You are on page 1of 2

KHU VỰC HỌC ĐẠI CƯƠNG

1. Khái niệm Phân tầng xã hội


Phân tầng xã hội là sự phân chia những người trưởng thành trong xã hội thành các
nhóm kinh tế xã hội khác nhau. Đồng thời, các nhóm này được xếp hạng theo tôn ti
trật tự trên dưới để tạo thành các tầng lớp trong hệ thống. Mỗi tầng bao gồm những
người có địa vị tương tự gần với nhau. Hệ thống xếp hạng tôn ti trật tự này là sự bất
bình đẳng mang tính cấu trúc và là thuộc tính của xã hội. Sự bất bình đẳng này
cũng mang tính thiết chế và có thể trao quyền qua các thế hệ. Trong hệ thống phân
tầng , các thành viên sẽ khác nhau về khả năng thăng tiến (di động) bởi địa vị
không giống nhau của họ trong các bậc thang xã hội. Phần lớn xã hội cho đến hiện
nay đều tồn tại sự phân tầng về tài sản, của cải, quyền lực chính trị, uy tín xã hội,
đời sống văn hóa. Đồng thời, xã hội còn phân tầng theo giới, tuổi, tôn giáo và tộc
người.(Định nghĩa này được tham khảo từ các nguồn tài liệu (Giddens, Anthony
and Mitchell Duneier,2000:174; Giddens, 2001:282).
Theo tạp chí khoa học xã hội số 11 (279) 2021 Vấn đề phân tầng xã hội và di động
xã hội ua các nghiên cứu trong và ngoài nước của tác giả Hà Thúc Dũng có đề cập
đến khái niệm Phân tầng xã hội như sau: “Phân tầng xã hội là sự phân chia xã hội
thành nhiều giai tầng khác nhau về của cải, địa vị chính trị, uy tín xã hội cũng như
sự khác biệt về trình độ học tập vấn nghề nghiệp, nhà ở, phong cách sinh hoạt, cách
ứng xử”(Bilton, Bonmett, Jones, 1993). Phân tầng xã hội là một chủ đề được
nghiên cứu nhiều ở Việt Nam từ sau thời kỳ Đổi mới, thể hiện qua số lượng các
cuộc điều tra và bài báo khoa học.
Theo tạp chí khoa học xã hội số 11 (279) 2021 Vấn đề phân tầng xã hội và di động
xã hội cuả các nghiên cứu trong và ngoài nước của tác giả Hà Thúc Dũng có đề cập
đến khái niệm Di động xã hội như sau: “Di động xã hội là sự chuyển động lên hoặc
xuống trong một xã hội phân tầng. Di động xã hội có thể giữa các thế hệ (so sánh
người nào đó với cha mẹ/ ông bà của họ) hoặc bên trong một thế hệ (so sánh vị thế
của người nào đó trong suốt cuộc đời họ), mặc dù kiểu di động đầu ít được các nhà
xã hội học quan tâm hơn kiểu di động sau”.
2.Khái niệm Di động xã hội
Di động xã hội thường là sự chuyển dịch trở thành khuôn mẫu của các cá nhân
(nhưng đôi khi là cả nhóm) giữa các địa vị KTXH khác nhau trong hệ thống phân
tầng của bất khi xã hội nào (Scott, J.. 2009:477; Kerbo, 2000332, 355).
-Người ta phân chia thành di động xã hội theo chiều dọc và chiều ngang.
+Di động theo chiều dọc là sự chuyển dịch đi lên hoặc đi xuống trong dãy tôn ti thứ
bậc xã hội, nhưng khả năng di động đi xuống ít khi được xem xét
(Persell,1987:228). Sở dĩ như vậy, bởi vì xã hội công nghiệp hóa thì khả năng di
động đi lên của các cá nhân càng lớn. Điều này giải thích vì sao mà các tầng lớp
trung lưu càng lớn trong quá trình công nghiệp hóa (Giddens, 2001:293).
+Di động theo chiều ngang là sự dịch chuyển từ địa vị xã hổi này sang địa vị khác
ngang hàng. Các nhà nghiên cứu thường quan tâm đặc biệt đến di động theo chiều
dọc hơn là di động theo chiều ngang, bởi vì quy mô tổng thể của di động theo chiều
dọc cho ta biết được một số điều rất quan trọng về hệ thống phân tầng. Chẳng hạn
như, mức độ di động theo chiều dọc càng lớn, thì hệ thống phân tầng càng mở và
xã hội ngày càng tiến gần đến sự bình đẳng về cơ hội. Hoặc , xã hội trở nên bất
bình đẳng hơn là do người ta dựa trên các yếu tố thuộc về trình độ, năng lực và kỹ
năng cá nhân (tức những yếu tố giành đạt được) hơn là quy gán sẵn (Kerbo,
2000:334).
-Người ta cũng phân biệt di động xã hội giữa các thế hệ và di động xã hội trong
một thế hệ.
+Di động giữa các thế hệ là sự so sánh địa vị KTXH từ một thế hệ này sang thế hệ
tiếp theo. Còn di động trong một thế hệ là sự di động đi lên hoặc đi xuống (tức đi
theo chiều dọc) của một cá nhân trải qua trong một thời kì dài ,thậm chí trong cả
một cuộc đời lao động của họ.
3. Đo lường Di động xã hội
Đo lường di động xã hội nhằm tìm hiểu phương pháp đo lường sự thay đổi từ địa vị
gốc ban đầu tới địa vị xã hội tại một thời điểm xác định nào đó. Trước đây, chỉ số
gắn kết (Index of Association) thường được sử dụng ruộng rãi trong việc đo lường
mức độ gắn kết về địa vị xã hội giữa hai thế hệ. Sau đó, chỉ số này tỏ ra sai lệch. Vì
vậy Saburo Yasuda( nhà xã hội học Nhật Bản) đã nghiên cứu ra phương pháp đo
lường mới được thể hiện qua chỉ số Yasuda (Yasu da Index) mang tên ông. Phương
pháp đo lường di động xã hội giữa các thế hệ của Yasuda và ý nghĩa xã hội học của
chúng được trình bày chi tiết trong nguồn tài liệu (Yasuda, 1964, 1971; Kosaka,
1994:54-60, 186-187).

You might also like