You are on page 1of 2

I.

ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐAU DÂY THẦN KINH V


1. Lịch sử bệnh học dây V
- Đau dây TK V còn gọi là đau dây tam thoa là loại đau ở vùng da mặt với những
triệu chứng đau ngắn,
dữ dội như điện giật hay dao đâm
- Đau dây TK V là thuật từ chung bao gồm dâu dây TK V nguyên phát ( đau dây
TK V điển hình) và
đau dây TK V thứ phát ( đau dây TK V triệu chứng).
2. Lược sử nghiên cứu và điều trị đau dây TK V
- Từ cuối TK thứ nhất TCN, Aretaeus đã mô tả triệu chứng đau chói và co giật 1
bên mặt
- Harris (1940), ghi nhận rằng đau dây TK V xảy ra cả 2 bên thường liên quan đến
bệnh xơ cứng rải rác
và có tính gia đình.
- Cơ chế bệnh sinh, Walter Dandy (1920) phát hiện tình trạng chèn ép của mạch
máu vào rễ TK V
- Gần 50 năm sau, Jannetta (1967), nghiên cứu và kết luận nguyên nhân của đau
dây TK V là do sự
chèn ép của mạch máu vào rễ TK V. Jannetta cũng là người đề xuất phương pháp
phẫu thuật giải
phóng chèn ép mạch máu để điều trị đau dây TK V
- Điều trị nội khoa đau dây TK V thành công bước đầu với Dihydan vào năm 1942,
sau đó Tegretol
được thử nghiệm (1962), rất hiệu quả và nhanh chóng trở thành thuốc lựa chọn
hàng đầu trong điều trị
đau dây TK V.
- Tiêm Cồn vào dây TK V ngoại biên thực hiện bởi Harris vào năm 1937 mở đầu
cho can thiệp ngoại
khoa điều trị đau dây TK V. Phẫu thuật giải phóng chèn ép do Jannetta (1967), đề
xuất là phương pháp
hướng vào điều trị nguyên nhân và mang lại kết quả khả quan nhất, nhưng do tính
thâm nhiễm nên ít
được lựa chọn hơn so với phẫu thuật dao Gamma (Laksell, 1971) hay nhiệt đông
(Sweet, 1974).
3. Dịch tễ học
- Đau dây TK V thường xảy ra ở người trưởng thành, đặc biệt trên 50 tuổi, nữ
nhiều hơn nam
- Trường hợp nhỏ tuổi nhất được ghi nhận là 12 tháng tuổi, thường là do đau dây
TK V thứ phát.
- Tỷ lệ đau dây TK V vào khoảng: 2-5/100.000 dân
- Đau dây TK V chiếm tỷ lệ cao nhất trong những nguyên nhân đau vùng mặt
không do răng.

You might also like