You are on page 1of 4

Bài tập thực hành số 8

Đặc điểm của hành động ý chí

Yêu cầu người học khi thực hiện bài tập thực hành số 8:
1/ Hoàn thành bài tập: Người học cần sử dụng những kiến thức cơ bản đã học
trong bài 7 của chương trình môn học để trả lời các câu hỏi của bài tập. Từ đó củng
cố, mở rộng và hiểu sâu rộng thêm kiến thức.
2/ Sau khi hoàn thành bài tập: Trên cơ sở trả lời các câu hỏi của bài tập, người
học phải biết vận dụng vào thực tiễn học tập và đời sống.
Nội dung tình huống:
Một hành động ý chí là 1 hành động:
a/ có mục đích e/ có sự lựa chọn phương tiện, biện pháp
b/ mới mẻ, khác thường f/ tự động hóa
c/ chính xác, hợp lí g/ cả a, d, và e.
d/ có sự nỗ lực khắc phục khó khăn
Câu hỏi:
1/ Hãy đánh dấu "x" vào bên cạnh chữ cái chỉ những đặc điểm của hành động
ý chí mà bạn cho là đúng.
2/ Trong những đặc điểm của hành động ý chí đó thì đặc điểm nào là quan
trọng nhất? Tại sao?
3/ Cho một ví dụ minh hoạ và chỉ ra những đặc điểm đặc trưng của hành động
ý chí trong ví dụ đó.
4/ Vận dụng vào trong học tập và đời sống hàng ngày.

1
Câu 1:
Một hành động ý chí là 1 hành động:
+ có mục đích
+ có sự nỗ lực khắc phục khó khăn
+ có sự lựa chọn phương tiện, biện pháp
 Đáp án đúng là g/ cả a, d, và e.

Câu 2:
Trong những đặc điểm của hành động ý chí thì đặc điểm “có mục đích” là đặc
điểm quan trọng nhất vì:

- Hành động ý chí luôn có mục đích, được chủ thể ý thức một cách rõ ràng giúp
con người điều chỉnh hành vi hướng vào mục đích tự giác.

- Các đặc điểm khác của hành động ý chí chỉ được xác định khi mục đích của
hành động được thiết lập rõ ràng. Chỉ khi có mục đích, chúng ta mới có thể
vạch ra và lựa chọn các phương tiện, biện pháp nhằm đạt được mục đích đề ra.
Và sự nỗ lực khắc phục khó khăn chỉ nảy sinh trong quá trình sử dụng các
phương tiện và biện pháp đó nhằm đạt được mục đích ban đầu.

- Trước khi hành động con người tự hỏi "hành động để đạt mục đích gì”, nghĩa là
con người phải ý thức được mục đích của hành động, ý chí sẽ giúp con người ta
đạt được mục đích - ý thức được mục đích của hành động là đặc điểm cơ bản,
điển hình của hành động ý chí. Nếu mất đi đặc điểm này thì không thể gọi là
hành động ý chí.

- Một hành động ý chí thường gồm có 3 giai đoạn cơ bản sau: Giai đoạn chuẩn
bị, giai đoạn thực hiện, giai đoạn đánh giá kết quả của hành động. Trong đó đặc
điểm “có mục đích” là yếu tố cơ bản, chủ đạo và quan trọng cần phải xác định
trong giai đoạn đầu tiên. Giai đoạn này đòi hỏi con người cần đặt ra và ý thức
rõ ràng về mục đích hành động. Nhưng con người ta có nhiều nhu cầu khác
nhau cùng một lúc, do đó cùng một lúc phải đề ra nhiều mục đích khác nhau
cho hành động của mình. Thực tế con người khi hành động chỉ có thể thực hiện

một hay hai mục đích nào đó. Chính vì vậy trong quá trình đề ra mục đích
hành động tất yếu phải diễn ra cuộc đấu tranh bản thân để chọn lấy một trong
2
hai mục đích. Nhu cầu một khi đã ý thức một cách sâu sắc nó sẽ trở thành động
cơ của hành động. Vì vậy mà sự đấu tranh bản thân còn gọi là đấu tranh động
cơ. Trong đấu tranh động cơ thì vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm khả năng nhận
thức và tình cảm của nhân cách giữ một vai trò quan trọng. Sự khuyến cáo của
người lớn, người có uy tín có ý nghĩa nhất định trong việc xác định, đấu tranh
động cơ. Tóm lại, việc xác định rõ ràng và chính xác mục đích hành động quyết
định kết quả của hành động ý chí cũng như quá trình thực hiện hành động ý chí.
Muốn có kết quả hành động ý chí tốt thì phải có mục đích và xác định được
mục đích hành động đồng thời phải lập kế hoạch để biết mình cần làm những gì
để đạt được mục đích.

- Mục đích của hành động ý chí thể hiện giá trị, nội dung đạo đức của hành động
ý chí. Điều đó nói lên rằng mục đích của hành động ý chí nào phù hợp với sự
phát triển của xã hội thì hành động ý chí đó chân chính và ngược lại. Hai hành
động ý chí có phương pháp thực hiện giống nhau nhưng mục đích khác nhau
thì là phân biệt với nhau.

Câu 3:
Ví dụ về hành động ý chí: Hành động lấy thân mình lấp lỗ châu mai của anh Phan
Đình Giót.

Hành động ý chí: Chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, đơn vị của ông nổ súng tiêu diệt
địch ở Him Lam. Bộ đội đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc
phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín thì bị thương vào đùi nhưng vẫn xung
phong đánh tiếp quả thứ mười. Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn như mưa xuống
trận địa. Bộ đội bị thương vong nhiều. Sau đó, Phan Đình Giót đánh liên tiếp hai quả
bộc phá nữa, phá hàng rào cuối cùng, mở thông đường để quân đội lên đánh lô cốt
đầu cầu. Quân Pháp hoang mang, vận dụng thời cơ, ông vọt tiến công lô cốt số 2, ném
thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Trong đợt xung phong này, ông bị thương
vào vai và đùi, mất máu rất nhiều. Bất ngờ, hỏa điểm lô cốt số 3 của lính Pháp bắn
mạnh. Lực lượng xung kích Việt Nam bị ùn lại, Phan Đình Giót bò đến lô cốt số 3 với
ý nghĩ là dập tắt ngay lô cốt này. Phan Đình Giót đã dùng sức (khi đã bị thương, mất
máu) nâng tiểu liên bắn vào lỗ châu mai, miệng hô to: “Quyết hy sinh vì Đảng, vì dân
“rồi sau đó lấy thân mình lấp lỗ châu mai, do đó hỏa điểm bị dập tắt, quân Việt Nam
xông lên và tiêu diệt Him Lam, góp phần cho chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đặc điểm đặc trưng của hành động:


- Tính có mục đích: Mục đích là phải làm sao để dập tắt được lô cốt số 3. Nhiều
khi, trong cùng một lúc, con người thường có nhiều mục đích khác nhau, thậm
chí trái ngược nhau, song hành động trong giây phút ấy thì chỉ có một. Vì vậy,
lúc này Phan Đình Giót không nghĩ đến lợi ích cá nhân, mà đặt lợi ích Tổ quốc
là trên hết, ông phải chọn lấy một mục đích, một động cơ hành động là hy sinh
3
thân mình vì nghĩa lớn, vì sự nghiệp toàn dân.Trong trường hợp này, mục đích
nào được nhận thức là cấp thiết, là phù hợp với bản thân, thì mục đích ấy được
giữ lại và chi phối hành động, tức là cuộc đấu tranh động cơ được kết thúc bằng
một quyết định là lấy thân mình lấp lỗ châu mai. Mục đích này thể hiện nội
dung, phẩm chất đạo đức cao cả của hành động ý chí. Hành động của anh Phan
Đình Giót thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, hi sinh quả cảm vì Tổ quốc. Cuộc
đấu tranh của nhân dân ta tuy gian nan, vất vả nhưng đã thành công vì có
những người con như anh.

- Tính có sự lựa chọn phương tiện, biện pháp: Kế hoạch hành động với ý nghĩ
ban đầu là dùng súng tiểu liên xả đạn vào bên trong lô cốt thông qua lỗ châu
mai để tiêu diệt địch. Sau đó anh lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai nhằm
làm cho quân Pháp bên trong bị vướng không bắn ra được nữa, quân Việt Nam
chớp cơ hội xung phong tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam. Sự lựa chọn phương
tiện và phương pháp trong hoàn cảnh này đem lại rủi ro là phải trả giá bằng cả
tình mạng của anh. Tuy nhiên, nó là cần thiết và cấp bách đối với tính mạng
của toàn quân và sự thành bại của cả chiến dịch do đó Phan Đình Giót đã quyết
định hi sinh bản thân vì nghiệp lớn. Hành động ý chí của anh Phan Đình Giót
được coi là một hành động ý chí cấp bách, được quyết định và thực hiện trong
chớp nhoáng.

- Tính có sự nỗ lực khắc phục khó khăn: Phan Đình Giót mặc dù đang bị
thương nơi đùi (do ném bộc phá bị thương), phải khó khăn lê thân mình đến
miệng lô cốt dưới làn đạn của lính Pháp. Quyết định hi sinh bản thân đòi hỏi
cần phải có một thái độ cương quyết và cứng rắn, tư tưởng hi sinh cao cả. Mặc
dù bản thân chịu quá nhiều thương tổn nhưng anh vẫn giữ được sự điềm tính,
tinh thần khảng khái bất khuất, sẵn sàng thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc
qua câu nói cuối cùng: “Quyết hy sinh vì Đảng, vì dân “. Câu nói vừa vực dậy
tinh thần quân ta, công kích vào ý chí chiến đấu của giặc, đồng thời khẳng định
sự thành công tất yếu của chiến dịch cũng như nền hoà bình của đất nước. Thái
độ của Phan Đình Giót trước khó khăn biểu hiện mức độ nỗ lực ý chí của ông
ấy. Khó khăn càng nhiều, càng khắc phục được, thì sự nỗ lực ý chí càng cao,
ông bất chấp vết thương rỉ máu, bất chấp tính mạng của mình. Sự vĩ đại và uy
lực của ông chính là ở chỗ biết huy động toàn bộ sức mạnh thể chất, tinh thần
và xúc cảm, vượt hết trở ngại này đến trở ngại khác một cách liên tục và có
mục đích. Mặc dù hi sinh nhưng hành động của anh đã đạt được mục đích ban
đầu, sự hy sinh ấy là vĩ đại, sự hy sinh của ông đã hạn chế sự hy sinh của đồng
đội, giúp được Đại đội 58 hoàn thành nhiệm vụ. Sự hy sinh của ông đã góp
phần làm nên chiến thắng Him Lam, mở màn cho chiến thắng Điện Biên Phủ
lịch sử.

You might also like