You are on page 1of 1

câu 3: Có một số ý kiến băn khoăn về việc cho phép các tổ chức tôn giáo tham gia sâu

vào
hoạt động giáo dục và truyền bá tôn giáo trong trường học. Do đó, đề nghị vấn đề thành lập
cơ sở giáo dục, hoạt động giáo dục nên để pháp luật về giáo dục điều chỉnh, dự thảo Luật tín
ngưỡng, tôn giáo không nên quy định rõ vấn đề này.
Đến năm 2003, Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Đảng đã xác định quan
điểm cơ bản về vấn đề các tổ chức tôn giáo tham gia vào hoạt động giáo dục như sau: “Giải
quyết việc tôn giáo tham gia thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động y tế, văn hóa, xã
hội, giáo dục… của Nhà nước, theo nguyên tắc:
- Khuyến khích các tôn giáo đã được Nhà nước, thừa nhận tham gia phù hợp với
chức năng, nguyên tắc tổ chức của mỗi tôn giáo và quy định của pháp luật.
- Cá nhân tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành tham gia với tư cách công dân thì
được khuyến khích và tạo điều kiện thực hiện theo quy định của pháp luật”[19].
Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 là cơ sở để Quốc hội ban hành Pháp lệnh
tín ngưỡng, tôn giáo số 21/2004/PL-UBTVQH11 ngày 18/6/2004, pháp lệnh đầu tiên về tín
ngưỡng, tôn giáo được ban hành. Pháp lệnh cũng “khuyến khích tổ chức hoạt động giáo dục,
y tế, từ thiện nhân đạo theo quy định của pháp luật”
theo quan điểm của nhóm em thì nên cho phép các tổ chức tôn giáo tham gia vào hoạt động
giáo dục.
Vì để bảo đảm tính bình đẳng thì các cơ sở tôn giáo thực hiện hoạt động giáo dục cũng hoạt
động theo quy định của pháp luật về giáo dục.Quan trọng là quy định như thế nào để các tổ
chức tôn giáo tuân thủ các quy định của pháp luật về giáo dục, không để xảy ra tình trạng lợi
dụng để truyền bá tín ngưỡng, tôn giáo trái luật.

You might also like