You are on page 1of 8

HYDROCARBON THƠM

AROMATIC HYDROCARBON (ARENE)


*Khái quát: (Đọc thêm)
Hydrocarbon thơm hay còn gọi là arene bao gồm benzene và đồng đẳng của nó, hydrocarbon thơm đa vòng - PAH: polycylic
aromatic hydrocarbons , hợp chất thơm không chứa vòng benzene.
Tên gọi "thơm" xuất phát từ chỗ những hợp chất đầu tiên tìm được thuộc loại này có mùi thơm khác nhau. Tên thơm vẫn được giữ
cho đến ngày nay, mặc dù nhóm hydrocacbon thơm bao gồm cả những hợp chất không có mùi thơm. Chúng thể hiện tính chất
thơm tương tự benzen. Hydrocarbon thơm là loại hydrocarbon mạch vòng có tính chất thơm mà benzene là điển hình và quan
trọng nhất.
*Nguồn gốc (Đọc thêm)
Benzene là hợp chất hữu cơ được Michael Faraday phát hiện từ năm 1825 nhưng sau đó vài chục năm người ta vẫn
chưa hiểu được kết cấu của nó.

Năm 1865, Friedrich August Kekulé ngồi ngủ gật cạnh bếp lò khi làm việc mệt mỏi. Trong giấc mơ, ông thấy các nguyên
tử carbon và hydrogen nối nhau và nhảy múa thành một dây xích cùng với hình ảnh một con rắn quay đầu ngậm chính
cái đuôi của mình và xoay tròn trước mặt. Kekulé tỉnh dậy và hiểu được đó chính là cấu trúc của benzene: hình lục giác
(hexagon) với mỗi đỉnh là một nguyên tử carbon.

I. Cấu tạo, đồng đẳng, đồng phân và danh pháp

1. Dãy đồng đẳng, cấu tạo ( Homologous series and structure)

- Dãy đồng đẳng benzene có độ bất bão hòa (k) = 3 pi + 1 vòng (ring) = 4  Thế k=4 vào CTTQ của hydrocarbon (CnH2n+2 – 2k)
 Công thức chung của arene: CnH2n-6 (n ≥ 6)
- Chất đầu dãy của arene là benzene (C6H6)
- Công thức cấu tạo: Phân tử benzene gồm 6 nguyên tử H và 6 nguyên tử C nằm trong cùng một mặt phẳng.
- Độ dài các liên kết C-C bằng nhau, độ dài các liên kết C-H cũng như nhau.
- Công thức cấu tạo của benzene được biểu diễn dưới các dạng sau:

2. Đồng phân, danh pháp


    a. Đồng phân ( Isomer )
        + Nếu 2 nhóm thế (substituent) nằm kế nhau, ta có đồng phân ortho (o-) hoặc 1,2.
       + Nếu 2 nhóm thế cách nhau 1 nguyên tử carbon, ta có đồng phân meta (m-) hoặc 1,3.
+ Nếu 2 nhóm thế cách nhau 2 nguyên tử carbon, ta có đồng phân para (p-) hoặc 1,4
CÁCH NHỚ: One man punch ( o – m – p)
b. Danh pháp (Nomenclature)
+ Tên thông thường: Ghi nhớ 1 số chất sau
toluene

o-xylene

m-xylene

p-xylene

1|Page Mai Hữu Tâm


cumene

mesitylene

styrene

naphthalene

+ Danh pháp IUPAC: nhóm thế + benzene (khi cần phân biệt giữa các đồng phân thì thêm vị trí nhánh)
Một số quy tắc chung:
+ Khi đánh số, đánh nhỏ nhất có thể
+ Sắp xếp theo bảng chữ cái, sau đó tới số thứ tự

*Ghi nhớ: Toluene là tên thông thường của


methylbenzene

Methylbenzene (Toluene)

3-ethyl-1-methylbenzene (SAI vì chỉ theo bảng chữ cái mà không theo số thứ tự)
TÊN ĐÚNG: 1 – ethyl – 3 - methylbenzene

* Ghi nhớ:
3 đồng phân dimethylbenzene được
gọi chung là xylene

H3C CH3
H
C + Review:
Nhánh – CH(CH3) – CH3 được
gọi là isopropyl

isopropylbenzene (cumene)
hay (1-methylethyl)benzene (nhánh methyl gắn vào nhánh ethyl ở vị trí 1)
3 6
4
5
2 1

*Lưu ý: 5
1 2
4
2

+ Khi xếp theo bảng chữ cái, ta bỏ qua tiền 6 3 1


tố chỉ số lượng như di,tri,tetra,…
2-ethyl-4-methyl-1-propylbenzene 4-ethyl-1,2-dimethylbenzene
 Do đó: ethyl xếp trước dimethyl
+ Đồng thời, bỏ qua tiền tố sec,tert

2|Page Mai Hữu Tâm


5

6 4

3
1
2
1-butyl-3-methylbenzene
*Lưu ý:
KHÔNG bỏ qua tiền tố iso.
Do đó ta vẫn sắp xếp dựa theo chữ i,
nên isopropyl đứng trước methyl
1 – isopropyl – 2 – methylbenzene
Hay 1- (1-methylethyl)benzene

* Tên một số nhóm thế


Cl-: chloro
Br-: bromo
I-: iodo
NO2-: nitro

+ Nếu xem chất này là benzene thì có 2


nhóm thế chloro và methyl
+ Tuy nhiên, nếu xem chất này là
1-chloro-2-methylbenzene toluene, chỉ có 1 nhóm thế chloro
hay o-chloromethylbenzene do 2 nhóm thế cạnh nhau hay o-chlorotoluene
*Một số ví dụ khác:

* 2 gốc hydrocarbon thơm thường gặp:


      + phenyl (C6H5-)
      + benzyl (C6H5-CH2 -)
VD:
+ C6H5 – Cl phenyl chloride (IUPAC: chlorobenzene)
+ C6H5 – Br phenyl bromide (IUPAC: bromobenzene)
+ C6H5 – CH2 – Cl benzyl chloride (IUPAC: chlorophenylmethane)
3 - phenylpentane

+
phenyl acetylene (phenylethyne)
+
    III. Tính chất vật lý (Physical Properties)
- Các arene đều là chất lỏng hoặc rắn ở nhiệt độ thường
Lưu ý: naphthalene ở thể rắn và có thể thăng hoa (giống đá khô và iodine)
- Một số arene có thể có mùi đặc trưng, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, có khả năng hòa tan nhiều chất hữu cơ  được dùng
làm dung môi hữu cơ
- PTK (Molecular mass) tăng  nhiệt độ dôi tăng
III. Tính chất hóa học (Chemical Properties)
1. Phản ứng thế ở vòng benzene
*** Quy tắc thế vào vòng benzene:  
Nếu vòng benzene đã có sẵn nhóm thế loại I như alkyl, Phản ứng thế xảy ra dễ hơn và ưu tiên thế vào vị
3|Page Mai Hữu Tâm
-OH, -NH2, -X (halogen) …  nhóm định hướng o/p trí o- và p-.
Nếu vòng benzene đã có sẵn nhóm thế loại II ( -NO2 Phản ứng thế xảy ra khó hơn và ưu tiên thế vào vị
-COOH, -CHO, -SO3H,..)  nhóm định hướng m trí m-.
a) Phản ứng thế với halogen
+ Phản ứng thế với bromine

   
+ Phản ứng thế với chlorine

b) Phản ứng nitro hóa (nitration)

Có nhóm alkyl Ưu tiên thế vào vị trí ortho và para

Nhóm CH3- định hướng thế vào o-, NO2- định hướng thế vào m-  cùng 1 vị trí

Chú thích : conc (concentrated): đặc


- Thuốc nổ TNT (2,4,6-trinitrotoluene) có thể điều chế từ toluene
*Tương tự:

4|Page Mai Hữu Tâm


Phenol có nhóm –OH  ưu tiên thế vào vị trí o- và p-

nitrobenzene có nhóm nitro  ưu tiên vị trí meta


2. Phản ứng thế ở mạch nhánh

free radical: gốc tự do


- Do ảnh hưởng của nhân thơm đối với mạch nhánh, nên khi chiếu sáng toluene tham ra phản ứng thế nguyên tử hydrogen ở
nhóm CH3

 Tương tự với alkane, thế vào C bậc cao tạo sản phẩm chính
3. Phản ứng cộng

Lưu ý: Benzene có 3 pi  1 mol benzene cộng tối đa 3 mol H2 hay Cl2


- BHC( benzene hexachloride) hay 1,2,3,4,5,6-hexachlorocyclohexane từng được dùng làm thuốc trừ sâu nhưng do chất này có độc tính cao và
phân hủy chậm nên ngày nay không sử dụng.
- Do có CTPT là C6H6Cl6 nên còn được gọi là thuốc trừ sâu 6,6,6
4. Phản ứng oxi hóa
 Oxi hóa không hoàn toàn:
- Benzene không làm mất màu dung dịch KMnO4.
  - Alkylbenzene làm mất màu dd KMnO4 khi đun nóng, nhánh alkyl bị oxi hóa thành COOH, COOH tác dụng với KOH tạo thành COOK

VD: cumene có 1 nhánh alkyl  tạo thành 1 nhóm COOK; mesitylene có 3 nhóm alkyl  tạo thành 3 nhóm COOK, m-xylene có 2 nhóm  tạo
thành 2 nhóm COOK
 Oxi hóa hoàn toàn:

5. Phản ứng của styrene (vinyl benzene) – C8H8


Có các phản ứng tương tự alkene
+ Phản ứng cộng:

5|Page Mai Hữu Tâm


- Styrene có 4 liên kết pi  tác dụng tối đa 4 mol H2  tạo ra ethylcyclohexane

- Styrene có thể làm mất màu dung dịch Br2


+ Phản ứng với dung dịch KmnO4 (tương tự alkene)

 Styrene làm mất màu dd KmnO4 ngay ở nhiệt độ thường


+ Phản ứng trùng hợp:

Trùng hợp styrene thu được nhựa polystyrene (PS) là chất dẻo trong suốt dùng để chế tạo nhiều đồ dùng trong cuộc sống.

+ Phản ứng đồng trùng hợp (copolymerization): tạo ra cao su buna-S (S là styrene)

6. Phản ứng với H2SO4 đặc (đọc thêm)

Tạo ra benzenesulfonic acid


IV. Ứng dụng và điều chế
1. Ứng dụng (Applications)
o Tổng hợp polymer như polystyrene (PS) , cao su buna-s (từ phản ứng đồng trùng hợp butadiene và styrene),…
o Từ benzene người ta điều chế ra nitrobenzene, aniline (aminobenzene), phenol dùng để tổng hợp phẩm nhuộm, dược phẩm, thuốc trừ
dịch hại, ...
o Toluene được dùng để sản xuất thuốc nổ TNT (2,4,6 - trinitrotoluene).
o Benzene, toluene và các xylene (BTX) còn được dùng nhiều làm dung môi (solvent)
o Naphthalene có thể dùng làm băng phiến hay long não (mothballs)
2. Điều chế (Preparation)
    - Benzene được điều chế từ acetylene qua phản ứng trimer hóa (tam hợp)

- Ethylbenzene được điều chế từ benzene và ethylene:

6|Page Mai Hữu Tâm


C6H6 + C2H4  C6H5 – C2H5
* PP điều chế arene trong công nghiệp: hầu hết điều chế từ dầu mỏ qua quá trình reforming ,để chuyển alkane thành arene:
+ Tách H2 ta được hexane  cyclohexane  benzene

 
+ Tương tự tách H2 , heptane  cycloheptane  toluene

7|Page Mai Hữu Tâm

You might also like