You are on page 1of 14

MỤC LỤC

MỤC LỤC.....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO HIỆU QUẢ.....................................................2
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT..........................................................................................2
1.1. Một số phẩm chất cần có của nhà lãnh đạo..........................................................2
1.2. Một số kỹ năng lãnh đạo hiệu quả.......................................................................2
II. KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO CỦA BILL GATES..................................................4
2.1. Phẩm chất của nhà lãnh đạo Bill Gates.............................................................4
2.1.1. Tầm nhìn xa trông rộng của Bill Gates......................................................4
2.1.2. Ông là người mạo hiểm, quyết đoán..........................................................5
2.2. Một số kỹ năng lãnh đạo Bill Gates..................................................................6
2.2.1. Kỹ năng ra quyết định của Bill Gates........................................................6
2.2.2. Kỹ năng dùng người của chủ tịch tập đoàn Mcrosoft................................7
2.2.3. Kỹ năng sử dụng quyền lực.......................................................................9
2.2.4. Kỹ năng giải quyết vấn đề của Bill Gates................................................12
2.3. Bài học rút ra..................................................................................................14
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Một số phẩm chất cần có của nhà lãnh đạo
Mạo hiểm, quyết đoán
Mạo hiểm : Là dám nghĩ , dám làm và dám chịu trách nhiệm , là người biết
chớp lấy thời cơ.
- Người mạo hiểm luôn sáng tạo , họ dám đối mặt với tình huống khó khăn để
đạt mục tiêu.
- Người mạo hiểm dám chấp nhận thử thách , chấp nhận thất bại đứng lên đi
tiếp .
Quyết đoán: là sự tự tin , tự chủ với những quan điểm , hành động của mình .
- Không bị người khác chi phối , ảnh hưởng .
- Người quyết đoán biết mình cần gì , theo đuổi những mục tiêu cuộc sống với
đam mêm , nhiệt huyết.
- Người quyết đoán luôn sống độc lập tự chủ không dựa dẫm vào người khác .
Kinh nghiệm , kiến thức
- Kiến thức tổng quát
- Kiến thức chuyên môn
- Kiến thức pháp luậtÝ chí , nghị lực kiên cường
- Ý chí , nghị lực là sự quyết tâm kiên nhẫn vượt qua mọi khó khăn , thử thách
để hoàn thành mục tiêu mà mình đề ra.
- Tục ngữ có câu : “ Có công mài sắt có ngày nên kim ”
Một số tố chất khác
- Khiêm tốn
- Liêm chính
- Dũng cảm
-Nhạy cảm
- Khôn ngoan
- Nhất quán
- Thích ứng
- Đam mê
- Thuyết phục
- Tự tin
- Kiên trì
- Công bằng
1.2. Một số kỹ năng lãnh đạo hiệu quả
 Kỹ năng ra quyết định
-Quyết định là một sự cân nhắc hay chọn lựa giữa hai hay nhiều phương án.
-Quyết định là quá trình lựa chọn bạn phải làm gì
- Quyết định theo chuẩn
- Quyết định cấp thời
- Quyết định theo chiều sâu Các bước ra quyết định : Xác định vấn đề >>>
Phân tích nguyên nhân >>> Đưa ra lý lẽ tán thành hay phản đối >>> Quyết định đâu
là giải pháp tối ưu
B1 . Xác định vấn đề
Bạn phải quyết định vấn đề gì ?
Bạn phải tập trung chính xác vào vấn đề đó
B2 . Nhận định các giải pháp
Những lựa chọn của bạn là gì ?
Nghĩ đến các cách mà bạn có thể lựa chọn để giải quyết vấn đề
 Kỹ năng dùng người trong công tác lãnh đạo
Kỹ năng “ dùng người ” là tất cả hoạt động của nhà lãnh đạo nhằm xây dựng ,
duy trì và phát huy năng lực của người lao động .
Chia nhỏ mục tiêu của cả nhóm chi tiết cụ thể , lập kế hoạch công việc và sắp
xếp thứ tự ưu tiên .
Trước mỗi công việc đặt ra cần phân tích xác định được năng lực cần thiết để
hoàn thành côngviệc .
Nắm được thế mạnh của mỗi thành viên
Bổ nhiệm mỗi cá nhân vào vị trí hợp lý dựa trên năng lực của từng thành viên
và tính chất đặc thù công việc .
 Kỹ năng sử dụng quyền lực trong công tác lãnh đạo
Quyền lực là khả năng phân bổ các nguồn lực , ra quyết định và bắt buộc tuân
thủ
Kỹ năng sử dụng quyền lực được thể hiện bằng việc trao quyền ( phân quyền
và ủy quyền ) cho nhân viên cấp dưới để cấp dưới có đủ quyền hạn để thực thi công
việc.
 Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề là một loại kỹ năng mềm có khả năng xử lý, giải
quyết một hoặc nhiều vấn đề phát sinh ngoài ý muốn. Kỹ năng này bao gồm nhiều
phương pháp, cách thức để tìm ra giải pháp giải quyết cho một hay nhiều vấn đề. Kỹ
năng mềm này được ứng dụng rất nhiều vào cuộc sống hàng ngày, giúp đảm bảo và
cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn một cách hiệu quả.
II. KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO CỦA BILL GATES
II.1. Phẩm chất của nhà lãnh đạo Bill Gates
II.1.1. Tầm nhìn xa trông rộng của Bill Gates
Nhiều người kính phục Bill Gates không phải là tài năng về mặt lập trình, kỹ
thuật của Bill Gates dù ông giữ vai trò kiến trúc sư trưởng của Microsoft trong suốt
một thời gian dài mà đó là tầm nhìn xa, chính xác khả năng ra quyết định và chớp thời
cơ xứng đáng.
Điều đầu tiên dẫn tới nhận định này là việc ông đã dũng cảm rời bỏ ghế một
trong những trường đại học danh tiếng nhất thế giới. Có lẽ cũng không cần nói thêm
nhiều về Havard, ngôi trường 400 năm tuổi, lâu đời và danh giá nhất của Hoa Kỳ.
Theo thống kê trong năm vừa qua chỉ có 7,1% số người nộp đơn (con số thấp kỷ lục)
được nhận vào học tạiđây. Bill Gates bỏ ngang việc học vào năm thứ ba tức là chỉ
khoảng 1 đến 2 năm nữa ông sẽ có trong tay tấm bằng mà bất cứ sinh viên nào trên thế
giới cũng mong muốn.
Nguyên nhân vì sao? Đó là bởi ông đã nhìn thấy tiềm năng lớn khủng khiếp
của thị trường PC mà cụ thể hơn là thị trường hệ điều hành dành cho PC. Vào thời
điểm đó, khi PC là những cỗ máy đắt tiền, nặng nề và khó sử dụng liệu có ai nghĩ là
nó sẽ nhanh chóng trở nên tí hon và phổ biến như hiện nay? Có ai nghĩ sẽ bán (thậm
chí bán rất nhiều) tiền bản quyền phần mềm dành cho những cỗ máy vốnchỉ xuất hiện
trong mơ? Có lẽ không nhiều người. Ngay cả những bộ óc thiên tài của IBM (công ty
sảnxuất PC lớn nhất) sau đó vài năm cũng không nhìn ra tiềm năng này khi chấp nhận
để cho Microsoft và Bill Gates giữ bản quyền Windows.
Có người cho đến thời điểm này vẫn cho rằng thực chất những câu chuyện về
việc bỏ học của Bill Gates là hình tượng quá đáng. Luận điểm chính để họ đưa ra nhận
định này là gia đình của ông. Theo quan điểm này, việc Bill Gates bỏ học thực chất
không phải quá "kinh khủng" bởi gia đình ông thuộc dạng "có điều kiện": bố là luật sư
nổi tiếng, mẹ là thành viên ban giám đốc ngân hàng, ông ngoạilà chủ tịch một ngân
hàng quốc gia. Chuyện ông bỏ học nếu thất bại, Gates hoàn toàn có đường lui.
Một điểm ít biết nữa về khả năng "nhìn trước tương lai" của Gates là vào
những năm cuối cùng của thập kỷ 9x. Khí đó, ông đã phát biểu về một thiết bị "máy
tính cầm tay có sức mạnh của máy tính để bàn" và đưa ra hình mẫu của chúng. Thiết
bị đó chính là Tablet. Đa số trong chúng ta đều nghĩ tablet ra đời từ khi Steve Jobs
cầm nó trên tay vào Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu (WWDC) 2010nhưng từ đầu
2000, Gates đã giới thiệu sản phẩm tương tự. Có điều, khi đó công nghệ chưa đủ tầm
để hiện thực hóa ý tưởng của ông nên Microsoft đã thất bại.
Thêm một điều nữa chứng minh tầm nhìn và sự quan trọng của Bill Gates với
Microsoft đó là khi ông rời bỏ công việc của mình tại hãng phần mềm lớn nhất hành
tinh. Trong giai đoạn Bill Gates còn nắm tuyệt đối vai trò kỹ sư trưởng tại Microsoft,
các phiên bản Windows luôn vượt xa hơn hẳn các đối thủ (kể cả Mac) về công nghệ,
tính năng, sự tương thích... Thời điểm đó không ai nghi ngờ về tính thích ứng của
hãng với các biến đổi của thị trường.
Thời điểm 2005-2006 khi Bill Gates không còn tập trung 100% sức lực cho
công việc tại Microsoft, ngay lập tức, người ta thấy được tầm quan trọng của ông.
Windows Vista ra mắt thất bại, Windows 8 tỏ ra chậm chạp trong thị trường, IE 8 trở
thành phiên bản gây thất vọng tràn trề, Office các bản mới ra mắt được đánh giá cao
nhưng không vượt trội, đánh mất vị trí số một thế giới... Có vẻ như Microsoft đang
trải qua thời kỳ hậu Bill Gates cực kỳ khó khăn.
Dù cho các IE 9, Windows Phone 7, Office 2010... được đánh giá cao nhưng
tôi không nhìn thấy ở nó một sự vượt trội, đi trước thời đại như những gì mà Windows
3.0, Windows 95 hay gần hơn là Windows XP - những sản phẩm mang đậm dấu ấn
của Bill Gates.
II.1.2. Ông là người mạo hiểm, quyết đoán.
Ta có thể thấy thực tế là bạn không thể giàu có nếu không mạo hiểm. Các rủi ro
và thành quả luôn đi đôi với nhau và bạn càng mạo hiểm, thì bạn càng kỳ vọng sẽ gặt
hái được nhiều thành công hơn. Và điều đó ta càng thấy rõ ràng ở Bill gates là người
luôn dám nghĩ dám làm và biết chịu trách nhiệm. Năm 1975 Bill Gates đã rời bỏ
trường Đại học Harvard - 1 ngôi trường danh tiếng là mơ ước của bao nhiêu con người
để rời sang một lĩnh vực khác mà chưa chắc chắn được sự thành công của nó. Mặc dù
bị cha mẹ phản đối rất dữ nhưng trước những lời thuyết phục “lọt tai” và đầy nhiệt
huyết của Gates nên họ cũng đành bằng lòng. Gates giải thích rằng, mình bỏ học phần
lớn là vì đã nhìn thấy cơ hội của mình đang đến gần và không thể bỏ qua.
Hành động quyết đoán của Bill Gates trong việc lựa chọn con đường cho bản
thân, quyết tâm theo đuổi những gì mình say mê từ chối đi theo con đường mòn an
toàn mà số đông lựa chọn và theo đuổi ước mơ kinh doanh của mình.
Rời bỏ IBM: vào thế hệ lúc bấy giờ, được làm trong IBM là 1 sự tự hào lớn mà
không ai dễ dàng có được. Vậy mà ông quyết địng rời bỏ 1 gã khổng lồ công nghệ cao
của nước Mỹ lúc đó để khẳng định chính mình- phát triển và đầu tư sáng tạo ra hệ
điều hành Windows.
Chấp nhận đối đầu với mọi mọi thử thách và chấp nhận sự thất bại:
Microsoft đã mạo hiểm ký bán phầm mềm Q-DOS cho IBM trước khi ký mua
chương trình phầm mềm này của Seattle Computer.Mặc dù trong tình huống này
mang lại rắc rối lớn cho ông là nếuSeattle Computer mà biết được chuyện này thì họ
sẽ lên giá thật đắt thậm chí là không bán cho Microsoft mà bán thẳng cho IBM.
Nhưng chính bản thân IBM cũng muốn giữ kín vụ làm ăn nên họ cũng kín đáo không
để lộ hợp đồng này ra ngoài. Nhờ đó mà Microsoft mua được Q-DOS chỉ với giá
50.000 USD.
Hoặc như năm 1992 sau 2 lần tung ra chương trình Windows bị thất bại thì ông
cho ra mắt Windows 3.1 với nhiều ưu việt đã được bán trên thị trường. Là chiến dịch
đầy mạo hiểm và nếu như không thành công thì khả năng Microsoft sẽ bị phá sản bởi
hãng không còn mối ràng buộc nào với IBM nữa.
Có thể thấy, Bill Gates là một người dám nghĩ dám làm không sợ thất bại, gần
như lên kế hoạch kĩ cho mọi quyết định của mình. Những hành động đầy mạo hiểm dù
biết trước khả năng thất bại của nó là rất cao nhưng Bill gates vẫn hành động quyết
đoán không chần chừ, sợ hãi. Vì ở ông luôntin rằng nó có thể là thất bại nhưng cũng
có thể là 1 thành công to lớn trên con đường mà ông đang đi. Và chính nhờ yếu tố đó
mà ông đã có được những thành công to lớn sau này.
II.2. Một số kỹ năng lãnh đạo Bill Gates
II.2.1. Kỹ năng ra quyết định của Bill Gates
Mục tiêu ông đặt ra là thành lập một công ty về phần mềm máy tính do chính
ông quản lý. Ông không có kế hoạch học tập cụ thể và mục tiêu ở trường Đại học
Harvard mà ông lại dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu máy tính, phần mềm.
Ông vẫn liên lạc với Paul Allen, cùng tham gia vào Honeywell trong mùa hè năm
1974. Vào năm sau, chứng kiến sự ra đời của máy MITS Altair 8800 trên nền vi xử lý
Intel 8080, lúc này Gates và Allen nhận ra đây là cơ hội cho họ sáng lập ra một công
ty về phần mềm máy tính. Ông đã nói quyết định này với bố mẹ ông, họ đã ủng hộ
ông sau khi thấy được ông sẽ cần bao nhiêu tiền để bắt đầu lập nghiệp với công ty.
Ông đã nhận ra được cơ hội trước mắt và đưa ra quyết định thôi học tại Harvard.
Quyết định mang tính chiến lược của Bill Gate. Trong giai đoạn năm 1974 trở về sau
là giai đoạn phát triển rất mạnh của ngành công nghiệp máy tính,đồng thời sự xuất
hiện của các loại máy tính có bộ vi xử lý hiện đại đã đánh dấu bước ngoặt của
ngànhcông nghệ thông tin. Và Bill Gates đã nhận định sự ra đời của máy tính MITS
Altair 8800 trên nền vi xử lý Intel 8080 là cơ hội để ông xây dựng các phần mềm hỗ
trợ cho máy tính MITS và từng bước thành lập nên công ty của chính mình.
Kế hoạch hành động của Bill Gates đã liên lạc với công ty đã sáng chế ra chiếc
máy này là Micro Instrumentation and Telemetry Systems (MITS), để công ty này có
thể mời ông và những ngườikhác làm việc với chiếc máy trên nền tảng trình thông
dịch BASIC từng bước làm quen với trình thông dịch BASIC làm cơ sở để phát triển
các phần mềm mới trên trình thông dịch BASIC phổ biến ratoàn thế giới và đó là bước
đầu trong sự nghiệp của Bill Gate- sự ra đời của Microsoft. Hành động tiếptheo của
Bill Gate là quyết định tách Microsoft ra khỏi MITS và phát triển độc lập cho tất cả
các hệ máy tính khác nhau và mở rộng hoạt động của công ty ra toàn thị trường.
Tuy nhiên, không ai là không có những quyết định sai lầm và Bill Gates cũng
vậy. Ông đã quyết định không mua lại Android. Bill Gates đã nói rằng sai lầm lớn
nhất của ông tại Microsoft là để Google phát triển Android - và điều đó khiến công ty
mất 400 tỷ USD. Trước đây, Iphone của Apple được ra mắt công chúng vào tháng 6
năm 2007, trong khi chiếc điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android đầu
tiên của Google được giới thiệu đến công chúng hơn một năm sau đó, vào tháng 9
năm 2008. Windows Phone 7 phải đến tháng 10 năm 2010 mới được ra mắt. Ngày
nay, người ta ước tính rằng, Android và Apple iOS có thị phần là 99,9%
Gates cho biết: "Sai lầm lớn nhất từ trước đến nay là do sự quản lý yếu kém mà
tôi đã gây ra khiến Microsoft bị ảnh hưởng. Nếu Microsoft đánh bại Android trong
cuộc chiến điện thoại di động, nó sẽ không chỉ là một công ty hàng đầu, Microsoft có
thể là một đế chế".
II.2.2. Kỹ năng dùng người của chủ tịch tập đoàn Mcrosoft
Bill Gates cho nhân viên cảm giác đang "thay đổi thế giới"
Đội ngũ nhân viên của Microsoft đều là những người luôn sát cánh bên Gates
ngay từ những ngày đầu và luôn trung thành với Gates, cũng như Microsoft. Chính
cách đối xử tuyệt vời của Gates với những nhân viên của ông đã giúp công ty tạo ra
nhiều lợi nhuận kếch xù. Microsoft duy trì một tinh thần đồng đội cao, ở đó mỗi người
cùng hướng về một mục tiêu chung. Lương không phải là điều hấp dẫn nhất tại
Microsoft. Bill Gates từng nói: “Tôi không trả lương cao cho nhân viên, nhưng ai nấy
đều thấy khoan khoái vì có cảm giác rằng mình là người đang thay đổi thế giới”.
Không chỉ là một nhà quản lý giỏi, Bill Gates còn là người biết khuyến khích
đầu óc sáng tạo của nhân viên bằng cách lắng nghe và trân trọng những ý kiến đóng
góp của họ cho công ty. Đây là một bí quyết đánh giá của Bill Gates mà các nhà lãnh
đạo doanh nghiệp nên tham khảo. Bill Gates là người đề cao tầm quan trọng của việc
dành thời gian học hỏi từ nhân viên cấp dưới.
Ông sẵn sàng lắng nghe ý tưởng của họ, luôn đầu tư suy nghĩ, cân nhắc các
hướng phát triển có lợi cho Microsoft. Bất kỳ nhân viên nào có ý tưởng mới cũng có
thể trình bày và được chính Bill Gates còn dành thời gian để trả lời các kiến nghị. Một
ý tưởng hay sẽ có thể được ông nhận xét bằng cách gửi email cho hàng trăm nhân sự
Microsoft trên toàn cầu và đề nghị họ cùng tham gia góp ý. Điều này giúp cho tất cả
mọi nhân viên tại Microsoft đều hăng say đóng góp ý kiến và cống hiến vì công ty.
Bill Gates cho nhân viên toàn quyền chủ động
Sau khi cho nhân viên toàn quyền chủ động, họ sẽ cố gắng hết sức mình để
hoàn thành công việc được giao phó, kết quả đạt được có thể vượt ngoài dự tính của
bạn, họ sẽ hoàn thành nhiệm vụ một cách vô cùng hoàn hảo. Ngoài ra, tầng lớp lãnh
đạo của Microsoft cũng đề ra một loạt những quy định mới để tránh sự trùng lặp trong
công việc giữa các tổ nhóm, tiết kiệm được rất nhiều thời gian và sức lực cho nhân
viên.
Ở thời kỳ đầu của Microsoft, Bill Gates hàng ngày đều viết lại một lượt các ký
hiệu code của các sản phẩm mới, như vậy ông có thể nắm được từng sản phẩm của
công ty. Cùng với sự phát triển của Microsoft, Bill Gates không còn thời gian để viết
ký hiệu code. Ông liền đưa ra một quy định về trình tự quản lý.
Về trình tự khai thác, mỗi công việc đều có những sự phân công nghiêm ngặt.
Tuy nhiên, có một ngoại lệ là công việc của giám đốc chương trình và nhân viên
không tách biệt hoàn toàn với nhau,bởi nếu tách biệt hoàn toàn thì sẽ không thể quản
lý một cách có hiệu quả được.
Do nhân viên khai thác hàng ngày đều chỉ làm một công việc đơn điệu nên họ
không thích việc viết lách, càng không thích các cuộc họp dài lê thê. Để người quản lý
có thể kịp thời nắm bắt được tiến trình công việc của nhân viên khai thác, Bill Gates
đã lập ra một vị trí, đó là nhân viên quản lý chương trình.
Nhân viên quản lý chương trình hàng ngày phải phối hợp công tác với nhân
viên khai thác, giúp nhân viên khai thác giải quyết các vấn đề nằm ngoài lĩnh vực kỹ
thuật. Ngoài ra còn phải báo cáo tình hình công việc của nhân viên khai thác lên ban
quản lý. Như vậy sẽ liên kết được công việc của nhân viên khai thác với công ty một
cách có hiệu quả
Ở Microsoft, khai thác tính chủ động chủ quan của nhân viên tức là phải tận
dụng được hết khả năng của nhân viên, sử dụng nhân tài đúng chỗ, dựa vào đặc điểm
và sở trường của họ để sắp xếp họ vào những vị trí phù hợp. Bill Gates nói với nhân
viên của ông rằng: "Tôi hy vọng mỗi người trong số các anh đều có được không gian
để phát triển".
Khả năng phát hiện tài năng của nhân viên của Bill Gates
Ngay từ khi nhân viên bước vào Microsoft, Bill Gates và các trợ lý của ông đã
bắt đầu tìm kiếm tài năng của mỗi một nhân viên, đương nhiên tài năng của mỗi nhân
viên đều khác nhau, nhưng nếu tập trung những thiên tài này vào cùng một chỗ thì đó
là một tài sản vô cùng lớn của Microsoft. Làngười lãnh đạo Microsoft, nhiệm vụ của
Bill Gates là để cho những thiên tài này phát huy được hết tácdụng của mình.
Sau khi Bill Gates phát hiện ra tài năng của nhân viên, ông sẽ dựa vào tình hình
của bản thân nhân viên đó để sắp xếp công việc, nhiệm vụ phù hợp cho người đó,
những nhiệm vụ đó đều có tính thách thức nhất định, đối với những nhân viên này,
cần phải có sự dũng cảm mới có thể đảm nhận được những nhiệm vụ này, đồng thời
đây cũng là cơ hội tốt nhất để thể hiện giá trị của bản thân. Bởi vậy, đa số nhân viên
đều sẽ chấp nhận những nhiệm vụ này, tiềm năng của nhân viên sẽ được bộc lộ trong
những tình huống này.
Những nhân viên vào được Microsoft đều là những nhân viên vô cùng xuất sắc,
Bill Gates hiểu rất rõ điều này, bởi vậy, trong công việc hàng ngày, Bill Gates đã
khiến cho nhân viên của mình phát huy được tính chủ động và tính năng động của họ.
Trong quá trình này, tầng lớp lãnh đạo của Microsoft càng dễ dàng phát hiện được
những ngôi sao thực sự trong đội ngũ nhân viên của mình.
Cơ chế làm việc ở Microsoft rất linh hoạt, tạo điều kiện cho nhân viên có cơ
hội thể hiện đượcgiá trị của bản thân, còn Microsoft cũng có được sự phát triển không
ngừng.
II.2.3. Kỹ năng sử dụng quyền lực
Thứ nhất: Quyền lực vị trí của Bill Gates
Quyền được kiểm soát tất cả các lĩnh vực của tổ chức
Bill Gates bị ám ảnh với việc quản lý vi mô. Ví dụ, trong các cuộc họp với các
quản lý cấp caocủa Microsoft, ông được mô tả là rất hiếu chiến và có những lời lẽ
nhiếc móc thậm tệ với các nhà quảnlý về lỗ hổng nhận thức của họ trong chiến lược
kinh doanh…
Bill Gates nhận thấy rằng ông phải làm theo cách đó để có thể điều khiển
hướng đi của Microsoft và các sản phẩm chất lượng cao của mình. Với phong cách
quản lý như vậy, không thể tránhkhỏi việc nhân viên cho rằng ông hống hách và độc
đoán. Tất nhiên, Gates có cả tá ưu điểm khác giúp ông bù đắp lại hạn chế này của
mình.
Đôi khi Bill Gates bị cảm xúc chi phối làm lu mờ lý trí và những suy nghĩ hợp
lý của mình. Sựcạnh tranh khốc liệt của Gates với một số đối thủ đã làm ông cá nhân
hoá các “trận đánh” trên thương trường của Microsoft. Đối với Bill Gates chiến thắng
rất quan trọng, ông sẽ làm bất kỳ cấp độ nào để đánh bại đối thủ của mình. Bill Gates
nổi tiếng là đối thủ lạnh lùng, tàn nhẫn. Trong công cuộc cạnh tranh gay gắt trong
ngành công nghiệp máy tính, một số công ty công nghệ do IBM dẫn đầu đã phát triển
hệ điều hành của riêng họ có tên OS/2 với ý đồ tiếm ngôi MS-DOS.
Đứng trước diễn biến này, Gates chỉ lặng lặng phát triển phần mềm Windows,
cải tiến hoạt động và mở rộng việc sử dụng nó. Năm 1989, Microsoft cho ra mắt
Microsoft Office, tích hợp các ứngdụng văn phòng như Microsoft Word và Excel
trong một hệ thống tương thích với tất cả các sản phẩm Microsoft nhưng lại không thể
hoạt động trên hệ điều hành OS/2
Chỉ trong 2 tuần, phiên bản Windows mới của Microsoft đã bán được 100.000
bản và OS/2 nhanh chóng biến mất. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Microsoft trở
thành hệ điều hành gần như độc quyền trên các máy tính cá nhân.
Trong suốt những năm tháng sau đó, Microsoft phải đối mặt với sự cạnh tranh
ngày càng lớn từ các đối thủ cũng như gặp khá nhiều rắc rối về mặt pháp lý nhưng
dưới sự điều hành tài tình của BillGates, họ đều đã vượt qua để giữ vững vị thế như
hiện nay.
Thứ hai: Khen thưởng, kỷ luật rõ ràng của Bill Gates
Khen thưởng
Bill Gates quan tâm đặc biệt đến chính sách đãi ngộ cho nhân viên. Ông cung
cấp cho nhân viên các đãi ngộ về cổ phiếu, cung cấp sự phát triển trong sự nghiệp,
cũng như chương trình chăm sóc sức khỏe cho các nhân viên của mình để khuyến
khích họ. Bill Gates làm điều đó, bởi vì ông hiểu được giá trị trong việc đầu tư vào
tương lai của nhân viên mình.
Nhờ chiến lược lương thưởng hay khen thưởng cho nhân viên một cách thích
hợp như vậy (thậm chí ông còn làm cho nhiều nhân viên giàu hơn cả các CEO khác),
Bill Gates đã giúp nhân viên yên tâm dốc sức cho công việc và trung thành với công
ty.
Kỷ luật
Khi một nhân viên phạm phải một sai lầm, nếu đó là một sai lầm hợp lý cho
việc theo đuổi làm tăng thị phần thì hãy ca ngợi điều đó và sử dụng chúng như là một
tấm gương cho người khác nếu bạn cũng muốn những người khác làm như vậy.
Yêu cầu nhân viên hàng ngày hay hàng tuần phải báo cáo rõ điều họ đang làm
nhằm tăng thị phần của sản phẩm lên.
Khi một nhân viên từ chối nhận rủi ro để làm tăng thị phần thì hãy giáng cấp
nhân viên đó. Việc giáng cấp đó cũng là cách chuyển quan điểm tới tất cả các nhân
viên và con đường an toàn khôngcòn được chấp nhận tại công ty nữa.
Tại Microsoft không có sự trừng phạt cho những thất bại không thể hiểu được.
Trên con đường đi tới thành công, bên cạnh những điều ngu dốt quá đang và có những
phần thưởng xứng đáng cho sự thành công, cho nên những nhân viên của Microsoft sẽ
cố gắng hết sức từ thành công này đến thành công kia mà không phải quá lo lắng về
những nỗ lực đó có thể không dẫn tới thành công. Điều quan trọng nữa là các nhân
viên sẽ không phí phạm nhiều thời giờ vào các nhiệm vụ mà không có hiệusuất, được
mang nghĩa bao quát bất kỳ sự khiển trách nào về những sai lầm dẫn đến thất bại.
Quyền kiểm soát môi trường làm việc của tổ chức
Với cương vị là một ông chủ, Bill Gates vẫn theo sát các nhân viên và dõi theo
xem ai là người chăm chỉ nhất, ai thường xuyên làm việc muộn nhất. “Tôi biết tất cả
biển số xe của mọi người thế nên tôi có thể nhìn ra bãi đỗ xe để xem khi nào thì họ
đến và khi nào rời đi”
Người đồng sáng lập Microsoft Paul Allen đã có nhiều chia sẻ trong một bài xã
luận trên Vanity Fair vào năm 2011. Allen đã viết: “Microsoft là một môi trường làm
việc rất áp lực bởi Bill luôn thúc giục mọi người làm việc chăm chỉ như chính anh
ấy... Bill đã dần trở thành một quản đốc chuyên nghiệp thường đi loanh quanh ở bãi
đậu xe trong dịp cuối tuần xem ai là người đến công ty làm việc".
Thứ ba: Quyền lực cá nhân của Bill Gates
Từ năng lực và những kinh nghiệm bản thân Gates
Niềm say mê với các mô hình máy tính sơ khai nhất
Sinh ra trong một gia đình khá giả, bố là một luật sư có tiếng, mẹ thuộc ban
giám đốc của một công ty tài chính lớn, Bill Gates đã sớm bộc lộ niềm say mê các mô
hình máy tính sơ khai nhất, thắp sáng lên sở thích rõ rệt của Bill Gates, những sở thích
mà sau này đã làm rạng rỡ tên ông.
Dù còn ít tuổi nhưng Gates đã tự quyết định làm mọi thứ, kể cả việc theo đuổi
lĩnh vực lập trình máy tính thay vì đăng ký những môn học thông thường.Gates bắt
đầu xây dựng công ty phần mềm khi mới 17 tuổi.
Gates theo đuổi đam mê đến cùng
Ngay từ khi mới thành lập công ty phần mềm, Bill Gates đã đặt ra mục tiêu
biến công ty nhỏ thành gã khổng lồ nổi tiếng trong làng công nghệ thế giới. Hướng tới
mục tiêu đó, Gates luôn nỗ lực vươn lên, không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng và
những thông tin hữu ích cho công việc và bản thân để đạt được chiến lược đã đề ra.
Bill Gates đa phá vỡ quy tắc truyền thống
Dù học khá nhưng ngay từ khi còn rất trẻ, Gates đã nhận thấy trường học
không phải là nơi dành cho mình. Năm 20 tuổi, ông rời bỏ sự nghiệp học hành ngay
tại Harvard và bắt đầu sáng lập nên Microsoft.
Bill Gates hiểu rằng, đam mê và thành công luôn đi cùng nhau, miễn sao chúng
ta biết nắm bắt thời cơ và dũng cảm đặt chân trên con đường mới. Tất nhiên, không
phải ai cũng hiểu rõ điều này và không phải lúc nào cũng đúng với tất cả mọi người.
Sự nghiệp học hành cũng có những lợi thế riêng và trước khi thôi học, bạn cần cân
nhắc kỹ đến hậu quả. Bill Gates đã đi ngược với truyền thống và đã thành công trên
con đường đã chọn.
Bill Gates mở công ty đầu tiên là Traf - O – Data.
Nhưng trước khi thành công với Microsoft, Gates và Allen đã cùng nhau bắt
tay vào một dự án kinh doanh được gọi là Traf-O-Data.Tuy nhiên, công ty không gặt
hái được thành công nên phải dừng lại. Như Paul Allen chia sẻ: "Traf-O-Data là một ý
tưởng sáng tạo nhưng có một mô hình kinh doanh sai lầm. Chúng tôi đã chủ quan và
không nghiên cứu thị trường. Từ năm 1974 đến năm 1980, Traf-O-Data tổng lỗ là
3.494 USD. Chúng tôi đã đóng cửa ngay sau đó"
Khả năng giao tiếp và quan hệ của Bill Gates
Ông chủ của Microsoft đã nói: “Các kỹ năng giao tiếp và khả năng làm việc
với nhiều kiểu người khác nhau là rất quan trọng… sự sáng tạo trong phần mềm, như
hầu hết các loại hình sáng tạo khác, đòi hỏi khả năng hợp tác và chia sẻ ý tưởng với
người khác, nói chuyện với khách hàng, thu thậpnhận xét của họ và hiểu được nhu cầu
của họ”. Bill Gates xuất thân trong một gia đình vô cùng danh giá ở Seattle. Cụ cố nội
ông là người sáng lập Ngân hàng Quốc gia thành phố Seattle, từng là bạn thân của
chính khách huyền thoại William Jenning Bryan và John Pershing – Vị tướng lừng
danh của quân đội Mỹ thời Thế chiến thứ nhất. Mẹ ông - Bà Mary Gates được báo chí
địa phương gọi là "nhân vật vai vế". Bà là Chủ tịch Ủy ban điều hành United Way
toàn quốc, quản trị viên một trường đại học, giám đốc Ngân hàng West Coast. Bố
Gates, ông William H. Gates được gọi là "nhân vật trụ cột của công chúng" với vai trò
chủ tịch một hãng luật nổi tiếng.
II.2.4. Kỹ năng giải quyết vấn đề của Bill Gates
Không thể phủ nhận rằng, Bill Gates đã trải qua một cuộc đời tràn ngập thành
công. Nhưng đằng sau sự thành công ấy, ông đã phải trải qua muôn vàn những vấn đề
khó khăn thất bại trong sự nghiệp của mình.
Trong bài diễn thuyết năm 2007 tại trường đại học Harvard, Bill Gates đã đưa
ra 5 bước để giải quyết bất cứ vấn đề gì:
- Một là xác định mục tiêu, bao gồm mục tiêu xa và mục tiêu gần, mục tiêu
toàn cầu và mục tiêu khu vực
- Hai là tìm thấy phương pháp.
- Ba là nhận lấy công nghệ kỹ thuật.
- Bốn là hành động.
- Năm là đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm thành công và thất bại.
Sau đó, duy trì sự lạc quan, làm lại một lần nữa. Tóm lại đường để sự phức tạp
của thế giới này cản trở hành động của bạn. Cũng chính vì vậy mà Bill Gates gần như
thích nhất là thách thức "mọithứ như thường". Ông thường triển khai những suy nghĩ
sâu xa hơn vì điều đó.
Đối với Bill Gates còn có một câu chuyện nổi tiếng mang ý vị sâu xa khác đó
là: Phương pháptốt nhất để để giải quyết đối mặt với kẻ địch đó là biến nó thành bạn
bè.
Ai cũng biết rằng hai công ty lớn là Microsoft và Apple kể từ những năm 80
luôn ở trong trạng thái đối địch. Steve Job và Bill Gates đã triển khai những cuộc cạnh
tranh khốc liệt để giành quyền kiểm soát thị trường máy tính cá nhân mới nổi
Hai công ty này có thể làm mọi thứ để vượt qua đối thủ và không có bất cứ sự
khoan nhượng nào. Nhưng, vào năm 1997 Microsoft đã đầu tư 150 triệu USD vào
Apple để giải cứu công ty này khỏitình trạng phá sản trước sự ngỡ ngàng của cả thế
giới.
Trong tình huống này, Microsoft được ví như người anh hùng bước tới để giải
cứu Apple khỏi tình huống khó khăn, nhưng điều này hoàn sai. Trong kinh doanh
không có lòng tốt. Đặc biệt là với Bill Gates. Thực tế thì, vào năm 1997, ông và
microsoft đang bị chính quyền liên bang điều tra. Họ đã vị cáo buộc rằng đang tham
gia vào phong trào độc quyền và cố gắng lạm dụng quyền lực của mình đểtrở thành
công ty máy tính duy nhất trên thị trường. Họ đã bị Bộ tư pháp Mỹ kiện vì vi phạm
toàn bộ luật chống độc quyền vào năm 1998, thậm chí bill gates còn bị đe dọa phế
truất. trong suốt một thập kỉ, Apple đã liên tục gửi đơn kiện Microsoft vì hành vi sao
chép giao diện của hệ điều hành macOS.
Vì vậy, Microsoft dùng 150 triệu USD để giải cứu Apple - đối thủ cạnh tranh
lớn nhất trên thị trường. Họ đã chứng minh được là mình không cố gắng trở thành một
công ty độc quyền mà thay vào đó, họ cũng quan tâm đến các công ty khác. Bên cạnh
đó, theo thỏa thuận, Apple cũng phải từ bỏ vụ kiện cáo buộc Microsoft sao chép hệ
điều hành của họ. Hành động ông làm một năm trước đã giúp công ty của mình và
những cáo buộc trước đó đều được xóa bỏ. Đây cũng là được xem là biện pháp hóa
giải những tranh chấp giữa 2 thương hiệu này. Và việc đầu tư vào Apple đã giúp cho
Microsoft thuđược một khoản lợi nhuận đáng kể. Microsoft đã nhận được những cổ
phiếu không có quyền biểu quyết của Apple. Đồng thời, Steve Jobs cũng đồng ý sẽ
giới thiệu trình duyệt độc quyền Internet Explorer của Microsoft trên các mẫu máy
tính Mac.
Ngoài việc đưa ra 5 bước giải quyết khi gặp vấn đề, Bill Gates đã luôn đặt ra
hai câu hỏi: “Ai giải quyết vấn đề này? Tôi đã học được gì từ họ?
Trong 1 bài đăng trên blog cá nhân, Bill Gates đã viết: “Kể từ khi còn là một
thiếu niên, tôi đã giải quyết vấn đề lớn mới theo cùng một cách, bắt đầu bằng hai câu
hỏi ai giải quyết vấn đề này? và tôi đã học đc gì từ họ? Bill Gates đã dùng hai câu hỏi
suốt hàng chục năm để giải quyết vấn đề lớn từ microsoft cho đến đại dịch covid 19.
Đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng đến chúng ta rất nhiều. Với vai trò là một nhà
thiện nguyện, ông đã đưa ra những giải pháp kịp thời cho thế giới để có thể ngăn chặn
sự lây lan của Covid. Người sáng lập Micrisoft đưa ý tưởng ngăn chặn đại dịch tiếp
theo bằng một hệ thống cảnh báo toàn cầu, xét nghiệm quy mô lớn, đội ngũ phản ứng
nhanh với khoản chi hàng chục tỷ USD mỗi năm. Ông và quỹ từ thiện Gates
Foundation đã chi 150 triệu USD để hỗ trợ những người nghèo nhất thế giới có thể
mua được vắc-xin COVID-19. Ông hướng đến vc sản xuất vacxin giá rẻ chỉ với 3
USD cho người nghèo. Ông đã đầu từ cho 2 hãng dược phẩm Astrazeneca và
Novavax nhằm mục đích vacxin có thể được phân phối tại các nước phát triển. Đặc
biệt, ông đã cho ra cuốn sách mang tên “How to Prevent the Next Pandemic (tạm
dịch: Làm thế nào để ngăn chặn đại dịch tiếp theo) được phát hành đầu tháng 5/2022.
Với mong muốn giúp đỡ toàn nhân loại. Nội dung của cuốn sách là những bài học
kinh nghiệm từ đại dịch cũng như các công cụ, sáng tạo cần thiết để cứu sống và ngăn
chặn mầm bệnh sớm.Những giải pháp kịp thời của ông đã giúp cho thế giới, đặc biệt
là các nước nghèo có thể được sử dụngvacxin giúp giảm tỷ lệ tử vong đáng kể
Có thể thấy rằng, Bill Gates là một nhà lãnh đạo vô cùng thành công, trong mọi
vấn đề từ lớn hay nhỏ. Từ những vấn đề tại Microsoft hay cho đến vấn đề của nhân
loại, ông đều đưa ra những giải pháp vô cùng hiệu quả để giúp cho công ty cũng như
mọi người có thể vượt qua được mọi khó khăn trong cuộc sống.
II.3. Bài học rút ra
Để đạt được sự thành công thì một nhà lãnh đạo cần hội tụ rất nhiều yếu tố:
+ Đầu tiên đó là các kiến thức về tổng quan, chuyên môn, pháp luật để điều
hành doanh nghiệp.
+ Bên cạnh đó cần có bản lĩnh mạo hiểm, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám
chịu trách nhiệm.
+ Cũng như sự kiên trì không sợ thất bại, theo đuổi mục tiêu đến cuối cùng.
+ Luôn luôn có sự sáng tạo, không ngừng phát triển, nỗ lực tìm tòi cái mới.
+ Các kỹ năng dùng người, sử dụng quyền lực, thuyết phục, điều hành, …
+ Trong đó kỹ năng ra quyết định có thể nói là kỹ năng quan trọng nhất

You might also like