You are on page 1of 22

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


--------

Khoa: Đông phương học

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH


TRẠNG “NGHIỆN” MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA
SINH VIÊN

Môn: Nhập môn năng lực thông tin

Sinh viên thực hiện: Liễu Thị Minh Thu


Mã sinh viên: 22030295
Giảng viên: TS. Trần Thị Thanh Vân

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2022.


MỤC LỤC
TÓM TẮT...................................................................................................................... 2
GIỚI THIỆU...........................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................4
4. Khách thể nghiên cứu................................................................................................4
5. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................................4
6. Tổng quan tài liệu......................................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu khoa học............................................................................5
NỘI DUNG.................................................................................................................... 5
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ MUA HÀNG TRỰC TUYẾN.......6
1.1.Sự phổ biến của việc mua hàng trực tuyến...............................................................6
1.1.1.Trên thế giới...................................................................................................6
1.1.2.Tại Việt Nam...................................................................................................7
CHƯƠNG II: VẤN ĐỀ “NGHIỆN” MUA HÀNG TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN
....................................................................................................................................... 8
2.1.Thực trạng của sinh viên về vấn đề “nghiện” mua hàng trực tuyến.........................8
2.2.Hậu quả của việc “nghiện” mua sắm trực tuyến.......................................................9
2.3.Những yếu tố tác động đến tình trạng “nghiện” mua hàng trực tuyến của sinh viên
..................................................................................................................................... 10
2.3.1.Nguyên nhân chủ quan.................................................................................11
a,Nhu cầu bản thân:........................................................................................11
b,Yếu tố tâm lý:...............................................................................................12
2.3.2.Nguyên nhân khách quan..............................................................................12
a,Yếu tố xã hội:...............................................................................................12
b,Yếu tố thời đại:.............................................................................................13
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP GIÚP SINH VIÊN MUA SẮM MỘT CÁCH
HIỆU QUẢ HƠN.........................................................................................................14
3.1.Đối với những tác động khách quan.......................................................................15
3.2.Đối với bản thân.....................................................................................................16
KẾT LUẬN.................................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................18
1
PHỤ LỤC....................................................................................................................20

TÓM TẮT

Xã hội ngày càng phát triển,kéo theo đó là nhu cầu về đời sống của mọi người
cũng được nâng cao.Bên cạnh những nhu cầu về sức khỏe, ăn uống, vui chơi,... thì nhu
cầu mua sắm cũng được đòi hỏi ở mức cao hơn.Trong bối cảnh nhịp sống vội vã như
ngày nay, thì sự lựa chọn mua hàng trực tuyến cũng được ưu tiên hơn mua hàng trực
tiếp. Lớp trẻ ngày nay đặc biệt là sinh viên là những người đón đầu làn sóng công nghệ
thì việc mua sắm trực tuyến lại càng có sức hút hơn bao giờ hết. Mua hàng trực tuyến
đang trở thành một xu thế phát triển mạnh khi mà internet đang trở nên rất phổ biến.
Việc mua sắm trực tuyến mang đến sự tiện lợi nhưng ẩn chứa một số sự bất tiện nếu
không thật sự hiểu nó. Đề tài tiểu luận ‘NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH
TRẠNG ‘NGHIỆN’ MUA HÀNG TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN’ của em dựa
trên phương pháp khảo sát từ 37 bạn sinh viên đã từng mua hàng trực tuyến và phỏng
vấn ngẫu nhiên nhằm phân tích những tác động đến việc mua hàng trực tuyến của sinh
viên, từ đó đề ra những giải pháp giúp sinh viên có thể mua sắm trực tuyến một cách
hiệu quả nhất.
Từ khóa: mua hàng trực tuyến,yếu tố ảnh hưởng.

2
GIỚI THIỆU

1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin và
internet ở Việt Nam, các hoạt động giao dịch, mua bán trực tuyến dần trở nên sôi hơn,
có hệ thống và được tổ chức bài bản hơn, đã trở thành một phần không thể thiếu đối
với giới trẻ và đặc biệt là sinh viên. Sinh hiện nay là đối tượng trưởng thành trong kỉ
nguyên internet, thấu hiểu và nắm bắt nhanh nhạy công nghệ, tiếp thu và ứng dụng
những cái mới trên thế giới. Hoạt động, mua bán giao dịch đã xuất hiện và phổ biển ở
các nước phương Tây từ hơn 1 thập kỉ trước, nhưng ở Việt Nam, loại hình này chỉ mới
xuất hiện phổ biến từ 3~4 năm nay, cho nên trong tương lai khoảng 23 năm tới, khi cơ
sở hạ tầng công nghệ thông tin của Việt Nam tương đối hoàn thiện, thì loại hình
thương mại điện tử (giao dịch và mua bán trực tuyến) sẽ bùng nổ và tăng trường mạnh
mẽ, và sinh viên với tất cả sự năng động và tiếp nhận cái mới của mình sẽ trở thành
nhóm khách hàng mục tiêu của loại hình này. Bằng những thao tác đơn giản hơn, mặt
hàng đa dạng và phong phú hơn ở khắp mọi nơi được dễ dàng trao đổi và buôn bán
trên các sàn thương mại điện tử như shoppe,lazada,tiki,facebook,... điều đó giúp cho
việc mua sắm trở nên dễ dàng hơn đồng thời theo đó cũng kéo theo những rủi ro một
trong đó là tình trạng nghiện mua hàng trực tuyến, theo như tìm hiểu cho thấy sinh
viên là một trong những đối tượng đang gặp vấn đề về việc nghiện mua hàng online,
điều đó ảnh hưởng không chỉ đến cách chi tiêu quản lý tài chính mà cũng khiến sinh
viên cảm thấy bất lực khi liên tục mua những món đồ không cần thiết. Đó là lý do
nhóm chúng tôi quyết định nghiên cứu về  đề tài “Những yếu tố ảnh hưởng đến tình
trạng “nghiện” mua hàng trực tuyến của sinh viên’’ để phân tích dữ liệu để làm rõ
những yếu tố tác động đến việc mua hàng trực tuyến của sinh viên, từ đó dựa vào kết
quả phân tích nêu ra những giải pháp hữu ích giúp sinh viên có thể mua hàng trực
tuyến một cách có hiệu quả hơn.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3
Như đã nói ở trên, đề tài “Những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng “nghiện”
mua hàng trực tuyến của sinh viên’’ nhằm mục đích tìm hiểu,phân tích những yếu tố
ảnh hưởng, tác động đến động cơ mua sắm của sinh viên để từ đó đưa ra giải pháp phù
hợp nhằm giúp sinh viên khắc phục được vấn đề nghiện mua sắm và mua hàng trực
tuyến một cách hiệu quả nhất.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

-Đối tượng nghiên cứu chung:


Là những yếu tố tác động đến hành vi mua sắm của sinh viên
- Đối tượng nghiên cứu cụ thể:
Yếu tố chủ quan tác động đến hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên
Yếu tố khác quan tác động đến hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên

4. Khách thể nghiên cứu

Là sinh viên đã và đang gặp phải vấn đề nghiện mua sắm,mua hàng trực tuyến một
cách không phù hợp dựa trên khảo sát ở 39 bạn sinh viên bất kỳ.

5. Câu hỏi nghiên cứu

-Câu hỏi nghiên cứu chung: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tình trạng “nghiện”
mua sắm của sinh viên?
-Câu hỏi nghiên cứu cụ thể:
+Sự phổ biến của việc mua hàng trực tuyến ảnh hưởng đến sinh viên như thế nào?
+Tại sao sinh viên lại “nghiện” mua sắm?
+Nhân tố nào tác động chủ yếu đến hành vi “nghiện”mua sắm trực tuyến của sinh
viên?
+Làm sao để sinh viên mua hàng trực tuyến một cách hiệu quả hơn?

6. Tổng quan tài liệu

4
Vấn đề nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề mua hàng trực tuyến là vấn
đề được quan tâm rất nhiều trong thời đại ngày nay, trước bài viết của tôi cũng đã có
rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này như: Top 10 các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định mua hàng nên biết (Thương Trần,2021). Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
mua hàng của khách hàng (amis.misa.vn, 2022),Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
mua hàng của người tiêu dùng( luanvan.com) thế nhưng các bài viết trên đều phân tích
yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm để phân tích nâng cao hiệu quả tác động để
kích thích người mua hàng trực tuyến. Bài nghiên cứu của chúng tôi lại dựa trên những
yếu tố đó để hạn chế tình trạng nghiện mua sắm ở sinh viên. Ngoài ra, đối tượng mà
bài nghiên cứu của tôi hướng đến là sinh viên những bạn trẻ tài chính chưa ổn định,
tâm lý chưa vững thường xuyên bị sa đà vào việc mua hàng trực tuyến một cách mất
kiểm soát và có nguy cơ “nghiện” mua đồ trực tuyến. Những bài viết có liên quan đến
tình trạng “nghiện” mua sắm như: Nghiện mua sắm trực tuyến có thể dấu hiệu của
chứng bệnh tâm thần (Hương Giang,2019), “nghiện” mua hàng online,Cách mà đại
dịch biến chúng ta thành những ''con nghiện" mua sắm trực tuyến ( Khang Huy,2021)
thế nhưng các bài viết trên chỉ chủ yếu đi vào phân tích hậu quả, chưa đi sâu vào phân
tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp. Do đó, bài nghiên cứu dưới đây về “Những yếu
tố ảnh hưởng đến tình trạng “nghiện” mua hàng trực tuyến của sinh viên’’ sẽ dựa
trên những bài viết trước đó để bổ sung và hoàn thiện hơn, đi sâu vào vấn đề nguyên
nhân ảnh hưởng từ đó đưa ra giải pháp hữu ích giúp sinh viên mua hàng trực tuyến
thông thái và tránh tình trạng “nghiện” mua sắm để có thể quản lý chi tiêu hợp lý, học
tập và làm việc hiệu quả.

7. Phương pháp nghiên cứu khoa học

Đề tài “Những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng “nghiện” mua hàng trực
tuyến của sinh viên’’ dựa trên phương pháp sử dụng bảng hỏi được thiết kế ở dạng
goolgle froms, phỏng vấn sâu 1 số sinh viên ,ngoài ra còn có sự tổng hợp, phân tích từ
những bài viết có liên quan trên mạng xã hội, trên các bài báo để tìm hiểu,làm rõ
nguyên nhân tác động đến tình trạng ‘nghiện’ mua hàng trực tuyến của sinh viên.Dựa
trên những kết quả phân tích đó để đưa ra những giải pháp giúp cho sinh viên mua
hàng trực tuyến được hiệu quả hơn tránh những rủi ro không đáng có.

5
NỘI DUNG

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ MUA HÀNG TRỰC TUYẾN.


Mua hàng trực tuyến là một nhu cầu phổ biến trong cuộc sống hiện nay, nhất là
trong khoảng thời gian dịch bệnh covid vừa qua, mua hàng trực tuyến trở thành xu
hướng thiết yếu nhằm đảm bảo cho đời sống của mỗi người.
1.1.Sự phổ biến của việc mua hàng trực tuyến.
1.1.1.Trên thế giới
Vấn đề mua hàng trực tuyến ở trên thế giới cũng rất phổ biến và đạt được doanh thu
rất cao “Lĩnh vực bán lẻ trên internet trên toàn thế giới dự kiến sẽ đạt 4 nghìn tỷ đô la
vào năm 2020. Hiện tại, 69% người dân ở Mỹ đã mua sắm trực tuyến, với XNUMX%
làm như vậy tối thiểu một lần một tháng.
Tỷ lệ thâm nhập toàn cầu của những người mua sắm trực tuyến là 47.3% vào năm
2018.
Trên toàn cầu, dự đoán sẽ có 2.14 tỷ cá nhân mua sắm trực tuyến vào năm 2021.

Vào năm 2021, doanh số thương mại trực tuyến trên toàn thế giới ước tính sẽ vượt
qua 4,891nghìn tỷ đô la.
Mua hàng trực tuyến chiếm 63% tổng số các dịp mua sắm. Nền tảng Taobao của
Trung Quốc là thị trường trực tuyến lớn nhất trên thế giới vào năm 2019, với tổng giá
trị hàng hóa (GMV) hàng năm của bên thứ 3 là 515 tỷ đô la Mỹ. Với 432 tỷ đô la &
344 tỷ đô la, Tmall & Amazon lần lượt đứng ở vị trí thứ 2 và 3.
Mức chi tiêu cho mỗi lượt truy cập điển hình của người mua sắm trực tuyến là 2.91
đô la trên toàn cầu.
Giao hàng tận nơi trực tiếp được 60% khách hàng trực tuyến coi là lý do thuận lợi để
mua bất cứ thứ gì trực tuyến.
Các yếu tố khác bao gồm giá thấp hơn, nhiều lựa chọn sản phẩm hơn và khả năng
cung cấp 24 giờ.
Các thủ tục trả hàng dễ dàng và đánh giá của khách hàng được 35% người mua
sắm trực tuyến nhấn mạnh.”1 Như vậy có thể thấy việc mua hàng trực tuyến trên thế
1
Số liệu thống kê, sự kiện và số liệu về mua sắm trực tuyến hấp dẫn năm 2022, Andy Thompson Số liệu thống kê
về mua sắm trực tuyến hấp dẫn năm 2022 (bloggersideas.com)
6
giới được ưa chuộng và trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu mà rất nhiều
người ở nhiều nước trên thế giới tiếp cận và chiếm tỉ lệ rất cao.
1.1.2.Tại Việt Nam
Tại Việt Nam số người sử dụng internet là rất lớn,do vậy nhu cầu tiếp cận các sàn
thương mại điện tử cũng rất cao, nhu cầu mua hàng trực tuyến cũng tăng lên khi mà
ngày một các mặt hàng càng được đa dạng hóa, sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian được
mọi người quan tâm hơn bởi vậy lựa chọn mua hàng trực tuyến được mọi người chú ý
nhiều hơn.
- Đối với mọi người
Tại Việt Nam số người sử dụng internet rất nhiều, theo trang Damio-kiến thức
công nghệ và ngôn ngữ; “ tại khu vực châu Á,Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát
triển kinh tế thông qua Internet nhanh nhất. Tính đến năm 2020, số lượng người sử
dụng Internet tại Việt Nam đạt 68 triệu người và có thể tăng lên 75.7 triệu người vào
năm 2023”. Do đó, mức độ tiếp xúc với với các sàn thương mại điện tử cũng rất nhiều,
hơn cả là trong thời gian dịch bệnh covid vừa qua thì việc mua hàng trực tiếp cũng dần
chuyển dần sang
mua hàng trực tuyến. Vì vậy, mức độ phổ biến mua hàng trực tuyến của mọi người
cũng tăng theo như cầu.
- Đối với sinh viên
Đối với sinh viên là độ tuổi sử dụng các nền tảng thương mại nhiều nhất nên vấn
đề mua hàng trực tuyến là rất phổ biến, theo như câu hỏi khảo sát của tôi về mức độ
thường xuyên mua hàng trực tuyến của sinh viên thì mức độ thường xuyên mua hàng
trực tuyến chiếm 87,2% (trên tổng số 39 người làm khảo sát) từ đó cho thấy đa phần
các bạn sinh viên đều rất thường xuyên mua hàng trực tuyến. Chỉ số ít sinh viên chiếm

7
12,8% (trong tổng số 39 người) là ít mua hoặc không mua hàng trực tuyến.

Biểu đồ 1: Tình trạng mua hàng trực tuyến của sinh viên
Ngoài vấn đề thường xuyên mua hàng trực tuyến thì đề tài của tôi còn khảo sát về
mức độ tiếp cận của sinh viên đối với các trang thương mại mua sắm trực tuyến để
hiểu rõ hơn về thói quen mua sắm trực tuyến của sinh viên. Trong tổng số 39 bạn tham
gia khảo sát thì có 64,1% sử dụng trang mua sắm trực tuyến là shopee, nền tảng tiktok
là nền tảng được tiếp cận nhiều thứ hai với 10,3% tiếp đó đến tiki,lazada,facebook lần
lượt là 7,7%, 5,1%, 5,1% ngoài ra còn có instargram, taobao và amazon đều chiến số ít
là 2,6%. Từ đó, cho thấy có rất nhiều các trang thương mại điện tử để sinh viên có thể
tiếp cận và mua sắm. Trang mua sắm shopee được nhiều sinh viên lựa chọn vì là một
trong những trang mua sắm trực tuyến lớn và tiện dụng nhất Việt Nam, bởi vậy mức
độ tiếp cận để mua hàng trực tuyến ở sinh viên là càng dễ dàng.

Biểu đồ 2: Khảo sát về trang mua sắm trực tuyến của sinh viên

8
CHƯƠNG II: VẤN ĐỀ “NGHIỆN” MUA HÀNG TRỰC TUYẾN CỦA SINH
VIÊN
2.1.Thực trạng của sinh viên về vấn đề “nghiện” mua hàng trực tuyến
Mua sắm trực tuyến trở nên quen thuộc hơn đối với mọi tầng lớp người tiêu dùng
Việt Nam và đang tạo nên một thói quen, một văn hóa mua sắm mới. Xuất hiện tại
Việt Nam từ năm 2010, hiện có thể kể tới những thương hiệu quen thuộc như
Lazada.vn, Tiki.vn , Shopee.vn, Sendo.vn, chotot.vn, Ebay.vn, ...  Sinh viên là đối
tượng tiếp cận với mua sắm trực tuyến rất nhanh vì sử dụng thường xuyên các công cụ
truy cập mạng và cần tiết kiệm thời gian để học tập. Vậy nên họ chính là đối tượng
khách hàng rất quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm, mua sắm trực tuyến cũng
được biết đến với những rủi ro, một trong số đó là vấn đề ‘nghiện” mua sắm trực tuyến
của sinh viên. Theo như kết quả của câu hỏi khảo sát thu thập được thì đa số các bạn
sinh đều gặp phải vấn đề mua hàng không kiểm soát cụ thể là chiếm 84,6% (trong
tổng số 39 sinh viên tham gia khảo sát). Tiến hành phỏng vấn sâu bạn nữ Lương.T.T
sinh viên nghành HQH trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn khi được hỏi về
thực trạng mua sắm trực tuyến, nhận được câu trả lời: “Tôi thường hay mất kiểm soát
về việc mua trực tuyến, cụ thể tôi thường mua những món đồ không cần thiết hoặc
mua quá nhiều đồ chỉ vì trông nó lạ lạ”. Tiếp đến là một bạn nữ khác Nông T.H thì
cũng nhận được câu trả lời tương tự “ Tôi rất thường xuyên mua hàng trực tuyến, tuần
nào tôi cũng có đơn hàng. Thậm trí tôi không nhớ nổi những món đồ mình đã mua, tôi
tốn khá nhiều tiền vào việc mua sắm những món đồ không thực sự cần thiết”. Qua
đó,có thể thấy được tình trạng mua sắm mất kiểm soát ở sinh viên đang sảy ra rất
nhiều, vì vậy đề tài nghiên cứu “Những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng “nghiện”
mua hàng trực tuyến của sinh viên’’ nhằm tìm hiểu và phân tích những yếu tố tác động
đến trực trạng này.

9
Biểu đồ 3: Tình trạng mua sắm trực tuyến không kiểm soát của sinh viên.

2.2.Hậu quả của việc “nghiện” mua sắm trực tuyến


Mua sắm trực tuyến là một hình thức mua hàng tiện dụng được khuyến khích sử
dụng, thế nhưng để tình trạng “nghiện” mua sắm trực tuyến sảy ra sẽ gây nhiều hậu
quả phiền phức đến tâm lý,tài chính, sức khỏe và tinh thần. Theo trang drcuaban.com
thì “nghiện” mua hàng được hiểu là “Một người nghiện mua sắm là người mua sắm
bắt buộc và có thể cảm thấy như họ không kiểm soát được hành vi của mình. Họ
không chỉ bao gồm những người mua sắm vượt quá khả năng tài chính, mà còn gồm
cả những người dành quá nhiều thời gian cho việc mua sắm hay thậm chí là những
người thường xuyên tơ tưởng đến việc mua sắm dù không thực sự cần thiết”.
Các tác động ngắn hạn của nghiện mua sắm có thể cảm thấy tích cực. Trong nhiều
trường hợp, bạn có thể cảm thấy hạnh phúc sau khi hoàn thành một chuyến đi mua
sắm. Tuy nhiên, những cảm giác này thường được trộn lẫn với sự lo lắng hoặc cảm
giác tội lỗi, và trong hầu hết các trường hợp, cảm giác tội lỗi hoặc lo lắng có thể đẩy
bạn trở lại cửa hàng để mua sắm nhiều hơn.
Các tác động lâu dài của nghiện mua sắm có thể khác nhau về cường độ và phạm vi.
Nhiều người nghiện mua sắm phải đối mặt với các vấn đề tài chính, và họ có thể trở
nên nợ nần chồng chất. Trong một số trường hợp, họ có thể chỉ cần sử dụng hết số dư
trong thẻ ngân hàng của mình, nhưng trong những trường hợp khác, họ có thể thế chấp
nhận ghi nợ hoặc tính phí mua vào thẻ tín dụng kinh doanh của họ.

10
Đối với sinh viên hậu quả có thể nhẹ hơn nhưng về lâu dài cũng có thể khiến sinh viên
gặp nhiều rắc rối về tài chính khi mà tiêu quá nhiều tiền cho việc mua sắm dẫn đến
mất cân bằng chi tiêu từ đó ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của sinh viên.

2.3.Những yếu tố tác động đến tình trạng “nghiện” mua hàng trực tuyến của sinh
viên
Đối với những yếu tố tác động đến tình trạng nghiện mua sắm ở sinh viên, đề tài
nghiên cứu về 2 nhóm yếu tố gồm chủ quan và khách quan. Chủ quan được hiểu là
những yếu tố tác động từ chính bản thân, còn khách quan là những yếu tố tác động từ
môi trường bên ngoài. Theo như khảo sát của bài nghiên cứu cho thấy chủ yếu là sinh
viên đánh giá nguyên nhân từ cả hai yếu tố chủ quan và khách quan, có đến 29 sinh
viên chiếm 74,4% đánh giá rằng họ bị ảnh hưởng từ cả 2 yếu tố. Điều đó cho thấy sự
ảnh hưởng của cả 2 yếu tố chủ yếu dẫn đến hành vi mua sắm của họ. 6 sinh viên chiếm
15,4% đánh giá nguyên nhân chủ yếu là chủ quan, có thể thấy được rằng bản thân sinh
viêm đã tự ý thức được việc mua hàng trực tuyến của mình. Còn lại 4 sinh viên chiếm
10,3% thì cho thấy họ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các tác nhân bên ngoài.

Biểu đồ 4: Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm


2.3.1.Nguyên nhân chủ quan
Về yếu tố chủ quan, bài khảo sát đi vào tìm hiểu và phân tích về mức độ mua hàng
trực tuyến của sinh viên cho thấy phần lớn sinh viên tốn rất nhiều tiền cho việc mua
hàng trực tuyến nhưng không thật sự cần thiết. Bài nghiên cứu của tôi đi vào tìm hiểu
và phân tích nguyên nhân chủ quan gồm 2 yếu tố là nhu cầu bản thân và yếu tố tâm lý.

11
Biểu đồ 5: Đánh giá về yếu tố chủ quan tác động đến sinh viên.

a,Nhu cầu bản thân:


Theo số liệu bảng khảo sát thu được thì yếu tố nhu cầu bản thân chiếm 58% (18 người)
điều đó cho thấy phần lớn sinh viên chủ động trong việc mua sắm.
Sinh viên là đối tượng tiếp cận internet nhiều nhất mỗi ngày, ngoài ra cũng là những
người cần tiết kiệm thời gian,chi phí đi lại. Mô hình tiện lợi của mua sắm trực tuyến
vừa hay đáp ứng được những yêu cầu cần thiết đó. Do vậy, với sự nhạy bén trong thời
cuộc, sinh viên đã lựa chọn cho mình hình thức mua trực tuyến để tiết kiệm thời gian,
được giao hàng tận nơi và các hình thức thanh toán cũng vô cùng thuận lợi và tiện
dụng. Chính vì những nhu cầu, mong muốn của cá nhân được đáp ứng một cách đầy
đủ và dễ dàng như vậy, khiến cho sinh viên rơi vào tâm lý mất kiểm soát nhanh chóng
khi chỉ 1 thao tác đơn giản đã có thể thực hiện được hành vi mua sắm dẫn đến vấn đề
mua hàng tràn lan.

b,Yếu tố tâm lý:


Về yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới hành vi mua sắm của sinh viên thì kết quả khảo sát
từ bảng hỏi cho thấy yếu tố ‘do thấy rẻ nên mua’ được đánh giá nhiều nhất là 21/39
người chiếm 58,3% và yếu tố ‘thích nên mua’ là 10 người chiếm 27,8%. Từ số liệu
biểu đồ thấy được rằng phần lớn sinh viên có nhu cầu mua hàng trực tuyến đều bị tác
động giá cả. Một mặt, họ thấy trong các sản phẩm giảm giá này có cơ hội mua mà
không cần biện pháp, mặt khác, để có được mọi thứ họ không thực sự cần nhưng mua

12
nó với giá giảm. Sự hài lòng và niềm vui mà họ cảm thấy, một khi mua hàng được
thực hiện, trở thành triệu chứng của chứng “nghiện” này . Nhân tố chủ quan luôn được
đánh giá là nhân tố quyết định trực tiếp đến hành vi mua sắm của sinh viên, việc mua
sắm trực tuyến giúp cho họ thỏa mãn nhu cầu muốn được đáp ứng .Vì những tự tiện
lợi mà mô hình mua hàng trực tuyến như giao dịch nhanh chóng, tiết kiệm thời gian,
mặt hàng đa dạng phong phú đáp ứng được nhu cầu của sinh viên bởi vậy việc lựa
chọn mua hàng trực tuyến là sự ưu tiên hơn. Bên cạnh những nhu cầu cần thiết của cá
nhân, thì đa số sinh viên còn có tính tò mò, muốn sở hữu thứ mà mình muốn. Ngoài ra
còn còn có tâm lý a dua mua đồ theo phong trào, theo trend. Từ những yếu tố tâm lý
trên dần hình thành một tâm lý mua hàng không kiểm soát dẫn đến tình trạng luôn
muốn mua hàng, chốt đơn liên tục.

2.3.2.Nguyên nhân khách quan


Về nguyên nhân khách quan, bài nghiên cứu cũng đi vào phân tích 2 yếu tố chủ
yếu là yếu tố xã hội và yếu tố thời đại
a,Yếu tố xã hội:
Theo kết quả số liệu mà bài nghiên cứu thấy được rằng phần lớn sinh viên đánh giá
yếu tố khách quan từ các hoạt động giảm giá,flashsale là có tác động mạnh mẽ nhất là
24/39 người đánh giá chiếm 68,8%.Có thể nói nhu cầu săn hàng khuyến mại và có giá
tốt (Bargain Hunter) luôn là thứ hấp dẫn khách hàng. Bất cứ thứ gì khuyến mãi đều
luôn có sự hấp dẫn mãnh liệt với con người, đặc biệt là các sinh viên – những người
thường phải cân đo đong đếm chi tiêu sao cho hợp lý. Do đó, các sinh viên sẽ ưu tiên
chọn mua tại những địa điểm thường có chương trình khuyến mãi, các sàn thương mại
điện tử vào các dịp Flash sale. Nổi bật là những đợt săn sale lớn trong tháng của
shopee sẽ khiến các sinh viên bị hấp dẫn và mua hàng quá tay, đặc biệt là mua những
thứ đồ không cần thiết, ‘nghiện’ sắn sale, mua hàng chỉ vì có trương trình sale đã trở
nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó các hình ảnh sản phẩm đẹp, bắt mắt
cũng trở thành điều hấp dẫn sinh viên. Do đó số người bị tác động bởi các hình ảnh
sản phẩm qua kết quả nghiên cứu cũng khá cao 17/39 nguời chiếm 48,6%.Ngoài ra thì
các hoạt động quảng cáo,rivew sản phẩm cũng đánh vào tâm lý của sinh viên khi mà
theo bảng số liệu có 14/39 sinh viên (40%) lựa chọn, nguyên nhân do những nội dung
đó quá hay, có sức thuyết phục và hấp dẫn người xem trải nghiệm và thu hút sự chú ý,

13
thúc đẩy tâm lý cần thiết tạm thời khiến sinh viên có suy nghĩ mua hàng để trải nghiệm
chứ không thật sự cần thiết khi sản phẩm đến tay.

Biểu đồ 6: Yếu tố khách quan tác động đến việc mua hàng.

b,Yếu tố thời đại:


Yếu tố thời đại cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “nghiện”
hàng trực tuyến ở sinh viên. Khi mà tất cả sinh viên đều đang sống trong thời đại công
nghệ số, hàng ngày luôn tiếp cận rất nhiều lượng thông tin từ internet, do đó việc tiếp
cận với những trang thương mại càng cao, những điều đó mỗi ngày đều xuất hiện
khiến cho tâm lý muốn sở hữu càng ngày càng cao và dẫn đến hàng vi mua hàng ở
sinh viên. Ngoài ra, trong thời đại xung quanh nhà nhà mua hàng trực tuyến, người
người mua hàng trực tuyến, nhu cầu dịch vụ tăng cao cũng là một phần tác động đến
tâm lý mua hàng, đặc biệt là sinh viên những ngừoi trẻ luôn có tâm lý bắt kịp xu
hướng sẽ dễ bị sa vào đó mà dẫn đến tình trạng “nghiện” mua trực tuyến.
Từ những phân tích trên thấy được rằng vấn đề “nghiện” mua sắm là 1 phần từ những
yếu tố trên. Những nguyên nhân tác động qua lại với nhau lâu dầu sẽ hình thành một
tâm lý nhu cầu cần được thoả mãn là mua hàng trực tuyến. Và điều đó sẽ dần đến tình
trạng “nghiện” mua hàng trực tuyến, và nếu không được thoả mãn thì sẽ dẫn đến ảnh
hưởng đến tâm lý khó chịu, còn nếu thoả mãn thì sẽ gặp vấn đề về tài chính. Chung
quy lại, tất cả những yếu tố trên đều có ảnh hưởng đến vấn đề “nghiện” mua trực
tuyến, nhưng nhân tố quyết định trực tiếp dẫn đến hành vi mua sắm vẫn là nguyên
nhân đến từ chính bản thân là nhân tố chủ quan.

14
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP GIÚP SINH VIÊN MUA SẮM MỘT
CÁCH HIỆU QUẢ HƠN.

Qua những phân tích trên về yếu tố tác động và hậu quả của việc “nghiện” mua
trực tuyến ở sinh viên, và theo khảo sát về nhu cầu mong muốn mua sắm hiệu một
cách quả ở 39 sinh viên tham gia khảo sát, 100% sinh viên đều có mong muốn nhu cầu
để có thể kiểm soát hành vi mua trực tuyến của mình một cách thông minh, tránh tình
trạng “nghiện” mua trực tuyến.

Biểu đồ 7: Mong muốn mua hàng hiệu quả hơn của sinh viên

3.1.Đối với những tác động khách quan


-Làm sạch trình web liên quan đến nội dung mua sắm. Đây là một trong những
cách.giúp sinh viên hạn chế tối đa mức độ tiếp cận các mặt hàng trực tuyến bởi theo
trang saohaivuong.com thì “trình duyệt internet là cách phổ biến nhất để khám phá các
cửa hàng online và đặt hàng”.Nếu bạn muốn giải phóng mình khỏi mua sắm online,
hãy bắt đầu từ trình duyệt trên máy tính,điện thoại của bạn. Dưới đây là những gì bạn
có thể làm:
+Xóa lịch sử – trình duyệt ghi nhớ các trang web bạn đã truy cập để giúp bạn tìm thấy
chúng dễ dàng hơn vào lần sau. Bạn không muốn lần sau – hãy chuyển đến khu vực
cài đặt của trình duyệt và xóa toàn bộ lịch sử hoặc chỉ các cửa hàng online.
+ Xóa dấu trang – bạn đã đánh dấu trang bất kỳ trang web nào từ các cửa hàng
online. Đi tới trình quản lý dấu trang của trình duyệt của bạn và sử dụng công cụ tìm
kiếm để tìm và xóa mọi địa chỉ url liên quan đến mua sắm.
15
+ Cài đặt trình chặn quảng cáo – quảng cáo trên trình duyệt rất khó chịu: chúng tiếp
tục hiển thị quảng cáo từ các cửa hàng online mà bạn đã ghé thăm gần đây. Nếu bạn
không thể cưỡng lại việc nhấp vào chúng, trợ giúp duy nhất là trình chặn quảng
cáo. Đi tới phần tiện ích mở rộng của trình duyệt của bạn và tìm một tiện ích mở rộng.
- Hạn chế sử dụng các trang thương mại điện tử. Các biểu tượng ứng dụng mua sắm
trên màn hình điện thoại, máy tính của mỗi sinh viên giống như một cái bẫy vô hình
dẫn đến tình trạng “nghiện” mua sắm trực tuyến. Việc mở những ứng dụng đó là tiền
đề để dẫn đến tình trạng mua hàng ngở ngẩn mà thuật ngữ gen Z hay gọi là “hậu quả
của việc chốt đơn lúc 2 giờ sáng”. Để loại bỏ tình trạng đó thì có 3 cách làm đó là xóa
bỏ bớt những ứng dụng mua sắm, ẩn bớt thông báo từ ứng dụng và tắt tông báo từ ứng
dụng. Để những các ứng dụng đó càng ý hiện lên trước mặt thì lâu dần tâm lý ta sẽ
hình thành sự quên và sinh viên sẽ ít chú ý đến nó hơn.
-Xóa phương thức thanh toán. Sinh viên có thể tiến xa hơn là chỉ vô hiệu hóa thanh
toán bằng một cú nhấp chuột.Đặt quy tắc xóa thẻ tín dụng (hoặc bất kỳ phương thức
thanh toán nào khác) sau mỗi lần mua hàng đã thanh toán thành công.Lần tới khi bạn
muốn mua thứ gì đó, sinh viên sẽ phải trải qua quá trình đăng ký một phương thức
thanh toán mới. Nó có thể đủ để khiến cho bạn nhận ra rằng bạn có thật sự cần món
hàng đó không. Điều đó sẽ hạn chế được việc bạn mua hàng trực tuyến nếu bạn không
thật sự cần món đồ đó bạn sẽ có thể bỏ cuộc ở bước này.

3.2.Đối với bản thân


Nguyên nhân chủ quan luôn là yếu tố quyết định trực tiếp, vậy nên để hạn chế việc
mua sắm sinh viên có thể tham khảo những giải pháp sau:
-Tạo thói quen quản lý chi tiêu : Lập bảng chi tiêu hàng tháng. Điều này giúp cho mỗi
cá nhân có thể nắm rõ được khoản chi tiêu của mình. Đặt hạn mức số tiền dùng vào
những việc nhất định. Điều đó không chỉ giúp sinh viên hạn chế mua sắm mà còn học
được cách quản lý tài chính và tránh tình trạng tiền “ không cánh mà bay”. Lập bảng
mua sắm cụ thể dựa trên yếu tố cần thiết và quan trọng hãy sắp xếp danh sách theo thứ
tự ưu tiên, đồng thời ấn định một khoản tiền cụ thể cho lần mua sắm đó. Với cách này, 
bạn sẽ tránh rơi vào “bẫy” mua sắm của các sàn thương mại điện tử, không chỉ tiết
kiệm về tiền bạc mà cả thời gian. 

16
- Hạn chế tiếp xúc với các trang thương mại điện tử. Thay vào những lúc rảnh rỗi bạn
ngồi lướt internet thì hãy vận động bản thân bằng cách chơi thể thao hoặc đọc sách
điều đó sẽ giúp thay đổi tư duy và hình thành thói quen tốt, trách cho việc lúc nào sinh
viên cũng sẽ chỉ nghĩ đến việc mua hàng để giải tỏa áp lực. Có nhiều cách để bạn lựa
chọn giải trí và đi ra ngoài, hoạt động nhiều hơn tránh cho bạn sa đà vào hố đen của
mua hàng.
- Suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra quyết định. Trước khi mua một món đồ nào đó hãy
suy nghĩ thật kỹ, chọn lọc những thông tin hữu ích rồi phân tích xem mình có thật sự
cần món đồ đó hay không, đối với những bạn có tâm lý dễ dao động có thể thử mẹo
“quy tắc 48 giờ” là cách giúp bạn không đưa ra những lựa chọn mua sắm mang tính
nhất thời. Theo đó, đối với những món đồ bạn rất thích, nhưng lại không thực sự có
nhu cầu, bạn nên cân nhắc lại bằng cách để món hàng đó vào giỏ đồ và quay lại sau 48
giờ. Đây được xem là khoảng thời gian hợp lý để bạn xem xét thật kỹ mình có thực sự
muốn mua món đồ đó không, từ đó hạn chế được tối đa việc chi tiền không kế hoạch
cho những sản phẩm không thực sự cần thiết.”2 

KẾT LUẬN
Bài nghiên cứu trên nhằm mục đích tìm hiểu những yếu tố tác động đến vấn đề
“nghiện” mua hàng trực tuyến của sinh viên để đưa ra những giải pháp hữu ích cho
sinh viên về việc mua hàng trực tuyến. Với tất cả những giải pháp mà bài nghiên cứu
đưa ra, hi vọng có thế giúp ích cho các bạn sinh viên tránh được tình trạng mua hàng
không kiểm soát dẫn đến “nghiện” shopping trực tuyến làm ảnh hưởng đến tài
chính,tâm lý và sức khỏe. Chúc các bạn sinh viên học tập và làm việc thật tốt

2
8 mẹo mua sắm tiết kiệm cho hội nghiện shopping trực tuyến, Minh Thiện 8 Mẹo Mua Sắm Tiết Kiệm Cho
Hội Nghiện Shopping Trực Tuyến (giaoduc.edu.vn)
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Dương Thị Thu Hương (2022), “Xu hướng mua hàng trực tuyến của sinh viên
hiện nay (nghiên cứu trường hợp sinh viên viện Báo chí và Tuyên truyền)”, Tạp chí Lý
luận chính trị và truyền thông, https://lyluanchinhtrivatruyenthong.vn/xu-huong-mua-
hang-truc-tuyen-cua-sinh-vien-hien-nay-nghien-cuu-truong-hop-sinh-vien-hoc-vien-
bao-chi-va-tuyen-truyen-p26396.html.
2.Vũ Xuân Đoàn-Lưu Ngọc Anh (2020), “Sự gắn kết của sinh viên với mua sắm trực
tuyến”, Tạp chí Công thương, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/su-gan-ket-cua-
sinh-vien-voi-mua-sam-truc-tuyen-73642.htm.
3. Tạ, V.T. & Đặng, X.O. (2021), “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực
tuyến của người tiêu dùng Thế hệ Z tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân
hàng, Số 229, tr. 27 – 35. https://1libvn.com/document/zpnvd4mv
4. Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Văn Thoan (2013), Giáo trình Thương mại điện tử căn
bản, NXB Bách khoa – Hà Nội.
5. Nguyễn Phú Quý, Nguyễn Hồng Đức, Trịnh Thúy Ngân (2009), Xu hướng mua sắm
trực tuyến của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Mở Tp
HCM.
6. Ngô Thị Bích Chi (2012), Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa
8 khoa Kinh tế -Quản trị kinh doanh, Đại học An Giang.
7. Hà Ngọc Thắng, Nguyễn Thành Độ (2016), “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua
sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam: Nghiên cứu mở rộng thuyết hành vi có
hoạch định”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh, tập
32, số 4(2016).
8. Phương Lan (2020), “ “Nghiện” mua hàng online”, An Giang Online,
https://baoangiang.com.vn/-nghien-mua-hang-online-a286079.html.
9. Lương Thu Hà - Đào Yến Nhung - Đàm Vũ Đức Hiếu - Nguyễn Ngọc Phương
Thảo(2021), “Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng trực tuyến ngẫu hứng và
mua hàng trực tuyến liên tục ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính online,
https://tapchitaichinh.vn/nhung-yeu-to-anh-huong-den-hanh-vi-mua-hang-truc-tuyen-
ngau-hung-va-mua-hang-truc-tuyen-lien-tuc-o-viet-nam.html.

18
10. (2022), “ Kinh nghiệm mua sắm online an toàn”, bloggiamgia,
https://bloggiamgia.vn/kinh-nghiem-mua-hang-qua-mang-an-toan.
11. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương (2021). Sách trắng
Thương mại điện tử năm 2021.
12. (2021), “Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên thời hiện hiện
đại”,Ghetham1@, https://ghetham.com/nghien-cuu-hanh-vi-mua-sam-truc-tuyen-cua-
sinh-vien/.
13. Kim Dung (2022) “Mua sắm trực tuyến trong nước đang ngày càng trở nên phổ
biến”, Báo điện tử ĐCS Việt Nam, https://dangcongsan.vn/kinh-te/mua-sam-truc-
tuyen-trong-nuoc-dang-ngay-cang-tro-nen-pho-bien-562026.html.
14. Ngọc Mai(2021), “Nghiện mua sắm trực tuyến – một hội chứng rối loạn thần kinh
nguy hiểm”, NTD Việt Nam, https://www.ntdvn.net/khoa-hoc/nghien-mua-sam-truc-
tuyen-mot-hoi-chung-roi-loan-than-kinh-nguy-hiem-164316.html.
15. Bích Hổ(2022), “Tại sao chúng ta không thể ngừng mua hàng online?”, Vietcetera,
https://vietcetera.com/vn/tai-sao-chung-ta-khong-the-ngung-mua-hang-online.

19
PHỤ LỤC
1. Phụ lục A
Bảng hỏi form
1. Họ tên của bạn ( không bắt buộc)
2. Bạn có phải là sinh viên không?
Phần 1: thông tin cá nhân
Phần 2: câu hỏi liên quan
1. Bạn có thường xuyên mua hàng trực tuyến không? Có/không
2. Bạn thấy mua hàng trực tuyến có tiện lợi không? Có/không
3. Bạn có hay mua những món đồ không cần thiết không? Có/không
4. Bạn có muốn mua hàng trực tuyến một cách hiệu quả không? Có/không
5. Bạn thường mua hàng trực tuyến tại đâu?
Shoppe
Facebook
Lazada
Tiki
Tiktok
Khác

6. Bạn thường chi bao nhiêu tiền cho việc mua trực tuyến?
Rất ít Ít Bình thường Nhiều Rất nhiều

7. Yếu tố nào tác động đến việc mua hàng trực tuyến của bạn?
Chủ quan Khách quan Cả hai

8. Yếu tố chủ quan tác động đến bạn?


Do nhu cầu bản thân Do nhu cầu săn sale Do thích nên mua

20
9. Yếu tố khách quan nào tác động đến bạn?
Do hoạt động quảng cáo Do hoạt động săn sale, Do hình ảnh sản phẩm tác
khuyến mãi động

2. Phụ lục B
Danh sánh sinh viên tham gia phỏng vấn sâu:
1. Lương T.T sinh viên ngành HQH, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
2. Nông T.H sinh viên ngành nn Trung, trường Cao đẳng Công nghệ và Ngoại ngữ

21

You might also like