You are on page 1of 6

HEINRICH SCHLIEMANN HỌC NGOẠI NGỮ NHƯ THẾ NÀO?

Ông là từng sống cuộc sống nghèo khổ, tưởng chừng như không thể gượng dậy được
nhưng chính sự kiên trì, nỗ lực hết mình đã giúp ông thành coongm trở thành người
nổi danh bởi biết 22 ngoại ngữ

Cuộc sống nghèo sống lận đận và cực khổ

Hơn 5 năm làm việc cực khổ cho một tiệm tạp hóa nhỏ tại Mecklenburg, Schliemann
bán cá mòi, bơ, sữa, đường… Ông phải quét dọn cửa tiệm, làm những những công việc
đại loại như thế từ 5 giờ sáng đến tận 11 giờ khuya. Một lần vì phải nâng một cái bình
quá nặng, ông bị thổ huyết và nội thương nghiêm trọng nên phải nghỉ việc.

Chân dung Heinrich Schliemann

Tại thủ đô Amsterdam (Hà Lan), Schliemann tìm được công việc là giao dịch thương mại
đưa thư ra bưu điện và ngược lại, số tiền ít ỏi kiếm được không làm ông nản chí mà
ngược lại thời gian rảnh được ông tranh thủ đầu tư cho chuyện học hành.

Chỗ ở của ông là một căn gác xép tồi tàn, không lò sưởi, mùa hè nóng như lửa thiêu,
mùa đông rét như cắt da cắt thịt. Ngày chỉ ăn 2 bữa, các bữa ăn đều chế biến từ bột mì.

Nhưng có một điều thôi thúc ông học tập cần cù đó là chỉ có bằng con đường học tập
mới vượt qua được nghèo khó. Luôn mang trong mình niềm tin mãnh liệt, Schliemann
đã tuyên bố “Tôi sẽ tự giải thoát cho mình ra khỏi cảnh khốn cùng”.

Heinrich Schliemann tự học Tiếng Anh và chinh phục 22 ngôn ngữ như thế nào?

Schilemann tiến bộ và phát triển vượt bậc bằng sự luyện tập cuồng nhiệt mỗi ngày.
Ông học Tiếng Anh một cách chăm chỉ với phương pháp là cố gắng đọc thật to,
dịch những bài văn ngắn, viết những bài luận văn và nhờ thầy hướng dẫn, sau đó thì cố
gắng học thuộc lòng những bài văn đó và vài tiếng đồng hồ sau thì trả bài. Bất cứ lúc
nào rảnh là ông cũng học thuộc, tranh thủ đọc và tập nói lại.

Ông luôn mang theo một quyển sách nhỏ bên mình để tranh thủ mọi lúc rảnh rỗi là
đem ra đọc. Trí nhớ của ông do không được luyện tập từ nhỏ nên rất kém nhưng qua
cách đọc to và hét lớn dần dần ông có thể thuộc đến cả 20 trang giấy mà chỉ cần đọc
trước 3 lần. Bằng phương pháp đọc to cuồng nhiệt, ông đã thuộc lòng 2 cuốn truyện
tiếng Anh.

Lúc học Tiếng Nga – một trong những ngôn ngữ khó nhất, ông đã trả công cho một
người nghèo đến nhà trọ của ông với điều kiện lắng nghe ông nói 2 tiếng đồng hồ. Tất
nhiên anh ta không hiểu một chút nào. Nhưng đơn giản là ông được nói và có người
lắng nghe.

Với phương pháp này, ông chỉ mất 6 tháng chinh phục Tiếng Pháp và trí nhớ của ông
mạnh mẽ đến nỗi không đầy 6 tuần lễ ông có thể nói và viết lưu loát Tiếng Hà Lan, Tây
Ban Nha, Hi Lạp và nhiều ngôn ngữ cực khó trên thế giới và chính đó đã là những cơ hội
giúp ông trở thành triệu phú, theo đuổi những ước mơ khác của mình mà xuất thân là
một cậu bé cực kỳ nghèo khổ.

Bí quyết học tiếng Anh của Heinrich Schliemann chính là cuồng nhiệt và nỗ lực hết
mình. Đây có thể coi là bí quyết cho mọi thành công. Bạn hãy giữ vững mục tiêu và nỗ
lực cuồng nhiệt hết mình để chinh phục đỉnh cao nhé!

Phương Pháp Học Một Lúc Nhiều Ngôn Ngữ Của Heinrich Schliemann

Là một người yêu thích ngoại ngữ, tôi thích đọc về những người học ngoại ngữ thành
công với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Heinrich Schliemann là một nhân vật lịch sử nổi
tiếng ở thế kỷ 19 ở Đức, ông cũng là nhà khảo cổ nghiệp dư và cũng là một doanh nhân.

Schliemann đã học ít nhất 14 ngôn ngữ khác nhau trong suốt cuộc đời của ông ấy. Ông
ấy cũng từ nói rằng có lúc ông ấy học nhiều ngôn ngữ trong cùng một thời điểm. Điều
đặc biệt là ông ấy từng học và biết được một ngôn ngữ mới chỉ trong vòng 6 tuần!
Một nhân vật rất nổi tiếng nữa là giáo sư Kenneth Hale của học viện MIT ở Mỹ. Tôi đã
từng đề cập tới ông trong một bài viết khác , trong đó điều nổi bật được nhấn mạnh đó
là khả năng sử dụng thành thạo đến 50 ngôn ngữ và chỉ gian ngắn nhất để học một
ngôn ngữ mới chỉ mất 15 ngày.

Câu hỏi đặc ra ở đây là: làm thế nào mà Schiemann và cả Kenneth Hale có thể học được
nhiều ngôn ngữ và có thể học nhanh đến như vậy? Và bạn có thể học được gì từ
phương pháp của những người nổi tiếng này.

Bài viết này sẽ diễn giải kỹ hơn về phương pháp học tập ngôn ngữ của Schliemann và
những suy nghĩ khác của tôi về phương pháp của ông ấy.

Tôi đã nói nhiều lần rằng bất kỳ ai cũng có thể học một ngôn ngữ và học nhanh hay
chậm phụ thuộc và thời gian bạn dành để thực hành sử dụng ngôn ngữ đó.

Có một vài người đặc biệt có khả năng học được nhiều ngôn ngữ trong thời gian ngắn.
Như vậy, nhân vật mà chúng ta đề cập trong bài viết này là Heinrich Schliemann có phải
là một thiên tài về học ngôn ngữ hay chỉ đơn giản là ông ấy dựa trên một phương pháp
nào đó?
Cũng giống như bao người khác, Schliemann cũng dựa trên 3 yếu tố mà một người học
ngôn ngữ thành công nào cũng trải qua, đó là: thời gian, động lực và một phương pháp
học hiệu quả.

Thời gian + Động lực = Sự riêng năng

Mặc dù có thể ông Schliemann có thể thông minh hơn những người bình thường,
nhưng chắc chắn ông là người siêng năng hơn mức bình thường, theo như một tâm sự
của ông:

“I applied myself with extraordinary diligence to the study of English… My memory was
bad, since from my childhood it had not been exercised upon any object; but I made
use of every moment, and even stole time for study. In order to acquire a good
pronunciation quickly, I went twice every Sunday to the English church, and repeated
to myself in a low voice every word of the clergyman's sermon. I never went on my
errands, even in the rain, without having my book in my hand and learning something
by heart; and I never waited at the post-office without reading.”

Lược dịch:

"Tôi đã tự mình học lấy tiếng Anh một cách rất siêng năng (một cách bất thường) ... Trí
nhớ của tôi thì tệ, tôi đã không dùng trí nhớ của tôi để ghi nhớ được chuyện gì từ khi
tôi còn nhỏ; nhưng tôi cố gắng sử dụng ngôn ngữ mọi lúc, và thậm chí là tôi tận dụng
thời gian triệt để (ăn cắp thời gian) để học. Để có được phát âm tốt và nhanh chóng tôi
đã đi đến các nhà thờ ở nước Anh hai lần trong mỗi ngày Chủ Nhật, tôi tự mình lẩm
nhẩm lại mỗi từ trong bài giảng của mục sư. Tôi đã không bị phân tâm vào những việc
vặt của tôi, ngay cả những lúc trời mưa, trong tay không cầm được cuốn sách nào, tôi
cũng ráng nhẩm lại nhừng gì mình đã học thuộc trước đó; tôi không bao giờ ngồi chờ ở
bưu điện mà không đọc thứ gì đó"

Như bạn thấy đấy, Schliemann đã không bắt đầu học tiếng Anh bằng một phép nhiệm
màu nào - Thậm chí Schliemann còn không để mắc tới việc học ngôn ngữ! Thay vì đó
ông ấy rất siêng năng dành tất cả thời gian có thể để học tiếng Anh một cách nhanh
nhất.
Học thông qua việc ghi nhớ

Giống như những người học ngôn ngữ thành công khác, Schliemann đã áp dụng cách
riêng của mình để học các ngôn ngữ, ông ấy từng nói:

“Necessity taught me a method which greatly facilitates the study of the language. This
method consists in reading a great deal aloud, without making a translation, taking a
lesson every day, constantly writing essays upon subjects of interest, correcting these
under the supervision of a teacher, learning them by heart, and repeating in the next
lesson what was corrected on the previous day.”

Lược dịch:

"Sự cần thiết để biết một ngôn ngữ đã giúp tôi có một phương pháp học tập đạt được
nhiều kết quả tốt cho một ngôn ngữ. Phương pháp này bao gồm việc đọc to mà không
xem bản dịch, mang theo bài học bên mình mỗi ngày, liên tục viết những bài luận dưới
sự giám sát của một giáo viên, học thuộc lòng tất cả những bài học và lặp đi lặp lại
những bài học cũ trước khi bước qua bài học mới"

Như vậy có thể thấy, phương pháp đầu tiên mà Schiemann đề cập đó là việc đọc to,
thực hành với một người giỏi tiếng Anh hơn mình và cố gắng ghi nhớ tất cả những gì
mình học. Với phương pháp này, bạn có thể dễ dàng áp dụng vào hoàn cảnh của bạn
ngay tại đất nước của mình mà không cần phải du lịch tới nước khác. Trong những bài
viết khác đề cập một cách chi tiết hơn về cách ghi nhớ từ vựng tiếng Anh và một bài
viết tham khảm từ một nguồn khác về bí quyết để đạt được sự tiếp thu tốt khi học
tiếng Anh.
Bạn dễ dàng thực hành đặt câu ví dụ, viết một đoạn văn hoặc một lời bình luận tại
www.vobmapping.vn. Đọc tiếng Anh với các bài báo và câu chuyện song ngữ Anh-Việt
tại www.cep.com.vn. Bạn còn có thể thực hành nói tiếng Anh nhiều hơn thông qua
Skype hoặc thực hành các bài nói chuyện và đăng tải lên Youtube để nhận được những
phản hồi miễn phí từ những người nói tiếng Anh giỏi hơn.

Tác giả: Ce Phan

Theo cep.com.vn

You might also like