You are on page 1of 116

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU


**************

LÊ VŨ TRỌNG BẢO

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH KHỞI


NGHIỆP CỦA THANH NIÊN TẠI HUYỆN
CHÂU ĐỨC TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 6 năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU
**************

LÊ VŨ TRỌNG BẢO

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH KHỞI


NGHIỆP CỦA THANH NIÊN TẠI HUYỆN
CHÂU ĐỨC TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh

Mã số ngành: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. VÕ THỊ THU HỒNG

Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 6 năm 2020


TRƯỜNG ĐH BÀ RỊA-VŨNG TÀU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ VÀ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SAU ĐẠI HỌC
Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 19 tháng 6 năm 2020

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Lê Vũ trọng Bảo Giới tính: Nam


Ngày, tháng, năm sinh: 06/11/1988 Nơi sinh: Đồng Nai
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 17110085
I- Tên đề tài:
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của thanh niên tại Huyện Châu
Đức Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Nghiên cứu đóng góp và củng cố lý thuyết về ý định khởi nghiệp, tạo điều kiện
thuận lợi cho các nghiên cứu sâu hơn. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà quản lý
kinh tế tại huyện Châu Đức nhìn nhận được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp của thanh niên tại Huyện Châu Đức Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ đó, đưa ra
những đề xuất quản trị phù hợp nâng cao ý định khởi nghiệp trong thời gian tới.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 17/09/2019
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 19/6/2020
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Võ Thị Thu Hồng

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ VÀ SAU ĐẠI HỌC
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)

TS. Võ Thị Thu Hồng


i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự
hướng đẫn của TS. Võ Thị Thu Hồng. Các nội dung, kết quả được trình bày nêu
trong Luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 19 tháng 06 năm 2020
Người thực hiện luận văn

Lê Vũ Trọng Bảo
ii

LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn, tác giả đã nhận được sự
hướng dẫn, hỗ trợ và chỉ bảo nhiệt tình của quý thầy cô Trường Đại học Bà Rịa -
Vũng Tàu.

Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Võ Thị Thu Hồng đã dành nhiều thời
gian, tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tác giả hoàn thành luận văn của
mình.
Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình của tôi đã luôn ở bên cạnh động viên,
giúp đỡ về mặt tinh thần lẫn vật chất trong thời gian thực hiện đề tài của mình.
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 19 tháng 6 năm 2020
Người thực hiện luận văn

Lê Vũ Trọng Bảo
iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Khởi nghiệp là một vấn đề đang rất được sự quan tâm của xã hội, đặc biệt là đối
với thanh niên, người chủ tương lai của đất nước. Nhiều ý tưởng khởi nghiệp trong
thời gian qua đã và đang được triển khai rộng rãi. Tuy nhiên, những dự án khởi
nghiệp từ thanh niên vẫn còn nhiều hạn chế bởi nhiều lý do.

Luận văn thực hiện dựa trên khảo sát 206 thanh niên trên địa bàn huyện Châu
Đức – một huyện “thuần nông” của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với thế mạnh truyền
thống nông nghiệp lâu đời bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Đề tài thực hiện
đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám
phá rút trích được 6 yếu tố gồm thái độ, quy chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát
hành vi, giáo dục, kinh nghiệm làm việc và nguồn vốn.

Qua kết quả phân tích tương quan và hồi quy, tác giả thấy rằng có 6/6 yếu tố ảnh
hưởng đến ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Châu Đức. Trong
đó, yếu tố Thái độ có tác động mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp của thanh niên,
yếu tố Nhận thức kiểm soát hành vi có tác động thứ hai, yếu tố Giáo dục và yếu tố
Nguồn vốn có mức độ tác động tiếp theo và cuối cùng là yếu tố Quy chuẩn chủ
quan và yếu tố Nguồn vốn. Như vậy các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 đề xuất
đều được chấp nhận ở độ tin cậy 95%. Từ đó tác giả đề xuất các hàm ý quản trị
nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Châu Đức.
iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH MỤC VIẾT TẮT ......................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ viii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ix
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .......................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát .............................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................3
1.5 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................3
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..............................................................4
1.7 Kết cấu của đề tài ..................................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................6
2.1 Cơ sở lý luận về ý định khởi nghiệp .....................................................................6
2.1.1 Các khái niệm .....................................................................................................6
2.1.2 Vai trò của ý định khởi nghiệp ...........................................................................8
2.1.3 Tiền đề của ý định khởi nghiệp ..........................................................................9
2.1.4 Lý thuyết nền tảng về khởi nghiệp ...................................................................11
2.2 Tổng quan nghiên cứu .........................................................................................15
2.2.1 Các nghiên cứu về khởi nghiệp ........................................................................15
2.2.2 Các nghiên cứu về ý định khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp ................20
2.3 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ....................................................23
v

2.3.1 Mô hình nghiên cứu .........................................................................................23


2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................24
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................27
3.1 Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................27
3.2 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................28
3.2.1 Nghiên cứu định tính ........................................................................................28
3.2.2 Nghiên cứu định lượng.....................................................................................34
3.3 Chọn mẫu và thu thập dữ liệu .............................................................................37
3.3.1 Kích thước mẫu ................................................................................................37
3.3.2 Thu thập dữ liệu ...............................................................................................38
3.4 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................38
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................43
4.1 Giới thiệu địa điểm nghiên cứu ...........................................................................43
4.2 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .........................................................................44
4.3 Đánh giá độ tin cậy thang đo...............................................................................45
4.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................................47
4.4.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập ................................................47
4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc ............................................49
4.5 Phân tích tương quan...........................................................................................50
4.6 Kết quả hồi quy ...................................................................................................51
4.6.1 Đánh giá sự phù hợp của mô hình....................................................................52
4.6.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình .................................................................52
4.6.3 Kết quả phân tích hồi quy ................................................................................53
4.6.4 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu .....................................................................54
4.6.5 Dò tìm vi phạm các giả định hồi quy ...............................................................57
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................61
5.1 Kết luận ...............................................................................................................61
5.2.1 Nâng cao ý định khởi nghiệp thông qua tăng cường thái độ ...........................62
vi

5.2.2 Nâng cao ý định khởi nghiệp thông qua tăng cường nhận thức kiểm soát hành
vi ................................................................................................................................63
5.2.3 Nâng cao ý định khởi nghiệp thông qua tăng cường giáo dục .........................64
5.2.4 Nâng cao ý định khởi nghiệp thông qua tăng cường nguồn vốn .....................65
5.2.5 Nâng cao ý định khởi nghiệp thông qua tăng cường quy chuẩn chủ quan ......66
5.2.6 Nâng cao ý định khởi nghiệp thông qua kinh nghiệm làm việc ......................67
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ..............................................................68
vii

DANH MỤC VIẾT TẮT


STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
1 ANOVA Analysis of Variance Phân tích phương sai
2 EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá
3 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
4 KMO Kaiser-Mayer-Olkin
5 Sig. Observed significance level Mức ý nghĩa quan sát

6 SPSS Statistical Package for the Phần mềm thống kê cho khoa
Social Sciences học xã hội
7 BRVT Bà Rịa – Vũng Tàu
8 VIF Variance inflation factor Hệ số nhân tố phóng đại
phương sai
9 UBND Ủy ban Nhân dân
10 YDKN Ý định khởi nghiệp
viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Mô hình sự kiện khởi sự kinh doanh – SEE ............................................12

Hình 2.2: Lý thuyết dự định hành vi – TPB .............................................................13

Hình 2.3: Lý thuyết dự định hành vi của Shapero - Krueger ...................................15

Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất.....................................................................23

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ...............................................................................27

Hình 4.1: Biểu đồ tần số Histogram .........................................................................57

Hình 4.2: Biểu đồ phân phối tích lũy P-P Plot .........................................................58

Hình 4.3: Biểu đồ phân tán Scatterplot ....................................................................59


ix

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Thang đo nghiên cứu đề xuất ...................................................................31

Bảng 3.2: Kết quả nghiên cứu sơ bộ thông qua đánh giá độ tin cậy ........................34

Bảng 3.3: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett sơ bộ ..............................................35

Bảng 3.4: Ma trận xoay nhân tố sơ bộ ......................................................................36

Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu..............................................................45

Bảng 4.2: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo.......................................................46

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett các biến độc lập .............................47

Bảng 4.4: Tổng phương sai trích các biến độc lập ...................................................48

Bảng 4.5: Ma trận xoay nhân tố các biến độc lập ....................................................49

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett biến phụ thuộc ...............................49

Bảng 4.7: Tổng phương sai trích biến phụ thuộc .....................................................50

Bảng 4.8: Kết quả phân tích nhân tố khám phá thang đo biến phụ thuộc ................50

Bảng 4.9: Ma trận hệ số tương quan ........................................................................51

Bảng 4.10: Sự phù hợp mô hình ...............................................................................52

Bảng 4.11: Phân tích phương sai ANOVA ..............................................................53

Bảng 4.12: Kết quả hồi quy ......................................................................................53

Bảng 4.13: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ..............................56

Bảng 5.1: Thống kê mô tả yếu tố Thái độ ................................................................62

Bảng 5.2: Thống kê mô tả yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi ...............................63

Bảng 5.3: Thống kê mô tả yếu tố giáo dục ...............................................................64

Bảng 5.4: Thống kê mô tả yếu tố nguồn vốn ...........................................................65

Bảng 5.5: Thống kê mô tả yếu tố quy chuẩn chủ quan ............................................66

Bảng 5.6: Thống kê mô tả yếu tố kinh nghiệm làm việc..........................................67


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Chương mở đầu trình bày tổng quan về đề tài đang nghiên cứu thông qua lý do
chọn đề tài; mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu; phạm vi và đối tượng nghiên
cứu; phương pháp nghiên cứu tổng quát; ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài;
cuối cùng là kết cấu của đề tài.

1.1 Lý do chọn đề tài


Trong thời đại ngày nay, một trong những yếu tố quan trọng góp phần phát triển
đất nước là sự tăng lên về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp. Vì thế,
chính phủ các nước đều có những chính sách hỗ trợ cho sự phát triển doanh nghiệp,
đặc biệt là thúc đẩy sự tạo lập doanh nghiệp trong giới trẻ. Việc thúc đẩy tinh thần
doanh nhân được coi là hạt nhân cho tăng trưởng kinh tế, các hoạt động này thường
được thực hiện tiên phong nhằm thúc đẩy các chương trình đào tạo tại các trường
đại học ở châu Âu và châu Mỹ. Tại Việt Nam trong thời gian qua, Chính phủ và các
tổ chức cũng đã có nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp
như chương trình Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ, chương trình truyền hình Làm
giàu không khó, hay việc thành lập Câu lạc bộ Khởi nghiệp tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Đặc biệt, nhằm mục đích khuyến khích, thúc đẩy sự tham gia của các tổ
chức, công dân, nhà khoa học Việt Nam khởi nghiệp doanh nghiệp khoa học và
công nghệ, sản xuất - kinh doanh, phát triển kinh tế trên nền tảng ứng dụng, phát
triển, đổi mới khoa học và công nghệ, Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học tại
Việt Nam được thành lập năm 2014.

Điều đó cho thấy rằng, hoạt động khởi nghiệp có ý nghĩa to lớn trong việc thúc
đẩy phát triển kinh tế đất nước, bởi doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp khoảng 45%
tổng GDP của cả nước, 31% thu ngân sách Nhà nước hằng năm và thu hút hơn 90%
lao động mới vào làm việc trong giai đoạn 2010-2017 (Phùng Thế Đông, 2019).
Chính những chương trình Khởi nghiệp tạo cơ hội cho những người trẻ tuổi phát
huy tinh thần sáng tạo để lập ra những dự án khởi nghiệp thành công, đồng thời xây
2

dựng một chương trình bổ ích về hỗ trợ các dự án có ý tưởng khởi nghiệp tốt, bao
gồm các hoạt động tư vấn, đào tạo và cung cấp thông tin, hỗ trợ tìm kiếm và đặc
biệt tiếp cận các nguồn vốn từ các nhà đầu tư,...

Do vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và “tư
duy làm chủ” trong thanh niên trở dần nên quan trọng. Vậy, những yếu tố nào tác
động đến ý định khởi nghiệp (YDKN) của thanh niên tại cụ thể một địa phương như
huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BRVT)? Đây cũng chính là lý do đưa
đến quyết định tác giả lựa chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp của thanh niên tại Huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” làm nội
dung luận văn của mình.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu


1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn tập trung xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến YDKN của thanh niên huyện Châu Đức tỉnh BRVT và mức độ ảnh hưởng của
chúng. Từ đó đề xuất hàm ý quản trị nhằm hỗ trợ và nâng cao YDKN của thanh
niên khi khởi nghiệp trong lĩnh vực này.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể


Để đạt được mục tiêu chung trên, đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm
giải quyết những mục tiêu cụ thể sau đây:

- Thứ nhất, để góp phần làm rõ hơn các lý luận liên quan đến YDKN

- Thứ hai, để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến YDKN của thanh niên tại huyện
Châu Đức tỉnh BRVT.

- Thứ ba, để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng chính đến
YDKN của thanh niên tại huyện Châu Đức tỉnh BRVT.
3

- Thứ tư, để đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao YDKN của thanh niên
Việt Nam nói chung và huyện Châu Đức nói riêng.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu


Để đạt được các mục tiêu ở trên, nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi sau:
- Câu hỏi 1: Những lý luận liên quan đến đến YDKN là gì?
- Câu hỏi 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến YDKN của thanh niên tại huyện Châu
Đức tỉnh BRVT là gì?
- Câu hỏi 3: Mức độ ảnh hưởng chính đến YDKN của thanh niên tại huyện Châu
Đức tỉnh BRVT như thế nào?
- Câu hỏi 4: Hàm ý quản trị đề xuất nào có thể thực hiện nhằm nâng cao YDKN
của thanh niên tại Việt Nam nói chung và huyện Châu Đức nói riêng?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề liên quan đến YDKN của thanh niên
tại huyện Châu Đức tỉnh BRVT.

- Đối tượng điều tra: Thanh niên, người trẻ tuổi có tuổi đời từ 16 đến 30 bao gồm
cả nam và nữ, có bằng cấp cũng như không có tại huyện Châu Đức tỉnh BRVT.

- Phạm vi thời gian: Các dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 15/11/2019 đến
15/12/2019. Đề tài nghiên cứu được thực hiện từ tháng 05/2019 đến tháng 3/2020.

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn huyện Châu Đức
tỉnh BRVT, địa điểm điều tra dữ liệu sơ cấp tại huyện Châu Đức tỉnh BRVT.

1.5 Phương pháp nghiên cứu


Cùng với việc nghiên cứu các lý thuyết về quản lý, đề tài nghiên cứu được thực
hiện dựa trên cơ sở thu thập và phân tích các số liệu, báo cáo của Ủy ban Nhân dân
huyện Châu Đức tỉnh BRVT, từ đó so sánh, đánh giá rút ra kết luận làm tiền đề cho
việc đề xuất các hàm ý quản trị nâng cao YDKN cho thanh niên tại đơn vị.
4

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này gồm có phương
pháp phân tích định tính, phương pháp phân tích định lượng.

- Phương pháp định tính: Tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia để có được
các ý kiến, đánh giá khách quan để hoàn thiện mô hình nghiên cứu, điều chỉnh
thang đo nghiên cứu về YDKN của thanh niên huyện Châu Đức tỉnh BRVT, các ý
kiến tư vấn về các đề xuất cải thiện YDKN của thanh niên tại địa phương.

- Phương pháp định lượng: Tác giả tiến hành khảo sát thanh niên trong lĩnh vực
nông nghiệp tại huyện để có được các đánh giá và ý kiến của khách quan về YDKN
của họ. Thời gian tiến hành điều tra: Từ ngày 15/11/2019 đến ngày 15/12/2019. Sau
khi hoàn thành việc phỏng vấn, tác giả hiệu chỉnh, mã hóa, nhập dữ liệu và làm sạch
dữ liệu. Sau đó, sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bao gồm thống kê mô tả,
đánh giá độ tin cậy thang đo, đánh giá giá trị thang đo, phân tích hồi quy tuyến tính,
kiểm định giá thuyết thống kê bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0.

1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài


- Về mặt lý thuyết, nghiên cứu đóng góp và củng cố lý thuyết về YDKN, tạo điều
kiện cho các nghiên cứu sâu hơn.
- Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà quản lý của Huyện Châu
Đức tỉnh BRVT nói riêng và của ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung thấy được
những yếu tố nào ảnh hưởng đến YDKN của thanh niên, từ đó đưa ra hàm ý quản trị để
khuyến khích và nâng cao YDKN của thanh niên.

1.7 Kết cấu của đề tài


Luận văn có kết cấu gồm có 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị.
5

TÓM TẮT CHƯƠNG 1


Trong chương này trình bày tổng quan về đề tài đang nghiên cứu thông qua lý do
dẫn dắt để hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu tổng quát. Những nội dung này sẽ giúp có cái nhìn tổng
quát về nội dung, quá trình hình thành đề tài, từ đó tạo cơ sở cho việc nghiên cứu
sâu hơn về các cơ sở lý luận liên quan trong chương tiếp theo.
6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Chương 2 của luận văn trình bày các khái niệm và các nghiên cứu có liên quan
YDKN của thanh niên. Các lý thuyết này sẽ làm cơ sở cho việc đề xuất mô hình
nghiên cứu YDKN của thanh niên tại huyện Châu Đức, tỉnh BRVT.

2.1 Cơ sở lý luận về ý định khởi nghiệp


2.1.1 Các khái niệm
2.1.1.1 Khởi nghiệp

“Khởi nghiệp kinh doanh” (từ đây về sau sẽ gọi là “khởi nghiệp”) theo nghĩa
tiếng Việt là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới. Trong lĩnh vực
nghiên cứu học thuật đó là một khái niệm đa chiều. Khởi nghiệp là việc mở một
doanh nghiệp mới (Krueger và cộng sự, 1944) hay là “tinh thần doanh nhân -
entrepreneurship” (MacMillan, 1991). Theo Laviolette và cộng sự (2012), khởi
nghiệp là việc tự làm chủ, tự kinh doanh. Khởi nghiệp được gắn chủ yếu với 2
nghĩa và 2 hướng nghiên cứu chính sau:

Hướng thứ nhất, khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh tế lao động là một sự lựa chọn
nghề nghiệp của cá nhân giữa việc đi làm thuê hoặc tự tạo việc làm cho mình nên
gắn khởi sự kinh doanh với thuật ngữ “tự tạo việc làm” (Kolvereid, 1996) và các
nghiên cứu về lựa chọn nghề nghiệp. Theo hướng nghiên cứu này khởi nghiệp là
lựa chọn nghề nghiệp của những người chấp nhận rủi ro, mong muốn tự làm chủ
công việc kinh doanh của chính mình không phụ thuộc vào người khác và thậm chí
thuê người khác làm công cho họ (Linan và Chen, 2006).

Hướng thứ hai, khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh gắn với
thuật ngữ “tinh thần doanh nhân”. Bird (1988) cho rằng khởi nghiệp là việc một cá
nhân tận dụng cơ hội thị trường tạo dựng một công việc kinh doanh mới. Hay như
Gupta và Bhawe (2007) định nghĩa đây là một quá trình định hướng việc lập kế
hoạch và triển khai thực hiện một kế hoạch tạo ra một doanh nghiệp mới.
7

2.1.1.2 Người khởi nghiệp

Theo từ điển Webster Dictionary, định nghĩa người khởi nghiệp là người tổ chức
hoặc quản trị các doanh nghiệp, đặc biệt các công việc kinh doanh có nhiều rủi ro
và sự không chắc chắn. Bird (1988) định nghĩa người khởi nghiệp là người bắt đầu
(hoặc tạo dựng) một công việc kinh doanh mới. MacMillan và Katz (1992) cho rằng
người khởi nghiệp là người kiếm tiền bằng cách bắt đầu công việc kinh doanh có
tính rủi ro. Người khởi nghiệp là người tạo dựng doanh nghiệp mới và phát triển
công việc kinh doanh, họ có cá tính năng động trong các hoạt động kinh tế, quản trị
các thay đổi về kỹ thuật và tổ chức trong doanh nghiệp, tạo dựng văn hóa đổi mới
và học tập không ngừng trong doanh nghiệp.

2.1.1.3 Ý định khởi nghiệp

Các nhà nghiên cứu đã định nghĩa ý định theo nhiều cách. Trong tác phẩm của
mình, Bird (1988) định nghĩa như một trạng thái của tâm trí hướng sự chú ý của
một người đối với một đối tượng cụ thể (mục tiêu), hoặc cách để đạt được điều gì
đó. Tubbs và Ekeberg (1991) cho rằng một ý định có thể được mô tả như là một đại
diện nhận thức của cả mục tiêu mà người ta đang phấn đấu và kế hoạch hành động
mà người ta dự định sử dụng để đạt được mục tiêu đó. Trọng tâm của cả hai định
nghĩa là vai trò của các mục tiêu và khả năng ảnh hưởng đến ý định của chúng.

Souitaris và cộng sự (2007) cho rằng YDKN có thể được định nghĩa là sự liên
quan ý định của một cá nhân để bắt đầu một doanh nghiệp. Đó là một quá trình định
hướng việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch tạo doanh nghiệp mới
(Gupta và Bhawe, 2007). Bird (1988); Shane và Venkataraman (2000) ủng hộ quan
điểm rằng hai mục tiêu chủ yếu đặc trưng cho tinh thần khởi nghiệp là thành lập các
công ty độc lập mới và tạo ra giá trị mới trong các mục tiêu hiện có.

Dựa theo quan điểm này, đề tài xác định YDKN là sự thể hiện nhận thức về các
hành động được thực hiện bởi các cá nhân để thành lập doanh nghiệp độc lập mới
hoặc tạo ra giá trị mới trong các công ty hiện có.
8

2.1.2 Vai trò của ý định khởi nghiệp

Theo cách tiếp cận nhận thức, ý định chiếm vị trí trung tâm trong nghiên cứu
hành vi của con người (Tubbs và Ekeberg, 1991). Theo Ajzen và Fishbein (1980),
hầu hết các hành vi liên quan đến xã hội, chẳng hạn như các hành vi liên quan đến
sức khỏe hoặc thành lập các tổ chức mới, đều nằm dưới sự kiểm soát của ý chí. Một
số học giả đồng ý với quan điểm này và đã chứng minh rằng ý định là dự đoán duy
nhất, tốt nhất cho các hành vi ý chí như vậy (Bagozzi và cộng sự, 1989; Ajzen,
1991; Sutton, 1998).

Điều chắc chắn là các ý tưởng kinh doanh bắt đầu bằng cảm hứng; mặc dù ý định
là cần thiết để chúng trở nên rõ ràng. Đồng tình với quan điểm này, Krueger và
cộng sự (2000) cho rằng các cá nhân không khởi nghiệp như một phản xạ mà họ cố
tình làm điều đó. Do ảnh hưởng của các bên liên quan bên ngoài doanh nghiệp, cấu
trúc doanh nghiệp, chính trị, hình ảnh và văn hóa chưa được thiết lập (Bird, 1988),
đặc biệt là đối với những doanh nghiệp mới được thành lập nên YDKN của người
sáng lập sẽ xác định hình thức và phương hướng hoạt động của một tổ chức mới ra
đời.

YDKN cũng ảnh hưởng đến hành động của các tổ chức hiện có. Trong các doanh
nghiệp đã thành lập, YDKN là kết quả của quá trình có chủ ý của các cá nhân theo
đuổi và khai thác các cơ hội (Stevenson và Jarillo, 1986). Do đó, các tổ chức hiện
tại xây dựng các YDKN với mục tiêu cuối cùng là thành công trong kinh doanh.
Wiklund (1999) cho rằng các YDKN của các hướng tới việc tạo ra giá trị mới trong
các tổ chức hiện có, được thực hiện thông qua các hành động sáng tạo, chủ động và
mạo hiểm (Miller, 1983), có tác động đến tăng trưởng trong kinh doanh. Theo cách
tiếp cận tương tự, Wiklund và Shepherd (2003) về mặt thực nghiệm chứng minh
rằng ý định đổi mới, chủ động và chấp nhận rủi ro sẽ nâng cao hiệu suất của một
công ty.
9

2.1.3 Tiền đề của ý định khởi nghiệp

Các nghiên cứu khoa học thừa nhận một loạt các yếu tố chịu tác động đến sự
hình thành YDKN. Các nhà khoa học đã nhóm thành hai nhóm chính: Các yếu tố cá
nhân và các yếu tố theo ngữ cảnh (Bird, 1988). Nhóm yếu tố đầu tiên bao gồm nhân
khẩu học, đặc điểm cá nhân, đặc điểm tâm lý, kỹ năng cá nhân và kiến thức nền
tảng, mạng lưới các quan hệ cá nhân xã hội. Nhóm yếu tố thứ hai bao gồm tác động
của môi trường và các yếu tố tổ chức.

2.1.3.1 Nhóm các yếu tố cá nhân

Nhân khẩu học: Từ những đóng góp ban đầu của Roberts (1991) về đặc điểm cá
nhân của các nhà khởi nghiệp, một số bài viết đã xem xét nhân khẩu học để xác
định các yếu tố tác động đến việc hình thành YDKN. Hầu hết họ đã xem xét đến
vấn đề giới tính và tuổi tác.

- Về giới tính, Reynold và cộng sự (2002) cho thấy đàn ông trưởng thành ở Hoa Kỳ
có khả năng cao gấp đôi phụ nữ trong quá trình bắt đầu một doanh nghiệp mới. Hơn
nữa, nghiên cứu về lợi ích nghề nghiệp của thanh thiếu niên, doanh nhân tiềm năng
của thế hệ tiếp theo, đã tiết lộ YDKN của các nữ giới ít hơn đáng kể so với các nam
giới (Kourilsky và Walstad, 1998).

- Về độ tuổi, Boyd (1990) cho thấy nó có mối tương quan tích cực với YDKN. Cụ
thể hơn, Bates (1995) chứng minh rằng YDKN và, kết quả là khả năng kinh doanh,
tăng theo tuổi tác, lên đến đỉnh cao khi mọi người bước sang tuổi 40.

Ngoài ra, tình trạng hôn nhân đã được nghiên cứu như một tiền đề của YDKN.
Evans và Leighton (1989), cho thấy những người đã kết hôn có nhiều khả năng
tham gia vào các hoạt động kinh doanh. Tình trạng việc làm là một đặc điểm khác
được xét đến. Kết quả do Ritsila và Tervo (2002) cung cấp cho thấy rằng có một tác
động tích cực của thất nghiệp đối với ý định của một cá nhân tham gia vào các hoạt
10

động kinh doanh. Cụ thể, thất nghiệp và mất an toàn trong công việc đã được xác
định là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến YDKN (Storey, 1991).

Đặc điểm cá nhân: Đối với một loạt các đặc điểm tính cách chung và ổn định,
các học giả đã lập luận rằng sự tự tin thái quá (Busenitz, 1999), sự lạc quan (Cooper
và cộng sự, 1988), sự kiên trì (Gartner và cộng sự, 1991) và niềm đam mê (Locke,
1993) có thể có tác động đến YDKN.

Đặc điểm tâm lý: Một số đặc điểm tâm lý đã được nghiên cứu nhằm xác định
mức độ ảnh hưởng đến YDKN. Để cung cấp một đặc tính tốt hơn cho các nhà khởi
nghiệp, McClelland (1961) đã đưa ra khái niệm “nhu cầu cải thiện”. Ông lập luận
rằng các cá nhân có nhu cầu cải thiện cao sẽ có mức độ sẵn sàng tham gia vào các
hoạt động kinh doanh cao hơn. Tuy nhiên, khái niệm về nhu cầu không phải là khía
cạnh tâm lý duy nhất mà các học giả đã nghiên cứu liên quan đến YDKN. Nhiều tài
liệu chứng minh rằng YDKN của cá nhân bị ảnh hưởng bởi xu hướng chấp nhận rủi
ro (Stewart và Roth, 2001; Weber và cộng sự, 2002), và thiết lập mục tiêu (Locke
và Latham, 1990).

Kỹ năng cá nhân và kiến thức nền tảng: Bối cảnh và kỹ năng được tích lũy bởi
mỗi doanh nhân, là yếu tố dự đoán các hoạt động khởi nghiệp. Roberts và Fusfeld
(1981) cho rằng trình độ kỹ năng quản lý cao là yêu cầu đối với các cá nhân tham
gia vào các công ty công nghệ cao. Baum và cộng sự (2001) cho thấy các kỹ năng
về kỹ thuật, quy trình và quản lý có tác động đến tinh thần kinh doanh. Ngoài ra
kiến thức nền tảng, được định nghĩa bởi Shane (1999) là kho thông tin được tạo ra
thông qua trải nghiệm cuộc sống của con người và ảnh hưởng đến YDKN.

2.1.3.2 Nhóm các yếu tố bên ngoài

Tác động của môi trường

Các hoạt động kinh doanh cũng có thể được giải thích bởi những ảnh hưởng của
môi trường kinh doanh xung quanh. Các nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh rằng các
11

chính sách của chính phủ, đặc điểm của bối cảnh địa phương (ví dụ như cơ sở hạ
tầng, nhà đầu tư tài chính) ảnh hưởng đến các YDKN. Chính phủ có thể can thiệp
vào các chương trình tài trợ, chính sách thuế và các cơ chế hỗ trợ khác nhằm giảm
thiểu sự thiếu hiệu quả của thị trường và thúc đẩy tinh thần kinh doanh (Lerner,
1999). Đối với bối cảnh nội bộ doanh nghiệp, một số nghiên cứu đã tập trung vào
khả năng môi trường bên trong bao gồm tài nguyên hữu hình (cơ sở hạ tầng, tài sản
vật chất của công ty, phòng thí nghiệm cho nghiên cứu và phát triển) và tài nguyên
vô hình (nguồn nhân lực, thói quen), nhằm thúc đẩy YDKN (Niosi và Bas, 2001).

Yếu tố tổ chức

Những yếu tố tổ chức đặc biệt phù hợp với các cá nhân sẵn sàng thúc đẩy tinh
thần khởi nghiệp thông qua việc tạo ra giá trị trong các công ty hiện có. Burgelman
(1983) cho thấy các phương pháp quản lý và tổ chức mới, cũng như các thỏa thuận
hành chính đổi mới, tạo thuận lợi cho sự hợp tác giữa những người tham gia khởi
nghiệp và các tổ chức mà họ đang hoạt động.

2.1.4 Lý thuyết nền tảng về khởi nghiệp

2.1.4.1 Lý thuyết sự kiện khởi nghiệp kinh doanh của Shapero và Sokol, 1982
(The entrepreneurial event- SEE)

Shapero và Sokol (1982) cho rằng việc khởi nghiệp thành lập một doanh nghiệp
mới là một sự kiện bị tác động bởi những thay đổi trong đời sống của con người.
Theo nghiên cứu này, quyết định một cá nhân khi lựa chọn để thành lập một doanh
nghiệp mới phụ thuộc vào những thay đổi quan trọng trong cuộc sống của cá nhân
đó và thái độ của cá nhân đó đối với việc khởi nghiệp kinh doanh (thể hiện bằng 2
khía cạnh cảm nhận của cá nhân về tính khả thi; cảm nhận của cá nhân về mong
muốn khởi nghiệp kinh doanh).

Theo mô hình này, YDKN sẽ xuất hiện khi một cá nhân tìm thấy một cơ hội có
khả thi và họ mong muốn tận dụng cơ hội đó. Tuy nhiên để dự định biến thành hành
12

động mở doanh nghiệp mới thì cần có chất xúc tác. Đó chính là những thay đổi. Sự
thay đổi có thể ở dưới dạng tiêu cực như li dị, mất việc, bất mãn công việc hiện
tại… là các nhân tố đẩy hoặc dưới dạng tích cực như tìm được đối tác tốt hoặc, có
hỗ trợ tài chính… là nhân tố kéo. Ví dụ như một người bị đuổi việc, nhân tố đó sẽ
thúc đẩy anh ta mở doanh nghiệp để tự làm chủ; hoặc như nếu tìm thấy một cơ hội
kinh doanh tốt thì mặc dù công việc hiện tại không có gì đáng phàn nàn nhưng cá
nhân đó vẫn có thể thành lập doanh nghiệp kinh doanh.

Hình 2.1: Mô hình sự kiện khởi sự kinh doanh – SEE

(Nguồn: Shapero và Sokol, 1982)

Nhìn nhận ngược lại, một cá nhân có hành vi thay đổi cuộc sống nếu xuất hiện
các nhân tố kéo và đẩy, nhưng thay đổi đó có dẫn tới khởi nghiệp không hay dẫn tới
lựa chọn khác thì lại phụ thuộc vào cảm nhận về mong muốn khởi nghiệp và cảm
nhận về tính khả thi của cá nhân. Cảm nhận về mong muốn khởi nghiệp kinh doanh
thể hiện suy nghĩ của một cá nhân về tính hấp dẫn của việc khởi nghiệp. Đây là cảm
13

nghĩ được hình thành từ văn hóa, gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và người thân. Văn
hóa sẽ hình thành giá trị của các cá nhân ví dụ như một cá nhân sống trong hệ thống
xã hội đánh giá cao về doanh nhân thì sẽ thích trở thành doanh nhân. Cảm nhận về
tính khả thi khởi nghiệp kinh doanh thể hiện suy nghĩ của cá nhân về khả năng thực
hiện các hành vi tương ứng.

2.1.4.2 Lý thuyết dự định hành vi của Ajzen, 1991 (TPB)

Hình 2.2: Lý thuyết dự định hành vi – TPB


(Nguồn: Ajzen, 1991)

Lý thuyết dự định hành vi cho rằng hành vi của con người là kết quả của dự định
thực hiện hành vi và khả năng kiểm soát của họ. Lý thuyết này đã được ứng dụng
rộng rãi trong các nghiên cứu về hệ thống thông tin và marketing trước khi được
các nhà nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khởi nghiệp. Có 3 yếu tố ảnh hưởng tới
dự định thực hiện hành vi:

+ Thái độ của cá nhân đối với hành vi: Thể hiện mức độ đánh giá tiêu cực hoặc
tích cực của cá nhân về việc khởi nghiệp. Đó không chỉ đơn giản là cảm giác của cá
nhân (tôi thích, nó làm cho tôi thấy được, ổn thỏa) mà bao hàm cả việc cân nhắc
đánh giá giá trị của khởi nghiệp kinh doanh (nó có khả năng đem lại lợi nhuận, có
nhiều ưu điểm hơn) và “Tôi có muốn làm việc đó không?”. Khái niệm này được
đánh giá là gần với cảm nhận về mong muốn khởi nghiệp trong mô hình Shapero.
14

+ Ý kiến người xung quanh: đo lường các áp lực của xã hội mà một cá nhân tự
cảm nhận được về việc tiến hành hoặc không tiến hành các hành vi khởi nghiệp. Cụ
thể, nó là dự cảm của một cá nhân về việc những người xung quanh có ủng hộ
quyết định khởi nghiệp kinh doanh của mình hay không hay chính là trả lời câu hỏi:
“những người khác có muốn tôi làm việc đó không?”.

+ Cảm nhận về khả năng kiểm soát hành vi: Được định nghĩa là quan niệm của
cá nhân về độ khó hoặc dễ trong hoàn thành các hành vi khởi nghiệp kinh doanh
(Tôi thấy là tôi có khả năng làm và đủ nguồn lực để làm việc đó không?). Đây là
khái niệm rất gần với khái niệm về năng lực cá nhân của Bandura (1997) và cũng
tương ứng với khái niệm về cảm nhận về tính khả thi (sự tự tin) trong mô hình SEE
của Shapero và Sokol (1982) vì đều đề cập tới khả năng của một cá nhân trong việc
hoàn thành các hành vi khởi nghiệp. Tuy nhiên, cảm nhận về khả năng kiểm soát
hành vi khác với khái niệm cảm nhận về tự tin khởi nghiệp kinh doanh ở chỗ cảm
nhận về khả năng kiểm soát hành vi không chỉ đơn thuần là dự cảm về việc có thể
thực hiện được hành vi mà còn là cảm nhận về việc có khả năng kiểm soát hành vi.

2.1.4.3 Lý thuyết về dự định hành vi Shapero-Krueger (2000)

Trong mô hình mới được điều chỉnh từ mô hình SEE của Shapero và Sokol
(1982), Krueger và cộng sự (2000) đưa ra 3 nhân tố tác động tới dự định của một cá
nhân trong việc khởi nghiệp. Đó là mong muốn khởi nghiệp, cảm nhận về tính khả
thi và xu hướng hành động. Về cơ bản, mô hình không có sự thay đổi nhiều so với
mô hình cũ, xu hướng hành động được thay thế cho biến thay đổi trong cuộc sống
trong mô hình của Shapero. Xu hướng hành động là cam kết của một cá nhân sẽ
hành động theo như quyết định họ đưa ra.

Các mô hình lý thuyết về dự định khởi nghiệp kinh doanh nêu trên có sự tương
đồng. Dự định khởi nghiệp đều được giải thích bằng khả năng cá nhân và thái độ.
Cảm nhận về tự tin khởi nghiệp (tính khả thi) ở mô hình SEE cũng rất gần với cảm
nhận về khả năng kiểm soát hành vi ở mô hình TBP đều xuất phát từ cảm nhận của
15

cá nhân về năng lực bản thân. Cảm nhận về mong muốn khởi nghiệp chính là kết
hợp giữa thái độ của cá nhân với hành vi khởi nghiệp kinh doanh và ý kiến người
xung quanh về việc họ ủng hộ hay phản đối. Tất cả các mô hình trên đều cho thấy
có điểm chung, một cá nhân có tiềm năng khởi nghiệp kinh doanh phải có thái độ
tốt, mong muốn khởi nghiệp và phải có cảm nhận về khả thi, sự tự tin về khả năng
bản thân khởi nghiệp.

Hình 2.3: Lý thuyết dự định hành vi của Shapero - Krueger


(Nguồn: Krueger và cộng sự, 2000)
Tổng kết lại, trong ba trường phái lý thuyết nghiên cứu về YDKN nói trên, các
mô hình lý thuyết về dự định khởi nghiệp kinh doanh đã được các nhà nghiên cứu
phát triển, kiểm định thực tế và trở thành phương pháp tiếp cận được chấp nhận
rộng rãi hơn, có khả năng giải thích cao hơn và đáng tin cậy hơn so với các cách
tiếp cận đặc điểm tính cách cá nhân hay đặc điểm nhân khẩu học. Các nghiên cứu
về dự định khởi nghiệp hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu hàn
lâm về hành vi khởi nghiệp. Tuy có các quan điểm khác nhau trong định nghĩa các
biến số dẫn tới dự định khởi nghiệp, nhưng các mô hình dự định đều cho phép kết
hợp phân tích 3 nhân tố quan trọng cho việc khởi nghiệp kinh doanh gồm: Cá nhân,
môi trường và nguồn lực để lý giải nguyên nhân dẫn tới khởi nghiệp.
2.2 Tổng quan nghiên cứu
2.2.1 Các nghiên cứu về khởi nghiệp

Nghiên cứu Driessen và Zwart (2006), về sự tác động của các yếu tố tính cách cá
nhân lên khả năng khởi nghiệp. Mô hình đã được các nhà nghiên cứu phát triển lên
16

thành mô hình E-Scan sau đó để đo lường các tính cách này tác động đến khả năng
khởi nghiệp của cá nhân và được khảo sát trên mạng internet toàn cầu. Có 10 yếu tố
tính cách cá nhân tác động đến khả năng khởi nghiệp trong mô hình: Nhu cầu thành
đạt, nhu cầu tự chủ, nhu cầu quyền lực, định hướng xã hội, sự tụ tin, sự nhẫn nại,
chấp nhận rủi ro, khả năng am hiểu thị trường, khả năng sáng tạo, khả năng thích
ứng.

Zain và cộng sự (2010) cho rằng các yếu tố tham gia các khóa học kinh doanh,
ảnh hưởng từ truyền thống kinh doanh của các thành viên trong gia đình, đặc điểm
cá nhân đều ảnh hưởng đến khởi nghiệp của sinh viên kinh tế ở Malaysia.

Đối với sinh viên kinh tế tại Pakistan, Azhar (2010) cho rằng ý định khởi nghiệp
chịu tác động bởi các yếu tố nhân khẩu học như giới tính, tuổi tác, kinh nghiệm, nền
tảng giáo dục và công việc của gia đình; các yếu tố hành vi như sự thu hút chuyên
nghiệp, năng lực kinh doanh, đánh giá xã hội, kinh nghiệm, kiến thức kinh doanh,
giáo dục kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến khởi nghiệp.

Ngoài ra, nghiên cứu của Wang (2011) đã chỉ ra sự ham muốn kinh doanh, sự
sẵn sàng kinh doanh và kinh nghiệm làm việc có tác động trực tiếp đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên ở Trung Quốc và Mỹ. Song song đó, nền tảng kinh doanh của
gia đình, đạo đức kinh doanh cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến ý định khởi nghiệp
của đối tượng này.

Nghiên cứu của Linan (2011) cũng đã kết luận, các nhân tố ảnh hưởng chính đến
ý định khởi nghiệp của sinh viên là sự sẵn sàng kinh doanh; thái độ cá nhân; hoạch
định, liên minh và hình thành nhân viên; sự tăng trưởng; sự ưu tiên cho các công
việc đối với của sinh viên đại học ở Tây Ban Nha.

Nghiên cứu của Ooi và Nasiru (2015) về ảnh hưởng của giáo dục về kinh doanh
tới sinh viên đại học cộng đồng Malaysia. Mẫu nghiên cứu gồm 235 sinh viên năm
cuối đã được rút ra từ bốn trường nằm ở khu vực phía bắc Malaysia. Kết quả nghiên
17

cứu cho thấy vai trò quan trọng của các trường đại học, cao đẳng cộng đồng trong
việc thúc đẩy và nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp của sinh viên tốt nghiệp.

Theo Zain và cộng sự (2010), kết quả nghiên cứu về ý định trong kinh doanh của
sinh viên Malaysia cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến ý định kinh doanh là do tác
động bởi các thành viên trong gia đình, tham gia các khóa học về kinh doanh, đặc
điểm tính cách của cá nhân. Wang và cộng sự (2011) đã chỉ ra rằng, sự ham muốn
kinh doanh, sự sẵn sàng kinh doanh và kinh nghiệm làm việc có tác động trực tiếp
đến YDKN của sinh viên ở Trung Quốc và Mỹ. Song song đó, nền tảng kinh doanh
của gia đình, đạo đức kinh doanh cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến ý định của đối
tượng.

Nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy (2015) về các nhân tố tác động tới tiềm năng
khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học đã khẳng định sự tác động của các nhân tố
môi trường tới tiềm năng khởi sự kinh doanh – khái niệm giống như YDKN kinh
doanh, đồng thời tác giả cho rằng các trải nghiệm cá nhân trong đó có các trải
nghiệm được tiếp cận trong quá trình học đại học có tác động tới tiềm năng khởi sự
kinh doanh của sinh viên; các hoạt động định hướng khởi sự kinh doanh trong và
ngoài chương trình đào tạo của trường đại học đều tác động tích cực tới hai khía
cạnh là tự tin và mong muốn khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học ở Việt Nam.
Nghiên cứu chỉ xem xét ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường cảm xúc kết hợp
với các yếu tố thuộc trải nghiệm cá nhân tới tiềm năng khởi sự kinh doanh.

Nghiên cứu của Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015) về các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp với trường hợp sinh viên khoa Kinh tế và
Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ được khảo sát trên 233 sinh viên
năm thứ nhất và năm thứ hai thuộc khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh tại Đại học
Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu xác định được thứ tự ảnh hưởng theo mức độ quan
trọng giảm dần của các nhân tố đến YDKN của sinh viên bao gồm: Thái độ và sự
hiệu quả, giáo dục và thời cơ khởi nghiệp, nguồn vốn, quy chuẩn chủ quan, nhận
thức kiểm soát hành vi.
18

Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2015) nhằm xác định các nhân
tố ảnh hưởng đến YDKN của sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh tại các trường
đại học/cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Dữ liệu của nghiên cứu được thu
thập từ 400 sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh tại các trường đại học/cao đẳng
trên địa bàn thành phố. Kết quả, có 4 nhân tố tác động đến YDKN của sinh viên
ngành Quản trị Kinh doanh trên địa bàn thành phố Cần Thơ, bao gồm: thái độ và sự
đam mê, sự sẵn sàng kinh doanh, quy chuẩn chủ quan, giáo dục. Trong đó, yếu tố
thái độ và sự đam mê có ảnh hưởng mạnh nhất đến YDKN.

Nghiên cứu của Đỗ Thị Hoa Liên (2016) nhằm mục tiêu xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến YDKN của sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh trường Đại học Lao
động – Xã hội, thông qua áp dụng mô hình tiềm năng khởi nghiệp kinh doanh của
Krueger và Brazeal (1994) với lý thuyết dự định hành vi của Ajzen (1991). Dữ liệu
nghiên cứu được thu thập từ 315 sinh viên tại Trường. Kết quả nghiên cứu chỉ ra
rằng có 05 nhân tố tác động đến YDKN của sinh viên bao gồm Giáo dục và đào tạo
tại trường Đại học, kinh nghiệm và trải nghiệm, gia đình và bạn bè, Tính cách cá
nhân, nguồn vốn.

Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Thị Kim Pha (2016) nhằm xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học
Trà Vinh. Mẫu nghiên cứu được khảo sát từ 405 sinh viên bậc Đại học ở các ngành
học khác nhau. Nghiên cứu dựa trên phương pháp thống kê mô tả và mô hình cân
bằng cấu trúc tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy những nhân tố ảnh hưởng
dương đến ý định khởi nghiệp của sinh viên thông qua nhân tố sự tự tin về tính khả
thi trong khởi nghiệp gồm: hoạt động giảng dạy, hoạt động ngoại khóa, ý kiến của
những người xung quanh và sở thích kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến sự tự tin.
Sự tự tin về tính khả thi trong khởi nghiệp càng cao thì ý định khởi nghiệp của sinh
viên càng tăng.

Nghiên cứu của Nguyễn Hải Quang, Cao Nguyễn Trung Cường (2017) được
thực hiện nhằm mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh
19

nghiệp của sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Kinh tế - Luật. Dữ
liệu nghiên cứu được thu thập từ 361 sinh viên (năm nhất, năm hai, năm ba, năm tư)
thông qua phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Thực hiện một nghiên cứu khám phá
chúng tôi tìm thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng đến ý định KSDN của sinh viên bao gồm:
nhận thức kiểm soát hành vi, động cơ chọn làm công cho một tổ chức, môi trường
cho khởi nghiệp, động cơ tự làm chủ, quy chuẩn chủ quan và sự hỗ trợ của môi
trường học thuật. Trong đó, yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi có tác động mạnh
nhất đến ý định khởi sự doanh nghiệp.

Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nam (2017) về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
khởi nghiệp của sinh viên cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Mẫu
nghiên cứu gồm 300 sinh viên đang học tập tại các trường cao đẳng, đại học trên địa
bàn tỉnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố được xác định là có ảnh hưởng
có ý nghĩa thống kê đó là: sự đam mê, môi trường giáo dục, hỗ trợ khởi nghiệp và
nguồn vốn. Trong đó, nhân tố sự đam mê và môi trường giáo dục có tác động mạnh
nhất. Vì vậy, nhằm đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp trong học sinh sinh viên trong
thời gian tới, nhà nước và nhà trường cần có những chính sách cụ thể để tạo môi
trường khởi nghiệp trong sinh viên hoặc những thanh niên trẻ tuổi phát triển rộng
khắp và có chất lượng cao.

Nguyễn Văn Đức (2017) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận tỉnh Kiên Giang. Tác giả đề
xuất mô hình nghiên cứu gồm 6 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của
thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận gồm Năng lực khởi nghiệp, Thái độ khởi
nghiệp, Đam mê khởi nghiệp, Nguồn vốn, Thị trường và Hỗ trợ khởi nghiệp với
mẫu nghiên cứu gồm 192 thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận thuộc tỉnh
Kiên Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp của thanh niên gồm Năng lực khởi nghiệp, Đam mê khởi nghiệp, Nguồn vốn
và Hỗ trợ khởi nghiệp. Trong đó, nhân tố Năng lực khởi nghiệp có tác động mạnh
nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện
20

Vĩnh Thuận. Chưa có bằng chứng khẳng định rằng có hay không sự ảnh hưởng của
nhân tố Thái độ khởi nghiệp và Thị trường đến ý định khởi nghiệp.

Nghiên cứu của Nguyễn Phương Mai và cộng sự (2018) về các yếu tố ảnh hưởng
đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên ngành quản trị kinh doanh trên địa bàn Hà
Nội nhằm khám phá và xác định mức độ ánh hưởng của các yếu tố chương trình
giáo dục, kiến thức và kinh nghiệm, quy chuẩn chủ quan, thái độ, tính cách, nhận
thức kiểm soát hành vi xuất phát từ lý thuyết hành vi hoạch định TPB. Kết quả khảo
sát 434 nữ sinh viên cho thấy thái độ cá nhân, chương trình đạo tạo có tác động lớn
nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.

2.2.2 Các nghiên cứu về ý định khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp

Mặc dù nhiều người nhận thức được lợi thế đáng kể của ngành nông nghiệp, nó
vẫn đặt ra yêu cầu thu hút thanh niên để trở thành doanh nhân nông nghiệp. Do đó,
nhận ra các yếu tố ảnh hưởng đến YDKN của thanh niên là rất quan trọng vì nó có
thể đóng vai trò chiến lược và thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển. Có một số
yếu tố ảnh hưởng đến giới trẻ để trở thành doanh nhân trong lĩnh vực nông nghiệp
được các nhà khoa học nghiên cứu bao gồm: nhân khẩu học xã hội, thái độ, sự chấp
nhận và kiến thức.

Silva và cộng sự (2010) đã chỉ ra những yếu tố nhân khẩu học tác động đến thái
độ của thanh niên đối với nông nghiệp, đó là giới tính; độ tuổi; thu nhập; địa
phương và dân tộc. Theo đó, giới tính là một trong những chỉ số cho các yếu tố
đóng vai trò quyết định thái độ và sự chấp nhận của thanh niên đối với tinh thần
kinh doanh. Các nhà khoa học định nghĩa độ tuổi có nghĩa là tuổi cá nhân thích hợp
cho các hoạt động nông nghiệp. Có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm tuổi liên
quan đến thái độ đối với YDKN trong nông nghiệp. Họ cũng cho rằng, đối với đa số
người dân, sự cân nhắc quan trọng nhất trong việc lựa chọn công việc là tiền công
hoặc thu nhập. Giới trẻ tin rằng ngành nông nghiệp không phải là một ngành sôi
động vì nó chỉ tạo ra thu nhập ít ỏi. Do đó, thái độ của thanh niên là tham gia vào
21

lĩnh vực nông nghiệp được coi là một kinh nghiệm tạm thời, có thể chấp nhận như
một câu trả lời cho vấn đề thất nghiệp chỉ trong thời gian đó cho đến khi tìm ra giải
pháp tốt hơn.

Abdul và Norhlilmatun (2013) cũng tiếp tục nghiên cứu các nhân tố đã được
công bố trong các nghiên cứu khoa học trước đó. Nghiên cứu của họ nhằm trả lời
hai câu hỏi: Thứ nhất, những nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm của thanh niên để
trở thành doanh nhân trong lĩnh vực nông nghiệp là gì? Thứ hai, mối quan hệ giữa
các yếu tố với sự quan tâm của thanh niên để trở thành người khởi nghiệp là gì?
Nghiên cứu cũng xác định các yếu tố quan trọng khác như hỗ trợ của gia đình, hỗ
trợ của chính phủ và quảng bá thông qua các lễ hội nông nghiệp. Nghiên cứu kết
luận rằng quyết định có tham gia khởi nghiệp nông nghiệp không chỉ giới hạn ở thái
độ, sự chấp nhận và kiến thức mà còn được xác định bởi các yếu tố khác như hỗ trợ
gia đình, hỗ trợ của chính phủ và cường độ thúc đẩy của các cơ quan chính phủ liên
quan và liên quan cơ quan chức năng. Từ nghiên cứu này, người ta thấy rằng thái độ
và sự chấp nhận có mối quan hệ đáng kể với sự quan tâm của thanh niên đối với
khởi nghiệp trong nông nghiệp. Đặc biệt, sự hứng thú trở thành doanh nhân nông
nghiệp dựa trên thái độ và sự chấp nhận tự nguyện của họ mà không có sự ép buộc
nào từ bất kỳ bên nào.

Addo (2018) lập luận về cách tiếp cận toàn diện liên quan đến thanh niên trong
hệ thống nông nghiệp mở rộng, nhấn mạnh tầm quan trọng của sinh viên trẻ đã tốt
nghiệp (thanh niên có trình độ học vấn cao) tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, do
đó cần có các bước để thu hút, hỗ trợ và giữ chân họ trong lĩnh vực nông sản.
Nghiên cứu cho thấy những sinh viên trẻ tốt nghiệp, không phân biệt nền tảng giáo
dục, có thể tham gia tích cực vào lĩnh vực nông nghiệp. Khó khăn đặc biệt trong
việc tìm kiếm người khởi nghiệp là sinh viên nữ tốt nghiệp có thể cho thấy sự cần
thiết của những nỗ lực trong việc đảm bảo cân bằng giới trong khởi nghiệp ở lĩnh
vực nông nghiệp. Theo tác giả, Ba yếu tố chính có thể nói là ảnh hưởng đến YDKN
trong nông nghiệp là: Cá nhân, tổ chức và yếu tố bên ngoài; với yếu tố cá nhân là
22

then chốt. Yếu tố cá nhân được phát hiện có ảnh hưởng khác nhau đến YDKN trong
nông nghiệp: nguồn cảm hứng và quyết định bắt tay vào hoạt động nông nghiệp và
làm việc để duy trì các doanh nghiệp nông nghiệp của họ; học hỏi, khám phá và đổi
mới và phát triển cảm xúc tích cực; lập kế hoạch và điều phối các hoạt động của
doanh nghiệp, quản lý hành chính và kỹ thuật các hoạt động hàng ngày và xây dựng
và duy trì mối quan hệ giữa các bên liên quan và với các bên liên quan bên ngoài
(khách hàng, nhà cung cấp, đối tác).

Kumar (2016) đã nghiên cứu đánh giá các yếu tố thúc đẩy phát triển tinh thần
khởi nghiệp nông nghiệp, những hỗ trợ về thể chế và quảng bá cho các doanh nhân
và xác định những hạn chế mà các doanh nhân phải đối mặt trong việc phát triển
tinh thần kinh doanh nông nghiệp. Tác giả đã chỉ ra rằng mức độ tin cậy của phần
lớn số người được khảo sát ở mức thấp, có thể là do sự không chắc chắn tiếp tục
trong doanh nghiệp. Thiếu sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc khởi nghiệp, đào tạo
đầy đủ về công nghệ của doanh nghiệp và thị trường thiếu sự đảm bảo cho đầu vào
cũng như sản xuất luôn khiến các doanh nhân rơi vào tình trạng bối rối và không
chắc chắn. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tổng số 71% người được khảo sát đã
không nhận được bất kỳ hỗ trợ nào về thể chế liên quan đến khoản vay từ Ngân
hàng Quốc gia. Những hạn chế lớn trên con khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp
là ít hoặc không có trợ cấp, khó đảm bảo vốn lưu động, thiếu vốn vay, không đủ hỗ
trợ tài chính của các tổ chức tài chính. Những hạn chế lớn được tìm thấy trong các
hạn chế về quảng bá là thiếu phương tiện vận chuyển, thiếu thông tin thị trường, giá
sản phẩm thấp, cơ sở không đầy đủ, chậm thanh toán, cạnh tranh với các đơn vị lớn,
thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu cơ sở tiếp thị đầy đủ và khoảng cách đến thị trường xa.

Khan và cộng sự (2016) nghiên cứu về YDKN của thanh niên ở Karachi
(Pakistan) dựa trên Lý thuyết dự định hành vi. Cùng với các yếu tố truyền thống về
YDKN, nhận thức về phương tiện truyền thông xã hội như một công cụ kinh doanh
cũng được xem xét, nghiên cứu chỉ ra rằng các biến như năng lực và kiến thức khởi
nghiệp, phương tiện truyền thông xã hội,… hầu hết có ý nghĩa và có tác động đến
23

YDKN của thanh niên ở thành phố Karachi. Nghiên cứu này cũng cung cấp các
khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách và những người cung cấp dịch vụ
tư vấn và giáo dục khởi nghiệp ở Karachi về sự xem xét kỹ lưỡng các yếu tố tác
động đến YDKH của thanh niên tại đây.
2.3 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
2.3.1 Mô hình nghiên cứu
Sau khi tiến hành lược khảo tài liệu trong và ngoài nước, có thể nhận thấy rất
nhiều tác giả đã ứng dụng lý thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991) để xác định
ảnh hưởng của thái độ, quy chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi đến
YDKN. Tuy nhiên, những nghiên cứu về YDKN dựa trên lý thuyết hành vi dự định
cho thấy thái độ đối với hành vi, quy chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành
vi thường giải thích được từ 60% đến 70% sự khác biệt trong ý định, khả năng giải
thích này còn tùy thuộc vào ngữ cảnh và tình huống (Karimi và cộng sự, 2014). Do
vậy, để gia tăng khả năng tiên lượng của lý thuyết hành vi dự định và phù hợp hơn
với điều kiện nghiên cứu, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến YDKN của thanh niên huyện Châu Đức thông qua 6 yếu tố thái độ,
quy chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, giáo dục, kinh nghiệm làm việc
và nguồn vốn.

H5: Kinh nghiệm làm việc H1: Thái độ


(Thái độ với hành vi)

H2: Quy chuẩn chủ quan


Ý định (Ý kiến người xung quanh)
khởi nghiệp
H3: Nhận thức kiểm soát hành vi
(Cảm nhận về khả năng kiểm soát
hành vi)
H6: Nguồn vốn
H4: Giáo dục

Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất

(Nguồn: tác giả đề xuất)


24

2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên nền lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) của Ajzen, (1991); có rất nhiều
nghiên cứu xây dựng mô hình các yếu tố tác động đến YDKN của thanh niên ví dụ
như mô hình Khan và cộng sự (2016) cho thấy “Thái độ hướng đến khởi nghiệp”,
“Quy chuẩn chủ quan” và “Nhận thức kiểm soát liên quan đến hành vi” đều tác
động tích cực đến YDKN của thanh niên ở Karachi. Theo Ajzen (1991), thái độ là
“Đánh giá của một cá nhân về kết quả thu được từ việc thực hiện một hành vi”, quy
chuẩn chủ quan có thể được mô tả là nhận thức của cá nhân về các áp lực của xã hội
đối với việc thực hiện hay không thực hiện một hành vi hay đơn giản hơn có thể
hiểu đó là nhìn nhận của cá nhân về tính hấp dẫn của ý định chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ bởi sự ủng hộ của những người gần gũi như người thân, bạn bè và những người
họ cho là quan trọng (Nguyễn Thu Thủy, 2015), cuối cùng nhận thức kiểm soát
hành vi được định nghĩa là cảm nhận của cá nhân về việc dễ hay khó khi thực hiện
hành vi, nó biểu thị mức độ kiểm soát việc thực hiện hành vi chứ không phải là kết
quả của hành vi. Các nghiên cứu của Autio và cộng sự (2001); Krueger và Reilly
(2000) cũng đều khẳng định mối quan hệ cùng chiều giữa của yếu tố của thuyết
TPB lên YDKN. Thêm vào đó, nghiên cứu trong nước của Nguyễn Thu Thủy
(2015), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016), Đỗ Thị Hoa Liên (2016), Phan Anh
Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015) cũng đưa ra kết quả tương tự với đối tượng thanh
niên tại các không gian nghiên cứu khác nhau. Vì vậy, 3 giả thiết đầu tiên ứng dụng
lý thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991) được phát biểu như sau:

H1: Thái độ có ảnh hưởng tích cực đối với ý định khởi nghiệp.

H2: Quy chuẩn chủ quan có ảnh hưởng tích cực đối với ý định khởi nghiệp.

H3: Nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cực đối với ý định khởi
nghiệp.

Có một mối quan hệ biện chứng giữa giáo dục và đào tạo
và hành vi, ý định kinh doanh. Giáo dục và đào tạo sẽ
25

ảnh hưởng đến mức độ đổi mới thông qua động lực, kiến
thức và kỹ năng cần thiết cho việc khởi nghiệp kinh
doanh thành công, cũng như tạo sự tăng trưởng trong quá
trình phát triển (Clark và cộng sự, 1984); Giáo dục và
đào tạo có ảnh hưởng tới phân tích, lập kế hoạch và kiểm
soát các quá trình (Hart, 1992). Theo Arenius và Minniti
(2005), các cá nhân được đào tạo cao sẽ có nhiều khả
năng để theo đuổi các cơ hội kinh doanh. Hầu hết các
nghiên cứu tại Việt Nam của Nguyễn Thị Hoa Liên (2016),
Nguyễn Thu Thủy (2015), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự
(2016), Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015) cũng
đều đưa ra kết quả về sự quan trọng của yếu tố hoạt động
giáo dục và đào tạo sẽ thúc đẩy YDKN của thanh niên. Như
vậy, tác giả có tin tưởng mạnh mẽ rằng một cơ sở đào tạo
như trường học hoặc các khóa học có thể đóng vai trò
trong bồi dưỡng tinh thần kinh doanh ở người học, cùng
hoạt động thực tế tốt sẽ có một ảnh hưởng lớn đến YDKN
của họ, vì vậy, giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như
sau:

H4: Giáo dục và đào tạo có ảnh hưởng tích cực đối với ý định khởi nghiệp.

Thandi và Sharma (2004), đã chứng minh rằng thanh niên đã có kinh nghiệm ít
nhất là 5 năm làm việc là những người chuẩn bị tốt hơn cho dự án kinh doanh so
với những người có ít hoặc không có kinh nghiệm làm việc. Các kinh nghiệm cá
nhân tác động tích cực đến mong muốn và sự tự tin khởi sự kinh doanh (Nguyễn
Thu Thủy, 2015). Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa Liên (2016), Nguyễn
Quốc Nghi và cộng sự (2016) cũng ủng hộ cho yếu tố kinh nghiệm làm việc này.
Cho nên, giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như sau:

H5: Kinh nghiệm làm việc có ảnh hưởng tích cực đối với ý định khởi nghiệp.
26

Yếu tố được đưa vào trong mô hình cuối cùng đó là nguồn vốn. Kumar (2016)
cho rằng đa số dự án đều thiếu sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc khởi nghiệp đặc
biệt về nguồn vốn hỗ trợ. Trong khi đó, hầu hết các doanh nhân trẻ đều sử dụng tài
trợ của cha mẹ và anh em, bạn bè trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, đây là nguồn tài
chính quan trọng nhất (Lê Quân, 2007). Nguồn vốn có ảnh hưởng đáng kể đến
YDKN (Nguyễn Thị Hoa Liên (2016), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016); Phan
Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên, 2015), do đó, giả thuyết sau được đưa ra:

H6: Nguồn vốn có ảnh hưởng tích cực đối với ý định khởi nghiệp.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 tổng hợp cơ sở lý luận về YDKN và các yếu tố ảnh hưởng. Bên cạnh
đó, lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên
cứu. Qua đó tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 6 yếu tố là: (1)
Thái độ, (2) Quy chuẩn chủ quan, (3) Nhận thức kiểm soát hành vi, (4) Giáo dục và
đào tạo, (5) Kinh nghiệm làm việc, (6) Nguồn vốn và biến phụ thuộc YDKN của
thanh niên địa bàn huyện Châu Đức tỉnh BRVT.

Việc tìm hiểu những nội dung này sẽ là cơ sở vững chắc cho việc lý giải các vấn
đề được phân tích ở chương tiếp theo. Chương 3 tiếp theo sẽ trình bày phương pháp
nghiên cứu được thực hiện để kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đi
kèm.
27

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 2 trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để kiểm định thang
đo, kiểm định mô hình cùng các giả thuyết nghiên cứu. Đầu tiên là phần trình bày
về toàn bộ quy trình nghiên cứu. Phần tiếp theo của chương trình bày phương pháp
nghiên cứu cụ thể bao gồm nghiên cứu định tính và định lượng.

3.1 Thiết kế nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Nghiên cứu định tính

-Thang đo chính thức


Nghiên cứu sơ bộ định lượng -Bảng khảo sát chính thức

Nghiên cứu chính thức

Đánh giá độ tin cậy thang đo

Phân tích nhân tố khám phá


-Kiểm định mức độ phù hợp
Phân tích tương quan mô hình
-Đánh giá mức độ tác động
Phân tích hồi quy tuyến tính các các yếu tố
-Kiểm định giả thuyết nghiên
cứu
Kết luận, hàm ý quản trị -Do tìm vi phạm các giả định

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu


(Nguồn: Tác giả đề xuất)
28

Quy trình nghiên cứu có những bước chính sau:

Bước 1: Nghiên cứu định tính: Xây dựng và điều chỉnh


thang đo xuất phát từ cơ sở lý luận và thảo luận nhóm
với các chuyên gia.

Bước 2: Nghiên cứu sơ bộ định lượng: Tiến hành khảo sát sơ bộ với mẫu gồm 50
thanh niên nhằm đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo thông qua kiểm định độ tin
cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Từ đó, hoàn thiện thang
đo chính thức.

Bước 3: Thực hiện nghiên cứu chính thức thông qua khảo sát trực tiếp số lượng
lớn quan sát.

Bước 4: Với dữ liệu thu thập được, tiến hành đánh giá độ tin cậy và giá trị thang
đo thông qua kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá
EFA với phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS 20.0.

Bước 5: Phân tích hồi quy thông qua phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính
đa biến

Bước 6: Đưa ra kết luận và đề xuất hàm ý quản trị về YDKN của thanh niên trên
địa bàn huyện Châu Đức.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Nghiên cứu định tính

Mục tiêu nghiên cứu định tính là để kiểm tra, sàng lọc và xác định mối quan hệ
giữa các biến trong mô hình lý thuyết ban đầu (đã được hình thành dựa trên nghiên
cứu tổng quan lý thuyết). Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng nhằm mục đích hiệu
chỉnh các thang đo đã được sử dụng ở các nghiên cứu định lượng trước đó. Các
thang đo này cần hiệu chỉnh từ ngữ văn phong cho phù hợp với đối tượng nghiên
29

cứu. Đồng thời đánh giá cách sử dụng thuật ngữ trong bảng câu hỏi, làm rõ hơn ý
nghĩa của từng câu hỏi trước khi nghiên cứu chính thức.

3.2.1.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính dược thực hiện từ cơ sở lý luận đề tài từ đó tác giả đề xuất
mô hình nghiên cứu và xây dựng thang đo sau đó hiệu chỉnh thang đo bằng phương
pháp thảo luận nhóm với các chuyên gia gồm 10 chuyên gia có nhiều năm kinh
nghiệm, có kiến thức về khởi nghiệp nên những ý kiến từ họ sẽ là những thông tin
quan trọng đóng góp lớn cho nghiên cứu. Các đối tượng được phỏng vấn với các
đặc điểm riêng biệt sẽ cung cấp các thông tin đa chiều, đầy đủ cho nội dung nghiên
cứu đảm bảo mục tiêu kiểm tra và sàng lọc các biến được xác định trong mô hình lý
thuyết được xây dựng ban đầu và hoàn chỉnh thang đo nghiên cứu (xem Phụ lục 1)

Thời gian tiến hành thảo luận nhóm được thực hiện thảo luận nhóm trong vòng
75 phút được tiến hành tại một địa điểm thỏa thuận nhưng vẫn đảm bảo tính riêng
tư và tập trung của cuộc phỏng vấn. Tất cả các đối tượng tham gia phỏng vấn đều
rất quan tâm ủng hộ nghiên cứu và sẵn sàng cung cấp thông tin trung thực về gia
đình và chia sẻ quan điểm cá nhân về các nội dung phỏng vấn.

Kết quả thảo luận nhóm (xem Phụ lục 2) cho thấy, những người tham gia đều
hiểu rõ nội dung về các yếu tố ảnh hưởng đến YDKN của thanh niên tại huyện
Châu Đức tỉnh BRVT. Tất cả các chuyên gia trong nhóm thảo luận cũng cho rằng 6
yếu tố mà tác giả đã đề cập trong quá trình thảo luận là đầy đủ về nghiên cứu về
YDKN trong điều kiện hiện có. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, bảng câu hỏi khảo
sát được xây dựng từ thang đo hiệu chỉnh sau kết quả thảo luận nhóm. Sau khi thử
nghiệm để kiểm tra điều chỉnh cách trình bày ngôn ngữ, bảng câu hỏi được sử dụng
cho nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

3.2.1.2 Thang đo nghiên cứu

Các thành viên của nhóm thảo luận đều thống nhất rằng khẳng định các yếu tố có
30

tác động YDKN của thanh niên tại huyện Châu Đức tỉnh BRVT do tác giả đề xuất
và phát triển thang đo trong nghiên cứu dựa vào cơ sở lý luận các thang đo đã có từ
tổng quan nghiên cứu. Thang đo được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp và dựa
vào kết quả của nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm. Thang đo ban
đầu được xây dựng dựa trên thang đo của các tác giả gồm Phan Anh Tú và Giang
Thị Cẩm Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016), Nguyễn Thanh Hùng
và Nguyễn Thị Kim Pha (2016), Nguyễn Quốc Nam (2017), Nguyễn Văn Đức
(2017), Nguyễn Phương Mai và cộng sự (2018).

Thang đo YDKN của thanh niên tại huyện Châu Đức tỉnh BRVT gồm:

- Thang đo yếu tố Thái độ (mã hóa TD) gồm 4 biến quan sát TD1, TD2, TD3,
TD4.

- Thang đo yếu tố Quy chuẩn chủ quan (mã hóa QC) gồm 3 biến quan sát QC1,
QC2, QC3.

- Thang đo yếu tố Nhận thức kiểm soát hành vi (mã hóa NT) gồm 4 biến quan
sát NT1, NT2, NT3, NT4.

- Thang đo yếu tố Giáo dục (mã hóa GD) gồm 3 biến quan sát GD1, GD2, GD3.

- Thang đo yếu tố Kinh nghiệm làm việc (mã hóa KN) gồm 3 biến quan sát
KN1, KN2, KN3.

- Thang đo yếu tố Nguồn vốn (mã hóa NV) gồm 3 biến quan sát NV1, NV2,
NV3.

- Thang đo yếu tố Ý định khởi nghiệp (mã hóa YD) gồm 3 biến quan sát YD1,
YD2, YD3.
31

Bảng 3.1: Thang đo nghiên cứu đề xuất

Mã hóa Nội dung biến Nguồn


TD Thái độ
Nếu tôi có cơ hội và nguồn lực, Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm
tôi muốn khởi nghiệp kinh doanh Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và
TD1
cộng sự (2016), Nguyễn Quốc Nam
(2017)
Tôi rất hứng thú với việc khởi Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm
TD2 nghiệp Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nam
(2017)
Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự
TD3
khởi nghiệp kinh doanh riêng (2016)
Tôi không ngại rủi ro trong kinh Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm
TD4 doanh Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nam
(2017)
QC Quy chuẩn chủ quan
Nếu tôi quyết định khởi nghiệp, Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm
các thành viên trong gia đình sẽ Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và
QC1 ủng hộ tôi cộng sự (2016), Nguyễn Quốc Nam
(2017), Nguyễn Phương Mai và
cộng sự (2018)
Nếu tôi quyết định khởi nghiệp, Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm
bạn bè sẽ ủng hộ tôi Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và
QC2
cộng sự (2016), Nguyễn Phương
Mai và cộng sự (2018)
Nghề nghiệp của cha mẹ và người Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm
thân trong gia đình có ảnh hưởng Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và
QC3
đến quyết định khởi nghiệp của cộng sự (2016), Nguyễn Phương
tôi Mai và cộng sự (2018)
NT Nhận thức kiểm soát hành vi
Tôi tin rằng hoàn toàn có thể khởi Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm
nghiệp kinh doanh trong tương lai Tiên (2015), Nguyễn Thanh Hùng
NT1
và Nguyễn Thị Kim Pha (2016),
Nguyễn Văn Đức (2017)
32

Mã hóa Nội dung biến Nguồn


Tôi biết làm thế nào để phát triển Nguyễn Phương Mai và cộng sự
NT2
một dự án khởi nghiệp (2018)
Tôi có thể kiểm soát được quá Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm
NT3
trình khởi nghiệp Tiên (2015)
Nếu cố gắng hết mình tôi chắc Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm
NT4 chắn thành công khi khởi nghiệp Tiên (2015), Nguyễn Phương Mai
và cộng sự (2018)
GD Giáo dục
Nhà trường và địa phương cung Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm
cấp những kiến thức cần thiết về Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và
GD1
khởi nghiệp cộng sự (2016), Nguyễn Phương
Mai và cộng sự (2018)
Nhà trường và địa phương cung Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự
cấp những kỹ năng cần thiết về (2016), Nguyễn Quốc Nam (2017),
GD2
khởi nghiệp Nguyễn Phương Mai và cộng sự
(2018)
Nhà trường và địa phương thường Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm
tổ chức những hoạt động định Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và
GD3 hướng về khởi nghiệp (các hội cộng sự (2016), Nguyễn Quốc Nam
thảo, hội nghị khởi nghiệp, cuộc (2017), Nguyễn Phương Mai và
thi khởi nghiệp) cộng sự (2018)
KN Kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc với tư cách Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự
KN1
là nhân viên giúp tôi khởi nghiệp (2016)
Kinh nghiệm làm việc với tư cách Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự
KN2
là quản lý giúp tôi khởi nghiệp (2016)
Kinh nghiệm giúp tôi học được Nguyễn Phương Mai và cộng sự
KN3 cách điềm tĩnh và xử lý tình (2018)
huống
NV Nguồn vốn
Tôi có thể vay vốn từ bạn bè, Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm
NV1 người thân để kinh doanh Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và
cộng sự (2016)
Tôi có khả năng tích luỹ vốn (nhờ Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm
NV2 tiết kiệm chi tiêu, làm thêm…) Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và
cộng sự (2016)
33

Mã hóa Nội dung biến Nguồn


Tôi có thể huy động vốn từ những Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm
nguồn vốn khác (địa phương, Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và
NV3
ngân hàng, quỹ tín dụng, quỹ đầu cộng sự (2016)
tư…)
YD Ý định khởi nghiệp
Tôi quyết định sẽ khởi nghiệp Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Thị
trong tương lai Kim Pha (2016), Nguyễn Quốc Nam
YD1
(2017), Nguyễn Phương Mai và
cộng sự (2018)
Tôi suy nghĩ rất nghiêm túc về Nguyễn Phương Mai và cộng sự
YD2
việc khởi nghiệp (2018)
Tôi có một ý định mạnh mẽ để bắt Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Thị
YD3 đầu một doanh nghiệp Kim Pha (2016), Nguyễn Văn Đức
(2017)
(Nguồn: Tác giả dựa vào nghiên cứu trước và có điều chỉnh)
3.2.1.3. Nội dung bảng khảo sát

Sau khi thực hiện xây dựng và điều chỉnh thang đo, bảng khảo sát được hình
thành (xem Phụ lục 3). Cách đo lường các biến trong nghiên cứu đều sử dụng thang
đo hoặc mô phỏng theo cách đo lường các thang đo đã được sử dụng và kiểm định
trong các nghiên cứu trước đây có thay đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện
nghiên cứu.
Nội dung bảng câu hỏi khảo sát bao gồm các phần sau:

Phần mở đầu: Giới thiệu mục đích nghiên cứu. Phần này giới thiệu ngắn gọn về
thông tin tác giả, mục đích, ý nghĩa của thông tin cung cấp đối với nghiên cứu và lời
cam đoan cũng như cảm ơn của tác giả.
Phần 1: Thông tin chung. Phần này để xác định thêm các đặc điểm nhân khẩu và
nội dung khác liên quan tới người trả lời đảm bảo đối tượng điều tra đúng yêu cầu.

Phần 2: Nội dung chính gồm các câu hỏi liên quan tới các yếu tố ảnh hưởng tới
YDKN
34

Cuối cùng là lời cảm ơn.

3.2.2 Nghiên cứu định lượng

3.2.2.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp khảo sát mẫu 50
thanh niên trên địa bàn huyện Châu Đức. Mục đích nhằm đánh giá nội dung và hình
thức các phát biểu nhằm mục đích xem đáp viên có hiểu được các phát biểu hay
không? (đánh giá về mặt hình thức là bước kiểm tra mức độ phù hợp về mặt từ ngữ,
ngữ pháp trong các phát biểu đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng, không gây nhầm lẫn
cho các đáp viên) và đánh giá độ tin cậy của các biến quan sát với thang đo Likert 5
mức độ về sự đồng ý (Mức độ 1 - Rất không đồng ý, Mức độ 2 - Không đồng ý,
Mức độ 3 – Trung lập, Mức độ 4 - Đồng ý, Mức độ 5 – Rất đồng ý) nhằm loại bỏ
những biến không phù hợp và đưa ra bảng khảo sát chính thức.

Đánh giá độ tin cậy của thang đo sơ bộ bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Bảng 3.2: Kết quả nghiên cứu sơ bộ thông qua đánh giá độ tin cậy
Biến Trung bình Phương sai
Tương quan
Cronbach’s
quan sát thang đo nếu thang đo nếu
biến - tổng
Alpha nếu loại
loại biến loại biến
biến
Thang đo “Thái độ”: Cronbach’s Alpha = 0,870
TD1 11,36 7,215 0,686 0,851
TD2 11,42 7,106 0,772 0,813
TD3 11,36 7,296 0,767 0,816
TD4 11,34 8,025 0,674 0,853
Thang đo “Quy chuẩn chủ quan”: Cronbach’s Alpha = 0,860
QC1 7,34 0,841 0,706 0,831
QC2 7,40 0,857 0,728 0,811
QC3 7,38 0,771 0,774 0,767
Thang đo “Nhận thức kiểm soát hành vi”: Cronbach’s Alpha = 0,853
NT1 11,80 3,388 0,753 0,788
NT2 11,80 3,592 0,700 0,812
35

Biến Trung bình Phương sai


Tương quan Cronbach’s
quan sát thang đo nếu thang đo nếu
biến - tổng
Alpha nếu loại
loại biến loại biến
biến
NT3 11,78 3,604 0,667 0,824
NT4 11,66 3,331 0,666 0,829
Thang đo “Giáo dục”: Cronbach’s Alpha = 0,897
GD1 7,36 2,276 0,744 0,895
GD2 7,40 2,041 0,787 0,861
GD3 7,32 1,977 0,861 0,794
Thang đo “Kinh nghiệm làm việc”: Cronbach’s Alpha = 0,771
KN1 7,20 0,753 0,717 0,558
KN2 7,16 0,913 0,568 0,732
KN3 7,20 0,857 0,541 0,764
Thang đo “Nguồn vốn”: Cronbach’s Alpha = 0,883
NV1 8,32 0,998 0,812 0,810
NV2 8,20 0,980 0,724 0,875
NV3 8,32 0,793 0,805 0,813
Thang đo “Ý định khởi nghiệp”: Cronbach’s Alpha = 0,812
YD1 7,84 2,586 0,627 0,780
YD2 7,90 2,622 0,728 0,681
YD3 7,86 2,531 0,639 0,768
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)

Kết quả cho thấy các hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo đều > 0,6; các hệ
số tương quan biến - tổng đều lớn hơn 0,3. Ngoài ra, hệ số Cronbach’s Alpha nếu
loại biến của từng biến đều nhỏ hơn so với hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố nên
việc loại biến là không cần thiết. Do đó tất cả các biến của thang đo đều được sử
dụng cho bước phân tích nhân tố khám phá EFA sơ bộ tiếp theo.
 Đánh giá giá trị của thang đo sơ bộ bằng Phân tích nhân tố khám phá EFA
Bảng 3.3: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett sơ bộ
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 0,661
Giá trị Chi bình phương 675,701
Kiểm định Bartlet của
Df 276
thang đo sơ bộ
Sig – mức ý nghĩa quan sát 0,000
36

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)
Kiểm định Bartlett về sự tương quan của các biến quan sát có giá trị mức ý nghĩa
là 0,000 nhỏ hơn 0,05 (Sig. = 0,000 < 0,05) cho thấy các biến có sự tương quan chặt
chẽ với nhau trên phạm vi tổng thể. Đồng thời, hệ số KMO đạt giá trị là 0,661 lớn
hơn 0,5 và bé hơn 1,0. Kết quả này chỉ ra rằng phân tích nhân tố EFA là thích hợp.

Bảng 3.4: Ma trận xoay nhân tố sơ bộ

Hệ số tải nhân tố
1 2 3 4 5 6
TC4 0,913
TC5 0,892
TC2 0,868
TC3 0,862
TC1 0,744
AT1 0,853
AT2 0,836
AT4 0,827
AT3 0,802
HT4 0,850
HT2 0,800
HT1 0,778
HT3 0,773
SD4 0,889
SD3 0,784
SD1 0,760
SD2 0,726
TK1 0,809
TK3 0,804
TK4 0,780
TK2 0,685
HQ1 0,766
HQ2 0,707
HQ3 0,677
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)

Tiếp đó, ma trận hệ số tải nhân tố của thang đo sơ bộ cho thấy các giá trị hội tụ
về đúng 6 nhóm yếu tố như tác giả đã đề cập trước đó. Điều này cho thấy các thang
đo sơ bộ là phù hợp để thực hiện nghiên cứu chính thức.
37

3.2.2.2 Nghiên cứu định lượng chính thức


Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện bằng phương pháp khảo sát
lấy mẫu thuận tiện. Khi có kết quả, tác giả sẽ tiến hành tổng hợp thống kê, phân tích
kết quả dựa trên những thông tin thu được từ cuộc khảo sát. Nghiên cứu sử dụng
phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số
Cronbach’s Alpha. Sau khi phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích yếu tố khám phá
(EFA), phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định giả thuyết
nghiên cứu bằng mô hình hồi quy cũng với phần mềm SPSS 20.0.

3.3 Chọn mẫu và thu thập dữ liệu

3.3.1 Kích thước mẫu

Kích thước mẫu tối ưu phụ thuộc vào kỳ vọng về độ tin cậy, phương pháp phân
tích dữ liệu, phương pháp ước lượng được sử dụng trong nghiên cứu, các tham số
cần ước lượng. Hair và cộng sự, (1998) cho rằng, nếu sử dụng phương pháp hồi quy
thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 quan sát. Hoelter (1983) lại cho
rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 200 và cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích
thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số cần hồi quy (Bollen, 1989).

Để tiến hành phân tích hồi quy tốt nhất, theo Tabachnick và Fidell (1996), công
thức kinh nghiệm thường dùng để tính kích thước mẫu cho hồi quy bội như sau: n ≥
50 + 8m, trong đó, n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và m là số lượng biến độc
lập trong mô hình. Theo đó, số mẫu nghiên cứu cần phải có là: n = 50 + 8 x 6 = 98
quan sát.

Theo Nguyễn Đình Thọ (2014), để sử dụng phân tích nhân tố EFA, chúng ta cần
kích thước mẫu đủ lớn. Trong EFA, kích thước mẫu thường xác định dựa vào kích
thước tối thiểu và số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Hair và cộng sự (2006)
cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ
lệ quan sát /biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan
38

sát, tốt nhất là 10:1 trở lên. Theo đề tài, với 23 biến quan sát (20 biến thuộc các yếu
tố biến độc lập và 3 biến thuộc yếu tố biến phụ thuộc) thì mẫu nghiên cứu của đề tài
này cần có là: n = 5 x 23 = 115 quan sát.

Như vậy, kết hợp hai phương pháp xác định cỡ mẫu, cỡ mẫu tối thiểu cần thu
thập để thực hiện nghiên cứu này phải là 115 quan sát. Để đảm bảo độ tin cậy của
khảo sát, mặc dù yêu cầu về kích cỡ mẫu chỉ là 115, tác giả sử dụng 206 phiếu khảo
sát trực tiếp trên thực tế. Tác giả tiến hành kiểm soát mẫu xuyên suốt quá trình điều
tra để đảm bảo tính đại diện của mẫu.

3.3.2 Thu thập dữ liệu

Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu bằng cách gửi bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp
đến các thanh niên giới tính nam nữ có độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi hiện đang sinh
sống và làm việc trên địa bàn huyện Châu Đức tỉnh BRVT trong ngành nông
nghiệp. Đây là độ tuổi còn trẻ, năng động, có nhiều sáng tạo đổi mới được nghiên
cứu phổ biến trên thế giới về YDKN (Nguyễn Thu Thủy, 2015). Để đảm bảo tính
đại diện của mẫu điều tra theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả tiến hành điều
tra trên 15 xã và 1 thị trấn. Khi điều tra, tác giả luôn kiểm soát cân đối cơ cấu nam/
nữ, với độ tuổi và trình độ học vấn đa dạng. Tác giả đã đến tận nơi và kiểm tra bảng
khảo sát, chỉ giữ lại những bảng có điền đầy đủ thông tin cho đến khi đủ số lượng
250 thì dừng khảo sát. Các bảng câu hỏi thu thập về đầu tiên được kiểm tra thông
tin về độ tuổi để đảm bảo đúng đối tượng điều tra. Ngoài ra, để đảm bảo tính chính
xác của bảng khảo sát tác giả loại những phiếu chỉ chọn 1 mức độ ví dụ như chỉ đánh
vào mức độ 1, mức độ 5. Kết quả có 44 bảng hỏi bị loại do không đáp ứng yêu cầu lẫn
đúng đối tượng. Trước đó, tác giả tiến hành điều tra sơ bộ, được thực hiện 50 thanh
niên để điều chỉnh câu chữ, cách hỏi trong bảng hỏi sao cho họ dễ hiểu nhất và đạt
đủ tiêu chuẩn cần thiết cho khảo sát chính thức.

3.4 Phương pháp phân tích số liệu


39

Sau khi hoàn tất việc thu thập dữ liệu, các bảng khảo sát được tập hợp lại, sau đó
tiến hành việc kiểm tra để loại bỏ các bảng khảo sát không hợp lệ (bảng khảo sát
không hợp lệ là bảng phỏng vấn có quá nhiều ô trống).

Tiếp đến bảng phỏng vấn hợp lệ sẽ được sử dụng để mã hoá, nhập liệu và làm
công tác làm sạch dữ liệu thông qua phần mềm SPSS 20.0. Sau đó, dữ liệu sẽ được
mã hóa, nhập liệu và phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS theo 4 bước sau:

Bước 1: Đánh giá độ tin cậy của các thang đo thông qua Cronbach Alpha

Các thang đo được đánh giá độ tin cậy bằng công cụ Cronbach’s Alpha giúp loại
đi những biến quan sát không đạt độ tin cậy. Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép
kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan
với nhau. Đánh giá độ tin cậy để loại các biến rác (là những biến chúng ta nghĩ rằng
có thể đo lường được khái niệm nhưng thực chất nó không có quan hệ gì với các
biến đo lường khác). Hệ số Cronbach’s Alpha được dùng để đánh giá sơ bộ thang
đo, một thang đo có độ tin cậy khi nó biến thiên trong khoảng [0,6 - 0,95]. Theo
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), nhiều nhà nghiên cứu đồng ý
rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7
đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s
Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo
lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally,
1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Trong nghiên cứu này, vì người Việt Nam chưa
được tiếp cận nhiều với các cách thức điều tra nghiên cứu định lượng kiểu này nên
thang đo có Cronbach’s Alpha từ 0,6 được đánh giá và cân nhắc coi là tin cậy.

Khi hệ số α quá lớn (α > 0,95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có gì
khác biệt nhau (nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm
nghiên cứu). Hiện tượng này được gọi là hiện tượng trùng lắp trong đo lường.

Ngoài ra, khi kiểm tra từng biến đo lường ta sử dụng thêm hệ số tương quan biến
40

– tổng (Corrected item-total correlation), một biến đo lường có hệ số tương quan


biến – tổng (hiệu chỉnh) lớn hơn hoặc bằng 0,3 thì biến đó đạt yêu cầu (Nunnally và
Bunstein, 1994; trích từ Nguyễn Đình Thọ, 2014).

Tóm lại, trong phân tích Cronbach’s Alpha, hệ số tin cậy 0,6 ≤ Cronbach’s Alpha
≤ 0,95 và tương quan biến – tổng > 0,3 là phù hợp. Những thang đo có hệ số
Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0,6 hoặc lớn hơn 0,95 và những biến quan sát có hệ số
tương quan biến – tổng hiệu chỉnh nhỏ (<0 3) sẽ bị loại ra khỏi mô hình.

Bước 2: Đánh giá giá trị thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA

Cronbach’s alpha chỉ dùng để đánh giá độ tin cậy thang đo, vấn đề tiếp theo là
thang đo phải được đánh giá giá trị của nó. Hai giá trị quan trọng của thang đo là
giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Phương pháp EFA giúp chúng ta đánh giá hai giá
trị này

Sau khi loại các biến có độ tin cậy thấp, các biến còn lại sẽ tiếp tục được sử dụng
để tiến hành phân tích nhân tố. Phương pháp EFA dùng để rút gọn một tập k biến
quan sát thành một tập F (F < k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn
này là dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến nguyên thủy
(biến quan sát).

Tiêu chuẩn kiểm định giá trị hội tụ theo tiêu chuẩn của Hair và cộng sự (2006) bao
gồm:

- Để xác định sự phù hợp khi dùng EFA, tác giả căn cứ vào chỉ số Kaiser-
Meyer-Olkin (KMO): Kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố. Chỉ số KMO
phải đủ lớn (>0,5) thì phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu nhỏ hơn 0,5 thì phân
tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu (Nguyễn Đình Thọ, 2014).

- Các nhân tố có Eigenvalue (đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi
nhân tố) lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích, các nhân tố có
41

Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình. Thang đo được chấp nhận khi tổng
phương sai trích > 50% (Nguyễn Đình Thọ, 2014).

- Các biến nào có hệ số tải nhân tố Factor loading nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại. Đồng
thời sự khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố phải ≥ 0,3
để tạo giá trị khác biệt giữa các nhân tố (Jabnoun và Altamimi, 2003) và chỉ giữ lại
những biến có tổng phương sai trích (Variance Explained) phải lớn hơn 50%.

Bước 3: Phân tích tương quan

Các thang đo được đánh giá đạt yêu cầu đưa vào phân tích tương quan Pearson
(vì các biến được đo bằng thang đo khoảng) và sau đó là phân tích hồi quy để kiểm
định các giả thuyết. Tác giả sử dụng hệ số tương quan Pearson để lượng hóa độ chặt
chẽ mối liên hệ tuyến tính giữa các đại lượng. Nếu hệ số tương quan Pearson giữa
biến phụ thuộc và các biến độc lập lớn chứng tỏ giữa chúng có quan hệ với nhau và
phân tích hồi quy tuyến tính có thể phù hợp. Trị tuyệt đối của r cho biết mức độ
chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính. Giá trị tuyệt đối của r tiến gần đến 1 khi hai
biến có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ. Giá trị r = 0 chỉ ra hai biến không có
mối liên hệ tuyến tính Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Mặc khác
nếu giữa các biến độc lập cũng có tương quan lớn với nhau thì đó cũng là dấu hiệu
cho việc nhận dạng hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy tuyến tính
đang xét.

Nguyễn Đình Thọ (2014) cho rằng trong mô hình hồi quy đa biến có nhiều biến
độc lập, vì vậy với phân tích hồi quy bội, chúng ta có thêm giả định là các biến độc
lập không có quan hệ nhau hoàn toàn, nghĩa là hệ số tương quan r của các cặp biến
độc lập với nhau khác với 1, chứ không phải chúng không có tương quan với nhau.
Trong thực tiễn nghiên cứu, các biến trong một mô hình thường có quan hệ với
nhau nhưng chúng phải phân biệt nhau (đạt được giá trị phân biệt).

Bước 4: Phân tích hồi quy tuyến tính


42

Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp hồi quy OLS (Ordinary Least
Square) tức là các biến độc lập được đưa vào mô hình hồi quy và xem xét các kết
quả thống kê có liên quan đến các biến được đưa vào trong mô hình.

Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ phân tích hồi quy mô hình tác động của 06 biến
độc lập, trình tự phân tích hồi quy bội trong nghiên cứu này được thực hiện như
sau:
- Phương pháp đưa biến vào phân tích hồi quy là phương pháp đưa các biến vào
mô hình một lượt (gọi là phương pháp Enter)

- Sử dụng hệ số R2 hiệu chỉnh để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy
- Kiểm định độ phù hợp của mô hình
- Xác định các hệ số của phương trình hồi quy bội, đó là các hệ số hồi quy riêng
phần.
- Cuối cùng, đảm bảo độ tin cậy của mô hình hồi quy thông qua một loạt các dò
tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính: Giả định liên hệ
tuyến tính, giả định về phân phối chuẩn của phần dư, giả định về tính độc lập của
sai số, đo lường đa cộng tuyến.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để kiểm định thang
đo, kiểm định mô hình cùng các giả thuyết nghiên cứu. Đầu tiên là phần trình bày
về quy trình nghiên cứu. Mặc dù trọng tâm của nghiên cứu là nghiên cứu định
lượng nhưng tác giả tiến hành nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm để
xây dựng thang đo, chỉnh hóa thuật ngữ và xem xét lại sự phù hợp của các biến
trong mô hình nghiên cứu. Trước khi nghiên cứu định lượng chính thức được tiến
hành, nghiên cứu định lượng sơ bộ với mẫu nhỏ (n= 50) được thực hiện. Phần tiếp
theo của chương trình bày về phương pháp nghiên cứu định lượng. Tác giả cũng
làm rõ mẫu điều tra với kích thước mẫu, mô tả phương pháp thu thập số liệu, xử lý
số liệu và phân tích số liệu để kiểm định các giả thuyết đặt ra.
43

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Từ Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu làm cơ sở cho kết quả nghiên
cứu ở chương 4. Chương này giới thiệu địa điểm nghiên cứu, tiến hành mô tả dữ
liệu, thực hiện nghiên cứu chính thức, thông qua đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha,
sau đó tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA, hệ số tương quan, phân tích kết
quả hồi quy tuyến tính đa biến.

4.1 Giới thiệu địa điểm nghiên cứu

 Thông tin chung

Huyện Châu Đức được thành lập và hoạt đồng từ tháng 8/1994 theo Nghị định số
45/1994/NĐ-CP ngày 02/6/1994 của Chính phủ, là một huyện nông nghiệp của
tỉnh, phía bắc giáp huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, phía nam giáp huyện Đất Đỏ và
Thành phố Bà Rịa, phía tây giáp huyện Tân Thành, phía đông giáp huyện Xuyên
Mộc. Tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 42.456,61 ha, toàn huyện đến nay có 16
đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 1 thị trấn Ngãi Giao. Dân số trung bình của huyện
hiện nay khoảng 157.816 người, lao động trong độ tuổi là 101.791 người.

 Điều kiện thổ nhưỡng

Hầu hết đất đai của huyện là đất đỏ, vàng và đen trên nền đất Bazan (chiếm tỷ lệ
85,8% tổng diện tích đất) thuộc loại đất rất tốt cho nông nghiệp, có độ phì cao, rất
thích hợp cho việc trồng các loại cây lâu năm như: Cao su, cà phê, tiêu, điều, cây ăn
trái và các cây hàng năm như: Bắp, khoai mì, đậu các loại ... Đây thực sự là một thế
mạnh mà huyện khác trong tỉnh khó có thể sánh bằng. Một số cây trồng tuy không
chiếm tỷ lệ cao, song có diện tích trồng khá lớn như cây điều, cây ăn trái, khoai
mì…

 Nông nghiệp
44

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện chuyển dịch tích cực theo hướng từng
bước tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, ước đến hết năm 2015, tỷ trọng ngành
chăn nuôi chiếm 34,9%, trồng trọt chiếm 65,1%. Giá trị sản xuất bình quân 1 ha đất
nông nghiệp đạt 90 triệu đồng, so với năm 2010 tăng 64 triệu đồng.

Quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn và triển khai quy hoạch chăn nuôi
của huyện đến năm 2020 đã tạo thuận lợi trong việc định hướng phát triển sản xuất,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Từng bước hình thành một số vùng sản xuất
tập trung phù hợp với lợi thế đối với từng vùng, loại cây trồng, vật nuôi là thế mạnh
nông nghiệp của huyện như hồ tiêu, chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất
lượng gắn với nhu cầu thị trường. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp được
ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả góp phần tăng năng suất, chất lượng nông sản và
hạ giá thành sản xuất cho nông dân. Hầu hết cây trồng hàng năm được sử dụng
giống mới từ đó cho năng suất cao; chăn nuôi gia súc, gia cầm trong chuồng lạnh,
kết hợp với giống mới, kỹ thuật chăm sóc hiện đại góp phần tăng năng suất, chất
lượng thịt và hiệu quả chăn nuôi.

4.2 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Quá trình thu thập dữ liệu bằng bảng hỏi như mô tả ở phần thiết kế nghiên cứu,
kết quả thu được 206/250 phiếu trả lời hợp lệ tương ứng với các thanh niên tuổi đời
con trẻ hiện đang sinh sống và hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông
nghiệp trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện Châu Đức. Sau khi kiểm tra, tác giả
đã loại đi 44 bản trả lời không hợp lệ gồm các bảng bị thiếu nhiều dữ liệu quan
trọng, các bản mà đối tượng trả lời không suy nghĩ, không khách quan hoặc cố tình
không hợp tác. Cuối cùng có 206 bảng được sử dụng để đưa vào phân tích dữ liệu.
Thống kê các mẫu điều tra được trình bày trong bảng 4.1.
45

Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu


STT Thông tin Tần số Tỷ lệ
(người) (%)
1 Giới tính 206 100%
Nam 126 61,2
Nữ 80 38,8
2 Độ tuổi 206 100
Từ 16 đến 20 tuổi 19 9,2
Từ 20 đến dưới 24 tuổi 75 36,4
Từ 24 đến dưới 27 tuổi 81 39,3
Từ 27 đến dưới 30 tuổi 31 15,0
3 Trình độ học vấn 206 100
Trung học phổ thông 38 18,4
Cao đẳng, trung cấp, học nghề 71 34,5
Đại học và sau đại học 63 30,6
Khác 34 16,5
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)

Về giới tính của người được khảo sát thì 61,2% phiếu là có đối tượng trả lời là
nam giới, 38,8% phiếu là nữ giới. Có sự chênh lệch này là sự tiếp cận dễ dàng để
khảo sát đối tượng nam giới hơn so với nữ giới. Thực tế cho thấy, nam thanh niên
thường có xu hướng thích kinh doanh hơn so với nữ giới.

Về độ tuổi, phần lớn thanh niên được khảo sát nằm trong 2 nhóm tuổi từ 20 đến
dưới 24 tuổi (chiếm 36,3%).và nhóm tuổi từ 24 đến dưới 27 tuổi (chiếm 39,3%).
Đây là 2 nhóm khá trẻ, có thể chưa lập gia đình, có khả năng học hỏi, sáng tạo và
đam mê kinh doanh.

Về trình độ học vấn, phần lớn thanh niên được khảo sát nằm trong nhóm có trình
độ cao đẳng, trung cấp, học nghề (chiếm 34,5%) và đại học và sau đại học (chiếm
30,6%). Sở dĩ đề tài muốn thực hiện trên đối tượng có trình độ khá cao như vậy
nhằm xem xét vai trò của yếu tố giáo dục giúp khơi gợi, thúc đẩy ham muốn khởi
nghiệp.

4.3 Đánh giá độ tin cậy thang đo


46

Qua phân tích độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha thang đo cho 6
thang đo của biến độc lập và 1 thang đo biến phụ thuộc. Kết quả phân tích ở bảng
4.2 cho thấy, tất cả các thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,6; hệ số
tương quan biến - tổng đều lớn hơn 0,3 và không có trường hợp loại bỏ biến quan
sát nào có thể làm cho hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo này lớn hơn hệ số
Cronbach’s Alpha khi không loại biến; điều đó cho thấy thang đo đảm bảo độ tin
cậy. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong
phân tích nhân tố khám phá EFA.
Bảng 4.2: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo
Biến Trung bình Phương sai
Tương quan Cronbach’s
quan sát thang đo nếu thang đo nếu
biến - tổng
Alpha nếu loại
loại biến loại biến
biến
Thang đo “Thái độ”: Cronbach’s Alpha = 0,735
TD1 10,87 1,828 0,491 0,696
TD2 10,87 1,867 0,518 0,681
TD3 10,89 1,748 0,535 0,671
TD4 10,88 1,717 0,564 0,653
Thang đo “Quy chuẩn chủ quan”: Cronbach’s Alpha = 0,743
QC1 6,84 1,199 0,600 0,620
QC2 7,17 1,325 0,537 0,694
QC3 6,68 1,388 0,573 0,656
Thang đo “Nhận thức kiểm soát hành vi”: Cronbach’s Alpha = 0,800
NT1 10,67 2,125 0,554 0,779
NT2 10,77 1,906 0,686 0,713
NT3 10,74 2,029 0,625 0,745
NT4 10,67 2,037 0,590 0,762
Thang đo “Giáo dục”: Cronbach’s Alpha = 0,803
GD1 7,50 0,915 0,651 0,729
GD2 7,54 0,893 0,653 0,727
GD3 7,51 0,973 0,645 0,736
Thang đo “Kinh nghiệm làm việc”: Cronbach’s Alpha = 0,630
KN1 7,05 0,866 0,426 0,550
KN2 6,94 0,787 0,492 0,453
KN3 6,91 0,929 0,402 0,582
47

Biến Trung bình Phương sai


Tương quanCronbach’s
quan sát thang đo nếu thang đo nếu
biến - tổng
Alpha nếu loại
loại biến loại biến
biến
Thang đo “Nguồn vốn”: Cronbach’s Alpha = 0,663
NV1 7,55 0,981 0,443 0,611
NV2 7,36 0,787 0,555 0,454
NV3 7,65 0,825 0,439 0,624
Thang đo “Ý định khởi nghiệp”: Cronbach’s Alpha = 0,671
YD1 7,41 0,858 0,531 0,511
YD2 7,27 0,989 0,424 0,650
YD3 7,48 0,846 0,498 0,556
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)

4.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA

4.4.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập

Kết quả kiểm định thang đo ở phần trước cho thấy trong 23 biến quan sát đều đạt
yêu cầu để phân tích nhân tố khám phá EFA. Phương pháp phân tích nhân tố khám
phá EFA được tiến hành bằng phần mềm SPSS 20.0. Kiểm định Bartlett dùng để
kiểm định giả thuyết H0 là các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể
còn trị số KMO dùng để kiểm tra xem kích thước mẫu ta có được có phù hợp với
phân tích nhân tố hay không. Trị số của KMO = 0,800 (> 0,5) lớn là điều kiện đủ để
phân tích nhân tố là thích hợp. Giá trị sig. = 0,000 trong kiểm định Bartlett < 0,05
tức bác bỏ giả thiết H0 cho rằng các biến quan sát không có tương quan với nhau
trong tổng thể hay nói cách khác các biến quan sát có tương quan với nhau.

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett các biến độc lập

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 0,800


Giá trị Chi bình phương 123,476
Kiểm định Bartlet của
Df 190
thang đo sơ bộ
Sig – mức ý nghĩa quan sát 0,000
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)
48

Eigenvalues = 1,180 > 1 đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi yếu
tố, thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất. Tổng phương sai trích
bằng 63,405% > 50% đạt yêu cầu. Điều này chứng tỏ 63,405% biến thiên của dữ
liệu được giải thích bởi 6 yếu tố.

Bảng 4.4: Tổng phương sai trích các biến độc lập

Thành Gía trị Eigenvalues Bình phương hệ số tải nhân tố Bình phương hệ số tải nhân tố
phần sau khi trích sau khi xoay

Tổng % lũy kế % Tổng % phương lũy kế % Tổng % lũy kế %


phương sai trích phương
sai trích sai trích

1 5.010 25.050 25.050 5.010 25.050 25.050 2.520 12.600 12.600


2 2.017 10.084 35.134 2.017 10.084 35.134 2.249 11.245 23.845
3 1.649 8.243 43.377 1.649 8.243 43.377 2.195 10.975 34.820
4 1.532 7.662 51.039 1.532 7.662 51.039 2.025 10.127 44.947
5 1.293 6.467 57.506 1.293 6.467 57.506 1.906 9.532 54.478
6 1.180 5.899 63.405 1.180 5.899 63.405 1.785 8.927 63.405
7 .805 4.026 67.431
8 .788 3.942 71.373
9 .689 3.445 74.818
10 .676 3.379 78.197
11 .611 3.055 81.252
12 .573 2.866 84.118
13 .542 2.712 86.830
14 .468 2.340 89.170
15 .443 2.217 91.387
16 .399 1.995 93.382
17 .363 1.816 95.198
18 .347 1.737 96.935
19 .312 1.560 98.494
20 .301 1.506 100.000

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)

Tiếp đó, kết quả ma trận xoay nhân tố bảng 4.5 đã rút trích được 6 nhóm từ các
biến quan sát tương ứng với 06 yếu tố tác động tới YDKN của đề tài nghiên cứu.
Các biến quan sát đều tải về đúng nhân tố gốc với hệ số tải nhân tố thấp nhất là
0,637 và cao nhất là 0,838 đảm bảo yêu cầu trong phân tích nhân tố như đã mô tả ở
49

chương 3. Yếu tố Thái độ gồm các biến TD1, TD2, TD3, TD4; yếu tố Quy chuẩn
chủ quan gồm các biến QC1, QC2, QC3; yếu tố Nhận thức kiểm soát hành vi gồm
các biến NT1, NT2, NT3, NT4; yếu tố Giáo dục gồm các biến GD1, GD2, GD3;
yếu tố Kinh nghiệm làm việc gồm các biến KN1, KN2, KN3; yếu tố Nguồn vốn
NV1, NV2, NV3.
Bảng 4.5: Ma trận xoay nhân tố các biến độc lập

Hệ số tải nhân tố
1 2 3 4 5 6
NT2 0,807
NT3 0,765
NT1 0,757
NT4 0,637
TD4 0,733
TD3 0,700
TD1 0,692
TD2 0,630
GD2 0,825
GD3 0,808
GD1 0,790
QC1 0,838
QC3 0,808
QC2 0,777
NV2 0,788
NV3 0,730
NV1 0,692
KN2 0,768
KN1 0,752
KN3 0,693
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)
4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett biến phụ thuộc

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 0,647


Giá trị Chi bình phương 94,342
Kiểm định Bartlet của
Df 3
thang đo sơ bộ
Sig – mức ý nghĩa quan sát 0,000
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)
50

Bảng 4.7: Tổng phương sai trích biến phụ thuộc

Thành Gía trị Eigenvalues Bình phương hệ số tải nhân tố sau khi trích
phần Tổng % phương sai trích lũy kế % % phương sai trích Tổng % phương sai trích

1 1,811 60,362 60,362 1,811 60,362 60,362


2 0,675 22,491 82,852
3 0,514 17,148 100,000

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)
Bảng 4.8: Kết quả phân tích nhân tố khám phá thang đo biến phụ thuộc

Hệ số tải nhân tố
1
YD1 0,814
YD2 0,791
YD3 0,723
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)

Giống như trình tự phân tích nhân tố các biến độc lập, kết quả phân tích EFA đối
với thang đo YDKN cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối quan hệ với nhau
(sig =0,000 < 0,05), đồng thời hệ số KMO = 0,647. Với phương pháp trích yếu tố
Principal Component và phép xoay Varimax, thang đo ý định khởi nghiệp đã trích 1
nhân tố từ 3 biến quan sát, với phương sai trích tích lũy được là 60,362%, các hệ số
tải nhân tố của các biến đều lớn hơn 0,5. Như vậy, các biến quan sát của thang đo
này đạt yêu cầu cho các phân tích tiếp theo. Yếu tố YDKN gồm các biến YD1,
YD2, YD3.

Như vậy sau khi kiểm tra độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha
và giá trị thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA, các thang đo được
lựa chọn đã được kiểm định đều đảm bảo yêu cầu về giá trị và độ tin cậy để có thể
sử dụng trong phân tích tiếp theo.

4.5 Phân tích tương quan


51

Phân tích tương quan Pearson là bước được thực hiện trước khi phân tích hồi quy
thông qua hệ số tương quan Pearson (ký hiệu r). Mục đích chạy tương quan Pearson
nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến
độc lập, vì điều kiện để hồi quy trước hết phải tương quan. Các hệ số tương quan
trong bảng 4.9 cho thấy mối quan hệ các biến tương đối hợp lý cả về hướng lẫn
mức độ. Cụ thể, các giá trị hệ số tương quan đều lớn hơn 0 và nhỏ hơn 0,8; các hệ
số tương quan đều có dấu dương (+) tức là quan hệ giữa các biến là thuận chiều,
đảm bảo yêu cầu về mặt lý thuyết. Mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc và độc lập
đều có ý nghĩa ở mức 1% hoặc 5%, tức là các biến độc lập này có thể đưa vào mô
hình để giải thích cho biến phụ thuộc và không có dấu hiệu bất thường. Ngoài ra, độ
lớn của các hệ số tương quan đảm bảo không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Bảng 4.9: Ma trận hệ số tương quan

TD QC NT GD KN NV YD
Tương quan Pearson 1
TD
Giá trị sig
Tương quan Pearson 0,054 1
QC
Giá trị sig 0,439
Tương quan Pearson 0,503** 0,080 1
NT
Giá trị sig 0,000 0,251
Tương quan Pearson 0,390 **
0,044 0,335** 1
GD
Giá trị sig 0,000 0,529 0,000
Tương quan Pearson 0,277** 0,056 0,201** 0,200** 1
KN
Giá trị sig 0,000 0,427 0,004 0,004
Tương quan Pearson 0,361 **
0,066 0,346 **
0,344** 0,208** 1
NV
Giá trị sig 0,000 0,347 0,000 0,000 0,003
Tương quan Pearson 0,579 **
0,218 **
0,537 **
0,468 **
0,343** 0,463** 1
YD
Giá trị sig 0,000 0,000 0,000 0,000 0,004 0,000

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)

4.6 Kết quả hồi quy

Phương pháp hồi quy được sử dụng ở đây là phương pháp bình phương bé nhất
thông thường OLS, với biến phụ thuộc là YDKN và biến độc lập là các 6 biến đã
52

hình thành từ phân tích EFA và mô hình nghiên cứu. Phương trình hồi qui tuyến
tính đa biến được thực hiện trên phần mềm SPSS phiên bản 20.0. Với 6 biến độc
lập bao gồm (1) Thái độ (TD); (2) Quy chuẩn chủ quan (QC); (3) Nhận thức kiểm
soát hành vi (NT); (4) Giáo dục (GD); (5) Kinh nghiệm làm việc (KN); (6) Nguồn
vốn (NV) và 1 biến phụ thuộc Ý định khởi nghiệp (YD) được đưa vào phân tích,
phương pháp hồi qui được chọn là phương pháp đưa vào một lượt (Enter).

4.6.1 Đánh giá sự phù hợp của mô hình

Hệ số R2 được dùng để đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đối
với dữ liệu, với nguyên tắc R2 càng gần 1 thì mô hình đã xây dựng càng phù hợp
với tập dữ liệu mẫu.

Bảng 4.10 cho thấy mô hình hồi quy đưa ra tương đối phù hợp với tập dữ liệu
mẫu với R2 = 0537. Kết quả cũng cho thấy R2 hiệu chỉnh = 0,523 nhỏ hơn R2, cho
thấy mô hình đưa ra giải thích được 52,3% sự biến thiên của biến phụ thuộc, còn lại
47,7% được giải thích bởi biến khác ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên.

Bảng 4.10: Sự phù hợp mô hình


Mô R R2 R2 hiệu Sai số chuẩn của Durbin-Watson
hình chỉnh hồi quy
a
1 0,733 0,537 0,523 0,30306664 1,859
a. Biến quan sát: (Hằng số), NV, QC, KN, GD, NT, TD
b. Biến phụ thuộc: YD
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)

4.6.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Đề kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính thì đề tài sử dụng kết
quả kiểm định F. Kiểm định F trong mô hình xem xét có hay không mối liên hệ
tuyến tính giữa biến phụ thuộc với toàn bộ tập hợp của các biến độc lập. Kết quả
phân tích ANOVA bảng 4.11 cho thấy giá trị F = 38,528 với Sig. = 0,000 < 0,05.
Do vậy, mô hình hồi quy tuyến tính đưa ra phù hợp với tập dữ liệu phân tích.
53

Bảng 4.11: Phân tích phương sai ANOVA

Tổng các bình Trung bình


Mô hình df F Sig.
phương bình phương
Hồi quy 21,233 6 3,539 38,528 0,000b
1 Phần dư 18,278 199 0,092
Tổng 39,511 205
a. Biến phụ thuộc: YD
b. Biến quan sát: (Hằng số), NV, QC, KN, GD, NT, TD
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)

Như vậy, có thể kết luận rằng mô hình thỏa mãn các điều kiện đánh giá và kiểm
định phù hợp cho việc rút ra các kết quả nghiên cứu.

4.6.3 Kết quả phân tích hồi quy

Kết quả hồi quy bảng 4.12 cho thấy, các biến độc lập bao gồm Thái độ (TD);
Quy chuẩn chủ quan (QC); Nhận thức kiểm soát hành vi (NT); Giáo dục (GD);
Kinh nghiệm làm việc (KN) và Nguồn vốn (NV) có hệ số Sig. < 0,05 có ý nghĩa
thống kê và hệ số hồi quy chuẩn hóa (β) đều mang dấu dương nghĩa là có tác động
cùng chiều với biến phụ thuộc Ý định khởi nghiệp (YD).
Bảng 4.12: Kết quả hồi quy
Hệ số chưa chuẩn Hệ số Thống kê đa
hóa chuẩn hóa cộng tuyến
Mô hình
Sai số
B Beta t Sig. Dung sai VIF
chuẩn
(Hằng số) -0,425 0,288 -1,476 0,142
TD 0,287 0,061 0,279 4,683 0,000 0,654 1,528
QC 0,128 0,040 0,157 3,242 0,001 0,991 1,009
1 NT 0,222 0,055 0,232 4,029 0,000 0,701 1,427
GD 0,178 0,052 0,186 3,415 0,001 0,782 1,278
KN 0,140 0,052 0,136 2,670 0,008 0,902 1,109
NV 0,183 0,055 0,180 3,311 0,001 0,790 1,266
54

a. Biến phụ thuộc: YD

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)
4.6.4 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Yếu tố Thái độ (TD) có hệ số β1 = 0,279 >0 với Sig. = 0,000 < 0,05 cho thấy
Thái độ có tác động cùng chiều với YDKN của thanh niên. Trong điều kiện các yếu
tố khác không đổi, nếu Thái độ tăng lên 1 mức độ thì YDKN tăng lên 0,279 mức độ
và ngược lại. Kết quả phân tích hồi quy chấp nhận giả thuyết H1: Thái độ có ảnh
hưởng tích cực đối với YDKN. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phan Anh
Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016), Nguyễn
Quốc Nam (2017).

Yếu tố Quy chuẩn chủ quan (QC) có hệ số β2 = 0,157 với Sig. = 0,001 < 0,05 cho
thấy Quy chuẩn chủ quan có tác động cùng chiều với YDKN của thanh niên. Trong
điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu Quy chuẩn chủ quan tăng lên 1 mức độ thì
YDKN tăng lên 0,157 mức độ và ngược lại. Kết quả phân tích hồi quy chấp nhận
giả thuyết H2: Quy chuẩn chủ quan có ảnh hưởng tích cực đối với ý định khởi
nghiệp. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm
Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016), Nguyễn Quốc Nam (2017),
Nguyễn Phương Mai và cộng sự (2018).

Yếu tố Nhận thức kiểm soát hành vi (NT) có Hệ số β3 = 0,232 với Sig. = 0,000 <
0,05 cho thấy Nhận thức kiểm soát hành vi có tác động cùng chiều với YDKN của
thanh niên. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu Nhận thức kiểm soát
hành vi tăng lên 1 mức độ thì YDKN tăng lên 0,232 mức độ và ngược lại. Kết quả
phân tích hồi quy chấp nhận giả thuyết H3: Nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh
hưởng tích cực đối với ý định khởi nghiệp. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu
Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015), Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Thị
Kim Pha (2016), Nguyễn Văn Đức (2017), Nguyễn Phương Mai và cộng sự (2018).
55

Yếu tố Giáo dục và đào tạo (GD) có hệ số β4 = 0,186 với Sig. = 0,001 < 0,05 cho
thấy Giáo dục và đào tạo có tác động cùng chiều với YDKN của thanh niên. Trong
điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu Giáo dục và đào tạo tăng lên 1 mức độ thì
YDKN tăng lên 0,186 mức độ và ngược lại. Kết quả phân tích hồi quy chấp nhận
giả thuyết H4: Giáo dục và đào tạo có ảnh hưởng tích cực đối với ý định khởi
nghiệp. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm
Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016), Nguyễn Quốc Nam (2017),
Nguyễn Phương Mai và cộng sự (2018)

Yếu tố Kinh nghiệm làm việc (KN) có hệ số β5 = 0,136 với Sig. = 0,008 < 0,05
cho thấy Kinh nghiệm làm việc có tác động cùng chiều với YDKN của thanh niên.
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu Kinh nghiệm làm việc tăng lên 1
mức độ thì YDKN tăng lên 0,136 mức độ và ngược lại. Kết quả phân tích hồi quy
chấp nhận giả thuyết H5: Kinh nghiệm làm việc có ảnh hưởng tích cực đối với ý
định khởi nghiệp. Cụ thể, khi yếu tố Sự công nhận tăng thêm 1 mức độ thì động lực
làm việc của nhân viên sẽ tăng thêm 0,237 mức độ và ngược lại. Kết quả này phù
hợp với nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016), Nguyễn Phương
Mai và cộng sự (2018).

Yếu tố Nguồn vốn (NV) có hệ số β6 = 0,180 với Sig. = 0,001 < 0,05 cho thấy
Nguồn vốn có tác động cùng chiều với YDKN của thanh niên. Trong điều kiện các
yếu tố khác không đổi, nếu Nguồn vốn tăng lên 1 mức độ thì YDKN tăng lên 0,136
mức độ và ngược lại. Kết quả phân tích hồi quy chấp nhận giả thuyết H6: Nguồn
vốn có ảnh hưởng tích cực đối với ý định khởi nghiệp. Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi
và cộng sự (2016)
56

Bảng 4.13: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết Kết quả Nghiên cứu tương đồng
Sig. Kết
luận
H1: Thái độ có ảnh hưởng Chấp Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm
0,000
tích cực đối với ý định nhận Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và
khởi nghiệp. (<0,05) cộng sự (2016), Nguyễn Quốc Nam
(2017).
H2: Quy chuẩn chủ quan Chấp Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm
0,001
có ảnh hưởng tích cực đối nhận Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và
với ý định khởi nghiệp. (<0,05) cộng sự (2016), Nguyễn Quốc Nam
(2017), Nguyễn Phương Mai và
cộng sự (2018).
H3: Nhận thức kiểm soát Chấp Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm
0,000
hành vi có ảnh hưởng tích nhận Tiên (2015), Nguyễn Thanh Hùng
cực đối với ý định khởi (<0,05) và Nguyễn Thị Kim Pha (2016),
nghiệp. Nguyễn Văn Đức (2017), Nguyễn
Phương Mai và cộng sự (2018).
H4: Giáo dục và đào tạo Chấp Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm
0,001
có ảnh hưởng tích cực đối nhận Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và
với ý định khởi nghiệp. (<0,05) cộng sự (2016), Nguyễn Quốc Nam
(2017), Nguyễn Phương Mai và
cộng sự (2018)
H5: Kinh nghiệm làm việc Chấp Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự
0,008
có ảnh hưởng tích cực đối nhận (2016), Nguyễn Phương Mai và
với ý định khởi nghiệp. (<0,05) cộng sự (2018).
H6: Nguồn vốn có ảnh Chấp Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm
0,001
hưởng tích cực đối với ý nhận Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và
định khởi nghiệp. (<0,05) cộng sự (2016)
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)
Qua kết quả nghiên cứu, cho thấy 6 yếu tố đều ảnh hưởng tích cực đến YDKN
của thanh niên trên địa bàn huyện Châu Đức, phương trình hồi quy chuẩn hóa của
nghiên cứu này như sau:

YD = 0,279 TD + 0,157 QC + 0,232 NT + 0,186 GD + 0,136 KN + 0,180 NV


57

Ý định khởi nghiệp = 0,279 Thái độ + 0,157 Quy chuẩn chủ quan + 0,232
Nhận thức kiểm soát hành vi + 0,186 Giáo dục và đào tạo + 0,136 Kinh nghiệm
làm việc + 0,180 Nguồn vốn

4.6.5 Dò tìm vi phạm các giả định hồi quy


4.6.5.1 Giả định phân phối chuẩn của phần dư
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng biểu đồ tần số Histogram và biểu đồ phân
phối tích lũy P-P Plot để dò tìm sự vi phạm giả định phân phối chuẩn của phần dư.

Hình 4.1: Biểu đồ tần số Histogram


(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)
Hình 4.1 cho thấy giá trị trung bình của phần dư rất nhỏ gần bằng 0 (Mean = -
4,01E-15) và độ lệch chuẩn xấp xỉ bằng 1 (Std.Dev = 0,985) nên phần dư có phân
phối chuẩn và giả định phân phối chuẩn không bị vi phạm.
58

Hình 4.2: Biểu đồ phân phối tích lũy P-P Plot


(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)

Kết quả tương đồng đối với Biểu đồ phân phối tích lũy P-P Plot (Hình 4.2), các
điểm quan sát không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng nên giả thiết phân phối
chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

4.6.5.2 Giả định liên hệ tuyến tính

Giả định liên hệ tuyến tính được kiểm tra với phương pháp sử dụng là biểu đồ
phân tán Scatterplot với giá trị phần dư chuẩn hóa trên trục hoành và giá trị dự đoán
chuẩn hóa trên trục tung. Dựa vào đồ thị, ta thấy phần dư chuẩn hóa không thay đổi
theo một trật tự nào đó đối với giá trị dự đoán. Hay nói cách khác, Hình 4.3 cho
thấy phần dư chuẩn hóa phân tán ngẫu nhiên trên đồ thị trong một vùng xung quanh
đường đi qua tung độ bằng 0. Vì vậy giá trị dự đoán và phần dư độc lập nhau và
phương sai của phần dư không đổi. Mô hình hồi quy là phù hợp và giả định về liên
hệ tuyến tính không bị vi phạm.
59

Hình 4.3: Biểu đồ phân tán Scatterplot


(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)

4.6.5.3 Kiểm định đa cộng tuyến

Cũng theo kết quả hồi quy tuyến tính (Bảng 4.12), hệ số phóng đại phương sai
VIF (Variance Inflation factor – VIF) đạt giá trị lớn nhất là 1,528 và tất cả đều nhỏ
hơn 10. Điều này cho thấy các biến độc lập không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên
không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.

4.6.5.4 Kiểm định tương quan giữa các phần dư

Đại lượng thống kê Durbin-Watson (d) dùng để kiểm định tương quan của các
sai số kề nhau (tự tương quan). Đại lượng d có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0
đến 4. Khi tiến hành kiểm định Durbin-Watson, nếu giá trị d trong miền chấp nhận
giả thuyết 1 < d < 3 thì mô hình không có tự tương quan. Kết quả kiểm định
Durbin-Watson có giá trị d = 1,859 (Bảng 4.10) cho thấy thỏa điều kiện không có tự
tương quan chuỗi bậc nhất. Do đó, có thể kết luận không có hiện tượng tự tương
quan xảy ra trong mô hình.
60

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Chương 4 trình bày các kết quả nghiên cứu bao gồm thống kê mô tả mẫu nghiên
cứu và kết quả phân tích hồi quy. Mẫu nghiên cứu gồm 206 thanh niên hiện đang
sinh sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện
Châu Đức, thang đo nghiên cứu được đánh giá độ tin cậy và giá trị bằng hệ số tin
cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Sau khi phân tích hồi
quy, có 6/6 yếu tố có ý nghĩa trong mô hình và có ảnh hưởng tích cực đến YDKN
của thanh niên. Kết quả kiểm định giả thuyết đều chấp nhận các giả thiết đề xuất
trong chương 2. Chương cuối cùng sẽ đưa ra kết luận về kết quả đạt được đồng thời
đề xuất các hàm ý quản trị, những hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.
61

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

Với những kết quả đạt được từ các phần trước, chương cuối cùng thiết kế với
mục đích tổng hợp kết quả, đề xuất các hàm ý quản trị giúp nâng cao YDKN và hỗ
trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn huyện Châu Đức tỉnh BRVT và nêu ra hạn
chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.

5.1 Kết luận

Khởi nghiệp là một vấn đề đang rất được sự quan tâm của xã hội, đặc biệt là đối
với thanh niên, người chủ tương lai của đất nước. Chính phủ đã và đang có những
động thái tích cực với những chính sách cụ thể nhằm giúp cho phong trào khởi
nghiệp của Việt Nam phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn. Nhiều ý tưởng khởi
nghiệp trong thời gian qua đã và đang được triển khai trong cuộc sống. Tuy nhiên,
những khởi nghiệp từ thanh niên vẫn còn nhiều hạn chế bởi nhiều lý do.

Luận văn thực hiện dựa trên khảo sát 206 thanh niên trên địa bàn huyện Châu
Đức bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Đề tài thực hiện đánh giá thang đo
bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá rút trích được 6
yếu tố gồm thái độ, quy chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, giáo dục,
kinh nghiệm làm việc và nguồn vốn.

Qua kết quả phân tích tương quan và hồi quy, tác giả thấy rằng có 6/6 yếu tố ảnh
hưởng đến ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Châu Đức. Trong
đó, yếu tố Thái độ có tác động mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp của thanh niên,
yếu tố Nhận thức kiểm soát hành vi có tác động thứ hai, yếu tố Giáo dục và yếu tố
Nguồn vốn có mức độ tác động tiếp theo và cuối cùng là yếu tố Quy chuẩn chủ
quan và yếu tố Nguồn vốn. Như vậy các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 đều được
chấp nhận ở độ tin cậy 95%. Đây là những cơ sở cần thiết để tác giả đề xuất các
hàm ý quản trị nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện
Châu Đức.
62

5.2 Hàm ý quản trị

5.2.1 Nâng cao ý định khởi nghiệp thông qua tăng cường thái độ

Bảng 5.1: Thống kê mô tả yếu tố Thái độ


Biến quan sát Giá trị trung bình
Thái độ 3,63
Nếu tôi có cơ hội và nguồn lực, tôi muốn khởi nghiệp kinh 3,63
doanh
Tôi rất hứng thú với việc khởi nghiệp 3,63
Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là khởi nghiệp kinh doanh riêng 3,62
Tôi không ngại rủi ro trong kinh doanh 3,63
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)

Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố “Thái độ” có mức độ tác động lớn nhất (hệ
số hồi quy β1 = 0,279) đến YDKN của thanh niên. Giá trị trung bình là 3,63. Để
nâng cao YDKN của thanh niên cần có những đề xuất hàm ý quản trị như sau:

Chính quyền địa phương cần tạo hứng thú và đam mê hay nói cách khác là tạo
môi trường thật tốt để hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh mẽ cho thanh niên.
Khi có sự đam mê đủ mạnh sẽ tạo nên thái độ tích cực thì tỷ lệ khởi nghiệp thành
công trong lĩnh vực này chắc chắn sẽ rất cao. Có thể phân chia thanh niên thành 02
nhóm, cụ thể sau: một là, thanh niên có sẵn thái độ tích cực. Hai là, thanh niên chưa
có hoặc chưa nhận biết chính xác thái độ thật sự của mình là gì đặc biệt là những
người còn rất trẻ và đang đi học. Vì vậy, địa phương cần tạo nhà trường cần tạo ra
nhiều môi trường phù hợp với 02 nhóm đối tượng trên:

- Đối với thanh niên chưa nhận biết thái độ: Chính quyền địa phương cần tạo ra
nhiều hoạt động tương tác thông qua các hình thức tọạ đàm, hội thi tay nghề, các
hoạt động văn hoá nghệ thuật hay tổ chức các hoạt động tham quan thực tế trải
nghiệm tại các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức… nhằm từng bước giúp họ xác
định được đam mê của mình là gì.
63

- Đối với thanh niên đã có sẵn thái độ tích cực: Định kỳ địa phương cần tổ chức
các diễn đàn Khởi nghiệp, các hội thi ý tưởng khởi nghiệp, vườn ươm khởi nghiệp
hoặc tạo điều kiện cho thanh niên tự tổ chức các diễn đàn, thành lập các câu lạc bộ
để cho họ có cơ hội để trình bày những ý tưởng khởi nghiệp hoặc chia sẻ ý tưởng
khởi nghiệp với cộng đồng. Thường xuyên trang bị những kiến thức, kỹ năng cần
thiết cho thanh niên trước khi bắt đầu khởi nghiệp. Tổ chức Hội thảo, mời các
chuyên gia có kinh nghiệm, những người đã thành công thông qua khởi nghiệp để
kích thích sự đam mê khởi nghiệp cho thanh niên.

Ngoài ra, giới thiệu trong cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp các mô hình mới,
phát minh mới từ các nước trên thế giới về lĩnh vực khoa học công nghệ. Giới thiệu
thông qua các kênh đoàn thể xã hội tại địa phương, các chương trình giới thiệu sản
phẩm mô hình trong các buổi triển lãm tại địa phương và các kênh báo đài, mạng xã
hội ...

Muốn đẩy mạnh tuyên truyền doanh nghiệp công nghệ và khoa học vào cộng
đồng, cần xây dựng có chế chính sách hỗ trợ Sở khoa học và công nghệ bố trí cán
bộ chuyên trách về hoạt động phát triển doanh nghiệp Sở khoa học và công nghệ.
Bộ phận này có trách nhiệm tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính
sách pháp luật về doanh nghiệp Sở khoa học và công nghệ.

5.2.2 Nâng cao ý định khởi nghiệp thông qua tăng cường nhận thức kiểm soát
hành vi
Bảng 5.2: Thống kê mô tả yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi
Biến quan sát Trung bình
Nhận thức kiểm soát hành vi 3,57
Tôi tin rằng hoàn toàn có thể khởi nghiệp kinh doanh trong 3,61
tương lai
Tôi biết làm thế nào để phát triển một dự án khởi nghiệp 3,51
Tôi có thể kiểm soát được quá trình khởi nghiệp 3,54
Nếu cố gắng hết mình tôi chắc chắn thành công khi khởi nghiệp 3,61
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)
64

Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố “Nhận thức kiểm soát hành vi” có mức độ
tác động lớn thứ hai (hệ số hồi quy β3 = 0,232) đến YDKN của thanh niên. Giá trị
trung bình là 3,57. Để nâng cao YDKN của thanh niên cần có những đề xuất hàm ý
quản trị như sau:

Chính quyền địa phương nên tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, phát triển kinh tế trong
thanh niên; phối hợp các bộ, ngành liên quan tổ chức chuyển giao tiến bộ khoa học
kỹ thuật, công nghệ cho thanh niên trên địa bàn; phát triển các tổ hợp tác, hợp tác
xã; hướng dẫn các hình thức liên kết hợp tác trong phát triển kinh tế; thông tin chính
sách, pháp luật, thị trường. Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về “Khởi
nghiệp” để để giới thiệu về các gương thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu, các mô
hình kinh doanh hiệu quả của thanh niên, qua đó góp phần động viên, cổ vũ họ thi
đua khởi nghiệp, lập nghiệp, làm giàu, nâng cao nhận thức của xã hội về khởi
nghiệp và đổi mới sáng tạo. Địa phương nên phổ biến rộng rãi các chương trình
nhận thức về kinh doanh để các cá nhân có thể tự đánh giá năng lực hoặc điều kiện
kinh doanh của mình; đồng thời, phát triển các khóa đào tạo các kỹ năng khởi
nghiệp, giúp thanh niên tự tin hơn để tham gia vào kinh doanh.

5.2.3 Nâng cao ý định khởi nghiệp thông qua tăng cường giáo dục

Bảng 5.3: Thống kê mô tả yếu tố giáo dục


Biến quan sát Giá trị trung bình
Giáo dục 3,76
Nhà trường và địa phương cung cấp những kiến thức cần thiết 3,78
về khởi nghiệp
Nhà trường và địa phương cung cấp những kỹ năng cần thiết 3,73
về khởi nghiệp
Nhà trường và địa phương thường tổ chức những hoạt động 3,77
định hướng về khởi nghiệp (các hội thảo, hội nghị khởi
nghiệp, cuộc thi khởi nghiệp)
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)
65

Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố “Giáo dục” có mức độ tác động lớn thứ ba
(hệ số hồi quy β4 = 0,186) đến YDKN của thanh niên. Giá trị trung bình là 3,76. Để
nâng cao YDKN của thanh niên cần có những đề xuất hàm ý quản trị như sau:

Đia phương cần chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, phối hợp với các đoàn thể tổ
chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức khởi nghiệp. Tổ chức các lớp khởi
nghiệp cho cán bộ lãnh đạo các Phòng, Ban của huyện và lãnh đạo các tổ chức đoàn
thể. Từ việc nắm vững kiến thức khởi nghiệp, cán bộ lãnh đạo Phòng, Ban của
huyện và lãnh đạo các tổ chức đoàn thể sẽ tuyên tuyên truyền đến đoàn viên, hội
viên và người dân, thanh niên về kiến thức khởi nghiệp. Sau đó, các đoàn thể tổ
chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đối tượng đoàn viên, hội viên của mình.
Kiến thức đào tạo xoay quanh các vấn đề về: sự cần thiết của Khởi nghiệp, kỹ năng
khởi nghiệp, cách huy động các nguồn lực, lựa chọn ngành nghề khởi nghiệp, dự
báo xu hướng khởi nghiệp… Cần có hướng dẫn cho các thanh niên về kỹ năng khởi
sự doanh nghiệp để họ có thể tự tạo việc làm bằng cách kết hợp sử dụng chuyên
môn của mình khởi sự trong ngành.

5.2.4 Nâng cao ý định khởi nghiệp thông qua tăng cường nguồn vốn

Bảng 5.4: Thống kê mô tả yếu tố nguồn vốn

Biến quan sát Giá trị trung bình


Nguồn vốn 3,76
Tôi có thể vay vốn từ bạn bè, người thân để kinh doanh 3,73
Tôi có khả năng tích luỹ vốn (nhờ tiết kiệm chi tiêu, làm 3,92
thêm…)
Tôi có thể huy động vốn từ những nguồn vốn khác (địa 3,63
phương, ngân hàng, quỹ tín dụng, quỹ đầu tư…)
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)

Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố “Nguồn vốn” có mức độ tác động lớn thứ tư
(hệ số hồi quy β6 = 0,180) đến YDKN của thanh niên. Giá trị trung bình là 3,76. Để
nâng cao YDKN của thanh niên cần có những đề xuất hàm ý quản trị như sau:
66

Nguồn vốn là vấn đề quan trọng trong quá trình khởi nghiệp. Thiếu nguồn vốn
thì không thể đầu tư, tổ chức hoạt động khởi nghiệp. Biến quan sát “Tôi có khả
năng tích luỹ vốn (nhờ tiết kiệm chi tiêu, làm thêm…)” có mức độ đồng ý khá cao
(trung bình 3,82) cho thấy thanh niên khởi nghiệp chủ yếu tìm đến nguồn vốn nội
bộ của chính bản thân trước tiên nhưng nguồn vốn này có giới hạn trong khi dự án
cần họ huy động nguồn vốn lớn không đủ để khởi nghiệp, đặc biệt là các dự án kinh
doanh sáng tạo lớn. Chính quyền địa phương cần có những cơ chế hỗ trợ vốn cho
thanh niên tham gia khởi nghiệp, tham mưu với Ủy ban Nhân dân tỉnh hỗ trợ lãi
suất thấp cho các dự án khởi nghiệp trong thanh niên. Việc huấn luyện, đào tạo giúp
cho thanh niên biết khai thác, huy động, tích luỹ các nguồn lực trong đó có nguồn
vốn là hết sức quan trọng. Về mặt chủ quan, địa phương cần phối hợp với các tổ
chức hỗ trợ khởi nghiệp hoặc đơn vị đầu tư khởi nghiệp để làm cầu nối cho các
thanh niên có YDKN để các đơn vị trợ vốn để khởi nghiệp. Một số Quỹ hình thành
như Quỹ hỗ trợ thanh niên đi vào hoạt động, cho vay tín chấp để doanh nghiệp thực
hiện sự nghiệp của mình. Tuy vậy, với tốc độ ra đời nhanh chóng của các doanh
nghiệp khởi nghiệp trong tương lai thì cần có nhiều tổ chức, các quỹ sẵn sàng hỗ trợ
quá trình khởi sự của doanh nghiệp hơn trong tương lai. Đồng thời trang bị thêm
kiến thức quản trị tài chính cá nhân, quản trị tài chính doanh nghiệp cho họ để họ
biết cách quản lý các nguồn vốn đã huy động và tích luỹ được.

5.2.5 Nâng cao ý định khởi nghiệp thông qua tăng cường quy chuẩn chủ quan

Bảng 5.5: Thống kê mô tả yếu tố quy chuẩn chủ quan


Biến quan sát Giá trị trung bình
Quy chuẩn chủ quan 3,45
Nếu tôi quyết định khởi nghiệp, các thành viên trong gia đình 3,51
sẽ ủng hộ tôi
Nếu tôi quyết định khởi nghiệp, bạn bè sẽ ủng hộ tôi 3,17
Nghề nghiệp của cha mẹ và người thân trong gia đình có ảnh 3,67
hưởng đến quyết định khởi nghiệp của tôi
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)
67

Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố “Quy chuẩn chủ quan” có mức độ tác động
lớn thứ năm (hệ số hồi quy β2 = 0,157) đến YDKN của thanh niên. Giá trị trung
bình là 3,45 là thấp nhất trong tất cả các yếu tố. Để nâng cao YDKN của thanh niên
cần có những đề xuất hàm ý quản trị như sau:

Địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi cho các gia đình có con cái có đam mê và
ham muốn khởi nghiệp. Đặc biệt, đối với các gia đình đã có truyền thống kinh
doanh, cần tạo điều kiện cho con cái tiếp cận với công việc của gia đình để họ có
trải nghiệm trong việc kinh doanh từ đó khơi dậy tinh thần khởi nghiệp sau này. Để
được như vậy, chính quyền địa phương cần có những chính sách ưu đãi trong kinh
doanh cho các doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập như miễn
giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế suất ưu đãi, hỗ trợ nguồn vốn. Bên cạnh đó,
cơ chế pháp lý cho việc khởi sự doanh nghiệp cần phải thông thoáng, các thủ tục
hành chính phải đơn giản tránh rườm rà dễ dẫn đến sự quấy nhiễu gây ra sự nản chí
đối với người khởi nghiệp.

5.2.6 Nâng cao ý định khởi nghiệp thông qua kinh nghiệm làm việc

Bảng 5.6: Thống kê mô tả yếu tố kinh nghiệm làm việc


Biến quan sát Giá trị trung bình
Kinh nghiệm làm việc 3,48
Kinh nghiệm làm việc với tư cách là nhân viên giúp tôi khởi 3,40
nghiệp
Kinh nghiệm làm việc với tư cách là quản lý giúp tôi khởi 3,51
nghiệp
Kinh nghiệm giúp tôi học được cách điềm tĩnh và xử lý tình 3,54
huống
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)

Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố “Kinh nghiệm làm việc” có mức độ tác động
thấp nhất (hệ số hồi quy β2 = 0,157) đến YDKN của thanh niên. Giá trị trung bình là
3,48 khá thấp nhưng không thể xem nhẹ yếu tố này. Để nâng cao YDKN của thanh
niên cần có những đề xuất hàm ý quản trị như sau:
68

Địa phương cần tạo mối liên kết chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp, tăng
cường kết nối để đưa thanh niên vào làm việc, học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm thực
tế trong các doanh nghiệp có dự án nông nghiệp đặc biệt là các dự án có yếu tố
nước ngoài. Bên cạnh đó, cần thành lập vườn ươm doanh nghiệp, trung tâm hỗ trợ,
tư vấn về việc làm và khởi nghiệp ở địa phương để giúp đỡ các đối tượng khởi
nghiệp tích lũy thêm kinh nghiệm ở các vai trò khác nhau, nắm bắt được những chủ
trương, chính sách, pháp luật, thông tin về thị trường và tư vấn, góp ý những ý
tưởng khởi nghiệp cũng như tìm kiếm nguồn vốn hỗ trợ cho đối tượng khởi nghiệp.

5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Đề tài đã xây dựng và đánh giá mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Châu Đức, tỉnh BRVT và đề ra một số
hàm ý quản trị nhằm tạo điều kiện để thanh niên tham gia khởi nghiệp. Tuy nhiên,
đề tài vẫn còn một số hạn chế nhất định như nghiên cứu chỉ mang tính khám phá
cho kết quả ban đầu ở lĩnh vực này, do nguồn lực có hạn và tính chuẩn xác của mẫu
nghiên cứu, đề tài có thể chưa đo lường hết những nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định tham gia khởi nghiệp của thanh niên.

Trên thực tế có nhiều yếu tố khác có thể tác động tới YDKN như ở các nghiên
cứu khác đã đề cập tới như đặc tính cá nhân (chấp nhận rủi ro, sáng tạo), đặc điểm
nhân khẩu học của cá nhân (thu nhập, giới tính, trình độ học vấn…), hỗ trợ hay cản
trở của môi trường kinh doanh thực tế, văn hóa địa phương cùng nhiều yếu tố khác
chưa được xem xét trong nghiên cứu này.

Nghiên cứu này chỉ nghiên cứu về ý định chứ không phải hành động thực tế. Cần
có nghiên cứu để tìm hiểu rằng các yếu tố tác động tới ý định tác động thật sự tới
hành vi khởi nghiệp hay không và cũng cần có thêm bằng chứng chứng minh rằng ý
định khởi nghiệp có thể dẫn tới hành động khởi nghiệp trong tương lai.

Trong thời gian tới, tác giả quan tâm đến việc nghiên cứu số lượng mẫu lớn hơn,
69

đối tượng và phạm vi nghiên cứu rộng hơn để khám phá thêm các yếu tố ảnh hưởng
đến không những ý định mà còn là quyết định và hành vi tham gia khởi nghiệp của
thanh niên trên địa bàn huyện.

TÓM TẮT CHƯƠNG 5

Chương cuối cùng kết luận từ những kết quả đạt được, trên cơ sở đó tác giả đề
xuất những hàm ý quản trị góp phần nâng cao YDKN của thanh niên trên địa bàn
huyện Châu Đức. Hướng nghiên cứu tiếp theo được tác giả đưa ra nhằm khắc phục
các hạn chế hiện hữu của đề tài do những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan.
70

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu Tiếng Việt

[1] Đỗ Thị Hoa Liên (2016), Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh
doanh của sinh viên Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Lao động- Xã hội (cơ sở
Thành phố Hồ Chí Minh). Tạp chí Phát triển kinh tế p48-52.

[2] Hoàng Thị Phương Thảo, Bùi Thị Thanh Chi, (2013), Ý định khởi nghiệp của
nữ học viên MBA tại TP.HCM, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 271.

[3] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS, NXB Thống kê.

[4] Lê Quân (2007). Nghiên cứu quá trình quyết định khởi nghiệp của doanh nhân
trẻ Việt Nam- TP.HCM. Tạp chí Phát triển kinh tế, Số 7/ 2007.

[5] Nguyễn Đình Thọ (2014), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh,
NXB Tài chính, TPHCM.

[6] Nguyễn Phương Mai, Lưu Thị Minh Ngọc, Trần Hoàng Dũng (2018), Các yếu
tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên ngành quản trị kinh doanh
trên địa bàn Hà Nội. Tạp chí Khoa học & Công nghệ, số 49, 2018.

[7] Nguyễn Quang Dong, Lê Anh Đức (2013). Đánh giá tình trạng việc làm của
sinh viên chính quy tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế quốc dân – Kết quả từ một
cuộc khảo sát. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 189, tháng 03/2013, tr 90-99.

[8] Nguyễn Quốc Nam, (2017), Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của
sinh viên các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, Luận văn thạc
sĩ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
71

[9] Nguyễn Văn Đức, (2017), Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của
thanh niên trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, trường Đại học
Kinh tế TP.HCM.

[10] Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền, (2014), Rủi ro thị trường trong sản xuất
nông nghiệp của nông hộ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Tạp chí nghiên cứu khoa
học, số 33, trang 38-44.

[11] Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền, Mai Võ Ngọc Thanh. (2016). Các nhân
tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên khối ngành Quản trị
Kinh doanh tại các trưởng Đại học/ Cao đẳng ở Thành phố Cần Thơ. Tạp chí nghiên
cứu khoa học, số 10, trang 55-64.

[12] Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Thị Kim Pha (2016). Những nhân tố ảnh
hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên trường đại học Trà Vinh. Tạp
chí Kinh tế - Xã hội, Số 23, tháng 9/2016.

[13] Nguyễn Hải Quang, Cao Nguyễn Trung Cường (2017). Các yếu tố ảnh hưởng
đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên Khoa Quản trị Kinh doanh Trường
Đại học Kinh tế - Luật. Tạp chí khoa học, trường đại học Trà Vinh, số 25, tháng 3
năm 2017.

[14] Nguyễn Thu Thủy (2015). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tiềm năng
khởi sự của sinh viên đại học. Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Quản trị Kinh doanh,
Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[15] Phan Anh Tú, Giang Thị Cẩm Tiên (2015), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến ý định khởi sự doanh nghiệp: Trường hợp sinh viên khoa Kinh tế và Quản trị
Kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần
Thơ, số 38(2015), tr.59-66.
72

[16] Phùng Thế Đông (2019), Giải pháp hỗ trợ tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ
và vừa ở Việt Nam, Tạp chí Công Thương, Số 6, Tháng 4/2019, tr.197-204.

Tài liệu Tiếng Anh

[17] Abdul A., Norhlilmatun N., Factors Tahat Influence the Interest of Youths in
Agricultural Entrepreneurship. Vol. 4. No. 3. Maret 2013

[18] Ajzen, I. (1987), “Attitudes, traits and actions: dispositional prediction of


behaviour in personality and social psychology”, Advances in Experimental Social
Psychology, 20, 1–63.

[19] Ajzen, I. (1991), “The theory of planned behavior”, Organizational Behavior


and Human Decision Processes 50 (2), 179–211.

[20] Arenius, P., Minniti M., Perceptual Variables and Nascent Entrepreneurship
(2005). Small Business Economics, Vol. 24, Issue 3, p. 233-247 2005.

[21] Autio, E., H. Keeley, R., Klofsten, M., G. C. Parker, G., & Hay, M. (2001).
Entrepreneurial Intent among Students in Scandinavia and in the USA. Enterprise
and Innovation Management Studies, 2(2), 145–160.

[22] Bagozzi, R. P., Baumgartner, J., & Yi, Y. (1989). An investigation into the role
of intentions as mediators of the attitude-behavior relationship. Journal of
Economic Psychology, 10(1), 35-62.

[23] Bandura A. (1997), Self-efficacy: The excercise of control, New York,


Freeman.

[24] Bates T., Self-employment entry across industry groups, Journal of Business
Venturing, volume 10, issue 2, p. 143 – 156

[24] Batz F. J., Peters K, Janssen W. (1999). The influence of technology


characteristics on the rate and speed of adoption. Agric. Econ, 21:121-130.
73

[26] Baum, J. R., Locke, E. A., & Smith, K. G. (2001). A multidimensional model
of venture growth. Academy of Management Journal, 44, 292–303. Bhide, A. V.
(2000). The origin and evolution of new businesses. New York: Oxford University
Press.

[27] Bergevoet RHM, Ondersteijn CJM, Saatkamp HW, van Woerkum CMJ,
Huirne RBM. (2004). Entrepreneurial behaviour of dutch dairy farmers under a
milk quota system: goals, Objectives and attitudes. Agric. Syst. 80:1-21.

[28] Bird, B. (1988), “Implementing entrepreneurial ideas: the case for intention”,
Academy of Management Review, 13(3), pp. 442-53.

[29] Bollen, K. A. (1989). Wiley series in probability and mathematical statistics.


Applied probability and statistics section. Structural equations with latent
variables. Oxford, England: John Wiley & Sons.

[30] Boyd B., Corporate linkages and organizational environment: A test of the
resource dependence, Strategic Management Journal (1986-1998); Oct 1990; 11, 6;
ABI/INFORM Global, page. 419

[31] Busenitz, L.W., & Murphy, G. B. (1999). New evidence in the pursuit of
locating new businesses. Journal of Business Venturing, 11, 221-231

[32] Burgelman, R.A. (1983) A Process Model of Internal Corporate Venturing in


the Diversified Major Firm. Administrative Science Quarterly, 28, 223-244.

[33] Evans D., S., Linda S. L., The American Economic Review, Vol. 79, No. 3
(Jun, 1989), pp. 519-535

[34] Clark, S.H., Daniels, S., Rushlow, C.A., Hilliker, A.J., Chovnick, A. (1984).
Tissue-specific and pretranslational character of variants of the rosy locus control
element in Drosophila melanogaster. Genetics 108: 953--968.
74

[35] Cooper A. C., Carolyn Y. Woo and William C. Dunkelberg, Entrepreneurs'


perceived chances for success, Journal of Business Venturing, 1988, vol. 3, issue 2,
97-108

[36] Cronbach, J. L. (1951). Coefficient Alpha and the Internet Structure of Tests.
Psychometrika, 16 (3): 297L334.

[37] Doris Lapple and Hugh Kelley. (2010). Understanding farmers’ uptake of
organic farming An application of the theory of planned behavior. The 84th Annual
Conference of the Agricultural Economics Society Edinburgh, 29th to 31st March
2010.

[38] Driessen, Martijn P. và Peter S. Zwart (2006). The Entrepreneur Scan


Measuring Characteristics and Traits of Entrepreneurs.

[39] Elizabeth J, Quaddus, Mohammed, Islam, Nazrul, Stanton, John. (2006).


Hybrid vigour of behavioural theories in the agribusiness research domain. is it
possible? Journal of International Farm Management, Vol.3. No.3 - July 2006

[40] Linan F., Rodriguez-Cohard J. C., Rueda-Cantuche J. M., (2010). Factors


affecting entrepreneurial intention levels: a role for education. International
Entrepreneurship and Management Jounal, June 2011, Vol.7, Issue 2, pp.195-218.

[41] Gartner, W. B., Shaver, K. G., Gatewood, E., & Katz, J. A. (1991). Finding the
entrepreneur in entrepreneurship. Entrepreneurship Theory and Practice, 18(3), 5–
9.

[42] Gupta, V. K., & Bhawe, N. M. (2007). The Influence of Proactive Personality
and Stereotype Threat on Women’s Entrepreneurial Intentions. Journal of
Leadership & Organizational Studies, 13(4), 73–85.
75

[43] Jabnoun, N., Al-Tamimi, H. A. H., (2003). Measuring perceived service


quality at UAE commercial banks. International Journal of Quality and Reliability
Management, 20(4/5), 458-72 (2003).

[44] Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., Anderson, R. E. & Tatham, R. L.,
(2006). Multivariate data analysis. 6th ed, Pearson Prentice Hall.

[45] Hoelter, J.W. (1983). The analysis of covariance structures: Goodness-of-fit


indices. Sociological Methods and Research, 11, 325–344.

[46] Karimi, S., Biemans, H.J.A., Lans, Th., Chizari, M. & Mulder, M. (2014). The
Impact of Entrepreneurship Education: A Study of Iranian Students’
Entrepreneurial Intentions and Opportunity Identification. Journal of Small
Business Management – DOI: 10.1111/jsbm.12137

[47] Khan S., Shams S., Khan R., Entrepreneurial Intentions Of Youth In Karachi
(2016). Model and Economic Implications

[48] Kidane Gebremariam, 2001.Factor Influencing the Adoption of New Wheat


and Maize Varieties in Tigray, Ethiopia: the case of Hawzien Woreda. M.Sc. Thesis
Submitted to School of Graduate studies, Haramaya University.

[49] Kolvereid, L. (1996b), “Prediction of employment status choice intentions”,


Entrepreneurship Theory and Practice, 21(1), 47–57.

[50] Kumar, V., Venkatesan, Rajkumar, and Reinartz, Werner


(2008), “Performance Implications of Adopting a Customer-Focused Sales
Campaign,” Journal of Marketing, 72 (September), 50–68.

[51] Kumar, R. (2005). Research Methodology: A Step-by-Step Guide for


beginners. 2nd ed. London: Sage Publications Ltd.
76

[52] Krueger, N.F, Brazeal, D. (1994), Entrepreneurial Potential and Potential


Entrepreneurs, Entrepreneurship Theory and Practice, 18(3), pp91-104.

[53] Kourilsky M. L., William B. Walstad, (1998), Entrepreneurship and female


youth: knowledge, attitudes, gender differences, and educational practices, Journal
of Business Venturing, 13, (1), 77-88

[54] Kuckertz, A., & Wagner, M. (2010). The influence of sustainability orientation
on entrepreneurial intentions - Investigating the role of business experience. Journal
of Business Venturing, 25(5), 524–539. doi:10.1016/j.jbusvent.2009.09.001.

[55] Laviolette, E.M., Lefbvre, M.R. (2012), “The impact of story bound
entrepreneurial role models on sefl – efficacy and entrepreneurial intention”,
International Journal of Entrepreneurial Behaviour and Research, 18(6), pp 720-
742.

[56] Lerner, J. 1999, The government as venture capialist: The long-un impact of
the SBIR program, Journal of Business 72:285-318

[57] Linan, F. and Chen, Y.W. (2006), “Testing the entrepreneurial intention model
on a two country sample, A Working Paper in the Documents de treball.

[58] Likert, R (1932). “A Technique for the measurement of attitudes”. Archives of


Psychology, Vol. 140, pages 5-53.

[59] Locke, E.A. (1993), “Motivation, cognition, and action: an analysis of


studies of task goals and knowledge”, Applied Psychology, Vol. 49 No. 3,
pp. 408-429.

[60] McClelland, D.C. (1961), The achieving society. New York: The Free Press.

[61] MacMillan, I., C., and Katz, J. (1992), “Idiosyncratic milieus of


entrepreneurship research: The need for comprehensive theories”, Journal of
77

Business Venturing, 7, pp1–8.

[62] MacMillan. I. C. (1991), “Editor's note: Delineating a forum for


entrepreneurship scholars”, Journal of Business Venturing, 6, pp: 83-87.

[63] Miller, D. The Correlates of Entrepreneurship in Three Types of Firms. –


Management Science, vol. 29, 1983, 770-791.

[64] Melesse, K., A., Ahmed, M., H., 2018. "Impact of off-farm activities on
technical efficiency: evidence from maize producers of eastern
Ethiopia," Agricultural and Food Economics, Springer; Italian Society of
Agricultural Economics (SIDEA), vol. 6(1), pages 1-15, December.

[65] Nunnally, J. C., & Bernstein, I. H. (1994). Psychometric theory. McGraw- Hill,
New York.

[66] Niosi, J. and Bas, T.G. (2001): “The Competencies of Regions – Canada’s
Clusters in Biotechnology”. Small Business Economics, vol. 17 p. 31-42

[67] Ooi, Y. K. (2015) & Nasiru, A., Entrepreneurship Education as a Catalyst of


Business Start-Ups: A Study on Malaysian Community College Students

[68] Peterson, R. A. (1994). A meta-analysis of Cronbach’s coefficient alpha.


Journal of Consumer Research, 21, 381–391.

[69] Shapero, A., & Sokol, L. (1982). The social dimensions of entrepreneurship. In
C. Kent, L. Sexton, & K. Vesper (Eds). Encylopedia of Entrepreneurship (pp. 72–
90). Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall.

[70] Roberts, T.-A. (1991). Gender and the influence of evaluations on self-
assessments in achievement settings. Psychological Bulletin, 109(2), 297–308.

[71] Reynolds, R.W., N.A. Rayner, T.M. Smith, D.C. Stokes and W. Wang, 2002:
An improved in situ and satellite SST analysis for climate, Journal of Climate, 15,
78

1609-1625.

[72] Ritsilä J., Tervo H., Effects of Unemployment on New Firm Formation: Micro
Level Panel Data Evidence from Finland, Small Business Economics, Vol. 19, No. 1
(Aug, 2002), pp. 31-40

[73] Roberts, E.B., Fusfeld, A.R., 1981, Staffing the innovative technology-based
organization, Sloan Management Review, 22(3), 19-34.

[74] Rogers E.M. (1983). Diffusion of Innovations, 3rd edition. New York:
Macmillan Publishing Co.Inc.

[75] Silva, J.L., Mohamad Shaffril, H.A., Uli, J. and Abu Samah, B. (2010). Socio-
demography factors that influence youth attitude towards contract farming,
American Journal of Applied Sciences, 7(4):603–608.

[76] Simtowe F., Mduma J., Phiri M.A.R., Thomas A. and Zeller M. (2006) Can
riskaversion towards fertilizer explain part of the non-adoption puzzle for hybrid
maize? Empirical evidence from Malawi, Journal of Applied Sciences 6 (7), 1490-
1498.

[77] Slater, S. (1995). Issues in Conducting Marketing Strategy Research. Journal


of Strategic Marketing, 3(4), 257-270.

[78] Souitaris, V., Zerbinati, S. & Al-Laham, A., (2007), “Do entrepreneurship
programmes raise entrepreneurial intention of science and engineering students?The
effect of learning, inspiration and resources”, Journal of Business Venturing,22 (4),
pp 566-591.

[79] Shane, S. and Venkataraman, S., (2000), “The Promise of Entrepreneurship as


a Field of Research”, Academy ofManagementReview, 25 (1), pp.217-226.

[80] Stevenson, H.H. and Jarillo, J.C. (1986), “Preserving entrepreneurship as


79

companies grow”, Journal of Business Strategy, Vol. 7 No. 1, pp. 10-23.

[81] Stewart, W. H., Jr., & Roth, P. L. (2001). Risk propensity differences between
entrepreneurs and managers: A meta-analytic review. Journal of Applied
Psychology, 86(1), 145–153.

[82] Storey, J. (1991) New Perspectives on Human Resource Management. 43-48

[83] Sutton, S. (1998). Predicting and explaining intentions and behavior: How well
are we doing? Journal of Applied Social Psychology, 28, 1317-1338.

[84] Tabachnick, B. G., & Fidell, L. S. (2007). Using multivariate statistics. (5th
ed.). Boston: Pearson Education Inc.

[85] Thandi, H & Sharma, R. (2004) MBA students preparedness for entrepreneurial
efforts୨, Tertiary Education and Management, vol. 10, no. 3, pp. 209-226.

[86] Thomas, N., Lucas, R., Bunting, P., Hardy, A., Rosenqvist, A. & Simard, M.
Distribution and drivers of global mangrove forest change, 1996–2010. (2017).
PLOS ONE, 12(6): e0179302

[87] Tubbs, M. E., & Ekeberg, S. E. (1991). The role of intentions in work
motivation: Implications for goal-setting theory and research. The Academy of
Management Review, 16(1), 180–199.

[88] Wang, and Wong P. (2004), “Entrepreneurial interest of University students in


Singapore”. Technovation, 24, pp 163-172.

[89] Weber E. U., Blais A.-R., Betz N. E. (2002). A domain-specific risk-attitude


scale: measuring risk perceptions and risk behaviors. J. Behav. Decis. Mak. 15 263–
290 10.1002/bdm.414

[90] Wiklund, J. The Sustainability of the Entrepreneurial Orientation-Performance.


– Entrepreneurship: Theory and Practice, vol. 24, 1999, 37–48
80

[91] Wiklund, J., D. Shepherd. Entrepreneurial Orientation and Small Business


Performance: a Configurational Approach. – Journal of Business Venturing, vol. 20,
2005, 71–91.

[92] Wauters E, D’Haene K, Lauwers L. (2014). Social psychology and biodiversity


conservation in agriculture. Poster paper prepared for presentation at the EAAE
2014 Congress Agri-Food and Rural Innovations for Healthier Societies‟, August
26 to 29,2014 Ljubljana, Slovenia.

[93] Zain, Zahariah Mohd, Amalina Mohd Akram, and Erlane K. Ghani. 2010.
“Entrepreneurship Intention among Malaysian Business Students.” Canadian
Social Science 6(3):34–44.
PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM
Xin chào anh/chị!
Đầu tiên, tôi xin cảm ơn anh/chị đã có mặt và tham gia buổi thảo luận cho đề tài
của tôi “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của thanh niên tại Huyện
Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”. Thảo luận này có ý nghĩa rất quan trọng cho
việc định hướng triển khai các bước tiếp theo của đề tài nghiên cứu này.

Sự tham gia của các anh/chị là hoàn toàn tự nguyện, không có bất kỳ sự tác động
nào đối với đóng góp ý kiến của các anh/chị. Do đó, rất mong nhận được sự tham
gia tích cực và những ý kiến đóng góp ý nghĩa cho đề tài. Một lần nữa, tôi xin chân
thành cám ơn tất cả các anh/chị.

NỘI DUNG THẢO LUẬN

Điều chỉnh mô hình nghiên cứu đề xuất

Dựa trên mô hình 06 yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp của thanh niên huyện
Châu Đức tỉnh BRVT được đề xuất ban đầu, với những kinh nghiệm và hiểu biết
của anh/chị, anh/chị hãy cho biết ý kiến của mình đối với các yếu tố được nêu dưới
đây?
Yếu tố Đồng ý Không Không Ghi chú
đồng ý có ý kiến
Thái độ
Quy chuẩn chủ quan
Nhận thức kiểm soát hành vi
Giáo dục
Kinh nghiệm làm việc
Nguồn vốn

Ngoài ra, anh/Chị có bổ sung thêm yếu tố nào tác động tới ý định khởi nghiệp
của thanh niên huyện Châu Đức tỉnh BRVT và anh/chị vui lòng diễn giải cụ thể
hơn?
Điều chỉnh thang đo nghiên cứu

Phần trên chúng ta đã thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp.
Trong phần này, tôi đã chuẩn bị sẵn các ý kiến, gồm một số ý kiến mà tôi dự định sẽ
dùng nó để khảo sát thanh niên trên địa bàn. Trước khi kết thúc buổi thảo luận hôm
nay, mong các anh chị cho nhân xét về các câu hỏi sau (thêm, bớt, giữ nguyên, điều
chỉnh nội dung các ý kiến):
Nội dung nào của yếu tố “Thái độ” phù hợp để đo lường mức độ ảnh hưởng tới ý
định khởi nghiệp:
+ Nếu tôi có cơ hội và nguồn lực, tôi muốn khởi sự kinh doanh
+ Tôi rất hứng thú với việc khởi nghiệp
+ Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là khởi nghiệp kinh doanh riêng
+ Tôi không ngại rủi ro trong kinh doanh
Ý kiến khác: …
Nội dung nào của yếu tố “Quy chuẩn chủ quan” phù hợp để đo lường mức độ
ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp:
+ Nếu tôi quyết định khởi nghiệp, các thành viên trong gia đình sẽ ủng hộ tôi
+ Nếu tôi quyết định khởi nghiệp, bạn bè sẽ ủng hộ tôi
+ Nghề nghiệp của cha mẹ và người thân trong gia đình có ảnh hưởng đến quyết
định khởi nghiệp của tôi
Ý kiến khác: …
Nội dung nào của yếu tố “Nhận thức kiểm soát hành vi” phù hợp để đo lường
mức độ ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp:
+ Tôi tin rằng hoàn toàn có thể khởi nghiệp kinh doanh trong tương lai
+ Tôi biết làm thế nào để phát triển một dự án khởi nghiệp
+ Tôi có thể kiểm soát được quá trình khởi nghiệp
+ Nếu cố gắng hết mình tôi chắc chắn thành công khi khởi nghiệp
Ý kiến khác: …
Nội dung nào của yếu tố “Giáo dục” phù hợp để đo lường mức độ ảnh hưởng tới
ý định khởi nghiệp:
+ Nhà trường cung cấp những kiến thức cần thiết về kinh doanh
+ Chương trình học chính ở trường trang bị cho tôi đủ khả năng để khởi nghiệp
+ Trường tôi thường tổ chức những hoạt động định hướng về khởi nghiệp (các
hội thảo khởi nghiệp, cuộc thi khởi nghiệp)
Ý kiến khác: …
Nội dung nào của yếu tố “Kinh nghiệm làm việc” phù hợp để đo lường mức độ
ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp:
+ Kinh nghiệm làm việc với tư cách là nhân viên giúp tôi khởi nghiệp
+ Kinh nghiệm làm việc với tư cách là quản lý giúp tôi khởi nghiệp
+ Kinh nghiệm giúp tôi học được cách điềm tĩnh và xử lý tình huống
Ý kiến khác: …
Nội dung nào của yếu tố “Nguồn vốn” phù hợp để đo lường mức độ ảnh hưởng
tới ý định khởi nghiệp:
+ Tôi có thể vay mượn tiền từ bạn bè, người thân để kinh doanh
+ Tôi có khả năng tích luỹ vốn (nhờ tiết kiệm chi tiêu, làm thêm…)
+ Tôi có thể huy động vốn từ những nguồn vốn khác (ngân hàng, quỹ tín
dụng…)
Ý kiến khác: …
Nội dung nào của yếu tố “Ý định khởi nghiệp” phù hợp:
+ Tôi quyết định sẽ khởi nghiệp trong tương lai
+ Tôi suy nghĩ rất nghiêm túc về việc khởi nghiệp
+ Tôi có một ý định mạnh mẽ để bắt đầu một doanh nghiệp
Ý kiến khác: …
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM

Điều chỉnh mô hình nghiên cứu đề xuất

Kết quả thảo luận nhóm nội dung điều chỉnh mô hình nghiên cứu đề xuất cho
thấy, những người tham gia đều hiểu rõ nội dung về ý định khởi nghiệp. 8/10 thành
viên nhóm thảo luận cũng cho rằng 06 yếu tố mà tác giả đã nêu trong quá trình thảo
luận là khá đầy đủ nghiên cứu về ý định khởi nghiệp, 2/10 thành viên còn lại không
có ý kiến với yếu tố Nhận thức kiểm soát hành vi và Kinh nghiệm làm việc.
Yếu tố Đồng Không Không Ghi chú
ý đồng ý có ý kiến
Thái độ 10 0 0
Quy chuẩn chủ quan 10 0 0
Nhận thức kiểm soát hành vi 9 0 1 Cần giải thích rõ
thêm yếu tố này
Giáo dục 10 0 0
Kinh nghiệm làm việc 9 0 1
Nguồn vốn 10 0 0

Kết quả điều chỉnh thang đo nghiên cứu


Mã Thang đo nháp Thang đo hiệu chỉnh Ghi chú
hóa

TD1 Nếu tôi có cơ hội và nguồn Nếu tôi có cơ hội và nguồn Thêm từ ngữ
lực, tôi muốn khởi sự kinh lực, tôi muốn khởi nghiệp cho rõ nghĩa
doanh kinh doanh
TD2 Tôi rất hứng thú với việc Tôi rất hứng thú với việc Không hiệu
khởi nghiệp khởi nghiệp chỉnh

TD3 Mục tiêu nghề nghiệp của Mục tiêu nghề nghiệp của Không hiệu
tôi là khởi nghiệp kinh tôi là khởi nghiệp kinh chỉnh
doanh riêng doanh riêng
TD4 Tôi không ngại rủi ro trong Tôi không ngại rủi ro trong Không hiệu
kinh doanh kinh doanh chỉnh

QC1 Nếu tôi quyết định khởi Nếu tôi quyết định khởi Không hiệu
nghiệp, các thành viên trong nghiệp, các thành viên trong chỉnh
gia đình sẽ ủng hộ tôi gia đình sẽ ủng hộ tôi
QC2 Nếu tôi quyết định khởi Nếu tôi quyết định khởi Không hiệu
nghiệp, bạn bè sẽ ủng hộ tôi nghiệp, bạn bè sẽ ủng hộ tôi chỉnh

QC3 Nghề nghiệp của cha mẹ và Nghề nghiệp của cha mẹ và Không hiệu
người thân trong gia đình có người thân trong gia đình có chỉnh
ảnh hưởng đến quyết định ảnh hưởng đến quyết định
khởi nghiệp của tôi khởi nghiệp của tôi
NT1 Tôi tin rằng hoàn toàn có thể Tôi tin rằng hoàn toàn có thể Không hiệu
khởi nghiệp kinh doanh khởi nghiệp kinh doanh chỉnh
trong tương lai trong tương lai
NT2 Tôi biết làm thế nào để phát Tôi biết làm thế nào để phát Không hiệu
triển một dự án khởi nghiệp triển một dự án khởi nghiệp chỉnh

NT3 Tôi có thể kiểm soát được Tôi có thể kiểm soát được Không hiệu
quá trình khởi nghiệp quá trình khởi nghiệp chỉnh

NT4 Nếu cố gắng hết mình tôi Nếu cố gắng hết mình tôi Không hiệu
chắc chắn thành công khi chắc chắn thành công khi chỉnh
khởi nghiệp khởi nghiệp
GD1 Nhà trường cung cấp những Nhà trường và địa phương Thay đổi và
kiến thức cần thiết về kinh cung cấp những kiến thức thêm từ ngữ
doanh cần thiết về khởi nghiệp cho rõ nghĩa

GD2 Chương trình học chính ở Nhà trường và địa phương Thay đổi và
trường trang bị cho tôi đủ cung cấp những kỹ năng thêm từ ngữ
khả năng để khởi nghiệp cần thiết về khởi nghiệp cho rõ nghĩa

GD3 Trường tôi thường tổ chứcNhà trường và địa phương Thay đổi và
những hoạt động định thường tổ chức những hoạt thêm từ ngữ
hướng về khởi nghiệp (cácđộng định hướng về khởi cho rõ nghĩa
hội thảo khởi nghiệp, cuộc
nghiệp (các hội thảo, hội
thi khởi nghiệp) nghị khởi nghiệp, cuộc thi
khởi nghiệp)
KN1 Kinh nghiệm làm việc với tư Kinh nghiệm làm việc với tư Không hiệu
cách là nhân viên giúp tôi cách là nhân viên giúp tôi chỉnh

khởi nghiệp khởi nghiệp


KN2 Kinh nghiệm làm việc với tư Kinh nghiệm làm việc với tư Không hiệu
cách là quản lý giúp tôi khởi cách là quản lý giúp tôi khởi chỉnh
nghiệp nghiệp
KN3 Kinh nghiệm giúp tôi học Kinh nghiệm giúp tôi học Không hiệu
được cách điềm tĩnh và xử lý được cách điềm tĩnh và xử lý chỉnh

tình huống tình huống


NV1 Tôi có thể vay mượn tiền từ Tôi có thể vay vốn từ bạn Thay đổi và
bạn bè, người thân để kinh bè, người thân để kinh thêm từ ngữ
doanh doanh cho rõ nghĩa

NV2 Tôi có khả năng tích luỹ Tôi có khả năng tích luỹ Không hiệu
vốn (nhờ tiết kiệm chi tiêu, vốn (nhờ tiết kiệm chi tiêu, chỉnh
làm thêm…) làm thêm…)
NV3 Tôi có thể huy động vốn từ Tôi có thể huy động vốn từ Thêm từ ngữ
những nguồn vốn khác những nguồn vốn khác (địa cho rõ nghĩa
(ngân hàng, quỹ tín dụng…) phương, ngân hàng, quỹ tín
dụng, quỹ đầu tư…)
YD1 Tôi quyết định sẽ khởi Tôi quyết định sẽ khởi Không hiệu
nghiệp trong tương lai nghiệp trong tương lai chỉnh

YD2 Tôi suy nghĩ rất nghiêm túc Tôi suy nghĩ rất nghiêm túc Không hiệu
về việc khởi nghiệp về việc khởi nghiệp chỉnh

YD3 Tôi có một ý định mạnh mẽ Tôi có một ý định mạnh mẽ Thêm từ ngữ
để bắt đầu một doanh nghiệp để bắt đầu một doanh nghiệp cho rõ nghĩa
PHỤ LỤC 3: BẢNG KHẢO SÁT
Thân chào các anh/chị.
Tôi là học viên cao học ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Bà Rịa -
Vũng Tàu. Hiện tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài “Các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định khởi nghiệp của thanh tại Huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu”. Xin anh/chị vui lòng điền vào Phiếu thăm dò ý kiến sau đây và gửi lại cho
chúng tôi. Tôi xin cam đoan những ý kiến của các bạn chỉ dùng vào mục đích
nghiên cứu và được giữ bí mật. Xin chân thành cám ơn, kính chúc anh/chị sức khỏe,
thành công và hạnh phúc!
Hướng dẫn trả lời: Vui lòng đánh dấu “X” vào phương án thích hợp
Phần 1. THÔNG TIN CHUNG
1. Giới tính: Nam Nữ
2. Độ tuổi: Từ 16 đến 20 tuổi Từ 20 đến dưới 24 tuổi
Từ 24 đến dưới 27 tuổi Từ 27 đến dưới 30 tuổi
3. Trình độ học vấn: Trung học phổ thông Cao đẳng, trung cấp, học nghề
Đại học và sau đại học Khác
4. Nghề nghiệp:
Công chức, viên chức Buôn bán, kinh doanh
Làm nông Khác
Phần I: NỘI DUNG CHÍNH
Anh/chị vui lòng đánh dấu X vào ô mà mình lựa chọn thể hiện mức độ đồng
ý của mình với các phát biểu dưới đây theo thang điểm từ 1 đến 5

1 = Hoàn toàn không đồng ý; 2 = Không đồng ý; 3 = Bình thường;


4 = Đồng ý; 5 = Hoàn toàn đồng ý

STT Chỉ tiêu Mức độ đồng ý


I Thái độ
Nếu tôi có cơ hội và nguồn lực, tôi muốn khởi
1 1 2 3 4 5
nghiệp kinh doanh
2 Tôi rất hứng thú với việc khởi nghiệp 1 2 3 4 5
Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là khởi nghiệp
3 1 2 3 4 5
kinh doanh riêng
STT Chỉ tiêu Mức độ đồng ý
4 Tôi không ngại rủi ro trong kinh doanh 1 2 3 4 5
II Quy chuẩn chủ quan
Nếu tôi quyết định khởi nghiệp, các thành viên
1 1 2 3 4 5
trong gia đình sẽ ủng hộ tôi
Nếu tôi quyết định khởi nghiệp, bạn bè sẽ ủng
2 1 2 3 4 5
hộ tôi
Nghề nghiệp của cha mẹ và người thân trong gia
3 đình có ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp 1 2 3 4 5
của tôi
III Nhận thức kiểm soát hành vi
Tôi tin rằng hoàn toàn có thể khởi nghiệp kinh
1 1 2 3 4 5
doanh trong tương lai
Tôi biết làm thế nào để phát triển một dự án khởi
2 1 2 3 4 5
nghiệp
3 Tôi có thể kiểm soát được quá trình khởi nghiệp 1 2 3 4 5
Nếu cố gắng hết mình tôi chắc chắn thành công
4 1 2 3 4 5
khi khởi nghiệp
IV Giáo dục
Nhà trường và địa phương cung cấp những kiến
1 1 2 3 4 5
thức cần thiết về khởi nghiệp
Nhà trường và địa phương cung cấp những kỹ
2 1 2 3 4 5
năng cần thiết về khởi nghiệp
Nhà trường và địa phương thường tổ chức
những hoạt động định hướng về khởi nghiệp
3 1 2 3 4 5
(các hội thảo, hội nghị khởi nghiệp, cuộc thi
khởi nghiệp)
V Kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc với tư cách là nhân viên
1 1 2 3 4 5
giúp tôi khởi nghiệp
Kinh nghiệm làm việc với tư cách là quản lý giúp
2 1 2 3 4 5
tôi khởi nghiệp
Kinh nghiệm giúp tôi học được cách điềm tĩnh và
3 1 2 3 4 5
xử lý tình huống
VI Nguồn vốn
1 Tôi có thể vay vốn từ bạn bè, người thân để kinh
STT Chỉ tiêu Mức độ đồng ý
doanh
Tôi có khả năng tích luỹ vốn (nhờ tiết kiệm chi
2
tiêu, làm thêm…)
Tôi có thể huy động vốn từ những nguồn vốn
3 khác (địa phương, ngân hàng, quỹ tín dụng, quỹ
đầu tư…)
VII Ý định khởi nghiệp
1 Tôi quyết định sẽ khởi nghiệp trong tương lai 1 2 3 4 5
2 Tôi suy nghĩ rất nghiêm túc về việc khởi nghiệp 1 2 3 4 5
Tôi có một ý định mạnh mẽ để bắt đầu một
3 1 2 3 4 5
doanh nghiệp
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SƠ BỘ
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ
PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY THANG
ĐO BẰNG CRONBACH’S ALPHA
PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ THANG ĐO
BẰNG PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA BIẾN ĐỘC LẬP
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA BIẾN PHỤ THUỘC
PHỤ LỤC 8: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN
PHỤ LỤC 9: KẾT QUẢ HỒI QUY TUYẾN TÍNH
PHỤ LỤC 10: KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ BIẾN QUAN
SÁT

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

TD1 206 2 5 3.63 .576


TD2 206 2 5 3.63 .541
TD3 206 2 5 3.62 .587
TD4 206 2 5 3.63 .585
QC1 206 2 5 3.51 .697
QC2 206 2 5 3.17 .669
QC3 206 2 5 3.67 .616
NT1 206 2 5 3.61 .571
NT2 206 2 5 3.51 .590
NT3 206 2 5 3.54 .572
NT4 206 2 5 3.61 .588
GD1 206 2 5 3.78 .549
GD2 206 3 5 3.73 .560
GD3 206 3 5 3.77 .517
KN1 206 2 5 3.40 .566
KN2 206 2 5 3.51 .582
KN3 206 2 5 3.54 .537
NV1 206 2 5 3.73 .498
NV2 206 2 5 3.92 .566
NV3 206 2 5 3.63 .601
TD 206 2.00000 5.00000 3.6262136 .42751949
QC 206 2.33333 5.00000 3.4498393 .53740090
NT 206 2.00000 4.75000 3.5703883 .45921125
GD 206 3.00000 5.00000 3.7588997 .45930818
KN 206 2.00000 4.66667 3.4838190 .42612233
NV 206 2.66667 5.00000 3.7588999 .43005513
YD 206 2.33333 5.00000 3.6941742 .43901693
Valid N (listwise) 206

You might also like