You are on page 1of 46

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1


---------o0o---------

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN

CÁC HỆ THỐNG DỰA TRÊN TRI THỨC

TÊN ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG HỆ THỐNG TƯ VẤN CHẨN ĐOÁN BỆNH


VỀ XƯƠNG KHỚP

NHÓM: 06

Hà Nội, tháng 12 năm 2022

2
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1


---------o0o---------

TÊN ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG HỆ THỐNG TƯ VẤN CHẨN ĐOÁN BỆNH


VỀ XƯƠNG KHỚP

Nhóm: 06 Giảng viên hướng dẫn:

Trưởng nhóm: TS.Nguyễn Đình Hóa

1.Nguyễn Văn Nghĩa – B19DCCN469

Thành viên:

2. Trần Minh Tuấn – B19DCCN620

3. Nguyễn Anh Tú – B19DCCN599

3
MỤC LỤC

I. KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN LIÊN QUAN ĐẾN HỆ THỐNG....................3


1. Thoái hóa khớp............................................................................................................................................... 3

2. Loãng xương................................................................................................................................................... 6

3. Gout(thống phong).......................................................................................................................................... 9

4. Thoái vị đĩa đệm................................................................................................................................... 14

5. Gai cột sống.................................................................................................................................................. 19

II. DỮ LIỆU SỬ DỤNG TRONG HỆ THỐNG..................................................29


1. Tập các triệu chứng....................................................................................................................................... 29

2. Tập dữ liệu về nguyên nhân......................................................................................................................... 31

3. Tập các loại bệnh.......................................................................................................................................... 34

4. Trọng Số Tương Đồng................................................................................................................................ 35

III.CÁC CASE SỬ DỤNG TRONG HỆ THỐNG.............................................43


1. Thoái hóa khớp......................................................................................................................................... 43

2. Loãng xương………………………………………………………………………………………………...37

3. Gout(thống phong)................................................................................................................................... 51

4. Thoái vị đĩa điệm................................................................................................................................ 54

5. Gai cột sống.............................................................................................................................................. 55

IV.KỊCH BẢN VẬN HÀNH HỆ THỐNG..........................................................61

V. CÔNG CỤ LẬP TRÌNH ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG...............................65

4
I. KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN LIÊN QUAN ĐẾN HỆ THỐNG
1. Thoái hóa khớp

1.1. Tổng quan


Thoái hóa khớp là một rối loạn mãn tính làm tổn thương sụn và các mô xung quanh
khớp. Sụn khớp được xem là lớp đệm bao phủ bề mặt xương, cấu tạo từ tế bào sụn và
chất căn bản. Sụn khớp có chức năng bảo vệ, giảm ma sát trong khớp và đóng vai trò như
một “bộ giảm xóc”. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Giai đoạn từ năm 2011 đến
2020 được Tổ chúc Y tế Thế giới (WHO) xem là “Thập niên xương khớp”. Riêng ở Việt
Nam, theo ước tính trong một nghiên cứu về tình trạng thoái hóa khớp cho thấy tình
trạng này đang ngày càng phổ biến và có dấu hiệu trẻ hóa, thống kê cho thấy có 30%
người trên tuổi 35, 60% người trên tuổi 65 và 85% người trên tuổi 85 gặp vấn đề về thoái
hóa khớp.

1.2. Nguyên nhân


- Nguyên nhân nguyên phát: Thoái hóa khớp xảy ra liên quan đến độ tuổi. Hàm lượng
nước trong sụn khớp tăng dần theo tuổi tác, điều này là hàm lượng và chất lượng Protid
trong sụn giảm dẫn đến việc sụn khớp bắt đầu thoái hóa. Vận động trong thời gian dài
khiến phần sụn này bị tổn thương, gây nên tình trạng nứt, bong thậm chí là tiêu biến
sụn, gia tăng ma sát giữ khớp gây nên đau và thoái hóa.
- Nguyên nhân thứ phát: 
 Di truyền: Tình trạng này xảy ra ở một số đối tượng có khiếm khuyết di truyền ở
những gen có chức năng hình thành sụn. Việc này dẫn đến hao hụt ở sụn khớp,
đẩy nhanh tình trạng thoái hóa.
 Béo phì: Thừa cân làm tăng nguy cơ thoái hóa ở khớp gối, hông và cột sống. Vì
vậy việc duy trì chỉ số cơ thể hoặc giảm cân để về trọng lượng lý tưởng giúp
ngăn ngừa hiện tượng thoái hóa cũng như làm giảm tốc độ tiến triển khi bệnh
bắt đầu hình thành.
 Chấn thương:  Đây được xem là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tình trạng
viêm khớp thoái hóa.
 Sử dụng khớp quá nhiều với tần suất cao: Lạm dụng một số khớp nhất định làm
tăng nguy cơ phát triển viêm xương khớp. Ví dụ, với những người thường xuyên
làm việc nặng nhọc về tay chân như bốc vác, làm việc thủ công đòi có nguy cơ
phát triển thoái hóa khớp cổ tay, cổ chân cao hơn.
 Ảnh hưởng bởi những bệnh xương khớp khác: Những người bị viêm khớp dạng
thấp có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp. Ngoài ra, một số tình trạng hiếm gặp,
chẳng hạn như thừa sắt hoặc dư thừa hormone tăng trưởng, làm tăng cơ hội phát
triển bệnh.

5
1.3. Triệu chứng
 Đau nhức: Các khớp bị ảnh hưởng có thể bị đau trong hoặc sau khi vận động, các cơn
đau thường âm ỉ và biến mất khi người bệnh không hoạt động. Nếu không được điều
trị kịp thời, các cơn đau tăng nặng về mức độ và kéo dài hơn, gây cho người bệnh
nhiều đau đớn và phiền toái hơn.
 Cứng khớp: Triệu chứng này thường đi kèm với những cơn đau và được thấy dễ dàng
nhất sau khi bệnh nhân thức dậy, hoặc sau một thời gian không vận động, di chuyển.
 Xuất hiện tiếng khớp kêu khi di chuyển: Người bệnh có thể cảm thấy một cảm giác
nóng ran khi sử dụng khớp và có thể nghe thấy tiếng lộp cộp hoặc lách cách khi cử
động.
 Teo cơ, sưng tấy: Thoái hóa khớp kéo dài thường dẫn đến tình trạng sưng tấy làm biến
dạng các khớp và vùng cơ xung quanh khớp. Nếu không vận động trong thời gian dài
sẽ gây teo cơ, đầu gối bị lệch khỏi trục,…

6
1.4. Đối tượng thường gặp bệnh

Trong suy nghĩ của nhiều người, đây là là căn bệnh của người già. Hiện tượng này xảy ra
khi cơ thể bắt đầu vào giai đoạn lão hóa, tuy nhiên với xu hướng ngày càng trẻ hóa, căn
bệnh viêm xương khớp này ngày càng phổ biến ở nhiều nhóm đối tượng như:
 Người lớn tuổi;
 Người làm việc tay chân ở mức độ thường xuyên và liên tục
 Người tập luyện thể thao ở cường độ cao và có tiền sử chấn thương;
 Người có các dị dạng bẩm sinh hoặc biến dạng thứ phát sau khi gặp chấn thương;
 Người thừa cân, béo phì

7
1.5. Chẩn đoán

Yếu tố nguy cơ
 Phát hiện gai xương ở rìa khớp (trên X Quang).
 Có dịch thoái hoá.
 Độ tuổi trên 38 tuổi
 Có dấu hiệu cứng khớp dưới 30 phút.
 Xuất hiện tiếng lách khách, lục khục khi cử động khớp.
Biểu hiện lâm sàng
 Tràn dịch khớp: đôi khi thấy ở khớp gối, do phản ứng viêm của màng hoạt dịch.
 Biến dạng khớp: Xuất hiện các gai xương, do lệch trục khớp hoặc thoát vị màng hoạt dịch.
Chẩn đoán hình ảnh
 Chụp X-quang quy ước: Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hoá khớp của Kellgren và Lawrence:
o Giai đoạn 1: Xuất hiện gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương.
o Giai đoạn 2: Tình trạng mọc gai xương rõ ràng.
o Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp vừa.
o Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp kèm theo nhiều kèm xơ xương dưới sụn.
 Siêu âm khớp: Phương pháp này nhằm kiểm tra tình trạng hẹp khe khớp, gai xương, tràn
dịch khớp, đo độ dày sụn khớp, màng hoạt dịch khớp, giúp phát hiện các mảnh sụn thoái
hóa bong vào trong ổ khớp.
 Chụp cộng hưởng từ (MRI)): phương pháp này có thể quan sát được hình ảnh khớp một
cách đầy đủ với hình ảnh biểu thị bằng không gian ba chiều, giúp phát hiện được các tổn
thương ở sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch.
 Nội soi khớp: Phương pháp này giúp quan sát trực tiếp được các tổn thương thoái hoá của
sụn khớp ở các mức độ khác nhau, kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch để làm xét nghiệm tế
bào chẩ5n đoán phân biệt với các bệnh lý khớp khác.
 Làm xét nghiệm máu và sinh hoá: Đo tốc độ lắng máu bình thường.
 Dịch khớp: Tế bào dịch khớp < 1000 tế bào/1mm3.

8
2. Loãng xương

2.1. Tổng quan


Loãng xương (xốp xương, giòn xương) là tình trạng xương liên tục mỏng dần. Mật độ
xương giảm dần theo thời gian khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và bị gãy dù chỉ với
chấn thương nhẹ. Gãy xương do loãng xương có thể xảy ra ở bất kỳ xương nào. Trong đó,
thường gặp là gãy xương cột sống, xương đùi và xương cẳng tay. Một số xương khi bị gãy
sẽ không có khả năng lành lại như xương cột sống và xương đùi.
Bệnh thường tiến triển âm thầm. Người bệnh có thể cảm thấy đau mỏi không rõ ràng,
chiều cao giảm dần, cột sống gù vẹo. Đây là những triệu chứng chỉ được phát hiện sau một
thời gian dài. Một số trường hợp chỉ phát hiện bệnh khi đã có các dấu hiệu gãy xương.
Tuổi càng cao, tình trạng xốp xương sẽ càng tiến triển nặng hơn. Vì càng lớn tuổi, quá
trình chuyển hóa xương có nhiều biến đổi gây ra các rối loạn trong quá trình tạo xương và
hủy xương, dẫn tới giảm mật độ xương.

2.2. Nguyên nhân


Tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng mật độ xương bị suy giảm. Ngoài ra
một số tác động sau cũng có khả năng gây bệnh như:
 Phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh hay có chu kỳ kinh nguyệt không đều gây suy
giảm nồng độ estrogen, thường có nguy cơ cao mắc bệnh. Ở nam giới, nồng độ
testosterone thấp cũng là nguyên nhân gây loãng xương.
 Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu dưỡng chất, đặc biệt là những chất có lợi cho
xương khớp như canxi, vitamin D, omega-3…
 Tác dụng phụ của thuốc do sử dụng thuốc corticosteroid, heparin trong thời gian
dài, không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
 Lối sống lười vận động, không luyện tập thể dục thể thao, mức độ hoạt động thấp,
ngồi nhiều… đều có thể dẫn tới tình trạng xương khớp suy yếu.
 Những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá là các tác nhân gây hại, thúc đẩy và
làm suy yếu hệ thống xương khớp.
 Người lao động nặng, phải thường xuyên khuân vác vật nặng sẽ có nguy cơ mắc
những bệnh cơ xương khớp cao hơn người bình thường.
 Không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết trong giai đoạn hình thành và phát triển hệ
thống xương khớp cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy yếu xương khớp sớm.
 Ngoài ra, có nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới tình trạng loãng xương. Trong đó,
một số yếu tố có thể thay đổi được, một số khác thì không thể.

9
2.3. Triệu chứng
Người bệnh có thể không biết mình mắc bệnh cho đến khi xương trở nên yếu đi, dễ gãy
khi gặp những sang chấn nhỏ ví dụ như trẹo chân, va đập hoặc té ngã.
 Giảm mật độ xương khiến xương ở cột sống có thể bị xẹp (còn gọi là gãy lún). Biểu
hiện của tình trạng này bao gồm có cơn đau lưng cấp, giảm chiều cao, dáng đi khom
và gù lưng.
 Đau nhức đầu xương: một trong những triệu chứng loãng xương dễ nhận thấy nhất
là cảm giác đau nhức các đầu xương, người bệnh sẽ cảm thấy mỏi dọc các xương
dài, thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân
 Đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể thường xuyên như: cột sống, thắt
lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối, những cơn đau lặp lại nhiều lần sau chấn
thương, cơn đau thường âm ỉ và kéo dài lâu. Những cơn đau sẽ tăng lên khi vận
động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ.
 Đau ở cột sống, thắt lưng hoặc hai bên liên sườn, gây ảnh hưởng đến các dây thần
kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa. Những cơn đau trở nặng khi vận
động mạnh hoặc bất ngờ thay đổi tư thế. Vì vậy, người có dấu hiệu bị loãng xương
thường rất khó thực hiện những tư thế như cúi gập người hoặc xoay hẳn người.
 Đối với những người ở lứa tuổi trung niên, loãng xương thường đi kèm với các dấu
hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp,…

2.4. Đối tượng thường gặp


Có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh loãng xương. Một số yếu tố có thể thay
đổi được trong khi số khác thì không thể.
Những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi như:
 Giới tính: ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mãn kinh thì nguy cơ loãng xương tăng cao
hơn hẳn so với nam giới cùng độ tuổi do tổng khối lượng xương thấp hơn.
 Tuổi tác: độ tuổi càng cao, càng có nguy cơ loãng xương.
 Kích thước cơ thể: những phụ nữ gầy và nhỏ con có nguy cơ bị loãng xương cao
hơn.
 Tiền sử gia đình có người từng bị loãng xương hoặc gãy xương hông
 Mãn kinh trước 45 tuổi
 Đã từng bị gãy xương
 Có các bệnh đi kèm như: bệnh nội tiết, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận hoặc hội
chứng Cushing
 Chủng người da trắng hoặc người châu Á
Những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi bao gồm:
 Nội tiết tố giới tính: nồng độ estrogen thấp do kinh nguyệt không đều hoặc thời kỳ
mãn kinh có thể gây ra bệnh loãng xương ở phụ nữ. Trong khi đó, nồng độ
testosterone thấp có thể gây ra loãng xương ở nam giới.
 Chế độ ăn ít hoặc thiếu canxi và vitamin D
 Chán ăn tâm thần: chứng rối loạn ăn uống này có thể dẫn đến loãng xương.
 Dùng một số loại thuốc như corticosteroid hoặc heparin trong thời gian dài

10
 Mức độ hoạt động: thiếu tập thể dục hoặc nghỉ ngơi tại giường lâu dài có thể gây
yếu xương.
 Hút thuốc: thuốc lá rất có hại cho xương, cũng như tim và phổi.
 Uống rượu: uống quá nhiều rượu có thể làm xương yếu đi và dễ gãy.

2.5. Chẩn đoán


Đo loãng xương
Đo loãng xương hoặc đo mật độ xương (Bone Mineral Density – BMD) là kỹ thuật
dùng tia X năng lượng kép (DXA hoặc DEXA) hoặc chụp CT để xác định hàm lượng canxi,
các khoáng chất có trong xương. Các khu vực thường được thực hiện đo mật độ xương là
cột sống, hông hay xương cẳng tay. Mục đích thực hiện của phương pháp chẩn đoán này là
phát hiện các vấn đề về loãng xương (xương mỏng, yếu), mất xương (giảm khối lượng
xương).
Xét nghiệm máu và nước tiểu
Ngoài đo loãng xương, bác sĩ cũng có thể đề xuất người bệnh thực hiện xét nghiệm máu và
nước tiểu. Các xét nghiệm này sẽ giúp kiểm tra lượng nội tiết tố và tìm kiếm những nguy cơ
làm tăng sự mất xương như tình trạng thiếu hụt các loại vitamin hay khoáng chất trong cơ
thể.

11
3. Gout(thống phong)

3.1. Tổng quan


• Bệnh Gout (còn gọi là gút hay thống phong) là một dạng viêm khớp phổ biến,
người bệnh thường chịu những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân,
ngón tay, đầu gối, kèm theo cơn đau là hiện tượng sưng đỏ, thậm chí không đi lại
được do đau.
• Thời đại ngày nay đã xóa tan quan niệm trước đây cho rằng gút là “bệnh nhà giàu”
và chỉ có ảnh hưởng đến đàn ông, thực tế cho thấy, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh ngày
càng phổ biến đặc biệt ở nhóm phụ nữ đã mãn kinh. Bên cạnh đó, khi đời sống
được nâng cao hơn, nguồn thực phẩm đa dạng và chế độ ăn không lành mạnh đã
khiến căn bệnh này ngày càng phổ biến và trẻ hóa

12
3.2 Nguyên nhân
- Bình thường chỉ số acid uric trong máu được duy trì ở mức cố định đối với nam giới:
210 – 420 umol/L và 150 – 350 umol/L đối với nữ giới. Khi thận không thải được acid
uric hoặc do cơ thể tạo ra quá nhiều hoặc do bất thường trong chu trình tạo ra acid này
dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gút.
- Nguyên nhân nguyên phát (vô căn)
Đây là nguyên nhân chiếm đa số các trường hợp, gút thường gắn liền với yếu tố di truyền
hoặc cơ địa. Người bị bệnh gout vô căn có quá trình tổng hợp purine nội sinh làm tăng
acid uric quá mức. Bệnh phần lớn gặp ở nhóm nam giới độ tuổi trên 40, có thói quen sinh
hoạt và ăn uống không lành mạnh.
- Nguyên nhân thứ phát
Là tình trạng tăng acid uric máu do một số bệnh khác hay một số nguyên nhân khác như
mắc một số bệnh lý về máu như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin,
sarcome hạch, đau tủy xương, hoặc quá trình sử dụng thuốc khi điều trị bệnh lý ác tính.

13
3.3. Đối tượng
Gout là bệnh lý toàn thân ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể, vì vậy đối
tượng nào dễ bị mắc bệnh là điều mà không ít người quan tâm. Tuy nhiên với mức độ phổ
biến và trẻ hóa như hiện nay, bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, một số đối tượng có
nguy cơ cao mắc bệnh như:
 Nam giới sau tuổi 40: Theo nghiên cứu, có đến hơn 80% người bệnh gout là nam
giới từ 40 tuổi trở lên, việc có chế độ sinh hoạt không lành mạnh, lạm dụng rượu
bia, thuốc lá, các chất kích thích, tiêu thụ nhiều đạm động vật trong khẩu phần ăn
làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
 Phụ nữ ở tuổi mãn kinh: Ở tuổi mãn kinh, phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ bị rối
loạn nội tiết tố, đặc biệt là rối loạn estrogen, đây là hormon chính giúp thận bài tiết
acid uric ra ngoài. Tuy tỷ lệ mắc bệnh gout ở phụ nữ ít hơn so với đàn ông. Tuy
nhiên một lối sống không lành mạnh, sử dụng nhiều rượu bia sẽ khiến nhóm đối
tượng này dễ mắc bệnh hơn.
 Di truyền: Nghiên cứu cho thấy có trên 5 loại gen di truyền có liên quan đến nguyên
nhân gây bệnh và người có tiền sử gia đình bị bệnh có nguy cơ cao hơn những
người bình thường.
 Lối sống không lành mạnh: Tình trạng lạm dụng rượu bia sẽ cản trở việc loại bỏ
acid uric ra khỏi cơ thể và chế độ ăn nhiều purin cũng làm tăng lượng acid uric
trong cơ thể.
 Đang sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ acid uric trong cơ
thể như: thuốc lợi tiểu, thuốc có chứa salicylate…
 Thừa cân, béo phì: Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh vì có nhiều mô cơ thể luân
chuyển hơn, đồng nghĩa với việc sản xuất nhiều acid uric hơn dưới dạng chất thải
chuyển hóa. Nồng độ chất béo trong cơ thể cao hơn cũng làm tăng mức độ viêm
toàn thân do các tế bào chất béo sản xuất ra các cytokine gây viêm.
 Các vấn đề sức khỏe khác: Suy thận và các bệnh lý về thận có thể gây ảnh hưởng
đến khả năng loại bỏ các chất thải của cơ thể, dẫn đến nồng độ acid uric tăng cao.
Các bệnh khác liên quan đến bệnh gút có thể kể đến như tăng huyết áp, tiểu
đường…

14
3.4. Triệu chứng
Ở giai đoạn đầu, một số người được ghi nhận nồng độ acid uric trong máu tăng
nhưng không xuất hiện triệu chứng được gọi là tăng acid uric máu. Theo thời gian, khi
nồng độ này tăng cao không hạ dẫn đến sự tích tụ các tinh thể urat gây ra các cơn đau
khớp, bệnh thường xảy ra đột ngột, các cơn đau dữ dội đến âm ỉ và thường xuất hiện vào
ban đêm. Có thể nhận biết bạn đang mắc bệnh thông qua các dấu hiệu sau:
 Đau khớp dữ dội: Triệu chứng đau xảy ra phần lớn ở khớp ngón chân cái, mắt cá
chân, đầu gối, cổ tay và khuỷu tay. Các khớp ở háng, vai và vùng chậu thì tần suất
xảy ra ít hơn. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng nhất trong vòng 4 đến 12 giờ
đầu tiên sau khi bắt đầu.
 Đau âm ỉ, kéo dài: Sau cơn đau dữ dội của đợt cấp, bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau
âm ỉ trong thời gian sau đó, cơn đau có thể vài ngày hoặc vài tuần, tần suất lần sau
sẽ đau và kéo dài hơn lần trước.
 Viêm và tấy đỏ: Các khớp bị ảnh hưởng trở nên sưng, mềm, nóng và đỏ.
 Giới hạn phạm vi hoạt động khớp: Khi bệnh gút tiến triển, bạn có thể không thể cử
động khớp bình thường.

3.5. Chẩn đoán


Chẩn đoán bệnh gout thường dễ dàng, đặc biệt nếu bạn có các triệu chứng điển hình
của bệnh như ngón chân cái bị sưng đỏ, viêm và có dấu hiệu đặc trưng của bệnh, bên cạnh
đó, bác sĩ có thể dựa trên việc xem xét bệnh sử, khám sức khỏe và các triệu chứng của
bạn. 
 Yêu cầu bạn mô tả về cơn đau khớp
 Tần suất bạn bị đau dữ dội ở khớp
 Bộ phận bị đau,các triệu chứng đỏ hoặc sưng diễn ra như thế nào
Tuy có những triệu chứng đặc hiệu nhưng đôi khi bệnh khó thể chẩn đoán chính
xác, để chắc chắn bạn có bị bệnh hay không bác sĩ sẽ khuyến nghị  thực hiện một số xét
nghiệm gout cần thiết để chẩn đoán bệnh.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu để đo nồng độ uric là phương án hữu ích để hỗ trợ chẩn đoán bệnh gút,
nồng độ uric cao trong các xét nghiệm máu có thể gợi ý rằng bạn bị bệnh gút, nhưng điều
này sẽ cần được xem xét cùng với các triệu chứng của bạn. Nhiều người có thể có lượng
uric cao, nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào khác của tình trạng này.
Chẩn đoán hình ảnh
Siêu âm và chụp CT có hiệu quả trong việc phát hiện tổn thương khớp, tinh thể trong khớp
và các dấu hiệu ban đầu của bệnh. Chụp X-quang thường được sử dụng để xác định các
tổn thương xương và khớp do mắc bệnh trong thời gian dài.
Kiểm tra dịch khớp
Đây là phương pháp hiệu quả để loại trừ các tình trạng tinh thể khác và chẩn đoán. Kiểm
tra này được thực hiện bằng cách lấy một mẫu chất lỏng hoạt dịch của bạn thông qua một
cây kim đưa vào một trong các khớp của bạn. Chất lỏng sau đó được kiểm tra dưới kính
hiển vi để tìm tinh thể urat. Nếu bạn có hạt tophi, bác sĩ có thể lấy mẫu từ một trong số đó.
15
4. Thoát vị đĩa đệm

4.1. Tổng quan


Thoát vị đĩa đệm (Herniated Disc) là hiện tượng một hoặc nhiều đĩa đệm
nằm giữa các đốt sống lưng và cổ bị hư hại, trượt ra khỏi vị trí ban đầu gây chèn ép
lên tủy sống và các dây thần kinh trong ống sống, dẫn đến tình trạng đau nhức và
rối loạn cảm giác tại chỗ.
Đĩa đệm có cấu trúc sụn, là một khoang nằm giữa các đốt sống. Mỗi đĩa đệm
có hai phần, gồm bao sơ (mâm sụn) ở bên ngoài, cấu tạo từ các vòng sợi dai và
nhân nhầy ở dạng keo nằm bên trong. Bình thường, những đĩa này rất chắc, có vai
trò như một gối đỡ đàn hồi giúp cột sống dẻo dai, thực hiện được các động tác cúi,
ưỡn, xoay và nghiêng. Tuy nhiên, khi các đĩa đệm này bị tổn thương, lệch đĩa đệm,
trượt đĩa đệm hoặc bị hư hại, vòng xơ sẽ bị mòn, rách, nhân nhầy thoát ra

16
4.2. Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đĩa đệm bị trượt khỏi vị trí ban đầu như:
 Chấn thương cột sống sau tai nạn giao thông
 Tai nạn lao động do thường xuyên mang vác vật nặng trên cổ, lưng; tư thế
khuân vác sai cách dẫn tới chệch đĩa đệm. Vì nhiều người có thói quen đứng rồi
cúi xuống để nhấc vặng nặng thay vì ngồi xuống bê vật rồi từ từ đứng lên, điều
đó dễ gây chấn thương cột sống lưng và ảnh hưởng đến đĩa đệm
 Thoái hóa cột sống: Khi các lớp nhân nhầy và vòng xơ (tương tự như sụn khớp)
bị bào mòn, xương dưới sụn (các đốt sống) bị biến đổi cấu trúc, xuất hiện các
hốc xương và thậm chí là mọc gai xương. Với tác động và sức ép của cơ thể,
vòng xơ của đĩa đệm sẽ rách và lớp nhân bên trong thoát ra ngoài, gây chèn ép
lên các dây thần kinh và tủy sống.
 Một số nguyên nhân khác có thể kể đến là yếu tố di truyền, hoặc mắc các bệnh
lý bẩm sinh ở vùng cột sống.

17
4.3. Đối tượng
Đối tượng dễ mắc thoát vị đĩa đệm:
 Nhóm người cao tuổi
 Nhóm người lao động phổ thông
 Nhóm người ngồi lâu
 Nhóm người thói quen sinh hoạt thiếu khoa học
 Nhóm người mắc bệnh bẩm sinh cột sống
 Nhóm người thừa cân, béo phì

4.4. Triệu chứng


Tùy vào vị trí thoát vị ở cột sống cổ hoặc thắt lưng mà người bệnh có các
biểu hiện khác nhau, trong đó đau lưng và tê bì tay chân là hai triệu chứng điển
hình nhất.
Vị trí các cơn đau do thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thường xuất hiện ở vùng
cổ và vai gáy, chạy dọc xuống một hoặc cả hai cánh tay, ngón tay và bàn tay. Còn
ở cột sống lưng, người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội ở vùng thắt lưng, cơn đau sẽ
lan dần xuống hông và đùi, lan xuống cẳng chân, bàn chân và các ngón chân. Đi
kèm đó, người bệnh sẽ gặp tình trạng tê tay chân, lúc đầu chỉ có cảm giác như
châm chích, kiến bò nhưng lâu dần các triệu chứng trở nặng khiến người bệnh khó
đi lại và cầm nắm.

4.5. Chẩn đoán


Chẩn đoán để tìm hiểu nguyên nhân thoát vị đĩa đệm là quá trình xác định
nguyên nhân gây bệnh hoặc tình trạng nào đã tạo ra các triệu chứng và dấu hiệu
của một người bệnh.
Chẩn đoán lâm sàng
 Giai đoạn đau cấp: Cơn đau lưng xuất hiện sau một chấn thương hoặc gắng
sức quá mức. Tình trạng đau tái phát khi vận động quá sức tại vùng này. Đĩa
đệm lồi ra sau hoặc vòng sợi lồi ra sau mà vòng sợi không bị tổn thương.
 Giai đoạn chèn ép rễ: Xuất hiện các triệu chứng của hội chứng rễ: đau lan
xuống chân, đau khi di chuyển, hắt hơi, rặn. Vào lúc này, vòng sợi đã bị đứt,
một phần hoặc toàn bộ nhân nhầy tụt ra phía sau, gây chèn ép rễ. Tình trạng
thoát vị có thể kéo theo các thay đổi: phù nề mô xung quanh, ứ đọng tĩnh
mạch…
Chẩn đoán cận lâm sàng
 Chụp X-quang: giúp xác định vị trí thoát vị và phát hiện những tổn thương
khác của cột sống.
 Chụp cộng hưởng từ (MRI): là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại và
chính xác nhất, giúp xác định vị trí, hình thái, số tần thoát vị.
 Chụp cắt lớp vi tính kết hợp chụp bao rễ cản quang: cho phép xác định vị trí,
mức độ thoát vị một cách chính xác, dành cho người nghi ngờ mắc bệnh
nhưng không thể chụp MRI.
18
5. Gai cột sống

5.1. Tổng quan:


Gai cột sống hay gai đốt sống (Osteophyte) là phần tất yếu của quá trình lão hóa tự
nhiên. Khi cơ thể già đi, sự mất nước và độ ẩm khiến đĩa đệm bị hao mòn. Dây chằng cố
định xương cũng trở nên lỏng lẻo. Trong những nỗ lực chống lại quá trình lão hoá này, cơ
thể đã tạo ra các mấu xương (gai xương), là các phần xương mọc thêm ra phía ngoài và
hai bên của cột sống nhằm duy trì sự ổn định và giảm bớt căng thẳng cho cột sống, lâu dần
sẽ hình thành gai cột sống. Đây chính là một trong những biến chứng của căn bệnh thoái
hóa cột sống.
Gai cột sống có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống, tuy nhiên thường hình
thành ở những bộ phận chịu nhiều áp lực của cơ thể như đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng.
Mỗi dạng gai ở từng vị trí khác nhau sẽ có đặc điểm riêng biệt.

5.2. Nguyên nhân:


Các nguyên nhân chính dẫn đến gai đốt sống:
 Thoái hoá cột sống: Đây là thủ phạm chính dẫn đến tình trạng gai ở đốt sống. Thoái
hoá cột sống khiến sụn khớp bị bào mòn, dễ nứt vỡ. Ngay khi cơ thể nhận thấy sự
bất thường này, trạng thái “bồi đắp canxi” lập tức được khởi động. Tuy nhiên, việc
bồi đắp sẽ diễn ra không đồng đều gây nên tình trạng chỗ thiếu chỗ thừa. Chỗ thiếu
canxi sẽ hình thành các hõm xương, trong khi đó, chỗ thừa canxi gây nên tình trạng
gồ ghề, lâu ngày tạo nên các gai xương.
 Viêm khớp cột sống mãn tính: là hiện tượng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ xát lên
nhau. Để khắc phục hiện tượng này, cơ thể sẽ tự điều chỉnh nhằm giảm bớt áp lực
và sự cọ xát, kết quả của quá trình chỉnh sửa này lại gây ảnh hưởng đến phần toàn
bộ khớp cột sống, khiến đốt sống bị xơ hóa, mọc gai.
 Sự lắng đọng canxi: Thường xảy ra ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống do
quá trình lão hóa.
 Yếu tố di truyền: Nhiều người khi sinh ra đã di truyền gen làm cho đĩa đệm của họ
yếu hơn bình thường. Đây là nguyên nhân khiến bệnh ngày càng trẻ hoá khi nhiều
người đã mọc gai ngay từ khi còn rất trẻ. Nếu trong gia đình có nhiều người bị gai
xương cột sống thì khả năng di truyền của bệnh càng lớn hơn. 
 Chấn thương: Các chấn thương có thể khiến đĩa đệm bị thoát vị. Xương tự sửa chữa
sau tai nạn, chấn thương là nguyên nhân khiến gai xương hình thành. 

5.3. Triệu chứng:


Biểu hiện thường gặp là đau vai, đau lưng, đau thắt lưng, đau cổ gáy, lan xuống
cánh tay, làm tê tay… Tùy vào mỗi vị trí mọc gai mà người bệnh cảm thấy cơn đau khác
nhau.
19
Theo đó, các dấu hiệu rõ ràng nhất là:
 Đau ở vùng cổ, vai, thắt lưng. Cơn đau tăng lên khi di chuyển, vận động và giảm
khi nghỉ ngơi.
 Đau tê ở cổ lan qua hai tay hoặc đau ở lưng dọc xuống hai chân.
 Giảm khả năng vận động ở cổ, cánh tay, tay…
 Mất cân bằng cơ thể, cơ bắp hoặc tay chân yếu đi.
 Trường hợp nguy cấp, bệnh nhân sẽ tiểu tiện và đại tiện mất kiểm soát.
 Trường hợp rất nặng, bệnh nhân rơi vào tình trạng rối loạn thần kinh thực vật (các
phản xạ tự động rối loạn, tăng tiết mồ hôi, suy giảm hô hấp…).

5.4. Đối tượng:


 Người lớn tuổi, đặc biệt là người già do quá trình lão hoá và sự lắng đọng canxi.
 Người thường xuyên vận động, khuân vác nặng, làm những công việc gây áp lực
cho cột sống.
 Người bị viêm khớp cột sống mãn tính.
 Người có tiền sử chấn thương, tai nạn.
 Người thừa cân,hoạt động thể chất mạnh, thường xuyên hút thuốc lá, rượu bia và các
chất kích thích…

5.5. Chuẩn đoán:


 Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu nhằm kiểm tra mức độ của một số chất có thể chỉ ra
bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc các tình trạng khác là nguyên nhân gây ra gai cột
sống.
 Chụp CT: Nhằm xác định vị trí, tình trạng và mức độ ảnh hưởng của xương, mức độ
thay đổi khớp và sự hình thành gai xương.
 Điện cơ (EMG): Thử nghiệm này được sử dụng để đánh giá và đo tốc độ thần kinh gửi
tín hiệu điện về não. Trong quá trình kiểm tra này, các kim nhỏ, mỏng được đặt vào
các cơ của cánh tay và chân để ghi lại hoạt động điện và cho biết mức độ của chấn
thương dây thần kinh cột sống.
 Cộng hưởng Từ (MRI): Chụp cộng hưởng từ chủ yếu để xác định mức độ tổn thương
của đĩa sụn và sự chèn ép của dây thần kinh cột sống.
 Myelogram: Đây là một loại CT scan đặc biệt. Trong thủ thuật này, thuốc cản quang
được tiêm vào ống sống, giúp cho tủy sống và rễ thần kinh hiển thị rõ ràng hơn, từ đó
dễ dàng xác định được các mức độ tổn thương.

20
 Chụp X-quang: Đây là xét nghiệm hình ảnh phổ biến để phát hiện các gai xương và
mức độ chèn ép thần kinh.

21
II. DỮ LIỆU SỬ DỤNG TRONG HỆ THỐNG
1. Tập các triệu chứng
STT Triệu chứng Thoái hóa Loãng Gout Thoát vị Gai cột
khớp xương đĩa đệm sống

1 Đau khớp, xơ cứng khớp v v


2 Xuất hiện tiếng khớp kêu khi v v
di chuyển
3 Teo cơ v

4 Tê tay chân v
5 Bị đau ở tay/chân v

6 Đau lưng cấp, giảm chiều cao v


7 Dáng đi khom, gù lưng v

8 Đau cột sống, thắt lưng, 2 bên v


liên sườn

9 Khó gập người, xoay hẳn v v


người

10 Giãn tĩnh mạch, thoái hóa v


khớp, cao huyết áp

11 Khớp bị sưng đỏ, sưng tấy v v


12 Đau thắt lưng/gáy, cơn đau v v
lan rộng
13 Không tự chủ được tiểu tiện, v v
đại tiện
14 Khớp bị biến dạng v v

15 Cơ thể mất thăng bằng v


16 Cơ bắp bị yếu đi v v

17 Mất cảm giác cột sống, dọc v


22
lưng
18 Tăng huyết áp, tăng tiết mồ v
hôi, suy giảm hô hấp
19 Không thể cử động các khớp v
bình thường
20 Sốt v

21 Sỏi thận v

23
2. Tập dữ liệu về nguyên nhân

Thoái Loãng Gou Thoát vị Gai cột


STT Nguyên nhân
hoá khớp xương t đĩa đệm sống

1 Tuổi trung niên, người cao tuổi v v v v v


2 Lao động nặng v v v v
3 Sai tư thế v v
4 Béo phì v v v v
5 Viêm khớp v v
6 Có người nhà mắc bệnh v v
Từng bị chấn thương , gãy xương , tai nạn
7 liên quan đến xương v v v v

Chế độ ăn uống không hợp lý : gan, thận,


tôm, cua, lòng đỏ trứng, thực phẩm dầu
8 mỡ, đồ ăn nhanh v v
Sử dụng chất kích thích như thuốc lá,rượu
9 bia v v

10 Lười vận động, ít vận động ngoài trời v

3. Tập các loại bệnh


STT Bệnh Mức độ

1 Thoái hoá khớp Thoái hoá khớp gối


Thoái hoá khớp cổ tay
Thoái hoá đốt sống cổ
Thoái hoá khớp cổ chân
2 Loãng xương 1 mức
3 Gout Mức độ 1
Mức độ 2
4 Thoát vị đĩa Thoát vị đĩa đệm cổ
24
đệm

Thoát vị đĩa đệm ngực

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

5 Gai cột sống Gai đốt sống cổ


Gai đốt sống thắt lưng

25
4. Trọng Số Tương Đồng
Thể Suy Đau Tiểu Thừa Bị gù Bình thường
trạng nhược/sụt đầu/chóng nhiều/mất cân/béo lưng/ (TT6)
cân/mất mặt/sốt/kh kiểm soát phì giảm
ngủ ó thở bàng (TT4) chiều
(TT1) (TT2) quang, cao
ruột (TT5)
(TT3)
Suy 1 0,5 0,6 0 0 0
nhược/sụt
cân/mất
ngủ
(TT1)
Đau 0,5 1 0,2 0 0 0
đầu/chóng
mặt/sốt/khó
thở
(TT2)
Tiểu 0,6 0,2 1 0,3 0 0
nhiều/mất
kiểm soát
bàng
quang, ruột
(TT3)
Thừa 0 0 0,3 1 0 0
cân/béo phì
(TT4)
Bị gù lưng, 0 0 0 0 1 0
giảm chiều
cao
(TT5)
Bình 0 0 0 0 0 1
thường
(TT5)
26
Vùng bị Cổ Bả vai Lưng Cột sống Bàn Khớp gối Ngực(VD7)
đau (VD1 (VD2) (VD3 (VD4) tay/chân (VD6)
) ) (VD5)
Cổ 1 0.8 0.6 0.5 0 0 0.5
(VD1)
Bả vai 0.8 1 0.5 0.5 0 0 0.6
(VD2)
Lưng 0.6 0.5 1 0.8 0.2 0.2 0.5
(VD3)
Cột sống 0.5 0.5 0.8 1 0.2 0.3 0.3
(VD4)
Bàn 0 0 0.2 0.2 1 0.4 0
tay/chân
(VD5)
Khớp gối 0 0 0.2 0.3 0.4 1 0
(VD6)
Ngực 0.5 0.6 0.5 0.3 0 0 1
(VD7)

Triệu chứng ở Sưng, Xuất Đau Cứng Tay Xương Bình


tay, chân đau hiện khi cử khớp/khó,không chân giòn, thường
tại các động, cử động được yếu/teo dễ tổn (TC7)
các tinh xương các khớp cơ thương
khớp thể dưới (TC4) (TC5) hoặc
(TC1) xung các bị gãy
quanh khớp (TC6)
các lộ ra
khớp (TC3)
(TC2)
Sưng, đau tại 1 0,8 0,8 0,7 0,5 0 0
các khớp
27
(TC1)
Xuất hiện các 0,8 1 0,8 0,7 0,5 0 0
tinh thể xung
quanh các khớp
(TC2)
Đau khi cử 0,8 0,8 1 0,8 0,6 0.3 0
động, xương
dưới các khớp
lộ ra
(TC3)
Cứng 0,7 0,7 0,8 1 0,8 0.7 0
khớp/khó,không
cử động được
các khớp
(TC4)
Tay chân 0,5 0,5 0,6 0,8 1 0 0
yếu/teo cơ
(TC5)
Xương giòn, dễ 0 0.3 0 0.7 0 1 0
tổn thương hoặc
bị gãy
(TC6)
Bình thường 0 0 0 0 0 0 1
(TC7)

Triệu Cứng khớp, Đau âm ỉ, Đau dữ dội Sưng đau ở Bình thường
chứng khó vận kéo dài ở các khớp bề mặt (VG5)
đau ở động (VG2) (VG3) khớp
vai, gối (VG1) (VG4)
Cứng 1 0.7 0.5 0.6 0
khớp,
khó vận
động
(VG1)
28
Đau âm 0.7 1 0.9 0.7 0
ỉ, kéo
dài
(VG2)
Đau dữ 0.5 0.9 1 0.7 0
dội ở
các
khớp
(VG3)
Sưng 0.6 0.7 0.7 1 0
đau ở bề
mặt
khớp
(VG4)
Bình 0 0 0 0 1
thường
(VG5)

Triệu Đau Mất Tê cứng Xương Đau cột Bình thường


chứng vùng cảm vùng cột sống sống thắt (LCS6)
đau ở lưng giác lưng khi đau ở lưng, đau
lưng, dưới, lan vùng thức dậy vùng chịu tăng khi
cột xuống thắt (LCS3) trọng ho, hắt
sống chân lưng lượng cơ hơi
(LCS1) (LCS2) thể/gù (LCS5)
lưng
(LCS4)
Đau 1 0.7 0.5 0.2 0 0
vùng
lưng
dưới,
lan
xuống
chân
(LCS1)

29
Mất 0.7 1 0.7 0 0 0
cảm
giác
vùng
thắt
lưng
(LCS2)
Tê 0.5 0.7 1 0 0 0
cứng
vùng
lưng
khi
thức
dậy
(LCS3)
Xương 0.2 0 0 1 0 0
cột
sống
đau ở
vùng
chịu
trọng
lượng

thể/gù
lưng
(LCS4)
Đau 0 0 0 0 1 0
cột
sống
thắt
lưng,
đau
tăng
khi ho,
hắt hơi
(LCS5)

30
Bình 0 0 0 0 0 1
thường
(LCS6)

Triệu chứng đau ở cổ, bả vai Đau cổ Đau bắt Cảm Đau/Sưng Bình
khi đầu tại giác tê đỏ/Cứng thường
đứng từ 1 ngứa từ khớp vai (CBV5)
hoặc di đến 2 cổ lan (CBV4)
chuyển đốt ra toàn
(CBV1) sống thân rồi
cổ, sau đến
đó dần chân
lan ra tay, khó
vùng bả gập
vai, ngửa
cánh hoặc
xoay
tay và
đầu,
cả sau
giơ tay
đầu,
lên cao
hốc mắt (CBV3)
(CBV2)
Đau cổ khi đứng hoặc di 1 0.7 0.8 0.6 0
chuyển
(CBV1)
Đau bắt đầu tại từ 1 đến 2 đốt 0.7 1 0.5 0 0
sống cổ, sau đó dần lan ra vùng
bả vai, cánh tay và cả sau đầu,
hốc mắt
(CBV2)
Cảm giác tê ngứa từ cổ lan ra 0.8 0.5 1 0.4 0
toàn thân rồi đến chân tay, khó
gập ngửa hoặc xoay đầu, giơ tay
lên cao
(CBV3)
Đau/Sưng đỏ/Cứng khớp va 0.6 0 0.4 1 0
(CBV4)
31
Bình thường 0 0 0 0 1
(CBV5)

Tiền sử Tiền sử mắc chấn Tiền sử gia Không


thương(TS1) đình(TS2) có
(TS3)
Tiền sử mắc chấn 1 0.5 0
thương(TS1)
Tiền sử gia đình(TS2) 0.5 1 0
Không có(TS3) 0 0 1

Thói quen Sử dụng Sử dụng Lười vận Ăn uống Sử dụng nhiều rượu,
sinh hoạt chất kích đồ dầu động(TQ3) thiếu bia
thích mỡ/ăn canxi/thừa (TQ5)
(TQ1) nhiều đồ protein
đạm (TQ4)
(TQ2)
Sử dụng 1 0.7 0.5 0.5 0.8
chất kích
thích
(TQ1)
Sử dụng 0.4 1 0.8 0.3 0.6
đồ dầu
mỡ(TQ2)
Lười vận 0.3 0.8 1 0.8 0.5
động(TQ3
)
Ăn uống 0.2 0.3 0.7 1 0.4
thiếu canxi
(TQ4)
Sử dụng 0.6 0.7 0.6 0.5 1
nhiều

32
rượu,
bia(TQ5)

33
III. CÁC CASE SỬ DỤNG TRONG HỆ THỐNG

1. Thoái hóa khớp


Case 1: Thoái hóa khớp gối 
 Thể trạng: Thừa cân/béo phì(TT4)
 Vùng bị đau:Khớp gối(VD6)
 Triệu chứng ở tay, chân: sưng, đau tại các khớp(TC1); đau khi cử động,
xương dưới các khớp lộ ra(TC3); Cứng khớp/khó,không cử động được các
khớp(TC4); Xuất hiện các tinh thể xung quanh các khớp(TC2)
 Triệu chứng đau ở vai,gối:Cứng khớp, khó vận động(VG1); Sưng đau ở bề
mặt khớp(VG4) 
 Triệu chứng đau ở lưng,cột sống:Bình thường (LCS6)
 Triệu chứng đau ở cổ, bả vai:Bình thường(CBV5)
 Tiền sử : Tiền sử mắc chấn thương(TS1)
 Thói quen sinh hoạt: sử dụng đồ dầu mỡ/ăn nhiều đồ đạm(TQ2)

Case 2: Thoái hóa khớp gối do nghề nghiệp

 Thể trạng: Bình thường(TT6)


 Vùng bị đau:Khớp gối(VD6)
 Triệu chứng ở tay, chân:sưng, đau tại các khớp(TC1); đau khi cử động,
xương dưới các khớp lộ ra(TC3); Cứng khớp/khó,không cử động được các
khớp(TC4);Xuất hiện các tinh thể xung quanh các khớp(TC2) 
 Triệu chứng đau ở vai,gối:Cứng khớp, khó vận động(VG1); Sưng đau ở bề

 Triệu chứng đau ở lưng,cột sống:Bình thường (LCS6)
 Triệu chứng đau ở cổ, bả vai:Bình thường(CBV5)
 Tiền sử : Tiền sử mắc chấn thương(TS1)
 Thói quen sinh hoạt:sử dụng đồ dầu mỡ/ăn nhiều đồ đạm(TQ2); Sử dụng
nhiều rượu, bia(TQ5)

  Case 3: Thoái hóa khớp cổ tay 


 Thể trạng: Thừa cân/béo phì(TT4)
 Vùng bị đau:Bàn tay/chân(VD5)
 Triệu chứng ở tay, chân:sưng, đau tại các khớp(TC1); đau khi cử động,
xương dưới các khớp lộ ra(TC3); Cứng khớp/khó,không cử động được các
khớp(TC4); Xuất hiện các tinh thể xung quanh các khớp(TC2)
 Triệu chứng đau ở vai,gối:Bình thường(VG5)
 Triệu chứng đau ở lưng,cột sống:Bình thường (LCS6)
 Triệu chứng đau ở cổ, bả vai:Bình thường(CBV5)

34
 Tiền sử :Tiền sử mắc chấn thương(TS1)
 Thói quen sinh hoạt: sử dụng đồ dầu mỡ/ăn nhiều đồ đạm(TQ2)

Case 4: Thoái hóa khớp cổ tay do nghề nghiệp

 Thể trạng: Bình thường(TT6)


 Vùng bị đau:Bàn tay/chân(VD5)
 Triệu chứng ở tay, chân:sưng, đau tại các khớp(TC1); đau khi cử động,
xương dưới các khớp lộ ra(TC3); Cứng khớp/khó,không cử động được các
khớp(TC4); Xuất hiện các tinh thể xung quanh các khớp(TC2)
 Triệu chứng đau ở vai,gối:Bình thường(VG5)
 Triệu chứng đau ở lưng,cột sống:Bình thường (LCS6)
 Triệu chứng đau ở cổ, bả vai:Bình thường(CBV5)
 Tiền sử :Tiền sử mắc chấn thương(TS1)
 Thói quen sinh hoạt:sử dụng đồ dầu mỡ/ăn nhiều đồ đạm(TQ2); Sử dụng
nhiều rượu, bia(TQ5)

Case 5: Thoái hóa đốt sống cổ 

 Thể trạng: Thừa cân/béo phì(TT4)


 Vùng bị đau:Cổ(VD1)
 Triệu chứng ở tay, chân: Bình thường(TC7)
 Triệu chứng đau ở vai,gối:Bình thường(VG5)
 Triệu chứng đau ở lưng,cột sống:Bình thường (LCS6)
 Triệu chứng đau ở cổ, bả vai:Đau cổ khi đứng hoặc di chuyển(CBV1); Đau
bắt đầu tại từ 1 đến 2 đốt sống cổ, sau đó dần lan ra vùng bả vai, cánh tay và
cả sau đầu, hốc mắt(CBV2); Cảm giác tê ngứa từ cổ lan ra toàn thân rồi đến
chân tay, khó gập ngửa hoặc xoay đầu, giơ tay lên cao(CBV3)
 Tiền sử :Tiền sử mắc chấn thương(TS1)
 Thói quen sinh hoạt: sử dụng đồ dầu mỡ/ăn nhiều đồ đạm(TQ2)

Case 6: Thoái hóa đốt sống cổ do nghề nghiệp

    -    Thể trạng: Bình thường(TT6)


 Vùng bị đau:Cổ(VD1)
 Triệu chứng ở tay, chân:Bình thường(TC7)
 Triệu chứng đau ở vai,gối:Bình thường(VG5)
 Triệu chứng đau ở lưng,cột sống:Bình thường (LCS6)

35
 Triệu chứng đau ở cổ, bả vai:Đau cổ khi đứng hoặc di chuyển(CBV1); Đau
bắt đầu tại từ 1 đến 2 đốt sống cổ, sau đó dần lan ra vùng bả vai, cánh tay và
cả sau đầu, hốc mắt(CBV2); Cảm giác tê ngứa từ cổ lan ra toàn thân rồi đến
chân tay, khó gập ngửa hoặc xoay đầu, giơ tay lên cao(CBV3)
 Tiền sử :Tiền sử mắc chấn thương(TS1)
 Thói quen sinh hoạt: sử dụng đồ dầu mỡ/ăn nhiều đồ đạm(TQ2); Sử dụng
nhiều rượu, bia(TQ5)

Case 7: Thoái hóa khớp cổ chân 


 Thể trạng: Thừa cân/béo phì(TT4)
 Vùng bị đau:Bàn tay/chân(VD5)
 Triệu chứng ở tay, chân: sưng, đau tại các khớp(TC1); đau khi cử động,
xương dưới các khớp lộ ra(TC3); Cứng khớp/khó,không cử động được các
khớp(TC4); Xuất hiện các tinh thể xung quanh các khớp(TC2)
 Triệu chứng đau ở vai,gối:Bình thường(VG5)
 Triệu chứng đau ở lưng,cột sống:Bình thường (LCS6)
 Triệu chứng đau ở cổ, bả vai:Bình thường(CBV5)
 Tiền sử :Tiền sử mắc chấn thương(TS1)
 Thói quen sinh hoạt: sử dụng đồ dầu mỡ/ăn nhiều đồ đạm(TQ2)

Case 8: Thoái hóa khớp cổ chân do nghề nghiệp


 Thể trạng: Bình thường(TT6)
 Vùng bị đau: Bàn tay/chân(VD5)
 Triệu chứng ở tay, chân:sưng, đau tại các khớp(TC1); đau khi cử động,
xương dưới các khớp lộ ra(TC3); Cứng khớp/khó,không cử động được các
khớp(TC4); Xuất hiện các tinh thể xung quanh các khớp(TC2)
 Triệu chứng đau ở vai,gối:Bình thường(VG5)
 Triệu chứng đau ở lưng,cột sống:Bình thường (LCS6)
 Triệu chứng đau ở cổ, bả vai:Bình thường(CBV5)
 Tiền sử :Tiền sử mắc chấn thương(TS1
 Thói quen sinh hoạt: sử dụng đồ dầu mỡ/ăn nhiều đồ đạm(TQ2); Sử dụng
nhiều rượu, bia(TQ5)

2. Loãng xương
Case 9: Loãng xương do tuổi tác
 Thể trạng: Bị gù lưng, giảm chiều cao(TT5)
 Vùng bị đau: Lưng(VD3), cột sống(VD4)
 Triệu chứng ở tay, chân: Xương giòn, dễ tổn thương hoặc bị gãy(TC6)
 Triệu chứng đau ở vai, gối: Bình thường(VG5)
 Triệu chứng đau ở lưng, cột sống: Xương cột sống đau ở vùng chịu trọng lượng cơ
thể(LCS4)
36
 Triệu chứng đau ở cổ, bả vai: Bình thường(CBV5)
 Tiền sử: Không có(TS3)
 Thói quen sinh hoạt: Lười vận động(TQ3)

Case 10: Loãng xương sớm


 Thể trạng: Bị gù lưng, giảm chiều cao(TT5)
 Vùng bị đau: Lưng(VD3), cột sống(VD4)
 Triệu chứng ở tay, chân: Xương giòn, dễ tổn thương hoặc bị gãy(TC6)
 Triệu chứng đau ở vai, gối: Bình thường(VG5)
 Triệu chứng đau ở lưng, cột sống: Xương cột sống đau ở vùng chịu trọng lượng cơ
thể(LCS4)
 Triệu chứng đau ở cổ, bả vai: Bình thường(CBV5)
 Tiền sử: Có bố mẹ bị bệnh loãng xương(TS2)
 Thói quen sinh hoạt: Ăn uống thiếu canxi(TQ4)

Case 11: Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh


 Thể trạng: Bị gù lưng, giảm chiều cao(TT5)
 Vùng bị đau: Lưng(VD3), cột sống(VD4)
 Triệu chứng ở tay, chân: Xương giòn, dễ tổn thương hoặc bị gãy(TC6)
 Triệu chứng đau ở vai, gối: Bình thường(VG5)
 Triệu chứng đau ở lưng, cột sống: Xương cột sống đau ở vùng chịu trọng lượng cơ
thể(LCS4)
 Triệu chứng đau ở cổ, bả vai: Bình thường(CBV5)
 Tiền sử: Tiền sử bị gãy xương(TS1)
 Thói quen sinh hoạt: Sử dụng nhiều rượu, bia(TQ5)

37
3. Gout(thống phong)
Case 12: Gout cấp độ 1
 Thể trạng: Bình thường(TT6)
 Vùng bị đau: Bàn tay/chân(VD5), Khớp gối(VD6)
 Triệu chứng ở tay, chân: Sưng, đau tại các khớp(TC1)
 Triệu chứng đau ở vai,gối: Đau dữ dội ở các khớp(VG3)
 Triệu chứng đau ở lưng, cột sống: Bình thường (LCS6)
 Triệu chứng đau ở cổ, bả vai: Bình thường(CBV5)
 Tiền sử: Không có(TS3)
 Thói quen sinh hoạt: Ăn nhiều đồ đạm(TQ2)

Case 13: Gout cấp độ 2


 Thể trạng: Thừa cân/béo phì(TT4)
 Vùng bị đau: Bàn tay/chân(VD5), Khớp gối(VD6)
 Triệu chứng ở tay, chân: Xuất hiện các tinh thể xung quanh các khớp(TC2)
 Triệu chứng đau ở vai, gối: Đau dữ dội ở các khớp(VG3)
 Triệu chứng đau ở lưng, cột sống: Bình thường (LCS6)
 Triệu chứng đau ở cổ, bả vai: Bình thường(CBV5)
 Tiền sử: Không có(TS3)
 Thói quen sinh hoạt: Ăn nhiều đồ đạm(TQ2)

38
4. Thoái vị đĩa đệm
Case 14 : Thoát vị đĩa đệm cổ
 Thể trạng: Thừa cân/béo phì(TT4)
 Vùng bị đau: Cổ(VD1)
 Triệu chứng ở tay, chân:Bình thường(TC7)
 Triệu chứng đau ở vai,gối:Bình thường(VG5)
 Triệu chứng đau ở lưng,cột sống:Bình thường (LCS6)
 Triệu chứng đau ở cổ, bả vai:Đau cổ khi đứng hoặc di chuyển(CBV1); Đau
bắt đầu tại từ 1 đến 2 đốt sống cổ, sau đó dần lan ra vùng bả vai, cánh tay và
cả sau đầu, hốc mắt(CBV2); Cảm giác tê ngứa từ cổ lan ra toàn thân rồi đến
chân tay, khó gập ngửa hoặc xoay đầu, giơ tay lên cao(CBV3)
 Tiền sử :Tiền sử mắc chấn thương(TS1)
 Thói quen sinh hoạt :Sử dụng đồ dầu mỡ/ăn nhiều đồ đạm(TQ2)
Case 15 : Thoát vị đĩa đệm ngực
 Thể trạng: Thừa cân/béo phì(TT4)
 Vùng bị đau: Ngực(VD7)
 Triệu chứng ở tay, chân:Bình thường(TC7)
 Triệu chứng đau ở vai,gối:Bình thường(VG5)
 Triệu chứng đau ở lưng,cột sống:Bình thường (LCS6)
 Triệu chứng đau ở cổ, bả vai:Bình thường(CBV5)
 Tiền sử :Tiền sử mắc chấn thương(TS1)
 Thói quen sinh hoạt :Sử dụng đồ dầu mỡ/ăn nhiều đồ đạm(TQ2)
Case 16 : Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
 Thể trạng: Thừa cân/béo phì(TT4); Bị gù lưng/ giảm chiều cao(TT5)
 Vùng bị đau:Lưng(VD3), cột sống(VD4)
 Triệu chứng ở tay, chân:Bình thường(TC7)
 Triệu chứng đau ở vai,gối:Bình thường(VG5)
 Triệu chứng đau ở lưng,cột sống:Đau vùng lưng dưới, lan xuống
chân(LCS1); Mất cảm giác vùng thắt lưng(LCS2); Tê cứng vùng lưng khi
thức dậy(LCS3); Xương cột sống đau ở vùng chịu trọng lượng cơ thể/gù
lưng(LCS4); Đau cột sống thắt lưng, đau tăng khi ho, hắt hơi(LCS5)
 Triệu chứng đau ở cổ, bả vai:Bình thường(CBV5)

 Tiền sử :Tiền sử mắc chấn thương(TS1)


 Thói quen sinh hoạt :Sử dụng đồ dầu mỡ/ăn nhiều đồ đạm(TQ2)

5. Gai cột sống


39
Case 17 : Gai đốt sống cổ
 Thể trạng: Thừa cân/béo phì(TT4)
 Vùng bị đau:Cổ(VD1)
 Triệu chứng ở tay, chân:Bình thường(TC7)
 Triệu chứng đau ở vai,gối:Bình thường(VG5)
 Triệu chứng đau ở lưng,cột sống:Bình thường (LCS6)
 Triệu chứng đau ở cổ, bả vai:Đau cổ khi đứng hoặc di chuyển(CBV1); Đau
bắt đầu tại từ 1 đến 2 đốt sống cổ, sau đó dần lan ra vùng bả vai, cánh tay và
cả sau đầu, hốc mắt(CBV2); Cảm giác tê ngứa từ cổ lan ra toàn thân rồi đến
chân tay, khó gập ngửa hoặc xoay đầu, giơ tay lên cao(CBV3)
 Tiền sử :Tiền sử mắc chấn thương(TS1); Tiền sử gia đình(TS2)
 Thói quen sinh hoạt :Sử dụng nhiều rượu, bia(TQ5); Sử dụng đồ dầu mỡ/ăn
nhiều đồ đạm(TQ2); Sử dụng chất kích thích (TQ1)
Case 18 : Gai đốt sống thắt lưng
 Thể trạng: Thừa cân/béo phì(TT4); Bị gù lưng/ giảm chiều cao(TT5)
 Vùng bị đau: Lưng(VD3)
 Triệu chứng ở tay, chân:Bình thường(TC7)
 Triệu chứng đau ở vai,gối:Bình thường(VG5)
 Triệu chứng đau ở lưng,cột sống:Đau vùng lưng dưới, lan xuống
chân(LCS1); Mất cảm giác vùng thắt lưng(LCS2); Tê cứng vùng lưng khi
thức dậy(LCS3); Xương cột sống đau ở vùng chịu trọng lượng cơ thể/gù
lưng(LCS4); Đau cột sống thắt lưng, đau tăng khi ho, hắt hơi(LCS5)
 Triệu chứng đau ở cổ, bả vai:Bình thường(CBV5)
 Tiền sử :Tiền sử mắc chấn thương(TS1); Tiền sử gia đình(TS2)
 Thói quen sinh hoạt :Sử dụng nhiều rượu, bia(TQ5); Sử dụng đồ dầu mỡ/ăn
nhiều đồ đạm(TQ2); Sử dụng chất kích thích (TQ1)

IV. KỊCH BẢN VẬN HÀNH HỆ THỐNG


Các mục cần hỏi trong hệ thống

Câu hỏi Dữ liệu trong hệ thống


trong hệ
thống
Thể trạng Suy nhược/sụt cân/mất ngủ
(TT1)
Đau đầu/chóng mặt/sốt/khó thở
(TT2)

40
Tiểu nhiều/mất kiểm soát bàng quang, ruột
(TT3)
Thừa cân/béo phì
(TT4)
Bị gù lưng, giảm chiều cao
(TT5)
Bình thường
(TT5)
Vùng bị Cổ
đau (VD1)
Bả vai
(VD2)
Lưng
(VD3)
Cột sống
(VD4)
Bàn tay/chân
(VD5)
Khớp gối
(VD6)
Ngực
(VD7)
Triệu Sưng, đau tại các khớp
chứng ở (TC1)
tay, chân
Xuất hiện các tinh thể xung quanh các khớp
(TC2)
Đau khi cử động, xương dưới các khớp lộ ra
(TC3)
Cứng khớp/khó,không cử động được các khớp
(TC4)

41
Tay chân yếu/teo cơ
(TC5)
Xương giòn, dễ tổn thương hoặc bị gãy
(TC6)
Bình thường
(TC7)
Triệu Cứng khớp, khó vận động
chứng đau (VG1)
ở vai, gối
Đau âm ỉ, kéo dài
(VG2)
Đau dữ dội ở các khớp
(VG3)
Sưng đau ở bề mặt khớp
(VG4)
Bình thường
(VG5)
Triệu Đau vùng lưng dưới, lan xuống chân
chứng đau (LCS1)
lưng, cột
sống Mất cảm giác vùng thắt lưng
(LCS2)
Tê cứng vùng lưng khi thức dậy
(LCS3)
Xương cột sống đau ở vùng chịu trọng lượng cơ thể/gù
lưng
(LCS4)
Đau cột sống thắt lưng, đau tăng khi ho, hắt hơi
(LCS5)

Triệu Đau cổ khi đứng hoặc di chuyển


chứng đau (CBV1)

42
ở cổ, bả vai Đau bắt đầu tại từ 1 đến 2 đốt sống cổ, sau đó dần lan ra
vùng bả vai, cánh tay và cả sau đầu, hốc mắt
(CBV2)
Cảm giác tê ngứa từ cổ lan ra toàn thân rồi đến chân tay,
khó gập ngửa hoặc xoay đầu, giơ tay lên cao
(CBV3)
Đau/Sưng đỏ/Cứng khớp va
(CBV4)

Bình thường
(CBV5)

Tiền sử Tiền sử mắc chấn thương(TS1)

Tiền sử gia đình(TS2)

Không có(TS3)

Thói quen Sử dụng chất kích thích (TQ1)


sinh hoạt

Sử dụng đồ dầu mỡ(TQ2)

Lười vận động(TQ3)

Kịch bản vận hành hệ thống:


 Hệ thống sẽ gồm 8 combobox chứa các dữ liệu của từng phần 
 Người dùng sẽ chọn thông tin phù hợp với từng combobox về triệu chứng của bản
thân

43
 Sau đó người dùng nhấn nút “ chẩn đoán” . Hệ thống sẽ tự động tính độ tương đồng
giữa các dữ liệu mà người dùng nhập vào và từng case trên hệ thống. 
 Kết quả so sánh Case đạt được kết quả cao nhất và > 0.7 thì sẽ chọn nhãn của bệnh
đấy để thông báo chuẩn đoán bệnh cho bệnh nhân, nếu độ tương đồng < 0.7 thì sẽ
thông báo chưa kết luận được bệnh.
 Công thức tính độ tương đồng:

Trong đó d(problem j , case i,j) là độ tương đồng giữa thuộc tính thứ j của problem
với thuộc tính thứ j của case i trong dữ liệu của hệ thống,được thể hiện trong bảng
trọng số tương đồng ở trên. wj là trọng số của thuộc tính thứ j.
Đối với các trường hợp mà chưa được kết luận thì sẽ lưu lại, để sau này hỏi ý kiến
từ các chuyên gia và lưu nó vào tập dữ liệu của hệ thống để sử dụng về sau.

Thuộc tính quan trọng nhất là số 6


Thuộc tính không quan trọng nhất là 1

Case 9: Loãng xương do tuổi già Trọng số w

Thể trạng: TT5 2


Vùng bị đau: VD4 6

Triệu chứng ở tay, chân: TC6 3


Triệu chứng đau ở vai, gối: VG5 3

Triệu chứng đau ở lưng, cột sống: LCS4 3


Triệu chứng đau ở cổ, bả vai: CBV5 3

Tiền sử: TS3 1


Thói quen sinh hoạt: TQ3 2

Case x: Bệnh nhân chọn Trọng số d

44
Thể trạng: TT5 1
Vùng bị đau: VD4 1

Triệu chứng ở tay, chân: TC4 0.7


Triệu chứng đau ở vai, gối: VG4 0

Triệu chứng đau ở lưng, cột sống: LCS2 0.6


Triệu chứng đau ở cổ, bả vai: CBV5 1

Tiền sử: TS3 0


Thói quen sinh hoạt: TQ4 0.8

Độ tương đồng:
S(x, 9) = (2*1 +6*1 + 3*0.7 + 3*0 + 3*0.6 + 3*1 + 1*0 + 2*0.8)/(2+5+3+3+3+3+1+2) = 0.75

45
V. CÔNG CỤ LẬP TRÌNH HỆ THỐNG

1. Công cụ lập trình


2. Demo hệ thống

46
47

You might also like