai sót hệ thống trong việc đo lường. Hậu quả của tự tương quan: các ước
lượng OLS sẽ không còn là những ước lượng hiệu quả nữa, các giá trị ước lượng của sai số
chuẩn theo OLS có xu hướng nhỏ hơn các sai số của tổng thể, dẫn đến, khả năng kết luận
nhầm lẫn rằng các giá trị ước lượng có độ chính xác cao, việc kiểm định thống kê sẽ không
còn đáng tin cậy nữa…
Để kiểm tra xem mô hình có xảy ra hiện tượng tự tương quan hay không, luận án sử dụng
kiểm định được đề xuất bởi (Wooldridge, 2010)với:
Giả thiết: 𝐻0 : Mô hình có hiện tượng tự tương
𝐻1 : Mô hình không có hiện tượng tự tương quan.
3.4.3. Kiểm định phương sai thay đổi
Hiện tượng phương sai thay đổi là hiện tượng phương sai của phần dư không phải là hằng
số mà tăng hoặc giảm khi biến giải thích tăng. Nguyên nhân là do bỏ sót biến quan trọng, lỗi
sai dạng hàm, lỗi sai sót hệ thống trong việc đo lường. Phương sai thay đổi làm cho các ước
lượng OLS tuy vẫn là các ước lượng tuyến tính không chệch nhưng không còn là ước lượng
hiệu quả, khoảng tin cậy và kiểm định giả thuyết về các hệ số không còn giá trị sử dụng…
Có nhiều cách để phát hiện hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình hồi quy.
Trong luận án, sử dụng các kiểm định sau:
- Mô hình Pooled OLS sử dụng kiểm định White.
- Mô hình FE (Fixed Effect) sử dụng kiểm định Wald.
- Mô hình RE (Random Effect) sử dụng kiểm định Breusch – Pagan (1979).
Giả thiết: 𝐻0 : Phương sai của mô hình không đổi
𝐻1 : Phương sai của mô hình thay đổi
3.4.4. Kiểm định tính hợp lý của biến công cụ
- Kiểm định Arellano – Bond (AR2) về hiện tượng tự tương quan:
Giả thiết: 𝐻0 : Không tồn tại hiện tượng tự tương quan bậc 2
𝐻1 : Tồn tại hiện tượng tự tương quan bậc 2
- Kiểm định Hansen về giới hạn xác định quá mức tức là độ mạnh của biến công cụ:
Giả thiết: 𝐻0 : Biến công cụ không tương quan với phần dư của mô hình
𝐻1 : Biến công cụ tương quan với phần dư của mô hình
93

Kỳ vọng giá trị p -value của hai kiểm định đều lớn hơn mức ý nghĩa thống kê nên không
thể bác bỏ giả thiết 𝐻0 :, tức là kết quả hồi quy GMM đáng tin cậy, có thể dùng để phân tích.
94

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Từ mục tiêu nghiên cứu ở chương 1, cơ sở lý thuyết chương 2, luận án xây dựng ba giả
thuyết và hai mô hình thực nghiệm tương ứng, để kiểm định tác động của tài chính toàn diện,
của chất lượng thể chế đến ổn định ngân hàng và ảnh hưởng của chất lượng thể chế đến tác
động của tài chính toàn diện lên ổn định ngân hàng. Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu được thu
thập từ các nguồn dữ liệu tin cậy gồm: Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế. Ngoài ra, các
biến sử dụng trong mô hình được luận án giải thích, trình bày cụ thể. Cuối cùng, phù hợp với
đặc điểm của bộ dữ liệu, phù hợp với mô hình đề xuất, luận án sử dụng phương pháp SGMM
và các kiểm định AR2, Hansen để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra.
95

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


Đầu tiên, luận án đánh giá khái quát mức độ ổn định ngân hàng, tài chính toàn diện và
chất lượng thể chế của các nước ASEAN. Sau đó, luận án lần lượt kiểm định hai mô hình đã
đề xuất ở chương 3. Từ kết quả kiểm định, đối chiếu với giả thuyết, luận án tiến hành thảo
luận. Theo đó, nội dung chương 4 gồm các phần chính sau:
- Đánh giá mức độ ổn định ngân hàng, tài chính toàn diện và chất lượng thể chế ở các
nước ASEAN.
- Tác động của tài chính toàn diện và chất lượng thể chế đến ổn định ngân hàng.
- Ảnh hưởng của chất lượng thể chế đến tác động của tài chính toàn diện lên ổn định ngân
hàng.
- Thảo luận các kết quả nghiên cứu.
Thông qua từng phần, luận án cũng trả lời các giả thuyết đặt ra tương ứng.
4.1. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG, TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN
VÀ CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ Ở CÁC NƯỚC ASEAN
4.1.1. Mức độ ổn định ngân hàng ở các nước ASEAN
So với mặt bằng chung các nước trong khối ASEAN, hệ thống ngân hàng ở các nước
Singapore, Malaysia, Thailand và Philippines có mức độ ổn định cao hơn (bảng 4.1).
Bảng 4. 1. Chỉ số Z-Score trung bình của hệ thống ngân hàng các nước và bình quân
chung của khu vực ASEAN trong giai đoạn 2010 - 2020

Năm ASEAN Campuchia Indonesia Lao Malaysia Philippines Singapore Thailand Vietnam

2010 0,59 0,42 0,53 0,44 0,67 0,74 0,78 0,57 0,66

2011 0,56 0,49 0,52 0,23 0,61 0,69 0,68 0,51 0,54

2012 0,86 0,72 0,89 0,59 1,15 1,01 0,70 0,93 0,44

2013 0,92 0,96 0,99 0,73 1,18 0,93 0,79 0,91 0,44

2014 0,79 0,87 0,64 0,34 1,09 0,64 1,06 0,98 0,54

2015 0,77 0,71 0,54 0,43 1,05 0,78 1,39 0,91 0,64

2016 0,87 0,58 0,76 1,24 1,11 1,08 1,12 0,85 0,83

2017 0,93 0,64 0,77 1,25 1,25 1,13 1,12 0,92 0,91
96

2018 0,92 0,74 0,72 0,57 1,22 1,17 1,04 1,14 0,75

2019 0,91 0,70 0,66 0,85 1,22 1,01 1,24 1,07 0,89

2020 0,62 0,54 0,45 0,69 0,59 0,64 0,82 0,66 0,96

Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp từ dữ liệu của Oris Bank Focus, 2022

Xét từng quốc gia, cụ thể là Việt Nam, có thể thấy, các ngân hàng ở Việt Nam có mức độ
ổn định không đồng đều qua các năm. Trong thời gian nghiên cứu, chỉ có hai năm 2010 và
2020, hệ thống ngân hàng có sự ổn định cao hơn so với bình quân chung của cả khu vực
ASEAN, những năm còn lại chỉ số này đều thấp. Cụ thể, trong hai năm này, Z-Score của hệ
thống ngân hàng ở Việt Nam lần lượt là 0,66; 0,96, bình quân của cả khu vực ASEAN lần
lượt đạt 0,59 và 0,62.
Các quốc gia còn lại, bao gồm Malaysia, Philippines, Singapore, và Thái Lan có mức ổn
định cao so với các nước trong khu vực và so với bình quân chung của khu vực. Chỉ số Z-
Score của các nước này luôn dao động từ 0,7 cho đến 1,2, trong khi đó Z-Score chung cả khu
vực dao động từ 0,6 đến 0,9.
Nhìn chung năm 2020 mức độ ổn định ngân hàng ở các nước ASEAN có xu hướng giảm,
điều này được lý giải do ảnh hưởng của dịch Covid – 19. Những khó khăn do dịch bệnh mang
lại như vòng quay vốn chậm, dòng tiền đứt gãy, doanh nghiệp bị sụt giảm doanh thu, mất khả
năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, nợ xấu tăng cao (bảng 4.2), ảnh hưởng đến mức độ ổn
định của các ngân hàng.
Về tỷ lệ nợ xấu (so với tổng tài sản), chỉ số này biến động khác nhau ở các quốc gia trong
khu vực (bảng 4.2) nhưng nhìn chung toàn khu vực cho xu hướng giảm.
Bảng 4. 2. Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng các nước và bình quân chung của khu
vực ASEAN trong giai đoạn 2010 - 2020

Năm Campuchia Indonesia Lào Malaysia Philippines Singapore Thái Lan Việt Nam

2010 0,42 0,53 0,44 0,68 0,74 0,77 0,57 0,66


2011 0,49 0,52 0,23 0,61 0,69 0,68 0,51 0,54
2012 0,72 0,89 0,59 1,15 1,00 0,70 0,93 0,44
2013 0,96 0,9 0,73 1,18 0,93 0,79 0,91 0,44
2014 0,87 0,64 0,34 1,09 0,64 1,06 0,99 0,54
2015 0,71 0,54 0,43 1,05 0,79 1,39 0,91 0,64
97

2016 0,58 0,76 1,24 1,11 1,08 1,12 0,86 0,84


2017 0,64 0,77 1,25 1,25 1,13 1,12 0,92 0,91
2018 0,74 0,72 0,58 1,22 1,17 1,04 1,15 0,75
2019 0,70 0,66 0,85 1,22 1,01 1,24 1,08 0,89
2020 0,76 0,71 1,02 1,24 1,32 1,48 1,35 0,97

Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp từ dữ liệu của Oris Bank Focus, 2022

Trong các nước, quốc gia có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất hơn so với bình quân cả khu vực là
Singapore và Việt Nam. Ở Singapore, năm có kết quả thấp nhất là năm 2019 chỉ 0,69% so
với tổng tài sản của hệ thống ngân hàng của nước này. Ở Việt Nam, con số này thấp nhất ở
mức 0,67% vào năm 2010.
Philippines và Malaysia những năm đầu có tỷ lệ nợ xấu cao, nhưng những năm sau cải
thiện tốt hơn. Cụ thể, ở Malaysia từ năm 2012 trở đi, hệ thống ngân hàng ở quốc gia này có
tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức thấp hơn so với toàn khu vực. Tình trạng này ở Philippines bắt
đầu từ năm 2014 cho đến năm 2019. Hai quốc gia còn lại, Thái Lan và Indonesia là hai quốc
gia có tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng khá cao, cao hơn so với khu vực; với Indonesia
có xu hướng giảm tỷ lệ này trong những năm gần đây từ năm 2016 đến năm 2019.
Phần phân tích này cho thấy, mức độ ổn định của hệ thống ngân hàng ở các quốc gia có
sự khác biệt nhau, và có sự biến động qua các năm ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên, xu hướng
chung, nhất là những năm gần đây, hệ thống ngân hàng các nước có sự cải thiện về ổn định,
với chỉ số Z-Score được nâng lên, tỷ lệ nợ xấu được giảm xuống (ngoại trừ năm 2020). Sự ổn
định hệ thống ngân hàng, như đã được trình bày trước, chịu sự tác động của nhiều nhân tố,
trong đó phải kể đến mức độ tài chính toàn diện ở các quốc gia.
4.1.2. Mức độ tài chính toàn diện ở các nước ASEAN
Mỗi quốc gia sẽ có chính sách thúc đẩy tài chính toàn diện khác nhau, phù hợp với bối
cảnh của quốc gia đó. Do vậy mức độ tài chính toàn diện của các quốc gia cũng không đồng
nhất với nhau. Ở nội dung này, luận án tập trung đánh giá mức độ tài chính toàn diện thông
qua từng khía cạnh. Cụ thể:
Khía cạnh thứ nhất: sự thâm nhập của ngân hàng. Hai chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá
mức độ thâm nhập của ngân hàng là tỷ lệ số chi nhánh ngân hàng trên 100.000 người trưởng
thành và tỷ lệ số ATM trên 100.000 người trưởng thành. Kết quả cho thấy bình quân qua các
năm của tám nước khối ASEAN, cứ 100.000 người trưởng thành sẽ có 9,27 chi nhánh ngân
98

hàng, cứ 100.000 người trưởng thành sẽ có 43,72 ATM phục vụ. Đồng thời các quốc gia có
mức độ thâm nhập ngân hàng là rất khác nhau.
Về số lượng chi nhánh ngân hàng
Ba quốc gia Indonesia, Thái Lan và Malaysia là nhóm ba quốc gia có số lượng chi nhánh
ngân hàng cao vượt trội so với khu vực, bình quân mỗi năm cứ 100.000 người dân ở nước
này có 15,80; 11,72; 10,52 chi nhánh ngân hàng phục vụ. Những con số này đều cao hơn so
với trung bình khu vực. Các quốc gia còn lại có số lượng chi nhánh ngân hàng thấp hơn so
với bình quân chung của cả khối ASEAN (9,27). Quốc gia có số chi nhánh bình quân mỗi
năm thấp nhất trong khu vực là Việt Nam với con số là 3,66. Như vậy nếu so với các nước có
số lượng chi nhánh cao ở trên, có thể nhận thấy trung bình ở Indonesia gấp hơn bốn lần so
với Việt Nam, từ đó chứng minh tồn tại sự chênh lệch giữa các quốc gia.
Bảng 4. 3. Tốc độ tăng trưởng số lượng chi nhánh ngân hàng trong 100.000 người
trưởng thành

Năm Campuchia Indonesia Lào Malaysia Philippines Singapore Thái Lan Việt Nam

2010 3,95 6,17 7,98 -1,88 0,81 -0,50 1,94 -1,95


2011 3,80 81,34 0,37 3,01 1,47 -2,34 3,02 10,06
2012 5,03 14,72 5,98 -0,87 3,61 -1,79 3,07 -12,18
2013 6,32 4,56 1,08 -1,66 3,87 -3,29 3,47 17,34
2014 19,26 1,07 5,25 -1,43 4,56 -1,19 3,52 5,14
2015 7,54 -1,07 0,96 -1,11 1,71 -0,58 0,10 -1,98
2016 18,22 -2,17 3,14 -2,36 0,84 -3,04 -1,40 2,09
2017 3,84 -2,96 2,99 -2,00 1,77 -5,32 -3,98 -10,01
2018 4,25 -3,64 2,82 0,12 0,29 -1,13 -1,35 13,53
2019 5,95 -3,05 1,3 -1,59 1,98 -3,78 -3,95 1,72
2020 39,77 -2,68 -0,09 -10,98 -0,33 -10,24 -5,78 0,62
Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp từ FAS, 2022
Bảng 4.3. cho thấy tốc độ tăng trưởng số chi nhánh ngân hàng ở các nước ASEAN trong
những năm gần đây có xu hướng giảm, đặc biệt trong hai năm 2019, 2020, tốc độ giảm mạnh.
Xu hướng cắt giảm chi nhánh là do người dân sử dụng các dịch vụ “mobile banking” ngày
càng phổ biến trong thời kỳ dịch Covid-19 và các ngân hàng đang tiếp tục nỗ lực giảm chi
phí bằng cách đóng cửa các văn phòng, chi nhánh. Bên cạnh đó, sự nổi lên của các ngân hàng
chỉ hoạt động trực tuyến cũng góp phần khiến các ngân hàng cắt giảm chi nhánh, và đẩy mạnh
99

mở rộng cách dịch vụ trực tuyến. Và xu hướng cắt giảm này cũng được dự đoán sẽ được đẩy
mạnh hơn trong thời gian tới. Chẳng hạn, trong một nghiên cứu vừa công bố, Tập đoàn Tư
vấn chiến lược hàng đầu thế giới Roland Berger ước tính số lượng các chi nhánh ngân hàng
hoạt động kiểu truyền thống tại Đông Nam Á sẽ giảm khoảng 18% trong thập kỷ tới. Tỷ lệ
này tương đương với 11.000 chi nhánh ngân hàng sẽ đóng cửa, trong đó có khoảng 7.000 chi
nhánh ngân hàng đặt tại Indonesia. Sau Indonesia, xu hướng sẽ diễn ra mạnh mẽ ở Thái Lan,
Malaysia, Philippines. Nghiên cứu cũng dự báo sẽ có tới hơn 2/3 khách hàng mong muốn sử
dụng các dịch vụ số hơn là dịch vụ truyền thống. Một thực tế hiện nay, các ngân hàng không
còn đua nhau mở chi nhánh như giai đoạn trước một phần cũng là do những quy định về mở
mạng lưới của NHTM chặt chẽ hơn và NHNN chỉ khuyến khích mở điểm giao dịch ở khu
vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nhằm tiếp cận với một bộ phận khách hàng yếm thế, làm
tăng khả năng tiếp cận tài chính của bộ phần đó. Bên cạnh đó, tiến trình chuyển đổi số đang
được các ngân hàng đẩy mạnh, ngân hàng số sẽ giúp các ngân hàng thay thế dẫn các điểm
giao dịch truyền thống hiện nay. Như vậy việc số chi nhánh ngân hàng ở các nước ASEAN
có tốc độ giảm qua các năm cũng là điều tất nhiên trong bối cảnh xu hướng công nghệ số hiện
nay.
Về số lượng ATM
Về số lượng ATM, trong giai đoạn từ 2010 – 2020, bình quân mỗi năm ở các nước
ASEAN, cứ 100.000 người trưởng thành có 43,72 máy ATM. Quốc gia có nhiều ATM là Thái
Lan, với năm 2016 có 117,62 máy ATM phục vụ cho 100.000 người dân; bình quân mỗi năm
quốc gia này có 107,07 ATM. Tiếp theo là Singapore và Malaysia, với con số bình quân mỗi
năm đạt được 58,92 và 54,13.
Xét về tốc độ tăng trưởng, bảng 4.4. dưới đây đã cho thấy cụ thể tốc độ thay đổi qua từng
năm ở mỗi quốc gia trong khối ASEAN trong khoảng thời gian từ năm 2010 – 2020.
Bảng 4. 4. Tốc độ tăng trưởng số lượng ATM trên 100.000 người trưởng thành

Năm Campuchia Indonesia Lào Malaysia Philippines Singapore Thái Lan Việt Nam

2010 20,44 -7,62 80,01 9,11 7,84 11,84 11,63 15,57


2011 14,82 26,14 24,52 9,37 11,24 0,99 6,63 15,11
2012 19,05 117,22 18,94 1,52 12,18 -0,80 8,56 5,52
2013 18,16 17,60 38,37 0,55 16,31 -1,72 7,98 5,74
2014 28,74 17,11 10,66 -2,12 5,74 -1,21 11,59 3,80
100

2015 22,18 7,64 16,29 -3,21 8,02 0,95 2,76 4,65


2016 8,61 2,59 4,25 -6,74 7,98 -3,85 0,22 2,11
2017 15,44 1,48 7,47 0,49 4,04 13,06 0,14 1,43
2018 16,28 -1,39 0,02 -1,21 2,71 2,36 -0,24 2,98
2019 19,69 -1,78 4,46 11,63 0,27 -9,00 -2,05 2,30
2020 13,20 -3,28 1,86 -0,94 2,56 -8,12 -2,82 1,39
Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp từ FAS, 2022
Các quốc gia ở khu vực có sự tăng trưởng khác nhau giữa các nước và giữa các năm. Các
nước luôn có sự tăng trưởng cao về số lượng máy ATM bao gồm Indonesia và Campuchia
với bình quân mỗi năm lần lượt là 18,33% và 17,62%. Đặc biệt Singapore có tốc độ khá khác
biệt, với tốc độ bình quân -0,73% và có xu hướng biến động giảm trong suốt 5 năm liên tục;
kết quả đến cuối năm 2020 chỉ có 54,01 máy ATM phục vụ cho 100.000 người trưởng thành.
Riêng Việt Nam, trong năm năm gần nhất có số lượng ATM tăng trưởng khá ổn định qua
các năm, với tốc độ tăng bình quân trong quãng thời gian này là 4,51%. Nếu so với tốc độ
tăng trưởng của những năm trước đó thì con số này đã chậm lại. Năm 2020 là năm có số lượng
ATM cao nhất trong các năm, đạt 26,26 máy trên 100.000 người trưởng thành, song con số
này vẫn thấp hơn so với trung bình chung của cả khối ASEAN. Nhìn chung, xu hướng lắp đặt
máy ATM trong những năm gần đây ở các nước ASEAN có xu hướng giảm dần, số lượng lắp
đặt thêm ngày càng ít, điều này cũng được lý giải tương tự như tốc độ giảm chi nhánh ngân
hàng, do các dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động mở rộng và xu hướng hợp nhất trong
ngành tài chính. Và rõ ràng, trong xu thế phát triển thanh toán không dùng tiền mặt là định
hướng lớn của Chính phủ, xã hội cùng hướng tới, do đó việc rút tiền mặt để chi tiêu thông
qua ATM cần tiến tới giảm dần. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng, việc sử dụng ATM
được một bộ phận người dân, đặc biệt là người trung và cao tuổi, người dân vùng nông thôn
vẫn được ưa chuộng. Vì vậy, dù xu thế thu hẹp dần mạng lưới cây ATM là tất yếu, tuy nhiên
việc thu hẹp như thế nào còn là bài toán của mỗi ngân hàng.
Tóm lại, ở khía cạnh đầu tiên về tính thâm nhập của ngân hàng, với đại diện chính là số
lượng chi nhánh ngân hàng trên 100.000 người trưởng thành và số lượng ATM trên 100.000
người trưởng thành, các nước trong khối ASEAN có sự khác biệt nhau khá rõ, cụ thể là có sự
chênh lệch về số lượng; đồng thời, xu hướng tăng trưởng ở một số quốc gia trái chiều với
nhau.
101

Khía cạnh thứ hai: khía cạnh khả dụng được đo lường bằng tỷ lệ số chi nhánh ngân hàng
trên 1.000 km2 và tỷ lệ số ATM trên 1.000 km2. Kết quả cho thấy bình quân qua các năm của
tám nước khối ASEAN, cứ 1.000km2 sẽ có 67,46 chi nhánh ngân hàng, cứ 1.000km2 sẽ có
446,81 ATM phục vụ. Đồng thời các quốc gia có mức độ khả dụng cũng khác nhau.
Về số lượng chi nhánh ngân hàng trên 1.000 km2
Ba quốc gia Singapore, Indonesia, và Philippines là nhóm ba quốc gia có số lượng chi
nhánh ngân hàng cao, đặc biệt Singapore cao hơn hẳn khu vực, bình quân mỗi năm cứ 1.000
km2 ở nước này có 585,38; 19,92; 16,40 chi nhánh ngân hàng thành lập. Các quốc gia còn lại
có số lượng chi nhánh ngân hàng thấp hơn so với bình quân chung của cả khối ASEAN
(67,46). Quốc gia có số chi nhánh bình quân mỗi năm thấp nhất trong khu vực là Lào với con
số là 0,57, trong khi đó ở Việt nam con số này là 8,42. Với số liệu này rõ ràng có sự chênh
lệch khá lớn giữa các quốc gia.
Bảng 4.5 cho thấy, mặc dù Singapore có số lượng chi nhánh ngân hàng nhiều nhất tính
trên 1.000 km2, nhưng xét về tốc độ thì Campuchia là quốc gia có tốc độ tăng trưởng số chi
nhánh ngân hàng cao nhất, với tốc độ bình quân 13,54% năm trong suốt 11 năm, tiếp theo là
Indonesia với tốc độ bình quân 10,41%. Tuy nhiên trong những năm gần đây, quốc gia này
lại có xu hướng giảm số chi nhánh. Các quốc gia khác như Malaysia, Singapore tương tự, đặc
biệt Singapore có số lượng chi nhánh bình quân thấp hơn và có xu hướng giảm dần qua các
năm.
Bảng 4. 5.Tốc độ tăng trưởng chi nhánh ngân hàng trên 1.000 km2

Năm Campuchia Indonesia Lào Malaysia Philippines Singapore Thái Lan Viet Nam

2010 6,50 7,72 10,99 0,59 3,56 1,85 2,93 -0,32

2011 6,11 84,58 2,97 5,59 3,76 -0,28 3,77 11,63

2012 7,43 16,68 8,65 1,41 5,93 0,65 3,85 -11,04

2013 8,71 6,33 3,54 0,46 6,14 -1,53 4,27 18,71

2014 21,77 2,79 7,69 0,63 6,81 0,18 4,30 6,29

2015 9,61 0,64 3,17 0,92 3,89 0,93 0,81 -0,96

2016 20,46 -0,67 5,38 -0,54 2,92 -1,39 -0,64 3,14

2017 5,62 -1,39 5,11 -0,17 3,94 -5,15 -3,31 -9,16

2018 5,93 -2,06 4,86 1,95 2,45 -0,74 -0,72 14,55

2019 7,65 -1,54 3,31 0,12 4,11 -2,74 -3,37 2,64


102

2020 42,10 -1,26 1,92 -9,52 1,65 -10,49 -5,24 1,56

Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp từ FAS, 2022


Về số lượng ATM
Về số lượng ATM, trong giai đoạn 2010 - 2020, bình quân mỗi năm ở các nước ASEAN,
cứ 1.000 km2 có 446,81 máy ATM được lắp đặt. Quốc gia có nhiều ATM là Singapore, với
năm 2018 có 4.506,35 máy ATM; bình quân mỗi năm quốc gia này có 3.973,45 ATM. Tiếp
theo là Thái Lan và Philippines, với con số bình quân mỗi năm đạt được 118,34 và 56,4 ATM.
Xét về tốc độ tăng trưởng, bảng 4.6 dưới đây đã cho thấy cụ thể tốc độ thay đổi qua từng
năm ở mỗi quốc gia trong khối ASEAN trong giai đoạn 2010 - 2020.
Bảng 4. 6. Tốc độ tăng trưởng ATM trên 1.000 km2 của các nước ASEAN

Năm Campuchia Indonesia Lào Malaysia Philippines Singapore Thái Lan Viet Nam

2010 23,4 -6,26 85,03 11,85 10,78 14,49 12,71 17,49

2011 17,37 28,4 27,75 12,11 13,76 3,12 7,40 16,76

2012 21,77 120,95 21,95 3,85 14,69 1,66 9,39 6,89

2013 20,81 19,58 41,74 2,72 18,85 0,08 8,82 6,98

2014 31,45 19,10 13,22 -0,08 8,02 0,16 12,43 4,93

2015 24,54 9,49 18,84 -1,23 10,33 2,48 3,50 5,74

2016 10,66 4,16 6,52 -4,99 10,20 -2,21 0,99 3,16

2017 17,42 3,13 9,68 2,37 6,26 13,26 0,84 0,49

2018 18,15 0,23 2,00 0,59 4,93 2,77 0,39 5,86

2019 21,62 -0,24 6,53 13,57 2,36 -8,01 -1,46 3,23

2020 15,09 -1,87 3,91 0,68 4,60 -8,37 -2,26 2,34

Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp từ FAS, 2022


Các nước luôn có sự tăng trưởng cao về số lượng máy ATM bao gồm Indonesia và
Campuchia với bình quân mỗi năm lần lượt là 20,29% và 19,89%. Đặc biệt Singapore có tốc
độ tăng trưởng ATM thấp nhất trong khu vực chỉ 0.49% và có xu hướng biến động giảm trong
suốt 5 năm liên tục.
Riêng Việt Nam, trong năm năm gần nhất có số lượng ATM tăng trưởng khá ổn định qua
các năm, với tốc độ tăng bình quân trong quãng thời gian này là 5,64%, cao hơn mức tăng
trung bình chung của cả khối ASEAN.
103

Tóm lại, ở khía cạnh thứ hai về tính khả dụng, với đại diện chính là số lượng chi nhánh
ngân hàng trên 1.000 km2 và số lượng ATM trên 1.000 km2, các nước trong khối ASEAN có
sự khác biệt nhau khá rõ, cụ thể là có sự chênh lệch về số lượng; đồng thời, xu hướng tăng
trưởng ở một số quốc gia trái chiều với nhau.
Khía cạnh thứ ba: mức độ sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Chỉ tiêu này được sử dụng để
đánh giá mức độ sử dụng các dịch vụ ngân hàng chính là tổng tiền gửi và cho vay so với GDP.
Số liệu thu thập cho thấy bình quân qua các năm của cả khối ASEAN có số tiền gửi và cho
vay chiếm 132,41% GDP. Mức độ sử dụng dịch vụ ngân hàng ở các quốc gia có sự khác nhau
khá lớn. Những quốc gia như Singapore, Malaysia, và Việt Nam có tỷ lệ bình quân qua các
năm khá cao, lần lượt đạt 289,88%; 214,21%; 196,43% so với GDP; trong đó Singapore có
tỷ lệ cao nhất đạt vào năm 2014, ở mức 288,89%. Việt Nam năm 2020 có tỷ lệ cao nhất đạt
259,95% và Malaysia có tỷ lệ cao nhất, đạt 224,46% vào năm 2019; vượt trội hơn hẳn so với
bình quân của cả khối.
Các quốc gia có tỷ lệ thấp hơn như Indonesia, Philippines, lần lượt bình quân mỗi năm đạt
71,16% và 72,33%. Mặc dù vậy, các quốc gia này có sự tăng trưởng tương đối ổn định (bảng
4.7).
Như vậy, những quốc gia có mức độ thâm nhập hay có dịch vụ ngân hàng tốt chưa hẳn là
quốc gia có mức độ sử dụng các dịch vụ ngân hàng cao và ngược lại. Minh chứng là ở Việt
Nam, số lượng chi nhánh ngân hàng hay số máy ATM bình quân thấp, song tỷ lệ tiền gửi và
cho vay so với GDP lại là cao nhất trong các nước thuộc khu vực ASEAN, điều này cho thấy,
mức độ sử dụng dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam tương đối cao.
Bảng 4. 7. Tốc độ tăng trưởng tỷ lệ tiền gửi và cho vay trên GDP của các nước ASEAN

Năm Campuchia Indonesia Lào Malaysia Philippines Singapore Thái Lan Việt Nam

2010 13,94 -1,72 20,05 - 4,91 -0,19 -2,89 -4,34 -11,04


2011 14,26 6,44 15,68 3,06 1,63 11,15 5,83 -12,37
2012 20,44 8,19 14,61 2,62 0,46 6,46 9,58 -1,62
2013 4,53 5,83 11,29 1,43 14,54 5,53 4,96 7,28
2014 21,44 1,12 7,25 -1,06 4,74 0,44 1,57 4,66
2015 11,78 -0,27 8,09 -0,69 4,99 -5,61 1,24 11,45
2016 13,59 1,09 6,94 -2,78 8,84 0,63 -2,34 9,08
2017 10,09 -0,67 2,68 -4,86 4,75 -3,66 -1,83 3,98
104

2018 13,02 -0,22 -2,35 1,72 -0,59 -3,75 0,14 1,70


2019 9,20 -0,37 6,48 -0,98 3,49 5,11 -0,28 4,55
2020 25,32 7,25 5,58 10,29 14,87 12,73 15,74 8,4
Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp từ Quỹ Tiền tệ Thế giới, (2022)
Ngoài ra, như đã phân tích ở trên, luận án nhận thấy có sự tồn tại sự khác biệt giữa các
nước ASEAN. Tuy nhiên, để nhìn rõ hơn vấn đề này, luận án thực hiện thêm các thống kê
đơn giản (Bảng 4.8 và 4.9) các khía cạnh của chỉ số tài chính toàn diện từ giai đoạn 2010 -
2020 với các số liệu về giá trị thấp nhất, giá trị cao nhất, trung bình, độ lệch chuẩn và hệ số
biến thiên.
Bảng 4. 8. Số liệu thống kê về các khía cạnh của tài chính toàn diện
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Khía cạnh 1: Tính thâm nhập của ngân hàng – Số chi nhánh ngân hàng
trên 100.000 người trưởng thành
Cao nhất 611,11 609,37 613,31 603,96 605,08 610,72
Thấp nhất 0,44 0,45 0.49 0,51 0,55 0,56
Trung bình 82,82 83,72 84,62 83,98 84,55 85,42
Độ lệch chuẩn 199,72 198,75 199.91 196,63 196,84 198,65
Hệ số biến thiên 2,41 2,37 2,36 2,34 2,33 2,33
Khía cạnh 1: Tính thâm nhập của ngân hàng – Số ATM trên 100.000
người trưởng thành
Thấp nhất 11,00 14,71 16,87 17,64 17,83 17,64
Cao nhất 2,54 2,55 2,70 2,73 2,88 2,90
Trung bình 7,16 8,11 8,42 8,65 8,90 8,92
Độ lệch chuẩn 3,23 4,07 4,57 4,66 4,59 4,51
Hệ số biến thiên 0,45 0,50 0,54 0,54 0,52 0,51
Khía cạnh 2: Tính khả dụng của cách dịch vụ ngân hàng – Số chi nhánh
ngân hàng trên 1.000 km2
Cao nhất 3676,64 3791.19 3854.11 3857.14 3863.19 3959.10
Thấp nhất 1,50 1.92 2.34 3.31 3.75 4.45
Trung bình 485,05 502.53 515.23 519.32 523.85 538.25
Độ lệch chuẩn 1206,57 1243.30 1262.30 1261.96 1262.64 1293.46
105

Hệ số biến thiên 2,49 2.47 2.45 2.43 2.41 2.40


Khía cạnh 2: Tính khả dụng của cách dịch vụ ngân hàng – Số ATM trên 1.000 km2
Cao nhất 81,89 87,31 94,79 102,35 114,21 117,37
Thấp nhất 5,25 6,03 7,18 8,48 10,92 13,34
Trung bình 31,43 34,11 38,29 41,25 44,19 45,97
Độ lệch chuẩn 26,74 27,66 28,03 28,83 31,33 31,40
Hệ số biến thiên 0,85 0,81 0,73 0,70 0,71 0,68
Khía cạnh 3: Mức độ sử dụng các dịch vụ ngân hàng: Tỷ lệ tiền gửi so với GDP
Cao nhất 132,66 137,49 140,69 139,68 137,95 132,25
Thấp nhất 29,37 31,87 36,37 37,60 38,93 38,29
Trung bình 65,56 66,13 69,48 71,82 73,93 75,05
Độ lệch chuẩn 36,44 36,95 36,82 35,46 33,44 31,87
Hệ số biến thiên 0,56 0,56 0,53 0,49 0,45 0,42
Khía cạnh 3: Mức độ sử dụng các dịch vụ ngân hàng: Tỷ lệ cho vay so với GDP
Cao nhất 101,03 119,66 133,07 149,21 152,20 141,64
Thấp nhất 15,94 18,98 20,01 21,56 23,83 26,00
Trung bình 54,47 58,80 62,98 68,12 70,63 72,72
Độ lệch chuẩn 34,11 35,79 37,59 41,04 40,89 37,75
Hệ số biến thiên 0,63 0,61 0,60 0,60 0,58 0,52

Bảng 4. 9. Số liệu thống kê về các khía cạnh của tài chính toàn diện
Năm 2016 2017 2018 2019 2020
Khía cạnh 1: Tính thâm nhập của ngân hàng – Số chi nhánh ngân hàng
trên 100.000 người trưởng thành
Cao nhất 602,26 571,23 567,00 551,48 493,65
Thấp nhất 0,59 0,62 0,65 0,68 0,69
Trung bình 84,54 80,61 80,29 78,46 71,38
Độ lệch chuẩn 195,78 185,55 184,07 178,91 159,74
Hệ số biến thiên 2,32 2,30 2,29 2,28 2,24
106

Khía cạnh 1: Tính thâm nhập của ngân hàng – Số ATM


trên 100.000 người trưởng thành
Cao nhất 17,26 16,75 16,14 15,64 15,22
Thấp nhất 3,00 3,09 3,17 3,21 3,21
Trung bình 8,95 8,76 8,77 8,68 8,72
Độ lệch chuẩn 4,29 4,15 3,89 3,71 3,71
Hệ số biến thiên 0,48 0,47 0,44 0,43 0,42
Khía cạnh 2: Tính khả dụng của cách dịch vụ ngân hàng – Số chi nhánh
ngân hàng trên 1.000 km2
Cao nhất 3871,65 4385,05 4506,35 4145,27 3798,31
Thấp nhất 4,74 5,20 5,31 5,65 5,88
Trung bình 528,63 594,06 610,42 566,47 523,54
Độ lệch chuẩn 1264,07 1433,33 1472,99 1353,14 1238,24
Hệ số biến thiên 2,39 2,41 2,41 2,39 2,37
Khía cạnh 2: Tính khả dụng của cách dịch vụ ngân hàng –
Số ATM trên 1.000 km2
Cao nhất 117,62 117,79 117,50 115,09 111,85
Thấp nhất 14,49 16,72 19,45 23,28 26,26
Trung bình 46,01 47,70 48,27 48,55 47,85
Độ lệch chuẩn 30,88 30,81 30,29 28,76 27,12
Hệ số biến thiên 0,67 0,65 0,63 0,59 0,57
Khía cạnh 3: Mức độ sử dụng các dịch vụ ngân hàng: Tỷ lệ tiền gửi so với GDP
Cao nhất 135,45 127,95 123,46 133,44 160,34
Thấp nhất 39,00 38,92 37,94 37,89 43,18
Trung bình 77,73 77,80 78,72 82,15 94,95
Độ lệch chuẩn 31,89 30,00 30,10 32,26 37,89
Hệ số biến thiên 0,41 0,39 0,38 0,39 0,40
Khía cạnh 3: Mức độ sử dụng các dịch vụ ngân hàng: Tỷ lệ cho vay so với GDP
Cao nhất 140,16 137,56 132,10 135,18 142,47
Thấp nhất 28,59 31,66 32,86 33,99 35,51
Trung bình 74,86 75,34 76,17 78,32 86,38
107

Độ lệch chuẩn 36,67 35,14 34,33 35,33 39,74


Hệ số biến thiên 0,49 0,47 0,45 0,45 0,46
Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp từ FAS, 2022
Nhìn chung, các khía cạnh cơ bản của tài chính toàn diện đã cho thấy mức độ tài chính
toàn diện khác nhau giữa các quốc gia, và mỗi quốc gia có sự thay đổi nhất định qua các năm,
tuy nhiên mức chênh lệch giữa các quốc gia là thấp. Nhưng để đánh giá một cách tổng quát
hơn về mức độ tài chính toàn diện của các quốc gia, ngoài việc phân tích các khía cạnh, luận
án tiếp tục phân tích dựa trên chỉ số tài chính toàn diện tổng hợp. Việc triển khai thực hiện
các chính sách thúc đẩy tài chính toàn diện ở mỗi quốc gia đều có đặc thù riêng bởi bối cảnh
và điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau.
Bảng 4.10 cho thấy IFI bình quân các nước dao động từ 0,0825 – 0,9144, trong đó,
Philippines. Singapore, Malaysia và Việt Nam là nhóm quốc gia có IFI cao (>0,6) và tương
đối ổn định qua các năm; các nước Lào, Campuchia là các quốc gia có chỉ số tài chính toàn
diện tổng hợp thấp trong khu vực. Nhưng nhìn chung, chỉ số tài chính toàn diện của các quốc
gia có xu hướng cải thiện qua các năm. Có được điều đó là vì bắt đầu từ năm 2010, các nước
ASEAN đã chú trọng xây dựng các chiến lược để thúc đẩy tài chính toàn diện, đặc biệt coi tài
chính toàn diện là một trong ba trụ cột của tầm nhìn ASEAN 2025 về hội nhập tài chính và
thành lập nhóm công tác về tài chính bao trùm để thúc đẩy lĩnh vực này trong khu vực. Ngoài
ra, các nước ASEAN cũng đã thảo luận nhằm rút ra bài học kinh nghiệm từ các quốc gia về
thách thức cụ thể phải đối mặt và các biện pháp theo đuổi để tăng cường sự toàn diện tài
chính. Mỗi quốc gia đều có các biện pháp chiến lược riêng như:
- Chính phủ Việt Nam đã xây dựng các Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt
tại Việt Nam được triển khai từ 2006 và đến nay đã bước sang giai đoạn thứ 3 (2016 –
2020) thông qua Quyết định số 2545/2016/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng
Chính phủ; Đề án xây dựng và phát triển hệ thống vi mô tại Việt Nam đến năm 2020;
Đề án Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế với mục tiêu đến
năm 2020, nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng cơ bản phù hợp với nhu
cầu, có chất lượng, có mức chi phí hợp lý đối với đại bộ phận dân cư ở độ tuổi trưởng
thành và doanh nghiệp, nhất là dân cư ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa…
-
108

Bảng 4. 10. Chỉ số IFI của các nước ASEAN trong giai đoạn 2010 - 2020
Indonesia Lào Malaysia Philippines Singapore Thái Lan Việt Nam
Năm Campuchia

2010 0,17 0,17 0,14 0,64 0,16 1,62 0,37 0,69


2011 0,19 0,18 0,16 0,66 0,16 1,71 0,39 0,61
2012 0,24 0,20 0,19 0,68 0,17 1,77 0,53 0,59
2013 0,26 0,21 0,22 0,69 0,19 1,82 0,46 0,63
2014 0,32 0,22 0,23 0,68 0,21 1,82 0,50 0,66
2015 0,36 0,22 0,25 0,68 0,22 1,79 0,48 0,31
2016 0,41 0,22 0,27 0,66 0,24 1,78 0,47 0,81`
2017 0,46 0,22 0,28 0,63 0,25 1,78 0,46 0,84
2018 0,52 0,22 0,27 0,64 0,25 1,76 0,46 0,86
2019 0,57 0,21 0,08 0,63 0,26 1,75 0,45 0,89
2020 0,73 0,23 0,08 0,70 0,31 1,78 0,52 0,98
Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp từ FAS, 2022
- Hay ở Malaysia, chính phủ Malaysia đã đưa nhiệm vụ về tổ chức tín dụng trong Luật
Ngân hàng Trung ương 2009 và Chiến lược tổng thể phát triển khu vực tài chính năm
2011 và 2020 (Master Plan/Blueprint). Trên cơ sở văn bản pháp luật này, khuôn khổ tổ
chức tín dụng đã được xây dựng với một tầm nhìn rõ ràng và đặt ra các mục tiêu cụ thể.
Việc có được một cơ sở pháp luật và sự cam kết của Chính phủ là nhân tố quan trọng
quyết định sự thành công của chiến lược tổ chức tín dụng ở quốc gia này. Và cũng từ
chiến lược đó, Chính phủ Malaysia cũng triển khai mạnh mẽ các giải pháp như: thường
xuyên mở khóa tập huấn về các lợi ích được chia sẻ cho tất cả các bên liên quan.
Malaysia xác định 6 bước cần thiết để thiết kế chiến lược mạnh mẽ: Xác định cụ thể
tầm nhìn thể chế và kết quả mong muốn của Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện;
Xây dựng cơ sở hạ tầng và các hệ thống mạnh mẽ để thu thập dữ liệu cho Chiến lược
quốc gia về tài chính toàn diện; Phổ biến kiến thức tài chính chứng khoán và thực hiện
phân tích khoảng trống để xác định các khu vực can thiệp; Xây dựng chiến lược dự thảo
và thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các bên liên quan để đánh giá phản hồi; Thực
hiện các chiến lược và truyền đạt những kỳ vọng cho các bên liên quan; Tiến hành giám
sát và đánh giá tác động đối với các mục tiêu đo lường. Với Indonesia, chính phủ tập
trung vào 5 trụ cột gồm giáo dục tài chính, quyền sở hữu công, cơ sở trung gian tài
chính và kênh phân phối, DVTC trong các lĩnh vực công và bảo vệ người tiêu dùng.
109

- Với Indonesia, chính phủ tập trung vào 5 trụ cột gồm giáo dục tài chính, quyền sở hữu
công, cơ sở trung gian tài chính và kênh phân phối, DVTC trong các lĩnh vực công và
bảo vệ người tiêu dùng.
- Singapore và Thái Lan đề ra định hướng chính là ứng dụng ngân hàng số. Còn đối với
Lào, do cơ sở hạ tầng chưa thật sự phát triển nên đã lựa chọn phương thức là thông qua
các quốc gia đã phát triển mạnh về tài chính toàn diện để phát triển mô hình này.
- Lào đã đề nghị các tổ chức như Tổ chức hợp tác quốc tế Đức hỗ trợ để triển khai dự án
tiếp cận tài chính cho người nghèo, hay như Ngân hàng Phát triển châu Á đã giúp Lào
phát triển chính sách và thể chế trong lĩnh vực ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô.

Tóm lại, các nước ASEAN có mức tài chính toàn diện rất khác nhau, những nước có mức
độ tài chính toàn diện cao nhất gồm Singapore, Malaysia…những nước có chỉ số tài chính
toàn diện thấp là Campuchia và Lào. Nhưng nhìn chung các nước đều nỗ lực để phát triển tài
chính toàn diện do đó chỉ số tài chính toàn diện đều có sự cải thiện qua các năm.
4.1.3. Mức độ chất lượng thể chế ở các nước ASEAN
Chất lượng thể chế của các nước ASEAN được phản ánh qua 6 chỉ số trong bội chỉ số
quản trị công toàn cầu của Ngân hàng thế giới (World Bank) gồm: Tiếng nói và trách nhiệm
giải trình (Voice and Accountability); ổn định chính trị và an ninh xã hội (Political stability
and absence of violence/terrorism); hiệu quả chính phủ (Government Effectiveness); chất
lượng quy định (Regulatory quality); tuân thủ luật pháp (Rule of law); và kiểm soát tham
nhũng (Control of Corruption). Thang đo của các chiều nay là từ -2,5 đến 2,5. Giá trị càng
cao của thang đo này cho biết chất lượng thể chế cao hơn.
Hình 4.1 thể hiện chất lượng thể chế của các nước ASEAN trong năm 2020, trong đó
Singapore là nước có chất lượng thể chế cao nhất ở tất cả các khía cạnh, trong khi đó Lào và
Campuchia có chất lượng thể chế thấp nhất trong khu vực.
110

Quy tắc luật pháp Kiểm soát tham nhũng


2.5 2.5

2 2

1.5
1.5
1
1
0.5
0.5
0
0
-0.5

-0.5 -1

-1 -1.5

Hiệu quả chính phủ Ổn định chính trị


2.5 2

2 1.5

1.5
1
1
0.5
0.5
0
0

-0.5 -0.5

-1 -1

Chất lượng quy định Tiếng nói và trách nhiệm giải


2.5 trình
0.5
2

1.5 0
1
-0.5
0.5

0 -1

-0.5
-1.5
-1

-1.5 -2

Hình 4.1. Các chỉ số phản ánh chất lượng thể chế của các nước ASEAN năm 2020
Nguồn: Chỉ số quản trị công toàn cầu (WGI) (2022)
111

Về thứ tự bậc xếp hạng chất lượng thể chế của các nước ASEAN. Hình 4.2 thể hiện thứ
bậc xếp hạng về các tiêu chí phản ánh chất lượng thể chế của các nước thành viên ASEAN
vào năm 2020 dựa trên cơ sở dữ liệu của World Governance Indicators – WGI của Ngân hàng
Thế giới (World Bank); trong đó: giá trị 0 tương ứng mức xếp hạng chất lượng thấp nhất và
giá trị 100 tương ứng mức xếp hạng chất lượng cao chất. Có thể nhận thấy Singapore có chất
lượng thể chế tốt nhất trong khối này với hầu hết các chỉ số đều đạt mức gần tối đa, như: Chỉ
số về kiểm soát tham nhũng (99%), hiệu quả chính phủ (100%), chất lượng quy định (97%),
tính ổn định chính trị và không bạo lực (97%). Trong khi đó, Campuchia, Lào, và Việt Nam
thường xếp thứ hạng cuối trong hiệp hội này. Chẳng hạn, chỉ số kiểm soát tham nhũng của
Campuchia đạt 11%, chỉ số hiệu quả chính phủ của Việt Nam đạt 62%; Tiếng nói và trách
nhiệm giải trình của Lào chỉ đạt 3%.

Quy tắc luật pháp Kiểm soát tham nhũng


120 120

100 100
99 99
80 80

60 70 60
63
57
40 49 40
42 43
38 37 34
20 30 20
21 17 15 11
0 0

Hiệu quả chính phủ Ổn định chính trị


120 120

100 100
100 97
80 80
83
60 60 68
65 63 62
57
40 40 51
45
38 41
20 20 30
23 26
21
0 0
112

Chất lượng quy định Tiếng nói và trách nhiệm giải


120
trình
60
100
97 50
80 52
40
60 73 41 40 38
59 30
58 56
40
43 20 26
20 31 10
21 13 12 3
0 0

Hình 4.2. Xếp hạng thứ bậc chất lượng thể chế ở các nước ASEAN năm 2020
Nguồn: Chỉ số quản trị công toàn cầu (WGI) (2022)
Xét chung cho cả 8 nước ASEAN trong giai đoạn 2010 – 2020, rõ ràng các khía cạnh của
chất lượng thể chế đều thấp, trong đó nhóm chỉ số yếu kém nhất là tiếng nói và trách nhiệm
giải trình, kiểm soát tham nhũng và quy tắc luật pháp; chỉ số ở mức trung bình cao nhất lần
lượt là hiệu quả chính phủ và chất lượng quy định (hình 4.3).
0.6

0.4

0.2

-0.2

-0.4

-0.6

-0.8
2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 2013 2012 2011 2010

Kiểm soát tham nhũng Hiệu quả chính phủ


Ổn định chính trị Chất lượng quy định
Tuân phủ pháp luật Tiếng nói và trách nhiệm giải trình

Hình 4.3. Chất lượng thể chế của khu vực ASEAN giai đoạn 2010 - 2020
Nguồn: Chỉ số quản trị công toàn cầu (WGI) (2022)
Luận án nhận thấy có sự tồn tại sự khác biệt về chất lượng thể chế giữa các nước
ASEAN, sự khác biệt này khá lớn. Tuy nhiên để nhìn nhận rõ hơn, luận án thực hiện thêm
các thống kê đơn giản (Bảng 4.11 và bảng 4.12) các chỉ số phụ của chất lượng thể chế từ
113

giai đoạn 2010 - 2020 với các số liệu về giá trị thấp nhất, giá trị cao nhất, trung bình, độ lệch
chuẩn, và hệ số biến thiên.
Bảng 4. 11. Số liệu thống kê về các chỉ số phụ của chất lượng thể chế
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Chỉ số 1: Kiểm soát tham nhũng
Cao nhất 2,18 2,11 2,12 2,08 2,07 2,09
Thấp nhất -1,24 -1,24 -1,07 -1,05 -1,14 -1,12
Trung bình -0,33 -0,32 -0,23 -0,17 -0,17 -0,19
Độ lệch chuẩn 1,03 1,00 0,97 0,94 0,94 0,94
Hệ số biến thiên -3,13 -3,10 -4,24 -5,47 -5,44 -4,91
Chỉ số 2: Hiệu quả chính phủ
Thấp nhất 2,24 2,15 2,17 2,09 2,18 2,24
Cao nhất -0,94 -0,86 -0,84 -0,91 -0,69 -0,70
Trung bình 0,16 0,16 0,15 0,17 0,33 0,28
Độ lệch chuẩn 0,99 0,94 0,93 0,91 0,86 0,88
Hệ số biến thiên 6,22 5,87 6,09 5,40 2,64 3,12
Chỉ số 3: Ổn định chính trị
Cao nhất 1,17 1,19 1,37 1,38 1,19 1,31
Thấp nhất -1,65 -1,39 -1,22 -1,31 -0,91 -0,99
Trung bình -0,41 -0,28 -0,18 -0,16 -0,01 -0,03
Độ lệch chuẩn 0,86 0,77 0,79 0,79 0,64 0,72
Hệ số biến thiên -2,11 -2,81 -4,37 -4,82 -60,09 -26,16
Chỉ số 4: Chất lượng quy định
Cao nhất 1,79 1,79 1,97 1,97 2,23 2,26
Thấp nhất -1,02 -0,98 -0,82 -0,84 -0,85 -0,81
Trung bình -0,03 -0,02 0,08 0,09 0,17 0,15
Độ lệch chuẩn 0,82 0,82 0,83 0,83 0,92 0,92
Hệ số biến thiên -31,64 -39,54 10,89 8,92 5,51 5,99
Chỉ số 5: Quy tắc luật pháp
Cao nhất 1,63 1,67 1,73 1,71 1,82 1,81
Thấp nhất -1,12 -1,04 -0,98 -1,00 -0,96 -0,98
114

Trung bình -0,25 -0,22 -0,18 -0,15 -0,06 -0,09


Độ lệch chuẩn 0,84 0,84 0,83 0,81 0,83 0,83
Hệ số biến thiên -3,41 -3,85 -4,65 -5,27 -13,14 -9,29
Chỉ số 6: Tiếng nói và trách nhiệm giải trình
Cao nhất -0,04 -0,01 0,07 0,04 0,16 0,18
Thấp nhất -1,68 -1,68 -1,64 -1,65 -1,73 -1,75
Trung bình -0,67 -0,63 -0,58 -0,59 -0,65 -0,68
Độ lệch chuẩn 0,60 0,61 0,64 0,62 0,68 0,68
Hệ số biến thiên -0,88 -0,96 -1,10 -1,06 -1,03 -1,00

Bảng 4. 12. Số liệu thống kê về các chỉ số phụ của chất lượng thể chế
Năm 2016 2017 2018 2019 2020
Chỉ số 1: Kiểm soát tham nhũng
Cao nhất 2,09 2,14 2,17 2,16 2,15
Thấp nhất -1,27 -1,29 -1,31 -1,28 -1,23
Trung bình -0,22 -0,22 -0,18 -0,23 -0,19
Độ lệch chuẩn 0,95 0,97 1,00 1,00 0,98
Hệ số biến thiên -4,31 -4,47 -5,45 -4,34 -5,07
Chỉ số 2: Hiệu quả chính phủ
Cao nhất 2,21 2,22 2,23 2,22 2,34
Thấp nhất -0,69 -0,66 -0,67 -0,79 -0,77
Trung bình 0,29 0,30 0,33 0,31 0,39
Độ lệch chuẩn 0,84 0,84 0,88 0,89 0,89
Hệ số biến thiên 2,89 2,82 2,64 2,85 2,28
Chỉ số 3: Ổn định chính trị
Cao nhất 1,50 1,62 1,49 1,50 1,47
Thấp nhất -1,38 -1,19 -1,09 -0,92 -0,79
Trung bình -0,02 0,00 -0,02 0,03 0,01
Độ lệch chuẩn 0,84 0,80 0,76 0,69 0,70
Hệ số biến thiên -51,02 442,97 -47,15 27,13 153,06
Chỉ số 4: Chất lượng quy định
115

Cao nhất 2,18 2,12 2,13 2,16 2,21


Thấp nhất -0,72 -0,72 -0,77 -0,71 -0,80
Trung bình 0,16 0,16 0,14 0,17 0,21
Độ lệch chuẩn 0,87 0,85 0,86 0,85 0,88
Hệ số biến thiên 5,39 5,31 6,26 5,17 4,13
Chỉ số 5: Quy tắc luật pháp
Cao nhất 1,83 1,83 1,84 1,88 1,88
Thấp nhất -1,06 -1,05 -1,11 -0,94 -0,95
Trung bình -0,02 -0,03 -0,03 -0,02 -0,02
Độ lệch chuẩn 0,84 0,85 0,87 0,87 0,87
Hệ số biến thiên -40,54 -24,50 -27,37 -49,87 -43,55
Chỉ số 6: Tiếng nói và trách nhiệm giải trình
Cao nhất 0,17 0,13 0.15 0,13 0,10
Thấp nhất -1,76 -1,75 -1.75 -1,82 -1,80
Trung bình -0,69 -0,71 -0.69 -0,68 -0,71
Độ lệch chuẩn 0,68 0,67 0.71 0,70 0,68
Hệ số biến thiên -0,99 -0,94 -1.04 -1,03 -0,95
Nguồn: Tác giả tự tính toán từ nguồn dữ liệu WGI (2020)
Với bảng 4.11 và 4.12 cho thấy các nước ASEAN có chất lượng thể chế khá là khác biệt
nhau, hệ số biến thiên và độ lệch chuẩn giữa các nước khá cao, đặc biệt ở chỉ số ổn định
chính trị và quy tắc luật pháp. Tuy nhiên, theo thời gian thì chất lượng thể chế của các nước
có cải thiện.
4.2. TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN, CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ VÀ ỔN ĐỊNH NGÂN
HÀNG Ở CÁC NƯỚC ASEAN
4.2.1. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu
Đầu tiên, luận án phân tích thống kê mô tả, hệ số tương quan của các biến trong mô hình
nghiên cứu để đánh giá chung nhất về quan hệ giữa các biến.
116

Bảng 4. 13.Thống kê mô tả các biến


Giá trị nhỏ Giá trị lớn
Biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn
nhất nhất
Z-SCORE 1,727 0,7943 0,5429 -2,9666 3,0506
LZ-SCORE 1.571 0,8131 0,5546 -2,9666 3,0506
Z-SCORE_n 1,727 0,5916 0,1767 0 1
LZ-SCORE_n 1570 0,6973 0,1781 0 1
NPL 1.727 0,1308 1,6767 0,0036 0,1967
LNPL 1.569 0,1366 1,7514 0,0036 0,1967
IFI 1.727 0,2289 0,1834 0,0825 0,9144
INS 1.727 -0,1093 0,6821 -1,7655 1,1336
SIZE 1.727 6,7578 0,8091 3,6636 8,6921
LTA 1.727 0,6106 0,1331 0,0684 0,9344
LER 1.727 0,0860 0,1123 0,0001 1,5022
LLPL 1.727 0,0096 0,0153 -0,0757 0,2867
MQA 1.727 0,1324 0,0882 0,0078 0,9919
ETA 1.727 0,2031 0,1369 0,0034 1,4712
DIV 1.727 0,3524 0,4481 -4,6927 3,6915
INF 1.727 3,2254 2,1759 -1,1387 18,6773
GDP 1.727 4,7521 3,1756 -9,5731 14,5256
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata 16.
Bảng 4.13 cho thấy các biến trong mô hình một cách tổng quát nhất, từ mẫu quan sát là
157 ngân hàng ở các nước trong khu vực ASEAN. Giá trị trung bình của Z-Score xấp xỉ
0,7943 với độ lệch chuẩn là 0,5429, ngụ ý rằng ROA trung bình sẽ phải giảm 0,5429 mới làm
vốn chủ sở hữu ngân hàng bằng 0. Giá trị nhỏ nhất của Z-Score là – 2,9666 và giá trị lớn nhất
là 3,0506 cho thấy sự khác biệt về mức độ ổn định giữa các ngân hàng ở nước ASEAN, nhưng
từ giá trị trung bình và độ lệch chuẩn cho thấy sự khác biệt này không quá lớn. Tương tự, giá
trị trung bình của NPL xấp xỉ 0,1308 với độ lệch chuẩn 1,6767, giá trị nhỏ nhất là 0,0036 và
giá trị lớn nhất là 0,1967; giá trị trung bình của Z-Score_n là 0,5917, độ lệch chuẩn 0,1767.
Đối với biến tài chính toàn diện, giá trị lớn nhất của IFI là 0,9114 và giá trị nhỏ nhất là
0,0825 cho thấy sự không đồng nhất về mức độ tài chính toàn diện của hệ thống tài chính ở
các quốc gia trong ASEAN. Tuy nhiên, giá trị trung bình của IFI là 0,2289, độ lệch chuẩn
0,1834 lại cho thấy sự không đồng nhất này không quá lớn.
117

Đối với biến chất lượng thể chế, giá trị lớn nhất của IFI là 1,1336 và giá trị nhỏ nhất là -
1,7655 cho thấy sự không đồng nhất về chất lượng thể chế ở các quốc gia trong ASEAN. Giá
trị trung bình của INS là -0,1093, độ lệch chuẩn 0,6821 cho thấy sự chênh lệch về chất lượng
thể chế ở các nước ASEAN tương đối lớn.
Các biến còn lại trong mô hình có độ chênh lệch cũng không quá cao.
4.2.2. Kiểm định tác động của tài chính toàn diện và chất lượng thể chế đến ổn
định ngân hàng tại các nước ASEAN
Đầu tiên, luận án tiến hành kiểm định ma trận phương sai của các biến trong mô hình 3.1
với biến phụ thuộc chủ yếu là Z-Score, để xác định các biến trong mô hình có đa cộng tuyến
hay không?
Bảng 4.14. trình bày hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình. Các hệ số tương quan
giữa các biến được dùng để kiểm tra khả năng xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến giữa các
biến.
Bảng 4. 14. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình ước lượng Z-score
Z- L.Z-
INS IFI SIZE LER LTA
SCORE SCORE
Z-SCORE 1,000
L.Z-
0,5709* 1,000
SCORE
INS 0,1944* 0,1909* 1,000
IFI -0,1968* -0,1931* -0,1512* 1,000
SIZE 0,3321* 0,3437* 0,5343* -0,0714* 1,000
LER -0,0516* -0,0557* -0,0394 0,0621* -0,2178* 1,000
LTA 0,1237* 0,0987* 0,1807* -0,0208 0,1062* 0,1313* 1,000
LLPL 0,0163 0,0062 0,1699* 0,1037* 0,0426* 0,1056* 0,2706*
MQA -0,1460* -0,1797* -0,1888* 0,0895* -0,5124* 0,2548* -0,0670*
ETA -0,0586* -0,0563* -0,2607* -0,0283 -0,2830* -0,0439* -0,4221*
DIV 0,0698* 0,1033* 0,0144 -0,0480* 0,0639* -0,0095 0,0935*
INF -0,1649* -0,1977* -0,3490* 0,0192 -0,2498* -0,0079 -0,1496*
GDP 0,0468* -0,0928* -0,1984* -0,1122* -0,2120* 0,0036 -0,0639*

LLPL MQA ETA DIV INF GDP


LLPL 1,000
MQA 0,0907* 1,000
ETA -0,1913* 0,2443* 1,000
DIV 0,0351 0,0270 -0,0298 1,000
INF -0,0831* -0,0044 0,0589* -0,0616* 1,000
GDP -0,2069* 0,0178 0,0553* 0,0270 0,3198* 1,000

* tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 0,1


Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata 16.
118

Kết quả bảng 4.14 cho thấy các biến chính theo mô hình 3.1 có hệ số tương quan thấp hơn
0,59, tức mức độ tương quan là ở mức yếu và mức trung bình. Tương tự, các biến kiểm soát
cũng có độ tương quan khá thấp với biến ổn định ngân hàng. Đồng thời chúng cũng tương
quan với nhau ở mức trung bình. Điều này cho thấy phần lớn các biến trong mô hình có quan
hệ mật thiết với ổn định ngân hàng ở các nước ASEAN. Bên cạnh đó, dấu của hệ số tương
quan cũng cho biết chiều hướng tác động giữa các biến. Trong mô hình nghiên cứu, các biến
độc lập chính như tài chính có diện có tương quan âm với ổn định, chất lượng thể chế có
tương âm dương với ổn định.
- Kiểm tra đa cộng tuyến

Tiếp theo, luận án sử dụng hệ số nhân tử phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation
Factor – VIF) để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến có xảy ra hay không giữa một biến độc
lập với tất cả các biến độc lập khác trong mô hình nghiên cứu (bảng 4.15). Theo Field (2013)
các biến trong mô hình không đa cộng tuyến khi giá trị VIF < 10 hay sai số cho phép (tolerance
- dung sai) > 0,10.
Bảng 4. 15. Nhân tử phóng đại của các biến trong mô hình
Biến VIF Dung sai = 1/VIF
SIZE 2,16 0,4623
INS 1,64 0,6084
MQA 1,51 0,6637
GDP 1,40 0,7139
LLPL 1,39 0,7174
ETA 1,38 0,7244
LTA 1,35 0,7429
L.ZSOCRE 1,20 0,8308
INF 1,20 0,8311
LER 1,13 0,8830
IFI 1,10 0,9096
DIV 1,06 0,9432
Mean VIF 1,38
Nguồn: Tính toán của tác giả
119

Kết quả từ bảng 4.15 cho thấy hệ số VIF của mô hình 1,38 chứng tỏ các biến độc lập trong
mô hình nghiên cứu không có hiện tượng đa cộng tuyến.
Sau khi kiểm tra đa cộng tuyến, luận án thực hiện hồi quy mô hình 3.1 bằng phương pháp
SGMM để đánh giá tác động của tài chính toàn diện, của chất lượng thể chế lên ổn định ngân
hàng, với với biến chỉ số tài chính toàn diện tổng hợp IFI và chỉ số chất lượng thể chế tổng
hợp INS và ba biến đại diện cho sự ổn định ngân hàng là Z-Score, Z-Score_n và NPL. Kết
quả được trình bày ở bảng 4.16.
Bảng 4.16 cho thấy biến IFI và INS đều có tác động đến cả ba biến phụ thuộc Z-Score, Z-
Score_n và NPL. Trong đó IFI có tác động nghịch chiều đến Z-Score, Z-Score hiệu chỉnh và
thuận chiều đối với NPL ở mức độ tin cậy 99% với hệ số hồi quy lần lượt -1,288; -0,330;
0,206. Điều này có nghĩa, thực hiện tài chính toàn diện sẽ tác động làm tăng nợ xấu của ngân
hàng, từ đó làm giảm mức độ ổn định của ngân hàng. Trong khi đó, INS có tác động thuận
chiều đến Z-Score, Z-Score hiệu chỉnh và NPL với hệ số hồi quy lần lượt là 0,617; 0,307; và
-0,166, có nghĩa INS tác động làm giảm nợ xấu, gia tăng mức độ ổn định ngân hàng.
Bảng 4. 16. Tác động của tài chính toàn diện và chất lượng thể chế đến ổn định ngân
hàng

Z-Score Z-Score_n NPL

LZ-Score 0,357***

(0,000)

LZ-Score_n 0,326***

(0,000)

LNPL 1,497***

(0,000)

INS 0,617*** 0,307*** -0,166***

(0,000) (0,000) (0,000)

IFI -1,288*** -0,330*** 0,206***

(0,000) (0.000) (0,000)

LTA 1,590*** 0,523*** -0,150***

(0,000) (0,000) (0,002)

SIZE 0,334*** 0,052** 0,024*


120

(0,003) (0,010) (0,096)

LER 0,489*** 0,651** 0,198***

(0,000) (0,010) (0,000)

LLPL 0,001 -0,007*** 0,020***

(0,920) (0,000) (0,000)

MQA 0,534*** 0,290*** -0,085*

(0,000) (0,000) (0,099)

ETA 1,664*** 0,647*** -0,033

(0.000) (0,000) (0,158)

DIV 0.028 -0,038*** -0,011**

(0.200) (0,000) (0,037)

INF 0.051*** 0,016*** -0,015***

(0.000) (0,000) (0,000)

GDP -0.084*** -0,023*** -0,013***

(0.000) (0,000) (0,000)

_cons -3.059*** -0,557*** 0,203***

(0.000) (0,000) (0,004)

Số lượng nhóm 157 157 157

Số lượng các 66 57 77
biến công cụ

AR (2) 0,113 0,276 0,318

Sargan 0,491 0,347 1,000

Hansen 0,577 0,895 0,432

***, **, và * tương ứng với mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 0,01; 0,05 và 0,1
Nguồn: Kết quả trích xuất từ phần mềm STATA 16.

Ngoài ra, các kiểm định Hansen và AR2 có hệ số p-value đều lớn hơn 0,05, thể hiện các
biến công cụ trong mô hình thỏa tính over-identifying và phần dư của mô hình không tồn tại
hiện tượng tự tương quan bậc 2, thỏa điều kiện đặt ra, nên các kết quả tìm thấy được trong mô
hình là vững và hoàn toàn có thể dùng để phân tích.
121

Tóm lại, thông qua kết quả kiểm định, luận án đã trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ nhất, và
thứ hai và hai giả thuyết đầu tiên như sau:

Câu hỏi nghiên Giả thuyết nghiên cứu Kết quả kiểm định và phân
cứu tích tại các nước ASEAN

(1) Tài chính toàn


diện tác động đến
Giả thuyết 1: Tài chính toàn Tài chính toàn diện làm giảm
ổn định ngân hàng
diện gia tăng mức độ ổn định mức độ ổn định ngân hàng tại
ở các nước
ngân hàng tại các nước ASEAN. các nước ASEAN.
ASEAN như thế
nào

(2) Chất lượng thể


Giả thuyết 2: Chất lượng thể chế
chế tác động như Chất lượng thể chế tác động
có tác động làm cho mức độ ổn
thế nào đến ổn định làm tăng ổn định ngân hàng ở
định của các ngân hàng ASEAN
ngân hàng ở các các nước ASEAN
tăng lên.
nước ASEAN

4.2.3. Kiểm định ảnh hưởng của chất lượng thể chế đối với tác động của tài chính
toàn diện đến ổn định ngân hàng
Tương tự các bước kiểm định tác động của tài chính toàn diện, chất lượng thể chế đến ổn
định ngân hàng, ở nội dung này, luận án lần lượt trình bày ma trận hệ số tương quan, và
kiểm tra đa cộng tuyến của các biến trong mô hình.
Bảng 4.17 cho thấy các biến chính theo mô hình (3.2) có hệ số tương quan thấp hơn 0,59,
tức mức độ tương quan là ở mức yếu và mức trung bình. Tương tự, các biến kiểm soát cũng
có độ tương quan khá thấp với biến ổn định ngân hàng. Đồng thời chúng cũng tương quan với
nhau ở mức trung bình. Điều này cho thấy phần lớn các biến trong mô hình có quan hệ mật
thiết với ổn định ngân hàng ở các nước ASEAN. Bên cạnh đó, dấu của hệ số tương quan cũng
cho biết chiều hướng tác động giữa các biến. Trong mô hình nghiên cứu, biến độc lập chính
cần xem xét là tương tác giữa tài chính toàn diện và ổn định ngân hàng có tương quan dương
với ổn định ngân hàng.
122

Bảng 4. 17. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình ước lượng Z-score
Z- L.Z-
INS IFI INSIFI SIZE LER
SCORE SCORE
Z-SCORE 1,000
L.Z-
0,5709* 1,000
SCORE
INS 0,1944* 0,1909* 1,000
IFI -0,1968* -0,1931* -0,1512* 1,000
INSIFI 0,1213** 0,1146* 0,7784* -0,1701* 1,000
SIZE 0,3321* 0,3437* 0,5343* -0,0714* 0,3626* 1,000
LER -0,0516* -0,0557* -0,0394 0,0621* -0,0758* -0,2178* 1,000
LTA 0,1237* 0,0987* 0,1807* -0,0208 -0,0197 0,1062* 0,1313**
LLPL 0,0163 0,0062 0,1699* 0,1037* -0,4024* 0,0426* 0,1056*
MQA -0,1460* -0,1797* -0,1888* 0,0895* -0,1579* -0,5124* 0,2548*
ETA -0,0586* -0,0563* -0,2607* -0,0283 -0,0677* -0,2830* -0,0439*
DIV 0,0698* 0,1033* 0,0144 -0,0480* -0,0128 0,0639* -0,0095
INF -0,1649* -0,1977* -0,3490* 0,0192 -0,1810* -0,2498* -0,0079
GDP 0,0468* -0,0928* -0,1984* -0,1122* 0,0130 -0,2120* 0,0036

LTA LLPL MQA ETA DIV INF GDP


LTA 1,000
LLPL 0,2706* 1,000
MQA -0,0670* 0,0907* 1,000
ETA -0,4221* -0,1913* 0,2443* 1,000
DIV 0,0935* 0,0351 0,0270 -0,0298 1,000
INF -0,1496* -0,0831* -0,0044 0,0589* -0,0616* 1,000
GDP -0,0639* -0,2069* 0,0178 0,0553* 0,0270 0,3198* 1.000

Chú ý: * đại diện cho ý nghĩa thống kê 0.1


Nguồn: Kết quả trích xuất từ phần mềm Stata 16.
Kiểm tra đa cộng tuyến
Kết quả từ bảng 4.18 cho thấy hệ số VIF cao nhất là 3,50 chứng tỏ các biến độc lập trong
mô hình nghiên cứu không có hiện tượng đa cộng tuyến.
Bảng 4. 18. Nhân tử phóng đại của các biến trong mô hình
Biến VIF Dung sai = 1/VIF
INFINS 14,04 0,0673
LLPL 14,00 0,0720
SIZE 2,13 0,1768
INS 1,73 0,4460
MQA 1,51 0,6602
ETA 1,41 0,7075
123

LTA 1,35 0,7415


IFI 1,23 0,8135
L.Z-SCORE 1,21 0,8258
INF 1,20 0,8365
LER 1,13 0,8838
DIV 1,06 0,9455
Mean VIF 3,50
Nguồn: Tính toán của tác giả
Tiếp theo luận án tiến hành hồi quy mô hình 3.2 với biến độc lập chính là tương tác giữa
tài chính toàn diện và ổn định ngân hàng, và ba biến phụ thuộc lần lượt là Z-Score, Z-Score_n
và NPL, kết quả thể hiện ở bảng 4.19. Bảng 4.19 cho thấy, tương tác giữa IFI và INS có ý
nghĩa thống kê với cả 3 biến phụ thuộc ở mức độ tin cậy 99% với hệ số hồi quy lần lượt là
0,567; 0,089 và - 0,057. Điều này có nghĩa rằng IFI*INS tác động thuận chiều đến Z-Score, Z-
Score_n và ngược chiều đến NPL.
Bảng 4. 19. Ảnh hưởng của chất lượng thể chế đối với tác động của tài chính toàn diện
đến ổn định ngân hàng
Z-Score Z-Score_n NPL
LZ-Score 0,309***
(0,000)
LZ-Score_n 0,202***
(0,000)
LNPL 0,473***
(0,000)
IFI -1,052*** - 0,187*** 0,084**
(0,000) (0,001) (0,011)
INS 0,401* 0,107** -0,064*
(0,065) (0,035) (0,066)
IFI*INS 0,567*** 0,089* - 0,057**
(0,004) (0,074) (0,016)
LTA 2,836*** 0,397*** - 0,046
(0,000) (0,001) (0,119)
SIZE 0,300** 0,161*** -0,005**
124

(0,032) (0,000) (0,038)


LER -0,537*** -0,091** 0,050*
(0,000) (0,011) (0,058)
LLPL -1,050 0,207 0,061***
(0,248) (0,314) (0,003)
MQA -0,181 0,513** -0,030
(0,813) (0,024) (0,119)
ETA 3,106*** 0,457*** - 0,045***
(0,000) (0,000) (0,000)
DIV - 0,166*** - 0,071*** 0,542***
(0,004) (0,000) (0,000)
INF -0,055 - 0,015 0,048**
(0,119) (0,109) (0,038)
GDP 0,061*** 0,013*** - 0,010***
(0,000) (0,000) (0,000)
_cons -3,591*** -1,005*** -0,290***
(0,000) (0,000) (0,006)
Số lượng nhóm 157 157 157
Số biến công cụ 39 37 94
AR (2) 0,213 0,100 0,318
Sargan 0,523 0,332 1,000
Hansen 0,612 0,409 1,000
***, **, và * tương ứng với mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 0,01; 0,05 và 0,1
Nguồn: Kết quả trích xuất từ phần mềm STATA 16.
Các kiểm định Hansen ở hai mô hình có hệ số p-value và kiểm định tự tương quan bậc hai
(AR2) cho kết quả p-value đều lớn hơn 0,05. Như vậy, các kiểm định đối với ước lượng bằng
SGMM đều thỏa điều kiện nên các kết quả tìm thấy được trong mô hình này cũng có tính
vững và hoàn toàn có thể phân tích được.

Tóm lại, thông qua kết quả kiểm định, luận án trả lời câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết
nghiên cứu thứ ba như sau:
125

Câu hỏi nghiên Giả thuyết nghiên cứu Kết quả kiểm định và phân
cứu tích tại các nước ASEAN
(3) Chất lượng thể
chế có ảnh hưởng
Giả thuyết 3: Chất lượng thể chế Chất lượng thể chế có ảnh
như thế nào đến tác
cải thiện tác động của tài chính hưởng quan trọng, cải thiện tác
động của tài chính
toàn diện đến ổn định hệ thống động của tài chính toàn diện lên
toàn diện lên ổn
ngân hàng tại các nước ASEAN. ổn định ngân hàng
định ngân hàng ở
các nước ASEAN?

Để kiểm tra tính vững của kết quả, luận án sử dụng thêm một phương pháp khác. Bằng
cách thay giá trị liên tục của biến chất lượng thể chế trong biến tương tác giữa tài chính toàn
diện và chất lượng thể chế bằng biến dummy vào mô hình 3.2. Lúc này, các quốc gia có chất
lượng thể chế tốt (lớn hơn mức trung bình) thì chất lượng thể chế nhận giá trị 1, ngược lại
nhận giá trị 0. Kết quả được trình bày ở bảng 4.20.
Bảng 4. 20. Kiểm định tính vững chắc của kết quả nghiên cứu
Z-Score Z-Score_n NPL
LZ-Score 0,366***
(0,000)
LZ-Score_n 0,381***
(0,000)
LNPL 0,712***
(0,000)
IFI - 4,286** - 2,058*** 0,459***
(0,018) (0,001) (0,000)
INS 0,471*** 0,258*** -0,036*
(0,009) (0,000) (0,054)
IFI*INS 4,271** 2,076*** - 0,568***
(0,015) (0,001) (0,002)
LTA 2,156*** 0,593*** - 0,142***
(0,000) (0,000) (0,000)
SIZE 0,293*** 0,033 0.049***
126

(0,000) (0,313) (0,000)


LER 0,386*** 0,001 0,070***
(0,006) (0,982) (0,000)
LLPL - 0,001 -0,009* 0,011***
(0,978) (0,087) (0,000)
MQA 0,432*** 0,227*** 0,010
(0,009) (0,000) (0,521)
ETA 3,154*** 0,655*** - 0,125***
(0,000) (0,058) (0,000)
DIV - 0,098*** - 0,033** 0,001
(0,005) (0,027) (0,653)
INF - 0,045*** - 0,009* - 0,005 ***
(0,002) (0,074) (0,000)
GDP 0,009 - 0,006 -0,012***
(0,717) (0,509) (0,000)
_cons -3,289*** -0,247*** -0,116*
(0,000) (0,273) (0,057)
Số lượng nhóm 157 157 157
Số biến công cụ 67 30 82
AR (2) 0.131 0,074 0,319
Sargan 0,449 0,145 1,000
Hansen 0,328 0,298 0,530
***, **, và * tương ứng với mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 0,01; 0,05 và 0,1
Nguồn: Kết quả trích xuất từ phần mềm STATA 16.
Các kiểm định Hansen ở hai mô hình có hệ số p-value và kiểm định tự tương quan bậc hai
(AR2) cho kết quả p-value đều lớn hơn 0,05. Như vậy, các kiểm định đối với ước lượng bằng
SGMM đều thỏa điều kiện nên các kết quả tìm thấy được trong mô hình này cũng có tính
vững và hoàn toàn có thể phân tích được.
Bảng 4.16, 4.19 và 4.20, dấu của các biến chính: tài chính toàn diện, chất lượng thể chế
và tương tác giữa chất lượng thể chế và tài chính thay đổi vẫn không thay đổi khi luận án sử
dụng các phương pháp khác nhau và có ý nghĩa thống kê với 3 biến phụ thuộc. Điều này có
thể khẳng định, kết quả của luận án đưa ra đáng tin cậy, và có thể sử dụng làm cơ sở đưa ra
các giải pháp ở chương 5.
127

Ngoài ra, để đánh giá chính xác về ảnh hưởng của chất lượng thể chế đến tác động của tài
chính toàn diện lên ổn định ngân hàng, luận án tiếp tục xem xét ảnh hưởng của chất lượng thể
chế trên các khía cạnh riêng lẻ, gồm: kiểm soát tham nhũng (CC), ổn định chính trị (PS), quy
tắc luật pháp (RL), chất lượng quy định (RQ), hiệu quả chính phủ (GE) và tiếng nói và trách
nhiệm giải trình (VA). Bằng cách, lần lượt thay biến chất lượng thể chế tổng hợp bằng từng
biến trên vào mô hình 3.2, luận án nhận thấy ngoại trừ khía cạnh tiếng nói và trách nhiệm giải
trình, các khía cạnh còn lại đều có ảnh hưởng đến tác động của tài chính toàn diện lên ổn định
ngân hàng, nhưng kết quả không thống nhất (bảng 4.21). Đây cũng là cơ sở để luận án đưa ra
các hàm ý chính sách trong chương 5.

Bảng 4. 21.Tương tác giữa các khía cạnh của chất lượng thể chế và tài chính toàn diện

Biến Z-Socre Z-Score_n NPL

CCIFI 0,688*** 0,388*** -0,217*

PSIFI 2,232* 1,028*** -0,834***

RLIFI 2,122** 0,598** -0,182***

RQIFI - 5,313*** -5,393** 1,078**

GEIFI 0,646** 0,138** -0,087***

VAIFI 1,311 -1,592 -0,089

***, **, và * tương ứng với mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 0,01; 0,05 và 0,1
Nguồn: Kết quả trích xuất từ phần mềm STATA 16.
4.2.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Như phân tích trong phần 4.1.1 mức độ ổn định của hệ thống ngân hàng ở các quốc gia
ASEAN có sự khác biệt nhau, và có sự biến động qua các năm ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên, xu
hướng chung, nhất là những năm gần đây, hệ thống ngân hàng các nước có sự cải thiện về ổn
định, với chỉ số Z-Score được nâng lên, tỷ lệ nợ xấu được giảm xuống (ngoại trừ năm 2020).
Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 trên thế giới từ năm 2020 đã khiến số ca bệnh tăng
nhanh tại nhiều quốc gia, buộc chính phủ nhiều nước phải áp dụng các lệnh phong tỏa kéo dài
nhằm ngăn ngừa sự phát triển của virus trong cộng đồng. Động thái này và các biện pháp giãn
cách đã tác động nặng nề đến nền kinh tế nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và các nền
128

kinh tế tại Đông Nam Á nói riêng. Tăng trưởng GDP trong năm 2020 tại 10 quốc gia thành
viên tại ASEAN chỉ có Việt Nam (+2,9%), Myanmar (+1,7%), Brunei (+1,2%) và
Lào )%0,4+( là tăng trưởng dương, các quốc gia còn lại đều tăng trưởng âm (World Bank,
2021). Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến ngành Ngân hàng ở các nước trong khu vực
gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận sụt giảm, nợ xấu gia tăng. Theo Nikkei Asia (2021) lợi nhuận
ròng của 16 ngân hàng thương mại (NHTM) lớn tại Indonesia, Malaysia, Philippines,
Singapore và Thái Lan trong năm 2020 chỉ đạt 19,4 tỉ USD, giảm 34% so với năm 2019 và là
mức lợi nhuận thấp nhất trong một thập kỷ qua (2011-2020). Tổng lượng nợ xấu tại các ngân
hàng này đã tăng lên 39,6 tỉ USD, tăng 17% so năm 2019, trong đó các ngân hàng Philippines
có tốc độ gia tăng nợ xấu nhanh nhất do hàng ngàn doanh nghiệp, công ty đóng cửa do lệnh
phong tỏa kéo dài. Philippines vẫn là quốc gia được đánh giá có khả năng phục hồi kinh tế
thấp nhất khi có tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 là -9,6%. Tại Thái Lan, khi ngành du
lịch và xuất khẩu bị trì trệ, không phát triển, các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ dẫn
tới tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tăng cao, riêng bốn ngân hàng lớn nhất của Thái Lan có tỷ
lệ nợ xấu từ 3,68% đến 3,93% tính đến cuối năm 2020.
Tình trạng tương tự tại Indonesia khi tăng tưởng kinh tế năm 2020 là -2,1%. Tỷ lệ nợ xấu
của bốn ngân hàng lớn tăng 33% so với năm 2019. Riêng tại Singapore, tình hình nợ xấu của
các ngân hàng lớn có phần khả quan hơn khi phần lớn đối tượng cho vay là các tập đoàn lớn,
khả năng trả nợ và trang trải các khoản chi phí tốt hơn so các doanh nghiệp nhỏ, do đó tỷ lệ
nợ xấu chỉ tăng nhẹ so với năm 2019, duy trì ở mức 1,5-1,6%. Trường hợp của Malaysia, tuy
tỷ lệ tăng trưởng kinh tế năm 2020 giảm 5,6% nhưng tỷ lệ nợ xấu của ba ngân hàng lớn nhất
Malaysia chỉ giảm 1,5% so năm 2019 (Nikkei Asia, 2021).
Rõ ràng, dịch Covid ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của ngân hàng, do đó việc đánh giá
các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định trở nên cấp thiết hơn, đặc biệt trong thời gian thực hiện
chiến lược tài chính toàn diện.
Với mục đích đánh giá vai trò của chất lượng thể chế đến tác động của tài chính toàn diện
lên ổn định ngân hàng, luận án đã thực hiện hồi quy hai mô hình 3.1, 3.2 và tiến hành kiểm
định các kết quả đưa ra. Kết quả chính của luận án được trình bày tổng quát ở bảng 4.22. Bảng
4.22 cho thấy:
129

Bảng 4. 22.Tổng hợp kết quả chính của nghiên cứu


Biến Ổn định hệ thống ngân hàng
Z-Score Z-Score_n NPL
IFI -1,052*** - 0,187*** 0,084**
INS 0,401* 0,107** -0,064*
IFI*INS 0,567*** 0,089* - 0,057**
*** tương ứng với mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 0,01
Thứ nhất, tài chính toàn diện với biến đại diện là chỉ số IFI tổng hợp, tồn tại mối mối quan
hệ nghịch chiều với sự ổn định ngân hàng, biến đại diện là Z-Score và Z-Score_n với độ tin
cậy cao 99%. Hệ số hồi quy của biến IFI lần lượt là -1,052 và -0,187 cho thấy khi các yếu tố
khác không đổi, IFI của quốc gia tăng (giảm) 0,01 đơn vị thì Z-Score và Z-Score_n giảm
(tăng) 1,052 và 0,187 đơn vị. Với biến phụ thuộc là NPL, IFI có tác động thuận chiều, tức là
càng gia tăng mức độ tài chính toàn diện thì nợ xấu của ngân hàng càng tăng; với hệ số hồi
quy là 0,084 cho biết IFI tăng/giảm 0,01 đơn vị thì tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng/giảm 0,084 đơn vị.
Kết quả nghiên cứu không đúng với kỳ vọng luận án và lý thuyết danh mục đầu tư hiện
đại. Theo lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại, khi thực hiện tài chính toàn diện có thể giúp
ngân hàng tiếp cận các nguồn bán lẻ từ đó đa dạng hóa danh mục tiền gửi và cho vay, từ đó
tăng tính ổn định cho ngân hàng. Tuy nhiên, nếu mở rộng quá mức mà không có biện pháp
kiểm soát tốt thì gây hại đến ổn định ngân hàng. Do đó, kết quả của luận án mặc dù không
đúng như kỳ vọng, nhưng điều này vẫn có thể giải thích như sau: Việc tăng cường khả năng
tiếp cận tài chính cho người dân, đặc biệt là người nghèo, dẫn đến ngân hàng thường xuyên
phải nới lỏng các tiêu chuẩn trong cho vay, trong khi hoạt động tín dụng cần được thắt chặt
các quy định, do đó các khoản nợ xấu tăng lên cùng với sự gia tăng tín dụng, điều này làm
giảm mức độ ổn định của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu của Amatus & Alireza (2015), Kouki
& ctg. (2020) và Sahay & ctg. (2015) cũng đồng quan điểm trên. Hơn nữa, biến tài chính toàn
diện trong luận án được xác định dựa trên 3 khía cạnh, trong đó có khía cạnh tỷ lệ dự nợ và
tỷ lệ tiền gửi, 2 khía cạnh này được tìm thấy có ảnh hưởng xấu đến ổn định ngân hàng lần
lượt trong các nghiên cứu của Feghali & ctg. (2021) và Amatus & Alireza (2015).
Thứ hai, chất lượng thể chế với biến đại diện là chỉ số INS tổng hợp, tồn tại mối mối quan
hệ thuận chiều với sự ổn định ngân hàng, biến đại diện là Z-Score và Z-Score_n với độ tin
cậy cao 99%. Hệ số hồi quy của biến INS lần lượt là 0,401 và 0,107 cho thấy khi các yếu tố
khác không đổi, INS tăng (giảm) 0,01 đơn vị thì Z-Score và Z-Score_n tăng (giảm) 0,401 và
130

0,107 đơn vị. Với biến phụ thuộc là NPL, INS có tác động ngược chiều, tức là chất lượng thể
chế càng cao thì nợ xấu của ngân hàng càng giảm; với hệ số hồi quy là -0,064 cho biết INS
tăng/giảm 0,01 đơn vị thì tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm/tăng 0,064. Điều đó có nghĩa, chất lượng thể
chế sẽ cải thiện vấn đề nợ xấu ở các ngân hàng và từ đó làm tăng mức ổn định cho ngân hàng.
Kết quả này đúng với kỳ vọng của luận án và phù hợp với lý thuyết trò chơi, lý thuyết bất cân
xứng thông tin và lý thuyết các bên liên quan. Chất lượng thể chế tốt hơn sẽ làm giảm rủi ro
tín dụng ngân hàng một cách nhất quán nhờ giảm sự bất đối xứng thông tin, điều này trực tiếp
cải thiện chất lượng tín dụng. Như vậy, nâng cao chất lượng thể chế là một trong những tác
nhân quan trọng nâng cao mức độ ổn định tại các quốc gia này. Kết quả này cũng phù hợp
với kết quả của Naceur & Goaied (2001), các tác giả này đã phát hiện ra rằng hiệu quả hoạt
động và ổn định của các NHTM bị ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố về thể chế, quy định,
kinh tế vĩ mô và luật pháp. Họ lập luận rằng việc ngân hàng tăng tỷ lệ tổng tiền gửi trên tổng
tài sản có nghĩa là tăng nguồn vốn sẵn có để ngân hàng sử dụng vào những mục đích khác
nhau như đầu tư và cho vay để sinh lợi, nâng cao hiệu quả và ổn định của ngân hàng. Tương
tự, nghiên cứu Uddin & ctg. (2020) cũng chứng minh rằng việc tăng cường hiệu lực của chính
phủ, kiểm soát tham nhũng và cải thiện lòng tin của các đại lý cũng như quy tắc luật pháp sẽ
giảm rủi ro ngân hàng và cải thiện sự ổn định của ngân hàng.
Thứ ba, đối với biến tương tác giữa tài chính toàn diện và chất lượng thể (thể hiện ảnh
hưởng của chất lượng thể chế đến tác động của tài chính toàn diện đến ổn định ngân hàng),
tồn tại mối mối quan hệ thuận chiều với sự ổn định ngân hàng (biến đại diện là Z-Score và Z-
Score_n) với độ tin cậy cao 99%, và ngược chiều với ổn định ngân hàng (biến đại diện NPL).
Bảng 4.22 cho thấy hệ số hồi quy của biến tương tác IFI*INS với Z-Score và Z-Score_n lần
lượt là 0,567 và 0,089, có nghĩa khi các yếu tố khác không đổi, IFI*INS tăng (giảm) 0,01 đơn
vị thì Z-Score và Z-Score_n tăng (giảm) 0,567 và 0,089 đơn vị. Ngược lại, hệ số hồi quy của
biến tương tác IFI*INS với NPL là -0,057, có nghĩa khi các yếu tố khác không đổi, IFI*INS
tăng (giảm) 0,01 đơn vị thì NPL giảm (tăng) 0,057 đơn vị. Kết quả này cho thấy chất lượng
thể chế có thể cải thiện tác động của tài chính toàn diện lên ổn định ngân hàng. Điều này
khẳng định ý tưởng rằng một chính sách thực hiện tài chính toàn diện thành công phải được
thực hiện trong một môi trường thể chế tốt, lành mạnh, được đặc trưng bởi những yếu tố: mức
độ ổn định chính trị cao, kiểm soát tham nhũng tốt, có tiếng nói trách nhiệm và quyền công
dân, các quy tắc luật pháp được thực thi chặt chẽ. Rõ ràng, khi chất lượng thể chế tăng lên,
các chính sách và quy định của chính phủ liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, các ràng
131

buộc trong các giao dịch trở nên chặt chẽ hơn, hướng đến việc các chủ thể phải thực hiện đúng
các quy định đã đưa ra. Chẳng hạn, trong cho vay phải thẩm định kỹ khách hàng để đảm bảo
khả năng thu hồi vốn sau này. Vì vậy, tương tác của chất lượng thể chế và tài chính toàn diện
có tác động làm tăng ổn định ngân hàng ở các nước ASEAN. Do đó, tác động của tài chính
toàn diện lên ổn định ngân hàng sẽ được cải thiện nếu thể chế của các quốc gia được thiết lập
tốt. Kết quả này hỗ trợ cho nghiên cứu của Ahamed & Mallick (2019) và Saha & Dutta (2022)
người đã phát hiện ra rằng chất lượng thể chế có ảnh hưởng lớn đến tác động của tài chính
toàn diện lên ổn định ngân hàng.
Xét riêng từng khía cạnh của chất lượng thể chế, bảng 4.21 cho thấy các khía cạnh: kiểm
soát tham nhũng, ổn định chính trị, quy tắc luật pháp và hiệu quả chính trị có ảnh hưởng thuận
chiều đến tác động của tài chính toàn diện lên ổn định ngân hàng. Điều này thể hiện qua dấu
của các biến tương tác CCIFI, PSIFI, RLIFI, và GEIFI lần lượt mang dấu dương đối với Z-
Score, Z-Score_n và mang dấu âm với NPL. Trong đó:
- Đầu tiên là kiểm soát tham nhũng. Ở cấp độ kinh tế vi mô, tham nhũng đi kèm với chất
lượng thể chế thấp, các thể chế kém hiệu quả xét về hiệu suất và tính ổn định, và chi
phí kinh doanh cao hơn (Asiedu, 2003; Diaby & Sylwester, 2015; Méndez & Sepúlveda,
2006). Do đó, mức độ tham nhũng có khả năng làm suy giảm lợi nhuận và sự ổn định
của ngân hàng. Mongid (2007) chỉ ra rằng các cuộc khủng hoảng ngân hàng có liên
quan đến mức độ tham nhũng cao hơn và thực thi pháp luật yếu kém. Ngoài ra, tình
trạng tham nhũng dẫn đến những hành vi xấu, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng, làm
cho người dân không còn tin tưởng vào hệ thống tài chính. Đây cũng là một trong những
rào cản khiến người dân không sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức (Camara &
ctg., 2014). Do đó, kiểm soát tham nhũng là yếu tố quan trọng để gia tăng niềm tin của
người dân vào hệ thống tài chính, khuyến khích người dân sử dụng DVTC, từ đó gia
tăng mức độ ổn định cho ngân hàng.
- Thứ hai là ổn định chính trị. Bất ổn chính trị có thể dẫn đến việc hủy bỏ hoặc trì hoãn
các khoản đầu tư của các doanh nghiệp trong nước. Những cú sốc đó có khả năng làm
gia tăng nỗi sợ hãi và niềm tin của người tiêu dùng. Điều này sẽ làm giảm nhu cầu đầu
tư, vốn chủ yếu được tài trợ bằng các khoản vay tiêu dùng và thế chấp. Điều này ảnh
hưởng đáng kể đến hoạt động sinh lời của ngân hàng, dẫn đến sự biến động thu nhập cao
hơn. Kết quả ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ đổ vỡ và mất khả năng thanh toán cao
hơn, ảnh hưởng đến mức độ ổn định ngân hàng (Brandt & Gao, 2019; Demir & ctg.,
132

2021). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng đòi hỏi
sự ổn định của thể chế, ổn định của thị trường, không có căng thẳng và ít biến động
chính trị giữa các quốc gia hay trong chính quốc gia đó (Akadiri & ctg., 2020; Alsagr,
2020; Cheng & Chiu, 2018; Das & ctg., 2019).
- Thứ ba là quy tắc luật pháp. Một số nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm rằng
các cấp độ cao hơn của pháp quyền và hiệu quả tư pháp sẽ tăng cường thực thi quy định
(Caballero & ctg., 2004; Daher, 2017). Các kênh thông qua đó thượng tôn pháp luật và
hiệu quả xét xử cao hơn có thể dẫn đến thực thi pháp luật mạnh mẽ hơn, tăng khả năng
phát hiện ra những sai phạm Olken (2007) và tăng khả năng truy tố và kết án (Alt &
ctg., 2012). Điều đó có nghĩa, khi các hợp đồng được thực thi một cách nghiêm túc, hạn
chế các sai phạm, điều này cũng là cách làm cho người dân tin tưởng vào hệ thống tài
chính, từ đó gia tăng mức độ sử dụng các dịch vụ tài chính, và nâng cao ổn định cho
ngân hàng.
- Thứ tư là hiệu quả chính phủ. Hiệu quả chính phủ thể hiện vai trò điều hành, quản lý
của Chính phủ đối với các hoạt động kinh tế. Bằng các chính sách, giải pháp, Chính
phủ sẽ điều hành, kiểm soát hoạt động của các ngân hàng một cách có hiệu quả, làm cơ
sở để gia tăng niềm tin của người dân vào các ngân hàng, từ đó sẽ gia tăng sử dụng
DVTC, giúp ngân hàng gia tăng mức độ ổn định.

Ngoài ra, khía cạnh chất lượng quy định có ảnh hưởng làm cho mức độ ổn định ngân hàng
sẽ giảm nhiều hơn khi thực hiện tài chính toàn diện. Các hệ thống văn bản pháp luật quy định
hoạt động ngân hàng hiện nay ở nước ta được xem là môi trường chính trị, pháp lý liên quan
đến hoạt động của ngân hàng. Chúng ta đều hiểu rằng môi trường chính trị, pháp lý ổn định
là cơ sở nền tảng cho ngân hàng phát triển ổn định và bền vững. Rõ ràng, chất lượng các quy
định càng cao bao nhiêu thì sẽ tốt cho hoạt động ngân hàng bấy nhiêu. Tuy nhiên, kết quả
nghiên cứu lại chỉ ra chất lượng các quy định có ảnh hưởng ngược chiều đến tác động của tài
chính toàn diện lên ổn định ngân hàng. Kết quả này có thể được giải thích như sau: Một trong
những rào cản khiến người dân không tiếp cận các DVTC chính thức là do các thủ tục các
quy định quá khắt khe như tài sản đảm bảo, duy trì số dư tối thiểu (Camara & ctg., 2014).
Nhưng ngược lại, các quy định trên là yêu cầu cần thiết để đảm bảo khách hàng trả nợ, có như
thế mới đảm bảo hoạt động ngân hàng có hiệu quả và ổn định. Do đó, nếu các quy định được
thực thi một cách nghiêm chỉnh, thì rất khó để người dân có thể tiếp cận các DVTC, điều này
133

một phần ảnh hưởng đến nguồn vốn của NHTM, từ đó ảnh hưởng đến mức độ ổn định của
ngân hàng.
Cuối cùng khía cạnh tiếng nói và trách nhiệm giải trình được tìm thấy không có ảnh hưởng
đến tác động của tài chính toàn diện lên ổn định ngân hàng.
4.3. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIẾN KIỂM SOÁT ĐẾN ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG
TẠI CÁC NƯỚC ASEAN
Ngoài các biến chính là tài chính toàn diện, chất lượng thể chế và biến tương tác giữa chất
lượng thể chế và tài chính toàn diện, các biến đặc điểm ngân hàng và vĩ mô có ảnh hưởng
nhất định đến ổn định ngân hàng. Luận án sử dụng kết quả ở bảng 4.19.
Về quy mô vốn tín dụng (LTA), kết quả hồi quy cho thấy, quy mô vốn tín dụng càng cao
thì tính ổn định càng cao. Với biến phụ thuộc Z-Score và Z-score_n, cùng độ tin cậy 99%, hệ
số hồi quy lần lượt 2,836 và 0,397, cho thấy sự mở rộng tín dụng sẽ làm tăng tính ổn định cho
hệ thống ngân hàng. Chỉ cần quy mô tín dụng tăng 0,01 đơn vị thì Z-score và Z-Score lần lượt
tăng 2,836 và 0,397 đơn vị. Hoạt động tín dụng được xem là nguồn thu quan trọng trong
doanh thu của ngân hàng. Khi quy mô tín dụng tăng, hiệu quả mang lại trong hoạt động kinh
doanh sẽ đủ bù đắp cho những tổn thất mà các rủi ro gây ra do đó cũng làm tăng tính ổn định
của ngân hàng (Sadikoglu & Zehir, 2010). Tuy nhiên, với biến phụ thuộc NPL, luận án chưa
tìm thấy tác động của LTA đến NPL.
Về quy mô của ngân hàng (SIZE), kết quả hồi quy cho thấy, quy mô ngân hàng càng lớn,
tính ổn định của hệ thống ngân hàng càng cao. Cụ thể, với mức độ tin cậy 95% và 99%, với
biến phụ thuộc Z-Score, Z-Score_n có hệ số hồi quy lần lượt là 0,300 và 0,161, cho biết khi
tài sản của ngân hàng tăng 0,01 đơn vị thì Z-Score tăng (giảm) 2,836 và Z-Score_n tăng (giảm)
0,161 đơn vị; với biến phụ thuộc NPL, hệ số hồi quy của SIZE bằng -0,005, cho thấy sự gia
tăng về quy mô có thể dẫn đến sự sụt giảm các khoản nợ xấu ở mức độ tin cậy 95%. Kết quả
này đúng như kỳ vọng của luận án. Rõ ràng, các ngân hàng có quy mô lớn có thể hưởng lợi
nhờ tính kinh tế theo quy mô, khả năng đầu tư, khả năng quản lý hoạt động tốt hơn, sức mạnh
uy tín thương hiệu tốt hơn, tạo được niềm tin và tin cậy từ khách hàng. Chính vì vậy, các ngân
hàng lớn có thể huy động được nguồn vốn ổn định với giá rẻ từ các thành phần kinh tế, đặc
biệt là các tập đoàn, tổng công ty lớn. Với thương hiệu và uy tín của mình, các ngân hàng lớn
còn có thể dễ dàng huy động vốn trực tiếp từ các định chế tài chính nước ngoài thông qua các
chương trình cấp tín dụng...Vì vậy ngân hàng có quy mô tài sản lớn sẽ tăng vị thế, cơ hội thu
hút nhiều vốn, từ đó có thể làm tăng tính ổn định cho ngân hàng (Čihák & Hesse, 2010;
134

Dinger, 2009). Hơn nữa, khi quy mô tài sản của các ngân hàng càng lớn thì tỷ lệ an toàn vốn
của ngân hàng càng tăng, dẫn đến ngân hàng hoạt động sẽ ổn định hơn (Mekonnen, 2015;
Shingjergji & Hyseni, 2015).
Về sức mạnh thị trường (LER) đo lường khả năng cạnh tranh, kết quả hồi quy cho thấy,
cạnh tranh càng lớn, tính ổn định của hệ thống ngân hàng càng giảm. Cụ thể, với mức độ tin
cậy 99% và 95%, với biến phụ thuộc Z-Score, Z-Score_n có hệ số hồi quy lần lượt là -0,537
và -0,091, cho biết khi cạnh tranh tăng(giảm) 0,01 đơn vị thì Z-Score (giảm) tăng 0,537; 0,091
đơn vị; với biến phụ thuộc NPL, hệ số hồi quy của LER bằng 0,050, cho thấy sự gia tăng về
cạnh tranh có thể làm tăng các khoản nợ xấu ở mức độ tin cậy 90%. Kết quả này đúng như kỳ
vọng của luận án. Chỉ số Lerner càng cao tức là tính cạnh tranh càng ít thì hệ thống ngân
hàngcàng vững mạnh, tức là cạnh tranh có tác động làm tăng mức độ ổn định ngân hàng. Để
cạnh tranh, các ngân hàng có xu hướng hạ lãi suất cho vay, hướng tới khoản vay với biên lợi
nhuận thấp nên duy trì hoạt động ổn định, hiệu quả. Kết quả này tương tự quan điểm của Ariss
(2010), Fu & ctg. (2014) và Soedarmono & Tarazi (2016). Điều này có thể giải thích là trong
thị trường cạnh tranh cao, các ngân hàng giành thị phần bằng cách tăng lãi suất huy động và
cắt giảm lãi suất cho vay. Chênh lệch lãi suất hẹp có thể làm tăng chi phí ngân hàng và giảm
lợi nhuận ngân hàng. Ngoài ra, các ngân hàng thường nới lỏng các tiêu chí cho vay dẫn đến
chất lượng các khoản vay giảm đi. Do đó, các ngân hàng phải đối mặt với các khoản nợ xấu
làm tăng rủi ro giảm ổn định ngân hàng. Điều này phù hợp với nhận định chung về tình hình
các nền kinh tế có hệ thống tài chính đang phát triển có hệ thống thể chế chính sách vẫn trong
quá trình hoàn thiện, chưa điều chỉnh triệt để hạn chế tình trạng cạnh tranh quá mức, cạnh
tranh không lành mạnh. Đây cũng là nguyên nhân hợp lý dẫn đến làn sóng mua bán và sáp
nhập (M&A) đang diễn ra mạnh mẽ tại hệ thống ngân hàng khu vực Đông Nam Á. Hoạt động
M&A có thể làm giảm cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng, tăng quy mô và sức mạnh thị
trường. Kết quả này trùng khớp với quan điểm của tác giả Boyd & De Nicolo (2005); Uhde
& Heimeshoff (2009); Goetz (2018).
Về biến chất lượng quản lý (MQA), với 3 biến phụ thuộc, kết quả chỉ ghi nhận MQA có
tác động thuận chiều với Z-score_n, với hệ số hồi quy 0,513 ở mức ý nghĩa 5%. Điều này có
nghĩa, trong quá trình hoạt động nếu các ngân hàng có chính sách quản lý tốt thì sẽ làm tăng
mức độ ổn định giữa các ngân hàng. Kết quả này củng cố cho quan điểm của Al-Humairi &
ctg. (2020), Berger & DeYoung (1997) và Shim (2019) về vai trò của chất lượng quản lý trong
việc đảm bảo mức độ ổn định ngân hàng.
135

Về biến quy mô vốn chủ sở hữu (ETA) kết quả hồi quy cho thấy, quy mô vốn chủ sở hữu
càng lớn, tính ổn định của hệ thống ngân hàng càng cao. Cụ thể, với mức độ tin cậy 99, với
biến phụ thuộc Z-Score, Z-Score_n, ETA có hệ số hồi quy lần lượt là 3,106 và 0,457, cho biết
khi quy mô vốn chủ sở hữu tăng(giảm) 0,01 đơn vị thì Z-Score , Z-score_n tăng(giảm) 3,106
và 0,457 đơn vị; với biến phụ thuộc NPL, hệ số hồi quy của ETA bằng -0,045, cho thấy sự
gia tăng/giảm về vốn chủ sở hữu 0,01 đơn vị có thể làm giảm/tăng các khoản nợ xấu 0,045
đơn vị. Kết quả này phù hợp với lý thuyết kinh tế và cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm
cho thấy ngân hàng có vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng cao thì mức độ ổn định tài chính
cũng cao hơn, tương đồng với các kết quả của Diaconu & Oanea (2014). Ngoài ra, vốn chủ
sở hữu là một thành phần quan trọng của vốn tự có, đồng thời trong tổng tài sản có rủi ro quy
đổi, ngoài các loại tài sản có mức quy đổi là 0% và tài sản ngoại bảng, chủ yếu là các loại tài
sản sinh lời nội bảng của ngân hàng chiếm phần lớn trong bảng cân đối kế toán. Vì thế, khi
các ngân hàng gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản sẽ làm tăng tỷ lệ an toàn vốn tối
thiểu cho chính ngân hàng, từ đó ngân hàng sẽ ổn định hơn (Bateni & ctg., 2014).
Về biến đa dạng hóa thu nhập (DIV) kết quả hồi quy cho thấy với biến Z-Score, Z-Score_n
hệ số hồi quy của DIV lần lượt là - 0,166; -0,071 có ý nghĩa thống kê (độ tin cậy 99%). Hệ số
hồi quy của biến này cho biết khi đa dạng thu nhập tăng (giảm) 0,01 đơn vị thì Z-Score, Z-
Score_n giảm (tăng) 0,166 và 0,071 đơn vị. Ngược lại, DIV sẽ có tác động thuận chiều với
NPL, có nghĩa là khi DIV tăng (giảm) 0,01 đơn vị sẽ làm cho nợ xấu ngân hàng tăng (giảm)
0,542 đơn vị. Điều này cho thấy, khi các ngân hàng tập trung vào mở rộng đa dạng hóa thu
nhập của mình, áp lực tạo ra nhiều thu nhập ngoài lãi đã khiến các ngân hàng lấn sân quá sâu
vào các mảng không thuộc thế mạnh của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng làm giảm mức ổn định
ngân hàng. Kết quả này đúng như kỳ vọng của luận án và đồng quan điểm với các nghiên cứu
của Ashraf & ctg. (2010), Baele & ctg. (2007), Demirguc-Kunt & Huizinga (2010) và Lepetit
& ctg. (2008).
Về biến lạm phát (INF) kết quả hồi quy chỉ ghi nhận INF có ý nghĩa thống kê với biến phụ
thuộc NPL ở độ tin cậy 99%, INF có tác động làm giảm tăng nợ xấu của ngân hàng. Rõ ràng,
khi lạm phát xảy ra, ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của người dân, trong đó việc rút tiền ồ
ạt hay khả năng trả nợ vay của khách hàng cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến nợ xấu tăng lên. Điều
này gián tiếp làm giảm mức độ ổn định ngân hàng.
Về tốc độ tăng trưởng GDP, với độ tin cậy 99%, GDP có hệ số hồi quy với 3 biến phụ
thuộc Z-Score, Z-Score_n và NPL lần lượt là 0,061; 0,013; - 0,010. Kết quả này cho thấy tác
136

động thuận chiều của tôc độ tăng trưởng GDP với ổn định ngân hàng và ngược chiều với nợ
xấu. Kết quả này hoàn toàn trùng khớp với Ahamed & Mallick (2019), Honohan (2008) với
quan điểm rằng một nền kinh tế phát triển sẽ thúc đẩy sự ổn định của hệ thống ngân hàng.
137

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4


Nhằm giải quyết các câu hỏi nghiên cứu của luận án, nội dung của chương lần lượt kiểm
định ba mô hình thực nghiệm được trình bày ở chương ba, bao gồm: Kiểm định tác động của
tài chính toàn diện đến ổn định ngân hàng, kiểm định tác động của chất lượng thể chế đến ổn
định ngân hàng và kiểm định vai trò của chất lượng thể chế đối với tác động giữa tài chính
toàn diện và ổn định ngân hàng. Thông qua từng phần, luận án cũng trả lời các giả thuyết đặt
ra tương ứng.

Thứ nhất, để trả lời câu hỏi về tác động của tài chính toàn diện, của chất lượng thể chế đến
ổn định ngân hàng tại trường hợp nghiên cứu ở các nước ASEAN, kết quả cho thấy trong khi
tài chính toàn diện tài chính toàn diện tác động làm giảm mức độ ổn định ngân hàng, chất
lượng thể chế có tác động gia tăng ổn định ngân hàng
Thứ hai, từ cơ sở kết quả kiểm định trên, luận án làm rõ hơn vai trò của chất lượng thể chế
đối với tác động của tài chính toàn diện và ổn định ngân hàng. Kết quả cho thấy chất lượng
thể chế có vai trò lớn đối với tác động của tài chính toàn diện lên ổn định ngân hàng. Điều đó
có nghĩa thấy chất lượng thể chế tốt sẽ giúp các chủ thể trong các giao dịch thực hiện đúng
các quy định khi mở rộng tài chính toàn diện, giúp giảm bớt tác động âm của tài chính toàn
diện đến ổn định ngân hàng. Ngoài ra, luận án còn đánh giá từng khía cạnh cụ thể của chất
lượng thể chế, trong đó kiểm soát tham nhũng, hiệu quả chính phủ, ổn định chính trị và quy
tắc luật pháp có tác động thuận chiều, chất lượng quy định có tác động ngược lại đối với tác
động của tài chính toàn diện lên ổn định ngân hàng.
138

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH


Trong chương 5, luận án trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu tại 157 ngân hàng ở các
nước ASEAN trong chương 4. Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra những khuyến
nghị chính sách cho Chính phủ, các nhà quản lý ngân hàng nói chung và các NHTM Việt
Nam nói riêng. Cuối cùng, luận án trình bày một số hạn chế của luận án cùng với hướng
nghiên cứu mở rộng tiếp theo.
5.1. KẾT QUẢ CỦA LUẬN ÁN
Tài chính toàn diện có ý nghĩa lớn đối với kinh tế xã hội của một quốc gia, là giải pháp
quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững. Nghiên cứu tập trung vào
việc phân tích tác động của tài chính toàn diện, của chất lượng thể chế đến ổn định ngân hàng,
cũng như ảnh hưởng của chất lượng thể chế đối với tác động tài chính toàn diện đến ổn định
ngân hàng ở các nước ASEAN, từ đó gợi ra các hàm ý chính sách. Mặc dù không đúng như
kỳ vọng ban đầu, kết quả hồi quy cho thấy tài chính toàn diện làm giảm mức độ ổn định ngân
hàng, nhưng thành công lớn nhất của luận án đã chỉ ra được chất lượng thể chế có tác động
gia tăng mức độ ổn định ổn định ngân hàng và ảnh hưởng của chất lượng thể chế đến tác động
của tài chính toàn diện lên ổn định ngân hàng ở các nước ASEAN. Theo đó, chất lượng thể
chế sẽ có ảnh hưởng lớn, nó sẽ điều chỉnh, giảm bớt tác động bất lợi của tài chính toàn diện
đến ổn định ngân hàng. Kết quả hồi quy của luận án đã cung cấp thêm bằng chứng thực
nghiệm về ảnh hưởng của chất lượng thể chế đến các biến số trong nền kinh tế.
Luận án đã tóm lược các cơ sở lý luận về ổn định ngân hàng, tài chính toàn diện cũng như
chất lượng thể chế, xác định và lựa chọn các cách đo lường phù hợp. Cụ thể, luận án lựa chọn
cách đo lường tài chính toàn diện, chất lượng thể chế thông qua phương pháp phân tích thành
phần cơ bản (PCA). Đồng thời chọn chỉ số Z-Score, Z-Score hiệu chỉnh và tỷ lệ nợ xấu (NPL)
làm đại diện cho sự ổn định của hệ thống ngân hàng.
Trong quá trình thu thập dữ liệu, luận án đã tiến hành chọn lọc và xử lý bộ dữ liệu của 157
ngân hàng ở ASEAN trong suốt giai đoạn 2010 - 2020. Với dữ liệu thu nhập được, luận án
thực hiện hồi quy SGMM, và kết quả của luận án đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm rằng
tài chính toàn diện làm giảm mức độ ổn định của hệ thống ngân hàng ở các nước ASEAN.
Tuy nhiên, tác động này sẽ được cải thiện, điều chỉnh trong môi trường chất lượng thể chế
cao. Kết quả này có ý nghĩa chính sách vô cùng quan trọng, cho thấy các nhà hoạch định chính
sách của các nước ASEAN phải xây dựng một nhóm giải pháp liên quan đến tài chính toàn
139

diện và chất lượng thể chế có tính đồng bộ để vừa đảm bảo được mục tiêu thúc đẩy tài chính
toàn diện vừa đảm bảo mục tiêu gia tăng mức độ ổn định của hệ thống ngân hàng. Ngoài ra,
kết quả của luận án cũng cho thấy chất lượng thể chế có tác động thuận chiều đến ổn định
ngân hàng.
Bên cạnh kết luận quan trọng về ảnh hưởng của chất lượng thể chế được đề cập ở trên, các
biến kiểm soát còn lại trong mô hình có kết quả và ý nghĩa thống kê. Nâng cao quy mô tổng
tài sản của ngân hàng, quy mô cho vay, quy mô vốn chủ sở hữu cao, gia tăng các tài sản sinh
lời, nâng cao tính cạnh tranh ở các ngân hàng là những yếu tố góp phần gia tăng mức độ ổn
định của hệ thống ngân hàng.
Như vậy đến đây có thể thấy nghiên cứu đã thực hiện đầy đủ các mục tiêu mà nghiên cứu
đặt ra: (i) Đã xác định được chiều hướng tác động của tài chính toàn diện đến ổn định ngân
hàng ở các nước ASEAN; (ii) Đã đánh giá được tác động của chất lượng thể chế đến ổn định
ngân hàng ở các nước ASEAN (iii) Đã đánh giá được ảnh hưởng của chất lượng thể chế đến
tác động của tài chính toàn diện đến ổn định ngân hàng ở các nước ASEAN.
Nội dung tiếp theo, sau khi phân tích kết quả nghiên cứu, luận án kết hợp phần phân tích
thực trạng tài chính toàn diện, chất lượng thể chế và ổn định ngân hàng (ở mục 4.1) và kết
quả hồi quy của luận án để gợi ý các hàm ý chính sách dành cho chính phủ và các ngân hàng
ở các nước ASEAN.
5.2. CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.2.1. Tài chính toàn diện
Thực tế, hiện nay các nước ASEAN đang có xu hướng tăng trưởng về tỷ lệ tiền gửi và cho
vay so với GDP qua các năm và thậm chí, so với bình quân các quốc gia trên thế giới. Điều
này cho thấy lượng tài khoản được mở và sử dụng nhiều. Và rõ ràng khi người dân mở tài
khoản và sử dụng các dịch vụ về tiết kiệm, sẽ giúp duy trì một lượng tiền gửi ổn định, ngân
hàng tránh được rủi ro tháo chạy khỏi ngân hàng và sẽ tạo ra sự ổn định cho hệ thống ngân
hàng. Như thảo luận ở mục 4.2.4, mặc dù tài chính toàn diện có ảnh hưởng xấu đến ổn định
ngân hàng ở các nước ASEAN trong giai đoạn 2010 – 2020, nhưng rõ ràng nếu cải thiện chất
lượng thể chế thì tác động này sẽ được điều chỉnh theo hướng có lợi. Do đó, ở phần hàm ý
chính sách, luận án vẫn đưa ra một số hàm ý về phát triển tài chính toàn diện, tuy nhiên, chính
phủ các nước ASEAN cần có chiến lược rõ ràng, phối hợp đồng bộ và nhịp nhàng với nhiều
yếu tố khác nhằm tạo điều kiện gia tăng mức độ ổn định ngân hàng.
140

- Về phía chính phủ các nước


Chính phủ các nước ASEAN cần có cơ chế và khung pháp lý cần hoàn thiện nhằm tạo cơ
sở nền tảng cũng như môi trường để phát triển tài chính toàn diện. Để thực hiện nội dung này,
luận án nhấn mạnh các lưu ý sau đây:
Thứ nhất, nhiệm vụ xây dựng và triển khai tài chính toàn diện được pháp lý hóa dưới hình
thức quyết định của người đứng đầu chính phủ hoặc quy định trong luật. Điều này không chỉ
thể hiện sự cam kết của chính phủ đối với thúc đẩy tài chính toàn diện mà còn tạo dựng một
cơ sở pháp luật để xây dựng và triển khai khuôn khổ tài chính toàn diện một tầm nhìn rõ ràng
và các mục tiêu cụ thể.
Thứ hai, NHTW phải là đơn vị đầu mối thực hiện nhiệm vụ, triển khai Chiến lược Tài
chính toàn diện. Tuy nhiên, tài chính toàn diện là một vấn đề lớn, trong quá trình thực hiện
cần có sự phối hợp giữa các bộ ngành liên quan. Để sự phối hợp được thực hiện đồng bộ, cần
có sự giám sát chặt chẽ và có chế tài tuân thủ đối với các tổ chức tài chính về các hoạt động
mà NHTW đưa ra. Đồng thời khuyến khích các hoạt động như cung cấp thông tin đầy đủ,
minh bạch và kịp thời lên các cơ quan đại diện giám sát.
Thứ ba, có sự tham gia của tất cả các tác nhân trong nền kinh tế, bao gồm từ khu vực nhà
nước, khu vực tư nhân, khu vực dân sự/phi chính phủ để đảm bảo cho sự thành công của tài
chính toàn diện. Sự tham gia này cần thiết ngay trong quá trình soạn thảo xây dựng chiến lược
để đảm bảo hài hòa lợi ích của tất cả các bên. Đặc biệt, sự can thiệp của nhà nước nếu có cần
dựa trên những nguyên tắc thị trường để các kết quả đạt được có tính chất bền vững.
Thứ tư, chiến lược phát triển tài chính toàn diện đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ và nhịp ngàng
của bốn yếu tố, bao gồm: Tạo lập một môi trường và hệ thống các chính sách hỗ trợ; kết hợp
với việc củng cố các định chế tài chính một cách toàn diện; cải tiến các sản phẩm DVTC, các
kênh phân phối; đồng thời nâng cao nhận thức và kiến thức tài chính cho các tầng lớp người
dân.
- Về phía các ngân hàng
Với mục tiêu, tăng khả năng tiếp cận DVTC cho khách hàng, ngân hàng cần cải tiến sản
phẩm DVTC, mở rộng thêm các kênh phân phối. Rõ ràng khi mạng lưới tài chính càng phát
triển, rào cản về khoảng cách địa lý được khắc phục, khiến cho việc tiếp cận các sản phẩm,
dịch vụ của người dân sẽ dễ dàng, thuận tiện hơn, từ đó khuyến khích người dân sử dụng
DVTC. Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý, trong quá trình triển khai cần thực hiện theo đúng các
141

quy định đã đưa ra, chẳng hạn các tiêu chuẩn xét duyệt trong cho vay; đồng thời, cần có sự
kiểm soát, giám sát chặt chẽ để quá trình mở rộng cung ứng DVTC cho người dân, đặc biệt
là người có thu nhập thấp không ảnh hưởng đến mức độ ổn định của ngân hàng.
- Về phía người dân
Người dân (là khách hàng) cần nâng cao nhận thức và kiến thức tài chính. Bởi nhận thức
yếu kém của người dân về các sản phẩm tài chính, về các quy định trong hợp đồng, về cách
thức thực hiện là một trong những yếu tố cốt lõi khiến họ không tìm đến các sản phẩm tài
chính phù hợp. Khi nhận thức cùng với trình độ học vấn tăng cao, họ sẽ lựa chọn sản phẩm
đúng và thực hiện đúng theo các điều khoản trong hợp đồng. Như vậy phần nào cũng giảm
rủi ro cho hoạt động của ngân hàng. Do vậy, phổ cập kiến thức tài chính là điều cần thiết khi
thúc đẩy tài chính toàn diện.
5.2.2. Chất lượng thể chế
Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm được trình bày trong bảng 4.3, luận án cho rằng khi
thực hiện các đề án thúc đẩy tài chính toàn diện trong giai đoạn hiện nay và cả tương lai,
Chính phủ cần cải thiện nâng cao chất lượng thể chế và các yếu tố vĩ mô để đạt được mục tiêu
đề ra. Các giải pháp thực hiện cần được rà soát và kiểm tra thường xuyên, tránh các trường
hợp xấu xảy ra như cho vay dưới chuẩn, làm ảnh hưởng đến mức độ ổn định của ngân hàng.
Đối với chất lượng thể chế. Chất lượng thể chế tốt là nền tảng cho tăng trưởng, phát triển
kinh tế và ổn định hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Do đó, các
khuôn khổ thể chế được xác định rõ ràng có liên quan đến cả tăng trưởng kinh tế và ổn định
bởi vì chúng hoạt động như một ảnh hưởng trung gian. Hơn nữa, chính phủ phải có hành động
để bảo vệ khách hàng, những chủ thể sử dụng DVTC với các giải pháp như hệ thống luật pháp
chặt chẽ về các quy định liên quan đến hoạt động ngân hàng, cũng như các chế tài phải rõ
ràng trong các giao dịch có dấu hiệu vi phạm… Từ đó, tạo niềm tin cho khách hàng vào hệ
thống tài chính chính thức. Đối với các nước ASEAN cần phải thực hiện cải cách thể chế một
cách có hệ thống bài bản theo hướng:
Một là giải pháp đối với tham nhũng. Tham nhũng là một trong những nguyên nhân làm
suy giảm chất lượng thể chế, và nó ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các tổ chức, doanh
nghiệp trong nền kinh tế. Ðể kiểm soát tham nhũng có hiệu quả, một biện pháp quan trọng là
phải công khai, minh bạch các thông tin về hoạt động của doanh nghiệp, người dân để ngăn
ngừa tham nhũng từ phía người thực thi pháp luật. Ðồng thời, minh bạch hóa thông tin về cơ
chế hoạt động của bộ máy chính quyền, các thủ tục hành chính phải công khai, rõ ràng, dễ
142

hiểu, dễ thực hiện. Khuyến khích người dân thực hiện quyền giám sát để góp phần phòng
ngừa và đấu tranh hiệu quả với tham nhũng. Đặc biệt các biện pháp trong chiến lược chống
tham nhũng phải bao gồm cả phòng ngừa lẫn chữa trị, nhằm tạo ra môi trường hoạt động lành
mạnh, hiệu quả.
Hai là, ổn định chính trị. Sự ổn định chính trị và nhất quán trong điều hành chính sách vĩ
mô cần tiếp tục giữ vững để giảm bớt sự e ngại về môi trường kinh doanh rủi ro và bất định.
Ba là, quy tắc luật pháp. Tiếp tục tăng cường cải thiện các quy tắc luật pháp, tạo hành lang
pháp lý rõ ràng cho những hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các quy định về quyền tài
sản, quyền được bảo vệ một cách rõ ràng.
Bốn là, hiệu quả chính phủ. Chính phủ cần đánh giá quá trình triển khai tài chính toàn diện
trong thời gian qua, để đề ra những giải pháp kịp thời và tối ưu để hạn chế những ảnh hưởng
không tốt của tài chính toàn diện mang lại, giúp ngân hàng giữ vững và gia tăng mức độ ổn
định.
Việc cải thiện chất lượng thể chế ở các khía cạnh này sẽ góp phần tạo dựng niềm tin của
các tổ chức tài chính với khách hàng, từ đó tăng khả năng tiếp cận DVTC của khách hàng,
giúp khách hàng đa dạng hóa thu nhập, tăng cường ổn định.
Đối với các yếu tố vĩ mô. Chính phủ các nước cần đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng ổn
định, kiểm soát lạm phát. Môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi, kinh tế phát triển, kiểm soát
lạm phát, giúp cho cuộc sống người dân được cải thiện, nhu cầu gửi tiền, vay mượn cũng như
nhu cầu sử dụng các sản phẩm tài chính của người sẽ tăng cao. Hơn nữa khi nền kinh tế phát
triển kéo theo sự năng động, phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng và các tổ chức tài
chính, điều này khiến cho người dân nhạy cảm hơn với các sản phẩm, dịch vụ này.
5.2.3. Vấn đề nội tại của các ngân hàng ở khu vực ASEAN
Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm được trình bày trong bảng 4.19, luận án đưa ra một số
hàm ý chính sách cho ngân hàng liên quan đến các chỉ tiêu: tổng tài sản, vốn vay, kiểm soát
rủi ro vốn, cạnh tranh, đa dạng hóa thu nhập và chất lượng quản lý nhằm nâng cao mức độ ổn
định ngân hàng. Cụ thể:
Thứ nhất, về quy mô tổng tài sản. Quy mô ngân hàng có tác động làm gia tăng mức độ ổn
định ngân hàng, do đó các nhà quản trị ngân hàng nên có chính sách quản lý quy mô hoạt
động ngân hàng để tận dụng lợi thế nhờ quy mô nhằm nâng cao sức mạnh thị trường của
mình, từ đó giúp ổn định ngân hàng. Các NHTM ở ASEAN cần có các biện pháp thích hợp
để mở rộng quy mô, tăng tài sản nhằm cải thiện ổn định như thu hút và tìm kiếm vốn đầu tư
143

của các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước nhằm gia tăng nguồn vốn, tài sản cũng như gia
tăng uy tín, phát triển thương hiệu ngân hàng và học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các nhà đầu
tư và đối tác chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng tiến hành mở rộng mạng lưới
giao dịch, các chi nhánh, phòng giao dịch tại các địa bàn tiềm năng, phù hợp với chiến lược
và lợi thế cạnh tranh của từng ngân hàng. Đối với các ngân hàng có quy mô nhỏ, hiệu quả
hoạt động kém thì cần xem xét phương án mua bán, sáp nhập để giúp ngân hàng cải thiện quy
mô của mình và gia tăng năng lực tài chính.
Thứ hai, về quy mô tín dụng. Quy mô tín dụng có tác động tăng mức độ ổn định của các
ngân hàng ở các nước ASEAN. Chính vì vậy vấn đề cần thiết mở rộng quy mô tín dụng có
tầm quan trọng rất lớn trong việc gia tăng năng lực cạnh tranh và gia tăng ổn định ngân hàng.
Trong bối cảnh thị trường ngày càng mở rộng, cạnh tranh ngày càng cao và bất ổn tài chính
có thể diễn ra trong tình hình mới, để mở rộng quy mô tín dụng các ngân hàng ở ASEAN cần
tuân thủ các nguyên tắc:
- Mở rộng tín dụng phải đôi với tăng cường nguồn vốn huy động. Thông qua các biện
pháp như tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mãi, áp dụng các ứng dụng công nghệ thông
tin trong thanh toán… ngân hàng có thể nhằm tận dụng nguồn vốn giá rẻ đó cho hoạt
động kinh doanh ngân hàng.
- Mở rộng tín dụng phải gắn liền với nâng cao chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt
động tín dụng. Để làm được điều đó, ở mỗi khâu, ví dụ như: đánh giá khách hàng, thẩm
định hồ sơ vay, giám sát quá trình khách hàng sử dụng vốn vay…các ngân hàng cần thực
hiện đúng theo các quy định đã đưa ra. Đặc biệt, công tác quản lý rủi ro và kiểm tra kiểm
soát nội bộ rất quan trọng. Nó đảm bảo hoạt động tín dụng được theo dõi chặt chẽ, hạn
chế các tình huống xấu có thể xảy ra, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động này.
- Mở rộng tín dụng phải tuân thủ đúng các văn bản quy định của ngành và pháp luật của
nhà nước. Các quy định về trích lập dự phòng, phân loại nợ…các ngân hàng phải thực
hiện đúng, nghiêm chỉnh.
Thứ ba, về quy mô vốn chủ sở hữu. Quy mô vốn chủ sở hữu tác động làm tăng mức ổn
định cho các ngân hàng. Rõ ràng, đảm bảo an toàn vốn là một trong ba trụ cột cốt lõi quyết
định sự an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng cần thực hiện các chiến
lược tăng vốn một cách bền vững, giảm thiểu các nguồn vốn rủi ro cao, tránh tình trạng sở
hữu chéo và đa phương giữa các ngân hàng với doanh nghiệp, ngân hàng với ngân hàng nhằm
giảm rủi ro mang tính hệ thống hay phát sinh các vấn đề nợ xấu. Việc gia tăng nguồn vốn sở
144

hữu có thể được thực hiện thông qua các chiến lược như: trả cổ tức bằng cổ phiếu, bán cổ
phần cho nhà đầu tư nước ngoài chiến lược, hay giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước đối với các ngân
hàng có vốn nhà nước tham gia. Rõ ràng khi tăng vốn điều lệ thì ngân hàng mới có đủ tiềm
lực tài chính để đầu tư công nghệ, phát triển sản phẩm mới, hiện đại cũng như đầu tư vào các
lĩnh vực khác mà ngân hàng có thế mạnh. Từ đó, quy mô của ngân hàng cũng tăng nhanh và
tạo sự cộng hưởng để hiệu quả kinh doanh ngân hàng ngày càng tốt hơn, mức ổn định ngân
hàng ngày càng được gia tăng.
Thứ tư, về sức mạnh thị trường (cạnh tranh). Cạnh tranh có quan hệ ngược chiều với ổn
định ngân hàng. Vấn đề cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng thu hút nhiều sự quan tâm trong
thời gian dài một phần vì cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra gây tổn thương nặng nề cho nền
kinh tế. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hậu quả của cạnh tranh đối với tín dụng, ảnh hưởng đến
sự ổn định của hệ thống ngân hàng, và phát triển kinh tế. Để cải thiện sự ổn định tài chính,
một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã thực hiện một số tái cấu trúc quan trọng trong
ngành ngân hàng kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 - 2009. Tuy nhiên, quá
trình tái cấu trúc này cần thực hiện công khai minh bạch, diễn ra liên tục phù hợp với phát
triển không ngừng của nền kinh tế. Sau quá trình tái cấu trúc thì năng lực quản trị rủi ro của
các ngân hàng ngày càng nâng lên đáng kể. Môi trường kinh doanh ngân hàng ngành càng
được lành mạnh hóa. Hơn nữa theo nghiên cứu của Liu & ctg. (2013) cho thấy các khu vực
kinh tế khác nhau đóng vai trò quan trọng việc xác định ổn định ngân hàng, do đó các biện
pháp cạnh tranh vừa phải phù hợp đặc điểm riêng của các khu vực kinh tế, theo từng đặc điểm
vùng miền để đảm bảo sự ổn định chung. Bên cạnh đó, các quốc gia trong khu vực ASEAN
hệ thống pháp luật, môi trường thể chế hoạt động còn nhiều bất cập chưa hoàn thiện, các thành
phần tham gia vào thị trường nói chung hay hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng dễ
chịu tổn thương do các hoạt động cạnh tranh quá mức gây ra. Vì vậy, cần phải có cơ chế quản
lý giám sát nhằm ổn định hệ thống ngân hàng. Cần khuyến khích và tạo môi trường cạnh tranh
lành mạnh, thúc đẩy các bên gia nhập vào thị trường trên tinh thần cùng hợp tác phát triển.
Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý, nghiêm khắc xử phạt các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh nhằm mục tiêu an toàn hệ thống.
Thứ năm, về đa dạng hóa thu nhập. Đa dạng hóa thu nhập làm giảm ổn định ngân hàng ở
các nước ASEAN trong thời gian nghiên cứu. Điều này đặt ra câu hỏi cho các nhà quản trị
ngân hàng rằng liệu việc mở rộng các dịch vụ phi truyền thống có thật sự mang lại hiệu quả
và tăng ổn định ngân hàng không? Mặc dù mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực phi truyền
145

thống khác đang là xu thế phát triển tất yếu khi mà hầu hết các nguồn thu của ngân hàng trên
thế giới đều từ các sản phẩm dịch vụ ngoài lãi mang lại. Ở đây, luận án vẫn khuyến khích các
NHTM chủ động khai thác và mở rộng phạm vi hoạt động nhưng để giảm tác động ngược
chiều của nó, các NHTM phải có sự chuẩn bị tốt nhằm ứng phó với những rủi ro có thể xảy
ra. Sự chuẩn bị này phải bao gồm cả cơ sở hạ tầng, nhân lực, công nghệ và quản trị tốt. Ngân
hàng phải hoạch định tốt kế hoạch kinh doanh, dự báo những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra
và các phương án tài trợ thích hợp, đặc biệt, kế hoạch này phải mang tính chất dài hạn. Có
như vậy, NHTM mới không bị sốc trước những tổn thất do rủi ro mang lại, đủ sức giữ vững
vị thế thế cạnh tranh trước các đối thủ mạnh, đồng thời đảm bảo ổn định bền vững. Ngoài ra,
khi mở rộng sang các dịch vụ phi truyền thống, các ngân hàng cần có sự chọn lựa, các mảng
mà ngân hàng có lợi thế. Tập trung vào những sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ
cao, có đặc điểm nổi trội trên thị trường để tạo sự khác biệt trong cạnh tranh. Có như vậy đa
dạng hóa thu nhập mới đem lại nguồn thu cao cho ngân hàng và ngân hàng vẫn giữ mức ổn
định của mình. Bên cạnh đó, yếu tố kỹ thuật công nghệ dù không được đề cập trong mô hình
nghiên cứu nhưng cũng là một trong những yếu tố giúp các ngân hàng trong việc đa dạng hóa
thu nhập. Do đó, các ngân hàng cũng cần chú trọng xây dựng chiến lược phát triển về trình
độ công nghệ, kỹ thuật, khả năng cải tiến, nghiên cứu và phát triển sản phẩm dịch vụ, ứng
dụng, khai thác công nghệ thông tin, kỹ thuật số, điện tử và viễn thông đi đối với phát triển
các nguồn lực hiện có và đảm bảo tính an toàn trong vận hành công nghệ.
Thứ sáu, về hiệu quả quản lý và giám sát. Hiệu quả quản lý tốt cũng góp phần nâng cao
mức độ ổn định của các ngân hàng. Chất lượng quản lý được xác định bằng tỷ lệ giữa tổng tài
sản sinh lời trên tổng tài sản. Do đó, để nâng cao chất lượng quản lý, các NHTM cần nâng
cao chất lượng các tài sản sinh lời. Hoạt động chủ yếu của một ngân hàng thể hiện ở phía tài
sản có trên bảng cân đối kế toán. Chất lượng tài sản có là chỉ tiêu tổng hợp nói lên chất lượng
quản lý, khả năng thanh toán, và triển vọng bền vững của một ngân hàng. Phần lớn rủi ro
trong hoạt động ngân hàng đều tập trung ở phía tài sản có, nên cùng với việc đảm bảo có đủ
vốn thì vấn đề nâng cao chất lượng tài sản có là yếu tố quan trọng đảm bảo cho ngân hàng
hoạt động an toàn. Trong tài sản có thì tài sản sinh lời chiếm chủ yếu. Tài sản sinh lời là những
tài sản đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng đồng thời cũng là những tài sản chứa
đựng nhiều rủi ro, bao gồm các khoản cho vay, cho thuê tài chính, các khoản đầu tư vào chứng
khoán, góp vốn liên doanh, liên kết…trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là các khoản cho vay.
Nói đến chất lượng tài sản sinh lời, mà trước hết được phản ánh ở chất lượng hoạt động tín
146

dụng. Do đó, muốn nâng cao chất lượng quản lý thì ngân hàng phải có các giải pháp nâng cao
chất lượng tài sản sinh lời, trước hết là nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Nếu một ngân
hàng có chất lượng hoạt động tín dụng cao, thể hiện qua việc thu nợ gốc và lãi đúng hạn, bảo
toàn được vốn cho vay, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, vòng quay vốn tín dụng nhanh, thì ngân hàng
đó được đánh giá về cơ bản là hoạt động an toàn và hiệu quả. Để làm được điều đó, các ngân
hàng cần tăng cường huy động vốn để cho vay, nâng cao chất lượng thẩm định và tăng cường
công tác giám sát tiền vay.
Bên cạnh chất lượng hoạt động tín dụng, chất lượng tài sản của ngân hàng còn thể hiện ở
các tài sản có khác như danh mục đầu tư chứng khoán, tài sản bằng ngoại tệ, vàng bạc, đá
quý. Chất lượng những tài sản này thường thể hiện ở cơ cấu và trạng thái ngoại hối, chất lượng
và trạng thái của danh mục đầu tư. Những khoản mục này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến mức
độ ổn định của một ngân hàng. Do đó, để đánh giá chất lượng tài sản và mức độ hoạt động
của ngân hàng một cách đầy đủ và chính xác, một mặt phải xem xét toàn diện cơ cấu, tính
chất tài sản mà ngân hàng đang nắm giữ, mặt khác phải nghiên cứu mối tương quan giữa cơ
cấu tài sản có và tài sản nợ. Mối tương quan này giúp đánh giá tính tối ưu trong cơ cấu tài
sản, khả năng phản ứng của ngân hàng trước những biến động của thị trường, khả năng đứng
vững trước những hiện tượng bất thường của môi trường kinh doanh và đáp ứng yêu cầu rút
tiền của công chúng.
Cuối cùng, ổn định của ngân hàng nó còn phụ thuộc vào điều kiện vĩ mô. Tuy nhiên, các
yếu tố vĩ mô thường nằm ngoài tầm kiểm soát của các ngân hàng, do đó, các ngân hàng cần
chủ động đối phó trước những thay đổi của nền kinh tế nhằm bảo toàn tài sản của ngân hàng
mình. Trong các thuật toán đánh giá sức chịu đựng (stress test), các ngân hàng cần quan tâm
hơn các biến số vĩ mô. Điều này không những giúp ngân hàng chủ động ứng phó với các cú
sốc của nền kinh tế mà còn giúp ngân hàng dự báo được các rủi ro. Từ đó, các ngân hàng có
thể đưa ra chiến lược phát triển tài chính toàn diện hợp lý, vừa bảo toàn được tài sản vừa đảm
bảo ngân hàng ổn định.
5.3. HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Luận án đã có những đóng góp nhất định về cả khoa học lẫn thực tiễn về tài chính toàn
diện, chất lượng thể chế và ổn định hệ thống ngân hàng ở các nước ASEAN. Tuy nhiên, luận
án cũng còn tồn tại những hạn chế sau:
Thứ nhất, giới hạn nghiên cứu của luận án là ở các nước ASEAN, chưa có sự mở rộng về
phạm vi, chẳng hạn là các nước Châu Á hay rộng hơn là các nước trên thế giới. Đồng thời,
147

luận án nghiên cứu với dữ liệu bảng nên mặc dù chỉ ra xu hướng tác động, song các khuyến
nghị chính sách còn mang định hướng chung, chưa cụ thể cho từng quốc gia.
- Thứ hai, các chỉ số liên quan đến tài chính toàn diện mà luận án thu thập chủ yếu là các
số liệu từ ngân hàng, chưa xét đến các doanh nghiệp. Đặc biệt đối với Việt Nam trong những
năm gần đây, các chính sách tài chính toàn diện hướng đến việc tiếp cận vốn vay để phát triển
hoạt động sản xuất kinh doanh dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có những thay đổi
lớn. Do vậy, trong tương lai luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu về tài chính toàn diện một cách
đầy đủ hơn với các tiêu chí này. Hơn nữa, luận án chưa xem xét các yếu tố liên quan đến công
nghệ tài chính trong quá trình thực hiện tài chính toàn diện. Hiện nay, thời kỳ công nghệ 4.0
việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng thông qua ATM hay chi nhánh ngân hàng dần dần được
thay thế bởi các hình thức khác, do đó, đo lường tài chính toàn diện theo các khía cạnh mà
luận án thực hiện, có thể chưa phản ánh đúng thực trạng tài chính toàn diện hiện nay. Tuy
nhiên, do thiếu hụt về dữ liệu nên trong nghiên cứu này, luận án vẫn sử dụng các khía cạnh:
thâm nhập được đo lường bằng tỷ lệ chi nhánh ngân hàng trên tỷ lệ 100.000 người trưởng
thành và tỷ lệ số ATM trên 100.000 người trưởng thành.Trong tương lai, luận án sẽ cố gắng
cập nhật dữ liệu và xây dựng bộ chỉ số tài chính toàn diện mới, bổ sung các yếu tố công nghệ
để đánh giá đầy đủ hơn về thực trạng của tài chính toàn diện ở các nước, cũng như tác động
của tài chính toàn diện đến ổn định ngân hàng.
- Thứ ba, thể chế có nhiều loại: thể chế kinh tế, thể chế chính trị. Luận án mới chỉ xem
xét góc độ thể chế chính trị ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng, cũng như ảnh hưởng đến tác
động của tài chính toàn diện đến ổn định ngân hàng. Do đó trong tương lai, luận án sẽ tiếp tục
xem xét thể chế trên góc độ thể chế kinh tế, để tăng thêm tính vững cho các kết luận đưa ra.
Tóm lại, từ những hạn chế trên, luận án nhận thấy các hướng nghiên cứu có thể phát triển
trong tương lai: (1) xem xét vai trò của chất lượng thể chế trong tác động của tài chính toàn
diện lên ổn định ngân hàng cho từng nước riêng lẻ để đảm bảo các khuyến nghị và đề xuất
chính sách thiết thực hơn cho mỗi nước; (2) Kiểm tra ảnh hưởng của chất lượng thể chế về
thay đổi công nghệ tài chính liên quan đến ổn định ngân hàng; (3) Sử dụng thêm nhiều chỉ số
liên quan đến chất lượng thể chế chẳng hạn thể chế kinh tế để đánh giá tác động của chất
lượng thể chế đến ổn định ngân hàng, cũng như ảnh hưởng của chất lượng thể chế đến tác
động của tài chính toàn diện lên ổn định ngân hàng.
Đồng thời, sự thiếu hụt về nguồn dữ liệu thứ cấp nói chung là một trở ngại lớn cho các
nghiên cứu tại trường hợp các nước. Thực tế, có hơn 400 ngân hàng tại các nước ASEAN,
148

tuy nhiên quá trình thu thập dữ liệu để đảm bảo đủ dữ liệu và dữ liệu chính xác thì luận án chỉ
thu thập được 157 ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu. Vì vậy. việc xây dựng, thu thập các
dữ liệu thứ cấp về ngân hàng tại các nước ASEAN cần được hoàn thiện hơn.
149

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5


Dựa vào kết quả hồi quy ở chương 4, luận án đưa ra những kết luận trọng yếu nhất của
nghiên cứu, rằng chất lượng thể chế có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tác động của
tài chính toàn diện đến ổn định ngân hàng của hệ thống ngân hàng các nước ASEAN. Luận
án còn chỉ ra các biến phụ khác có tác động thuận chiều đến ổn định ngân hàng bao gồm quy
mô tài sản, quy mô tín dụng, quy mô vốn chủ sở hữu, canh tranh, tăng trưởng kinh tế; đồng
thời cũng lưu ý việc gia tăng, mở rộng các hoạt động phi lãi nhằm đa dạng hóa thu nhập sẽ
ảnh hưởng xấu đến sự ổn định.
Thúc đẩy tài chính toàn diện, hiện nay vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu của chính phủ các
nước ASEAN. Song, đó không phải là việc đơn giản. Để quá trình thực hiện tài chính toàn
diện đạt hiệu quả cao, luận án đưa ra một số hàm ý chính sách dành cho chính phủ các nước
ASEAN. Theo đó, khi thực hiện tài chính toàn diện, Chính phủ các nước ASEAN cần hoàn
thiện thể chế nhằm nâng cao chất lượng thể chế, có như thế mới đảm bảo các mục tiêu đặt ra.
Ngoài ra, việc duy trì một nền kinh tế lành mạnh cũng rất quan trọng cho cả việc thúc đẩy tài
chính toàn diện và ổn định ngân hàng.
Ở cấp độ các ngân hàng, cần tiếp tục gia tăng quy mô tổng tài sản, nâng cao vốn chủ sở
hữu, mở rộng khả năng cho vay, nâng cao năng lực cạnh tranh và quản lý giám sát, bởi những
nhân tố này làm gia tăng tính ổn định cho hệ thống ngân hàng. Đồng thời, các ngân hàng cần
điều chỉnh các hoạt động thu nhập phi lãi vì nó có tác động làm giảm mức độ ổn định ngân
hàng.
Tóm lại nghiên cứu đã hoàn thiện các khoảng trống sau đây:
- Thứ nhất, kiểm định tác động của tài chính toàn diện đến ổn định ngân hàng ở các nước
ASEAN.
- Thứ hai, kiểm định tác động của chất lượng thể chế đến ổn định ngân hàng ở các nước
ASEAN
- Thứ hai, xác định rõ ảnh hưởng của chất lượng thể chế đối với tác động của tài chính
toàn diện đến ổn định ngân hàng ở các nước ASEAN.
- Thứ ba, bên cạnh sử dụng biến Z-Score đại điện cho rủi ro tổng thể của ngân hàng,
luận án còn sử dụng thêm biến Z-Score hiệu chỉnh và biến nợ xấu (NPL) để làm tăng
tính vững cho kết quả đưa ra.
150

Tuy nhiên, luận án còn một số hạn chế như đề cập trên, do đó, trong tương lai, luận án sẽ
tiếp tục hoàn thiện theo những hướng nghiên cứu đã đưa ra.
i

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Abuzayed, B., Al-Fayoumi, N., & Molyneux, P. (2018). Diversification and bank stability in
the GCC. Journal of International Financial Markets, Institutions and Money, 57, 17-
43. doi:https://doi.org/10.1016/j.intfin.2018.04.005
Acemoglu, D., Johnson, S., & Robinson, J. A. (2012). The colonial origins of comparative
development: An empirical investigation: Reply. American Economic Review, 102(6),
3077-3110. doi:DOI: 10.1257/aer.91.5.1369
Acharya, V. V. (2009). A theory of systemic risk and design of prudential bank regulation.
Journal of Financial Stability, 5(3), 224-255.
doi:https://doi.org/10.1016/j.jfs.2009.02.001
Acharya, V. V., Hasan, I., & Saunders, A. (2006). Should banks be diversified? Evidence
from individual bank loan portfolios. the Journal of Business, 79(3), 1355-1412.
ADB. (2013). Supporting Good Governance: A Thematic Evaluation Study of ADB.
Retrieved from https://www.adb.org/sites/default/files/evaluation-
document/36108/files/eap-tes-governance.pdf
Aduda, J., & Kalunda, E. (2012). Financial inclusion and financial sector stability with
reference to Kenya: A review of literature. Journal of Applied Finance and Banking,
2(6), 95.
Adusei, M. (2015). The impact of bank size and funding risk on bank stability. Cogent
Economics & Finance, 3(1), 1111489.
Agoraki, M.-E. K., Delis, M. D., & Pasiouras, F. (2011). Regulations, competition and bank
risk-taking in transition countries. Journal of Financial Stability, 7(1), 38-48.
doi:https://doi.org/10.1016/j.jfs.2009.08.002
Ahamed , M., & Mallick , S. (2015). Corporate debt restructuring, bank competition and
stability: Evidence from India.
Ahamed, M. M., & Mallick, S. (2017). Does regulatory forbearance matter for bank stability?
Evidence from creditors’ perspective. Journal of Financial Stability, 28, 163-180.
doi:https://doi.org/10.1016/j.jfs.2017.01.001
Ahamed, M. M., & Mallick, S. K. (2019). Is financial inclusion good for bank stability?
International evidence. 157, 403-427. doi:https://doi.org/10.1016/j.jebo.2017.07.027
ii

Ajide, K. B., & Raheem, I. D. (2016). Institutions-FDI nexus in ECOWAS countries. Journal
of African Business, 17(3), 319-341.
doi:https://doi.org/10.1080/15228916.2016.1180778
Akadiri, S., Eluwole, K. K., Akadiri, A. C., Avci, T. J. J. o. H., & Management, T. (2020).
Does causality between geopolitical risk, tourism and economic growth matter?
Evidence from Turkey. 43, 273-277.
Akerlof, G. A. (1970). Quality uncertainty and the market mechanism. The quarterly journal
of economics, 84(3), 488-500.
Akileng, G., Lawino, G. M., & Nzibonera, E. (2018). Evaluation of determinants of financial
inclusion in Uganda. Journal of Applied Finance and Banking, 8(4), 47-66.
Akins, B., Dou, Y., & Ng, J. (2017). Corruption in bank lending: The role of timely loan loss
recognition. Journal of accounting and economics, 63(2-3), 454-478.
doi:https://doi.org/10.1016/j.jacceco.2016.08.003
Al-Humairi, G. T. M., Al-Jubouri, A. D. A., & Mahmood, E. A. (2020). The effect of financial
inclusion on enhancing financial stability in Iraq for the period (2004-2018). Journal
of Archaeology of Egypt/Egyptology, 17(6), 10189-10203.
Al-Khouri, R., & Arouri, H. (2016). The simultaneous estimation of credit growth, valuation,
and stability of the Gulf Cooperation Council banking industry. Economic Systems,
40(3), 499-518. doi:https://doi.org/10.1016/j.ecosys.2015.12.005
Al-Shboul, M., Maghyereh, A., Hassan, A., & Molyneux, P. (2020). Political risk and bank
stability in the Middle East and North Africa region. Pacific-Basin Finance Journal,
60, 101291. doi:https://doi.org/10.1016/j.pacfin.2020.101291
Al-Smadi, M. (2018). The role of financial inclusion in financial stability: lesson from Jordan.
Banks Bank Systems, 13(4), 31-39.
Alam Siddik, M. N., & Kabiraj, S. (2018). Does Financial Inclusion Induce Financial
Stability? Evidence from Cross-country Analysis. Australasian Accounting, Business
and Finance Journal, 12(1), 33-46. doi:10.14453/aabfj.v12i1.3
Alawode, A. A., & Al Sadek, M. (2008). What is financial stability. Financial Stability Paper
Series, 1.
Albaity, M., Mallek, R. S., & Noman, A. H. M. (2019). Competition and bank stability in the
MENA region: The moderating effect of Islamic versus conventional banks. Emerging
Markets Review, 38, 310-325. doi:https://doi.org/10.1016/j.ememar.2019.01.003
iii

Ali, H. S., Law, S. H., Yusop, Z., & Chin, L. (2016). Institutional Quality and Financial
Inclusion Nexus in Developing Countries: A Dynamic Panel GMM Estimation
Analysis. Paper presented at the 18th Malaysian Finance Association Annual
Conference (MFAC).
Allen, F., Carletti, E., Cull, R., Qian, J. Q., Senbet, L., & Valenzuela, P. (2014). The African
financial development and financial inclusion gaps. Journal of African Economies,
23(5), 614-642. doi:https://doi.org/10.1093/jae/eju015
Allen, F., Carletti, E., Cull, R., Qian, J. Q., Senbet, L., & Valenzuela, P. (2021). Improving
access to banking: Evidence from Kenya. Review of Finance, 25(2), 403-447.
doi:https://doi.org/10.1093/rof/rfaa024
Allen, F., & Gale, D. (1998). Optimal financial crises. The journal of finance, 53(4), 1245-
1284. doi:https://doi.org/10.1111/0022-1082.00052
Allen, F., & Gale, D. (2000). Financial contagion. Journal of political economy, 108(1), 1-33.
Allen, F., & Gale, D. (2004). Competition and financial stability. Journal of money, credit
banking, 453-480. doi:https://doi.org/10.1016/j.jfi.2015.12.003
Allen , W. A., & Wood, G. (2006). Defining and achieving financial stability. Journal of
Financial Stability, 2(2), 152-172. doi:https://doi.org/10.1016/j.jfs.2005.10.001
Alsagr, N. J. (2020). Oil rent, geopolitical risk and banking sector performance.
Alt, J. E., Lassen, D. D. J. T. J. o. L., Economics,, & Organization. (2012). Enforcement and
public corruption: Evidence from the American states. 30(2), 306-338.
Altunbas, Y., Carbo, S., Gardener, E. P., & Molyneux, P. (2007). Examining the relationships
between capital, risk and efficiency in European banking. European Financial
Management, 13(1), 49-70. doi:https://doi.org/10.1111/j.1468-036X.2006.00285.x
Alvi , M. A., Rafique , A., & Shehzad , K. (2020). Financial inclusion and bank stability
controversy: Evidence from South Asian region. International Journal of Financial
Engineering, 07(04), 2050038. doi:https://doi.org/10.1142/S2424786320500383
Amatus, H., & Alireza, N. (2015). Financial inclusion and financial stability in Sub-Saharan
Africa (Ssa). International journal of social sciences, 36(1), 2305-4557.
Amidu, M., & Wolfe, S. (2013). Does bank competition and diversification lead to greater
stability? Evidence from emerging markets. Review of Development Finance, 3(3),
152-166. doi:10.1016/j.rdf.2013.08.002
iv

Amidžic, G., Massara, M. A., & Mialou, A. (2014). Assessing countries’ financial inclusion
standing-A new composite index: International Monetary Fund.
Angelucci, M., Karlan, D., & Zinman, J. (2013). Win some lose some? Evidence from a
randomized microcredit program placement experiment by Compartamos Banco.
Retrieved from
Anginer, D., Demirguc-Kunt, A., & Zhu, M. (2014). How does competition affect bank
systemic risk? Journal of financial Intermediation, 23(1), 1-26.
Anolli, M., Beccalli, E., & Molyneux, P. (2014). Bank earnings forecasts, risk and the crisis.
Journal of International Financial Markets, Institutions and Money, 29, 309-335.
doi:https://doi.org/10.1016/j.intfin.2014.01.003
Anthony-Orji, O. I., Orji, A., Ogbuabor, J. E., & Nwosu, E. O. (2019). Do financial stability
and institutional quality have impact on financial inclusion in developing economies?
A new evidence from Nigeria. International Journal of Sustainable Economy, 11(1),
18-40. doi:https://doi.org/10.1504/IJSE.2019.096541
Arellano, M., & Bover, O. (1995). Another look at the instrumental variable estimation of
error-components models. Journal of econometrics, 68(1), 29-51.
doi:https://doi.org/10.1016/0304-4076(94)01642-D
Ariss, R. T. (2010). Competitive conditions in Islamic and conventional banking: A global
perspective. Review of Financial Economics, 19(3), 101-108.
doi:10.1016/j.rfe.2010.03.002
Aron, J. (2000). Growth and institutions: a review of the evidence. The World Bank Research
Observer, 15(1), 99-135.
Arun, T., & Kamath, R. (2015). Financial inclusion: Policies and practices. IIMB Management
Review, 27(4), 267-287. doi:https://doi.org/10.1016/j.iimb.2015.09.004
Ashraf , B. N., Zheng, C., & Arshad, S. (2016). Effects of national culture on bank risk-taking
behavior. Research in International Business and Finance, 37, 309-326.
doi:https://doi.org/10.1016/j.ribaf.2016.01.015
Ashraf, N., Karlan, D., & Yin, W. (2010). Female empowerment: Impact of a commitment
savings product in the Philippines. World Development, 38(3), 333-344.
Asiedu, E. (2003). Foreign direct investment to Africa: The role of government policy,
governance and political instability. Department of Economics, University of Kansas.
v

Aslan, G., Deléchat, C., Newiak, M. M., & Yang, M. F. (2017). Inequality in financial
inclusion and income inequality: International Monetary Fund.
Asteriou, D., Pilbeam, K., & Tomuleasa, I. (2021). The impact of corruption, economic
freedom, regulation and transparency on bank profitability and bank stability:
Evidence from the Eurozone area. Journal of Economic Behavior & Organization,
184, 150-177.
Athanasoglou, P., Delis, M., & Staikouras, C. (2006). Determinants of bank profitability in
the South Eastern European region.
Atkinson, A., & Messy, F.-A. (2013). Promoting financial inclusion through financial
education: OECD/INFE evidence, policies and practice.
doi:https://doi.org/10.1787/20797117
Ayaydin, H., & Karakaya, A. (2014). The effect of bank capital on profitability and risk in
Turkish banking. International Journal of Business and Social Science, 5(1).
Bae, K. H., & Goyal, V. K. (2009). Creditor rights, enforcement, and bank loans. The journal
of finance, 64(2), 823-860. doi:https://doi.org/10.1111/j.1540-6261.2009.01450.x
Baele, L., Jonghe, O., & Vander Vennet, R. (2007). Does the stock market value bank
diversification? Journal of banking & Finance, 31(7), 1999-2023.
Bai, G., & Elyasiani, E. (2013). Bank stability and managerial compensation. Journal of
banking & Finance, 37(3), 799-813.
doi:https://doi.org/10.1016/j.jbankfin.2012.10.026
Baker, H. K., & Ricciardi, V. (2015). Understanding behavioral aspects of financial planning
and investing. Journal of financial Planning, 28(3), 22-26.
Balutel, D. (2020). Institutional quality and financial instability. Journal of Public
Administration, Finance and Law(17), 154-162.
Barth, J. R., Caprio Jr, G., & Levine, R. (2004). Bank regulation and supervision: what works
best? Journal of financial Intermediation, 13(2), 205-248.
Barth, J. R., Lin, C., Ma, Y., Seade, J., & Song, F. M. (2013). Do bank regulation, supervision
and monitoring enhance or impede bank efficiency? Journal of banking & Finance,
37(8), 2879-2892.
Bateni, L., Vakilifard, H., & Asghari, F. (2014). The influential factors on capital adequacy
ratio in Iranian banks. International Journal of Economics and Finance, 6(11), 108-
116.
vi

Baum, C. F., Caglayan, M., & Xu, B. (2021). The impact of uncertainty on financial
institutions: A cross‐country study. International Journal of Finance & Economics,
26(3), 3719-3739. doi:https://doi.org/10.1002/ijfe.1983
Beaver, W. H. (1966). Financial ratios as predictors of failure. Journal of accounting
research, 71-111.
Beck, T. (2016). Financial Inclusion–Measuring progress and progress in measuring. Paper
presented at the This paper was written for the Fourth IMF Statistical Forum “Lifting
the Small Boats: Statistics for Inclusive Growth. Cass Business School, City,
University of London, CEPR, and CESifo.
Beck, T., De Jonghe, O., & Schepens, G. (2013). Bank competition and stability: Cross-
country heterogeneity. Journal of financial Intermediation, 22(2), 218-244.
doi:https://doi.org/10.1016/j.jfi.2012.07.001
Beck, T., Demirgüç-Kunt, A., & Levine, R. (2006). Bank supervision and corruption in
lending. Journal of monetary economics, 53(8), 2131-2163.
Beck, T., Demirgüç-Kunt, A., & Levine, R. (2007). Finance, inequality and the poor. Journal
of economic growth, 12(1), 27-49.
Bektas, E., Elbadri, M., & Molyneux, P. (2022). Do institutions, religion and the economic
cycle impact bank stability in dual banking systems? Journal of International
Financial Management & Accounting. doi:https://doi.org/10.1111/jifm.12146
Berger, A. N., & DeYoung, R. (1997). Problem loans and cost efficiency in commercial
banks. Journal of banking & Finance, 21(6), 849-870.
doi:https://doi.org/10.1016/S0378-4266(97)00003-4
Berger, A. N., Hasan, I., & Zhou, M. (2010). The effects of focus versus diversification on
bank performance: Evidence from Chinese banks. Journal of banking & Finance,
34(7), 1417-1435.
Berger, A. N., Klapper, L. F., & Turk-Ariss, R. (2017). Bank competition and financial
stability Handbook of Competition in Banking and Finance: Edward Elgar Publishing.
Berger, A. N., & Udell, G. F. (1998). The economics of small business finance: The roles of
private equity and debt markets in the financial growth cycle. Journal of banking &
Finance, 22(6-8), 613-673. doi:https://doi.org/10.1016/S0378-4266(98)00038-7
Bermpei, T., Kalyvas, A., & Nguyen, T. C. (2018). Does institutional quality condition the
effect of bank regulations and supervision on bank stability? Evidence from emerging
vii

and developing economies. International Review of Financial Analysis, 59, 255-275.


doi:https://doi.org/10.1016/j.irfa.2018.06.002
Bhandari, B. S. (2018). Life insurance-social security & financial inclusion. Bimaquest, 18(2).
Bhargava, V. (2005). The cancer of corruption. Paper presented at the World bank global
issues seminar series.
Black, F. (1975). Bank funds management in an efficient market. Journal of financial
economics, 2(4), 323-339. doi:https://doi.org/10.1016/0304-405X(75)90008-2
Blundell, R., & Bond, S. (1998). Initial conditions and moment restrictions in dynamic panel
data models. Journal of econometrics, 87(1), 115-143.
doi:https://doi.org/10.1016/S0304-4076(98)00009-8
Blundell, R., Dixit, A. K., & Sherrerd, J. J. (2004). Lawlessness and economics: Alternative
modes of governance (Vol. 5): Princeton University Press.
Bongomin, G. O. C., Munene, J. C., Ntayi, J. M., & Malinga, C. A. (2018). Analyzing the
relationship between institutional framework and financial inclusion in rural Uganda.
International Journal of Emerging Markets, 13(4), 606-630. doi:10.1108/IJoEM-02-
2017-0057
Bonin, J., Hasan, I., & Wachtel, P. (2014). Banking in transition countries.
Boot, A. W., & Schmeits, A. (2000). Market discipline and incentive problems in
conglomerate firms with applications to banking. Journal of financial Intermediation,
9(3), 240-273. doi:https://doi.org/10.1006/jfin.2000.0287
Boot, A. W., & Thakor, A. V. (1993). Self-interested bank regulation. The American
economic review, 206-212.
Bouheni, F. B. (2014). Banking regulation and supervision: can it enhance stability in Europe?
Journal of Financial Economic Policy.
Boulanouar, Z., Alqahtani, F., & Hamdi, B. (2021). Bank ownership, institutional quality and
financial stability: evidence from the GCC region. Pacific-Basin Finance Journal, 66,
101510.
Boyd, J. H., & De Nicolo, G. (2005). The theory of bank risk taking and competition revisited.
The journal of finance, 60(3), 1329-1343.
Boyd, J. H., De Nicolò, G., & Jalal, A. M. (2006). Bank risk-taking and competition revisited:
New theory and new evidence.
viii

Boyd, J. H., & Runkle, D. E. (1993). Size and performance of banking firms: Testing the
predictions of theory. Journal of monetary economics, 31(1), 47-67.
Bradley, D., Pantzalis, C., & Yuan, X. (2016). Policy risk, corporate political strategies, and
the cost of debt. Journal of Corporate Finance, 40, 254-275.
doi:https://doi.org/10.1016/j.jcorpfin.2016.08.001
Brandt, M. W., & Gao, L. J. J. o. E. F. (2019). Macro fundamentals or geopolitical events? A
textual analysis of news events for crude oil. 51, 64-94.
Brighi, P., & Venturelli, V. (2016). How functional and geographic diversification affect bank
profitability during the crisis. Finance Research Letters, 16, 1-10.
doi:https://doi.org/10.1016/j.frl.2015.10.020
Brown, C. O., & Dinç, I. S. (2011). Too many to fail? Evidence of regulatory forbearance
when the banking sector is weak. The Review of Financial Studies, 24(4), 1378-1405.
doi:https://doi.org/10.1093/rfs/hhp039
Brown , M., Trautmann, S. T., & Vlahu, R. (2017). Understanding bank-run contagion.
Management Science, 63(7), 2272-2282.
Bruhn, M., & Love, I. (2014). The real impact of improved access to finance: Evidence from
Mexico. The journal of finance, 69(3), 1347-1376.
doi:https://doi.org/10.1111/jofi.12091
Brunnermeier, M. K., & Pedersen, L. H. (2009). Market liquidity and funding liquidity. The
Review of Financial Studies, 22(6), 2201-2238. doi:https://doi.org/10.1093/rfs/hhn098
Burgess, R., & Pande, R. (2005). Do rural banks matter? Evidence from the Indian social
banking experiment. American Economic Review, 95(3), 780-795.
Bushman, R. M., & Piotroski, J. D. (2006). Financial reporting incentives for conservative
accounting: The influence of legal and political institutions. Journal of accounting and
economics, 42(1-2), 107-148. doi:https://doi.org/10.1016/j.jacceco.2005.10.005
Caballero, R. J., Cowan, K., Engel, E., & Micco, A. (2004). Effective labor regulation and
microeconomic flexibility: National Bureau of Economic Research Cambridge, Mass.,
USA.
Cai, W., Xu, F., & Zeng, C. (2016). Geographical diversification and bank performance:
Evidence from China. Economics Letters, 147, 96-98.
doi:https://doi.org/10.1016/j.econlet.2016.08.022
ix

Calomiris, C. W., & Kahn, C. M. (1991). The role of demandable debt in structuring optimal
banking arrangements. The American economic review, 497-513.
Camara, N., Pena, X., & Tuesta, D. (2014). Factors that matter for financial inclusion:
Evidence from Peru (No. 1409).
Caminal, R., & Matutes, C. (2002). Market power and banking failures. International Journal
of Industrial Organization, 20(9), 1341-1361.
Canh, N. P., Schinckus, C., Su, T. D., & Chong, F. H. L. (2021). Institutional quality and risk
in the banking system. Journal of Economics, Finance and Administrative Science.
Carlson, M., & Mitchener, K. J. (2005). Branch banking, bank competition, and financial
stability: National Bureau of Economic Research Cambridge, Mass., USA.
Carretta, A., Farina, V., Fiordelisi, F., Schwizer, P., & Lopes, F. S. S. (2015). Don’t stand so
close to me: The role of supervisory style in banking stability. Journal of banking &
Finance, 52, 180-188. doi:https://doi.org/10.1016/j.jbankfin.2014.09.015
Chakravarty, S. R., & Pal, R. (2013). Financial inclusion in India: An axiomatic approach.
Journal of Policy Modeling, 35(5), 813-837.
doi:https://doi.org/10.1016/j.jpolmod.2012.12.007
Chari, V. V., & Jagannathan, R. (1988). Banking panics, information, and rational
expectations equilibrium. The journal of finance, 43(3), 749-761.
Chen , H.-Y., & Chen, S.-S. (2018). Quality of government institutions and spreads on
sovereign credit default swaps. Journal of International Money and Finance, 87, 82-
95. doi:Quality of government institutions and spreads on sovereign credit default
swaps
Chen, M., Jeon, B. N., Wang, R., & Wu, J. (2015). Corruption and bank risk-taking: Evidence
from emerging economies. Emerging Markets Review, 24, 122-148.
doi:https://doi.org/10.1016/j.ememar.2015.05.009
Cheng, C. H. J., & Chiu, C.-W. J. J. I. e. (2018). How important are global geopolitical risks
to emerging countries? , 156, 305-325.
doi:https://doi.org/10.1016/j.inteco.2018.05.002
Chiaramonte, L., Liu, H., Poli, F., & Zhou, M. (2016). How Accurately Can Z‐score Predict
Bank Failure? Financial markets, institutions & instruments, 25(5), 333-360.
doi:https://doi.org/10.1111/fmii.12077
x

Chiorazzo, V., Milani, C., & Salvini, F. (2008). Income diversification and bank performance:
Evidence from Italian banks. Journal of Financial Services Research, 33(3), 181-203.
Chortareas, G. E., Girardone, C., & Ventouri, A. (2012). Bank supervision, regulation, and
efficiency: Evidence from the European Union. Journal of Financial Stability, 8(4),
292-302.
Chortareas, G. E., Girardone, C., & Ventouri, A. (2013). Financial freedom and bank
efficiency: Evidence from the European Union. Journal of banking & Finance, 37(4),
1223-1231.
Čihák, M., & Hesse, H. (2010). Islamic banks and financial stability: An empirical analysis.
Journal of Financial Services Research, 38(2), 95-113.
Čihák, M., Mare, D. S., & Melecky, M. (2016). The nexus of financial inclusion and financial
stability: A study of trade-offs and synergies. World Bank Policy Research Working
Paper(7722).
Čihák, M., & Tieman, A. (2007). Assessing current prudential arrangements. Integrating
Europe’s Financial Markets, 171-198.
Coase, R. (1998). The new institutional economics. The American economic review, 88(2),
72-74.
Cohen , K. J., Hawawini, G. A., Maier, S. F., Schwartz, R. A., & Whitcomb, D. K. (1983).
Friction in the trading process and the estimation of systematic risk. Journal of
financial economics, 12(2), 263-278. doi:https://doi.org/10.1016/0304-
405X(83)90038-7
Cohen, M., & Nelson, C. (2011). Financial literacy: A step for clients towards financial
inclusion. Global Microcredit Summit, 14-17.
Commons, J. R. (1931). Institutional economics. The American economic review, 648-657.
Conning, J. (1999). Outreach, sustainability and leverage in monitored and peer-monitored
lending. Journal of Development Economics, 60(1), 51-77.
doi:https://doi.org/10.1016/S0304-3878(99)00036-X
Connolly, M., & James, C. (2006). Collaboration for school improvement: A resource
dependency and institutional framework of analysis. Educational Management
Administration & Leadership, 34(1), 69-87.
doi:https://doi.org/10.1177/1741143206059540
xi

Crockett , A. (1997). Why is financial stability a goal of public policy? Economic Review, 82,
5-22.
Cull, R., Demirgüç-Kunt, A., & Lyman, T. (2012). Financial inclusion and stability: What
does research show?
Daher, M. J. J. o. C. F. (2017). Creditor control rights, capital structure, and legal enforcement.
44, 308-330. doi:https://doi.org/10.1016/j.jcorpfin.2017.04.002
Dang, V. C., & Nguyen, Q. K. (2021). Determinants of FDI attractiveness: Evidence from
ASEAN-7 countries. Cogent Social Sciences, 7(1), 2004676.
doi:https://doi.org/10.1080/23311886.2021.2004676
Danisman, G. O., & Tarazi, A. (2020). Financial inclusion and bank stability: evidence from
Europe. The European Journal of Finance, 26(18), 1842-1855.
doi:https://doi.org/10.1080/1351847X.2020.1782958
Das, D., Kannadhasan, M., Bhattacharyya, M. J. T. N. A. J. o. E., & Finance. (2019). Do the
emerging stock markets react to international economic policy uncertainty,
geopolitical risk and financial stress alike? , 48, 1-19.
doi:https://doi.org/10.1016/j.najef.2019.01.008
Dash, M. K., & Kabra, G. (2010). The determinants of non-performing assets in Indian
commercial bank: An econometric study. Middle Eastern Finance and Economics,
7(2), 94-106.
Davies, R., Richardson, P., Katinaite, V., & Manning, M. J. (2010). Evolution of the UK
banking system. Bank of England Quarterly Bulletin, Q4.
Davis, E. P. (2003). Towards a typology for systemic financial instability.
De Bandt, O., & Hartmann, P. (2000). Systemic risk: a survey. Available at SSRN 258430.
De Haan, J., & Poghosyan, T. (2012). Bank size, market concentration, and bank earnings
volatility in the US. Journal of International Financial Markets, Institutions and
Money, 22(1), 35-54. doi:https://doi.org/10.1016/j.intfin.2011.07.002
Delis, M. D. (2012). Bank competition, financial reform, and institutions: The importance of
being developed. Journal of Development Economics, 97(2), 450-465.
doi:https://doi.org/10.1016/j.jdeveco.2011.05.012
Delis, M. D., & Staikouras, P. K. (2011). Supervisory effectiveness and bank risk. Review of
Finance, 15(3), 511-543. doi:https://doi.org/10.1093/rof/rfq035
xii

Demir, E., Danisman, G. O. J. T. N. A. J. o. E., & Finance. (2021). The impact of economic
uncertainty and geopolitical risks on bank credit. 57, 101444.
Demirgruc-Kunt, A., & Huizinga, H. (2013). Are banks too big to fail or too big to save?
International evidence from equity prices and CDS spreads. Journal of banking &
Finance, 37(3), 875-894. doi:https://doi.org/10.1016/j.jbankfin.2012.10.010
Demirgruc-Kunt, A., & Klapper, L. (2013). Measuring financial inclusion: Explaining
variation in use of financial services across and within countries. Brookings Papers on
Economic Activity, 2013(1), 279-340.
Demirgruc-Kunt , A., & Levine, R. (1999). Bank-based and market-based financial systems:
Cross-country comparisons. Available at SSRN 569255.
Demirgüç-Kunt , A., & Detragiache, E. (1997). The determinants of banking crises-evidence
from developing and developed countries (Vol. 106): World Bank Publications.
Demirgüç-Kunt, A., & Detragiache, E. (1998). The determinants of banking crises in
developing and developed countries. Staff Papers, 45(1), 81-109.
doi:https://doi.org/10.2307/3867330
Demirgüç-Kunt, A., & Detragiache, E. (2005). Cross-country empirical studies of systemic
bank distress: a survey. National Institute Economic Review, 192, 68-83.
doi:https://doi.org/10.1177/002795010519200108
Demirgüç-Kunt, A., Honohan, P., & Beck, T. (2008). Finance for all?: Policies and Pitfalls
in Expanding Access: World bank.
Demirguc-Kunt, A., & Huizinga, H. (2010). Are banks too big to fail or too big to save?
International evidence from equity prices and CDS spreads: The World Bank.
Demirgüç-Kunt , A., & Huizinga, H. (1999). Determinants of commercial bank interest
margins and profitability: some international evidence. The world bank economic
review, 13(2), 379-408. doi:https://doi.org/10.1093/wber/13.2.379
Demirguc-Kunt, A., Laeven, L., & Levine, R. (2003). Regulations, market structure,
institutions, and the cost of financial intermediation: National Bureau of Economic
Research Cambridge, Mass., USA.
Demirgüç-Kunt, A., & Levine, R. (2001). Financial structure and economic growth:
Perspectives and lessons. Financial Structure and Economic Growth, 1.
xiii

Deng, S., & Elyasiani, E. (2008). Geographic diversification, bank holding company value,
and risk. Journal of Money, Credit and Banking, 40(6), 1217-1238.
doi:https://doi.org/10.1111/j.1538-4616.2008.00154.x
DeYoung, R., & Roland, K. P. (2001). Product mix and earnings volatility at commercial
banks: Evidence from a degree of total leverage model. Journal of financial
Intermediation, 10(1), 54-84.
Diaby, A., & Sylwester, K. (2015). Corruption and market competition: Evidence from post-
communist countries. World Development, 66, 487-499.
doi:https://doi.org/10.1016/j.worlddev.2014.09.003
Diaconu, R.-I., & Oanea, D.-C. (2014). The main determinants of bank's stability. Evidence
from Romanian banking sector. Procedia Economics Finance, 16, 329-335.
Diaconu , R., & Oane, D. (2014). The Main Determinants of Bank's Stability. Evidence from
Romanian Banking Sector. Procedia Economics and Finance, 16, 329-335.
doi:http://doi.org/10.1016/s2212-5671(14)00810-7
Diamond, D. W., & Dybvig, P. H. (1983). Bank runs, deposit insurance, and liquidity. Journal
of political economy, 91(3), 401-419.
Dienillah, A. A., Anggraeni, L., & Sahara, S. (2018). Impact of financial inclusion on
financial stability based on income group countries. 20(4), 429-442.
doi:https://doi.org/10.21098/bemp.v20i4.859
Dietrich, A., & Wanzenried, G. (2011). Determinants of bank profitability before and during
the crisis: Evidence from Switzerland. Journal of International Financial Markets,
Institutions and Money, 21(3), 307-327.
doi:https://doi.org/10.1016/j.intfin.2010.11.002
Dinger, V. (2009). Do foreign-owned banks affect banking system liquidity risk? Journal of
Comparative Economics, 37(4), 647-657.
Djatche, M. J. N. (2019). Re-exploring the nexus between monetary policy and banks' risk-
taking. Economic modelling, 82, 294-307.
doi:https://doi.org/10.1016/j.econmod.2019.01.016
Drobak, J., & Nye, J. (1997). The frontiers of the new institutional economics.
Dutta, K. D., & Saha, M. (2019). Nexus of Competition, Concentration, Financial Inclusion
and Financial stability in banking industry of Asian Emerging economies.
xiv

Dwumfour, R. A., & Ntow-Gyamfi, M. (2018). Natural resources, financial development and
institutional quality in Africa: is there a resource curse? Resources Policy, 59, 411-
426. doi:https://doi.org/10.1016/j.resourpol.2018.08.012
Dymski, G. A., & Veitch, J. M. (1996). Financial transformation and the metropolis: booms,
busts, and banking in Los Angeles. Environment and Planning A, 28(7), 1233-1260.
doi:https://doi.org/10.1068%2Fa281233
Essid, Z., Boujelbene, Y., & Plihon, D. (2014). Institutional quality and bank instability:
cross-countries evidence in emerging countries.
Estrin, S., Baghdasaryan, D., & Meyer, K. E. (2009). The impact of institutional and human
resource distance on international entry strategies. Journal of Management Studies,
46(7), 1171-1196. doi:https://doi.org/10.1111/j.1467-6486.2009.00838.x
Evans, P., & Karras, G. (1996). Convergence revisited. Journal of monetary economics, 37(2),
249-265.
Fama, E. F., & Jensen, M. C. (1983). Agency problems and residual claims. The journal of
law and Economics, 26(2), 327-349.
Fang, Y., Hasan, I., & Marton, K. (2014). Institutional development and bank stability:
Evidence from transition countries. Journal of banking & Finance, 39, 160-176.
doi:https://doi.org/10.1016/j.jbankfin.2013.11.003
Fang, Y., & Lelyveld, I. (2014). Geographic diversification in banking. Journal of Financial
Stability, 15, 172-181. doi:https://doi.org/10.1016/j.jfs.2014.08.009
Fazio, D. M., Silva, T. C., Tabak, B. M., & Cajueiro, D. O. (2018). Inflation targeting and
financial stability: Does the quality of institutions matter? Economic modelling, 71, 1-
15. doi:https://doi.org/10.1016/j.econmod.2017.09.011
Feghali, K., Mora, N., & Nassif, P. (2021). Financial inclusion, bank market structure, and
financial stability: International evidence. The Quarterly Review of Economics and
Finance, 80, 236-257. doi:https://doi.org/10.1016/j.qref.2021.01.007
Fernández, A. I., González, F., & Suárez, N. (2016). Banking stability, competition, and
economic volatility. Journal of Financial Stability, 22, 101-120.
doi:https://doi.org/10.1016/j.jfs.2016.01.005
Field, A. (2013). Discovering statistics using IBM SPSS statistics: sage.
Flak, L. S., & Rose, J. (2005). Stakeholder governance: Adapting stakeholder theory to e-
government. Communications of the Association for Information Systems, 16(1), 31.
xv

Flamini, V., McDonald, C. A., & Schumacher, L. B. (2009). The determinants of commercial
bank profitability in Sub-Saharan Africa. IMF Working Papers, 2009(015).
Flannery, M. J., & Hankins, K. W. (2013). Estimating dynamic panel models in corporate
finance. Journal of Corporate Finance, 19, 1-19.
Francis, E., Matar, N., Khoueir, N., Nassif, C., Farah, C., & Haddad, A. (2014). T4a laryngeal
cancer survival: retrospective institutional analysis and systematic review. The
Laryngoscope, 124(7), 1618-1623. doi:https://doi.org/10.1002/lary.24557
Fratianni, M. U., & Marchionne, F. (2009). The role of banks in the subprime financial crisis.
Review of Economic Conditions in Italy, 1.
Freeman, R. E. (1984). Strategic Management: A Stakeholder Approach, Boston, Pitman.
Lukas, Janina (2017): Ethik als Standard in der Beschaffung. Werte und Normen als
Gestaltungsausgangspunkt von Nicht-Regierungs-Organisationen. Wiesbaden:
Springer Gabler.
Freixas, X., & Parigi, B. (1998). Contagion and efficiency in gross and net interbank payment
systems. Journal of financial Intermediation, 7(1), 3-31.
doi:https://doi.org/10.1006/jfin.1998.0230
Fu, X. M., Lin, Y. R., & Molyneux, P. (2014). Bank competition and financial stability in
Asia Pacific. Journal of banking Finance, 38, 64-77.
doi:https://doi.org/10.1016/j.jbankfin.2013.09.012
Fungáčová, Z., & Weill, L. (2015). Understanding financial inclusion in China. China
Economic Review, 34, 196-206.
Galbraith, J. K. (2004). The economics of innocent fraud: Truth for our time: Houghton
Mifflin Harcourt.
García, M. J. R. (2016). Can financial inclusion and financial stability go hand in hand.
Economic Issues, 21(2), 81-103.
Ghosh , M. M., & Ghosh , A. (2014). Financial inclusion Strategies of banks: study of Indian
states. International Journal of Applied Financial Management Perspectives, 3(2),
990-996.
Glaeser, E. L., La Porta, R., Lopez-de-Silanes, F., & Shleifer, A. (2004). Do institutions cause
growth? Journal of economic growth, 9(3), 271-303.
xvi

Goddard, J., Liu, H., Molyneux, P., & Wilson, J. O. (2011). The persistence of bank profit.
Journal of banking & Finance, 35(11), 2881-2890.
doi:https://doi.org/10.1016/j.jbankfin.2011.03.015
Goetz, M. R. (2018). Competition and bank stability. Journal of financial Intermediation, 35,
57-69. doi:https://doi.org/10.1016/j.jfi.2017.06.001
Goetz, M. R., Laeven, L., & Levine, R. (2013). Identifying the valuation effects and agency
costs of corporate diversification: Evidence from the geographic diversification of US
banks. The Review of Financial Studies, 26(7), 1787-1823.
doi:https://doi.org/10.1093/rfs/hht021
Greif, A. (2000). The fundamental problem of exchange: a research agenda in historical
institutional analysis. European Review of Economic History, 4(3), 251-284.
doi:https://doi.org/10.1017/S1361491600000071
Gugler, K., Mueller, D. C., Peev, E., & Segalla, E. (2013). Institutional determinants of
domestic and foreign subsidiaries’ performance. International Review of Law and
Economics, 34, 88-96. doi:https://doi.org/10.1016/j.irle.2013.01.003
Guo, J. j., Wang, G. c., & Tung, C. h. (2014). Do China's outward direct investors prefer
countries with high political risk? An international and empirical comparison. China
& World Economy, 22(6), 22-43. doi:https://doi.org/10.1111/cwe.12090
Gupte, R., Venkataramani, B., & Gupta, D. (2012). Computation of financial inclusion index
for India. Procedia-Social Behavioral Sciences, 37, 133-149.
doi:https://doi.org/10.1016/j.sbspro.2012.03.281
Guy, K., & Lowe, S. (2011). Non-performing loans and bank stability in Barbados. Economic
Review, 37(1), 77-99. doi:https://doi.org/10.1016/j.jfi.2006.03.001
Han, R., & Melecky, M. (2013). Financial inclusion for financial stability: Access to bank
deposits and the growth of deposits in the global financial crisis: The World Bank
Policy Reaserch Working Paper No.6577.
Hannig, A., & Jansen, S. (2010). Financial inclusion and financial stability: Current policy
issues. ADBI Working Paper No.259. doi:https://dx.doi.org/10.2139/ssrn.1729122
Hanousek, J., Shamshur, A., & Tresl, J. (2019). Firm efficiency, foreign ownership and CEO
gender in corrupt environments. Journal of Corporate Finance, 59, 344-360.
doi:https://doi.org/10.1016/j.jcorpfin.2017.06.008
xvii

Haq, M., & Heaney, R. (2012). Factors determining European bank risk. Journal of
International Financial Markets, Institutions and Money, 22(4), 696-718.
doi:https://doi.org/10.1016/j.intfin.2012.04.003
Hauswald, R., & Marquez, R. (2006). Competition and strategic information acquisition in
credit markets. The Review of Financial Studies, 19(3), 967-1000.
Hawkins, P. (2006). Financial access and financial stability. Policy Research Working
Paper;No. 6577. World Bank, Washington, DC.
Hayek, F. A. (2011). Law, legislation and liberty, volume 3: The political order of a free
people (Vol. 3): University of Chicago Press.
Hennie, V. G. (2003). Analyzing and managing banking risk: A framework for assessing
corporate governance and financial risk. Washington DC: World Bank Publication.
Hermes, N., Lensink, R., & Meesters, A. (2011). Outreach and efficiency of microfinance
institutions. World Development, 39(6), 938-948.
doi:https://doi.org/10.1016/j.worlddev.2009.10.018
Herrera-Echeverri, H., Haar, J., & Estévez-Bretón, J. B. (2014). Foreign direct investment,
institutional quality, economic freedom and entrepreneurship in emerging markets.
Journal of Business Research, 67(9), 1921-1932.
Ho, K.-C., Ma, J. Z., Yang, L., & Shi, L. (2019). Do anticorruption efforts affect banking
system stability? The Journal of International Trade & Economic Development, 28(3),
277-298. doi:https://doi.org/10.1080/09638199.2018.1522661
Ho , T. S., & Michaely, R. (1988). Information quality and market efficiency. Journal of
Financial and Quantitative Analysis, 23(1), 53-70.
Honohan, P. (2008). Cross-country variation in household access to financial services.
Journal of Banking
Finance Center Münster, University of Münster, 32(11), 2493-2500.
Hoskisson, R. E., Eden, L., Lau, C. M., & Wright, M. (2000). Strategy in emerging
economies. Academy of management journal, 43(3), 249-267.
doi:https://doi.org/10.5465/1556394
Hosono, K. (2005). Market discipline to banks in Indonesia, the Republic of Korea, Malaysia
and Thailand. Paper presented at the Proceeding ADBI Conference.
xviii

Hou, X., & Wang, Q. (2016). Institutional quality, banking marketization, and bank stability:
Evidence from China. Economic Systems, 40(4), 539-551.
doi:https://doi.org/10.1016/j.ecosys.2016.01.003
Houston, J. F., Lin, C., Lin, P., & Ma, Y. (2010). Creditor rights, information sharing, and
bank risk taking. Journal of financial economics, 96(3), 485-512.
doi:https://doi.org/10.1016/j.jfineco.2010.02.008
Huang, Y. (2010). Political institutions and financial development: an empirical study. World
Development, 38(12), 1667-1677. doi:https://doi.org/10.1016/j.worlddev.2010.04.001
Ibragimov, R., Jaffee, D., & Walden, J. (2011). Diversification disasters. Journal of financial
economics, 99(2), 333-348. doi:https://doi.org/10.1016/j.jfineco.2010.08.015
Jappelli, T., Pagano, M., & Bianco, M. (2005). Courts and banks: Effects of judicial
enforcement on credit markets. Journal of Money, Credit and Banking, 223-244.
Jiménez, G., Lopez, J. A., & Saurina, J. (2013). How does competition affect bank risk-
taking? Journal of Financial Stability, 9(2), 185-195.
Jokipii, T., Monnin, P., & Finance. (2013). The impact of banking sector stability on the real
economy. Journal of International Money Finance
32, 1-16.
Jude, C., & Levieuge, G. (2015). Growth effect of FDI in developing economies: the role of
institutional quality. doi:https://dx.doi.org/10.2139/ssrn.2620698
Karlan, D., & Zinman, J. (2010). Expanding credit access: Using randomized supply decisions
to estimate the impacts. The Review of Financial Studies, 23(1), 433-464.
doi:https://doi.org/10.1093/rfs/hhp092
Kasman, S., & Kasman, A. (2015). Bank competition, concentration and financial stability in
the Turkish banking industry. Economic Systems, 39(3), 502-517.
Kasper, W., & Streit, M. E. (1999). Institutional economics. Books.
Kaufmann, D., Kraay, A., & Mastruzzi, M. (2011). The Worldwide Governance Indicators:
Methodology and Analytical Issues1. Hague journal on the rule of law, 3(2), 220-246.
doi:https://doi.org/10.1017/S1876404511200046
Kaufmann, D., Kraay, A., & Zoido-Lobatón, P. (1999). Aggregating governance indicators
(Vol. 2195): world Bank publications.
Keeley, M. C. (1990). Deposit insurance, risk, and market power in banking. The American
economic review, 1183-1200.
xix

Kereta, B. B. (2007). Outreach and financial performance analysis of microfinance


institutions in Ethiopia. Paper presented at the African Economic Conference, Addis
Ababa.
Keynes, J. (1936). The General Theory of Employment, Interest, and Money, edition 1997
from Prometheus Books. New York, originally published by Harcourt, Brace & World,
New York.
Khan, H. (2011). Financial inclusion and financial stability: are they two sides of the same
coin. Deputy Governor of the Reserve Bank of India, at BANCON.
Khemraj, T., & Pasha, S. (2009). The determinants of non-performing loans: an econometric
case study of Guyana.
Khrawish, H. A., & Al-Sa’di, N. M. (2011). The impact of e-banking on bank profitability:
Evidence from Jordan. Middle Eastern Finance Economics Bulletin, 13(1), 142-158.
Kim , D.-W., Yu , J.-S., & Hassan , M. K. (2018). Financial inclusion and economic growth
in OIC countries. Research in International Business and Finance, 43, 1-14.
doi:https://doi.org/10.1016/j.ribaf.2017.07.178
Kim, J.-H. (2016). A study on the effect of financial inclusion on the relationship between
income inequality and economic growth. Emerging Markets Finance Trade, 52(2),
498-512. doi:https://doi.org/10.1080/1540496X.2016.1110467
King, M. R. (2019). Time to buy or just buying time? Lessons from October 2008 for the
cross-border bailout of banks. Journal of Financial Stability, 41, 55-72.
Klomp, J., & De Haan, J. (2014). Bank regulation, the quality of institutions, and banking risk
in emerging and developing countries: an empirical analysis. Emerging Markets
Finance and Trade, 50(6), 19-40.
doi:https://doi.org/10.1080/1540496X.2014.1013874
Kolari, J., Glennon, D., Shin, H., & Caputo, M. (2002). Predicting large US commercial bank
failures. Journal of Economics and Business, 54(4), 361-387.
doi:https://doi.org/10.1016/S0148-6195(02)00089-9
Kosmidou, K. (2008). The determinants of banks' profits in Greece during the period of EU
financial integration. Managerial finance.
doi:https://doi.org/10.1108/03074350810848036
Kouki, I., Abid, I., Guesmi, K., & Goutte, S. (2020). Does Financial inclusion affect the
African banking stability? Economics Bulletin, 40(1), 863-879.
xx

Kurtz, M. J., & Schrank, A. (2007). Growth and governance: Models, measures, and
mechanisms. The Journal of Politics, 69(2), 538-554.
Kurul, Z. (2017). Nonlinear relationship between institutional factors and FDI flows:
Dynamic panel threshold analysis. International Review of Economics & Finance, 48,
148-160. doi:https://doi.org/10.1016/j.iref.2016.12.002
La Porta, R., Lopez-de-Silanes, F., Shleifer, A., & Vishny, R. (2000). Investor protection and
corporate governance. Journal of financial economics, 58(1-2), 3-27.
doi:https://doi.org/10.1016/S0304-405X(00)00065-9
Laeven, L., & Levine, R. (2009). Bank governance, regulation and risk taking. Journal of
financial economics, 93(2), 259-275.
Laeven, L., & Majnoni, G. (2005). Does judicial efficiency lower the cost of credit? Journal
of banking & Finance, 29(7), 1791-1812.
doi:https://doi.org/10.1016/j.jbankfin.2004.06.036
Lai, A. (2002). Modelling financial instability: a survey of the literature.
Lalountas, D. A., Manolas, G. A., & Vavouras, I. S. (2011). Corruption, globalization and
development: How are these three phenomena related? Journal of Policy Modeling,
33(4), 636-648. doi:https://doi.org/10.1016/j.jpolmod.2011.02.001
Lam, J. S. L., & Yap, W. Y. (2019). A stakeholder perspective of port city sustainable
development. Sustainability, 11(2), 447. doi:https://doi.org/10.3390/su11020447
Large, A. (2003). Financial stability: maintaining confidence in a complex world. Financial
Stability Review, 170, 174.
Lee, C.-C., & Hsieh, M.-F. (2013). The impact of bank capital on profitability and risk in
Asian banking. Journal of International Money and Finance, 32, 251-281.
doi:https://doi.org/10.1016/j.jimonfin.2012.04.013
Lenka, S. K., Bairwa, A. K., & McMillan, D. (2016). Does financial inclusion affect monetary
policy in SAARC countries? Cogent Economics & Finance, 4(1), 1127011.
doi:10.1080/23322039.2015.1127011
Lepetit, L., Nys, E., Rous, P., & Tarazi, A. (2008). Bank income structure and risk: An
empirical analysis of European banks. Journal of banking & Finance, 32(8), 1452-
1467.
Levine, R. (2002). Bank-based or market-based financial systems: which is better? Journal of
financial Intermediation, 11(4), 398-428.
xxi

Leyshon, A., & Thrift, N. (1995). Geographies of financial exclusion: financial abandonment
in Britain and the United States. Transactions of the Institute of British Geographers,
312-341.
Lindset, S., Lund, A.-C., & Persson, S.-A. (2014). Credit risk and asymmetric information: A
simplified approach. Journal of Economic Dynamics and Control, 39, 98-112.
doi:https://doi.org/10.1016/j.jedc.2013.11.006
Liu, H., Molyneux, P., & Wilson, J. O. S. (2013). Competition and Stability in European
Banking: A Regional Analysis*. The Manchester School, 81(2), 176-201.
doi:10.1111/j.1467-9957.2011.02285.x
Liu, H., & Wilson, J. O. (2010). The profitability of banks in Japan. Applied Financial
Economics, 20(24), 1851-1866. doi:https://doi.org/10.1080/09603107.2010.526577
López, T., & Winkler, A. (2019). Does financial inclusion mitigate credit boom-bust cycles?
Journal of Financial Stability, 43, 116-129.
doi:https://doi.org/10.1016/j.jfs.2019.06.001
Louhichi, A., Louati, S., & Boujelbene, Y. (2020). The regulations–risk taking nexus under
competitive pressure: What about the islamic banking system? Research in
International Business and Finance, 51, 101074.
doi:https://doi.org/10.1016/j.ribaf.2019.101074
Manlagñit, M. C. V. (2011). Cost efficiency, determinants, and risk preferences in banking:
A case of stochastic frontier analysis in the Philippines. Journal of Asian Economics,
22(1), 23-35. doi:https://doi.org/10.1016/j.asieco.2010.10.001
Marcus, A. J. (1984). Deregulation and bank financial policy. Journal of banking Finance,
8(4), 557-565.
Markowitz, H. M. (1976). Markowitz revisited. Financial Analysts Journal, 32(5), 47-52.
doi:https://doi.org/10.2469/faj.v32.n5.47
Martinez-Miera, D., & Repullo, R. (2010). Does competition reduce the risk of bank failure?
The Review of Financial Studies, 23(10), 3638-3664.
Martinez Peria, M. S., & Schmukler, S. L. (2001). Do depositors punish banks for bad
behavior? Market discipline, deposit insurance, and banking crises. The journal of
finance, 56(3), 1029-1051.
xxii

Maudos, J. (2012). Financial soundness indicators for the Spanish banking sector: an
international comparison. SEFO-Spanish Economic and Financial Outlook, 1(4), 24-
32.
Mauro, P. (1995). Corruption and growth. The quarterly journal of economics, 110(3), 681-
712. doi:https://doi.org/10.2307/2946696
Mehrotra , A., & Yetman , J. (2015). Financial inclusion-issues for central banks. BIS
Quarterly Review, 83-96.
Mekonnen, Y. (2015). Determinants of capital adequacy of Ethiopia commercial banks.
European Scientific Journal, 11(25).
Méndez, F., & Sepúlveda, F. (2006). Corruption, growth and political regimes: Cross country
evidence. European journal of political economy, 22(1), 82-98.
doi:https://doi.org/10.1016/j.ejpoleco.2005.04.005
Mercieca, S., Schaeck, K., & Wolfe, S. (2007). Small European banks: Benefits from
diversification? Journal of banking & Finance, 31(7), 1975-1998.
doi:10.1016/j.jbankfin.2007.01.004
Messai, A. S., & Jouini, F. (2013). Micro and macro determinants of non-performing loans.
International Journal of Economics and Financial Issues, 3(4), 852.
Mialou, A., Massara, A., & Amidic, G. (2014). Assessing Countries’ Financial Inclusion
Standing: A New Composite Index. IMF Working Papers, 14(36), 1.
doi:10.5089/9781475569681.001
Mill, J. S. (1994). On the definition and method of political economy. The philosophy of
economics: An anthology, 2, 52-68.
Miller, S. (2015). Information and default in consumer credit markets: Evidence from a
natural experiment. Journal of financial Intermediation, 24(1), 45-70.
doi:https://doi.org/10.1016/j.jfi.2014.06.003
Mishkin, F. S. (1999). Financial consolidation: Dangers and opportunities. Journal of banking
& Finance(23(2-4)), 675-691. doi:https://doi.org/10.1016/S0378-4266(98)00084-3
Mongid, A. (2007). The political openness of banking system, political governance, law
enforcement and cost of banking crisis: Indonesia in the international perspective.
Paper presented at the 32nd Annual Conference of the Federation of ASEAN
Economist Association FAEA, Bangkok.
xxiii

Mookerjee, R., & Kalipioni, P. (2010). Availability of financial services and income
inequality: The evidence from many countries. Emerging Markets Review, 11(4), 404-
408. doi:https://doi.org/10.1016/j.ememar.2010.07.001
Morgan, P., & Pontines, V. (2014). Financial stability and financial inclusion. ADBI Working
Paper No.488. doi:https://dx.doi.org/10.2139/ssrn.2464018
Moudud-Ul-Huq, S., Ashraf, B. N., Gupta, A. D., & Zheng, C. (2018). Does bank
diversification heterogeneously affect performance and risk-taking in ASEAN
emerging economies? Research in International Business and Finance, 46, 342-362.
doi:https://doi.org/10.1016/j.ribaf.2018.04.007
Moussa, M. A. B. (2015). The relationship between capital and bank risk: Evidence from
Tunisia. International Journal of Economics and Finance, 7(4), 223-232.
Naceur, S. B., Barajas, A., & Massara, A. (2017). Can Islamic banking increase financial
inclusion? Handbook of empirical research on Islam and economic life: Edward Elgar
Publishing.
Naceur , S. B., & Goaied, M. (2001). The determinants of the Tunisian deposit banks'
performance. Applied Financial Economics, 11(3), 317-319.
doi:https://doi.org/10.1080/096031001300138717
Naceur, S. B., & Omran, M. (2011). The effects of bank regulations, competition, and
financial reforms on banks' performance. Emerging Markets Review, 12(1), 1-20.
Nasserinia, A., Ariff, M., & Fan-Fah, C. (2017). Relationship between Participation Bank
Performance and Its Determinants. Pertanika Journal of Social Sciences &
Humanities, 25(2).
Neaime, S., & Gaysset, I. (2017). Sustainability of macroeconomic policies in selected
MENA countries: Post financial and debt crises. Research in International Business
and Finance, 40, 129-140. doi:https://doi.org/10.1016/j.ribaf.2017.01.001
Neaime, S., & Gaysset, I. (2018). Financial inclusion and stability in MENA: Evidence from
poverty and inequality. Finance Research Letters, 24, 230-237.
doi:https://doi.org/10.1016/j.frl.2017.09.007
Neyer, U. (2004). Asymmetric information in credit markets—implications for the transition
in Eastern Germany. Economic Systems, 28(1), 61-78.
doi:https://doi.org/10.1016/j.ecosys.2003.11.004
xxiv

Ngalawa, H., Tchana, F. T., & Viegi, N. (2016). Banking instability and deposit insurance:
The role of moral hazard. Journal of Applied Economics, 19(2), 323-350.
doi:https://doi.org/10.1016/S1514-0326(16)30013-7
Nguyen , C. P., Su, T. D., & Nguyen, T. V. H. (2018). Institutional quality and economic
growth: the case of emerging economies. Theoretical Economics Letters, 8(11), 1943.
Nguyen, Q. K. (2022a). Audit committee structure, institutional quality, and bank stability:
evidence from ASEAN countries. Finance Research Letters, 46, 102369.
Nguyen, Q. K. (2022b). The impact of risk governance structure on bank risk management
effectiveness: evidence from ASEAN countries. Heliyon, e11192.
doi:https://doi.org/10.1016/j.heliyon.2022.e11192
Nguyen, Q. K., & Dang, V. C. (2022). Does the country’s institutional quality enhance the
role of risk governance in preventing bank risk? Applied Economics Letters, 1-4.
doi:https://doi.org/10.1080/13504851.2022.2026868
Nie, K. S., Ibrahim, F., Mustapha, S. M., Mokhtar, A., & Shah, S. (2019). A reflection on the
stakeholder theory: Impact of government policies. Search Journal of Media and
Communication Research, 11(3), 111-126.
Nier, E. W. (2005). Bank stability and transparency. Journal of Financial Stability, 1(3), 342-
354. doi:https://doi.org/10.1016/j.jfs.2005.02.007
NikkeiAsia (2021). Nợ xấu Đông Nam Á phình to vì COVID-19-19. Truy cập
tại https://tuoitre.vn/nikkei-asia-no-xau-dong-nam-a-p...
Niu, J. (2012). An empirical analysis of the relation between bank charter value and risk
taking. The Quarterly Review of Economics and Finance, 52(3), 298-304.
doi:https://doi.org/10.1016/j.qref.2012.05.001.
Nkoa, B. E. O., & Song, J. S. (2020). Does institutional quality affect financial inclusion in
Africa? A panel data analysis. Economic Systems, 44(4), 100836.
doi:https://doi.org/10.1016/j.ecosys.2020.100836
North , D. C. (1990). Institutions, institutional change and economic performance: Cambridge
university press.
North, D. C. (1991). Institutions. Journal of economic Perspectives, 5(1), 97-112.
North, D. C. (1993). The new institutional economics and development. Economic History,
9309002, 1-8.
xxv

Oliver, C. (1997). Sustainable competitive advantage: combining institutional and resource‐


based views. Strategic management journal, 18(9), 697-713.
Olken, B. A. J. J. o. p. E. (2007). Monitoring corruption: evidence from a field experiment in
Indonesia. 115(2), 200-249.
Ostrom, E. (1990). Governing the commons: The evolution of institutions for collective action:
Cambridge university press.
Ovi, N. Z., Perera, S., & Colombage, S. (2014). Market power, credit risk, revenue
diversification and bank stability in selected ASEAN countries. South East Asia
Research, 22(3), 399-416. doi:https://doi.org/10.5367%2Fsear.2014.0221
Ozili, P. K. (2020). Theories of financial inclusion Uncertainty and Challenges in
Contemporary Economic Behaviour: Emerald Publishing Limited.
Park, C.-Y., & Mercado, R. (2015). Financial inclusion, poverty, and income inequality in
developing Asia. Asian Development Bank Economics Working Paper Series(426).
doi:https://dx.doi.org/10.2139/ssrn.2558936
Park, C.-Y., & Mercado, R. (2018). Financial inclusion, poverty, and income inequality. The
Singapore Economic Review, 63(01), 185-206.
Park , J. (2012). Corruption, soundness of the banking sector, and economic growth: A cross-
country study. Journal of International Money and Finance, 31(5), 907-929.
doi:https://doi.org/10.1016/j.jimonfin.2011.07.007
Pasiouras, F., Tanna, S., & Zopounidis, C. (2009). The impact of banking regulations on
banks' cost and profit efficiency: Cross-country evidence. International Review of
Financial Analysis, 18(5), 294-302. doi:https://doi.org/10.1016/j.irfa.2009.07.003
Peng, M. W. (2000). Business strategies in transition economies: Sage.
Perry, P. (1992). Do banks gain or lose from inflation? Journal of retail banking, 14(2), 25-
31.
Petersen, M. A., & Rajan, R. G. (1994). The effect of credit market competition on lending
relationships. Retrieved from
Pindyck, R. S., & Rubinfeld, D. (2005). Microeconomics (6th edn). Upper Saddle River, NJ.
Pindyck, R. S., Rubinfeld, D. L., & Rabasco, E. (2013). Microeconomia: Pearson Educación.
Poghosyan, T., & Martin, Č. (2011). Determinants of Bank Distress in Europe: Evidence form
a New Data Set. Journal of Financial Services Research. doi:doi: 10.1007/s10693-
011-0103-1.
xxvi

Pollard, J. S. (1996). Banking at the margins: a geography of financial exclusion in Los


Angeles. Environment and Planning A, 28(7), 1209-1232.
doi:https://doi.org/10.1068%2Fa281209
Porta, R. L., Lopez-de-Silanes, F., Shleifer, A., & Vishny, R. W. (1998). Law and finance.
Journal of political economy, 106(6), 1113-1155. doi:https://doi.org/10.1086/250042
Prasad, E. S. (2010). Financial sector regulation and reforms in emerging markets: An
overview. doi:http://doi.org/10.3386/w16428
Qu, W., Wongchoti, U., Wu, F., & Chen, Y. (2018). Does information asymmetry lead to
higher debt financing? Evidence from China during the NTS Reform period. Journal
of Asian Business and Economic Studies.
Rahman, W. (2015). Advancing inclusive financial system in the next decade. . The South
East Asian Central Banks (SEACEN) Research and Training Centre.
Rajan, R. G. (1992). Insiders and outsiders: The choice between informed and arm's‐length
debt. The journal of finance, 47(4), 1367-1400. doi:https://doi.org/10.1111/j.1540-
6261.1992.tb04662.x
Rajan, R. G. (2011). Fault lines Fault Lines: princeton University press.
Rajesh, D., & Rao, V. S. (2019). THE ROLE OF FINANCIAL LITERACY IN THE
DIVERSIFYING OF HOUSEHOLD SAVINGS INTO FINANCIAL ASSETS AND
PHYSICAL ASSETS IN INDIA: AN ASSESSMENT OF LITERATURE.
Rangarajan, C. (2008). Report of the committee on financial inclusion. Ministry of Finance,
Government of India.
Ratnovski, L., & Huang, R. (2009). Why are Canadian banks more resilient?
Richard, E., Chijoriga, M., Kaijage, E., Peterson, C., & Bohman, H. (2008). Credit risk
management system of a commercial bank in Tanzania. International Journal of
Emerging Markets. doi:https://doi.org/10.1108/17468800810883729
Roodman , D. (2006). How to do xtabond2: An introduction to difference and system GMM
in Stata. The stata journal, 9(1), 86-136.
doi:https://doi.org/10.1177%2F1536867X0900900106
Rossi, S. P., Schwaiger, M. S., & Winkler, G. (2009). How loan portfolio diversification
affects risk, efficiency and capitalization: A managerial behavior model for Austrian
banks. Journal of banking & Finance, 33(12), 2218-2226.
doi:https://doi.org/10.1016/j.jbankfin.2009.05.022
xxvii

Rothschild, M., & Stiglitz, J. (1978). Equilibrium in competitive insurance markets: An essay
on the economics of imperfect information Uncertainty in economics (pp. 257-280):
Elsevier.
Roy, A. D. (1952). Safety first and the holding of assets. Econometrica: Journal of the
econometric society, 431-449. doi:https://doi.org/10.2307/1907413
Sadikoglu, E., & Zehir, C. (2010). Investigating the effects of innovation and employee
performance on the relationship between total quality management practices and firm
performance: An empirical study of Turkish firms. International journal of production
economics, 127(1), 13-26.
Saha, M., & Dutta, K. D. (2022). Does governance quality matter in the nexus of inclusive
finance and stability? China Finance Review International.
doi:https://doi.org/10.1108/CFRI-08-2021-0166
Sahay, R., Čihák, M., N'Diaye, P. M. B. P., Barajas, A., Mitra, S., Kyobe, A. và ctg. (2015).
Financial inclusion: can it meet multiple macroeconomic goals?
Sakarombe, U. (2018). Financial Inclusion and Bank Stability in Zimbabwe. International
Journal of Academic Research in Economics and Management Sciences, 7(4).
doi:http://doi.org/10.6007/IJAREMS/v7-i4/5193
Salas, V., & Saurina, J. (2002). Credit risk in two institutional regimes: Spanish commercial
and savings banks. Journal of Financial Services Research, 22(3), 203-224.
doi:https://doi.org/10.1023/A:1019781109676
Samadi, A. H. (2019). Institutions and entrepreneurship: unidirectional or bidirectional
causality? Journal of Global Entrepreneurship Research, 9(1), 1-16.
Sarma, M. (2008a). Financial inclusion and development: A cross country analysis.
Sarma, M. (2008b). Index of financial inclusion. Retrieved from
Sarma, M. (2012). Index of Financial Inclusion–A measure of financial sector inclusiveness.
Centre for International Trade and Development, School of International Studies
Working Paper Jawaharlal Nehru University. Delhi, India.
Sarma, M. (2016). Measuring Financial Inclusion for Asian Economies. 3-34.
doi:10.1057/978-1-137-58337-6_1
Sarma, M., & Pais, J. (2011). Financial inclusion and development. Journal of international
development, 23(5), 613-628. doi:https://doi.org/10.1002/jid.1698
xxviii

Scherpf, A. (2015). Asian Demographic Trends: A Threat to Growth. Global Risks Insight,
22.
Schiantarelli, F., Stacchini, M., & Strahan, P. E. (2016). Bank quality, judicial efficiency and
borrower runs: Loan repayment delays in Italy. Retrieved from
Schneider, A. L. J. A. B. S. (1999). Public-private partnerships in the US prison system. 43(1),
192-208.
Schotter, A. (2008). The economic theory of social institutions. Cambridge Books.
Shaban, M., Duygun, M., Anwar, M., & Akbar, B. (2014). Diversification and banks’
willingness to lend to small businesses: Evidence from Islamic and conventional banks
in Indonesia. Journal of Economic Behavior & Organization, 103, S39-S55.
Shabir, M., Jiang, P., Bakhsh, S., & Zhao, Z. (2021). Economic policy uncertainty and bank
stability: Threshold effect of institutional quality and competition. Pacific-Basin
Finance Journal, 101610. doi:https://doi.org/10.1016/j.pacfin.2021.101610
Shankar, S. (2013). Financial inclusion in India: Do microfinance institutions address access
barriers. ACRN Journal of Entrepreneurship Perspectives, 2(1), 60-74.
Shim, J. (2019). Loan portfolio diversification, market structure and bank stability. Journal
of banking & Finance, 104, 103-115.
doi:https://doi.org/10.1016/j.jbankfin.2019.04.006
Shin, H. S. (2009). Reflections on Northern Rock: The bank run that heralded the global
financial crisis. Journal of economic Perspectives, 23(1), 101-119. doi:DOI:
10.1257/jep.23.1.101
Shingjergji, A., & Hyseni, M. (2015). The determinants of the capital adequacy ratio in the
Albanian banking system during 2007-2014. International Journal of Economics,
Commerce and Management, 3(1), 1-10.
Shleifer, A., & Vishny, R. W. (1997). A survey of corporate governance. The journal of
finance, 52(2), 737-783. doi:https://doi.org/10.1111/j.1540-6261.1997.tb04820.x
Siddik , M., Alam , N., & Kabiraj , S. (2018). Does financial inclusion induce financial
stability? Evidence from cross-country analysis. Australasian Accounting, Business
Finance Journal, 12(1), 34-46.
Smaoui, H., Mimouni, K., Miniaoui, H., & Temimi, A. (2020). Funding liquidity risk and
banks' risk-taking: Evidence from Islamic and conventional banks. Pacific-Basin
Finance Journal, 64, 101436. doi:https://doi.org/10.1016/j.pacfin.2020.101436
xxix

Soedarmono, W., & Tarazi, A. (2016). Competition, financial intermediation, and riskiness
of banks: evidence from the Asia-Pacific region. Emerging Markets Finance Trade,
52(4), 961-974.
Song, F., & Thakor, A. V. (2007). Relationship banking, fragility, and the asset-liability
matching problem. The Review of Financial Studies, 20(6), 2129-2177.
doi:https://doi.org/10.1093/rfs/hhm015
Strobel, J., Salyer, K. D., & Lee, G. S. (2018). Uncertainty, agency costs and investment
behavior in the Euro area and in the USA. Journal of Asian Business and Economic
Studies. doi:https://doi.org/10.1108/JABES-04-2018-0007
Su, D. T., Nguyen, P. C., & Christophe, S. (2019). Impact of foreign direct investment, trade
openness and economic institutions on growth in emerging countries: The case of
Vietnam. Journal of International Studies Vol, 12(3), 243-264.
doi:doi:10.14254/2071-8330.2019/12-3/20
Sufian, F. (2009). Determinants of bank efficiency during unstable macroeconomic
environment: Empirical evidence from Malaysia. Research in International Business
and Finance, 23(1), 54-77. doi:https://doi.org/10.1016/j.ribaf.2008.07.002
Sun, H., Edziah, B. K., Sun, C., & Kporsu, A. K. (2019). Institutional quality, green
innovation and energy efficiency. Energy policy, 135, 111002.
Svirydzenka, K. (2016). Introducing a new broad-based index of financial development:
International Monetary Fund.
Swamy, V. (2014). Testing the interrelatedness of banking stability measures. Journal of
Financial Economic Policy.
Tambunlertchai, K. (2015). Financial inclusion, financial regulation, and financial education
in Thailand.
Tandelilin, E., & Hanafi, M. M. (2021). DOES INSTITUTIONAL QUALITY MATTER IN
THE RELATIONSHIP BETWEEN COMPETITION AND BANK STABILITY?
EVIDENCE FROM ASIA. Journal of Indonesian Economy & Business, 36(3).
Thorstein, V. (1912). The theory of the leisure class: An economic study of institutions: BW
Huebsch.
Toader, T., Onofrei, M., Popescu, A.-I., & Andrieș, A. M. (2018). Corruption and banking
stability: Evidence from emerging economies. Emerging Markets Finance and Trade,
54(3), 591-617. doi:https://doi.org/10.1080/1540496X.2017.1411257
xxx

Türkmen, S., & Yiğit, İ. (2012). Diversification in banking and its effect on banks’
performance: Evidence from Turkey.
Uddin, A., Chowdhury, M. A. F., Sajib, S. D., & Masih, M. (2020). Revisiting the impact of
institutional quality on post-GFC bank risk-taking: Evidence from emerging countries.
Emerging Markets Review, 42, 100659. doi:doi:10.1016/j.ememar.2019.100659
Uhde, A., & Heimeshoff, U. (2009). Consolidation in banking and financial stability in
Europe: Empirical evidence. Journal of banking & Finance, 33(7), 1299-1311.
doi:https://doi.org/10.1016/j.jbankfin.2009.01.006
Ul Mustafa, A. R., Ansari, R. H., & Younis, M. U. (2012). Does the loan loss provision affect
the banking profitability in case of Pakistan? Asian Economic and Financial Review,
2(7), 772-783.
UNDP. (1997). Governance for sustainable human development: UNDP.
Urpelainen, J. (2011). The origins of social institutions. Journal of Theoretical Politics, 23(2),
215-240. doi:https://doi.org/10.1177/0951629811400473
Van Duuren, T., De Haan, J., & Van Kerkhoff, H. (2020). Does institutional quality condition
the impact of financial stability transparency on financial stability? Applied Economics
Letters, 27(20), 1635-1638.
Vo , A. T., Van, L. T.-H., Vo, D. H., & McAleer, M. (2019). Financial inclusion and
macroeconomic stability in emerging and frontier markets. Annals of Financial
Economics, 14(02), 1950008. doi:https://doi.org/10.1142/S2010495219500088
Vo, D. H., Nguyen, N. T., & Van, T. H. L. (2021). Financial inclusion and stability in the
Asian region using bank-level data. Borsa Istanbul Review, 21(1), 36-43.
doi:https://doi.org/10.1016/j.bir.2020.06.003
Von Neumann, J. J. C. t. t. T. o. G. (1959). On the theory of games of strategy. 4, 13-42.
Wei, S.-J. (1999). Corruption in economic development: Beneficial grease, minor annoyance,
or major obstacle? Minor Annoyance, or Major Obstacle.
Weill, L. (2011a). Does corruption hamper bank lending? Macro and micro evidence.
Empirical Economics, 41(1), 25-42.
Weill, L. (2011b). How corruption affects bank lending in Russia. Economic Systems, 35(2),
230-243. doi:https://doi.org/10.1016/j.ecosys.2010.05.005
xxxi

Williams , H. T., Adegoke , A. J., & Dare , A. (2017). Role of financial inclusion in economic
growth and poverty reduction in a developing economy. Internal Journal of Research
in Economics and Social Sciences (IJRESS), 7(5), 265-271.
Williamson, O. E. (1974). The economics of antitrust: Transaction cost considerations.
University of Pennsylvania Law Review, 122(6), 1439-1496.
doi:https://doi.org/10.2307/3311505
Williamson, O. E. (1998). The institutions of governance. The American economic review,
88(2), 75-79.
Windmeijer, F. (2005). A finite sample correction for the variance of linear efficient two-step
GMM estimators. Journal of econometrics, 126(1), 25-51.
doi:https://doi.org/10.1016/j.jeconom.2004.02.005
Wooldridge, J. M. (2010). Econometric analysis of cross section and panel data: MIT press.
Wu, J., Yao, Y., Chen, M., & Jeon, B. N. (2020). Economic uncertainty and bank risk:
Evidence from emerging economies. Journal of International Financial Markets,
Institutions and Money, 68, 101242. doi:https://doi.org/10.1016/j.intfin.2020.101242
Zheng, X., Ghoul, S., Guedhami, O., & Kwok, C. C. (2013). Collectivism and corruption in
bank lending. Journal of International Business Studies, 44(4), 363-390.
Zhuang , J., Dios , E., & Lagman-Martin , A. (2010). Governance and institutional quality
and the links with growth and inequality: How Asia fares. Poverty, inequality, and
inclusive growth in Asia: Measurement, policy issues, and country studies, 268-320.
xxxii

PHỤ LỤC A1. PCA CHỈ SỐ TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN

THÀNH PHẦN GIÁ TRỊ TỶ LỆ


THỰC
THÀNH PHẦN 1 3,185 0,517
THÀNH PHẦN 2 1,238 0,205
THÀNH PHẦN 3 0,925 0,154
THÀNH PHẦN 4 0,704 0,117
THÀNH PHẦN 5 0,028 0,004
THÀNH PHẦN 6 0,006 0,001

BIẾN TP1 TP2 TP3 TP4 TP5 TP6


CC 0,499 0,092 -0,416 -0,268 0,104 -0,696
GE 0,530 0,081 -0,397 -0,281 -0,103 0,701
PS -0,019 0,726 -0,289 0,622 0,031 0,020
RQ 0,029 0,663 0,532 -0,525 0,008 -0,005
RL 0,497 -0,113 0,392 0,292 0,700 0,099
VA 0,498 -0,071 0,383 0,316 -0,697 -0,108

- PHỤ LỤC A2. PCA CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ

Scree plot of eigenvalues after pca


6
4
Eigenvalues

2
0

1 2 3 4 5 6
Number

95% CI Eigenvalues
xxxiii

THÀNH PHẦN GIÁ TRỊ TỶ LỆ


THỰC
THÀNH PHẦN 1 4,546 0,757
THÀNH PHẦN 2 1,197 0,199
THÀNH PHẦN 3 0,181 0,031
THÀNH PHẦN 4 0,034 0,005
THÀNH PHẦN 5 0,021 0,003
THÀNH PHẦN 6 0,010 0,005

BIẾN TP1 TP2 TP3 TP4 TP5 TP6


CC 0,464 -0,046 -0,044 0,268 -0,825 -0,164
GE 0,462 0,038 -0,278 0,231 0,478 -0,652
PS 0,284 -0,677 0,658 0,002 0,162 0,001
RQ 0,460 0,068 -0,117 -0,875 -0,032 0,046
RL 0,461 -0,042 -0,303 0,311 0,233 0,735
VA 0,253 0,728 0,617 0,107 0,090 0,063

PHỤ LỤC B1: HỒI QUY MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN, CHẤT
LƯỢNG THỂ CHẾ ĐẾN ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG VỚI CÁC BIẾN PHỤ THUỘC LẦN
LƯỢT LÀ Z-SCORE, Z-SCORE_n, và NPL
(1)
BIẾN ZSCORE

LZSCORE 0,357***
(0,000)
INS 0,617***
(0,000)
IFI -1,288***
(0,000)
LTA 1,590***
(0,000)
SIZE 0,334***
(0,003)
LER 0,489***
(0,000)
LLPL 0,001
(0,920)
MQA 0,534***
(0,000)
ETA 1,664***
(0.000)
DIV 0.028
(0.200)
INF 0.051***
(0.000)
xxxiv

GDP -0.084***
(0.000)
Constant -3.059***
(0.000)

Số nhóm 157
Số lượng các biến 66
công cụ
AR (2) 0.113
Sargan test 0.491
Hansen test 0.577
Sai số chuẩn trong ngoặc đơn
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

(2)
BIẾN ZSCORE_n

LZSCORE_n 0,326***
(0,000)
INS 0,307***
(0,000)
IFI -0,330***
(0,000)
LTA 0,523***
(0,000)
SIZE 0,052***
(0.000)
LER 0,651**
(0,010)
LLPL -0,007***
(0,000)
MQA 0,290***
(0,002)
ETA 0,647***
(0,000)
DIV -0,038***
(0,000)
INF 0,016***
(0,000)
GDP -0,023***
(0.000)
Constant -1.557***
(0.000)

Số nhóm 157
Số lượng biến công 57
cụ
AR (2) 0.276
Sargan test 0.347
Hansen test 0.895
xxxv

Sai số chuẩn trong ngoặc đơn


*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

(3)
BIẾN NPL

LNPL 1,497***
(0,000)
INS -0.166***
(0.000)
IFI 0,206***
(0,000)
LTA -0,150***
(0,002)
SIZE 0,024*
(0,096)
LER 0,198***
(0,000)
LLPL 0,020***
(0,000)
MQA -0,085*
(0,099)
ETA -0,033
(0,158)
DIV -0,011**
(0,037)
INF -0,015***
(0,000)
GDP -0,013***
(0,000)
Constant 0,203***
(0,004)

Số lượng nhóm 157


Số lượng các biến 57
công cụ
AR (2) 0,318
Sargan test 1,000
Hansen test 0,432
Sai số chuẩn trong ngoặc đơn
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

PHỤ LỤC B2: HỒI QUY MÔ HÌNH ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ ĐẾN
TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN ĐẾN ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG (VỚI BIẾN
CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ LÀ BIẾN LIÊN TỤC)
(1)
BIẾN Z-SCORE

LZ-SCORE 0,309***
xxxvi

(0,000)
INS 0,401*
(0,065)
IFI -1,052***
(0,000)
INS*IFI 0,567***
(0,004)
LTA 2,836***
(0,000)
SIZE 0,300**
(0,032)
LER -0,537***
(0,000)
LLPL -1,050
(0,248)
MQA -0,181
(0,813)
ETA 3,106***
(0,000)
DIV - 0,166***
(0,004)
INF -0,055
(0,119)
GDP 0,061***
(0,000)
Constant -3,591***
(0,000)

Số lượng nhóm 157


Số lượng các biến 39
công cụ
AR (2) 0,213
Sargan test 0,523
Hansen test 0,612
Sai số chuẩn trong ngoặc đơn
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

(2)
BIẾN Z-SCORE_n

LZ-SCORE_n 0,202***
(0,000)
INS 0,107**
(0,035)
IFI - 0,187***
(0,001)
INS*IFI 0,089*
(0,074)
LTA 0,397***
(0,001)
SIZE 0,161***
xxxvii

(0,000)
LER -0,091**
(0,011)
LLPL 0,207
(0,314)
MQA 0,513**
(0,024)
ETA 0,457***
(0,000)
DIV - -0,071***
(0,000)
INF - 0,015
(0,109)
GDP 0,013***
(0,000)
Constant -1,005***
(0,000)

Số lượng nhóm 157


Số lượng các biến 37
công cụ
AR (2) 0,100
Sargan test 0,332
Hansen test 0,409
Sai số chuẩn trong ngoặc đơn
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

(3)
BIẾN NPL

LNPL 0,473***
(0,000)
INS -0,064*
(0,066)
IFI 0,084**
(0,011)
INS*IFI - 0,057**
(0,016)
LTA - 0,046
(0,119)
SIZE -0,005**
(0,038)
LER 0,050*
(0,058)
LLPL 0,061***
(0,003)
MQA -0,030
(0,119)
ETA - 0,045***
(0,000)
xxxviii

DIV 0,542***
(0,000)
INF 0,048**
(0,038)
GDP - 0,010***
(0,000)
Constant -0,290***
(0,006)

Số lượng nhóm 157


Số lượng các biến 94
công cụ
AR (2) 0,318
Sargan test 1,000
Hansen test 1,000
Sai số chuẩn trong ngoặc đơn
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

HỒI QUY MÔ HÌNH ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ ĐẾN TÁC ĐỘNG
CỦA TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN ĐẾN ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG (VỚI BIẾN CHẤT
LƯỢNG THỂ CHẾ LÀ BIẾN DUMMY)

(1)
BIẾN Z-SCORE

LZ-SCORE 0,366***
(0,000)
INS 0,471***
(0,009)
IFI - 4,286**
(0,018)
INS*IFI 4,271***
(0,002)
LTA 2,156***
(0,000)
SIZE 0,293***
(0,000)
LER 0,386***
(0,006)
LLPL - 0,001
(0,978)
MQA 0,432***
(0,009)
ETA 3,154***
(0,000)
DIV - 0,098***
(0,005)
INF - 0,045***
(0,002)
xxxix

GDP 0,009
(0,717)
Constant -3,289***
(0,000)

Số lượng nhóm 157


Số lượng các biến 67
công cụ
AR (2) 0,131
Sargan test 0,449
Hansen test 0,328
Sai số chuẩn trong ngoặc đơn
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

(2)
BIẾN Z-SCORE_n

LZ-SCORE_n 0,381***
(0,000)
INS 0,258***
(0,000)
IFI - 2,058***
(0,001)
INS*IFI 2,076***
(0,001)
LTA 0,593***
(0,000)
SIZE 0,033
(0,313)
LER 0,001
(0,982)
LLPL -0,009*
(0,087)
MQA 0,227***
(0,000)
ETA 0,655***
(0,058)
DIV - 0,033**
(0,027)
INF - 0,009*
(0,074)
GDP - 0,006
(0,509)
Constant -0,247***
(0,273)

Số lượng nhóm 157


Số lượng các biến 30
công cụ
AR (2) 0,074
Sargan test 0,145
xl

Hansen test 0,298


Sai số chuẩn trong ngoặc đơn
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

(3)
BIẾN NPL

LNPL 0,712***
(0,000)
INS -0,036*
(0,054)
IFI 0,459***
(0,000)
INS*IFI - 0,568***
(0,002)
LTA -0,142***
(0,000)
SIZE 0,049***
(0,000)
LER 0,070***
(0,000)
LLPL 0,011***
(0,000)
MQA 0,010
(0,521)
ETA - 0,125***
(0,000)
DIV 0,001
(0,653)
INF - 0,005 ***
(0,000)
GDP -0,013***
(0,000)
Constant -0,012***
(0,000)

Số lượng nhóm 157


Số lượng các biến 82
công cụ
AR (2) 0,319
Sargan test 1,000
Hansen test 0,530
Sai số chuẩn trong ngoặc đơn
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

APPENDIX B3: HỒI QUY MÔ HÌNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC KHÍA CẠNH CHẤT LƯỢNG
THỂ CHẾ ĐẾN TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN LÊN ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG

- KIỂM SOÁT THAM NHŨNG (CC)


xli

- (1)
BIẾN Z-SCORE

LZ-SCORE 0,303***
(0,000)
CC 1,136***
(0,002)
IFI - 0,234***
(0,008)
CC*IFI 0,688*
(0,063)
LTA 2,769***
(0,000)
SIZE 0,274***
(0,000)
LER 0,417***
(0,000)
LLPL -0,879***
(0,000)
MQA 0,243
(0,216)
ETA 2,545***
(0,000)
DIV - 0,125***
(0,000)
INF 0,047***
(0,000)
GDP -0,076***
(0,000)
Constant -3,289***
(0,000)

Số lượng nhóm 157


Số lượng các biến 59
công cụ
AR (2) 0,119
Sargan test 0,538
Hansen test 0,850
Sai số chuẩn trong ngoặc đơn
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

(2)
BIẾN Z-SCORE_n

LZ-SCORE_n 0,265***
(0,000)
CC 0,207**
(0,026)
IFI - 0,095***
(0,000)
CC*IFI 0,388***
xlii

(0,000)
LTA 0,248***
(0,001)
SIZE 0,073***
(0,000)
LER 0,082*
(0,069)
LLPL 0,028
(0,607)
MQA 0,157**
(0,023)
ETA 0,392***
(0,000)
DIV -0,007
(0,501)
INF -0,001
(0,661)
GDP - 0,021***
(0,004)
Constant -0,245*
(0,078)

Số lượng nhóm 157


Số lượng các biến 53
công cụ
AR (2) 0,071
Sargan test 0,654
Hansen test 0,354
Sai số chuẩn trong ngoặc đơn
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

(3)
BIẾN NPL

LNPL 0,557***
(0,000)
CC 0,207
(0,258)
IFI 0,052*
(0,083)
CC*IFI - 0,217*
(0,084)
LTA -0,180**
(0,023)
SIZE -0.033
(0,366)
LER -0,008
(0,837)
LLPL 0,010
(0,217)
xliii

MQA 0,091
(0,273)
ETA -0,056
(0,478)
DIV 0,021
(0,571)
INF -0,004
(0,151)
GDP -0,006
(0,170)
Constant 0,333
(0,231)

Số lượng nhóm 157


Số lượng các biến 82
công cụ
AR (2) 0,318
Sargan test 0,320
Hansen test 1,000
Sai số chuẩn trong ngoặc đơn
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

- ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ (PS)

- (1)
BIẾN Z-SCORE

LZ-SCORE 0,334***
(0,000)
PS 0,676***
(0,000)
IFI - 0,048**
(0,017)
PS*IFI 2,232*
(0,088)
LTA 1,526***
(0,000)
SIZE 0,452***
(0,000)
LER 0,829***
(0,001)
LLPL -0,945***
(0,001)
MQA 0,277
(0,156)
ETA 2,088***
(0,000)
DIV - 0,161***
(0,000)
INF -0,013*
(0,074)
xliv

GDP 0,035***
(0,000)
Constant -3,289***
(0,000)

Số lượng nhóm 157


Số lượng các biến 50
công cụ
AR (2) 0,113
Sargan test 0,417
Hansen test 0,941
Sai số chuẩn trong ngoặc đơn
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

(2)
BIẾN Z-SCORE_n

LZ-SCORE_n 0,290***
(0,000)
PS 0,385***
(0,000)
IFI - 0,024***
(0,000)
PS*IFI 1,028***
(0,008)
LTA 0,118
(0,131)
SIZE 0,146***
(0,000)
LER 0,249***
(0,000)
LLPL -0,165
(0,236)
MQA 0,207***
(0,001)
ETA 0,231***
(0,000)
DIV -0,052***
(0,000)
INF -0,014***
(0,000)
GDP 0,003
(0,623)
Constant -0,886***
(0,000)

Số lượng nhóm 157


Số lượng các biến 53
công cụ
AR (2) 0,051
Sargan test 0,438
xlv

Hansen test 0,648


Sai số chuẩn trong ngoặc đơn
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

(3)
BIẾN NPL

LNPL 0,573***
(0,000)
PS 0,026
(0,302)
IFI 0,009***
(0,000)
PS*IFI - 0,834***
(0,000)
LTA -1,483***
(0,000)
SIZE -0,020***
(0,000)
LER -0,039***
(0,000)
LLPL 0,210***
(0,000)
MQA -0,073***
(0,000)
ETA -0,065**
(0,018)
DIV -0,023***
(0,000)
INF -0,012***
(0,000)
GDP -0,011***
(0,000)
Constant 0,401***
(0,000)

Số lượng nhóm 157


Số lượng các biến 82
công cụ
AR (2) 0,318
Sargan test 1,000
Hansen test 1,000
Sai số chuẩn trong ngoặc đơn
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

- QUY TẮC LUẬT PHÁP (RL)

- (1)
BIẾN Z-SCORE
xlvi

LZ-SCORE 0,338***
(0,000)
RL 0,202*
(0,055)
IFI - 0,038***
(0,003)
RL *IFI 2,232*
(0,088)
LTA 1,852***
(0,000)
SIZE 0,446***
(0,000)
LER 0,561***
(0,000)
LLPL -0,904***
(0,000)
MQA 0,515***
(0,000)
ETA 2,151***
(0,000)
DIV - 0,151***
(0,000)
INF 0,029***
(0,000)
GDP -0,034
(0,109)
Constant -3,854***
(0,000)

Số lượng nhóm 157


Số lượng các biến 66
công cụ
AR (2) 0,083
Sargan test 0,461
Hansen test 0,840
Sai số chuẩn trong ngoặc đơn
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

(2)
BIẾN Z-SCORE_n

LZ-SCORE_n 0,134***
(0,003)
RL 0,271**
(0,023)
IFI - 0,001
(0,819)
RL *IFI 0,598**
(0,031)
LTA 0,278***
(0,000)
xlvii

SIZE 0,188***
(0,000)
LER 0,499***
(0,000)
LLPL -0,629***
(0,000)
MQA 0,285***
(0,004)
ETA 0,485***
(0,000)
DIV -0,053***
(0,000)
INF 0,012***
(0,000)
GDP 0,001
(0,936)
Constant -1,257***
(0,000)

Số lượng nhóm 157


Số lượng các biến 57
công cụ
AR (2) 0,052
Sargan test 0,136
Hansen test 0,426
Sai số chuẩn trong ngoặc đơn
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

(3)
BIẾN NPL

LNPL 0,176***
(0,000)
RL -0,081***
(0,000)
IFI 0,002***
(0,000)
RL *IFI - 0,182***
(0,000)
LTA -0,367***
(0,000)
SIZE -0,046***
(0,000)
LER -0,245***
(0,000)
LLPL 0,349***
(0,000)
MQA -0,409***
(0,000)
ETA -0,206***
xlviii

(0,000)
DIV 0,008***
(0,001)
INF -0,014***
(0,000)
GDP -0,007***
(0,000)
Constant 0,826***
(0,000)

Số lượng nhóm 157


Số lượng các biến 118
công cụ
AR (2) 0,319
Sargan test 1,000
Hansen test 0,959
Sai số chuẩn trong ngoặc đơn
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

- HIỆU QUẢ CHÍNH PHỦ (GE)

- (1)
VARIABLES Z-SCORE

LZ-SCORE 0,295***
(0,000)
GE 0,058
(0,888)
IFI - 0,0190***
(0,004)
GE *IFI 0,646**
(0,010)
LTA 1,902***
(0,000)
SIZE 0,348***
(0,000)
LER 0,368***
(0,004)
LLPL -0,649***
(0,000)
MQA 0,696***
(0,000)
ETA 1,834***
(0,000)
DIV - 0,096
(0,116)
INF 0,039***
(0,000)
GDP -0,0326
(0,174)
Constant -3,210***
xlix

(0,000)

Số lượng nhóm 157


Số lượng các biến 56
công cụ
AR (2) 0,110
Sargan test 0,680
Hansen test 0,975
Sai số chuẩn trong ngoặc đơn
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

(2)
BIẾN Z-SCORE_n

LZ-SCORE_n 0,239***
(0,003)
GE 0,354***
(0,003)
IFI -0,028*
(0,062)
GE *IFI 0,138**
(0,025)
LTA 0,275***
(0,000)
SIZE 0,058***
(0,009)
LER 0,112***
(0,001)
LLPL -0,073
(0,112)
MQA 0,347***
(0,000)
ETA 0,307***
(0,000)
DIV -0,026
(0,124)
INF 0,004*
(0,093)
GDP -0,003
(0,558)
Constant -1,257***
(0,000)

Số lượng nhóm 157


Số lượng các biến 54
công cụ
AR (2) 0,050
Sargan test 0,181
Hansen test 0,954
Sai số chuẩn trong ngoặc đơn
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1
l

(3)
VARIABLES NPL

LNPL 0,259***
(0,000)
GE -0,131**
(0,037)
IFI 0,027***
(0,001)
GE *IFI - 0,087***
(0,005)
LTA 0,077**
(0,012)
SIZE -0,002***
(0,000)
LER 0,245
(0,857)
LLPL 0,097***
(0,001)
MQA 0,017
(0,0571)
ETA -0,006
(0,689)
DIV -0,013 ***
(0,000)
INF -0,015**
(0,004)
GDP -0,002
(0,352)
Constant 0,037
(0,552)

Số lượng nhóm 157


Số lượng các biến 107
công cụ
AR (2) 0,317
Sargan test 1,000
Hansen test 1,000
Sai số chuẩn trong ngoặc đơn
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

- CHẤT LƯỢNG QUY ĐỊNH (RQ)

- (1)
VARIABLES Z-SCORE

LZ-SCORE -0,043
(0,595)
RQ 0,058**
li

(0,012)
IFI - 0,080**
(0,042)
RQ *IFI -5,313***
(0,000)
LTA 1,351**
(0,041)
SIZE 0,458***
(0,000)
LER -0,039
(0,969)
LLPL 2,235***
(0,000)
MQA -0,065
(0,945)
ETA 0,173
(0,182)
DIV - 1,120***
(0,001)
INF -0,021**
(0,014)
GDP 0,056***
(0,000)
Constant -3,361***
(0,000)

Số lượng nhóm 157


Số lượng các biến 48
công cụ
AR (2) 0,550
Sargan test 1,000
Hansen test 0,116
Sai số chuẩn trong ngoặc đơn
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

(2)
BIẾN Z-SCORE_n

LZ-SCORE_n 0,350**
(0,020)
RQ 1,200**
(0,046)
IFI -0,014
(0,631)
RQ *IFI -5,393**
(0,010)
LTA 0,246
(0,708)
SIZE 0,029
(0,796)
LER 0,273**
lii

(0,033)
LLPL 1,467***
(0,007)
MQA 0,254
(0,276)
ETA 0,637
(0,261)
DIV 0,139
(0,931)
INF 0,030
(0,196)
GDP -0,367*
(0,097)
Constant 0,014
(0,988)

Số lượng nhóm 157


Số lượng các biến 21
công cụ
AR (2) 0,063
Sargan test 0,504
Hansen test 0,782
Sai số chuẩn trong ngoặc đơn
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

(3)
VARIABLES NPL

LNPL 0,491***
(0,000)
RQ 0,030
(0,854)
IFI 0,011**
(0,014)
RQ*IFI 2,078**
(0,014)
LTA 0,173***
(0,001)
SIZE -0,074
(0,127)
LER -0,124
(0,218)
LLPL 0,097***
(0,001)
MQA 0,107
(0,202)
ETA -0,017
(0,844)
DIV -0,005
(0,732)
liii

INF 0,002
(0,773)
GDP -0,004*
(0,083)
Constant 0,405
(0,201)

Số lượng nhóm 157


Số lượng các biến 113
công cụ
AR (2) 0,318
Sargan test 1,000
Hansen test 1,000
Sai số chuẩn trong ngoặc đơn
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

PHỤ LỤC C: CÁC KHÍA CẠNH TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN


2010 2011 2012 2013 2014 2015
Campuchia 2,23 2,36 2,54 2,76 3,36 3,68
Indonesia 7,71 14,22 16,60 17,65 18,14 18,25
Lào 0,44 0,45 0,49 0,51 0,55 0,56
Số lượng chi
nhánh ngân Malaysia 6,75 7,13 7,23 7,27 7,31 7,38
hàng trên Philippines 15,70 16,29 17,26 18,32 19,56 20,32
1,000 km2
Singapore 611,11 609,37 613,31 603,96 605,08 610,72
Thái Lan 11,70 12,14 12,61 13,14 13,71 13,82
Việt Nam 6,96 7,77 6,91 8,20 8,72 8,64
Số lượng chi Campuchia 4,12 4,28 4,49 4,77 5,69 6,12
nhánh ngân
Indonesia 8,11 14,71 16,87 17,64 17,83 17,64
hàng trên
100,000 Lào 2,54 2,55 2,70 2,73 2,88 2,90
liv

người trưởng Malaysia 10,92 11,25 11,15 10,97 10,81 10,69


thành
Philippines 7,55 7,66 7,93 8,24 8,62 8,76
Singapore 9,83 9,60 9,42 9,11 9,01 8,95
Thái Lan 11,00 11,34 11,68 12,09 12,52 12,53
Việt Nam 3,21 3,54 3,10 3,64 3,83 3,75
Campuchia 2,84 3,33 4,06 4,90 6,44 8,02
Indonesia 12,39 15,91 35,15 42,03 50,05 54,81
Lào 1,50 1,92 2,34 3,31 3,75 4,45
Số lượng Malaysia 31,73 35,58 36,95 37,95 37,92 37,46
ATMs trên
1,000 km2 Philippines 31,43 35,75 41,00 48,73 52,64 58,08
Singapore 3.676,64 3.791,19 3.854,11 3.857,14 3.863,19 3.959,10
Thái Lan 87,04 93,48 102,26 111,28 125,11 129,49
Việt Nam 36,87 43,05 46,02 49,23 51,66 54,62
Campuchia 5,25 6,03 7,18 8,48 10,92 13,34
Indonesia 13,04 16,45 35,73 42,02 49,21 52,97

Số lượng Lào 8,71 10,85 12,90 17,85 19,75 22,97


ATMs trên Malaysia 51,31 56,12 56,97 57,28 56,07 54,27
100,000
người trưởng Philippines 15,11 16,80 18,85 21,93 23,18 25,04
thành Singapore 59,11 59,70 59,22 58,21 57,50 58,05
Thái Lan 81,89 87,31 94,79 102,35 114,21 117,37
Việt Nam 17,02 19,59 20,67 21,86 22,69 23,74
Campuchia 34,56 38,04 43,62 45,91 54,30 58,05
Indonesia 34,07 35,56 37,43 38,38 38,93 38,29
Lào 29,37 31,87 36,37 37,60 43,07 46,15
Dư nợ tiền
Malaysia 106,24 110,60 112,12 110,19 107,09 104,24
gửi tại
NHTM trên Philippines 39,36 37,22 36,45 43,10 43,90 45,11
GDP
Singapore 132,66 137,49 140,69 139,68 137,95 132,25
Thái Lan 60,49 61,94 71,38 74,05 75,43 76,18

Việt Nam 87,77 76,31 77,81 85,67 90,74 100,11

Campuchia 26,75 32,01 40,74 42,28 52,80 61,66


Indonesia 25,73 28,09 31,43 34,49 34,76 35,21
Dư nợ tín Lào 21,69 27,20 31,33 37,74 37,73 41,19
dụng tại
Malaysia 101,03 103,01 107,08 112,16 112,90 114,23
NHTM trên
GDP Philippines 15,94 18,98 20,01 21,56 23,83 26,00
Singapore 98,70 119,66 133,07 149,21 152,20 141,64
Thái Lan 59,79 65,36 68,12 72,36 73,29 74,37
lv

Việt Nam 86,12 76,06 72,10 75,15 77,58 87,49


,

2016 2017 2018 2019 2020


Campuchia 4,44 4,69 4.96 5,34 7.59
Indonesia 18,13 17,88 17.51 17,24 17.03
Lào 0,59 0,62 0.65 0,68 0.69
Số lượng chi
nhánh ngân Malaysia 7,34 7,33 7.47 7,48 6.77
hàng trên Philippines 20,92 21,74 22.28 23,19 23.57
1,000 km2
Singapore 602,26 571,23 567.00 551,48 493.65
Thái Lan 13,73 13,28 13.18 12,74 12.07
Việt Nam 8,91 8,09 9.27 9,51 9.66
Campuchia 7,24 7,52 7.84 8,30 11.60
Indonesia 17,26 16,75 16.14 15,64 15.22
Số lượng chi
nhánh ngân Lào 3,00 3,09 3.17 3,21 3.21
hàng trên Malaysia 10,44 10,23 10.24 10,08 8.97
100,000
người Philippines 8,84 8,99 9.02 9,20 9.17
trưởng Singapore 8,68 8,22 8.13 7,82 7.02
thành
Thái Lan 12,35 11,86 11.70 11,24 10.59
Việt Nam 3,83 3,45 3.92 3,98 4.01
Campuchia 8,88 10,42 12.32 14,98 17.24
Indonesia 57,09 58,87 59.01 58,87 57.77
Lao P.D.R. 4,74 5,20 5.31 5,65 5.88
Số lượng Malaysia 35,59 36,43 36.65 41,62 41.90
ATMs trên
1,000 km2 Philippines 64,00 68,01 71.36 73,05 76.40
Singapore 3.871,65 4,385,05 4,506.35 4145,27 3,798.31
Thailand 130,78 131,88 132.40 130,46 127.52
Vietnam 56,35 56,63 59.94 61,88 63.33
Campuchia 14,49 16,72 19.45 23,28 26.35
Indonesia 54,34 55,14 54.37 53,41 51.66
Số lượng Lào 23,95 25,74 25.74 26,89 27.39
ATMs trên
100,000 Malaysia 50,61 50,86 50.24 56,09 55.56
người Philippines 27,04 28,14 28.90 28,98 29.72
trưởng
thành Singapore 55,81 63,10 64.59 58,78 54.01
Thái Lan 117,62 117,79 117.50 115,09 111.85
Việt Nam 24,24 24,13 25.32 25,90 26.26
lvi

Campuchia 68,55 77,56 89.07 94,12 114.50


Indonesia 39,00 38,92 37.94 37,89 43.18
Lào 47,18 48,34 48.34 53,83 59.71
Dư nợ tiền
gửi tại Malaysia 99,12 94,62 95.85 94,25 103.80
NHTM trên Philippines 48,80 49,41 47.73 49,41 58.26
GDP
Singapore 135,45 127,95 123.46 133,44 160.34
Thái Lan 74,66 73,27 73.05 73,39 87.17
Việt Nam 109,07 112,35 114.33 120,83 132.64
Campuchia 67,43 72,14 80.12 90,63 117.03
Indonesia 35,30 34,86 35.68 35,48 35.51
Lào 46,21 47,56 45.31 45,88 45.57
Dư nợ tín
dụng tại Malaysia 113,28 107,46 109.70 109,27 120.66
NHTM trên Philippines 28,59 31,66 32.86 33,99 37.55
GDP
Singapore 140,16 137,56 132.10 135,18 142.47
Thái Lan 72,37 71,07 71.50 70,75 79.65
Việt Nam 95,56 100,42 102.07 105,42 112.60
lvii

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN TÀI NGHIÊN CỨU
Thời gian
Tạp chí/ hội thảo/ giáo Cấp độ
STT Tên bài nghiên cứu hoàn
trình/đề tài tham gia
thành
The effect of institutional Journal of Asian
Đồng tác
1 quality on financial inclusion Finance, Economics and 2021
giả
in ASEAN countries Business
Tài chính toàn diện – Nhận
Tạp chí Thị trường tài
2 diện vị trí Việt Nam trong khu Tác giả 2021
chính tiền tệ
vực ASEAN
Định vị hệ thống NHTM Việt
Nam trong khối CPTPP qua Tạp chí Thị trường tài Đồng Tác
3 2021
chỉ số tài chính toàn diện và hệ chính tiền tệ giả
thống xếp hạng CAMELS
Thúc đẩy tài chính toàn diện
4 Tài chính doanh nghiệp Tác giả 2021
tại Việt Nam
Thể chế các nước ASEAN – Tạp chí Kinh tế Châu Á
5 Tác giả 2022
nhìn nhận ở góc độ lý thuyết – Thái Bình Dương
Impact of financial inclusion
Macroeconomics and
on banking stability in Đồng tác
6 Finance in Emerging 2022
ASEAN countries – threshold giả
Market Economies
financial inclusion

You might also like