You are on page 1of 2

Trong những phẩm chất tạo nên một tác gia, chẳng gì quan trọng

bằng sự sớm thâm nhập vào thực tế cuộc sống. Hạt giống tri thức có
thể được gieo trồng trong cô độc, nhưng phải được vun xới giữa cộng
đồng. Grandi có một câu nói mà tôi rất tâm đắc: “Không có nghệ thuật
nào là không hiện thực” để nói rằng văn chương phản ánh hiện thực là
nguyên lí đầu tiên và trên hết. Và một người nghệ sĩ chân chính luôn
hiểu được rằng nguồn mạch cuộc đời luôn là chất liệu nuôi sống trang
viết, thế nên Nguyễn Tuân sinh thời ca ngợi: “Chỉ trường đời rộng rãi
mới dạy cho người ta biết những câu đẹp đẽ”. Viết nên tuỳ bút “Người
lái đò Sông Đà” là kết quả do chính Nguyễn Tuân đã trải nghiệm
trong chuyến đi thực tế đến Tây Bắc. Một giai điệu ấm áp và hào sảng,
tác phẩm được nhà văn ký hoạ hoạ lại những đường nét đẹp nhất nơi
dòng sông Đà vừa hùng vĩ, hung bạo lẫn nét trữ tình, thơ mộng bằng
ngôn từ sắc sảo, tuyệt diệu. Để rồi, độc giả có thể khám phá dòng sông
ấy dưới một góc nhìn riêng ở đoạn …( Đã có lần tôi nhìn sông Đà như
một cố nhân …. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi
xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên dường sắt Phú Thọ - Yên Bái -
Lai Châu…., từ đó (dẫn yêu cầu đề).
Nguyễn Tuân - một cây bút tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam
hiện đại. Ông là một tri thức yêu nước, là một người nghệ sĩ tài hoa,
uyên bác, có cá tính sáng tạo độc đáo. Là một người suốt đời đi tìm
cái đẹp. Người ta nói toàn bộ cuộc đời cũng như gần 5000 trang viết
của ông đã tạo nên một "huyền sử" - huyền sử của một người ưu lối
chơi "độc tấu". Và trên trang văn của một người như thế, ta dễ dàng
được thưởng lãm cái độc đáo đến từ nghệ thuật dùng từ, dùng chữ khi
nó tái hiện được linh hồn sống động của vạn vật mà cảm giác như sự
mê hoặc đấy có thể làm “rung rinh” cả gỗ đá vô tri.
Nguyễn Tuân từng muốn mỗi ngày đều có "cái say của rượu tân
hôn", kì vọng mỗi trang đời là một trang nghệ thuật. Luôn luôn đổi
mới cảm giác, nhận thức cũng như phương châm cảm thụ cái đẹp, ông
coi đời là những “ trang hoa” luôn mở dưới ánh sáng nghệ thuật mới.
Và chuyến đi Tây Bắc của nhà văn sau Cách mạng là một " trang hoa"
như thế. Để từ đây vẻ đẹp thiên nhiên và con người được mở ra " dưới
ánh sáng nghệ thuật" của " Người lái đò Sông Đà". Một tùy bút mang
phong cách tự do phóng túng của Nguyễn Tuân với những phát hiện
tinh tế về thiên nhiên và con người Tây Bắc. Đặc biệt,….. ( dẫn yêu
cầu đề vào).
Nhà phê bình Hoài Anh từng nhận xét: Nguyễn Tuân đã miêu tả
vẻ đẹp của Sông Đà là một “ cái đẹp tạo hình, có góc cạnh, nhiều khi
dữ dội”. Mở đầu đoạn trích là lời khẳng định dòng sông không chỉ
hùng vĩ bởi thác đá oai hùm mà còn là “ cảnh đá bờ sông, dựng vách
thành”. Nghệ thuật ẩn dụ đã biến hoá những dãy đá cao tưởng chừng
vô tận kia thành những vách thành kiên cố, chỉ khi đến “ lúc đúng ngọ
mới thấy mặt trời”.

You might also like