You are on page 1of 5

4.2.3.

Phương pháp ra quyết định trong quản trị


Phương pháp ra quyết định cá nhân:

Mức
độ chấp Phân tích Khái quát
nhận
sự mơ Chỉ huy hành vi
hồ
Thấp
Cao
Chỉ huy: Đưa ra quyết định nhanh và ngắn hạn. Chấp nhận sự mơ hồ thấp và dựa
vào lý trí khi suy nghĩ. Thích hợp với những quyết định cần ít thông tin và không có
nhiều phương án để lựa chọn.
Phân tích: Cần nhiều thông tin và đưa ra nhiều phương án. Chấp nhận sự mơ hồ
cao hơn.
Khái quát: Tầm nhìn rộng và xem xét nhiều phương án, dài hạn.
Hành vi: Chú trọng đến cách cư xử, tránh xung đột. Thường có mối quan hệ tốt với
người khác.
Phương pháp ra quyết định tập thể:
Phương pháp chuyên quyền: bạn hoàn toàn tự đưa ra quyết định và sau đó thông
báo quyết định đó tới nhân viên của mình. Khi bạn đưa ra một quyết định có tính khác
biệt, bạn tìm mọi cách tuyên truyền quyết định đó tới nhân viên nhưng sẽ không thể
lôi cuốn họ vào các cuộc thảo luận hay được họ thừa nhận.
Phương pháp phán quyết cuối cùng: bạn choo phép những nhân viên khác thảo
luận và đưa ra các giải pháp cho vấn đề. Bạn có thể lưu tâm tới những ý kiến đó khi
đưa ra quyết định hoặc không. Bạn cũng có thể đưa ra các tình huống để nhân viên
thảo luận một cách thẳng thắn nhưng người quyết định cuối cùng là bạn.
Phương pháp nhóm tri thức: bạn và một người khác cùng đưa ra một quyết định
mà không cần tham khảo ý kiến của những người khác. Bạn bàn bạc, đưa ra giải pháp,
ra quyết định và trình bày trước những nhân viên khác. Thậm chí bạn cũng có thể
trình bày trước họ về cơ sở đưa ra quyết định của mình.
Phương pháp tham vấn: bạn ở vị trí của một nhà tham vấn. Bạn có thể đưa ra
quyết định thăm dò ban đầu và trình bày quyết định đó để cả nhóm cùng thảo luận và
đưa ra ý kiến. Bạn sẽ xem xét một cách cẩn thận và công khai các ý kiến đó trước khi
đưa ra quyết định. Thường bạn sẽ đi tới một quyết định sơ bộ và sau đó trình bày
quyết định đó trước nhóm để cùng thảo luận. Bạn cần giữ cách nhìn cởi mở và sẵn
sàng tiếp thu những luận điểm thẳng thắn của các nhân viên khác. Bạn cũng cho phép
những người khác sàng lọc quyết định ban đầu của mình hay đưa ra những lời khuyên
và sự hỗ trợ từ các cách nhìn khác. Quyết định cuối cùng là ở chính bạn, thông qua
việc xem xét một cách kỹ lưỡng và thẳng thắn từ các cách nhin khác.
Phương pháp luật số đông: phương pháp này đề cao tính dân chủ, trong đó tất cả
các thành viên trong nhóm đều tham gia vào tiến trình quyết định thông qua việc mỗi
thành viên đều được quyền biểu quyết bình đẳng. Nhóm sẽ bỏ phiếu cho quyết định
đưa ra. Quyết định nhận được đa số phiếu sẽ trở thành quyết định chính thức.
Phương pháp đồng thuận: là phương pháp trong đó tất cả các nhân viên cùng đưa
ra quyết định. Một quyết định không thể nào đạt được nếu chưa được tất cả các nhân
viên tán thành. Phương pháp này có thể mang lại những quyết định chất lượng cao
nhờ các đề xuất đa dạng và mang tính xây dựng, tuy nhiên nó lại tiêu tốn khá nhiều
thời gian. Đồng thuận là phương pháp quyết định nhằm tận dụng nguồn lực nhân sự
hiện có và gảii quyết một cách sáng tạo xung đột cũng như các vấn đề căn bản.
Mỗi phương pháp ra quyết định đều có những thuận lợi và khó khăn nhất định.
Những thuận lợi và khó khăn này đều có liên quan tới các tiêu chí xem xét mà chúng
ta đã thảo luận trước đó

Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm

Chuyên quyền + Tiết kiệm thời gian + Thiếu sự cam kết


+ Hiệu quả khi đưa ra + Gây hiềm khích
các quyết định chuẩn + Mang tính cá nhân
+ Chuyên môn lãnh đạo

Phán quyết cuối cùng + Tận dụng nguồn lực + Thiếu cam kết
nhóm + Tồn đọng mâu thuẫn
+ Mang lại các ý tưởng + Tăng tính cạnh tranh
mới mẻ

Nhóm trí thức + Tiết kiệm thời gian + Thiếu cam kết
+ Thảo luận cởi mở + Tồn đọng mâu thuẫn
+ Nảy sinh những ý + Thiếu sự tương tác
tưởng

Tham vấn + Huy động ý kiến của + Xác định đúng


thành viên nhóm chuyên gia
+ Thảo luận cởi mở + Tính công khai của
+ Nảy sinh những ý lãnh đạo
tưởng

Luật đa số + Tiết kiệm thời gian + Dễ gây hiềm khích


+ Thảo luận kín với số ít người
+ Không đủ cam kết
+ Dễ xoay chuyển

Đồng thuận + Cách tân + Mất nhiều thời gian


+ Có tính cam kết + Yêu cầu mức độ kỹ
+ Tận dụng các khả năng làm việc nhóm cao.
năng
+ Các quyết định có
tính nghiêm túc
4.2.3. Một số kỹ thuật và công cụ hỗ trợ ra quyết định quản trị.
Các công cụ định lượng:
Ma trận kết quả kinh doanh:
VD: Doanh nghiệp dự định xây phân xưởng có 2 lựa chọn.
Phân xưởng lớn: lợi ròng 2 tỷ Đồng (Nếu thị trường thuận lợi) hoặc -1.8 tỷ (Nếu
không thuận lợi).
Phân xưởng nhỏ: lợi ròng 1 tỷ Đồng (Nếu thị trường thuận lợi) hoặc -0.2 tỷ (Nếu
không thuận lợi).
Xác xuất thị trường thuận lợi: 0.5
Xác xuất thị trường không thuận lợi: 0.5
Cách lựa chọn Thị trường thuận lợi Thị trường ko thuận lợi
Nhà máy lớn A 2 -1.8
Nhà máy nhỏ B 1 -0.2
Xác xuất 0.5 0.5
Có EMV=
EMVA =0.5*2+0.5*(-1.8)=0.1 tỷ
EMVB =0.5*1+0.5*(-0.2)=0.4tỷ
Ma trận kết quả kinh doanh giúp cho doanh nghiệp cơ quan, tổ chứ tính được giá trị
định lượng tính được lãi suất và lợi nhuận của mình để có phương án cụ thể làm việc.

Cây quyêt định:


Trong lý thuyết quyết định, một cây quyết định là một đồ thị của các quyết định và
các hậu quả có thể của nó (bao gồm rủi ro và hao phí tài nguyên). Cây quyết định
được sử dụng để xây dựng 1 kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu mong muốn.
1 số ưu điểm:
 Cây quyết định dễ hiểu. Người ta có thể hiểu mô hình cây quyết dịnh sau khi được
giải thích ngắn.
 Việc chuẩn bị dữ liệu cho 1 cây quyết định là cơ bản hoặc không cần thiết.Các kỹ
thuật khác thường đòi hỏi chuẩn hóa dữ liệu, cần tạo các biến phụ và loại bỏ các
giá trị rỗng.
 Cây quyết đinh có thể xử lý cả dữ liệu có giá trị bằng số và dữ liệu có giá trị là tên
thể loại.
 Cây quyết định là một mô hình hộp trắng. Nếu có thể quan sát 1 tình huống cho
trước trong một mô hình, thì có thể dễ dàng giải thích điều kiện đó bằng logic
Boolean.
Công cụ bán định lượng:
Kỹ thuật delphi: Sử dụng trong các quyết định tập thể nó không đòi hỏi sự
hiện diện của các thành viên.
Kỹ thuật Delphi: Các thành viên không gặp nhau.
 Vấn đề được xác định, các thành viên cung cấp các giải pháp thông qua một
loạt các bảng câu hỏi được thiết kế trước.
 Mỗi thành viên giấu tên và độc lập trả lời bảng câu hỏi.
 Kết quả được xử lý tại trung tâm, được ghi lại và sao thành nhiều bản.
 Mỗi thành viên sẽ nhận được một bản sao kết quả.
 Sau khi xem kết quả, các thành viên được hỏi lại về giải pháp.
 Lặp lại được lặp lại cho đến khi đạt được sự thống nhất.

200−180
=10
2
100−20
=40
2

You might also like