You are on page 1of 41

Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

CHƯƠNG 1: HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG, CHẨN ĐOÁN VÀ SỬA CHỮA


HỆ THỐNG PHANH TOYOTA CAMRY 2006
1.1. Những lưu ý khi sử dụng
Hệ thống phanh có tác dụng giảm tốc độ và dừng xe khi cần thiết để đảm bảo
an toàn giao thông khi lưu thông trên đường. Phanh là bộ phận quan trọng của ô tô
và bất kì phương tiện giao thông nào. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của người
điều khiển xe và những người tham gia giao thông.
Do đó chúng ta cần sử dụng hệ thống phanh thật hiệu quả và thường xuyên
kiểm tra bảo dưỡng nhằm đảm bảo tình trạng hoạt động tốt nhất của hệ thống phanh.
Một số lưu ý khi sử dụng hệ thống phanh:
Kiểm tra dầu phanh (dầu thắng): Nếu kiểm tra bình dầu phanh dưới nắp capo
mà mức dầu phanh xuống dưới mức min (mức thấp nhất) thì bạn nên đổ thêm vào.
Kiểm tra má phanh và đĩa phanh: Bên cạnh dầu phanh, má phanh và đĩa phanh
là hai bộ phận quan trọng tạo lực phanh trực tiếp. Má phanh làm bằng vật liệu ma
sát cao (amiăng), có cung tròn và sẽ mòn theo thời gian. Đĩa phanh thường làm bằng
thép, hình tròn chịu ma sát lớn, nhiệt độ rất cao của má phanh ép vào tạo ra khi người
lái đạp phanh, ở môt số loại xe sang hay siêu xe thì đĩa phanh được bằng gốm carbon
(carbon ceramic).
Do môi trường làm việc khắc nghiệt nên sau thời gian dài sử dụng, dưới sự
tác động của má phanh, môi trường bên ngoài như bụi bẩn, đất, đá bám vào sẽ khiến
đĩa phanh trên xe bị hao mòn không đồng đều, hoặc cũng có thể bị cong vênh đĩa
phanh.
Theo các khuyến cáo của nhà sản xuất, không nên sử dụng xe nếu má phanh quá
mòn, khi độ dày chỉ còn 2-3 (mm). Khi thay má phanh thì nên kiểm tra đĩa phanh,
nếu đĩa phanh mòn không đều nên rà láng đĩa phanh để phanh hiệu quả nhất.
*Lưu ý: Đối với các mẫu xe có hệ thống phanh ABS, thì trước khi rà láng đĩa
phanh, phải biết được độ dày tối thiểu cho phép, trên một số mẫu xe nếu đĩa phanh
Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

đã quá xước và mòn thì không thể khắc phục bằng cách rà láng đĩa mà phải thay thế
mới hoàn toàn.

1.2.4. Hướng dẫn thực hiện một số công việc bảo dưỡng

a. Xả khí hệ thống dẫn động


Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

- Xác định vị trí bình dầu phanh và van xả air của các cơ cấu phanh (van xả air
thường được gắn vào than xi lanh trên cụm phanh ).

- Ta tiến hành xả air các cơ cấu phanh từ xa đến gần. Sau đó gắn một ống nhựa
mềm lên van xả đầu kia của ống nhựa nối với bình chứa dầu ngoài.

- Người A sẽ nhồi bàn đạp phanh nhiều lần đến khi thấy cứng chân và giữ bàn
đạp phanh ở vị trí thấp nhất. Người B từ từ mở van xả, dầu cũ và bọt khí sẽ đi vào
bình chứa (lặp lại cho tới khi không còn bọt khí đi vào bình chứa), quan sát đến khi
không còn bọt khí thì đóng van xả air.

b. Kiểm tra điều chỉnh khe hở giữa má phanh và đĩa phanh

- Ta tiến hành tháo đĩa phanh và kiểm tra chiều dày má phanh và đường kính đĩa
phanh. Thay thế nếu giá trị đến hạn.

- Điều chỉnh đĩa phanh, dùng tuốc nơ vít quay đai ốc điều chỉnh để bung đĩa
phanh cho đến khi chạm nhẹ vào bề mặt đĩa phanh. Sau đó quay đai ốc điều chỉnh
ngược lại một số nấc tiêu chuẩn

c. Kiểm tra điều chỉnh hành trình tự do bàn đạp phanh


Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

- Tắt máy, nhấn bàn đạp phanh một vài lần cho đến khi không có chân không
trong bộ trợ lực. Nhả bàn đạp phanh.

- Đạp bàn đạp phanh cho đến khi cảm nhận được có lực cản nhẹ. Như hình 4.1:

Hình 4.1: Hành trình tự do bàn đạp phanh


- Hành trình tự do của bàn đạp 25 đến 30 mm. Ta có thể điều chỉnh hành trình tự
do của bàn đạp bằng cách dùng cờ lê vặn điều chỉnh chiều dài thanh đẩy nối bàn đạp
phanh với piston xi lanh phanh chính dài ra đển khi dùng tay ấn bàn đạp phanh có
cảm giác nặng tay.

1.3. Hưỡng dẫn chẩn đoán và sửa chữa những hư hỏng thường gặp

Hư Biện pháp khắc


TT Nguyên nhân có thể
hỏng phục

Bàn 1.1 Rò rỉ dầu trong hệ 1.1 Sửa rò rỉ dầu


đạp thống phanh
1
phanh 1.2 Có khí trong hệ 1.2 Xả khí hệ thống
thấp thống phanh phanh
Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

hoặc bị 1.3 Khe hở má phanh và 1.3 Điều chỉnh lại
hẫng trống phanh quá lớn khe hở
1.4 Độ cao bàn đạp quá 1.4 Điều chỉnh độ
nhỏ cao bàn đạp phanh
1.5 Hành trình tự do của 1.5 Điều chỉnh hành
bàn đạp phanh quá lớn trình tự do của bàn
1.6 Xylanh chính bị đạp phanh
hỏng 1.6 Sửa hay thanh
xylanh chính

2.1 Hành trình tự do của 2.1 Điều chỉnh hành


bàn đạp phanh không trình tự do bàn đạp
đủ phanh
2.2 Phanh tay không 2.2 Điều chỉnh hay
nhả hết sửa phanh tay

2 2.3 Sửa hoặc thay thế
phanh
2.3 Piston ở xylanh xylanh bánh xe
bánh xe kẹt 2.4 Điều chỉnh thay
thế ổ bi
2.4 Ổ bi bánh xe bị
hỏng
3.1 Áp suất hay độ mòn 3.1 Chỉnh áp suất,
bánh xe phải và trái đảo hay thay lốp
Phanh không giống nhau 3.2 Lau sạch và khắc
3
lệch 3.2 Dính dầu mỡ ở má phục dầu mỡ ở má
phanh phanh
Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

3.3 Đĩa phanh lệch 3.3 Thay hay sửa đĩa


3.4 Piston xylanh bánh phanh
xe bị kẹt 3.4 Sửa xylanh bánh
3.5 Tiếp xúc má phanh xe
và đĩa phanh không 3.5 Sửa hay thay má
chính xác phanh

4.1 Má phanh bị nứt 4.1 Kiểm tra má


hoặc biến dạng phanh
4.2 Bu lông đỡ càng
Tiếng phanh lỏng 4.2 Xiết chặt lại bu
4 ồn từ 4.3 Đĩa phanh xước, lông
phanh bẩn 4.3 Kiểm tra và vệ
sinh đĩa phanh
4.4 Đệm chống ồn hỏng 4.4 Thay thế đệm
chống ồn
5.1 Có nước dính trên 5.1 Thay má phanh
má phanh làm phanh rỉ
5.2 Đĩa phanh bị cong 5.2 Thay đĩa phanh
Phanh vênh 5.3 Thay hay sửa trợ
5
quá ăn 5.3 Hỏng trợ lực phanh lực phanh
5.4 Điều chỉnh lại
5.4 Phanh sau hoạt
động quá tốt
Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

1. NGẮT CÁP ÂM RA KHỎI ẮC QUY


2. THÁO TẤM ỐP BẬU CỬA TRƯỚC TRÁI
a. Nhả khớp 7 vấu và 3 kẹp, và tháo tấm ốp bậu cửa trước trái.

3. THÁO CỤM TẤM ỐP DƯỚI BẢNG TÁPLÔ BÊN TRÁI

a. Tháo kẹp ốp bên vách ngăn.


b. Nhả khớp 2 kẹp và tháo ốp trang trí bên vách ngăn bên trái.

4. THÁO TẤM ỐP NGOÀI BÊN DƯỚI BẢNG TÁPLÔ NO.1


Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

a. Tháo bu lông "D" và vít "E" hay "F".


b. Nhả khớp 2 vấu và giắc DLC3.
c. Ngắt cáp điều khiển khoá nắp capô.
d. Nhả khớp vấu và 4 kẹp.
e. Tháo ống dẫn khí, ngắt từng giắc nối và sau đó tháo tấm ốp dưới bảng táp lô
số 1.

5. THÁO BẢNG TÁP LÔ NO.


Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

a. Nhả khớp 3 vấu và 2 kẹp.


b. Ngắt từng giắc nối và tháo tấm ốp bảng táp lô số 1.
6. THÁO TẤM ỐP NGOÀI BÊN DƯỚI BẢNG TÁPLÔ (w/o Hệ thống
mở khóa và khởi động thông minh)

a. Nhả khớp 2 vấu và 2 kẹp, và sau đó tháo tấm ốp phía dưới bảng táp lô.
7. THÁO TẤM ỐP NGOÀI BÊN DƯỚI BẢNG TÁPLÔ (w/ hệ thống mở khóa
và khởi động thông minh)
Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

a. Nhả khớp 2 vấu và 2 kẹp, và sau đó tháo tấm ốp phía dưới bảng táp lô.
b. Ngắt giắc nối.
8. THÁO TẤM ỐP TRANG TRÍ BẢNG TÁP LÔ

a. Tháo 2 kẹp.
b. Nhả khớp dẫn hướng và 4 vấu và sau đó tháo tấm ốp bảng táp lô.
9. THÁO CỤM ĐỒNG HỒ TÁP LÔ
Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

a. Tháo 4 vít <B> hay <C>.


b. Ngắt từng giắc nối và tháo cụm đồng hồ táp lô.
10. THÁO CỤM TRỢ LỰC PHANH

11. THÁO ECU CÂN BẰNG ĐÈN PHA (w/o AFS)

a. Ngắt giắc nối.


Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

b. Tháo bulông và cụm ECU cân bằng đèn pha.


12. THÁO ECU AFS (có AFS)

a. Ngắt giắc nối.


b. Tháo bulông và ECU AFS.
13. THÁO CUM GIÁ ĐỠ BÀN ĐẠP PHANH

a. Ngắt giắc nối công tắc đèn phanh và nhả khớp 2 kẹp.
Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

b. Tháo 2 bulông (A) và bu lông (B) và tấm đỡ bàn đạp phanh số 1.

c. Tháo bu lông và cụm giá đỡ bàn đạp phanh.


Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

CHƯƠNG 2. CHẨN ĐOÁN NHỮNG HƯ HỎNG CỦA HỆ THỐNG LÁI


TRÊN ÔTÔ TOYOTA CAMRY 2007

.
Hệ thống lái phải đảm bảo cho ôtô chạy đúng hướng mong muốn, ở bất kỳ
điều kiện đường xá nào và bất kỳ tốc độ nào của ôtô. Người lái không phải mất nhiều
công sức để điều khiển vành tay lái, khi xe chạy thẳng cũng như khi thao tác lái.
Trong quá trình vận hành sử dụng xe, các chi tiết của hệ thống lái thường xuyên làm
việc. Các chi tiết chịu ma sát sẽ bị mòn, dẫn đến rơ lỏng do đó làm sai lệch động học
quay vòng, lốp sẽ bị mòn nhanh và có thể dẫn đến không an toàn trong chuyển
động.Vì vậy, phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, sửa chữa,
Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

điều chỉnh để phục hồi trạng thái kỹ thuật, điều kiện làm việc bình thường cho hệ
thống lái, nhằm đảm bảo an toàn chuyển động cho xe.

2.1 Hưỡng dẫn chẩn đoán và sửa chữa những hư hỏng thường gặp
2.1.1. Độ rơ vành tay lái tăng
Độ rơ vành tay lái lớn nhất cho phép là 30 [mm], nếu lớn hơn có thể do các
nguyên nhân sau:

- Vòng bi trục bánh xe bị mòn;

- Các khớp cầu (rô tuyn) bị mòn;

- Ổ bi trong cơ cấu lái bị mòn;

- Bánh răng và thanh răng bị mòn;

- Bu lông bắt vỏ của cơ cấu lái bị hỏng;

2.1.2. Lực trên vành tay lái gia tăng hay không đều
Vành tay lái quay nặng là do các nguyên nhân sau:

- Điều chỉnh không đúng sự ăn khớp của bánh răng và thanh răng;

- Bơm trợ lực bị hỏng hoặc thiếu dầu;

- Rơ ổ bi, thiếu dầu bôi trơn: Các cơ cấu lái luôn được bôi trơn bằng mỡ, cần
hết sức lưu ý đến sự thất thoát dầu mỡ của cơ cấu lái thông qua sự chảy dầu mỡ.
Nguyên nhân thiếu dầu bôi trơn có thể là do rách nát đệm kín, joăng phớt làm kín,
các bạc mòn tạo nên khe hở hướng tâm lớn mà phớt không đủ khă năng làm kín.

- Dây đai bơm trợ lực tay lái hỏng;

- Ổ trụ đứng bị mòn làm sai lệnh các góc đặt bánh xe;
Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

- Lốp xe bơm không đủ áp suất: Áp suất lốp thấp và không đều làm tăng lực
người lái vào vô lăng khi điều khiển xe;

- Góc chụm bị sai, cần kiểm tra lại góc chụm.

2.1.3. Áp suất của cường hóa lái thủy lực hệ thống lái không ổn định
+ Van lưu thông của bơm bị bẩn:

- Van lưu thông hạn chế việc nạp dầu vào bộ cường hoá khi số vòng quay của
động cơ tăng lên. Van bị bẩn sẽ làm cho bộ cường hoá làm việc không bình thường .
Áp suất trở nên không điều.

- Chỉ được phép đổ vào hệ thống cường hoá loại dầu sạch và đúng tiêu chuẩn,
khi đổ phải dùng phểu lọc sạch. Trong thùng dầu trên đường dầu về phải có lưới lọc.
Dùng dầu bẩn sẽ làm cho các chi tiết của bơm và bộ cường hoá thuỷ lực bị mòn nhanh
chóng.

+ Ống dẫn dầu của bơm bị vỡ:

- Áp suất dầu không đồng đều của bộ cường hoá thuỷ lực hệ thống lái phát
sinh do dầu bị chảy rò mạnh qua những đoạn ống dẫn hỏng.

+ Bơm dầu không làm việc hoặc làm việc không ổn định:

- Kiểm tra dây đai xem có bị chùng hay hỏng không, nếu bị hỏng phải thay
dây đai mới. Lưu ý: Dùng dưỡng do độ căng dây đai dẫn động; đai mới: 45-55 kgf,
đai cũ: 25-35 kgf. Nếu độ căng đai không như tiêu chuẩn hãy thay nó.

+ Không khí lọt vào hệ thống cường hóa lái:

- Không khí có thể lọt vào bộ cường hoá thuỷ lực khi thay thế dầu. Điều đó sẽ
làm cho áp suất bộ cường hoá thuỷ lực không đồng điều.

+ Mức dầu của bơm trong bình dầu không đủ hoặc có bọt:
Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

- Mức dầu đúng quy định trong bình dầu phải lên tới mức đánh dấu. Mức dầu thấp
làm cho khí lọt vào hệ thống. Do vậy phải luôn luôn kiểm tra mức dầu trên bình dầu.
Kiểm tra xem có bọt hoặc vẩn đục không, nếu có bọt hoặc vẩn đục thì xả khí hệ thống
lái.

+ Đế van an toàn của bơm không xiết chặt:

- Van an toàn giới hạn áp suất dầu trong hệ thống cường hoá lái khi xe chạy ở
tốc độ cao hay quá tải. Cũng có trường hợp bơm bắt đầu làm việc không điều, ảnh
hưởng xấu tới việc điều khiển. Thông thường hiện tượng này là do đế van an toàn
của bơm bị lỏng. Điều này có thể do siết đế van không chặt trong quá trình lắp ráp.
Để phục hồi lại áp suất quy định của bơm, cần thiết phải siết lại đế van an toàn.

+ Lướt lọc của bơm bị bẩn:

- Trong bầu lọc có đặc hai lưới lọc. Lưới thứ nhất là để lọc sạch dầu khi đổ
vào hệ thống, lưới thứ hai lọc tất cả dầu đi từ bộ cường hoá về bơm. Trường hợp các
lưới lọc bị bẩn, bộ cuờng hoá thuỷ lực sẽ không làm việc được.

+ Vành tay lái bị rung:

- Vô lăng bị rung là do áp suất lốp không đều, bánh xe không cân xứng bị đảo.
Sai lệch độ chụm lớn. Các khớp cầu trong cơ cấu lái bị rơ. Cụm cơ cấu lái bị rơ.

- Do vậy để đảm bảo cho xe có tính dẫn hướng tốt ta phải bơm và đo lại áp
suất lốp của các bánh xe nếu bánh xe bị đảo mà không điều chỉnh được thì phải thay
thế điều chỉnh lại độ chụm, điều chỉnh độ rơ của các khớp cầu trong dẫn động lái
đúng theo tiêu chuẩn cho phép, điều chỉnh lại độ lơ của cơ cấu lái.

+ Xe có xu hướng chuyển động lệch:

- Xe có xu hướng chuyển động lệch là do áp suất lốp không đều, độ nghiêng tới
hoặc độ nghiêng ngang của quay bánh xe dẫn hướng không cân bằng (do mòn không
Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

đều), dầm cầu bị lệch (do bị biến dạng), các lò xo của hệ thống treo không đều, chùng
gãy.

- Để khắc phục hiện tượng này cần kiểm tra lại độ nghiêng, phục hồi lại bạc
trục của trục quay bánh xe dẫn hướng, nếu không phục hồi được thì phải thay thế.
Uốn và đo chỉnh lại dầm cầu nếu không được thì phải thay thế. Thay các lò xo bị
gãy và chọn lựa để lắp lại để cho các lò xo phải đều nhau.

+ Tay lái bị rung nhanh và mạnh:

- Tay lái bị rung nhanh và mạnh, dội ngược lại khi bánh xe phía trước chạm
phải chướng ngại vật là do áp suất lốp quá căng. Thanh giảm chấn bị hỏng. Khe hở
tự do dẫn động lái quá nhỏ.Giảm chấn của trục lái hỏng. Do vậy cần phải đo lại áp
suất của lốp, phục hồi hoặc thay thế giảm chấn của trục lái và giảm chấn của hệ
thống treo, đều chỉnh lại khe hở của dẫn động lái và cơ cấu lái.

+ Vành tay lái không trả về vị trí cân bằng:

- Sai góc đặt bánh xe: góc nghiêng ngang và dọc của trụ đứng, do mòn gây
giảm hiệu ứng nghịch từ bánh xe lên vành tay lái.

+ Bơm làm việc có tiếng ồn:

- Do dầu trong bình không đủ, khí lọt vào hệ thống thuỷ lực, trục bơm bị cong
hoặc joăng đệm cổ bơm bị hư hỏng, các đệm và joăng của cơ cấu lái bị mòn hoặc
hỏng, các đường ống cao áp hoặc thấp áp bị hỏng, các đầu nối bị lỏng.

- Cần đổ dầu đúng mức quy định xả khí, nắn thẳng lại trục bơm, thay thế các đệm
roăng làm kín, thay thế các đường ống cao áp và thấp áp bị hỏng, siết chặc các đầu nối.

.2.2 Quy trình tháo thước lái


1. ĐẶT CÁC BÁNH TRƯỚC HƯỚNG THẲNG VỀ PHÍA TRƯỚC
2. NGẮT CÁP ÂM RA KHỎI ẮC QUY

3. THÁO CÁC BÁNH XE PHÍA TRƯỚC


4. TÁCH THÁO KHỚP CÁCĐĂNG LÁI
Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

a. Buộc chặt vô lăng bằng đai an toàn để ngăn cho nó khỏi bị quay.

GỢI Ý: Hoạt động này ngăn khỏi làm hỏng cáp xoắn.

b. Tháo bu lông và trượt khớp các đăng lái ra.

CHÚ Ý:
Không được tách khớp các đăng ra khỏi cụm dẫn động lái.
Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

c. Gióng thẳng các dấu ghi nhớ trên khớp các đăng và cụm dẫn động lái.

d. Tách khớp các đăng lái ra khỏi cụm dẫn động lái.

5. TÁCH CỤM ĐẦU THANH NỐI BÊN TRÁI

a. Tháo chốt chẻ và đai ốc.

b. Dùng SST, tách đầu thanh nối bên trái ra khỏi cam lái.

SST
09628-00011
Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

CHÚ Ý:

 Treo SST bằng lò xo để ngăn cho nó khỏi bị rơi.


 Không được làm hỏng nắp chắn bụi của phanh đĩa phía trước.
 Không được làm hỏng chắn bụi của khớp cầu.
 Không được làm hỏng cam lái.

6. TÁCH CỤM ĐẦU THANH NỐI BÊN PHẢI

GỢI Ý:

Thực hiện quy trình giống như đối với bên trái.

7. THÁO CỤM ĐỘNG CƠ VÀ HỘP SỐ

GỢI Ý:

Tham khảo các hướng dẫn về tháo cụm động cơ

8. THÁO CỤM ỐNG CẤP ÁP

a. Dùng SST, ngắt cụm ống cấp áp (phía ống hồi) ra khỏi cụm thanh dẫn động trợ lực
lái.

SST
09023-12701
Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

b. Dùng SST, ngắt cụm ống cấp áp (phía ống cấp áp) ra khỏi cụm thanh dẫn động trợ
lực lái.

SST 09023-12701

c. Tháo 2 bu lông và tách kẹp ống cấp áp.

9. THÁO CỤM THANH NỐI DẪN ĐỘNG LÁI


Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

a. Tháo 2 bu lông, 2 đai ốc và cụm thanh nối dẫn động lái.

CHÚ Ý:
Vì đai ốc có một cái hãm, không được vặn đai ốc. Nới lỏng bu lông với đai ốc đã được
cố định.
10. THÁO CÁCH NHIỆT VỎ THANH RĂNG LÁI (cho 2GR-FE)

a. Tháo cách nhiệt vỏ thanh răng ra khỏi cụm thanh dẫn động lái.
Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

CHƯƠNG 3. CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH KIỂM TRA BẢO


DƯỠNG HỆ THỐNG TREO TRƯỚC CỦA XE TOYOTA CAMRY 2007

3.1 Các dạng hư hỏng thường gặp của hệ thống treo


3.1.1 Bộ phận dẫn hướng
+ Mòn các khớp trụ, khớp cầu. Khắc phục bằng cách thay mới.
Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

+ Biến dạng khâu đòn giằng, bệ đỡ, bệ xoay, dầm cầu, nhíp lá, quang treo.
Khắc phục bằng cách nắn lại cho đúng hình dạng ban đầu. Nếu biến dạng quá lớn ta
có thể thay mới.
+ Sai lệch các thông số cấu trúc, các chỗ điều chỉnh, vấu giảm cho, vấu tăng
cứng, phải tiến hành điều chỉnh lại cho đúng vị trí các chi tiết.
* Các hư hỏng này làm cho bánh xe mất đi hệ động học, động lực học, gây
ra mài mòn lốp nhanh, mất khả năng ổn định chuyển động, mất tính dẫn hướng của
xe… tùy theo mức độ hư hỏng mà biểu hiện của nó rõ nét hay mờ.
3.1.2 Bộ phân đàn hồi
* Bộ phận đàn hồi quyết định tần số dao động riêng của ô tô, do vậy khi hư
hỏng sẽ ảnh hưởng nhiều tới các chỉ tiêu chất lượng.
* Bộ phân đàn hồi là bộ phận dễ hư hỏng do điều kiện sử dụng như:
+ Giảm độ cứng, hậu quả của nó làm giảm chiều cao của thân xe, tăng khả
năng va đập cứng khi phanh hay tăng tốc, gây ồn, đồng thời dẫn tới tăng tốc dao
động thân xe, làm giảm độ êm dịu khi xe đi trên đường xấu.
+ Bó kẹt nhíp do hết mỡ bôi trơn làm tăng độ cứng, hậu quả của việc bó cứng
nhíp làm ô tô chuyển động trên đường xấu bị rung xóc mạnh, mất tuổi thọ của giảm
chấn trên cầu xe sẽ thấp.
+ Gãy bộ phận đàn hồi do quá tải khi làm việc, hay do mòn của vật liệu. Khi
gãy một số nhíp trung gian sẽ dẫn đến giảm độ cứng. Khi bị gãy các lá nhíp chính
thì bộ nhíp sẽ vai trò của bộ phận dẫn hướng. Nếu là lò xo xoắn ốc hay thanh xoắn
bị gãy, sẽ dẫn tới mất tác dụng bộ phận đàn hồi.
+ Vỡ ụ tăng cứng của hệ thống treo làm mềm bộ phận đàn hồi, tăng tải trọng
tác dụng lên bộ phận đàn hồi. Vỡ ụ tỳ hạn chế hành trình sẽ làm tăng tải trọng tác
dụng lên bộ phận đàn hồi. Cả hai trường hợp này đều gây nên va đập, tăng ồn trong
hệ thống treo do đó phải thay mới chúng. Các tiếng ồn trong hệ thống treo sẽ làm
Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

cho toàn bộ thân xe hay vỏ xe phát ra tiếng ồn, làm xấu môi trường hoạt động của
ôtô.
+ Rơ lỏng các chi tiết như: quang nhíp, đai kẹp, giá đỡ lò xo,… đều gây nên
tiếng ồn, xô lệch cầu xe, ôtô khó điều khiển, gây nặng tay lái, tăng độ ồn khi xe hoạt
động, dễ gây tai nạn giao thông. Vì vậy phải kiểm tra định kỳ các mối liên kết và
xiết chặt lại trước khi đưa xe vào hoạt động.
3.1.3 Bộ phận giảm chấn
Bộ phận giảm chấn cần thiết phải làm việc với lực cản hợp lý nhằm dập tắt
nhanh chóng dao động thân xe. Hư hỏng của giảm chấn dẫn tới thay đổi lực này.
Tức là giảm khả năng dập tắt dao động của thân xe, đặc biệt sẽ giảm sự bám dính
trên nền đường.
Các hư hỏng thường gặp:
+ Mòn bộ đôi xy lanh, piston, piston xy lanh đóng vai trò dẫn hướng và cùng
với phớt làm nhiệm vụ bao kín các khoang dầu. Trong quá trình làm việc của giảm
chấn piston và xy lanh dịch chuyển tương đối, gây mòn nhiều trên piston, làm xấu
khả năng dẫn hướng và bao kín. Khi đó, sự thay đổi thể tích các khoang dầu, ngoài
việc dầu lưu thông qua lỗ tiết lưu, còn chảy qua giữa khe hở piston và xi lanh, gây
giảm lực cản trong cả 2 hành trình nén và trả về, mất dần tác dụng dập tắt nhanh dao
động.
+ Hở phớt bao kín chảy dầu của giảm chấn. Hư hỏng này xảy ra đối với giảm
chấn ống, đặc biệt trên giảm chấn ống 1 lớp vỏ. Do điều kiện bôi trơn của phớt bao
kín cả cần piston, nên sự mài mòn là không thể tránh được sau thời gian dài sử dụng.
Sự thiếu dầu giảm chấn 2 lớp vỏ dẫn tới lọt không khí vào buồn bù giảm tính ổn định
làm việc. Ở giảm chấn một lớp vỏ, sự hở phớt bao kín dẫn tới đẩy hết dầu ra ngoài
và giảm nhanh áp suất. Ngoài ra sự hở phớt còn kéo theo bụi bẩn bên ngoài vào trong
và tăng nhanh tốc độ mài mòn do đó phải thay mới phớt bao kín.
Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

+ Dầu biến chất sau 1 thời gian sử dụng. Thông thường dầu trong giảm chấn
được pha thêm phụ gia để tăng tuổi thọ khi làm việc ở nhiệt độ và áp suất thay đổi.
Giữ được độ nhớt trong thời gian dài. Khi có nước hay hay tạp chất hóa học lẫn dễ
làm dầu biến chất. Các tính chất cơ lý thay đổi làm cho tác dụng của giảm chấn mất
đi, hoặc bó kẹt giảm chấn.
+ Kẹt van giảm chấn do thiếu dầu hay bị bẩn, phớt bao kín bị hở. Các biểu
hiện của hư hỏng này phụ thuộc vào trạng thái kết cấu van ở hành trình trả hay van
làm việc ở hành trình nén, van giảm tải.
+ Thiếu dầu, hết dầu xuất phát từ việc phớt bao kín bị hư hỏng. Khi thiếu dầu
hay hết dầu giảm chấn vẫn có khả năng dịch chuyển thì nhiệt phát sinh trên vỏ rất
lớn, tuy nhiên khi có độ cứng của giảm chấn thay đổi, làm xấu chức năng của nó. Có
nhiều trường hợp hết dầu có thể gây kẹt giảm chấn, cong trục.
+ Đôi khi do quá tải trong làm việc, cần piston giảm chấn bị cong, gây kẹt
hoàn toàn giảm chấn.
+ Nát cao su các chỗ liên kết có thể phát hiện thông qua quan sát các đầu liên
kết. Khi bị nát vỡ, ôtô chạy trên đường xấu gây nên va chạm mạnh kèm theo tiếng
ồn.
Các hư hỏng của giảm chấn kể trên có thể phát hiện thông qua cảm nhận về
độ êm dịu chuyển động, nhiệt độ vỏ ngoài giảm chấn, sự chảy dầu hay do trên bệ
kiểm tra hệ thống treo. Khi có sự cố xảy ra, ta tiến hành tháo rời các chi tiết và rửa
sạch, kiểm tra độ cong vênh, độ mài mòn, độ bóng của các chi tiết để quyết định tiếp
tục sử dụng hay thay mới, sau đó ráp lại và đổ dầu giảm chấn mới vào.
3.1.4 Hư hỏng đối với bánh xe
Bánh xe có thể được coi là một phần trong hệ thống treo, các hư hỏng đối
với bánh xe là: áp suất lốp không đúng quy định, khi lốp quá mềm sẽ làm tăng sức
cản chuyển động và mau mòn lốp, còn khi lốp quá cứng sẽ gây ra hiện trượt bánh xe
Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

khi chịu tác dụng của lực dọc hoặc lực ngang lớn do diện tích tiếp xúc giữa bánh xe
và mặt đường giảm gây mất tính ổn định của ôtô... Khi áp xuất lốp không đúng quy
định ta tiến hành điều chỉnh bằng cách xả bớt hoặc bơm không khí, khi lốp bị mòn
ta tiến hành thay mới.
3.1.5 Hư hỏng đối với thanh ổn định
Hư hỏng của thanh ổn định chủ yếu là: nát các gối tựa cao su, giảm độ cứng,
hư hỏng các đòn liên kết… Để khắc phục ta phải thay mới các chi tiết khi xảy ra hư
hỏng.
3.2 Cách kiểm tra hệ thống treo
3.2.1 Lốp và bánh xe
+ Kiểm tra độ rơ ổ bi các bánh xe: kiểm tra khe hở các ổ bi theo phương dọc
trục.
+ Kiểm tra bắt chặt hệ thống treo trước.
+ Kiểm tra bắt chặt các thanh dẫn động lái.
+ Kiểm tra bắt chặt các khớp cầu.
+ Kiểm tra sự làm việc của giảm chấn: kiểm tra chảy dầu của giảm chấn, độ
mòn bạc.
+ Kiểm tra cam quay: dùng dung dịch màu, kiểm tra các vết nứt.
+ Đảo vị trí các lốp.
3.2.2 Góc đặt bánh xe
* Độ chụm bánh xe
- Kiểm tra: giới hạn 2.5±2 mm.
- Nếu không như tiêu chuẩn, điều chỉnh đầu thanh răng.
- Điều chỉnh
+ Tháo các vòng kẹp cao su chắn bụi.
Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

+ Nơi lỏng các đai ốc khổ đầu thanh nối.


+ Xoay các đầu thanh răng phải và trái một lượng như nhau để điều chỉnh.
+ Chiều dài các đầu phải và trái của thanh răng là như nhau.
+ Độ chênh lệch của chiều dài đầu thanh răng: 1.0 mm hay nhỏ hơn.
+ Xiết các đai ốc khố đầu thanh nối, lắp cao su chắn bụi.
* Kiểm tra góc bánh xe
+ Tháp lắp các bu lông hãm cam quay và kiểm tra.
+ Góc bánh xe: lớn nhất.
+ Nếu các góc bánh xe khác tiêu chuẩn, điều chỉnh bằng các bu lông hãm
cam quay.
+ Nếu góc bánh xe không thể điều chỉnh đến giá trị lớn nhất, thì kiểm tra và
thay thế các chi tiết hệ thống lái mòn và hỏng.
Lưu ý: khi đánh hết vô lăng không chạm vào thân xe hoặc các ống mềm.
3.2.3 Giảm chấn
- Tháo bánh trước.
- Tháo giảm chấn.
+ Tháo 2 bu lông và tháo phía dưới của giảm chấn ra khỏi đòn treo dưới.
+ Trong khi giữ đai ốc bên dưới, tháo đai ốc bên trên.
+ Tháo đai ốc dưới, đệm chắn giảm.
3.3 Nguyên nhân và cách khắc phục
3.3.1 Bánh lái bị lắc hoặc kéo lệch sang 1 bên

Stt Kiểm tra Nguyên nhân Khắc phục

1 Lốp Mòn thiếu áp suất Điều chỉnh


Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

2 Góc đặt bánh xe Chỉnh không đúng Điều chỉnh

3 Các thanh nối hệ thống Lỏng hay mòn Điều chỉnh


lái

4 Vòng bi moay ơ Mòn Thay thế

5 Cơ cấu lái Chỉnh sai, lỏng Điều chỉnh

6 Chi tiết hệ thống treo Mòn Thay thế

3.3.2 Thân xe bị chúi xuống

Stt Kiểm tra Nguyên nhân Khắc phục

1 Tải trọng Quá tải Điều chỉnh

2 Lò xo Yếu Thay thế

3 Giảm chấn Mòn Thay thế

3.3.3 Rung bánh xe trước

Stt Kiểm tra Nguyên nhân Khắc phục

1 Lốp Mòn, thiếu áp suất Điều chỉnh

2 Bánh xe Không cân bằng Thay thế

3 Giảm chấn Mòn Thay thế


Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

4 Góc đặt bánh xe Không đúng Điều chỉnh

5 Khớp cầu Mòn Thay thế

6 Vòng bi bánh xe Mòn Thay thế

7 Các dẫn động lái Lỏng hoặc mòn Chỉnh, thay

8 Cơ cấu lái Chỉnh sai, lỏng Điều chỉnh

3.3.4 Lốp xe mòn không bình thường

Stt Kiểm tra Nguyên nhân Khắc phục

1 Lốp Mòn, thiếu áp Điều chỉnh


suất

2 Góc đặt bánh xe Không đúng Điều chỉnh

3 Giảm chấn Mòn Thay thế

4 Chi tiết hệ thống treo Mòn Thay thế

3.3.5 Nguyên nhân hư hỏng của lò xo, giảm chấn

Stt Các hiện tượng hư hỏng Nguyên nhân Cách khắc


phục
Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

1 Nứt lò xo Xe làm việc quá Thay lò xo mới


tải, chạy tốc độ
cao

2 Độ võng của lò xo hay Làm việc quá tải Thay lò xo mới


lớn lâu hoặc chạy
nhiều trên đường
xấu

3 Mòn bộ đôi xylanh Làm việc thời Thay giảm


piston gian dài, chất chấn mới
lượng dầu bôi trơn
giảm

4 Dầu giảm chấn biến chất Do lẫn tạp chất, Thay dầu mới,
làm việc nhiều thay giảm chấn

5 Cần piston bị cong Do làm việc quá Thay giảm


tải chấn mới

7 Nát các gối tựa cao su Làm việc trong Thay gối tựa
thanh ổn định thời gian dài hoặc mới
trong điều kiện
xấu

8 Rơ lỏng các liên kết Làm việc trong Siết các bu lông
(quang nhíp, đai kép) thời gian dài hoặc
trong điều kiện
xấu

3.4 Kiểm tra và sửa chữa một số bộ phận


3.4.1 Giảm chấn.
Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

a, Quy trình tháo.


Stt Nội dung Hình vẽ
1 Trước khi tháo vệ sinh thật cẩn thận vỏ ngoài của giảm xóc
2 Cặp giảm xóc bằng eeto. Sau đó dùng dụng cụ ép lò xo đặc
biêt, ép vào lò xo trụ
3 Gắn cờ lê đặc biết vào tấm để lò xo không để nó xoay
ngược trở lại, sau đó mới nới lỏng đai ốc nối nắp giảm xóc
để tháo nắp giảm xóc

4 Tháo tấm đế lò xo, ụ cao su chắn bụi và lò xo trụ

5 Giữ chặt giảm xóc thẳng đứng và sử dụng cờ lê đặc biệt


tháo nắp bịt giảm xóc, ấn cần piston xuống vị trí thấp nhất
cửa nó trong khi đang thực hiện công việc

6 Tháo vòng hãm ra, kéo chầm chậm cần piston và vòng dẫn
hướng ra khỏi piston

7 Trừ những chi tiết không phải là kim loại, rửa tất cả các chi
tiết bàng xăng không chì và xì khô bằng khí nén. Với
những chi tiết không phải là kim loại, làm lạnh bằng khí
nén và kiểm tra các chi tiết đã tháo. Thay thế bất kì chi tiết
hỏng hóc nào trong quá trình kiểm tra.
Đổ dầu ra

Chú ý:
Có một ổ bi được đặt trong cụm giảm xóc, thay thế cả cụm ổ bi, bất cứ hỏng
chỗ nào
Những chi tiết sau là có sẵn để thay thế và nếu bất kì chi tiết nào ngoài ra
chúng có hỏng hóc, thì phải thay toàn bộ giảm xóc:
+ Cụm giảm xóc
+ Nắp bịt.
Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

+ Vòng hãm
Tháo các đai kẹp nhíp, các chốt bu lông trung tâm sau đó nhấc từng lá nhíp
ra
b, Kiểm tra
Stt Kiểm tra Dụng cụ Sửa chữa
1 Chảy dầu Quan sát Nếu thấy chảy dầu theo thanh đẩy thì
thanh phớt chắn dầu
2 Hệ số cản Có thể kiểm tra bằng tay Thay dầu hoặc thay piston
hoặc trên bệ thử. Nếu trục
của giảm chấn di chuyển
đến cuối hành trình mà hệ
số không đổi thì giảm
chấn vẫn còn tốt
3 Độ cong của cần piston. Đồng hồ so Cong quá phải thay mới
Cho phép 0,2mm
4 Piston, xilanh có bị cào Quan sát Nếu bị cào xước quá nhiều thì thay mới
xước không
5 Dầu xi lanh Quan sát Nếu có cặn bẩn thì thay dầu mới
Nếu thiếu dầu thì đổ thêm dầu mới

C, Quy trình lắp.


Lắp lại giảm chấn theo trình tự sau:
1.Bôi dầu lên thành xi lanh, giảm xóc và bề mặt piston. Phải thận tránh bụi
bẩn dính và phần này.
2. Cẩn thận đứa piston vào xilanh. Dùng ngoàm tay ép cuppen để nó vào
xilanh. Cẩn thân tránh làm hỏng cuppen.
3. Lắp cụm piston-xilanh với giảm xóc
4. Nạp dầu sạch vào trong giảm xóc: 300cc
(* Chú ý: Phải loại bỏ hết không khí trong xilanh trong khi nạp dầu. từ từ ấn nhẹ
piston cho đến khi toàn bộ dầu quy định được nạp.)
5. Với mép vòng dẫn hướng đỉnh, lồng vào cần piston cho đến khi nào vòng
dẫn hướng chạm vào đầu xi lanh ở thời điểm lắp ráp.
6. Đặt vòng hãm thường xuyên phải thay khi giảm xóc bị tháo dời.
Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

7. Bọc lên đầu cần piston bằng dụng cụ bịt nắp dầu giảm chấn đặc biệt, ấn
nhanh phớt sau khi đã nạp đủ lượng dầu quy định để bịt kín dùng clê đặc biệt siết
chặt nắp cho đến khi cạnh bu lông chạm tới đầu ngoài xi lanh giảm xóc.
* Đặt, lò xo trụ lên giảm chấn:
1, Đặt dụng cụ ép lò xo đặc biệt lên lò xo bằng chốt hãm của nó lên vòng thứ
nhất một cái trên và một cái dưới nén hết cỡ và đặt lò xo trên giảm xóc.

2, Kéo thằng cần piston giảm xóc ra hết cỡ, sau đó lồng ụ cao su vào
3, Với tấm đế lò xo ăn sâu vào rãnh phía của cần piston và cũng như vậy
trong lỗ hình chữ D của tấm đế lò xo đó, đặt nắp trên giảm chấn sau đó đặt trên đai
ốc tự hãm. Trong trường hợp này, phải làm sao cho phần chắn bụi được khít với hình
dáng của tấm lò xo
Giữ chắc chắn tấm đế lò xo, sau đó siết chặt bu lông, theo mô men tiêu chuẩn.

3.4.2 Đòn dưới và cam quay.


Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

a, Quy trình tháo.


1, Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để tháo khớp cầu cam quay và đòn dưới.

2. Dùng tuốc nơ vít cậy đều xung quanh phanh hãm và tháo nắp chắn bụi của
khớp cầu
3. Sử dụng kìm mở phanh để tháo phanh hãm
Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

4. Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để tháo khớp cầu, ấn mạnh khớp cầu tụt
khỏi đòn dưới

b, Kiểm tra sửa chữa


- Kiểm tra bọc cao su bị vỡ mòn hỏng, thay bạc cao su nếu hỏng.
- Kiểm tra độ biến dạng cà rạn nứt của cam quay. Thay nếu cam quay hỏng.
- Kiếm tra độ biến dạng và rạn nứt của đòn dưới. Thay nếu hỏng
- Kiểm tra ren khớp cầu. Thay nếu hỏng
- Đo mo men bắt đầu làm khớp dịch chuyển. Nếu mô men nhỏ hơn giá trị
tiêu chuẩn thì phải thay khớp cầu.
- Khi dùng lại khớp cầu phải được tra mỡ.
Chú ý: khớp cầu không có vú mỡ do đó cần phải thay chốt có vú mỡ khi tra
mỡ cho khớp cầu.
Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

c, Quy trình lắp.


1. Sử dụng dụng cụ chuyên tháo lắp khớp cầu ấn thằng không được nghiêng
để khớp cầu nằm trong lỗ của đòn dưới.

2. Khi lắp khớp cầu, dầu ở trên khớp cầu và đòn dưới phải thằng hàng.
3. Một tay cầm phanh hãm, dùng kìm mở phanh lắp phanh hãm và trên giá
khớp cầu.
Chú ý: trong trường hợp này không mở phanh hãm quá rộng
4. Sau đó lắp phanh hãm vào rãnh trên khớp cầu, gõ nhẹ lên phanh hãm
thông qua dụng cụ chuyên dùng để lắp khớp cầu.
5. Sau khi tháo phanh hãm, kiểm tra độ chặt của phanh hãm nếu lỏng phải
thay phanh hãm.
Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

6. Để keo bịt kín vào trong nắp chắn bụi bằng kim loại sau đó ấp nắp chắn
bụi đó vào bề mặt của phanh hãm bằng búa nhựa thông qua dụng cụ
chuyên để lắp khớp cầu

3.4.3 Thanh giằng và thanh ổn định.

1 Thanh cân bằng 6Tấm đỡ lò xo 11 Bạc lót của thanh giằng


2 Giá đỡ 7 ụ cao su 12 Thanh giằng

3 Bạc lót của thanh cân bằng 8 Vỏ chắn bụi 13 Đòn dưới.
4 Thanh ngang phía trước 9 Lò xo trụ 14 Khớp cầu đòn dưới
5 Tấm cách 10 Giảm xóc 15Trục đòn dưới
Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

a, Quy trình tháo


B1, Tháo thanh ổn định và thanh giằng đòn dưới.
B2, Tháo giá bắt thanh giằng khỏi khung xe
B3, Tháo thanh ổn định khỏi giá bắt thanh giằng

b, Kiểm tra sửa chữa


- Kiểm tra độ cong của thanh giằng, giá trị chuẩn 3mm. nếu cong ít có thể
nắn lại, hoặc thay mới .
- Để thanh cân bằng lên sàn và kiểm tra độ biến dạng nếu không đúng thì
điều chỉnh lại.
- Kiểm tra mối ren thanh giằng, mối nối thanh giằng đòn ngang bị nứt, cong
thay thế nếu hỏng
- Kiểm tra sự nứt hỏng và biến dạng gối đỡ thanh giằng nếu hỏng thì thay
thế
c, Quy trình tháo lắp.
Đồ án kỹ thuật cơ khí ô tô | Facebook

B1, Khi lắp thanh giàng với giá đỡ thanh giằng, điều chỉnh khoảng cách “A”
khoảng cách từ đầu phía trước của thanh giằng tới đầu cuối của ê cu hãm với một
giá trị .

B2, Gối đỡ cao su phía trước và sau của thanh giằng khác nhau về hình dạng.
gối phía trước có hình dạng như sau:

B3, Khi bắt bu lông ở cuối thanh ổn định, siết chặt ê cu sao cho kích thước
chuẩn có thể được điều chỉnh giữa ê cu và đầu cuối của bulong.
B4, Siết chặt các ê cu và bulong theo tiêu chuẩn.

You might also like