You are on page 1of 12

Chương IV: CÔNG NGHỆ BỐC XẾP – VẬN CHUYỂN

HÀNG HÓA TRONG CẢNG


I. Vai trò của hệ thống bốc xếp – vận chuyển trong cảng
Chức năng chính của cảng là tổ chức việc bốc xếp hàng hóa giữa bờ và
tàu. Công tác vận chuyển, bốc xếp là một trong những hoạt động chủ yếu nhất
của cảng, nó quết định việc giải phóng tàu nhanh, rút ngắn thời gian tàu đỗ ở
bến, bảo đảm chất lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Hệ thống bốc xếp, vận chuyển trong cảng là một trong những số liệu
quan trọng không thể thiếu trong công tác quy hoạch. Người làm công tác quy
hoạch phải nắm vững các trang thiết bị và hoạt động của các thiết bị trong
cảng.
II. Các thiết bị bốc xếp, vận chuyển trong cảng
II.1. Thiết bị chính
a) Hoạt động theo chu kỳ
Chủ yếu là các loại cần trục.
Cần trục cố định: đặt cố định tại một vị trí trên bến
Cần trục di động: chia làm hai loại
- Cần trục chạy trên ray

Hình 4.1: Cần trục SSG (Ship – to – Shore Grantry Crane) chạy trên ray
Một số thông số của cần trục:
- Sức nâng của cần trục Q(T): trọng kượng hàng lớn nhất mà cần trục có
thể nâng được.
- Trọng lượng một lần nâng hàng q(T): trọng lượng hàng hóa cần trục
nâng trong một lần.
- Chu kỳ làm việc của cần trục T(s): thời gian cần thiết cho việc bốc dỡ
hàng.
n
T =  ti (s)
1

Trong đó: t1: thời gian quay cần trục đến vị trí lấy hàng
t2: thời gian móc hàng

t3: thời gian nâng hàng lên


t4: thời gian quay đến vị trí
đặt hàng
t5: thời gian thả hàng xuống
t6: thời gian quay trở lại vị trí
ban đầu
Muốn xác định ti, cần biết quảng đường nâng, hạ hàng và vận tốc nâng,
hạ hàng.
Năng suất bốc xếp của thiết bị:
3600
P= q (T/h)
T
- Cần trục không chạy trên ray: chạy trên bánh lốp hoặc bánh xích, hoạt
động hỗ trợ cho cần trục chính bốc xếp trước bến hoặc làm thiết bị bốc xếp
chính ở những cảng nhỏ.

Hình 4.2: Cần


trục Gottwald HMK
300 E không chạy trên
ray

b) Hoạt động liên tục


Là một trong các loại thiết bị dùng để bốc dỡ hàng chính của cảng, nó có
thể chia làm nhiều loại:
- Máy vận chuyển bằng khí: dùng áp lực để thổi, vận chuyển các vật liệu
trong hệ thống đường ống kín như ximăng rời, vật liệu rời, bột mì, lúa, gạo
- Máy vận chuyển bằng thủy lực: dùng áp lực của nước để vận chuyển
hàng hóa không bị hư hỏng bởi nước.
- Máy vận chuyển liên tục: có hai loại
+ Băng chuyền:

Hình 4.3: Hệ thống băng tải nhập xuất phân bón tại kho đạm Phú Mỹ -
Trà Nóc
Hình 4.4: Băng lòng máng vân chuyển gỗ dăm vào bãi
* Băng chuyền cao su: thường dùng để vận chuyển hàng hóa là vật
liệu rời như than, quặng, cát, đá dăm, phân hóa học, xi măng…
* Băng chuyền xích: thường dùng để vận chuyển hàng nặng như bao,
kiện, đá hộc…
+ Băng gầu: là những băng có gắn gầu, dùng để vận chuyển hàng rời,
bao kiện theo phương thẳng đứng.
II.2. Thiết bị phụ
Là các thiết bị trợ giúp cho thiết bị chính, nhờ các thiết bị phụ mà năng
suất của thiết bị chính được nâng cao.
Ví dụ: thiết bị phụ của cần trục: dây, palét, gầu ngoạm, lưới… dùng bốc
xếp các vật liệu rời.
II.3. Phương tiện vận tải
- Đường sắt: đầu máy, toa tàu
- Đường bộ: ô tô chở hàng các loại, xe rơ moóc với trọng tải và kích
thước khác nhau.
II.4. Phương tiện vừa bốc xếp, vừa vận chuyển
Xe nâng, chủ yếu đảm nhận việc bốc xếp, vận chuyển hàng hóa trong nội
bộ cảng. Các dạng vận chuyển này mang tính chu kỳ.
Cần trục RTG (Rubber Tyred Grantry Crane) chủ yếu bốc xếp container
trên bãi.
Các băng chuyền vận chuyển hàng trong kho. Dạng vận chuyển này
mang tính liên tục.

Hình 4.5: Xe nâng Forklift Traders – Container Omega 7 ECH SP


Hình 4.6: Xe nâng LRS 645 (Liebherr Reachstacker Type LRS 645)

Hình 4.7: Cần trục Rubber Tyred Grantry Crane


III. Sơ đồ bốc xếp
III.1. Định nghĩa
Sơ đồ công nghệ bốc xếp là một hệ thống gồm các loại thiết bị bốc xếp,
vận chuyển để thực hiện việc bốc xếp hàng hóa từ tàu lên bờ và ngược lại. Sơ
đồ công nghệ bốc xếp còn được gọi là một dây chuyền bốc xếp (bao gồm một
thiết bị bốc xếp chính và các thiết bị phụ).
Chú ý: Một thiết bị bốc xếp chính gọi là một tuyến bốc xếp.
III.2. Giới thiệu 12 sơ đồ công nghệ bốc xếp (Quy trình thiết kế công nghệ
cảng biển)
IV. Một số tính toán trong bốc xếp
IV.1. Định mức chung của một tuyến bốc xếp
a) Thiết bị làm việc theo chu kỳ.
Năng suất thiết bị làm việc theo chu kỳ:
60tg q
PK = tM (T/ca)
Trong đó: - tg: thời gian thuần túy để làm công việc bốc xếp trong 1 ca (phút)
+ Nếu 1 ca làm việc 7h thì lấy tg = 315 phút
+ Nếu 1 ca làm việc 8h thì lấy tg = 375 phút
- tM: thời gian một chu kỳ làm việc của máy (s)
- q: trọng lượng trung bình một lần nâng hàng
b) Thiết bị làm việc liên tục
Năng suất thiết bị làm việc liên tục:

Pg .t g
PK = 60 (T/ca)

Trong đó: - Pg: năng suất của máy (T-m3/giờ), phụ thuộc vào các tham số
của băng và đặc trưng vật liệu.
+ Băng lòng máng: Pg = 310 .b2.v.  (T/h)
b: chiều rộng băng (mm)
v: vận tốc chuyển động của băng (m/s)
 : trọng lượng đơn vị vật liệu vận chuyển trên băng (T/m3)
IV.2. Định mức tàu giờ thiết kế (Mg)
Định mức tàu giờ thiết kế biểu hiện mức độ cơ giới hóa và công việc tổ
chức trong bốc xếp hàng hóa.
c( Pkb .nb  Pkt .nt )
Mg = 12 (T/tàu – giờ)
24
Trong đó: c: số ca làm việc trong một ngày đêm: (1-3) ca
Pkb, Pkt: định mức chung thiết kế của một tuyến làm hàng trên
bến và trên tàu/ tính toán năng suất bốc xếp.
nb, nt: số lượng tuyến bốc xếp trên bến và trên tàu.
(Do việc tăng năng suất bốc xếp, người ta sử dụng thêm cần trục trên tàu)
1 : hệ số ảnh hưởng do các hoạt động công nghệ (nâng hạ, mở

nắp hầm tàu…), 1 = 0,8 – 0,9.


2 : hệ số giảm hiệu suất bốc xếp do ảnh hưởng của số tuyến
làm hàng lớn, nó phụ thuộc vào loại hàng, tải trọng tàu, số lổ cửa hầm hàng,
2 = 0,75 – 0,95.
V. Xác định năng lực thông qua của bến
V.1. Năng lực thông qua của bến trong một ngày đêm
24 Dt
Pngđ = tbx  t p (T/ngđ)
Trong đó: tbx: thời gian bốc xếp hàng
Dt
tbx = Mg (giờ) Dt: trọng tải tàu tính toán.

Mg: định mức tàu giờ thiết kế.


tp: thời gian thao tác phụ, tra phụ lục 7 trong “ Quy trình thiết
kế công nghệ cảng biển”.
Ngoài thời gian bốc xếp hàng trên tàu còn có lượng thời gian làm những
việc không phải xếp dỡ hàng gọi là thời gian thao tác phụ. Trong việc tổ chức
bốc xếp hàng ở cảng, người ta cố gắng rút ngắn thời gian thao tác phụ bằng
cách có thể tiến hành những công việc song song đồng thời.
Ví dụ: trong quá trình xếp dỡ người ta có thể đồng thời lấy nhiên liệu,
nước ngọt.
Tuy nhiên cũng có những công việc không thể làm song song với quá
trình bốc xếp hàng hóa nên phải mất thời gian như: làm thủ tục cập, rời bến,
đóng mở nắp hầm, làm vệ sinh hầm tàu, thời gian kiểm tra của các cơ quan
chức năng, thời gian xuất trình các giấy tờ cần thiết, thời gian buộc, cởi dây
neo. Đối với các tàu dầu, phải kể đến thời gian nối và tháo các ồng mềm, nhận
nước giằng để đảm bảo tính ổn định của tàu trong hành trình.
Như vậy, thời gian thao tác phụ tp: phụ thuộc vào: loại hàng bốc xếp,
trọng tải tàu, tuyến vận chuyển, thời gian chạy tàu trong năm.
V.2. Năng lực thông qua của bến trong một tháng
Pth = 30 . Pngđ . kb . kt (T/tháng)
Trong đó: kb: hệ số bến bận, thể hiện thời gian con tàu “làm việc” với bến
trong một tháng vì muốn tàu vào bến phải đợi tàu kia rời bến. Thời gian trống
là thời gian vào bến của hai con tàu kế tiếp nhau. Hơn nữa để kể đến tất cả các
hiện tượng, người ta đưa vào một hệ số gọi là hệ số bận của bến.
kb phụ thuộc vào sơ đồ công nghệ bốc xếp của bến:
- Bến công dụng chung: kb = 0,6 – 0,7
- Bến chuyên dụng: kb = 0,5 – 0,6
- Bến hàng vun đống: kb = 0,5 – 0,6
- Bến Container: kb = 0,4 – 0,5
- Bến dầu và các sản phẩm dầu: kb = 0,45 – 0,5
kt: hệ số thời tiết, thể hiện thời gian làm việc của bến do ảnh hưởng của
các yếu tố khí tượng thủy văn vì nếu gặp thời tiết bất lợi như sóng lớn, sương
mù, gió mạnh, mưa…, tàu không thể cập bến. ( Chú ý: trong điều kiện gió lớn
hơn cấp 7, các cần trục không làm việc).
720  tt
kt = 720 (tt: số giờ không làm việc do điều kiện khí
tượng trong một tháng)
V.3. Năng lực thông qua trong năm
Pth .mth
Qn = kkdth (T/năm)
Trong đó: mth: số tháng trong năm chạy tàu (mth  12)
kkdth : hệ số không đều của hàng hóa trong một tháng
Qthmax
kkdth = QthTB > 1 (lấy kkdth
= 1,1 - 1,2)

VI. Tính toán số lượng bến


th
Qmax
Nb = Pth (1)

Trong đó: Nb: số lượng bến hàng trong một khu bến, thông thường Nb là
một số thập phân.
- Nếu phần thập phân  0,5 sẽ làm tròn về phía số nguyên lớn hơn.
- Nếu phần thập phân  0,5  tính chưa hợp lý  tính lại để số bến tính
toán có phần thập phân  0,5 bằng cách:
+ Tăng hoặc giảm Qth: ghép thêm các mặt hàng cùng loại hoặc tách
bớt các mặt hàng.
+ Tăng hoặc giảm năng suất bốc xếp trước bến (tăng/giảm số lượng
thiết bị hoặc tăng/giảm thời gian khai thác của cảng).
Một số công thức khác tính số lượng bến:
Qn
Nb = P (2)
n

Qngd
Nb = P (3)
ngd

- Công thức (1) dùng để tính số lượng bến ứng với lượng hàng thiết kế.
- Công thức (2) thường dùng để nghiên cứu khả năng phát triển cảng
trong tương lai.
- Công thức (3) thường dùng cho cảng sông, tính số lượng bến trong khu
bến có một loại hàng.

You might also like