You are on page 1of 9

1. Khái niệm về con người với tư cách là chủ thể của văn hóa ?

- Trong tư tưởng phương Đông, con người là vũ trụ thu nhỏ : “ Nhân thân tiểu
thiên địa “ Lão Tử. Con người là sự thống nhất của không gian và thời gian. Con
người bao gồm cả vũ – không gian (trên dưới) và trụ - thời gian (xưa nay qua lại).
- Theo mô hình tam phân (bộ ba) hay thuyết Tam tài, con người là 1 trong 3 thế lực
của vũ trụ bao la : Thiên - Địa – Nhân. Người nối liền với trời đất, dung hòa hai
cực đối lập để đạt được sự hài hòa hợp lí : Thiên trời - địa lợi – nhân hòa.
- Quan niệm của Triết học phương Đông là “Tam tài”, “Vạn vật tương đồng”,
“Thiên nhân hợp nhất” và quan niệm của Phật giáo cho rằng con người bình đẳng
với muôn loài, tương đồng với xu thế phát triển của sinh thái học hiện đại và sinh
thái học văn hóa.
- Quan niệm phương Tây cổ truyền cho con người là trung tâm vũ trụ, là chúa tể
của muôn loài.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử nhìn con người như
một thành tố đã tồn tại trong nhiều mối quan hệ xã hội như định nghĩa của các
Mác : “Trong tính thực tiễn của nó, con người là sự tổng hòa các quan hệ xã hội.”
- Trong thời đại tin học, người ta hay sử dụng khái niệm con người nhiều chiều
( Multidimension )
+ Chiều cao : Con người với tự nhiên
+ Chiều rộng : Con người và xã hội
+ Chiều sâu : Con người và chính mình, với tâm linh
+ Chiều lịch sử : Quá khứ - hiện tại - tương lai.

2. *Định nghĩa văn hóa ?


- Ở phương tây văn hóa bắt nguồn từ chữ Cultus, tiếng Latinh có nghĩa là “trồng
trọt”. “Trồng trọt” tinh thần ( Cultus animi ) – giáo dục tâm hồn và trí tuệ con
người. Văn hoá Được dùng để dịch từ Culture của Châu Âu đầu thế kỷ XX vào
Nhật Bản truyền qua Trung Quốc rồi vào Việt Nam.
- Ở Trung Quốc, Văn là từ dùng để chỉ vẻ ngoài. Ngụy là cái con người làm thêm,
không phải tự nhiên. Theo đó con người có thể được giáo hóa để trở nên đẹp đẽ
hơn, trở nên Văn hơn.
- Định nghĩa văn hóa của UNESCO: “Theo ý nghĩa rộng nhất, văn hóa hôm nay có
thể coi là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần về vật chất, trí tuệ và xúc
cảm quyết định tính cách c ủa xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn
hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của
con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn
hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân.”
- “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại.
Qua các thế kỷ, các hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các
giá trị, các truyền thống về các thị hiếu những yếu tố xác định đặc tính riêng của
từng dân tộc.” ( Federico mayor - “ Thập kỉ thế giới phát triển văn hóa” )
- Hiện nay ở Việt Nam định nghĩa văn hóa như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu
cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình
hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên
và xã hội.”

*Phân biệt văn hóa/ văn minh/ văn vật

V V V V
ă ă ă ă
n n n n
h m v h
ó i ậ i
a n t ế
h n
Khái niệm - - -
P T T
h r r
ư u u
ơ y y
n ề ề
g n n
Tính chất Đ t t
ô h h
-
n ố ố
M
g: n n

v g g
t
ă v v
p
n ă ă
h
m n n

in h h
m
h ó ó
c a a
tr hỉ t l
ù ti ố â
c a t u
ó s đ đ
tí á ẹ ờ
n n p i.
h g . -
d c - v
â ủ v ă
n a ă n
t đ n =
ộ ạ = v
c. o v ẻ
đ ẻ đ
ứ đ ẹ
c ẹ p
- p ,
P , h
h v i
ư ậ ề
ơ t n
n = =
g v h
T ậ i
â t ề
y: c n
(c h t
iv ấ à
it t. i
a
s:
đ
ô
t
hị
,
t - -
h C T
à hỉ í
c n
n ó h
h ở d
p p â
h h n
ố ư t
) ơ ộ
v n c
ă g v
n Đ à
m ô lị
in n c
h g. h
c s
hỉ ử
x r
ã õ
h r
ội ệ
đ t.

t
t

i
gi
ai
đ
o

n
t

c
h

c
đ
ô
t
hị
v
à
c
h

vi
ế
t.

-
M

t
p
h

m

tr
ù
c
ó

n
h
q
u

c
t
ế.
Đối tượng - - - -
B T T T
a hi hi h
o ê ê i
g n n ê
ồ v v n
m ề ề v
p gi ề
c h á n
ả ư tr h
h ơ ị ữ
ai n v n
p g ă g
h di n g
ư ệ h i
ơ n ó á
n v a t
g ậ v rị
di t ậ ti
ệ c t n
n h c h
v ấ h t
ậ t, ấ h
t k t ầ
c ỹ n
h t d
ấ h o
t u h
v ậ i
à t. ề
ti n
n t
h à
t i
h s
ầ á
n n
g
t

o
r
a
.
3. Đặc điểm khí chất con người Việt Nam ?

- Duy tình, trọng tình cảm, ít lý lẽ, ý thức kỷ luật kém.


- Tính cộng đồng cao, chăm chỉ, linh hoạt, dễ hòa đồng, hiếu học
- Vẫn còn căn tính tiểu nông tùy tiện, gia trưởng, trọng nam khinh nữ, coi
thường tuổi trẻ, bình quân bằng nhau, tin vào may rủi, ăn xổi.

(GS. Đào Duy Anh trong " Việt Nam văn hoá sử cương")
- Thông minh song ít người có trí tuệ lỗi lạc phi thường
- Giàu trí nghệ thuật hơn khoa học
- Giàu trực giác hơn luận lý
- ham học song thích văn chương hơn thực học
- sống thiết thực ít mộng tưởng
- sức làm việc khó nhọc
- chậm chạp song giỏi chịu đau đớn, cực khở, nhẫn nhục
- nông nổi, không bền chí hay thất vọng
- thích khoe khoang bề ngoài, ưa hư danh, thích cờ bạc
- tính nhút nhát và chuộng hoà bình
- não sáng tạo ít nhưng bắt chước, thích ứng về dung hòa tốt
- trọng lễ giáo song cũng có não tinh vặt hay bài bác, chế nhạo.
Tính cách nào cần phát huy, tính cách nào nên hạn chế. Vì sao ?

Theo em con người Việt Nam ta lâu nay để luôn tồn tại những tính cách tốt đẹp
như lòng yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực tinh thần đoàn kết, cần cù,
sáng tạo, ham học. Song bên cạnh đó còn nhiều điểm hạn chế trong tính cách
tiêu biểu có thể kể đến như: bản tính tuỳ tiện, gia trưởng, nông nổi, khó bền
chí,... Qua đó ta thấy cần phát huy những điểm mạnh, những ưu thế của ta và
nên khắc phục sửa đổi những điểm còn chưa tốt. Vì một mục tiêu chung để xây
dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện trong thời kỳ hội nhập quốc tế
điều này giúp ta phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo,
thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân. Ý thức tuân thủ pháp
luật mà vẫn vẹn nguyên bản sắc văn hoá dân tộc không bị trộn lẫn, hòa tan
trong quá trình hội nhập. Bên cạnh đó cần đấu tranh phê phán đẩy lùi cái xấu,
cái ác, thấp hèn, lạc hậu, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến việc xây
dựng nền văn hóa dân tộc.
4. Đặc điểm loại hình gốc nông nghiệp ?
1. Đặc trưng gốc (khí hậu, nghề chính):
-Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt là nói đến văn hóa phương Đông
gồm Châu Á và Châu Phi, điều kiện khí hậu nắng nóng, mưa ẩm nhiều, có
những con sông lớn, những vùng đồng bằng trù phú, phì nhiêu thích hợp cho
nghề trồng trọt phát triển
2. Cách ứng xử với môi trường tự nhiên:
-Do nghề trồng trọt buộc con người phải sống định cư để chờ cây cối lớn lên,
phải lo tạo dựng cuộc sống lâu dài, không thích di chuyển, thích ổn định =>
trọng tĩnh, hướng nội. Phụ thuộc vào thiên nhiên nên cư dân rất tôn trọng và
sùng bái thiên nhiên, ước mong sống hòa hợp với thiên nhiên.
3. Lối nhận thức, tư duy:
-Người Việt thiên về lối tư duy tổng hợp và biện chứng (trọng quan hệ); chủ
quan, cảm tính và kinh nghiệm.
4. Tổ chức cộng đồng:
-Con người NN ưa sống theo nguyên tắc trọng tình nghĩa, trọng đức, trọng văn,
trọng phụ nữ, vai trò của người phụ nữ được đề cao. Lối sống linh hoạt và dân
chủ, trọng tập thể, tính cộng đồng cao => Mặt trái là thói tùy tiện biểu hiện ở
tật co giãn giờ giấc (giờ cao su), sự thiếu tôn trọng pháp luật, tính tổ chức
kém,...
5. Ứng xử với môi trường xã hội:
-Dung hợp trong tiếp nhận: mềm dẻo, hiếu hòa trong đối phó.

5. Thế nào là tiếp xúc và giao lưu văn hóa ?


- Theo GS là Văn Tãn, các nhà khoa học Mỹ: R. Ritdiphin (R.Redifield), R.Linton
(R Linton) và M Heckôvich (M.Herkovits) vào năm 1936 đã định nghĩa khái niệm
này như sau: "Dưới từ acculturation, ta hiểu là hiện tượng xảy ra khi những
nhóm người có văn hóa khác nhau, tiếp xúc lâu dài và trực tiếp, gây ra sự biến
đổi mô thức (pattern) văn hóa ban đầu của một hay cả hai nhóm"
- Giao lưu và tiếp xúc văn hóa là sự vận động thường xuyên của xã hội, gắn bó
với tiến hóa xã hội nhưng cũng gắn bó với sự phát triển của văn hóa, là sự vận
động thường xuyên của văn hóa.

Tiếp xúc và giao lưu văn hóa tự nguyện/ cưỡng bức ? Ví dụ


Hai hình thức của tiếp xúc và giao lưu văn hóa:
+ Tự nguyện: là hình thức 1 chủ thể tự nguyện tiếp nhận văn hóa của
một/nhiều chủ thể khác mà không trải qua bất cứ hình thức cưỡng bức nào
thông qua các quá trình, hoạt động buôn bán, truyền giáo, hôn nhân, …
VD: Phật giáo du nhập vào nước ta một cách tự nguyện theo hình thức di dân,
truyền giáo.
+ Không tự nguyện (cưỡng bức): Dựa trên bạo lực và xâm chiếm lãnh thổ, “chủ
thể mạnh” buộc “chủ thể yếu” sử dụng văn hóa của họ để thay thế văn hóa
gốc, nhằm đi đến đồng hóa văn hóa, thường xảy ra trong thời kì chiến tranh.
VD: Pháp thực hiện chính sách ngu dân, phá trường học, bắt dân ta học tiếng
Pháp, học trường Pháp, từ bỏ văn hóa truyền thống dân tộc.

You might also like