You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HCM

KHOA QTKD

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI SỐ 3 TÊN ĐỀ TÀI: Xây dựng thương hiệu cá nhân
Môn học: Quản trị thương hiệu Mã lớp học phần: 010100400418 Lớp: 12DHQTKD11
Họ và tên MSSV Mức độ đóng góp (%) Ký tên xác nhận
Nguyễn Thị Huyền 2013213221 100%
Đỗ Thị Mỹ Huyền 2013213219 100%
Nguyễn Lê Hoài Ny 2013210150 100%
Nguyễn Thị Ngọc Thủy 2013213409 100%
Đổng Như Vy 2013213490 100%
TP. HCM, tháng 02 năm 2024

i
Phân công công việc trong nhóm
Họ và tên Nội dung công việc phụ trách
Nguyễn Thị Huyền Phân công công công việc, tổng hợp word, thuyết trình
Làm chương 1, 2.1 – 2.3
Nguyễn Lê Hoài Ny Làm 2.4; 2.5; 2.6; trắc nghiệm
Nguyễn Thị Ngọc Thủy Làm 2.7; trắc nghiệm, thuyết trình
Đỗ Thị Mỹ Huyền Làm 2.8, chương 3, thuyết trình
Đổng Như Vy Thiết kế PowerPoint, thiết kế trò chơi

ii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1.1 Sự cần thiết của đề tài

1.2 M ục tiêu nghiên cứu

1.3 Ý nghĩa của đề tài

1.1 Sự cần thiết của đề tài


Ngày nay, khái niệm thương hiệu không chỉ gắn với sản phẩm mà có thể gắn với bất kỳ
chủ thể nào: tổ chức, địa danh... thậm chí cả con người. Có thể nói, mọi thứ đều có thương
hiệu. Cũng giống như thương hiệu hàng hóa, thương hiệu cá nhân là giá trị của một cá nhân
giúp phân biệt cá nhân đó với những người khác. Thương hiệu cá nhân không chỉ đơn thuần là
gây dựng một hình ảnh ra thế giới bên ngoài mà nó còn là sự tự nhận thức về các điểm mạnh,
điểm yếu, kỹ năng, cảm xúc... cũng như cách sử dụng các yếu tố đó để tạo nên sự khác biệt cho
bản thân và định hướng cho các quyết định của cá nhân đó. Chính vì vậy, thương hiệu cá nhân
đã và đang trở thành một yếu tố thiết yếu để đạt tới một sự thành công chuyên nghiệp. Đã bao
giờ chúng ta tự hỏi bản thân giá trị của mình đáng giá bao nhiêu, liệu giá trị của bản thân mình
có cao hơn mức lương ta đang hưởng, ngôi nhà ta đang sử dụng, chiếc xe ta đang đi? Làm thế
nào để xác định giá trị của bản thân, chúng ta có thể dùng thước đo gì để đo? Và làm thế nào để
xây dựng một thương hiệu cá nhân hiệu quả? Đó là lý do chúng em chọn đề tài “Xây dựng
thương hiệu cá nhân”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm những mục tiêu sau:
Hiểu rõ hơn về thương hiệu, tầm quan trọng của thương hiệu và giá trị thương hiệu.
Biết cách xây dựng một thương hiệu, phân tích các yếu tố cần thiết và các giai đoạn để
xây dựng và thiết kế nên một thương hiệu.
Từ việc phân tích quá trình xây dựng thương hiệu, đề xuất những giải pháp nâng cao
hiệu quả xây dựng thương hiệu

1
1.3 Ý nghĩa đề tài
Thương hiệu cá nhân chính là tổng hợp của nhiều yếu tố đóng vai trò quyết định, trong
việc định hướng quan điểm và cách đánh giá mà những người xung quanh dành cho riêng bạn.
Xây dựng thương hiệu cá nhân là quá trình định vị bản thân, tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp
và duy trì sự khác biệt trong mắt người khác. Giúp bản thân trở nên nổi bật và mọi người không
thể nhầm lẫn bạn với bất kì ai khác. Nó mang ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển bản thân
và thành công trong cuộc sống.

2
CHƯƠNG 2 LÝ THUYẾT VÀ THỰC TẾ

2.1 Các khái niệm


Phân biệt “Thương hiệu cá nhân” với các khái niệm
2.2
khác

2.3 Các yếu tố tạo làm nên một thương hiệu cá nhân

Tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cá


2.4
nhân

2.5 Xây dựng thương hiệu cá nhân từ khi nào?

2.6 Các tiêu chí đo lường hiệu quả thương hiệu cá nhân

2.7 Quy trình cơ bản xây dựng thương hiệu cá nhân

2.8 Xây dựng thương hiệu cá nhân ở sinh viên

2.1 Các khái niệm


2.1.1 Khái niệm thương hiệu?
Theo Aaker (2000): “Thương hiệu như là một hữu hình tốt đẹp mà chúng ta mang lại
cho cuộc sống”, “Thương hiệu là một biểu tượng”,...
Theo Knapp (2000): “Thương hiệu là sự tổng hợp tất cả những ấn tượng, được cảm nhân
bởi khách hàng và người tiêu dùng, đúc kết từ sự định vị khác biệt bằng mắt nhìn, tinh thần dựa
trên những cảm xúc và những lợi ích chức năng được cảm nhận”.
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu,
một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng thể các yếu tố trên, nhằm xác định một sản phẩm hay
một dịch vụ của một (hay một nhóm) sản phẩm, hay dịch vụ của một (một nhóm) người bán và
phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh.
Thương hiệu là tổng hợp niềm tin, ấn tượng và tri giác của con người về một sự vật hay
hiện tượng nào đó. Như vậy, thương hiệu là khái niệm tồn tại trong suy nghĩ của con người và
được gán cho mỗi hiện tượng, sự vật chứ không nằm bên trong hiện tượng hay sự vật đó.
Thương hiệu được hình thành từ sự tích lũy thông tin và kinh nghiệm của con người. Tuy
nhiên, thương hiệu cá nhân cũng có sự tương tác qua lại với thương hiệu doanh nghiệp và
3
thương hiệu quốc gia. Vì vậy, việc xây dựng thương hiệu cá nhân không chỉ quan trọng với cá
nhân mà còn có tác động đáng kể đến hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp, quốc gia.
Ví dụ: Một thương hiệu thành công đánh dấu một sản phẩm là có lợi thế cạnh tranh bền
vững, chúng ta có thể kể đến như Microsoft, IBM, BMW, Coca Cola , Shell … là những ví dụ
điển hình về thương hiệu doanh nghiệp, Louis Vuitton, GUCCI, Dove, Tide… là những ví dụ
điển hình về thương hiệu sản phẩm.
2.1.2 Khái niệm thương hiệu cá nhân?
Thương hiệu cá nhân (Personal brand) là thuật ngữ đã xuất hiện từ lâu, thuật ngữ này
xuất hiện lần đầu trong một bài báo của tạp chí Fast Company với tiêu đề “The Brand Called
You” (Peters, 1997). Theo Peters (1997), mỗi người đều có khả năng xây dựng thương hiệu cho
riêng mình và và điều đó có nghĩa là chúng ta phải “tiếp thị bản thân” một cách mạnh mẽ như
bất kì sản phẩm hoặc dịch vụ nào. Rampersad (2008) đã tuyên bố rằng “thương hiệu cá nhân
của bạn là tổng hợp của tất cả những kì vọng, hình ảnh và cảm nhận mà nó tạo ra trong tâm trí
người khác, khi họ nhìn thấy hoặc nghe thấy tên bạn”.
Bên cạnh đó, thương hiệu cá nhân còn được xem là giá trị đích thực của một cá nhân
trong nhận thức của người khác, trong đó cá nhân nắm quyền kiểm soát. Nó được xây dựng
dựa trên ước mơ, mục đích sống, tài năng, sự độc đáo, giá trị của một người (Schawbel, 2015).
Thương hiệu cá nhân không đơn thuần là nhũng ảnh hưởng ra thế giới bên ngoài mà còn
là sự tự nhận thức về các điểm mạnh, điểm yếu, kỹ năng, cảm xúc...Và phản ánh tính cách năng
lực của người đó về học vấn, các thành tích về kinh tế, xã hội,...xây dựng lên; cũng như cách sử
dụng các yếu tố đó để tạo nên sự khác biệt cho bản thân và định hướng cho các quyết định của
cá nhân.
Theo thạc sĩ Bùi Quang Vĩnh: Thương hiệu cá nhân hay còn gọi là nhân hiệu. “Nhân” là
người, “Hiệu” là dấu hiệu để nhận biết, phân biệt. “Nhân hiệu” là giá trị của một cá nhân nhờ
vào các nguồn lực sẵn có về học vấn, thành tích trong kinh tế, xã hội… xây dựng nên. Nhân
hiệu giúp cộng đồng phân biệt được cá nhân với những người khác trong xã hội.
Từ những khái niệm trên, ta có thể rút ra kết luận thương hiệu cá nhân là nhận thức hoặc
ấn tượng được về một cá nhân được công chúng công nhận rộng rãi và thống nhất dựa trên
chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm, thành tích và / hoặc kinh nghiệm, chuyên môn, năng lực,
thành tích và / hoặc hành động của họ trong cộng đồng, ngành hoặc thị trường nói chung. Hay
4
nói cách khác, một thương hiệu cá nhân bắt nguồn từ tâm trí của mọi người về một cá nhân.
Thương hiệu cá nhân là tổng hợp những gì ở bản thân mà bạn lựa chọn trình bày cho thế giới
thấy. Nói một cách đơn giản, thương hiệu cá nhân bao gồm tất cả những gì mọi người đánh giá
ở bạn: Ngoại hình, tính cách, nghề nghiệp, thái độ sống, các giá trị đóng góp cho xã hội…
Thương hiệu cá nhân là nỗ lực để giao tiếp và thể hiện giá trị của một cá nhân với thế giới. Xây
dựng được một thương hiệu cho chính bản thân mình không chỉ giúp bạn gây ấn tượng trong
mắt người khác mà còn giúp ích cho cơ hội nghề nghiệp, định hướng tương lai.
Chẳng hạn như, khi nhắc đến bóng đá thế giới, trong đầu chúng ta có lẽ sẽ nghĩ ngay tới
cái tên Leo Messi, Cristiano Ronaldo, David Beckham… Còn nếu trong lĩnh vực kinh doanh
thì các tên tuổi CEO hàng đầu chúng ta có thể nhắc tới mà ai cũng biết như Bill Gates, Steve
Jobs…
2.1.3 Khái niệm xây dựng thương hiệu cá nhân là gì?
Xây dựng thương hiệu cá nhân là nỗ lực có chủ đích và có ý thức của một cá nhân để
quảng bá bản thân theo cách thiết lập uy tín và xây dựng uy quyền. Hay nói cách khác, việc xây
dựng thương hiệu cá nhân là việc mà một người tìm kiếm sự độc đáo và khác biệt với các
chuyên gia khác trong lĩnh vực của của mình và xây dựng chiến lược thiết lập và quảng bá
danh tiếng về những thứ mà họ muốn được biết đến, có thể là tính cách, kỹ năng, kinh nghiệm,
giá trị và thái độ hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố này nhằm tác động đến nhận thức của công
chúng về họ bằng cách định vị bản thân như một chuyên gia hoặc người có thẩm quyền trong
lĩnh vực của mình, nâng cao uy tín của bạn và tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh và mục
đích cuối cùng là để thăng tiến sự nghiệp, tăng sự ảnh hưởng và có tác động lớn hơn với công
chúng.
Chúng ta cần phải xây dựng được cho bản thân một thương hiệu cá nhân để đem lại
nhiều thuận lợi trong cuộc sống cũng như giúp chúng ta tạo được sự khác biệt. Bởi vì, một khi
chúng ta đã tạo dựng cho mình một thương hiệu, thì nó sẽ giúp chúng ta phân biệt được với
những người khác. Không những thế, nó còn là một công cụ giúp chúng ta kiếm rất nhiều tiền
trong các lĩnh vực kinh doanh, quảng cáo. Khi thế giới trực tuyến ngày một chiếm ưu thế, đặc
biệt từ sau khi đại dịch xảy ra, việc sở hữu một thương hiệu cá nhân mạnh trên mạng xã hội đã
giúp nhiều người có thể kiếm thêm thu nhập từ việc làm Influencer/KOLs. Chẳng hạn, chúng ta
sẽ được thuê để đi làm người đại diện thương hiệu cho công ty, mẫu sản phẩm, đi tư vấn tài
5
chính, người phát ngôn chính cho công ty… Chính vì thế, lập kế hoạch xây dựng thương hiệu
cá nhân rất quan trọng trong việc phát triển bản thân, sự nghiệp
2.2 Phân biệt “Thương hiệu cá nhân” với các khái niệm khác
Trong lĩnh vực marketing và quản lý thương hiệu, có ba khái niệm quan trọng liên quan
đến cá nhân hóa và xây dựng thương hiệu của một cá nhân: thương hiệu cá nhân, hình tượng cá
nhân và nhận diện cá nhân. Dưới đây là mô tả và sự phân biệt giữa ba khái niệm này:
2.2.1 Nhận diện cá nhân
Mục đích: Nhận dạng cá nhân tập trung vào xác định và xác minh danh tính của một cá
nhân dựa trên các thông tin và đặc điểm riêng biệt của họ hay nói cách khác đó chỉ là cách mà
chúng ta biết về một ai đó. Ví dụ: chúng ta biết tên một bạn hot girl hay một ai đó nhảy trên tik
tok, facebook,.. nhưng mọi người không biết giá trị cốt lõi hay giá trị bạn đó giúp cho người
khác cái gì thì lúc đó bạn chỉ dừng lại ở sự biết đến và có nhiều cách để người khác biết đến
như trên facebook hay như mình đang thuyết trình cho các bạn nghe,... Nhưng khi nhắc đến giá
trị của mình thì các bạn lại không biết
Phương pháp: Sử dụng thông tin cá nhân, giấy tờ tùy thân, dấu vân tay, khuôn mặt,
giọng nói hoặc các dấu hiệu sinh học khác để xác minh danh tính.
Tầm quan trọng: Nhận dạng cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc xác thực và đảm
bảo an ninh trong các hoạt động như mở tài khoản, đăng nhập vào hệ thống, hoặc kiểm soát
truy cập.
2.2.2 Hình tượng cá nhân
Mục đích: Hình tượng cá nhân liên quan đến cách một cá nhân được nhìn nhận và nhận
thức bởi người khác. Nó tạo ra một hình ảnh, ấn tượng và đặc trưng cho một cá nhân. Ví dụ: ta
biết về bạn này hay mặc đồ như thế nào lịch sự hay thoải mái, bạn này nói chuyện hài hước hay
nghiêm túc,...tất cả đều ấy mang tính tưởng tượng, bạn có thể tưởng tượng được, bạn có thể
nhìn được dáng vẻ, bạn có thể nhớ đến người đó về một hình tượng nhất định
Thành phần: Hình tượng cá nhân bao gồm các yếu tố như diện mạo, phong cách, cách ăn
mặc, tư duy, giá trị, kỹ năng và hành vi.
Tầm quan trọng: Hình tượng cá nhân có thể ảnh hưởng đến cách một cá nhân được đánh
giá, tương tác và được chấp nhận trong xã hội. Nó có thể ảnh hưởng đến cơ hội nghề nghiệp,
mối quan hệ và thành công cá nhân.
6
2.2.3 Thương hiệu cá nhân
Mục đích: sự kết hợp giữa hình tượng dễ nhớ và sự nhận diện người khác biết đến tên
tuổi, và cuối cùng là giá trị cụ thể (khi người ta nhắc đến bạn người ta có thể hỏi bạn được gì,
người ta có thể nhờ bạn giúp được cái gì). Ví dụ: bạn biết gì về cô Như dạy thương hiệu và tại
sao bạn lại chọn cô Như thay vì những giảng viên khác. Thương hiệu cá nhân liên quan đến
việc xây dựng và quản lý hình ảnh, giá trị và danh tiếng của một cá nhân như một thương hiệu.
Hay “Nữ cá mập shark tank Việt Nam”, “Nữ cường nhân nổi tiếng” là những cụm từ xuất hiện
nhiều nhất trên Google khi tìm kiếm từ khóa “Thái Vân Linh”. Bà là một nữ doanh nhân có
tiếng, một nhà lãnh đạo tài giỏi, được nhân viên biết đến với phong thái làm việc chuyên
nghiệp và phong cách sống thân thiện, gần gũi. Đây là một ví dụ điển hình trong việc xây dựng
thành công thương hiệu cá nhân. Ngoài những gì thể hiện ở môi trường làm việc, bà cũng tích
cực tham gia các chương trình truyền hình hay mở rộng danh tiếng thông qua các kênh truyền
thông, báo chí, dưới vai trò là diễn giả, nhà tư vấn, định hướng cá nhân, doanh nghiệp. Những
việc làm này không phải là hoạt động ngẫu nhiên mà nó thuộc chiến lược xây dựng thương
hiệu cá nhân của bà. Một người sếp xuất sắc và thân thiện như bà sẽ là tấm gương sáng cho cấp
dưới noi theo. Nhân viên sẽ nhìn vào những gì người lãnh đạo của mình làm để học hỏi và
quyết định cống hiến hết mình cho công ty, tổ chức mà họ đang làm.
Thành phần: Thương hiệu cá nhân bao gồm các yếu tố như giá trị cá nhân, tầm nhìn, sứ
mệnh, đặc điểm độc đáo, cách giao tiếp, và tác động xã hội.
Tầm quan trọng: Thương hiệu cá nhân có thể giúp cá nhân xây dựng lòng tin, tạo được
sự khác biệt và thu hút sự quan tâm của người khác. Nó có thể ảnh hưởng đến cách cá nhân
được nhìn nhận trong công việc, kinh doanh và mối quan hệ cá nhân. Một thương hiệu cá nhân
tốt có thể giúp cá nhân tạo dựng uy tín, thu hút cơ hội và xây dựng mạng lưới quan hệ.
Tóm lại, nhận dạng cá nhân tập trung vào việc xác minh danh tính, hình tượng cá nhân
liên quan đến cách cá nhân được nhìn nhận và nhận thức, trong khi thương hiệu cá nhân liên
quan đến việc xây dựng và quản lý hình ảnh và giá trị cá nhân. Cả ba khái niệm này đều có tầm
quan trọng riêng và ảnh hưởng đến cách mà một cá nhân được đánh giá, tương tác và thành
công trong cuộc sống.
2.3 Các yếu tố tạo làm nên một thương hiệu cá nhân
Chuyên môn
7
Kiến thức và kỹ năng: Nắm vững kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động.
Kinh nghiệm: Có kinh nghiệm thực tế trong công việc, đã đạt được những thành tựu
nhất định.
Sự khác biệt: Nổi bật so với những người khác trong cùng lĩnh vực bằng kiến thức, kỹ
năng hoặc kinh nghiệm độc đáo.
Uy tín
Sự tin cậy: Giữ lời hứa, cam kết và hoàn thành trách nhiệm. Sự trung thực: Luôn trung
thực và minh bạch trong mọi việc.
Sự chính trực: Có đạo đức nghề nghiệp và hành động đúng mực.
Sức ảnh hưởng
Khả năng truyền cảm hứng: Truyền cảm hứng cho người khác bằng câu chuyện, giá trị
và hành động của bản thân.
Khả năng kết nối: Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh.
Khả năng tạo dựng cộng đồng: Thu hút và kết nối những người cùng chí hướng.
Ngoài ra: Cần xây dựng thương hiệu cá nhân một cách nhất quán và lâu dài. Cần thường
xuyên cập nhật thông tin, trau dồi kiến thức và kỹ năng để duy trì thương hiệu cá nhân. Cần sử
dụng hiệu quả các kênh truyền thông để quảng bá thương hiệu cá nhân.
Ví dụ: Nguyễn Ngọc Tuấn (Gary Vee): Chuyên gia marketing, doanh nhân, nhà đầu tư,
diễn giả truyền cảm hứng. Gary Vee nổi tiếng với kiến thức chuyên môn sâu rộng về marketing,
sự am hiểu về công nghệ và khả năng truyền cảm hứng cho người khác. Tăng Thanh Hà: Diễn
viên, doanh nhân, nhà hoạt động xã hội. Tăng Thanh Hà được yêu mến bởi hình ảnh đẹp, sự
thành công trong kinh doanh và hoạt động thiện nguyện. Phan Thị Kim Phúc: Nạn nhân bom
napalm trong chiến tranh Việt Nam, nhà hoạt động hòa bình. Phan Thị Kim Phúc được biết đến
với câu chuyện truyền cảm hứng về sự tha thứ và hòa bình. Kết luận: Ba yếu tố cần có của một
thương hiệu cá nhân là chuyên môn, uy tín và sức ảnh hưởng. Xây dựng thương hiệu cá nhân
thành công sẽ giúp bạn đạt được thành công trong cuộc sống và sự nghiệp.
2.4 Tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cá nhân
Hiện nay thương hiệu cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đến sự
thành công của một người trong bất kể lĩnh vực nào. Việc xây dựng thương hiệu cá nhân rất
quan trọng và nó mang đến rất nhiều lợi ích to lớn như:
8
Tạo sự khác biệt
Khi mà thế giới ngoài kia đầy rẫy những người giỏi sẵn sàng cạnh tranh với bạn thì sẽ
khó để trở thành người duy nhất trong một lĩnh vực nào đó. Vì thế mà thương hiệu cá nhân
chính là công cụ hữu ích giúp bạn trở nên khác biệt với các động nghiệp hay đối thủ cạnh tranh
khác. Thương hiệu cá nhân giúp bạn luôn là phiên bản nổi bật, duy nhất khi người khác nhìn
vào bạn.
Vd: Mọi người có thể bắt chước phong cách ăn mặc, cách đi đứng, nói chuyện của bạn
nhưng không thể bắt chước được tính cách hay thái độ sống của bạn. Đây cũng chính là dấu ấn
cá nhân mà không ai có thể bắt chước bạn được.
Nâng cao giá trị của bản thân
Thương hiệu cá nhân sẽ giúp bạn nổi bật và thu hút được sự chú ý của mọi người ( bạn
bè, nhà tuyển dụng, khách hàng tiềm năng, đối tác,…). Bên cạnh đó giá trị của bạn sẽ được
nâng lên mang đến nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp
Mở rộng mối quan hệ
Khi bạn đã xây dựng được thương hiệu cá nhân cho riêng mình thì bạn sẽ dễ dàng mở
rộng quan hệ với nhiều người có cùng quan điểm sống, tính cách hay sở thích. Việc mở rộng
quan hệ, làm quen với nhiều người sẽ giúp bạn có thêm nhiều cơ hội học hổi, phát triển và hợp
tác….Từ đó, giúp bạn có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân.
2.5 Xây dựng thương hiệu cá nhân từ khi nào?
Xây dựng thương hiệu cá nhân là một quá trình lâu dài mà ở đó, bất cứ ai cũng có thể
bắt đầu, ở bất cứ thời điểm nào và bằng rất nhiều cách khác nhau . Hiện nay, các bạn trẻ đều rất
giỏi, bắt nhanh với công nghệ, bắt nhanh với làn sóng mới nên họ sẵn sàng theo đuổi và xây
dựng thương hiệu cá nhân rất tốt. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều người trì hoãn việc xây dựng
thương hiệu cá nhân vì nghĩ rằng “ mình không đủ giỏi, không đủ kiến thức, mình chẳng là ai
cả” suy nghĩ này hoàn toàn sai, chúng ta đừng bao giờ nghĩ mình giỏi rồi mới làm, mà có làm
rồi mình mới giỏi hơn. Việc xây dựng thương hiệu cá nhân thì thừ mọi lúc, mọi nơi kể cả trong
công việc hay cuộc sống tại vì nó xuất phát từ bản thân của mình. Năng lực bản thân mình như
thế nào sẽ đổi lại cách nhìn nhận của mọi người về mình như thế ấy. Khi mọi người thấy được
năng lực của mình, nhìn ra cách sống của mình thì họ sẽ yêu quý mình, tin tưởng mình và cuộc
sống sẽ tốt đẹp hơn, công việc sẽ thuận lợi hơn.
9
Ví dụ: Lúc học cấp 3: đây là giai đoạn bắt đầu hình thành nhiều giá trị, kĩ năng và sở
thích. Bạn có thể xây dựng thương hiệu cá nhân ngay lúc này. Bởi vì:
Xây dựng thương hiệu cá nhân ngay từ cấp 3 giúp bạn định hình mục tiêu nghề nghiệp
và phát triển bản thân.
Giúp bạn tạo dựng uy tín và sự khác biệt so với các bạn cùng trang lứa.
Quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân giúp bạn rèn luyện nhiều kỹ năng quan trọng
như: giao tiếp, tư duy phản biện, sáng tạo, giải quyết vấn đề, v.v.
Tạo dựng được nhiều mối quan hệ xung quanh và nâng cao sự tự tin
2.6 Các tiêu chí đo lường hiệu quả thương hiệu cá nhân
5 tiêu chí đo lường hiệu quả của thương hiệu cá nhân Để đánh giá hiệu quả của việc xây
dựng thương hiệu cá nhân, bạn có thể sử dụng 5 tiêu chí sau:
 Nhận thức thương hiệu:
Mức độ nhận biết: Bao nhiêu người biết đến bạn và thương hiệu cá nhân của bạn?
Sự liên tưởng thương hiệu: Khi mọi người nghĩ đến bạn, họ nghĩ đến điều gì?
Khả năng phân biệt: Điều gì khiến bạn khác biệt so với những người khác trong lĩnh vực
của bạn?
 Tương tác:
Lượng truy cập trực tuyến: Mọi người có tương tác với nội dung của bạn trên mạng xã
hội, blog hoặc trang web của bạn không?
Mức độ tương tác: Mọi người có bình luận, chia sẻ hoặc thích nội dung của bạn không?
Số lượng người theo dõi: Bạn có bao nhiêu người theo dõi trên mạng xã hội hoặc người
đăng ký email?
 Uy tín:
Sự tin tưởng: Mọi người có tin tưởng bạn và những gì bạn nói không?
Sự tôn trọng: Mọi người có coi trọng ý kiến của bạn không?
Chuyên môn: Mọi người có coi bạn là chuyên gia trong lĩnh vực của bạn không?
 Lợi ích:
Số lượng khách hàng tiềm năng: Bạn có thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng từ
thương hiệu cá nhân của mình không?

10
Doanh số bán hàng: Bạn có bán được nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ hơn nhờ thương hiệu
cá nhân của mình không?
Cơ hội nghề nghiệp: Bạn có được nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn nhờ thương hiệu cá
nhân của mình không?
 Tác động:
Bạn có tạo ra sự khác biệt tích cực trên thế giới không? Bạn có truyền cảm hứng cho
người khác theo đuổi ước mơ của họ không? Bạn có để lại di sản lâu dài không?
Ví dụ: 20/9/2016, Emma đã có mặt tại cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần
thứ 71 tại New York để có bài phát biểu về quyền bình đẳng giới và vấn đề an toàn trường học.
Đây là một phần trong chiến dịch HeForShe về quyền bình đẳng giới của Liên Hiệp
Quốc mà Emma là đại sứ cách đây hai năm. Xuyên suốt bài phát biểu, Emma đã cho thấy được
những vấn đề quan trọng, dù là không mới nhưng vẫn rất cần thiết với phụ nữ trên toàn thế
giới: sự bình đẳng và một cuộc sống học đường an toàn, lành mạnh.
Điều tích cực ở đây cô ấy làm là tạo cho phụ nữ có thể sự động lực để phát triển, bảo vệ
những quyền lợi bình đẳng mà người phụ nữ đáng được hưởng
2.7 Quy trình cơ bản xây dựng thương hiệu cá nhân
Bước 1: Định vị bản thân
Việc làm đầu tiên trong quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân là bạn cần định vị bản
thân mình, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu để có thể phát huy hoặc thay đổi để tốt hơn.
Bạn cần hiểu rõ được mình là ai? Mình mang điều gì đến cho cộng đồng? Bạn hãy xác
định rõ ràng các giá trị của bản thân các kỹ năng của bạn (năng lực, học vấn, kinh nghiệm
chuyên môn), niềm đam mê của bạn là gì và lý tưởng xây dựng con đường đi cho riêng mình.
Định vị THCN là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình xây dựng thương hiệu.
Mỗi cá nhân không thể xây dựng và duy trì thương hiệu một cách nhất thời, càng không
phải chỉ cần một tố chất bình thường khi có, khi không. Tóm lại, THCN là một "thứ vàng được
thử trong lửa" – chỉ khi được tôi rèn mới trở nên nổi bật. Cho nên khi xác định và định vị
thương hiệu, các cá nhân cần phải trả lời các câu hỏi sau: Bạn muốn trở thành ai? Là người như
thế nào? Cảm xúc của người khác nghĩ về bạn ra sao? Bạn sẽ khai thác thương hiệu cá nhân
của mình vào mục đích gì…? Để trả lời các câu hỏi trên, mỗi cá nhân cần xác định mình có tài
năng gì, hoặc thích công việc gì, lĩnh vực gì cụ thể và cá nhân đó muốn làm gì trong ngắn hạn
11
và dài hạn… Sau này sẽ khai thác nhân hiệu này vào mục đích kinh doanh hay bán hàng cho
đối tượng khách hàng nào? Sản phẩm gì? Mức giá bao nhiêu? Cách thức khai thác cụ thể? Trả
lời được tất cả những câu hỏi trên, mỗi cá nhân sẽ định vị được thương hiệu cho mình, hoặc
cho người khác.
Định vị đúng THCN giống như tìm được một chiếc la bàn chỉ đường dẫn lối để có thể đi
nhanh và dễ dàng hơn trong quá trình xây dựng thương hiệu
Phân tích Swot về xây dựng thương hiệu cá nhân
Đối với các chiến dịch Personal Branding / Personal Marketing, thì việc thực SWOT về
bản thân được xem định hướng và cơ sở lý luận dùng để đề xuất các hoạt động triển khai trong
chiến dịch nâng cao nhận diện hoặc hình ảnh cá nhân. Mô hình phân tích SWOT là công cụ
được sử dụng phổ biến nhằm phân tích và làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, cũng
như nhận diện các nguy cơ cho cá nhân. Thông qua phân tích SWOT, cá nhân sẽ thấy rõ hơn
mục tiêu của mình, cũng như các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng tích cực, tiêu
cực tới mục tiêu mà cá nhân đề ra.
Từ hình mô hình phân tích SWOT có thể thấy rằng:
Điểm mạnh: Chính là lợi thế của riêng của cá nhân, dự án, sản phẩm… đang theo đuổi.
Đây là những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà cá nhân đang nắm giữ khi so sánh với đối thủ cạnh
tranh. Một vài lĩnh vực giúp cá nhân có thể tìm ra điểm mạnh của mình, bao gồm: Nguồn lực,
tài sản, con người; kinh nghiệm, kiến thức, dữ liệu; tài chính; marketing; cải tiến; giá cả, chất
lượng sản phẩm; chứng nhận, công nhận; quytrình, hệ thống kỹ thuật; kế thừa, văn hóa, quản
trị…
Điểm yếu: Nói một cách dễ hiểu nhất, điểm yếu chính là những việc cá nhân làm chưa
tốt hoặc không thể làm, không biết làm. Nghĩa là, những vấn đề đang tồn tại bên trong con
người đang cản trở cá nhân trên con đường đạt được mục tiêu. Khi nhìn thẳng vào sự thật, nhận
ra những giới hạn của mình, cá nhân sẽ trả lời được câu hỏi đâu là điểm yếu? để từ đó tìm ra
giải pháp vượt qua.
Cơ hội: Trong quá trình xây dựng thương hiệu, có rất nhiều yếu tố bên ngoài tác động
giúp cá nhân định vị hiệu quả THCN, đó là: Sự phát triển, nở rộ của thị trường; đối thủ đang tỏ
ra chậm chạp, yếu kém; xu hướng công nghệ thay đổi; xu hướng toàn cầu; hợp đồng, đối tác,
chủ đầu tư; mùa, thời tiết; chính sách, luật…
12
Nguy cơ: Yếu tố gây khó khăn lớn nhất đối với mỗi cá nhân trên con đường đi đến thành
công chính là nguy cơ. Nhằm hạn chế những nguy cơ gặp phải trong tương lai, các cá nhân cần
nhận diện sớm các nguy cơ. Sau khi tìm ra nguy cơ, cần đề ra các phương án giải quyết; nhanh
chóng vạch ra và triển khai những cách khả thi để giảm bớt độ nghiêm trọng, hoặc né tránh
(nếu được) những nguy cơ
Ví dụ: Beauty blogger Hannah Nguyễn (Hannah Olala) thể hiện rất rõ 3 khía cạnh này
khi truyền thông và xây dựng thương hiệu cá nhân. Người theo dõi luôn ấn tượng với tính cách
dễ thương, thân thiện, cách nói chuyện hài hước của cô. Trong các nội dung trên mạng xã hội
của mình, Hannah Olala cũng luôn thể hiện niềm đam mê lĩnh vực làm đẹp, mỹ phẩm và bề
dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này, như là CEO của công ty phân phối mỹ phẩm,
phòng khám da liễu, quản lý nhiều nhãn hàng mỹ phẩm nổi tiếng…
Bước 2: Chọn ngách và đối tượng khán giả
Trong quá trình xây dựng personal branding, điều quan trọng là bạn cần cung cấp điều gì
đó mà mọi người thực sự quan tâm. Thương hiệu của bạn khó đem lại lợi ích nếu chẳng ai đoái
hoài đến những gì bạn tạo ra hàng ngày.
Để làm điều này, bạn hãy tự trả lời câu hỏi:
Để đạt được tầm nhìn đã vạch ra trước đó, bạn cần đặt ra những mục tiêu nào?
Bạn cần làm theo những bước nào để đạt được mục tiêu của mình?
Bạn đang cố gắng gây ấn tượng với ai để biến những mục tiêu này thành hiện thực?
Lý tưởng nhất là bạn nên tập trung vào một thị trường ngách và cố gắng để trở thành
người đi đầu trong ngách đó. Nếu thị trường bạn chọn vẫn còn quá chung chung, bạn nên xem
xét thu hẹp trọng tâm của mình. Tuy nhiên, cần đảm bảo rằng vẫn đủ lượng đối tượng khán giả
mục tiêu để theo dõi bạn.
Chẳng hạn, giả sử bạn là một người viết nội dung rất giỏi, nhưng cũng có hàng ngàn
người viết nội dung khác cũng có kỹ năng tốt như bạn. Vì vậy, bạn cần đào sâu hơn và thu hẹp
chuyên môn của mình, ví dụ như bạn có chuyên môn về Pháp luật, vậy thì bạn nên tập trung
vào xây dựng nội dung, cung cấp các thông tin hữu ích cho độc giả xoay quanh lĩnh vực về
pháp luật.
Bước 3: Xác định điểm khác biệt nổi bật cho thương hiệu cá nhân

13
Khi bạn đã tìm thấy ngách phù hợp, bạn cần xác định xem bạn sẽ khác biệt như thế nào
so với những người đang dẫn đầu trong lĩnh vực đó.
Điều này quay trở lại với những nét tính cách đặc trưng mà bạn đã xác định ở bước đầu
tiên. Đó chính là những “chất liệu” để phân biệt bạn với người khác, khiến bạn khác biệt và thu
hút. Kể cả khi bạn thấy rằng mình chưa hoàn hảo, vẫn tốt hơn là xây dựng thương hiệu với
những đặc điểm của chính mình, thay vì cố gắng trở thành người khác.
Ví dụ: Cách xây dựng thương hiệu cá nhân của Đen Vâu là một ví dụ điển hình cho tính
cách tạo dấu ấn khác biệt. Anh giản dị, chất phác và mộc mạc. Anh được công chúng công nhận
và thống nhất gọi anh bằng một cụm từ chung "Rapper tử tế". Từ chàng công nhân vệ sinh,
nuôi đam mê âm nhạc từ sân chơi underground rồi nhanh chóng trở thành rapper nổi tiếng luôn
kiên định với phong cách làm nghề tử tế. Anh giúp xóa bỏ một số định kiến không tốt về Rap
nhờ những tác phẩm âm nhạc ý nghĩa, mang tới những góc nhìn tích cực và đa chiều hơn.
Bước 4: Xây dựng tài nguyên online cho personal branding
Một đặc điểm chung của hầu hết những người có thương hiệu cá nhân mạnh là họ có sự
hiện diện trực tuyến nhất quán. Họ sở hữu các trang web chuyên nghiệp, được thiết kế tốt. Tất
cả các trang web đều tuân theo một bảng màu rõ ràng và đẹp mắt.
Lựa chọn logo, hình ảnh, màu sắc
Khi thiết kế logo, bạn không cần quá phức tạp, nhưng nó phải đại diện cho bạn. Ban
đầu, nếu chưa có nhiều thời gian và kinh phí, bạn có thể lựa chọn những trang thiết kế logo
miễn phí. Tuy nhiên, để chuyên nghiệp hơn, bạn vẫn nên tìm cho mình một nhà thiết kế logo.
Ngoài ra, bạn cần quyết định phông chữ và bảng màu. Tùy vào lĩnh vực và đối tượng
mục tiêu, bạn có thể chọn cách thể hiện gần gũi, tối giản hoặc sang trọng, chi tiết.
Website / Blog
Để đáp ứng các mục tiêu xây dựng thương hiệu cá nhân, bạn cần đảm bảo rằng trang
web có các chủ đề thu hút đối tượng mục tiêu. Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là trở thành một
chuyên gia về phát triển bản thân, trang web sẽ cần cung cấp nội dung có giá trị về việc phát
triển các kỹ năng mềm, định hướng cá nhân, quản lý cảm xúc…
Để website có lượt truy cập tốt hơn, bạn có thể tìm hiểu về các cách tối ưu hóa công cụ
tìm kiếm (SEO) để tăng khả năng hiển thị trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing…

14
Ngoài ra, bạn cũng có thể đồng sản xuất nội dung trên các trang web có liên quan khác để nội
dung của bạn có thể xuất hiện khi người dùng tìm kiếm.
Mạng xã hội
Tận dụng tốt sức mạnh của các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Tiktok, Twitter,
Instagram… có thể là cách nhanh nhất giúp bạn được nhiều người biết đến. Vì vậy, hãy dành
thời gian tìm hiểu đối tượng của bạn đang ở trên các nền tảng nào. Bạn sẽ cần xây dựng kế
hoạch phát triển truyền thông trên các nền tảng đó.
Nếu có nguồn lực đủ, bạn có thể tạo kênh trên nhiều nền tảng khác nhau. MC, Youtuber,
nhà sáng tạo nội dung Khánh Vy – cô gái trẻ được biết đến với thành tích nổi bật và khả năng
ngoại ngữ lưu loát sở hữu một loạt kênh mạng xã hội với lượt theo dõi “khủng” trên Facebook
(2,8 triệu người theo dõi), Youtube (1,95 triệu người đăng ký), Tiktok (2,2 triệu người theo dõi)

Bước 5: Tạo Blog và lên kế hoạch nội dung cho Personal Branding
Cách đơn giản và hiệu quả nhất để xây dựng thương hiệu cá nhân là kết hợp viết blog
thường xuyên và duy trì sự hiện diện trên mạng xã hội. Đối với blog, bạn sẽ cần:
Tạo nội dung chất lượng cao
Quảng bá nội dung tích cực nhất có thể.
Lặp lại hai bước này đều đặn, bạn sẽ xây dựng được danh tiếng trực tuyến cùng với
thương hiệu cá nhân của mình.
Loại nội dung sẽ phụ thuộc vào thị trường ngách của bạn. Mọi đối tượng đều khác nhau,
do đó, bạn hãy thử nhiều loại nội dung khác nhau để phù hợp với thị hiếu của khán giả, bao
gồm cả dạng văn bản, podcast, video, slide…
Bước 6: Xây dựng chiến lược truyền thông mạng xã hội
Để tạo ra một thương hiệu cá nhân thành công, bạn chỉ nên truyền tải một thông điệp
duy nhất trên mọi mạng xã hội – nơi khán giả của bạn lui tới.
Mặc dù mỗi kênh có các quy định và cách hoạt động riêng, nhưng hãy cố gắng để duy trì
sự hiện diện ở tất cả các kênh càng giống nhau càng tốt.
Bên cạnh đó, hãy đầu tư cách thể hiện, nội dung, hình ảnh chuyên nghiệp nhất có thể.
Chẳng hạn, bạn nên sử dụng cùng một ảnh hồ sơ trên mọi kênh xã hội và cả trên website; lựa
chọn các hình ảnh đẹp mắt, dùng cùng một bảng màu, cùng giọng điệu và hình thức truyền tải.
15
Bước 7: Xây dựng mối quan hệ với những người có sức ảnh hưởng
Việc kết nối và cung cấp giá trị cho những người có ảnh hưởng trong thị trường ngách
của bạn sẽ đem về nhiều lợi ích. Những nhân vật này có lượng khán giả trung thành và yêu
thích lĩnh vực bạn đang hoạt động, nhờ đó, độ phủ sóng của bạn cũng tăng lên.
Bạn nên xem xét kết nối ở cả hình thức online và offline. Chẳng hạn, bạn có thể tham dự
các sự kiện và tìm cơ hội trò chuyện với những người hàng đầu trong thị trường ngách. Hãy
luôn chuẩn bị danh thiếp để sẵn sàng để chia sẻ với những người có liên quan mà bạn gặp.
Bạn cũng có thể tham gia vào các hội nhóm có liên quan đến lĩnh vực của mình. Tuy
nhiên, cần nhớ rằng các nhóm này hoạt động vì lợi ích của tất cả các thành viên. Vì vậy, bạn
cần cung cấp giá trị cho các thành viên nhóm thay vì chỉ quảng cáo về bản thân mình.

Bước 8: Tìm người cố vấn khi xây dựng thương hiệu cá nhân
Bạn nên tìm cho mình những người cố vấn trong quá trình xây dựng thương hiệu cá
nhân. Người cố vấn đóng vai trò như một người bạn tâm tình, gợi ý hướng đi và các lựa chọn
cho bạn.
Ở giai đoạn đầu, mọi thứ có vẻ khó khăn, và bạn không nhìn thấy được kết quả ngay.
Nhưng khi bạn được biết đến nhiều hơn, bạn sẽ bắt đầu tiếp cận được với những người thành
công trong lĩnh vực đó. Nhiều người trong số họ sẽ sẵn lòng giúp đỡ và hướng dẫn bạn.
Ví dụ về xây dựng thương hiệu cá nhân thành công
Apple là một thương hiệu không còn xa lạ đối với chúng ta được xây dựng nên bởi tỷ
phú Steve Jobs. Có thể nói, nhắc đến những thương hiệu cá nhân thành công nhất thì Apple
xứng đáng là một tên tuổi hàng đầu.
Nhà sáng lập ra Apple, Steve Jobs khởi nghiệp với số vốn ít ỏi và gara cũ kỹ của gia
đình. Để làm nên một thương hiệu trị giá nghìn tỷ đô như hiện nay, Steve Jobs đã luôn không
ngừng theo đuổi sự độc đáo của riêng mình. Ông luôn khuyên mọi người đừng lãng phí thời
gian hữu hạn của mình để sống cuộc đời của người khác và cũng đừng nên tự hạn chế bản thân
bởi những giáo điều được sinh ra bởi người khác.
Sự thành công của Steve Jobs để có Apple như ngày hôm nay đến từ những yếu tố sau:

16
Thứ nhất, Steve Jobs luôn theo đuổi sự hoàn hảo đến tuyệt đối trong bất cứ công việc
nào. Ông đã sẵn sàng cất công đi tìm từng loại gạch, chất liệu gỗ hoàn hảo nhất để sử dụng
trong các chuỗi cửa hàng bán lẻ của Apple.
Thứ hai, đó là việc xây dựng hình ảnh mang tính cá nhân có thẩm mỹ, bắt mắt, dễ nhớ.
Những sản phẩm của Apple như iphone, macbook của apple đều được thiết kế vô cùng đơn
giản, đẹp mắt. Logo nhận diện thương hiệu ấn tượng, dễ nhớ đó là hình quả táo bị khuyết mà
chỉ cần nhìn thấy là người ta đều nhớ đến ngay thương hiệu Apple.
Thứ ba là sự luôn đón đầu xu hướng. Apple luôn là người dẫn đầu, tiên phong trong việc
đầu tư vào công nghệ. Họ đổi mới thương hiệu cá nhân bằng cách không ngừng cập nhật các xu
hướng trong ngành thông qua tương tác với người dùng. Minh chứng là mỗi khi chuẩn bị ra
mắt một dòng Iphone mới thì sẽ luôn có những bản mẫu được lead ra thị trường để mọi người
thảo luận và chờ đón ngày ra mắt.
Steve Jobs có một câu nói nổi tiếng truyền cảm hứng cho mọi người trong việc đam mê
xây dựng thương hiệu cá nhân mang bản sắc riêng đó là: “Trở thành người giàu nhất nghĩa địa
chẳng có ý nghĩa gì đối với tôi hết. Sau cùng điều tôi trông đợi là mỗi đêm đều có thể đặt lưng
xuống, ngủ một giấc thật ngon vì biết rằng ngày hôm đó mình đã tạo ra những điều vô cùng
tuyệt vời.”
2.8 Xây dựng thương hiệu cá nhân ở sinh viên
Sinh viên là khoảng thời gian lý tưởng để bạn xây dựng thương hiệu cá nhân. Các bạn
có thể bắt đầu từ việc đảm nhiệm một vị trí như lớp trưởng, bí thư. Một vị trí tuy nhỏ nhưng nó
cũng giúp các bạn làm quen, rèn dũa bản thân, chịu trách nhiệm và có thể tạo ảnh hưởng lên
một nhóm nhỏ. Bên cạnh đó có thể tham gia một câu lạc bộ bất kỳ. Nó không chỉ giúp bạn kết
nối với các bạn khoa khác mà nó còn giúp bạn học được nhiều thứ để hoàn thiện bản thân hơn.
Hoặc là tham gia các hoạt động như xuân tình nguyện, mùa hè xanh hoặc các cuộc thi về học
thuật để cho bản thân cơ hội tiếp xúc với nhiều người. Thông qua đó thể hiện giá trị bản thân
cho người khác thấy, giúp quảng bá thương hiệu của mình đến nhiều người hơn.

17
CHƯƠNG 3 BÀI HỌC RÚT RA

3.1 Hãy là chính mình

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC RÚT RA


3.2 Personal branding là một quá
trình. Nên làm tuần tự không bỏ
bước

3.3 Nội dung truyền tải phải có


giá trị và phải được xuất hiện
thường xuyên đều đặn.

3.4 Phải có định hướng cho hình


ảnh thương hiệu trong tương lai

3.1 Hãy là chính mình


Điều quan trọng nhất khi xây dựng thương hiệu cá nhân là hãy thể hiện đúng bản thân
mình. Đừng sao chép hình ảnh của người khác, vì làm vậy là bạn lãng phí chính bản thân mình.
Bởi vì bạn là cá thể duy nhất, không ai có thể thay thế bạn và bạn cũng không phải bản sao của
bất kỳ ai.
Bạn có thể dùng bất kỳ kênh nào để quảng bá bản thân như facebook, tiktok,...nhưng
phải thể hiện đúng bản thân vì đó mới là giá trị thực mà mình có thể đem đến cho người xung
quanh. Nó giúp định hình cách suy nghĩ của người khác về mình.
3.2 Personal branding là một quá trình. Nên làm tuần tự không bỏ bước
Có thể chia nhỏ thành 4 bước
Bước 1: Hiểu
Hiểu ở đây là hiểu về chính bản thân của bạn. Bạn giỏi về cái gì? Bạn thích cái gì? Bạn
có cái gì đặc biệt? Khách hàng của bạn là ai? Bạn có thể mang đến giá trị gì cho khách hàng?
Có gì để họ tin bạn? Tại sao họ phải chọn bạn thay vì người khách?

18
Có nhiều công cụ hiện đại giúp bạn tìm ra con người chính bạn có thể nhắc đến như sinh
trắc học vân tay, thần số học, thông qua các câu hỏi tìm hiểu về bản thân hay là ma trận SWOT.
Bước 2: Định vị
Bước này có nghĩa là bạn xác định điều bạn muốn khách hàng nghĩ về bạn họ sẽ nghĩ về
điều gì. Điều này phải thật đặc biệt mà chỉ riêng bạn mới có.
Bước 3: Bắt đầu xây dựng
Bắt tay vào xây dựng bộ nhận diện thương hiệu như bắt đầu từ cách nói chuyện, ăn
mặc, hành động..., Lựa chọn hình ảnh, tác phong phù hợp kết hợp xây dựng các kênh truyền
thông để quảng bá thương hiệu.
Bước 4: Truyền thông quảng bá thương hiệu cá nhân
Xây dựng các video thường xuyên, nhất quán nội dung mà bạn muốn truyền tải đến
khách hàng. Quan trọng của bước này là bạn phải có đủ sự kiên nhẫn. Việc sớm từ bỏ khi
không nhận được chú ý tích cực vào thời gian đầu rất dễ gây ra tình trạng chán nản. Tuy nhiên
bạn cần kiên trì trong một thời gian đủ dài để khắc ghi vào tâm trí khách hàng của bạn hình ảnh
bạn mong muốn họ nhớ đến khi nhắc đến bạn.
Bạn phải thực hiện tuần tự và đầy đủ các bước. Nhưng đa số mọi người thường đẩy
nhanh quá trình thực hiện bước 4 mà bỏ qua 3 bước phía trên. Nếu chỉ tập trung và bước 4 mà
bỏ qua 3 bước đầu tiên thì bản thân bạn không hiểu về bản thân mình, không biết mình muốn
truyền tải gì về mình thì làm sao có thể để người khác hiểu về bạn theo đúng cái cách mà bạn
mong muốn được. Cần làm lâu thì bản thân sẽ càng đi lệch hướng so với mong muốn ban đầu.
3.3 Nội dung truyền tải phải có giá trị và phải được xuất hiện thường xuyên đều
đặn.
Về nội dung bản thân muốn truyền đạt cho người khác các bạn phải đảm bảo nó chất
lượng và tần suất xuất hiện với người khác phải đảm bảo thường xuyên để hình thành ấn tượng
và dần trở thành suy nghĩ mặc định trong tâm trí người khác khi nhắc về bạn. Một nội dung tốt
kết hợp cùng cách quảng bá phù hợp sẽ làm cho người khác dễ bị thu hút bởi bạn hơn.
Ví dụ: khi bạn muốn trở thành một người truyền động lực cho người khác về học tập thì
bạn có thể quay video về hình ảnh chính bản thân bạn đang học một cách chăm chỉ, bạn có thể
tải nó lên tiktok với lịch cố định là vào thứ 2 4 6 lúc 7h và đều đặn nó trong khoảng thời gian là
dài.
19
Nội dung truyền tải phải phù hợp với văn hóa của đối tượng khách hàng mà bạn hướng
đến. Nếu nội dung đi lệch so với nền văn hóa được chấp nhận rất có thể bạn sẽ bị tẩy chay, thay
vì gây dựng được thương hiệu thì bạn lại gây nên tai tiếng.
Ví dụ: Cô gái có tài khoảng youtube tên Kimmie dạy cách kiếm tiền thông qua tinder.
Cô ấy thực sự viral trước truyền thông, nhưng cô ấy đã xây dựng một nội dung mà không thể
chấp nhận khi dùng những chiêu trò để moi tiền đàn ông thông qua những buổi hẹn hò. Đây là
một nội dung được đánh giá không khôn ngoan, và từ đây hình ảnh cô gái đó sẽ luôn bị nhìn
nhận là một cô gái không đàng hoàn.
3.4 Phải có định hướng cho hình ảnh thương hiệu trong tương lai
Phải có định hướng cho hình ảnh thương hiệu trong tương lai. Bởi thương hiệu cá nhân
là cách người khác nhớ đến bạn. nếu không định hình được tương lai bạn cần người khác ghi
nhớ đến bạn như thế thì sẽ rất dễ làm cho bạn đi lệch hướng, không phục vụ được cho mục tiêu
mà bạn cần có trong tương lai. bên cạnh đó, ngoài việc xây dựng thương hiệu cá nhân bạn cũng
cần chú tâm vào việc giữa vững thương hiệu của mình. tránh làm các hành động hay lời nói đi
ngược với hình ảnh mà bạn xây dựng dù vô tình vì nó có thể dễ dàng ghi lại ấn tượng xấu trong
lòng người khác
Có một câu hỏi đặt ra là, người trẻ xây dựng thương hiệu cá nhân theo trend hay để
thành công sớm? Không ít bạn trẻ thay vì xây dựng hình ảnh tích cực, mang lại nhiều giá trị,
một bộ phận lại có cái nhìn sai lệch, cho rằng tạo dựng thương hiệu cá nhân là xu hướng và cần
phải “bắt trend”, họ sáng tạo và đưa ra những nội dung mang hướng tiêu cực, đôi khi là phản
cảm, không mang lại giá trị cho cộng đồng, thông qua những video, scandal hay những trào lưu
gây sốc, ảnh hưởng không hay đến người xem. Xây dựng thương hiệu hiện nay nó là một xu
hướng nhưng bản chất việc xây dựng thương hiệu cá nhân không phải là một “trend” nhất thời
mà là cả một quá trình dài để xây dựng và khiến người khác biết đến bạn thông qua những việc
bạn đang thể hiện. Nó được xây dựng dựa trên những giá trị, kỹ năng, mục tiêu, kinh nghiệm
và đam mê, thể hiện “bản chất” của chính con người bạn. Nó khiến bạn trở nên độc đáo, giúp
bạn tạo ra thị trường ngách cho riêng mình, tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường lao động.
Do vậy bạn cần cẩn thận, tránh những sai lầm trước khi bắt tay vào tạo lập thương hiệu riêng.

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TS Bùi Văn Quang, Giáo trình Quản trị thương hiệu lý thuyết và Thực tiễn, nhà xuất
bản Lao động Xã hội, 2015
Trần Đức Thọ, Nguyễn Thị Thuỳ Dương, Trần Thị Minh Thuý (2021), PHƯƠNG PHÁP
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN TRÊN MẠNG XÃ HỘI, Phương pháp xây dựng
thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội - Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí
Minh (huit.edu.vn), (truy cập từ 29/1 đến 20/2)
Thanh Mai, người trẻ và cách xây dựng thương hiệu cá nhân,
https://vietnamnet.vn/nguoi-tre-va-cach-xay-dung-thuong-hieu-ca-nhan-2142465.html, (truy
cập từ 28 đến 15/2)
Thương hiệu cá nhân là gì? Chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân, (luanvan2s.com)
((truy cập từ 27/1 đến 15/2)
Phan Minh Trí (2021), Xây dựng thương hiệu cá nhân – sinh viên, Xây dựng thương
hiệu cá nhân - sinh viên | PPT (slideshare.net) (truy cập từ 26/1 đến 20/2)
Lê Ngọc Vang, Thương hiệu cá nhân là gì? Ví dụ về thương hiệu cá nhân, Thương hiệu
cá nhân là gì? Ví dụ về thương hiệu cá nhân (webico.vn) (truy cập từ 27/1 đến 17/2)
Chuỗi bài giảng xây dựng thương hiệu cá nhân trên tiktok Cô Long truyền thông,
https://www.tiktok.com/@longtruyenthong?_t=8kD55K79EtM&_r=1 (truy cập từ 27/1 đến
17/2)
Bài hướng dẫn xây dựng thương hiệu cá nhân trên tiktok Jennie Huynh,
https://www.tiktok.com/@huynhgiapyennhi?_t=8kD5NnDpScB&_r=1 (truy cập từ 28 đến
15/2)
Postcard xây dựng thương hiệu cá nhân của Việt Nét, https://youtu.be/JY_bzjTChq0?
si=5Np9tpelyySB5jqq (truy cập 14/2)

21
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU..................................................................................................3

1.1 Sự cần thiết của đề tài............................................................................................3

1.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................3

1.3 Ý nghĩa đề tài.........................................................................................................4

CHƯƠNG 2 LÝ THUYẾT VÀ THỰC TẾ...................................................................5

2.1 Các khái niệm........................................................................................................5

2.1.1 Khái niệm thương hiệu?.................................................................................5

2.1.2 Khái niệm thương hiệu cá nhân?....................................................................6

2.1.3 Khái niệm xây dựng thương hiệu cá nhân là gì?............................................7

2.2 Phân biệt “Thương hiệu cá nhân” với các khái niệm khác....................................8

2.2.1 Nhận diện cá nhân..........................................................................................8

2.2.2 Hình tượng cá nhân.........................................................................................8

2.2.3 Thương hiệu cá nhân......................................................................................8

2.3 Các yếu tố tạo làm nên một thương hiệu cá nhân.................................................9

2.4 Tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cá nhân....................................10

2.5 Xây dựng thương hiệu cá nhân từ khi nào?.........................................................11

2.6 Các tiêu chí đo lường hiệu quả thương hiệu cá nhân..........................................12

2.7 Quy trình cơ bản xây dựng thương hiệu cá nhân................................................13

2.8 Xây dựng thương hiệu cá nhân ở sinh viên.........................................................19

CHƯƠNG 3 BÀI HỌC RÚT RA.................................................................................20

3.1 Hãy là chính mình...............................................................................................20

3.2 Personal branding là một quá trình. Nên làm tuần tự không bỏ bước.................20

3.3 Nội dung truyền tải phải có giá trị và phải được xuất hiện thường xuyên đều đặn.
21
22
3.4 Phải có định hướng cho hình ảnh thương hiệu trong tương lai...........................22

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................23

23

You might also like