You are on page 1of 3

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 3

C1. Những thành công, hạn chế của lý thuyết cổ điển về nguyên tử hydro
- Thành công: giải thích được mô hình nguyên tử hydro dựa trên mẫu hành tinh gồm hạt nhân mang điện
dương và electron mang điện âm và trung hòa về điện, electron chuyển động quanh hạt nhân và được duy
trì bởi lực hút Coulomb, đưa ra được bán kính của nguyên tử
- Hạn chế: không giải thích được sự tồn tại các vạch quang phổ
C2. Những thành công, hạn chế của lý thuyết Bohr về nguyên tử hydro
- Thành công: giải thích được sự tồn tại các vạch quang phổ, tiên đoán được bước sóng một cách chính
xác, tiên đoán được hằng số Ryberg
- Hạn chế: với các nguyên tử phức tạp thì lý thuyết Bohr kém tác dụng
C3. Viết phương trình Schrodinger của electron trong nguyên tử hydro, biểu thức năng lượng

- Phương trình Schrodinger có dạng: ∆ ψ +


2 me
ℏ (W+
Z e2
4 π ε or
ψ=0
)
1 ∂ 2 ∂ψ
Chuyển sang hệ tọa độ cầu ta được: 2
r ∂r
r + (1
∂ r r 2 sinθ )
sinθ
∂ψ
+ ( 1
) ∂2 ψ 2 m e
∂θ r 2 sin 2 θ ∂2 θ
+

W+
Z e2
(
4 π ε or
=0 )
Giải phương trình trên bằng cách phân ly biến số, ta được các hàm R, Y phụ thuộc vào n, l, m trong đó:
n: số lượng tử chính với n = 1, 2, 3,...
l: số lượng tử orbital với l = 0, 1, 2, 3,...
m: số lượng tử từ với m = 0 ; ± 1; ± 2 ; ±3 ; …
4 4
−1 m . e m .e
- Biểu thức năng lượng của electron là: W = 2 . e ; Hằng số Ryberg: R= e 2
n 2¿ ¿ 4 π ¿¿
C4. Các kết luận rút ra từ nguyên tử hydro theo quan điểm cơ học lượng tử:
1. Năng lượng của electron trong nguyên tử hydro bị lượng tử hóa
2. Năng lượng ion hóa của hydro bằng năng lượng cần thiết để electron chuyển dời từ mức W 1 lên mức W
= 0 có giá trị 13,5eV phù hợp với giá trị thực nghiệm
3. Hàm sóng của electron phụ thuộc vào số lượng tử n, l, m: ψ nlm ( r , θ , φ )=R nl ( r ) . ψ (θ , φ). Hàm sóng này mô
tả trạng thái của electron có năng lượng và moment động lượng đồng thời xác định
4. Electron trong nguyên tử không chuyển động theo một quỹ đạo nhất định như quan điểm cổ điển mà
electron bao quanh hạt nhân như một đám mây, “đám mây” này dày đặc ở khoảng cách ứng với xác xuất
cực đại
5. Giải thích được cấu tạo vạch của quang phổ hydro:
- Quang phổ vạch là hệ các vạch màu nhỏ nét trong dụng cụ quang phổ khi phân tích hệ phát sáng của khí
hydro
Giải thích:
+ Khi không có kích thích: electron ở trạng thái cơ bản có năng lượng thấp nhất (W1)
+ Khi bị kích thích: electron từ trạng thái cơ bản chuyển lên mức có năng lượng cao hơn (ở mức này
khoảng 10-8s) sau đó electron trở về mức năng lượng thấp hơn và nó phát ra photon mang năng lượng hν .
−R h
Định luật bảo toàn năng lượng cho W s−W n =hν vì W n = nên tần số ứng với vạch quang phổ có dạng
n2
1 1
ν=R( '2
− 2)
n n
C5. Hiệu ứng Zeeman là gì? Giải thích sự tách vạch khi nguyên tử đặt trong trường ngoài
- Hiệu ứng Zeeman là hiện tượng tách vạch quang phổ nguyên tử thành nhiều vạch sít nhau khi nguyên tử
phát sáng đặt trong từ trường
- Giải thích sự tách vạch khi nguyên tử đặt trong trường ngoài:
C6. Vai trò của các số lượng tử khi nghiên cứu về trạng thái lượng tử của electron và năng lượng
toàn phần của electron
- Khi nghiên cứu về trạng thái lượng tử của electron: Mỗi giá trị của n thì số lượng tử l có n giá trị khác
nhau, mỗi giá trị của l thì số lượng tử m có (2l+1) giá trị khác nhau. Vậy mỗi trị số của n ta có thể có
n =1

∑ (2 l+1 )=n 2 trạng thái lượng tử khác nhau


l=0

- Khi nghiên cứu về năng lượng toàn phần của electron: Ứng với mức năng lượng W n có n trạng thái lượng
tử, mức năng lượng Wn suy biến bậc n2
C7. Nguyên lí loại trừ Pauli: phát biểu, giải thích, cho ví dụ
- Phát biểu: “Trong một hệ lượng tử hai electron không thể chiếm cùng một trạng thái” hay “Trong một hệ
lượng tử hai electron không thể đồng thời có 4 số lượng tử (n, l, m, m s) giống nhau” hay “Ở mỗi trạng thái
lượng tử xác định bởi 4 số lượng tử n, l, m, ms chỉ có thể có tối đa một electron”
C8. Nguyên lý hoạt động của máy phát xạ tia X? Bức xạ hãm
- Nguyên lí hoạt động của máy phát xạ tia X: trong một ống chân không, các điện tử được gia tốc tới tốc độ
cao, khi đập vào anod sẽ bị hãm đột ngột và phát ra ánh sáng năng lượng cao
- Bức xạ hãm: là bức xạ khi bị hãm, phát ra với năng lượng cao, người ta gọi tia X là bức xạ hãm
C9. Ứng dụng mới nhất của tia X? Tia X: hạt gì, bước sóng, có ở đâu?
- Tia X là chùm hạt photon, bước sóng trong khoảng 0,01 nm≤ λ ≤ 10 nm, tương ứng 3. 108 ≤ f ≤ 3. 1019 Hz và có
năng lượng 120eV đến 12keV
- Đặc tính: tia X có thể bị ion hóa nguyên tử và phá vỡ liên kết phân tử (hại cho mô sống cơ thể). Liều bức
xạ cao trong một khoảng thời gian ngắn gây ra bệnh nhiễm xạ, trong khi liều thấp hơn có thể làm tăng nguy
cơ ung thư do xạ trị. Chụp X – quang y tế có nguy cơ làm tăng bị ung thư mặc dù nó có nhiều lợi ích của
việc kiểm tra. Khả năng ion hóa của tia X có thể được sử dụng trong điều trị ung thư để diệt tế bào ác tính
bằng cách sử dụng phương pháp xạ trị
- Ứng dụng của tia X:
+ Sử dụng trong y học khi chẩn đoán và chữa bệnh, điều trị bệnh ung thư bằng phương pháp xạ trị
+ Sử dụng trong công nghiệp để tìm ra những khuyết tật trong các vật đúc kim loại hoặc trong các tinh thể
+ Sử dụng trong giao thông khi kiểm tra hành lý của khách đi máy bay
+ Sử dụng trong phòng thí nghiệm khi nghiên cứu thành phần và cấu trúc của vật rắn.
C10. Nêu đặc điểm của quang phổ hydro
Phổ của nguyên tử hydro là phổ đơn giản nhất trong các nguyên tố. Là quang phổ vạch gồm nhiều dãy:
- nl = 1, nu = 2, 3, 4,....: dãy Lyman (tử ngoại)
- nl = 2, nu = 3, 4, 5,...: dãy Balmer (nhìn thấy)
- nl = 3, nu = 4, 5, 6,...: dãy Paschen (hồng ngoại)
- nl = 4, nu = 5, 6, 7,...: dãy Bracken (hồng ngoại xa)
Tương tự đối với các dãy hồng ngoại xa khác
C11. Nêu lý thuyết Bohr về nguyên tử hydro và quan điểm của vật lý hiện đại
- Mẫu Bohr về nguyên tử hydro dựa trên mẫu hành tinh, trong đó electron (hạt nhẹ, mang điện âm) quay
quanh hạt nhân (nặng, mang điện dương). Chuyển động của electron trên quỹ đạo được duy trì bởi lực hút
Coulomb
- Vật lý hiện đại: Theo De Broglie khi electron chuyển động có xung lượng p = mv (electron cũng có) với
h nh
một sóng λ= . Moment động lượng của electron trên quỹ đạo tròn của nó L = mvr mà mvr= . Vậy
mv 2π
trong mẫu Borh, L cũng bị lượng tử hóa
C12. Nêu các nguyên tử đồng dạng Hydro:
- Nguyên tử đồng dạng hydro là các nguyên tử khi xung quanh hạt nhân chỉ còn 1 electron duy nhất
VD: Heli 1 lần ion hóa (He+, Z = 2), Liti 2 lần ion hóa (Li++, Z = 3)
- Các nguyên tử gọi là đồng dạng về mặt hoạt động nguyên tử hydro, chỉ là khác điện tích của chúng bằng
Ze với Z là số nguyên tử của nguyên tố
- Hạt meson μ−¿ ¿ và meson π +¿¿ mang điện âm nên có thể tạo thành các nguyên tử đồng dạng hydro, chúng
có quỹ đạo Bohr bé hơn quỹ đạo của các electron

You might also like