You are on page 1of 21

MỤC LỤC

I. Khái niệm:.............................................................................................................................2
1. Giao dịch bán khống chứng khoán là gì?...........................................................................2
2. a. Rửa tiền là gì?.................................................................................................................3
2.b. Rửa tiền trên thị trường chứng khoán tập trung..............................................................5
II. Giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán.......................................................5
1. Việt Nam có cho bán khống chứng khoán không?............................................................5
2. Rủi ro từ hoạt động bán khống chứng khoán.....................................................................6
3. Hoạt động giao dịch bán khống.........................................................................................6
a. Bán khống trên thị trường chứng khoán cơ sở...............................................................7
b. Bán khống trên thị trường chứng khoán phái sinh.........................................................7
4. Bán khống có xấu không....................................................................................................7
5. Bán khống ảnh hưởng đến nhà đầu tư như thế nào?..........................................................8
6. Giải quyết tranh chấp.......................................................................................................11
a. Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng....................................................................12
b. Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải.............................................................................12
c. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài............................................................................12
d. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án..................................................................................13
7. Ý kiến pháp lý để hạn chế và giải quyết tốt các tranh chấp.............................................13
a. Bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về hạn chế và giải quyết các tranh
chấp trên thị trường chứng khoán....................................................................................13
b. Thành lập tòa án riêng dành cho chứng khoán và đơn giản hóa các thủ tục................15
c. Nâng cao vai trò hoạt động của các trung tâm trọng tài và thành lập trung tâm trọng tài
trong lĩnh vực chứng khoán.............................................................................................16
d. Nâng cao trình độ hiểu biết của công chúng về pháp luật liên quan đến tranh chấp và
giải quyết tranh chấp........................................................................................................16
III. Giao dịch rửa tiền trên thị trường chứng khoán tập trung............................................16
1. Thực trạng.........................................................................................................................16
2. Pháp luật hiện nay.............................................................................................................17
3. Khắc phục.........................................................................................................................18

1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN thị
trường chứng khoán GIAO DỊCH BÁN KHỐNG CHỨNG KHOÁN VÀ GIAO
DỊCH RỬA TIỀN TRÊN thị trường chứng khoán TẬP TRUNG.
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT.

I. Khái niệm:

1. Giao dịch bán khống chứng khoán là gì?

Bán khống hay Short Sale là hoạt động giao dịch kiếm lợi nhuận từ việc sụt giá
của một loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu). Cụ thể, bán khống là cách mà nhà
đầu tư bán đi một tài sản hoặc mã chứng khoán mà đối tượng bán không sở hữu thị
trường chứng khoán

Người bán chứng khoán sẽ vay mượn mã chứng khoán từ nhà đầu tư khác và
bán ra. Lúc này, nhà đầu tư sẽ kỳ vọng giá chứng khoán này sẽ giảm trong tương lai,
để có thể mua lại với giá thấp hơn giá trị thực. Từ đó, người bán sẽ hưởng lợi từ chênh
lệch giá mua và bán.

2
Đồng thời, người thực hiện bán khống cần có nghĩa vụ mua và hoàn trả lại cho bên
cho vay đủ số lượng chứng khoán đã vay mượn trước đó.
Ví dụ về bán khống chứng khoán:
A mượn 10.000 cổ phiếu ABC của công ty B, bán ra với mức giá 50 USD/cổ
phiếu. Trong tương lai, giá cổ phiếu giảm xuống mức 40 USD/cổ phiếu. Lúc này, bên
A sẽ mua cổ phiếu với mức giá 40 USD/cổ phiếu và trả lại cho bên B. A sẽ hưởng lợi
chênh lệch giá mua và bán: 10*10.000 = 100.000 USD.

2. a. Rửa tiền là gì?

Theo khoản 1 Điều 4 Luật Phòng chống rửa tiền 2012, rửa tiền là hành vi của
tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có.
Căn cứ quy định tại Luật Phòng chống rửa tiền 2012 và Bộ luật Hình sự 2015
(sửa đổi 2017), các hành vi được quy định là rửa tiền bao gồm:
 Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng
hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền,
tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do
người khác phạm tội mà có;
 Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở
để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc
tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
 Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di
chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà
có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có
hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;
 Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản
này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển
nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi
phạm tội mà có.
 Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn
tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản
do phạm tội mà có;
3
 Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó
do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.
Trong đó:
- Tiền sử dụng trong hoạt động rửa tiền bao gồm Việt Nam đồng, ngoại tệ; có
thể là tiền mặt hoặc tiền trong tài khoản.
- Tài sản trong hoạt động rửa tiền bao gồm vật, giấy tờ có giá, các quyền tài sản
theo quy định của Bộ luật Dân sự, có thể tồn tại dưới hình thức vật chất hoặc phi vật
chất; động sản hoặc bất động sản; hữu hình hoặc vô hình; các chứng từ hoặc công cụ
pháp lý chứng minh quyền sở hữu hoặc lợi ích đối với tài sản đó.
(Theo khoản 1, 2 Điều 1 Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP)
Tóm lại, về bản chất, rửa tiền là hành vi cố tình hợp pháp hóa các thu nhập do
phạm tội mà có. Ban đầu hành vi rửa tiền thường được gắn với tiền bất hợp pháp từ
buôn bán ma túy, sau đó được gắn với tiền mặt và tài sản tài chính khác thu được từ
các hình thức hoạt động bất hợp pháp, bao gồm cả trốn thuế. Sự phát triển nhanh
chóng của công nghệ cho phép tài sản tài chính phi vật chất được giao dịch nhanh
chóng, đặc biệt là khi giao dịch trực tuyến, làm giảm khả năng phát hiện hoạt động rửa
tiền của các cơ quan pháp luật. Đặc biệt là trong trường hợp các tài sản như chứng
khoán, các giao dịch được đơn giản hoá và diễn ra một cách nhanh chóng.

4
Rửa tiền thường được mô tả bao gồm ba giai đoạn: Giai đoạn sắp xếp
(Placement) là giai đoạn mà tội phạm tìm cách đưa các khoản tiền có nguồn gốc từ
hành vi phạm tội vào hệ thống tài chính để chuẩn bị thực hiện bước tiếp theo. Giai
đoạn phân lớp (Layering) là khi các khoản tiền đã được đưa vào hệ thống tài chính sẽ
được chuyển đổi qua lại giữa các tài khoản ngân hàng, các quốc gia, đầu tư dự án,
mua bán qua lại... nhằm che giấu nguồn gốc của tài sản. Giai đoạn hoà nhập
(Integration) là khi các khoản tiền chính thức nhập vào nền kinh tế hợp pháp và có thể
sử dụng cho tất cả các mục đích.

2.b. Rửa tiền trên thị trường chứng khoán tập trung

Trên thị trường chứng khoán (thị trường chứng khoán), tội phạm sẽ lợi dụng để
rửa tiền bằng cách đưa tiền mặt bất hợp pháp đến các trung tâm giao dịch chứng
khoán để mua cổ phiếu chứng khoán, trái phiếu chính phủ.
Hoặc tội phạm có thể chỉ cần mua chứng khoán bằng 'tiền bẩn' được giữ trong
một hoặc nhiều tài khoản và sau đó sử dụng số tiền thu được từ giao dịch này như một
khoản tiền hợp pháp.
Để tránh sự chú ý và nghi ngờ của cơ quan quản lý, những lượng tiền mặt lớn
có thể được chia thành các khoản tiền nhỏ hơn, ít đáng ngờ hơn và được gửi dần vào
các tài khoản chứng khoán khác nhau. Hay thị trường chứng khoán cũng có thể trở
thành nơi rửa tiền cho các doanh nghiệp, tổ chức niêm yết được lập ra với mục đích
rửa tiền.
=>Mục đích là đưa ‘tiền bẩn’ dưới dạng dòng tiền vào thị trường tài chính và
nhận lại ‘tiền sạch’ khi kết thúc giao dịch. Ngoài ra, tội phạm có thể lợi dụng sơ hở
liên quan đến việc nhận diện khách hàng. Theo quy định, công ty chứng khoán và
công ty quản lý quỹ không được giao dịch tiền mặt với khách hàng, khách hàng phải
thực hiện nộp, rút, chuyển tiền thông qua các ngân hàng thương mại, khiến việc xác
định các giao dịch đáng ngờ khó khăn hơn do không nhận biết được người thực hiện
giao dịch nộp, rút, chuyển tiền có phải là chủ tài khoản sở hữu chứng khoán hay
không.

5
II. Giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán

1. Việt Nam có cho bán khống chứng khoán không?

Bán khống chứng khoán là giao dịch được thực hiện khá nhiều trên thị trường, mang
lại cơ hội thu lợi nhuận lớn. Hiện nay, Ủy ban chứng khoán nhà nước chưa cho phép
hoạt động bán khống diễn ra hợp pháp trên thị trường chứng khoán cơ sở. Bởi bán
khống là hoạt động đầu cơ, có thể làm ảnh hưởng đến thị trường cũng như tâm lý nhà
đầu tư khác. 

Việc bán khống với số lượng lớn sẽ tác động không nhỏ lên thị trường chung và mã
chứng khoán, quyền lợi nhà đầu tư chân chính không được đảm bảo. Tại Việt Nam,
nhà đầu tư chỉ có thể kiếm lời từ sự tăng giá của chứng khoán.

2. Rủi ro từ hoạt động bán khống chứng khoán

Mặc dù hoạt động bán khống mang lại lợi nhuận hấp dẫn nhưng cũng tồn tại không ít
rủi ro. Nhà đầu tư cần xác định mức độ rủi ro để quyết định có nên giao dịch bán
khống hay không?

 Rủi ro từ thị trường: Giao dịch bán khống có mức lãi giới hạn, khi giá cổ phiếu
đi về 0. Tuy nhiên, lỗ bán khống sẽ là không giới hạn, bởi mức giá sẽ tăng
không giới hạn. Khi giá chứng khoán tăng, đi ngược với kỳ vọng thì mức lỗ
của người bán khống sẽ khó kiểm soát.
 Rủi ro pháp lý: Hoạt động bán khống bị cấm trên thị trường chứng khoán cơ
sở. Do vậy, nhà đầu tư thực hiện giao dịch bán khống lớn, có nguy cơ bị phạt,
cấm giao dịch trên thị trường. 
 Phức tạp trong giao dịch bán khống: Bán khống khá phức tạp, không phải ai
cũng có thể thực hiện được. Hoạt động này yêu cầu nhà đầu tư cần có kiến thức
về thị trường, kinh nghiệm để nhận định mức độ rủi ro, biến động của mã
chứng khoán. Giao dịch bán khống số lượng lớn có thể gây nên sự thao túng
cho thị trường chứng khoán, gây tổn thất cho nhà đầu tư nhỏ lẻ.

3. Hoạt động giao dịch bán khống


6
a. Bán khống trên thị trường chứng khoán cơ sở

Theo pháp luật Việt Nam hiện nay, cổ phiếu trên thị trường cơ sở chưa được cho phép
thực hiện nghiệp vụ này. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư không được phép bán khống
cổ phiếu riêng lẻ.

Tuy nhiên Trên thực tế, hình thức vay mượn từ các nhà đầu tư vẫn diễn ra giữa cá
nhân với nhau, thông qua các hình thức mượn – trả từ các nhà đầu tư. Mặc dù nghiệp
vụ này phức tạp và nhiều rủi ro. Tuy nhiên vẫn là hình thức “ngầm” và các nhà đầu tư
vẫn lựa chọn để kỳ vọng về lợi nhuận của chúng.

b. Bán khống trên thị trường chứng khoán phái sinh

Tại thị trường phái sinh: Việc bán khống này được phép và có đòn bẩy lên đến 1:20
lần tại các tổ chức tài chính, các công ty chứng khoán. Việc vay mượn cổ phiếu với
các kỳ hạn hoàn trả là 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng và 6 tháng.Ngườii giao dịch cần có tài
khoản ký quỹ, đồng thời cần tiền hoặc cổ phiếu là tài sản thế chấp trong tài khoản.
Khoản tài sản thế chấp thường ở mức tối thiểu 25%, tùy theo yêu cầu của công ty
chứng khoán để duy trì vị thế bán. 

4. Bán khống có xấu không

Việc vay mượn chứng khoán và hoàn trả vào thời điểm thị trường chứng khoán đi
xuống sẽ giúp nhà đầu tư kiếm được một khoản chênh lệch khá lớn. So với việc nhà
đầu tư mua chứng khoán để đầu cơ, việc chốt lời khi thị trường chứng khoán hoặc cổ
phiếu sụt giảm sẽ giúp gia tăng sức mua vào bên cạnh việc bắt đáy đầu cơ thông
thường.

Ngoài yếu tố tâm lý của nhà đầu tư, các hoạt động vay và trả cổ phiếu cũng ẩn chứa
những tiềm năng rủi ro. Bởi các cuộc suy thoái kinh tế trên thế giới, đều bắt nguồn từ
sự sụp đổ của thị trường chứng khoán. thị trường chứng khoán Việt Nam có quy mô
vừa và nhỏ, các nhà đầu tư tham gia chưa lâu với mong muốn kiếm lời từ đầu cơ cổ
phiếu. Chính vì thế, với hoạt động vay mượn cổ phiếu thì chỉ có một bộ phận nhỏ nhà
đầu tư kiếm được lời.
7
5. Bán khống ảnh hưởng đến nhà đầu tư như thế nào?

Năm 2020, Ủy ban Chứng khoán nhà nước đã ban hành thông tư 120 cho phép việc
bán khống chứng khoán có tài sản đảm bảo. Với việc thị trường chứng khoán Việt
Nam tiếp cận và phát triển tiệm cận thị trường chứng khoán các nước khác đã mở ra
một kỷ nguyên mới cho các nhà đầu tư. Điều này khiến cho các nhà đầu tư trở nên
cạnh tranh và khắc nghiệt hơn.

Điều 11. Giao dịch bán khống có bảo đảm

1. Hợp đồng giao dịch vay chứng khoán trên hệ thống vay và cho vay chứng
khoán tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam để thực hiện
giao dịch bán không có bảo đảm tối thiểu phải bao gồm nội dung về tài sản bảo
đảm, lãi suất vay, thời hạn vay, gia hạn vay, xử lý tài sản bảo đảm khi nhà đầu
tư không hoàn trả chứng khoán, phương thức giải quyết khi có tranh chấp phát
sinh, nêu rõ các rủi ro, thiệt hại có thể phát sinh và chi phí.

2. Nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch bán khống có bảo đảm tại công ty chứng
khoán được cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán, nơi nhà đầu tư mở tài
khoản giao dịch để thực hiện giao dịch bán khống có bảo đảm. Tài khoản giao
dịch bán khống có bảo đảm là tài khoản riêng biệt hoặc được hạch toán dưới
hình thức tiểu khoản của tài khoản giao dịch chứng khoán hiện có của nhà đầu
tư. Công ty chứng khoán phải hạch toán tách biệt tài khoản bán không có bảo
đảm với tài khoản giao dịch ký quỹ, tài khoản giao dịch trong ngày và tài
khoản chứng khoán thông thường của từng nhà đầu tư.

3. Các chứng khoán được phép giao dịch bán khống có bảo đảm là cổ phiếu,
chứng chỉ quỹ niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng
khoán và đáp ứng các tiêu chí về thời gian niêm yết, đăng ký giao dịch; về quy
mô vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành; về tính thanh
khoản và biến động giá (nếu có); minh bạch thông tin và các tiêu chí khác theo
hướng dẫn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Sở giao dịch chứng khoán
công bố danh sách chứng khoán được giao dịch bán khống có bảo đảm hoặc

8
chứng khoán không được giao dịch bán khống có bảo đảm trên cơ sở tiêu chí
do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định.

4. Hoạt động bán khống có bảo đảm không được thực hiện trong khoảng thời gian
năm (05) ngày làm việc trước ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền cho
cổ đông gắn với mã chứng khoán được giao dịch bán khống có bảo đảm.

5. Tùy vào tình hình thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước triển khai hoạt
động bán khống có bảo đảm. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quy chế
hướng dẫn giao dịch bán khống có bảo đảm.

6. Trong trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn cho hoạt động của thị trường
chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thể yêu cầu các công ty
chứng khoán tạm ngừng thực hiện hoạt động giao dịch bán khống có bảo đảm.

Thị trường chứng khoán Việt Nam có chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh.
Chứng khoán phái sinh là thị trường mới, sơ khởi với giao dịch hợp đồng tương lai và
chứng quyền. thị trường chứng khoán phái sinh hiện có quy mô rất nhỏ và con non
trẻ. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đã cảm thấy khó “cạnh tranh”, không kịp cập nhật
thông tin thị trường dẫn đến đầu tư thua lỗ. Họ tin rằng có sự thao túng thị trường từ
các nhà đầu tư lớn.

Khi thị trường chứng khoán có thêm phương thức giao dịch bán khống. Biến động của
thị trường sẽ càng kinh khủng hơn. nhà đầu tư lúc này không chỉ đơn giản là mua vào
và đợi lãi thì bán ra như thị trường cơ sở. Tất cả các đòn bẫy, các thông tin và cơ hội
chốt lời từ việc vay và hoàn trả chứng khoán sẽ phân cấp nhà đầu tư trên thị trường.
Các nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ tận dụng bất cứ cơ hội, sự biến động trên thị trường
cơ sở để làm nền tảng cho các giao dịch “bán khống” ở thị trường phái sinh.

Như đã nói ở trên, chỉ một bộ phận nhỏ nhà đầu tư là có thể thành công với sự biến
động từ việc “bán khống chứng khoán”. Đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến thức chuyên
môn, có sự chuyên nghiệp trong việc cập nhật và chắt lọc thông tin từ thị trường.

9
Bán khống là hoạt động bị cấm nên để thực hiện hành vi này nhà đầu tư phải thỏa
thuận ngầm với nhau thông qua trung gian là nhân viên môi giới hoặc các công ty
chứng khoán. Những vụ việc này chỉ vỡ lở khi hợp tác làm ăn thua lỗ dẫn đến kiện
cáo, đòi hỏi quyền lợi. Các nhà đầu tư tham gia vào những phi vụ này bị mất tiền tỷ
nên mới tố cáo các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra để xử phạt những tổ chức, cá
nhân vi phạm nhằm trục lợi tiền của nhà đầu tư.

Tổng giám đốc một Công ty chứng khoán nhận định, những vụ việc bị phát hiện trên
thị trường là rất nhỏ so với hoạt động bán khống ngầm trên thị trường. Khi Công ty
chứng khoán làm trung gian, sẽ ký thỏa thuận với cả hai bên vay và bên cho vay
chứng khoán. Tuy nhiên, vì là thỏa thuận ngầm, nên khi có tranh chấp xảy ra thì bản
thân nhà đầu tư phải gánh chịu mọi rủi ro.

Vụ điển hình nhất mà UBCK ra quyết định xử phạt cả nhân viên môi giới và Công ty
Cổ phần Chứng khoán TPHCM (HSC) cho thấy thiệt hại nhà đầu tư phải chịu khá lớn.
Theo phản ánh của ông Nguyễn Thế Nhân, nhà đầu tư mở tài khoản và giao dịch tại
HSC thì được Trưởng phòng Môi giới HSC – Kim Liên (Hà Nội) Nguyễn Viết Xuân,
giới thiệu dịch vụ bán khống (T+0) cho khách hàng VIP. Vì chưa được phép, nên dịch
vụ này phải đội lốt vay mượn chứng khoán. Để tạo niềm tin với khách hàng, ông Xuân
giới thiệu đây là sản phẩm của HSC, khi sử dụng dịch vụ T+0 khách hàng không ký
hợp đồng mà thỏa thuận bằng miệng. “Theo đó, để vay chứng khoán, tôi phải nộp một
khoản tiền cọc bằng 30 – 40% giá trị vào tài khoản của người cho vay. Sau đó ông
Xuân chuyển tiền vào các tài khoản sẽ thực hiện giao dịch bán”, ông Nhân tường trìn

Người cho vay sẽ thực hiện bán chứng khoán khi ông Nhân có yêu cầu, số tiền bán
chứng khoán vẫn để nguyên trong tài khoản của người cho vay. Và ông Nhân sẽ yêu
cầu người cho vay mua vào đúng số lượng chứng khoán đã bán. Nếu giá chứng khoán
thấp hơn thời điểm bán, ông Nhân được hưởng số tiền chênh lệch, còn nếu chứng
khoán tăng giá thì khoản chênh lệch sẽ được bù từ chính tiền cọc ban đầu của ông
Nhân.

Tuy nhiên, ông Nhân tố cáo là khi thực hiện bán chứng khoán với giá cao, người cho
vay đã rút tiền khỏi tài khoản chứ không giữ nguyên trong tài khoản như thoả thuận.
Đến khi chứng khoán xuống thấp, anh đề nghị mua vào để trả hàng thì chủ tài khoản
10
cho vay thực chất không mua nhưng lại lừa dối và đưa ra các sao kê giao dịch giả.
Cũng theo ông Nhân, phí vay 1,5%/tuần hoặc 3%/tháng. Tất cả các phí giao dịch và
thuế thì nhà đầu tư phải chịu. “Tôi đã tiến hành mua bán khống từ tháng 4 – 9/2011
với tổng số tiền chuyển vào tài khoản Nguyễn Viết Xuân là 1,32 tỷ đồng, ông Nhân
cho biết. Hiện ông Nguyễn Viết Xuân còn nợ ông Nhân gần 1 tỷ đồng chưa trả được.

Theo UBCK thì Công ty chứng khoán phải chịu trách nhiệm quản lý nhân viên làm
việc cho mình để họ không vi phạm pháp luật. UBCK đã có công văn gửi các tổ chức
kinh doanh chứng khoán (công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán) yêu cầu không
được thực hiện bán hoặc cho khách hàng bán khống cổ phiếu. Nếu phát hiện vi phạm
có dấu hiệu hình sự, sẽ chuyển cơ quan công an để xem xét truy cứu trách nhiệm hình
sự.

Ủy ban cũng đã xử phạt Công ty chứng khoán Đại Nam 250 triệu đồng vì đã cho
khách hàng vay chứng khoán để bán. UBCK cũng phạt Công ty quản lý quỹ Lộc Việt
165 triệu đồng do công ty sử dụng tài khoản nhà đầu tư ủy thác để thực hiện hợp đồng
mua bán lại, mua bán có kỳ hạn, hợp đồng tương lai đối với một số tổ chức, cá nhân
và người có liên quan.

6. Giải quyết tranh chấp

Tranh chấp trên thị trường chứng khoán là những xung đột về quyền và lợi ích phát
sinh giữa các chủ thể khi tham gia thị trường chứng khoán và được thể hiện bên ngoài
dưới dạng nhu cầu cần giải quyết thông qua hình thức nhất định theo quy định của
pháp luật

Điều 133. Giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại

1. Trường hợp quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động về chứng
khoán và thị trường chứng khoán bị xâm phạm hoặc có tranh chấp phát sinh trong
hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán tại Việt Nam thì việc bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp hoặc giải quyết tranh chấp được thực hiện thông qua thương

11
lượng, hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án Việt Nam giải quyết theo quy
định của pháp luật.

2. Chủ thể xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động về
chứng khoán và thị trường chứng khoán mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, thực
hiện các trách nhiệm dân sự khác theo thỏa thuận, theo quy định của Bộ luật Dân sự
và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Thẩm quyền, thủ tục để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc
giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng
khoán được thực hiện theo quy định của pháp luật.

a. Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng.


          Thực tiễn cho thấy giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng là hình
thức được sử dụng phổ biến nhất, chiếm tỷ trọng gần như quyết định trên thị trường
chứng khoán hiện nay. Điều này xuất phát từ chính ưu điểm của phương thức này là
không có sự xuất hiện của bên thứ 3, uy tín của các bên  không bị ảnh hưởng (đây lại
là vấn đề được đặc biệt quan tâm bảo vệ khi thị trường có tính cạnh tranh cao). Điều
đó cũng lí giải vì sao trong thời gian qua, mặc dù thực tế có nhiều tranh chấp nhưng
không được đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng.

b. Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải


thị trường chứng khoán là sản phẩm bậc cao của nền kinh tế thị trường. Để đảm
bảo chất lượng hoà giải các tranh chấp phát sinh trên thị trường, đòi hỏi đội ngũ hoà
giải viên ngoài kinh nghiệm đàm phán, nghệ thuật thuyết phục, sự nhiệt tình, trung
thực phải có sự am hiểu nhất định về lĩnh vực CK và thị trường chứng khoán. Xuất
phát từ yêu cầu này, pháp luật đã ghi nhận vai trò trung gian hoà giải của một tổ chức
hoạt động trên thị trường chứng khoán, bao gồm Trung tâm giao dịch CK và Sở giao
dịch CK.

c. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.


            Có thể nhận thấy rằng tại Việt Nam, cơ quan trọng tài chỉ có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp nếu được các bên thỏa thuận. Thỏa thuận trọng tài có thể được quy
định trong hợp đồng hoặc một văn bản riêng biệt, trước hoặc sau khi phát sinh tranh
chấp; nhưng quan trọng là thỏa thuận này chỉ định một trung tâm trọng tài cụ thể để
12
giải quyết tranh chấp. Những thỏa thuận trọng tài không đáp ứng quy định này sẽ bị
coi là vô hiệu và khi đó tòa án sẽ có thẩm quyền giải quyết.

            Qua số liệu thống kê của các năm cho thấy số lượng các vụ tranh chấp chứng
khoán được giải quyết tại các trung tâm trọng tài thấp hơn rất nhiều so với số lượng
các vụ tranh chấp chứng khoán được giải quyết tại tòa án. Cùng với các tranh chấp
trong lĩnh vực chứng khoán, các tranh chấp trong các lĩnh vực thương mại khác đã
khiến hệ thống tòa án trở nên quá tải, dẫn đến tăng lượng vụ tồn đọng, không kịp giải
quyết, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

d. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án.


            Trong số các vụ "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" xảy ra giữa Công ty
chứng khoán và nhà đầu tư, hẳn dân chơi "chứng" chưa quên các vụ: một nhà đầu
tư "tố" Công ty chứng khoán APEC "xài chùa" tài khoản của mình xảy ra năm 2008;
các nhà đầu tư Nguyễn Bá Phong, Đồng Thị Phương Thanh, Nguyễn Thanh Hải và
Nguyễn Thị Thu Hà tố cáo Công ty Chứng khoán phố Wall chủ động cho bảng điện tử
"nghỉ" giao dịch, khiến họ bị thiệt hại hàng tỷ đồng khi giao dịch cổ phiếu MB trên thị
trường OTC… Các vụ việc trên sau một hồi rùm beng dư luận, đã rơi vào im lặng, mà
chưa có một phán quyết rõ ràng từ cơ quan công quyền rằng bên nào đúng, bên nào
sai. Đây có thể là một trong những lí do chính khiến một số vụ tranh chấp vẫn diễn ra
dai dẳng.

            Với tư cách là luật sư hoạt động trong lĩnh vực tài chính, Luật sư Trương
Thanh Đức, Giám đốc Ban pháp chế, Ngân hàng Bảo Việt lý giải, người bị hại, nhất là
nhà đầu tư khó tìm đến Toà để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình không phải do
khó khăn trong thu thập chứng cứ, vì rất nhiều vụ chứng cứ đã có đầy đủ. Lý do chủ
yếu là bởi thủ tục khởi kiện và giải quyết tranh chấp của Toà án quá phức tạp, kéo dài.
Tâm lý của người đi kiện thường muốn giải quyết nhanh tranh chấp, trong khi dù có
thắng kiện ở Toà án cũng chưa chắc thu hồi được tiền hoặc phải chịu cảnh theo kiện
nhiều năm, làm mất hết cơ hội đầu tư, nên khiến người bị hại ngán ngại tìm đến tòa.

7. Ý kiến pháp lý để hạn chế và giải quyết tốt các tranh chấp.

13
a. Bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về hạn chế và giải quyết các tranh
chấp trên thị trường chứng khoán.
 Quy định rõ về việc xác định thiệt hại để xác định trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong các vụ tranh chấp.        

        Hoàn thiện các cơ sở pháp lý cho vấn đề này để tạo điều kiện cho việc đảm bảo
quyền lợi của nhà đầu tư một cách thỏa đáng. Giải quyết vấn đề này sẽ góp phần bảo
vệ nhà đầu tư khi quyền lợi của họ bị xâm phạm và trên cơ sở đó góp phần hạn chế
nguy cơ xảy ra các tranh chấp trên thị trường chứng khoán.

 Bổ sung các quy định còn thiếu và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
chứng khoán.

            Để góp phần bảo đảm tính khả thi của Luật chứng khoán, điều quan trọng là
xác định rõ những quy định còn thiếu hoặc đã có trong luật này nhưng chưa cụ thể
hoặc chưa được hướng dẫn thi hành, liên quan đến việc giải quyết tranh chấp trên thị
trường chứng khoán nhất là hoàn thiện các quy định về hành vi bị cấm.

            Phải thừa nhận rằng việc quy định các hành vi bị cấm trên thị trường chứng
khoán là một vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm, vì nó liên quan đến quyền lợi của
nhiều chủ thể khác nhau và rất có thể bị các chủ thể này phản ứng. Thực tế cho thấy,
để kiểm soát, phát hiện và ngăn chặn các nguy cơ gây thiệt hại cho quyền lợi của các
nhà đầu tư dẫn đến tranh chấp, rất cần có những quy định cụ thể, rõ ràng, chi tiết mỗi
dạng hành vi, cách thức biểu hiện của nó qua các hành vi thương mại, các cơ chế phát
hiện, ngăn chặn và các chế tài đối với các hành vi đó. Đây là vấn đề tuy đã được đề
cập trong luật chứng khoán nhưng thiết nghĩ cần được quy định rõ hơn, chi tiết hơn
bằng các văn bản dưới luật của cơ quan hành pháp. Có như thế mới tránh được các
tranh chấp xảy ra.

 Hoàn thiện các quy định về quản lý nhà nước đối với thị trường chứng
khoán.

            - Thứ nhất: cần hoàn thiện nội dung các quy định về thanh tra, giám sát thị
trường. Ngoài các quy định hiện hành của luật chứng khoán về thanh tra, kiểm tra,
giám sát thị trường chứng khoán thì cần bổ sung thêm các quy định về hoạt động điểu

14
tra chứng khoán. Thiết nghĩ đây là quy định rất cần thiết nhằm nâng cao tính minh
bạch của thị trường chứng khoán để phòng ngừa các tranh chấp xảy ra. Việc hình
thành các quy định riêng biệt trong lĩnh vực này và thành lập tổ chức điều tra riêng
biệt về chứng khoán sẽ tạo ra hiệu quả thực tế cho hoạt động của thị trường chứng
khoán. Nghiệp vụ điều tra trên thị trường chứng khoán đặc biệt ở chỗ, ngoài việc thu
thập thông tin, chứng cứ, số liệu cần phải thực hiện, còn cần đến hoạt động phân tích
dữ liệu đó để chứng minh các hành vi vi phạm ẩn giấu đằng sau đó. Công việc này cần
có sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán. Hoạt động của cơ
quan điều tra cần được tổ chức toàn diện, bao gồm các hoạt động kiểm tra, giám sát,
thanh tra, điều tra. Các hoạt động này sẽ nâng cao tính tự chủ của hoạt động quản lý
nhà nước, đồng thời hỗ trợ cho hoạt động tố tụng sau này khi có tranh chấp xảy ra trên
thị trường.

            Thứ hai: cần hoàn thiện các thiết chế bổ trợ và xây dựng mô hình giám sát thị
trường toàn diện. Về mô hình giám sát thị  trường, rõ ràng sẽ không đạt hiệu quả tối
đa nếu chỉ thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán. Điều đó cho thấy
rằng để có được mô hình giám sát thị trường toàn diện và hiệu quả, nhất thiết phải tạo
được sự  liên kết linh hoạt từ các mắt xích hay các thành tố chủ yếu của thị  trường
như UBCDCK, SGDBDS, TTGDCK, các chủ thể, các nguồn thông tin, các biến động
của thị trường để hạn chế tới mức thấp nhất các tranh chấp xảy ra.

 Cần bổ sung luật


            Thiết nghĩ  rằng trong tương lai không xa sẽ phát sinh loại tranh chấp mới là
các cổ đông yêu cầu tòa buộc hội đồng quản trị cũ phải bồi thường thiệt hại do việc ký
kết hợp đồng cũ bị tranh chấp hoặc chưa giải quyết xong làm ảnh hưởng đến hoạt
động của công ty. Nội dung này luật chưa quy định cụ thể. Hay các tranh chấp liên
quan đến việc thành lập, giải thể, chia tách… một số loại hình như trường tư thục,
trường dân lập… trong khi các mô hình tổ chức này chưa được quy định trong Luật
Doanh nghiệp khiến tòa án gặp khó khăn. Do đó cần phải bổ sung khoản 3 Điều 29,
hướng dẫn cụ thể cho khoản 4 Điều 29 và khoản 4 Điều 30 BLTTDS. Điều 56
BLTTDS cũng cần được bổ sung thuật ngữ bên yêu cầu và bên liên quan để gọi các
bên đương sự cho phù hợp.

15
b. Thành lập tòa án riêng dành cho chứng khoán và đơn giản hóa các thủ tục.
Có nên chăng trong tương lai cần lập một tòa án riêng chuyên giải quyết các vụ
về giao dịch nội gián, giao dịch không công bằng trong hoạt động chứng khoán. Mặt
khác cũng cần tăng cường năng lực của các hiệp hội bảo vệ cổ đông và hiệp hội này
cũng cần có quy chế hoạt động riêng và được Luật Chứng khoán quy định thành một
chương riêng. Cũng cần hình thành các câu lạc bộ nhà đầu tư để các thành viên trao
đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Cạnh đó, bản thân các cổ đông cần phải tự học hỏi
pháp luật để tự bảo vệ mình khi cần thiết.
            Bởi lẽ trong những năm qua con đường đi tới tòa án để giải quyết các vụ tranh
chấp chứng khoán còn nhiều trắc trở là do thủ tục giải quyết tại tòa án tương đối phức
tạp, thời gian kéo dài. Do đó trong những năm tới đây nên đơn giản hóa các thủ tục
giải quyết tranh chấp tại tòa để việc giải quyết tranh chấp được nhanh chóng và hiệu
quả hơn.
c. Nâng cao vai trò hoạt động của các trung tâm trọng tài và thành lập trung tâm trọng
tài trong lĩnh vực chứng khoán.
            Ở các nước trên thế giới việc giải quyết tranh chấp tại các trung tâm trọng tài
là khá phổ biến. Tuy nhiên, ở Việt Nam hình thức giải quyết tranh chấp chứng khoán
tại trọng tài thương mại đang còn gây ra nhiều e ngại cho các nhà đầu tư mặc dù đã có
đầy đủ cơ sở pháp lý cho hoạt động này. Vì vậy việc tăng cường vai trò giải quyết
tranh chấp chứng khoán của các trung tâm trọng tài là cần thiết. Rất có thể đây sẽ là
hình thức giải quyết tranh chấp chứng khoán trong tương lại.
            Mặt khác, việc thành lập trung tâm trọng tài riêng trong lĩnh vực chứng khoán
sẽ tạo nên tính chuyên môn hóa cao hơn của hoạt động nghiệp vụ mang lại hiệu quả
như mong muốn.
d. Nâng cao trình độ hiểu biết của công chúng về pháp luật liên quan đến tranh chấp
và giải quyết tranh chấp.
            Để đảm bảo tính khả thi cho luật chứng khoán trước yêu cần ngăn ngừa và giải
quyết tranh chấp rõ ràng không chỉ dựa vào việc hoàn thiện các quy định của Luật
chứng khoán mà còn cần một cơ chế tự kiểm soát hữu hiệu hơn, dựa trên cơ sở nâng
cao hiểu biết thị trường và pháp luật của các nhà đầu tư chứng khoán. Bằng cách này,

16
các nhà đầu tư chứng khoán có được khả năng hiểu biết pháp luật, thực hiện theo luật
pháp để tránh các tranh chấp đáng tiếc xảy ra.

            Không thể phủ nhận rằng hiện nay phần lớn các nhà đầu tư nhỏ lẻ ở Việt Nam
thiếu hiểu biết về lĩnh vực chứng khoán. Chính điều này đã góp phần tạo ra các tranh
chấp không đáng trên thị trường chứng khoán. Việc áp dụng các biện pháp nhằm nâng
cao năng lực đầu tư của nhà đầu tư để phòng ngừa ngay từ đầu tranh chấp xảy ra.

III. Giao dịch rửa tiền trên thị trường chứng khoán tập trung

1. Thực trạng

Sau 20 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán (thị trường chứng khoán)
Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc. Cùng với sự phát triển đó, thị trường chứng
khoán cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro dễ bị tội phạm lợi dụng kẽ hở để thao túng, rửa tiền.

Nhiều ý kiến cho rằng, thị trường chứng khoán có thể trở thành mảnh đất màu mỡ mà tội
phạm rửa tiền hướng đến để “rửa sạch” các đồng “tiền bẩn” có được từ hoạt động phạm
tội.

Theo đó, tội phạm đưa tiền mặt bất hợp pháp đến các trung tâm giao dịch chứng khoán
để mua cổ phiếu chứng khoán, trái phiếu chính phủ. Các hành vi này của tội phạm cũng
giống như thủ đoạn chia nhỏ đồng tiền bằng cách mua nhiều cổ phiếu, sau đó gom các
cổ phiếu lại để thành một khoản lớn.

Thậm chí, tội phạm còn có thể mua cổ phần giả tạo do các công ty bình phong phát
hành. Bởi tội phạm thường không quan tâm đến hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp khi lựa chọn để đầu tư, do đó, chúng mua cổ phần chứng khoán bằng mọi giá.

Sai phạm của các doanh nghiệp chứng khoán chủ yếu là hành vi thao túng giá, chào bán
chứng khoán ra công chúng mà không đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; thực
hiện quy định xung đột lợi ích với các bên có liên quan, báo cáo vi phạm giao dịch ký
quỹ công ty chứng khoá

17
Hiện nay, tính phức tạp và tinh vi trong các giao dịch chứng khoán khiến việc lần theo
dấu vết của dòng tiền vào thị trường chứng khoán rất khó khăn. Hoạt động quản lý tiền
và chứng khoán tại các tổ chức trung gian thị trường chưa được tách bạch hoàn toàn, dẫn
đến tình trạng thiếu minh bạch nói chung trong giao dịch. Hoạt động giao dịch chứng
khoán phi tập trung, chứng khoán thị trường “xám”, giao dịch ngầm vẫn còn, có thể tạo
điều kiện cho hoạt động rửa tiền diễn ra.

2. Pháp luật hiện nay

Điều 31 Luật Phòng, chống rửa tiền quy định cụ thể 8 dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực
chứng khoán gồm:

 Giao dịch mua, bán chứng khoán có dấu hiệu bất thường trong một ngày hoặc
một số ngày do một tổ chức hoặc một cá nhân thực hiện.

 Công ty chứng khoán chuyển tiền không phù hợp với hoạt động kinh doanh
chứng khoán.

 Người không cư trú chuyển số tiền lớn từ tài khoản giao dịch chứng khoán hoặc
thanh lý hợp đồng ủy thác đầu tư chứng khoán để chuyển tiền ra khỏi Việt Nam.

 khách hàng thường xuyên bán tất cả cổ phiếu trong danh mục đầu tư và đề nghị
công ty chứng khoán ký ủy nhiệm chi để khách hàng rút tiền mặt từ ngân hàng
thương mại.

 Khách hàng đầu tư bất thường vào nhiều loại chứng khoán không có lợi trong
khoảng thời gian ngắn.

 Tài khoản chứng khoán của khách hàng đột nhiên nhận được một khoản tiền lớn
không phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng.

 Giao dịch mua, bán chứng khoán có nguồn tiền từ quỹ đầu tư được mở ở quốc
gia, vùng lãnh thổ có rủi ro cao về rửa tiền.

18
 Nhà đầu tư nước ngoài cư trú ở quốc gia, vùng lãnh thổ có rủi ro cao về rửa tiền
góp vốn thành lập quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán tại Việt
Nam.

3. Khắc phục

Để giảm thiểu rủi ro trên thị trường chứng khoán nói chung và ngăn chặn vấn nạn rửa
tiền, theo các chuyên gia, cơ quan quản lý phải tăng cường khả năng giám sát, nhất là
hoạt động phòng, chống thao túng giá nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư, cũng
như ổn định thị trường. Quan trọng hơn, bản thân các nhà đầu tư cũng phải cẩn trọng để
lựa chọn những doanh nghiệp có “lý lịch đẹp”.

Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật thống nhất
để có thể xử lý nghiêm minh các hành vi rửa tiền nói chung và rửa tiền trong lĩnh vực
chứng khoán nói riêng.

Đối với các công ty chứng khoán, lực lượng Công an cần phổ biến, cung cấp các phương
thức thủ đoạn hoạt động phạm tội của các đối tượng phạm tội để các công ty chứng
khoán có biện pháp nhận biết khách hàng của mình.

Đồng thời, các định chế tài chính cũng phải thường xuyên cung cấp các thông tin, tài liệu
nghi vấn liên quan đến hoạt động phạm tội rửa tiền để lực lượng Công an có phương
hướng, biện pháp xác minh và điều tra khám phá khi có dấu hiệu tội phạm.

19
CÂU HỎI:

1. Pháp luật Việt Nam không cho phép bán chống chứng khoán.

A. Đúng.

B. Sai.

2. Loại chứng khoán mà pháp luật Việt Nam quy định được bán khống là:

A. Chứng khoán phái sinh

B. Chứng khoán cơ sở

cau 1: Theo khoản 1 Điều 4 Luật Phòng chống rửa tiền 2012, rửa tiền là hành vi của
tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có. Thì
tài sản ở đây có nghĩa là gì.
A. Tiền, giấy tờ có giá
B. Tiền, bất động sản, giấy tờ có giá
C. Tiền, vật, giấy tờ có giá ( đúng )

Cau 2: Trong những hành vi sau đây, hành vi nào là hành vi rửa tiền:
1. A cầm 1 số tiền lớn(vietnamdong) từ việc buôn bán mại dâm sang Thái Lan để
đổi thành tiền Thái Lan(THB)
2. B dùng số tiền mình buôn ma tuý để mua vàng, bạc, kim cương
A. Hành vi 1
B. Hành vi 2
C. Cả 2 hành vi trên ( đúng )

1. Bán khống chứng khoán là gì?


A. Vay mượn và hoàn trả chứng khoán để thu tiền chênh lệch
B. Vay mượn chứng khoán và hoàn trả số tiền chênh lệch để đổi lấy chứng khoán

20
2. Có thể giải quyết tranh chấp trong hoạt động chứng khoán thông qua mấy hình
thức? A. 3
B. 4

Còn thiếu câu của Đạt với Thư nữa là xong

21

You might also like