You are on page 1of 9

Đại Học Quốc Gia TP.

HCM Vietnam National University – HCMC


Trường Đại Học Bách Khoa Ho Chi Minh City University of Technology
Khoa Công Nghệ Vật Liệu Faculty of Materials Technology

Đề cương môn học

CÔNG NGHỆ CAO SU


(Rubber Technology)

Số tín chỉ 4 (2.4.6) MSMH


Số tiết Tổng: 90 LT: 30 TH: TN: 60 BTL/TL:
Tỉ lệ đánh giá BT: 0% TN: 50% KT: 0% BTL/TL: 20% Thi: 30%
Hình thức đánh giá - Tiểu luận: báo cáo theo nhóm
- Thực hành: báo cáo theo nhóm
- Thi cuối kỳ: viết tự luận 90 phút
Môn tiên quyết
Môn học trước - Hóa học polymer
- Hóa lý polymer
Môn song hành
CTĐT ngành Kỹ thuật Vật liệu, chuyên ngành Vật Liệu Polyme
Trình độ đào tạo Đại học
Cấp độ môn học 3
Ghi chú khác

1. Mô tả môn học:

Môn học giới thiệu các kiến thức về vật liệu cao su nguyên liệu, các phụ gia sử dụng trong gia công
vật liệu cao su đồng thời với các đặc điểm, các tương tác cơ lý hóa xảy ra trong quá trình gia công
như lưu hóa, phòng lão, tăng cường,..Môn học còn giới thiệu một số phương pháp thường sử dụng
để gia công sản phẩm cao su như: nhúng, cán tráng, ép và một số công nghệ sản xuất sản phẩm cụ
thể.

Course Description:

Other rubber ingredients are introduced. Some common processes are involved such as
vulcanizating, reinforcing and the aging

2. Tài liệu học tập


[1] Morton, M. Ed. Introduction to Rubber Technology, 3rd Ed., Reinhold, NewYork, 1987.
[2] Mark J. E., Science and Technology of Rubber, Academic Press, NY, 1994.
[3] C.W. Evans, Practical Rubber Compounding and Processing, Elsevier Applied Science Pub.,
NewYork, 1986.
[4] A. Whelan, K. S. Lee, Developments in Rubber Technology-1- Improve Product performance,
Applied Science Pub., London, 1979

1/9
[5] A. Whelan, K. S. Lee, Developments in Rubber Technology-2- Synthetic Rubbers, Applied
Science Pub., London, 1981
[6] Richard B. Simpson, Rubber Basics, Rapra Technology Limited, UK, 2002.
[7] Nguyễn Hữu Trí, Cao Su Thiên Nhiên, Nhà xuất bản Trẻ, 2004

3. Mục tiêu của môn học

- Trình bày và hiểu được các kiến thức cơ bản về vật liệu cao su
- Có khả năng phân tích và lựa chọn nguyên liệu để gia công một sản phẩm
- Hiểu một số công nghệ gia công sản phẩm cao su
- Hiểu được tính chất cơ lý hóa và các phương pháp đánh giá tính chất vật liệu cao su
- Thể hiện khả năng làm việc nhóm

4. Hiểu biết, kỹ năng, thái độ cần đạt được sau khi học môn học

STT Chuẩn đầu ra môn học CDIO


L.O.1 Trình bày và hiểu được các kiến thức cơ bản về vật liệu cao su 1.2, 1.3
L.O.1.1 –Mô tả định nghĩa,công thức cấu tạo, phân loạicác loại cao 1.2.3, 1.2.11,
su,phụ gia 1.3.3
L.O.1.2 – Xác định những ưu nhược điểm của các nguyên liệu 1.3.3
L.O.1.3 –Mô tả các khái niệmvề quá trình cơ bản trong gia công cao 1.2.11, 1.3.3
su

L.O.2 Có khả năng phân tích và lựa chọn nguyên liệu để gia công một sản 1.3, 2.2, 2.3, 2.4
phẩm
L.O.2.1 – Phân tích vai trò,các tính chất cơ bản của các loại cao su 1.3.3, 2.2.2
L.O.2.2 – Giải thích tính chất của các phụ gia như hệ lưu hóa, chất 1.3.3, 2.2.2, 2.4.6
gia cường, chất phòng lão, chất hóa dẻo,...
L.O.2.3 – Trình bày nguyên tắc xây dựng đơn pha chế cao su 1.3.3, 2.2.2, 2.4.6
L.O.2.4 – Lựa chọn nguyên liệu và xây dựng đơn pha chế dựa trên 1.3.3, 2.2.2, 2.2.3,
yêu cầu tính năng sử dụng một sản phẩm cao su 2.3.1, 2.3.3, 2.4.3,
2.4.4, 2.4.6

L.O.3 Hiểu một số công nghệ gia công sản phẩm cao su 1.3, 2.2, 2.3, 2.4
L.O.3.1 – Liệt kêvà giải thích đượccác bước gia công cơ bản một 1.3.3, 2.2.2
sản phẩm
L.O.3.2 – Mô tả về một số thiết bị gia công sản phẩm 1.3.3, 2.2.2, 2.4.6
L.O.3.3 – Trình bày và giải thích một số công nghệ chế tạo sản 1.3.3, 2.2.2, 2.4.6
phẩm cao su phổ biến
L.O.3.4 – Dự đoán được phương pháp chế tạo thích hợp cho sản 1.3.3, 2.2.2, 2.2.3,
phẩm cao su 2.3.1, 2.3.3, 2.4.3,
2.4.4, 2.4.6
L.O.4 Hiểu được tính chất cơ lý hóa và các phương pháp đánh giá tính 1.2, 1.3, 2.2, 2.3,
chất vật liệu cao su 2.4

2/9
L.O.4.1 – Trình bày các chỉ tiêu, phương pháp kiểm tra, đánh giá 1.2.3, 1.2.11, 1.3.3
chất lượng nguyên liệu và sản phẩm
L.O.4.2 – Giải thích nguyên tắc các phương pháp đánh giá tính chất 1.2.3, 1.2.11, 1.3.3,
vật liệu cao su (cơ lý, chịu nhiệt, chịu môi trường,..) 2.2.2
L.O.4.3 – Trình bày và giải thích nguyên tắc đánh giá quá trình gia 1.3.3
công 1.3.3, 2.2.2
L.O.4.4 – Áp dụng để nhận biết cách vận hành thiết bị máy móc
phòng thí nghiệm

L.O.5 Thể hiện khả năng làm việc nhóm 1.3,2.2,2.5, 3.1

L.O.5.1 – Giới thiệu và thiết lập nhóm báo cáo 2.2.2, 2.5.4, 3.1.1
L.O.5.2 – Hoạt động nhóm hiệu quả 3.1.2
L.O.5.3 – Dịch và báo cáo seminar theo nhóm 1.3.3, 2.2.2,2.5.4,
3.1.1, 3.1.2
L.O.5.4 – Thực hành được với các thiết bị cụ thể 2.2.3, 2.5.1, 2.5.2

5. Hướng dẫn cách học - chi tiết cách đánh giá môn học
Tài liệu được đưa lên BKEL hàng tuần. Sinh viên tải về, in ra và mang theo khi lên lớp học. Sinh
viên tham dự lớp và làm bài tập đầy đủ, đọc các tài liệu được hướng dẫn, thảo luận theo nhóm (4 -6
SV/nhóm).

Điểm tổng kết môn học được đánh giá xuyên suốt quá trình học, cơ bản gồm hai cột điểm: điểm quá
trình (70%) và điểm thi cuối kỳ (30%). Điểm đánh giá chi tiết như sau:
• Điểm quá trình 70% gồm:
- Bài tập lớn 30% : báo cáo seminar
- Thí nghiệm 50% gồm có: Chuyên cần: 10%
Hoạt động thí nghiệm: 20%
Viết báo cáo thí nghiệm: 20%
• Bài thi cuối kỳ 30% : hình thức thi viết tự luận, thời gian 90 phút.

6. Dự kiến danh sách Cán bộ tham gia giảng dạy


• TS. Nguyễn Thị Lê Thanh - Khoa: Công nghệ Vật liệu
• TS Võ Hữu Thảo - Khoa: Công nghệ Vật liệu
• TS. Cao Xuân Việt - Khoa: Công nghệ Vật liệu
• ThS. Phan Quốc Phú - Khoa: Công nghệ Vật liệu
• KS. Trấn Tấn Đạt - Khoa: Công nghệ Vật liệu

3/9
7. Nội dung chi tiết
Tuần / Nội dung Chuẩn đầu ra Hoạt động
Chương chi tiết đánh giá
1 Giới thiệu về môn học L.O.5.1 – Giới thiệu và thiết lập Hoạt động trên
nhóm làm báo cáo (chủ đề sẽ quyết lớp(AIC)
- Thông tin Thầy/Cô định sau)
- Các vấn đề liên quan đến môn học
(phần lý thuyết, phần thí nghiệm)
- Cách thức dạy và học

1 VẬT LIỆU CAO SU L.O.1.1 – Mô tả định nghĩa, công Hoạt động trên
1.0. Vật liệu cao su. thức cấu tạo, phân loại các loại cao lớp(AIC)
1.0.1. Đặc trưng cơ học. su Bài tập về nhà
1.0.2. Đặc trưng phân tử. L.O.1.2 – Xác định những ưu
1.0.3. Vật liệu đàn hồi và vật liệu nhược điểm của các nguyên liệu
dẻo. cao su

1.1. Cao su thiên nhiên.


Quá trình quang tổng hợp.
Qui trình chế biến.
Tính chất hóa học và vật lý của cao su
thiên nhiên.
1.2. Cao su tổng hợp.
1.2.1. Cao su poliisopren (IR).
1.2.2. Cao su stiren-butadien (SBR).
1.2.3. Cao su butadien (BR). L.O.2.1 – Phân tích vai trò, các
1.2.4. Cao su butil (IIR). tính chất cơ bản của các loại cao su
1.2.5. Cao su nitril (NBR).
1.2.6. Cao su cloropren (CR)
1.2.7. Cao su nhiệt dẻo.
1.2.8. Các loại cao su tổng hợp đặc
biệt. L.O.2.3 – Trình bày nguyên tắc
1.4. Chọn lựa vật liệu cao su. xây dựng đơn pha chế cao su

L.O.2.4 – Lựa chọn nguyên liệu


cao su dựa trên yêu cầu tính năng
sử dụng một sản phẩm cao su

4/9
L.O.4.1 – Trình bày các chỉ tiêu,
phương pháp kiểm tra và đánh giá
chất lượng nguyên liệu cao su
L.O.5.2 – Hoạt động nhóm hiệu
quả
L.O.5.3 – Dịch và báo cáo seminar
theo nhóm
2 SỰ LƯU HÓA CAO SU L.O.1.1 – Mô tả định nghĩa, công Hoạt động trên
2.0. Đặc điểm của quá trình lưu hóa. thức cấu tạo, phân loại phụ gia sử lớp(AIC)
2.1. Ảnh hưởng của sự lưu hóa đến tính dụng trong hệ lưu hóa Bài tập về nhà
chất cao su lưu hóa.
2.2. Lưu hóa với lưu huỳnh. L.O.1.3 – Mô tả khái niệm các quá
2.2.1. Không dùng chất xúc tiến. trình lưu hóa trong gia công cao su
2.2.2. Dùng chất xúc tiến.
2.3. Lưu hóa với peroxid. L.O.2.2 – Giải thích tính chất của
2.4. Lưu hóa với các hệ lưu hóa đặc biệt. các phụ gia trong hệ lưu hóa

L.O.1.2 – Hiểu cơ chế phản ứng và


so sánh được những ưu nhược
điểm của các hệ lưu hóa cao su
L.O.2.4 – Lựa chọn hệ lưu hóacao
su dựa trên yêu cầu tính năng sử
dụng một sản phẩm cao su và thiết
bị gia công
L.O.5.2 – Hoạt động nhóm hiệu
quả
L.O.5.3 – Dịch và báo cáo seminar
theo nhóm
3 SỰ TĂNG CƯỜNG CAO SU BỞI L.O.1.1 – Mô tả vai trò của chất Hoạt động trên
CHẤT ĐỘN độn, phân loạichất độn lớp(AIC)
Bài tập về nhà
3.1. Đặc điểm của sự tăng cường.
3.2. Tương tác giữa cao su và chất độn
tăng cường
3.3. Tính chất của hỗn hợp cao su chưa
lưu hóa và chất độn. L.O.1.3 – Mô tả các tương tác khi
3.4. Tính chất cơ học của cao su lưu hóa đưa chất độn vào cao su trong gia
có độn ở các biến dạng nhỏ và trung công cao su
bình- Hiệu ứng Paye.
3.5. Tính chất ở biến dạng lớn và sự phá
hủy - - Hiệu ứng Mullin
3.6. Chất độn tăng cường L.O.2.2 – Giải thích tính chất của
3.6.1. Tính chất của chất độn. hỗn hợp cao su có độn trước và sau
3.6.2. Ảnh hưởng của chất độn đến lưu hóa
tính chất cao su lưu hóa.
3.7 Than đen
3.7.1. Bản chất của than đen.
3.7.2. Phân loại than đen.
3.8. Chất độn trắng. L.O.1.2 – Hiểu các hiệu ứng tăng
3.8.1. Silica cường của chất độn và so sánh
3.8.2. Chất độn trắng bán tăng cường được những ưu nhược điểm của
Kaolin. các loại độn
Alumino silicat.
Carbonat calcium kết tủa.

5/9
3.9. Chất độn trơ hay chất pha loãng. L.O.2.4 – Lựa chọn hệ lưu hóacao
3.10. Các chất độn khác. su dựa trên yêu cầu tính năng sử
dụng một sản phẩm cao su và thiết
bị gia công

L.O.5.2 – Hoạt động nhóm hiệu


quả

L.O.5.3 – Dịch và báo cáo seminar


theo nhóm

4 SỰ LÃO HÓA CAO SU L.O.1.1 – Mô tả các yếu tố tác Hoạt động trên
4.1. Các yếu tố bên ngoài tác động đến động đến sự lão hóa, vai trò của lớp(AIC)
sự lão hóa cao su. chất phòng lão, phân loạichất Bài tập về nhà
4.1.1. Oxy. phòng lão
4.1.2. Nhiệt.
4.1.3. Ozon.
L.O.1.3 – Mô tả các cơ chế phòng
4.1.4. Ánh sáng
lão cơ bản trong gia công cao su
4.1.5. Tác động uốn gấp.
4.1.6. Các kim loại.
4.2. Ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp
và điều kiện gia công.
4.2.1. Cao su. L.O.2.2 – Giải thích tính chất và
4.2.2. Hệ lưu hóa. cơ chế kháng lão hóa của các hệ
4.2.3. Các phu gia khác. phòng lão tiêu biểu
4.2.4. Điều kiện gia công
4.3. Các hệ phòng lão.
4.3.1. Các dẫn xuất amin.
L.O.2.3 – Nắm được nguyên tắc
4.3.2. Các dẫn xuất phenol.
xây dựng đơn pha chế
4.3.3. Chất giảm hoạt.
4.3.4. Xáp vi tinh thể.
4.4. Cơ chế tác động của các chất phòng
lão.
4.4.1. Cơ chế phòng chống oxy. L.O.2.4 – Lựa chọn hệ phòng
4.4.2. Cơ chế phòng chống ozon. lãocao su dựa trên yêu cầu tính
năng sử dụng một sản phẩm cao su
và thiết bị gia công

L.O.5.2 – Hoạt động nhóm hiệu


quả

L.O.5.3 – Dịch và báo cáo seminar


theo nhóm

5 CÁC PHỤ GIA CAO SU L.O.2.2 – Giải thích vai trò, tính Hoạt động trên
5.1. Chất pepti hóa. chất của các phụ gia lớp(AIC)
5.2. Chất tạo xốp. Bài tập về nhà
L.O.2.3 – Nắm được nguyên tắc
5.2.1. Cấu trúc xốp hở.
xây dựng đơn pha chế
5.2.3. Cấu trúc xốp kín.

6/9
5.3. Chất chống cháy. L.O.2.4 – Lựa chọn hóa chất phù
5.4. Chất màu. hợp vớicao su dựa trên yêu cầu tính
5.5. Phụ gia khác. năng sử dụng một sản phẩm cao su
và thiết bị gia công
L.O.5.2 – Hoạt động nhóm hiệu
quả

6 GIA CÔNG CAO SU L.O.3.1 – Nắm và giải thích được Hoạt động trên
6.1. Phối liệu. các bước gia công cơ bản một sản lớp(AIC)
Thiết lập đơn pha chế. phẩm Bài tập về nhà
6.2. Các bước gia công cao su. L.O.3.2 – Hiểu biết về một số thiết
6.3. Thiết bị thường sử dụng trong gia bị gia công sản phẩm
công cao su
6.3.1. Máy cán. L.O.3.3 – Nêu và giải thích một số
6.3.2. Máy luyện kín. công nghệ chế tạo sản phẩm cao su
6.3.3. Máy Đùn. phổ biến
6.3.4.Máy Ép. L.O.3.4 – Đề xuất được phương
6.3.5. Hệ thống nhúng latex. pháp chế tạo thích hợp cho sản
phẩm cao su
L.O.5.2 – Hoạt động nhóm hiệu
quả
L.O.5.3 – Báo cáo seminar theo
nhóm
7 KỸ THUẬT PTN, ĐÁNH GIÁ VẬT L.O.4.1 – Trình bày các chỉ tiêu, Hoạt động trên
LIỆU CAO SU phương pháp kiểm tra, đánh giá lớp(AIC)
7.1. Nội qui PTN, nguyên tắc sử dụng chất lượng nguyên liệu và sản
thiết bị PTN, an toàn lao động phẩm
7.2. Sử dụng máy cán và an toàn lao L.O.4.2 – Giải thích nguyên tắc
động các phương pháp đánh giá tính chất
7.3. Các phép đo tính chất cơ lý vật liệu cao su (cơ lý, chịu nhiệt,
7.3.1. Modul 100, Modul 300. chịu môi trường,..)
7.3.2. Kháng đứt. L.O.4.3 – Trình bày và giải thích
7.3.3. Kháng xé. nguyên tắc đánh giá quá trình gia
7.3.4. Đánh giá khả năng kháng lão công
hóa.
7.3.5. Đánh giá khả năng kháng mài
mòn.
7.3.6. Đánh giá khả năng kháng uốn
gấp.
7.4. Đánh giá các tính chất khác của vật
liệu cao su, lựa chọn thông số gia công
vật liệu
7.5. Đánh giá chất lượng nguyên liệu
cao su
8 Chọn 5 trong các nội dung dưới đây L.O.4.1 – Hiểu các chỉ tiêu,
thực hiện theo điều kiện thực tế PTN phương pháp kiểm tra, đánh giá
chất lượng nguyên liệu và sản
8.1 KHẢO SÁT HỆ LƯU HÓA phẩm
8.1.1 Đặc điểm đường cong lưu hóa. L.O.4.2 – Nắm được nguyên tắc
8.1. 2. Đánh giá tính chất cao su lưu các phương pháp đánh giá tính chất
hóa với các hệ lưu hóa khác nhau. vật liệu cao su (cơ lý, chịu nhiệt,
Thiết bị sử dụng: Máy cán, máy ép, máy chịu môi trường,..)
đo đường cong lưu hóa; máy đo cường L.O.4.3 – Nắm được nguyên tắc
lực đánh giá quá trình gia công
8.2 KHẢO SÁT HỆ PHÒNG LÃO
8.2.1 Đặc điểm của các hệ phòng L.O.4.4 – Áp dụng để nhận biết
lão. cách vận hành thiết bị máy móc

7/9
8.2. 2. Đánh giá hiệu quả phòng lão phòng thí nghiệm
của các hệ phòng lão khác nhau.
Thiết bị sử dụng: Máy cán, máy ép, máy
L.O.5.2 – Hoạt động nhóm hiệu
đo đường cong lưu hóa; máy đo cường
quả
lực, máy sấy
8.3 KHẢO SÁT CHẤT ĐỘN TRONG
CAO SU L.O.5.4 – Thực hành được với các
8.3.1 Đặc điểm chất độn dùng trong thiết bị cụ thể
cao su.
8.3. 2. Đánh giá hiệu quả tăng cường
của một số loại độn khác nhau.
Thiết bị sử dụng: Máy cán, máy ép, máy
đo đường cong lưu hóa; máy đo độ mài
mòn, dụng cụ đo tỉ trọng caosu
8.4 KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG ĐỘN
8.4.1 Ảnh hưởng của hàm lượng chất
độn đến tính chất cao su.
8.4. 2. Đánh giá hiệu quả tăng cường
khi thay đổi hàm lượng.
Thiết bị sử dụng: Máy cán, máy ép, máy
đo đường cong lưu hóa; máy đo kháng
uốn gấp
8.5 KHẢO SÁT SỰ TRƯƠNG CỦA
CAO SU
8.5.1 Ảnh hưởng của các loại nguyên
liệu cao su đến khả năng bền dung môi
của sản phẩm.
8.5. 2. Đánh giá sự trương khi thay
đổi loại cao su, thay đổi dung môi.
Thiết bị sử dụng: Máy cán, máy ép, máy
đo đường cong lưu hóa; cân phân tích
8.6ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MŨ
CAO SU THIÊN NHIÊN
8.6.1 Ảnh hưởng của chất lượng mũ
đến quá trình tồn trữ mũ.
8.6. 2. Đánh giá TSC, DRC, MST
Thiết bị sử dụng: Cân phân tích, bếp
điện, dụng cụ đánh đông cao su
8.7 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ
PHÂN LOẠI NGUYÊN LIỆU CAO SU
THIÊN NHIÊN
8.7.1 Ảnh hưởng của chất lượng
nguyên liệu đến chất lượng sản phẩm
8.7. 2. Đánh giá độ nhớt Mooney, độ
dẻo ban đầu Po, PRI
Thiết bị sử dụng: Cân phân tích, máy
cán, thiết bị đo độ nhớt Mooney, thiết bị
đo độ dẻo

8/9
8. Thông tin liên hệ

Bộ môn/Khoa phụ trách Bộ môn Vật Liệu Polyme – Khoa Công nghệ Vật liệu
Văn phòng 205 C4
Điện thoại 5809
Giảng viên phụ trách TS. Nguyễn Thị Lê Thanh
Email lethanhpo@gmail.com

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014

TRƯỞNG KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN CB PHỤ TRÁCH LẬP ĐỀ CƯƠNG

9/9

You might also like