You are on page 1of 5

Bài 32

PHẪU THUẬT CẮT LỢI VÀ TẠO HÌNH LỢI


1. ĐỊNH NGHĨA
Phẫu thuật cắt lợi có nghĩa là cắt bỏ một phần lợi. Với bệnh nhân có túi lợi, nếu chúng ta
cắt thành túi lợi thì chúng ta sẽ loại bỏ được túi lợi và dễ dàng nhìn thấy các răng bám
trên chân răng, dễ dàng làm sạch và nhẵn bề mặt chân răng.
Phẫu thuật tạo hình lợi cũng cắt bỏ một phần lợi nhưng mục đích của phẫu thuật không
những điều trị bệnh mà còn tạo ra hình thể lợi thích hợp cho thẩm mỹ và sinh lý lợi.
2. CHỈ ĐỊNH
Lại bỏ tui quanh răng trên xương ở nếu không có chỉ định tái sinh mô.
Dieu tri loi phi dai.
Loại ba ở apxe trên bờ xương ổ.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Khi cần can thiệp xương ổ, cần tạo hình xương ổ hoặc cần khám kỹ hình thể xương ở và
mức độ tổn thương xương ở
Khi lợi định hẹp.
Khi tiên lượng phẫu thuật ảnh hưởng đến thẩm mỹ (thường với các răng phía trước). Cát
lợi có thể thực hiện bằng phẫu thuật thông thường, dao điện, tia laze hoặc hoá chất,
thường được thực hiện bằng dao,
4. KỸ THUẬT CÁT LỢI BẰNG DAO
Ví dụ trưởng hợp điều trị lợi phì đại được thực hiện như sau:
Bước 1: Phát hiện vị trí lợi bám dính trên bề mặt răng bằng cây thăm dò nha chu rồi đánh
dấu ngang mức ở mặt ngoài lợi, có thể dùng dụng cụ đánh dấu chiều sâu thăm khảm
(hình minh hoạ), mỗi mặt (ngoài và trong) được đánh dấu vài điểm.
Bước 2: Dùng lưỡi dao số 15 hoặc dao nha chu Kirkland, vùng kẽ răng có thể dùng
dao Orban, có thể dùng lưỡi dao 12 và 11 để hỗ trợ.
Vị trí đặt lưỡi dao ở các điểm đánh dấu và hướng mũi dao về phía rìa cắn hay mặt nhai
sao cho tạo góc 45 độ với bề mặt răng (đường rạch chếch ngoài). Rạch từ phía gần đến
phía xa hoặc từ phía xa đến phía ngoài và đi theo đường cong lượn với mặt cong hướng
về phía thân rằng, cong nhiều hay ít tuỳ thuộc răng hàm hay răng cửa, các răng phía trước
thì cong lõm nhiều hơn. Tách bỏ phần lợi đã cắt bỏ.
Bước 3: Loại bỏ tổ chức hạt, cao răng và màng bám trên bề mặt răng, làm sạch nhẫn bề
mặt chân răng.
Ngoài các bước kỹ thuật như trên, nếu hình thể xương ổ răng quá dày ở vùng rìa xương ổ
thì cần tạo hình xương ổ răng. Cần tạo rãnh lõm dọc ở vùng nhú lợi để tạo đường thoát
cho thức ăn.
5. CÁT LỢI BẢNG DAO ĐIỆN (ELECTROSURGERY)
Ưu điểm: Khả năng cầm máu tốt hơn cắt bằng dao thường, dễ quan sát hơn. Nhược điểm:
Không dùng được với người mang máy tạo nhịp tim. Khi lợi bị đốt tạo ra mùi khó chịu
trong miệng, nếu dao điện chạm xương ổ răng có thể gây tổn thương xương làm giảm
khối lượng xương ổ. Nếu điện cực (lưỡi dao điện) chạm vào xe măng sẽ làm cháy xẻ
măng. Dùng dao điện chỉ giới hạn cho các phẫu thuật phần mềm như là cắt lợi phi đại, tạo
hình lợi, cắt phanh niêm mạc, chích rạch ápxe.
Kỹ thuật dùng dao điện để cắt lợi phi đại: Sau khi sát trùng và gây tê tại chỗ thì thực hiện
tiếp các bước như sau:
tác như sau:
Bước đầu tiên sử dụng lưỡi dao điện hình kim, đánh dấu nhiều điểm dọc theo đường định
cắt lợi. Bước thứ hai dùng lưỡi dao điện mỏng cắt theo những điểm đã đánh dấu, để tạo
hình lợi nên cắt đường vật ngoài để tạo hình lợi.
Dùng dao điện để điều trị ápxe nha chu:
Dùng lưỡi dao điện hình kim để chích rạch, dao điện có ưu điểm đốt cháy lợi ở vị trí tiếp
xúc nên vẫn để lại lỗ dẫn lưu. Chích ápxe bằng dao diện có ưu điểm không đau và không
cần đặt dẫn lưu.
Lành thương sau phẫu thuật cắt điện:
Một số bác sĩ cho rằng lành thương sau phẫu thuật cắt lợi bằng dao điện không khác với
lãnh thương sau phẫu thuật dùng lưỡi dao. Một số bác sĩ khác kết luận rằng quá trình lành
thương tổ chức chậm hơn so với phẫu thuật bằng lưỡi dao, lợi bị co sau khi lành thương
nhiều hơn so với phẫu thuật thưởng, có thể ảnh hưởng tiêu xương ổ. Nói chung thì với
các phẫu thuật can thiệp lợi sát xương ổ không nên dùng dao điện vì có thể ảnh hưởng
xương ổ răng.
6. CẤT LỢI BẢNG DAO LAZER
Hiện nay ở Việt Nam dao lazer diode đã được sử dụng phổ biến với ưu điểm hầu như
không chảy máu, nhìn rõ phẫu trưởng. Cơ chế của lazer là hoá lỏng mô mềm, lazer không
có tác dụng trên mô cứng. Nhược điểm của dao lazer là khó kiểm soát độ dày của bờ lợi.
1. TẠO HÌNH LỢI (GINGIVOPLASTY)
Tạo hình lợi là cắt lợi (gingivectomy) nhưng có mục tiêu phục hồi hình thể tự nhiên. Cắt
lợi với mục tiêu là loại bỏ túi quanh răng và cả mục tiêu tạo lại hình dáng của lợi. Vì vậy,
việc tạo hình lợi trong cắt lợi chi là một phần của kỹ thuật cắt lợi.
Tạo hình lợi với mục tiêu duy nhất là tạo lại hình dáng lợi và đường viên lợi sinh lý khi
không có túi quanh răng. Tạo hình lợi có thể được thực hiện bằng dao nha chu hoặc dao
mổ bình thường và các mũi khoan kim cương ráp để làm thuôn bờ lợi và tạo ra các đường
lõm ở vùng kẽ răng để làm dễ dàng trượt thức ăn, tránh sang
chấn lợi.
Trong một số các bệnh lợi và bệnh quanh răng gây ra các biến dạng ở lợi. Ví dụ như viêm
lợi loét hoại tư có thể tạo ra các kẽ, hổ ở lợi và nhủ lợi. Các biến dạng này ở lợi làm trở
ngại sự di chuyển thức ăn và làm đọng các mảnh vụn thức ăn gây tích tụ mảng bám răng,
vì vậy làm kéo dài và nặng thêm quá trình bệnh lý. Các trường hợp biến dạng lợi như vậy
cần phải được tạo hình lợi.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Chọn câu trả lời dùng cho các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu
câu.
1. Chỉ định của phẫu thuật cắt lợi:
A. Loại bỏ túi quanh răng trên xương ổ nếu không có chỉ định tái sinh mô.
B. Điều trị lợi phì đại.
C. Loại bỏ ổ ápxe trên bờ xương ổ.
D. Cả ba chỉ định trên.
1. Chống chỉ định của phẫu thuật cắt lợi:
A. Khi cần can thiệp xương ổ, cần tạo hình xương ổ hoặc cẩn khám kỹ hình thể và mức
độ tổn thương xương ổ. xương
B. Khi lợi dinh hẹp.
C. Khi tiên lượng phẫu thuật ảnh hưởng đến thẩm mỹ (thường với các răng phía trước).
D. Cả ba ý trên.
3. Đường rạch của phương pháp cắt lợi và tạo hình lợi:
A. Đường rạch vật trong.
B. Đường rạch vật ngoài.
C. Cả hai đường rạch trên.
4. Phần tổ chức bị loại bỏ sau khi cắt lợi:
A. Biểu mô thành rãnh lợi hoặc túi lợi.
B. Biểu mô thành và đáy rãnh hay túi lợi.
C. Một phần mô liên kết lợi.
D. Cả ba phần trên.

You might also like