You are on page 1of 4

CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY.

Hệ thống cấp nước chữa cháy thông thường gồm các bộ phận sau:
- Mạng lưới đường ống: đường ống chính, đường ống đứng
- Các hộp chữa cháy, thường đặt cách sàn tính đến tâm hộp là 1,25m (4.23), hộp có dạng
hình chữ nhật có kích thước 620 x 856 mm, bố trí lẩn trong tường, bên ngoài hộp là lưới
mắt cáo hoặc kính mờ có sơn chữ CH. Bên trong hộp chữa cháy có bố trí van chữa cháy
nối với ống đứng, có khớp nối đặc biệt để móc nối nhanh chóng với ống vải gai và vòi
phun với van chữa cháy.
- Ống vải gai tráng cao su, dài 10 ÷ 20 m, có đường kính 50 mm.
- Vòi chữa cháy là một ống hình nón cụt, 1 đầu có đường kính bằng đường kính ống vải
gai, đầu kia nhọn có đường kính d = 13 mm
- Hộp chữa cháy thường đặt những chỗ dễ nhìn như cầu thang, hành lang.
- Khoảng cách theo chiều ngang của các hộp chữa cháy phụ thuộc vào chiều dài ống vải
gai, đảm bảo cho 2 vòi phun chữa cháy của 2 hộp chữa cháy có thể gặp nhau được.
- Trong mỗi hộp chữa cháy có thể bố trí các nút bấm điện để điều khiển máy bơm chữa
cháy từ xa
1. Lựa chọn sơ đồ và vạch tuyến hệ thống chữa cháy.
Theo QCVN 4513:1988, đối với trường học có thể thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt
và chữa cháy kết hợp. Các vòi chữa cháy được đặt trong các hộp chữa cháy và đặt ở phía ngoài
hành lang đi lại.
Bảng 3 [QCVN 4513:1988] có quy định trong trường học phải có 2 cột chữa cháy, lượng
nước tính cho mỗi cột là 2,5 l/s
Chọn hệ thống cấp nước chữa cháy trực tiếp, mỗi tầng 2 vòi và nước được đưa lên bằng 2
ống đứng, và là ống thép tráng kẽm [TCVN 4513:1988]. Đối với lưu lượng 2,5 l/s, ta dùng vòi
đẩy chữa cháy bằng sợi tổng hợp tráng cao su [TCVN 4513:1988], chiều dài 20 (m).
2. Tính toán hệ thống cấp nước chữa cháy thông thường.
2.1 Tính toán ống đứng cấp nước chữa cháy.
Lưu lượng của 1 vòi phun chữa cháy: Q = 2,5 l/s (QCVN 4513:1988)
Chiều dài ống đứng tính từ vị trí cao nhất đến vị trí thấp nhất là:
Hđ = 3.7 × 7 + 1.25 = 27.15 m
Dựa vào bảng tính toán thủy lực – Th.s Nguyễn Thị Hồng, ta chọn ống đứng như sau:
Q (l/s) D (mm) V (m/s) 1000i
2.5 50 1.18 69.6

Tổn thất trên đoạn ống đứng:


hđ = 27.15 × 69.6/1000 = 1.89 (m)
2.2 Tính toán ống ngang trên mặt đất.
Vì số vòi hoạt động đồng thời là 2 nên lưu lượng tổng là 5 (l/s). Tra bảng tính toán thủy
lực, chọn: D = 70 (mm)  v = 1.44; i = 0.0752
Chiều dài đoạn ống từ trạm bơm tới ống đứng xa nhất: Hn = 26 (m)
Tổn thất trên đoạn ống ngang:
hn = 26 × 0.0752 = 1.96 (m)
Tổng tổn thấp trên toàn bộ hệ thống cấp nước chữa cháy:
∑ H = hđ + hn = 1.89 + 1.96 = 3.85 (m)

Tổn thấp áp lực cục bộ hệ thống cấp nước chữa cháy:


hcb = 30% ∑ H = 30% × 3.85 = 1.155 (m)
Áp lực cần thiết ở đầu van chữa cháy:
cc
h ct =h v +h o

Trong đó:
o hv: áp lực cần thiết ở đầu vòi phun để tạo ra 1 cột nước lớn hơn 6m, áp lực này thay đổi
tùy theo đường kính miệng vòi phun.
Cd
hv = (m)
(1−φ ×α × Cd )

 Trong đó:
 Cd: phần cột nước đặc. Tra bảng TCVN ta lấy Cđ = 6
 α : hệ số phụ thuộc Cđ, lấy theo bảng 20.2  α = 1.19
Bảng 20.2. Trị số hệ số α (Sách Cấp thoát nước – Trần Hiếu Nhuệ, trang 252)

Cđ 6 8 10 12 16
α 1.19 1.19 1.19 1.20 1.24
 φ : hệ số phụ thuộc vào đường kính miệng vòi phun

Khi tính toán có thể lấy như sau: (Sách Cấp thoát nước – Trần Hiếu Nhuệ, trang 252).

d, mm 13 16 19
φ 0.0165 0.0124 0.0097

“Đối với lưu lượng 2,5 l/s, ống vòi rồng dẫn nước phải có đường kính 50 mm và đường kính đầu
phun của lăng ít nhất 13mm.” (TCVN 4513:1988)
 Chọn d = 13 mm, suy ra φ = 0.0165
Cd 6
Vậy hv = = =6.8( m)
(1−φα Cd ) 1−0.0165 ×1.19 × 6

o ho: tổn thất áp lực theo chiều dài ống vải gai và được tính theo công thức:
ho = A×l×(qcc)2 (m2)
 Trong đó:
 A: sức kháng đơn vị của ống vải gai có tráng cao su lấy như sau:

D = 50 (mm)  A = 0,0075 (Sách Cấp thoát nước – Trần Hiệu Nhuệ, trang 252)

 l: chiều dài lớp vải gai, lấy theo tiêu chuẩn, l = 20m
 qcc: lưu lượng của vòi phun chữa cháy

 h0 = 0,0075×20×2,52 = 0.9375 (m)


cc
h ct =h v +h o = 6.8 + 0.9375 = 7.74 (m)

Vậy tổng áp lực cần thiết của ngôi nhà khi có cháy xảy ra:
Hcc = Hd + ∑ H + hcb + hctcc
Trong đó:
 Hđ : chiều cao ống đứng tính từ vị trí cao nhất đến vị trí thấp nhất (m)
 ∑ H : tổng tổn thất trên toàn bộ hệ thống cấp nước chữa cháy (m)
 hcb : tổn thất áp lực cục bộ hệ thống cấp nước chữa cháy (m)
 hctcc : áp lực cần thiết ở đầu van chữa cháy.
 Hcc = 27.15 + 3.85 + 1.155 + 7.74 = 39.895 m
Chọn bơm chữa cháy có thông số sau: Hb = 39.882(m); qb = 5 l/s

You might also like