You are on page 1of 4

Nguyễn Minh Châu từng nói: “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một

cách đơn giản, nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các
tảng sâu lịch sử", nghĩa là phải có cái nhìn đa chiều đối với sự vật, hiện tượng
trong cuộc sống. Không được nhìn hay đánh giá một cách hời hợi, theo quán
tính. Và đó cũng chính là điều mà “người mở đường tinh anh" của nền văn
học mới hướng đến qua truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa" - đứa con tinh
thần kí thác hết thảy những gì mà nhà văn trăn trở về nghệ thuật và cuộc đời.
Đặc biệt, là nằm ở sự đối lập giữa vẻ đẹp tuyệt mỹ của hình ảnh chiếc thuyền
đánh cá thơ mộng giữa màn sương sớm nhưng ẩn sau màn sương ấy là câu
chuyện đau khổ về cuộc đời của một gia đình hàng chài.
Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn
xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài
năng sau này. Những sáng tác của ông đều xuất phát từ cảm hứng thế sự, đời
tư mang đậm chất triết lý nhân sinh trong giai đoạn văn học mới, khác xa với
cảm hứng sử thi lãng mạn quen thuộc trước năm 1975. Truyện ngắn “Chiếc
thuyền lúc đầu được in trong tập “Bến quế", sau được lấy làm tên chung cho
một tập truyện ngắn, in năm 1987. Thi phẩm tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời
sống từ góc độ thế sự, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con
người trong cuộc sống đời thường, mang đến bài học đúng đắn về cách nhìn
nhận cuộc sống.
Nếu Nguyệt trong “Mảnh trăng cuối rừng” được khắc họa là một nhân vật
hoàn mỹ lý tưởng đẹp từ tên gọi đến đôi gót chân và từng sợi tóc thì người đàn
bà hàng chài lại là một người phụ nữ không tên, không một chút nhan sắc. Là
nhân vật mang trong mình số phận và cuộc đời éo le, bất hạnh, là nạn nhân
của cái nghèo, cái đói và bạo lực gia đình. Nhưng trong chị lại toát lên vẻ đẹp
đáng trân trọng , dù cuộc đời khổ đau bất trắc chị vẫn luôn cam chịu nhẫn
nhục, quen với những lam lũ nhọc nhằn trong cuộc sống.
Nam Cao từng nói : “Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật
có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than". Nếu ở phát
hiện thứ nhất người nghệ Phùng đã khám phá ra vẻ đẹp tuyệt mỹ của hình ảnh
chiếc thuyền thơ mộng giữa màn sương sớm thì đến với phát hiện thứ 2 lại là
một cảnh tượng đầy nghịch lý, khác xa với vẻ ngoài hoàn hảo của nó. Đó chính
là phát hiện về một cuộc đời thực, trần trụi, đau đớn. Lúc này đây người nghệ
sĩ trở nên kinh ngạc và nhận ra cái xấu cũng có thể làm cái đẹp bị khuất lấp
khi chứng kiến cảnh người đàn ông vừa dừng lại đã ngay lập tức trở nên hùng
hổ mặt đỏ gay” hắn rút trong người ra một chiếc thắt lưng, vào quật tới tấp
vào lưng người đàn bà. Dưới cái nhìn của nhân vật Phùng “người đàn bà với
một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả,
cũng không tìm cách chạy trốn.”. Cứ bất lực chịu đựng những trận đòn roi
nặng nề rơi xuống thân mình . Tưởng chừng người đàn bà đó như không hề có
cảm giác đau đớn về thể xác, đau đớn về tâm hồn. Nhưng không người đàn bà
ấy vẫn cảm thấy xấu hổ, nhục nhã khi thấy đứa con trai bé bỏng mà mình yêu
thương vì cứu mình mà xông vào đánh cha. Nỗi đau đớn đấy còn thống khổ
hơn cả về nỗi đau thể xác. Rồi người đàn bà thấy nhục nhã và xấu hổ khi để
cho con chứng kiến cảnh cha đánh mẹ mình. Đến đây, hình ảnh người đàn bà
đầy cam chịu, bất lực và có phần nhu nhược đang nhạt nhòa dần mà thay vào
đó là hình ảnh một người mẹ yêu thương con vô bờ bến, một người mẹ thấu
hiểu sự đời.
Nếu coi câu chuyện ở tòa án là một phiên tòa xét xử, thì người đàn bà hàng
chài chính là người luật sư bào chữa tội danh cho chồng một cách xuất sắc
nhất. Trong mắt Phùng và Đẩu lúc này, chồng chị được xem như một tội nhân
độc ác, chỉ biết đánh vợ. Nhưng chị đã bào chữa cho chồng, và khẳng định
chồng chị không phải là người xấu, không phải là tội nhân mà là ân nhân của
cuộc đời mình. Chị không đổ lỗi cho số phận, mà nhận hết lỗi về mình: “Giá
tôi đẻ ít đi..." thì cũng không đến nỗi gia đình như thế này, “nhưng cái nỗi
chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật". Cũng chính
vì đẻ nhiều quá, mà không có tiền “sắm được một chiếc thuyền to hơn"; nhất
là khi “ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn
ăn cây xương rồng luộc chấm muối". Con người ta khi đứng trước hoàn cảnh
bất lợi, đều cố gắng đổ lỗi. Vậy mà, người đàn bà hàng chài này nhận hết lỗi về
mình. Có lẽ, chỉ có những người thấu hiểu người khác, bao dung mà nhân hậu,
vị tha lắm mới có thể nhận hết lỗi về mình như người đàn bà hàng chài lúc này
được. / Cứ ngỡ cuộc sống gia đình hạnh phúc và ấm êm vì lão ta không bao giờ
đánh chị. Nhưng cũng chỉ vì nghèo đói, túng quẫn nên người chồng chị cứ lúc
nào thấy khổ quá là xách chị ra đánh. Nếu cô Mị trong tác phẩm Vợ chồng A
Phủ của Tô Hoài bị A Sử trói khi muốn đi chơi trong đêm tình mùa xuân thì
chị bị lão đánh ngay trên thuyền, đánh từ khi các con còn nhỏ đến khi các con
lớn thì chị xin được lên bờ để đánh. Người đàn bà đã chủ động gánh lấy cái
khổ. Chị hứng trọn nỗi đau cho riêng mình, không để các con bị tổn thương.
Chị trở thành nạn nhân của chính người chồng mà chị đã từng phải lòng ngày
trước. Chị mang trên người những nỗi đau thể xác qua những tháng năm cơ
cực mưu sinh. Chính sự thấu hiểu đó, đã làm Phùng và Đẩu phải thốt lên
“Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được". Có lẽ, chỉ những người
ngoài cuộc, không chịu thâm nhập vào bản chất sự việc như chúng ta, hoặc chỉ
hời hợt nhìn bên ngoài thì mới vội vàng đánh giá như vậy. Còn người thấu
hiểu lẽ đời, thấu hiểu người chồng, biết hy sinh như chị có lẽ đây cũng là
chuyện bình thường.
Điều khiến Đẩu và Phùng thay đổi nhận thức về mụ đó chính là sự thấu
hiểu lẽ đời và khát vọng sống của mụ. Chị hiểu vai trò của người đàn ông trên
thuyền và trong gia đình chèo chống con thuyền trong cơn phong ba, cùng vợ
làm ăn nuôi nấng con. Chị thấu hiểu nỗi vất vả làm ăn, lam lũ khó nhọc của
người đàn bà khi trên thuyền không có người đàn ông. Không chỉ vậy, chị ý
thức được thiên chức của người phụ nữ và quy luật ngàn đời của tạo hóa ông
trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con và nuôi con cho đến khi khôn lớn. Bằng
những câu văn đậm chất triết lí, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã thể hiện
những quan điểm, thể hiện cách nhìn sâu sắc về cuộc sống và con người. Chị vị
tha, đồng cảm và rất thấu hiểu cho chồng, chị còn sắc sảo, từng trải khi phân
tích về lẽ đời, cuộc sống và gia đình. Trong nỗi cơ cực vô hạn, người đàn bà
vẫn biết “gạn đục khơi trong”, chắt chiu những giọt hạnh phúc với tinh thần
lạc quan. Cuộc đời chị khoảnh khắc vui nhất là khi chị chứng kiến đàn con của
chị được ăn no, gia đình chị hạnh phúc, sum vầy. Cũng giống như bà cụ Tứ
trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân nâng niu những giây phút hạnh phúc
của Tràng và Thị khi cái đói cái chết cận kề. Chị trân trọng và nâng niu gìn
giữ gia đình cho các con. Chị cam chịu bao nhiêu trái đắng để chắt chiu từng
chút quả ngọt cho các con. Tình yêu thương con như một bản năng mãnh liệt
ngàn đời của người phụ nữ như biển Thái Bình.
“Tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người
qua những hình thức nghệ thuật độc đáo". Bàng biện pháp đối lập giũa hoàn
cảnh và tính cách, giữa ngoại hình và tâm hồn, đi sâu vào thế giới nội tâm phúc
tạp, đẩy mẫu thuẫn của con nguời, qua nhân vật người đàn bà hàng chài,
Nguyễn Minh Châu đã thể hiện cái nhìn mới mẻ về con người. Ông đã khai
thác số phận cá nhân và thân phận con người đời thường, để phát hiện những
nét đẹp trong những con người tầm thường, lam lũ. Bởi cả đời, ông đã tâm
niệm sáng tác văn học là đi tìm “hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn mỗi con
người".
“Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu
nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan” (Bêlinxki). Tìm
đến mảnh đất văn học, người đọc đâu chỉ mong chờ vài phút giây thăng hoa
trong cảm xúc, mà ở khả năng nhân đạo hóa con người của nó. Trang sách
đóng lại, tác phẩm nghệ thuật sẽ mở ra “cuộc đời là điểm khởi đầu và là điểm
đi tới của văn chương". Khép lại những trang văn kể về cuộc đời người đàn bà
hàng chài vô danh nơi vùng biển, dư âm của nó vẫn còn day dứt, ám ảnh trong
lòng độc giả mãi không nguôi.
Cách nhìn nhận về cuộc sống và con người của nhà văn.
Phạm Văn Đồng đã từng nhận xét Văn học nghệ thuật là công cụ để hiểu
biết, để khám phá. Từ hình tượng người đàn bà trong đoạn trích, người đọc
hiểu biết và khám phá được cách nhìn nhận về cuộc sống và con người của nhà
văn. Nhà văn Nguyễn Minh Châu thể hiện cách nhìn đa diện, nhiều chiều để
phát hiện bản chất của sự vật sau vẻ đẹp. Cuộc sống của người hàng chài rất
phức tạp sau chiến tranh, đói nghèo, lạc hậu. Với cách nhìn đa diện, nhiều
chiều nhà văn mới phát hiện được bản chất của cuộc sống của người lao động:
đông con, đói nghèo và bản chất của con người. Người đàn bà hàng chài xấu xí
về ngoại hình nhưng có tâm hồn đẹp rất đẹp đó là sự hi sinh, bao dung...Cách
nhìn tích cực, tiến bộ của Nguyễn Minh Châu giống như quan điểm của Nam
Cao trong Đôi mắt.
Gía trị nhân đạo
Biểu hiện của giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa"
của nhà văn Nguyễn Minh Châu là sự đồng cảm, xót thương của nhà văn đối
với cuộc đời người dân lao động sau chiến tranh. Qua đó nhà văn đã lên án
hành động vũ phu, thô bạo trong gia đình hàng chài nói riêng và những gia
đình đang rơi vào hoàn cảnh như vậy nói chung. Ông còn ca ngợi và nâng niu
vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất cao đẹp của con người. Đó là lòng nhân hậu, vị tha,
độ lượng, giàu đức hi sinh cũng như sự thấu hiểu, trải đời và sâu sắc lẽ đời của
người đàn bà hàng chài.

You might also like