You are on page 1of 2

‘’Nghệ sĩ phải là người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của

mình, tìm thấy những ấn tượng đó có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn
tượng đó có hình thức riêng’’(M.Go-rơ-ki). Đó là quá trình người nghệ sĩ mở lòng
riêng mà đón nhận thế giới, dùng nhịp điệu riêng mà cảm nhận “bụi vàng” của cuộc
sống. Để rồi trải qua một quá trình miệt mài hun đúc, những ý văn độc quyền bất hủ
mang theo một phần hồn của người nghệ sĩ ra đời, chảy theo ngòi bút mà khảm vào
trang giấy, tạo nên những ‘’tác phẩm nằm ngoài quy luật của sự băng hoại’’. Và
Nguyễn Tuân với cái ngông riêng biệt, với ‘’cái độc đáo văn ông nghìn đời không lặp
lại’’ đã thành công làm nên một độc bản ‘’Người Lái đò sông Đà’’ sống mãi với thời
gian và ‘’mình nó không thừa nhận cái chết’’. Bằng những ngôn từ sắc sảo giàu hình
ảnh liên tưởng Nguyễn Tuân đã bước đầu kể ta nghe về một sông Đà dữ dội hung
bạo và ngỗ ngược thông qua đoạn trích: ‘...’
Nói về con người cùng lối văn của Nguyễn Tuân, Phạm Tiến Duật từng có
nhận xét:
Cái răng cái tóc ông Chẳng giống ai
…..
cái độc đáo văn ông nhìn đời Không lặp lại
Mang trong mình chất ngông riêng biệt ‘’chẳng giống ai’’, Nguyễn Tuân - nhà văn với
chủ nghĩa xê dịch đã mang cái chất Văn Chương ‘’ nhìn đời Không lặp lại’’ ấy tìm
những vùng, những chân trời mới. để đắm mình vào cái vẻ đẹp của thiên nhiên, để
tìm ra cái ‘’chất vàng mười’’ ẩn giấu trong con người, trong cuộc sống. nếu như
trước Cách Mạng Tháng Tám, Nguyễn Tuân mang theo cái ngông đi tìm vẻ đẹp của
những kẻ ‘’sinh lầm thế kỷ’’ với ngòi bút đầy kiêu bạc của cái tôi, thì sau cách
mạng, ngòi bút của ông đã hướng về hiện tại. vẫn cái ngông ấy nhưng rũ bỏ đi cái
tôi, ông hòa mình vào cuộc sống của nhân dân, từ đó phát hiện những vẻ đẹp tinh
túy mà ông dùng cả đời để tìm kiếm. Ấy là vẻ đẹp của con người lao động, của công
việc chiến đấu và xây dựng cuộc sống mới. Và kết tinh thành công nhất trong hành
trình khám phá đầy vĩ đại ấy của Nguyễn Tuân chính là ‘’Người Lái Đò Sông Đà’’ -
một tuyệt bút xuất sắc được in trong tập ‘’Sông Đà’’ năm 1960. tác phẩm là kết quả
của chặng hành trình dài 2 năm ròng rã Tìm lên vùng núi Tây Bắc của Nguyễn Tuân
- một chuyến đi thỏa niềm khát khao xê dịch của nhà văn để khám phá vẻ đẹp con
người, thiên nhiên, đất. Và đoạn trích nói riêng cùng thiên tùy bút nói chung không
chỉ làm nổi bật lên thứ vàng 10 đã qua lửa - con người Tây Bắc mà còn diễn tả
sông đà với những nét tính cách đối lập, đặc biệt là sự hung hãn và nét dữ tợn như
một con thủy quái ẩn mình giữa rừng núi Đại Ngàn.
Chúng thúy giai Đông tẩu
Đà giang độc Bắc lưu
Mở đầu tùy bút, Nguyễn Tuân đã giành hai câu thơ của Nguyễn Quang Bích
đặt làm lời đề từ như một bước dạo đầu nhẹ nhàng, dẫn dắt người đọc đến với một
Đà Giang độc đáo trên dòng lưu lượng xuôi theo Miền Tây Bắc. Trong khi mọi con
sông đều tuân theo tự nhiên, đồng nhất chảy về hướng Đông thì một mình sông Đà
‘’độc Bắc lưu’’ - một hướng chảy độc nhất, độc đáo và cũng kém phần độc đoán.
Nằm giữa đại ngàn Tây Bắc với một hướng đi riêng biệt sông Đà hiện lên như một
đứa con ngỗ ngược của bà mẹ thiên nhiên. Hai ý thơ ngắn gọn xúc tích nhưng đã
mở ra trước mắt người đọc một dòng chảy bất tận, dữ dội của con sông với những
thác ghềnh hiểm trở, những thạch thủy trần khó đoán luôn hiển lộ không Chút kiêng
dè, Lúc nào cũng như muốn khiêu khích và thử thách con người. Dưới ngòi bút tài
hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân, bằng hai lời dạo đầu ngắn gọn, Sông Đà vốn vô tri
nay lại như có linh hồn, trở thành một sinh thể có cá tính,có tâm trạng và hoạt động
phong phú. Và trước hết là một bản tính nóng nảy, gắt gỏng cùng những hành động
thô bạo, cục cằn.
Là nhà văn của những tính cách phi thường, của những phong cách tuyệt mĩ,
của gió, bão, núi cao, rừng thiêng và thác ghềnh dữ dội, vậy nên đối với Nguyễn
Tuân, sông Đà luôn có một sức hút vô cùng lớn, khiên ông phải rung lên những cảm
xúc mãnh liệt, riêng biệt. Một thứ rung động đặc biệt được làm nên bởi những hùng
vĩ, riêng biệt, tráng lệ và dữ dd

You might also like