You are on page 1of 4

VĂN HỌC TRUNG ĐẠI

I – Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ


1. Nằm trong cuốn “Truyền kì mạn lục”
-> Nhan đề: ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.
2. Chủ đề của tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”:
- Cảm thương cho số phận bất hạnh của người phụ nữ dưới chế độ pk
- Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của người phụ nữ
- Lên án, tố cáo chế độ pk đầy bất công
-> tinh thần nhân đạo
3. Nhân vật Vũ Nương
a) Phẩm chất
- Thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp
- Người vợ thủy chung
+ hiểu tính chồng đa nghi, hay ghen -> giữ gìn khuôn phép, không để xảy ra thất hòa
+ khi tiễn chồng đi lính: không mong vinh hiển, chỉ mong chồng trở về bình an; thông
cảm với những gian lao chồng trải qua; bày tỏ nhớ nhung
+ khi chồng đi lính: thủy chung, giữ gìn phẩm hạnh, chăm sóc gia đình chu đáo; nhớ
chồng.
+ khi bị nghi oan: nói đến thân phận mình, tình nghĩa vợ chồng, khẳng định tấm lòng
thủy chung, cầu xin chồng đừng nghi oan -> cố gắng hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ
tan vỡ -> thất vọng -> mượn dòng nước Hoàng Giang để tỏ tấm lòng trinh bạch.
+ ở dưới thủy cung: không nguôi nhớ về gia đình
- Người con dâu hiếu thảo:
+ chăm sóc mẹ chồng chu đáo
+ mẹ chồng ốm: hết sức thuốc thang, nói lời ngọt ngào khuyên lơn
+ mẹ chồng mất: lo ma chay tế lễ như đối với cha mẹ đẻ, hết lòng thương xót.
- Người mẹ thương con
+ yêu thương, chăm sóc con
+ lấy bóng mình trên tường để dỗ dành con, bù đắp sự thiếu thốn tình cha của đứa con
nhỏ.
- Người trọng nhân phẩm, tình nghĩa
+ chọn cái chết để tự minh oan
+ ở dưới thủy cung luôn nhớ về quê hương, gia đình, khao khát phục hồi danh dự, được
giải oan.
+ khi được giải oan thì vẫn ở lại thủy cung để trả nghĩa cho Linh Phi.
b) Số phận: bất hạnh
- hôn nhân bất bình đẳng
- chồng đa nghi, hay ghen.
- chồng đi lính, một mình chăm sóc mẹ già, nuôi dạy con thơ
- bị nghi oan mà không thanh minh được -> chọn cái chết để tỏ tấm lòng trong sạch.
-> nỗi bất hạnh của người phụ nữ VN trong chế độ pk.

II – Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn phái


1. Hoàng Lê nhất thống chí
- Nhan đề: ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê.
- Thể loại: thể chí
Tiểu thuyết lịch sử chương hồi
2. Hồi thứ 14
- Nội dung:
+ Kể về việc QT cầm quân ra Bắc đánh quân Thanh năm 1789
+ Nổi bật hình ảnh QT – Nguyễn Huệ tài đức song toàn
+ Sức mạnh như vũ bão của quân Tây Sơn
+ Sự hèn nhát của quân tướng nhà Thanh và số phận bi thảm của vua tôi Lê Chiêu
Thống.
- Hình tượng người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ
+ Là người hành động mạnh mẽ, quyết đoán: nghe tin giặc ở Thăng Long -> định thân chinh
cầm quân đi ngay; trong vòng 1 tháng, làm được bao nhiêu việc lớn: lên ngôi, đốc xuất đại binh
ra Bắc
+ Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén:
 Sáng suốt trong việc lên ngôi
 Sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch – ta: lời phủ dụ
 Sáng suốt trong việc xét đoán bề tôi: các tướng Sở, Lân và Ngô Thì Nhậm
+ Tầm nhìn xa trông rộng
 Quả quyết chỉ mươi ngày là đánh đuổi được người Thanh
 Tính sẵn kế hoạch ngoại giao
+ Tài thao lược hơn người (mưu lược và dùng binh)
 Tài điều binh hành quân: mở cuộc phản công thần tốc; vừa hành quân, tuyển lính, huấn
luyện, vừa đánh giặc mà hàng ngũ vẫn chỉnh tề, bí mật tuyệt đối.
 Tài điều khiển các trận đánh: trận Phú Xuyên, trận Hà Hồi, trận Ngọc Hồi.
+ Oai phong, lẫm liệt trong chiến trận: tổng chỉ huy chiến dịch thực sự, vua cưỡi voi trong
tấm áo bào đỏ đã sạm đen khói thuốc súng.

III – Truyện Kiều – Nguyễn Du


1. Tìm hiểu chung:
- Nguồn gốc: dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung
Quốc)
- Nhan đề: Đoạn trường tân thanh (tên gọi khác là “Truyện Kiều”)
- Thể loại: Truyện thơ Nôm
- Kết cấu: 3 phần
+ Phần 1: Gặp gỡ và đính ước
+ Phần 2: Gia biến và lưu lạc
+ Phần 3: Đoàn tụ
2. Chị em Thúy Kiều
* Vị trí đoạn trích: nằm ở phần 1 “Gặp gỡ và đính ước” trong kết cấu tác phẩm.
* Phân tích:
- Giới thiệu khái quát 2 chị em Kiều (4 câu đầu)
+ Hai cô con gái đẹp họ Vương, chị là Thúy Kiều, em là Thúy Vân
+ Vẻ đẹp: “mai cốt cách” – phong thái, dáng vẻ thanh cao, duyên dáng như cây mai;
“tuyết tinh thần” – tinh thần của tuyết trắng và trong sạch, hai chị em Kiều có tâm hồn trong
trắng, thuần khiết. -> bút pháp ước lệ tượng trưng (lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp
của con người)
-> mang vẻ đẹp hoàn hảo, toàn thiện toàn mĩ.
- Vẻ đẹp của Thúy Vân (4 câu tiếp)
+ trang trọng khác vời: vẻ đẹp sang trọng, quý phái
+ NT: liệt kê, nhân hóa, bút pháp ước lệ tượng trưng
 Khuôn trăng đầy đặn: khuôn mặt tròn đầy, phúc hậu
 Nét ngài nở nang: đôi lông mày đậm sắc –> ý chỉ đôi mắt đẹp
 Hoa cười: nụ cười tươi tắn như hoa
 Ngọc thốt: tiếng nói trong trẻo như tiếng ngọc
 Mây thua nước tóc: mái tóc óng ả, mềm mượt, bồng bềnh hơn cả mây
 Tuyết nhường màu da: làn da trắng mịn màng hơn cả tuyết
-> vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, quý phái
-> Các từ “thua, nhường”: thiên nhiên nhún nhường trước vẻ đẹp của Vân
-> Dự báo trước 1 cuộc đời bình lặng, êm ả
-> Bức chân dung mang tính cách, số phận.
- Vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều (12 câu tiếp)
+ Thủ pháp đòn bẩy -> làm nổi bật vẻ đẹp và tài năng của Kiều
+ Sắc đẹp: Tập trung miêu tả đôi mắt: làn thu thủy – đôi mắt trong như làn nước mùa thu, sống
động, tinh anh, có hồn; nét xuân sơn – đôi lông mày như nét núi mùa xuân
-> hoa ghen, liễu hờn -> thiên nhiên đố kị trước vẻ đẹp của Kiều -> dự báo cuộc đời đầy sóng
gió.
+ Tài năng: tư chất thông minh, giỏi cả cầm, kì, thi, họa, nổi bật nhất là tài đàn, sáng tác nhạc
(khúc Bạc mệnh)
+ Tâm hồn: đa sầu đa cảm
-> Kiều hội tụ cả SẮC – TÀI – TÌNH
- Nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em (4 câu cuối)
+ Hai chị em Kiều đều ở tuổi cập kê, nhan sắc ở vào độ nở rộ nhất
+ Cuộc sống khuôn phép, tiết hạnh đoan trang.
=> Tác giả thể hiện sự ca ngợi và trân trọng vẻ đẹp của hai chị em Kiều.
3. Kiều ở lầu Ngưng Bích
* Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần 2 “Gia biến và lưu lạc” trong kết cấu tác phẩm.
* Phân tích:
- Khung cảnh lầu Ngưng Bích và nỗi cô đơn tội nghiệp của Kiều (6 câu đầu)
+ khóa xuân: tình cảnh Kiều bị giam lỏng
+ Không gian: mênh mông, hoang vắng, rợn ngợp
-> Kiều trở nên chơ vơ, nhỏ bé, cô đơn
+ Thời gian: mây sớm, đèn khuya -> thời gian tuần hoàn khép kín như giam hãm con người ->
bẽ bàng: xấu hổ, tủi thẹn -> thường trực trong tâm hồn Kiều.
-> nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng: tâm trạng bối rối, ngổn ngang.
* NT: tả cảnh ngụ tình
- Nỗi nhớ Kiều dành cho Kim Trọng và cha mẹ
+ Nỗi nhớ Kiều dành cho Kim Trọng:
 Người dưới nguyệt chén đồng: Kim Trọng. -> Kiều nhớ tới những kỉ niệm đẹp của tình
yêu đầu (nhớ Kim Trọng trước khi nhớ cha mẹ vì phù hợp với quy luật tâm lí, thể hiện
sự tinh tế của ND, Kiều đã trọn chữ hiếu nhưng chưa vẹn chữ tình)
 Tưởng tượng cảnh Kim Trọng không biết việc nàng bán mình chuộc cha, vẫn ngày đêm
mong ngóng nàng uổng công vô ích.
 Thấm thía tình cảnh bơ vơ, lưu lạc nơi đất khách quê người
 Ẩn dụ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”: tấm lòng son sắt thủy chung dành cho Kim
Trọng không bao giờ phai nhạt, tấm lòng trong sạch đã bị vùi dập hoen ố biết bao giờ
gột rửa cho hết.
=> Kiều là một người con gái thủy chung, giàu lòng vị tha.
+ Nỗi nhớ Kiều dành cho cha mẹ
 Người tựa cửa hôm mai: cha mẹ Kiều -> xót xa khi nghĩ tới cảnh cha mẹ sớm chiều tựa
cửa ngóng tin con trong vô vọng.
 Băn khoăn, day dứt, lo lắng cho cha mẹ ngày một già yếu, không biết ai sẽ chăm sóc cha
mẹ những ngày đông giá rét hay mùa hè nóng nực
 Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh” và các điển cố “sân Lai, gốc tử” chỉ sự hiếu thảo của
Kiều dành cho cha mẹ
 Ẩn dụ “cách mấy nắng mưa”: không gian xa xôi cách trở + sự tàn phá của thời gian lên
cảnh vật và con người.
=> Kiều là người con hiếu thảo
*NT: độc thoại nội tâm, miêu tả tâm lí tinh tế.
- Nỗi buồn da diết của Kiều qua bức tranh tả cảnh (8 câu cuối)
+ Điệp ngữ “buồn trông”: tạo âm hưởng trầm buồn, nhấn mạnh nỗi buồn triền miên, dai dẳng,
mở ra 4 cảnh với 4 sắc độ, cung bậc tâm trạng.
+ Cảnh 1: Cửa bể chiều hôm
 Không gian mênh mông, thiếu vắng sự sống con người -> tĩnh lặng
-> con người cô đơn
 Thời gian chiều hôm -> nỗi nhớ nhà, quê hương
=> BUỒN NHỚ
+ Cảnh 2: Cảnh hoa trôi man mác
 Ẩn dụ “hoa trôi man mác”: thân phận lênh đênh, chìm nổi của Kiều
 Câu hỏi tu từ “biết là về đâu”: tâm trạng lo lắng, băn khoăn về tương lai vô định
=> BUỒN TỦI
+ Cảnh 3: Nội cỏ rầu rầu
 Không gian nhuốm một sắc xanh đơn điệu, buồn chán, vô vị, tẻ nhạt
 Cảnh vật: héo úa, buồn bã
=> BUỒN CHÁN
+ Cảnh 4: Gió cuốn mặt duềnh
 Ẩn dụ “gió cuốn mặt duềnh”: thế lực đen tối bủa vây lấy Kiều
 Từ láy “ầm ầm”: sự dữ dội
=> BUỒN LO, khiếp sợ, hãi hùng.
* NT: tả cảnh ngụ tình, điệp ngữ, câu hỏi tu từ, từ láy.
=> Cảnh lầu NB hiện lên qua tâm trạng của Kiều: từ xa -> gần, màu sắc từ nhạt -> đậm, âm
thanh từ tĩnh -> động, nỗi buồn từ man mác -> lo âu, kinh sợ.

You might also like