You are on page 1of 38

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ - ĐẠI HỌC HUẾ

BỘ MÔN: HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP VỀ


PHẦN TERPENE CHO HỌC SINH THPT CHUYÊN

Giảng viên: Lê Quốc Thắng

Sinh viên: Đỗ Hoàng Diệu Ngân

Mã sinh viên: 20S2010051

Lớp: Hóa 4A

Huế /tháng 11 – 2023

1
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI
Tên đề tài : Lý thuyết và bài tập về phần terpene cho học sinh thpt chuyên

Lý do chọn đề tài : Trong cuộc sống hiện tại, trên đà phát triển của khoa học, nhiều vấn
đề của Hóa Học được khám phá và phát triển. Để chuẩn bị tốt nền tảng trong việc nghiên
cứu khoa học, cụ thể là Hóa Học, thì chuẩn bị cho nền tảng ấy không thể thiếu những phần
quan trọng chương trình giáo dục bậc THPT và Đại Học các chuyên ngành đặc thù và có
ứng dụng về hóa học ( Sư phạm , Bách Khoa , Y Dược , Công nghệ môi trường …). Xét
về chương trình Hóa Học ở bậc THPT, và xa hơn nữa là bậc đại học, phần Terpene là một
phần tối quan trọng, có nhiều tính liên kết với các phần kiến thức khác của hóa học, nhất là
mảng về hóa học các hợp chất thiên nhiên, và ứng dụng trong cuộc sống. Đối với việc đào
tạo và bồi dưỡng học sinh THPT Chuyên, hay học sinh THPT hướng tới các cuộc thi học
sinh giỏi, thì việc nắm rõ về lý thuyết cũng như các dạng bài tập về Terpene là điều vô
cùng quan trọng. Chính vì thế , em xin chọn đề tài : “Lý thuyết và bài tập về phần terpene
cho học sinh thpt chuyên” để làm đề tài tiểu luận.

Mục tiêu nghiên cứu :


-Nghiên cứu về:
Khái niệm chung về Terpene
Phân loại Terpene
Tính chất hóa học của Terpene
Sinh tổng hợp Terpene
Tổng hợp lý thuyết để xây dựng bài tâp phần terpene bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp ,
học sinh ở trường THPT chuyên

Phương Pháp nghiên cứu :


-Tìm hiểu về:
Khái niệm chung về Terpene
Phân loại Terpene
Tính chất hóa học của Terpene
Sinh tổng hợp Terpene
Tổng hợp lý thuyết để xây dựng bài tâp phần terpene bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp ,
học sinh ở trường THPT chuyên
Đối tượng nghiên cứu :
Khái niệm chung về Terpene
Các loại terpene và tính chất chất hóa học của terpene, ở đây chúng ta chỉ bàn về tính
chất Hóa Học của monoterpene.
Hóa-sinh tổng hợp terpene
-Các bài tập phần terpene bồi dưỡng học sinh giỏi

2
PHẦN II: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
I.Khái niệm chung về Terpene

1.Khái niệm

Theo nghĩa rộng, tecpen là những hợp chất chứa C, H và O mà bộ khung carbon gồm
nhiều mắt xích giống với khung carbon của isoprene, tức là có thể biểu diễn bởi công thức
(iso-C5)n với (n ≥ 2).

isoprene Khung carbon isopren (iso-C5)

Tecpen được phân loại theo số lượng mắt xích iso-C5 như sau:

Loại tecpen Khung carbon Số lượng C Ví dụ

Monotecpen (iso-C5)2 10 C10H16, C10H18O, C10H16O

Secquitecpen (iso-C5)3 15 C15H24, C15H24O, C15H22O

Ditecpen (iso-C5)4 20 C20H32, C20H32O, C20H30O

Tritecpen (iso-C5)6 30 C30H50, C30H50O

Tetratecpen (iso-C5)8 40 C40H56

2.Quy tắc isoprene

II.Phân loại về Terpene

II.1.Monoterpene, (iso-C5)2

II.1.1.Acyclic monoterpene ( monoterpene không vòng)

Trong thiên nhiên người ta tìm được hai hydrocarbon loại acyclic monoterpene là mirxen
và oximen, công thức phân tử đều là C10H16 và đều có 3 liên kết đôi. Cách đánh số mạch
carbon được quy định riêng:

3
6 6
5 7 5 7
4 8 4 8
3 3

1 2 1 2

Mirxen Oximen

Mirxen tách được từ tinh dầu cây Myria acris (nguyệt quế) còn oximen tách được từ lá
cây Ocimum basilicum (một loài hung quế).

Tương ứng với 2 khung hydrocarbon terpene đó có những ancol tecpen chứa một hoặc 2
liên kết C=C và đều là những chất có mùi thơm đặc trưng, những đơn hương quý tách được
từ tinh dầu hoa hồng. tinh dầu sả…

OH
CH2OH
CH2OH CH2OH

tos, oC: 229-230 225-226 198-199


Xitronelol Geraniol Nerol Linalol

Tương ứng với chúng có các aldehyde terpene cũng là những chất có mùi thơm đặc trưng
của tinh dầu chanh, tinh dầu sả…

CH=O
CH=O
CH=O

Geranial Neral
Xitronelal (Xitral-a) (Xitral-b)

II.1.2.Cyclic monoterpene (monoterpene vòng)

Monoterpene vòng lại được phân chia thành loại 1 vòng (Monoxiclic monotecpen và loại
2 vòng (bixiclic monotecpen).

a) Monoxiclic monotecpen

4
Các hydrocarbon terpene loại monoxiclic monotecpen đều ở dạng vòng 6 cạnh với một
nhóm methyl và một nhóm isopropyl.

Silverstrene Limonene α-terpinene β-terpinene Melta-Δ2,8-diene

Ancol và xeton tecpen loại monoxiclic monotecpen tiêu biểu là:

OH O

OH O

Mentol Menton Carvomentol Carvomenton

b) Bixiclic monotecpen

Tecpen loại này có chứa 2 vòng: một vòng 6 cạnh còn vòng kia có thể là 3 cạnh, 4 cạnh,
5 cạnh có chung với vòng 6 cạnh 2 nguyên tử cacbon. Hydrocarbon terpene tiêu biểu cho
loại này là:

Sabinen α-Pinen β-Pinen Camphen

Ancol tecpen, xeton tecpen thuộc nhóm này rất đa dạng, một số tách được từ thực vật,
số khác được điều chế từ hydrocarbon terpene tương ứng. Ví dụ:

O
OH
O
Tuion Verbenon Borneol Campho

II.2.Serquiterpene, (iso-C5)3
5
Serquiterpene có mạch carbon là (iso-C5)3. Chúng có loại mạch hở, loại mạch vòng
thường gặp trong thiên nhiên ở dạng hydrocarbon, alcol hoặc ketone.

II.2.1. Acyclic Serquiterpene (Serquiterpene không vòng)

Serquiterpene không vòng gặp trong thiên nhiên ít hơn so với loại có vòng. Tiêu biểu cho
loại axiclic secquitecpen là famezen và alcol tương ứng là famezol (tách được từ tinh dầu
cam quýt).

CH2OH

Farnezen (C15H24) Farnezol (C15H24O)

Fanezol tách được từ tinh dầu một số loài hoa. Công thức cấu tạo của nó được thiết lập
nhờ dựa vào sản phẩm phản ứng ozone phân, vào quy tắc isoprene, và được khẳng định
bằng quá trình tổng hợp từ geraniol.
5 5

3 2 4 2
1.O3 O 4
OH O O
2 + O + O
1 3 1 3
2.Zn/HCl
1

propan-2-one 4-oxopentanal 4-oxopentanal


Farnerol

O
+ OH
Aldehyde glycolic

II.2.2. Cyclic Serquiterpene (secquitecpen vòng)

Hydrocarbon secquitecpen có vòng gặp rất phổ biến trong giới thực vật. Chúng có cấu
tạo khá phức tạp, phân tử gồm các vòng từ 3 đến 9 cạnh, hoặc lớn hơn. Ví dụ:

6
Bisabolen Cadinen Copaen Selinen

Cedren Cariophylen Gumulen

Các dẫn xuất chứa oxi của hydrocarbon xiclic secquitecpen rất phòng phú. Có những
chất có hoạt tính sinh học cao như xantonin đã được dùng làm thuốc trị giun đũa rất hiệu
nghiệm.

OH

OH O
O
O

α-Cadinol Cedrol Xantonin

II.3.Các loại terpene khác

II.3.1.Diterpene, (iso-C5)4

Có giá trị quan trọng là 2 alcol diterpene: phytol (C20H39OH) và retinol (C20H29OH).
Phitol ở dạng este tạo thành một nhánh của clorophin có trong chất diệp lục ở cây xanh.
Retinol hay là vitamin A có trong lòng đỏ trứng, dầu gan cá…

CH2OH
CH2OH

Phitol Retinol (Vitamin A)

7
Gốc phityl có trong thành phần của vitamin E và vitamin K1 và trong clorophinal (chất
diệp lục). Retinol (vitamin A) khi vào trong cơ thể sẽ bị dehidro hóa thành poli-trans-retinal.
Ở võng mạc, poli-trans-retinal kết hợp với protein và trở thành tác nhân tiếp nhận ánh sáng
để đồng phân hóa thành 11-cis-retinal. Chính phản ứng quang đồng phân hóa retinal làm cơ
sở hóa học của thị giác.

hv

CH=O
11-cis-Retinal

II.3.2.Triterpene, (iso-C5)6, và tetraterpene, (iso-C5)8

Hydrocarbon triterpene quan trọng nhất là squalene (C30H50) (có nhiều trong dầu gan cá
mập), được dùng làm nguyên liệu trong sinh tổng hợp nhiều steroit.

squalene

Hydrocarbon tetratecpen, C40H36, gặp rất phố biến trong thiên nhiên. Chúng có màu từ
vàng đến đỏ và tạo ra sắc tố của hoa quả. Ví dụ:

Licopene

Β-caroten

Ở giữa mỗi phân tử squalene, licopen và β-caroten đều có 1 liên kết mà sự hình thành
chúng không theo quy tắc isoprene “đầu nối với đuôi”. Trong cơ thể, dưới tác dụng của

8
enzim carotenaza, mỗi phân tử carotene được chuyển hóa thành 2 phân tử vitamin A. Liên
kết duy nhất bị dứt là liên kết trái quy tắc isoprene.

Các dẫn xuất chứa oxi của tritecpen và tetratecpen có khá nhiều và thường ở dạng đa
vòng. Chẳng hạn, dạng 5 vòng 6 cạnh rất hây gặp trong tự nhiên mà đại biểu là fridelin. Khi
cho fridelanol tác dụng với acid, người ta thấy xảy ra sự chuyển vị cacbocation nhiều lần rất
thú vị, với hiệu suất tới 55%.

Fridelin (C30H50O)

H+
-H2O

OH
(C30H50)
Fridelanol (C30H52O) (55%)

Cần chú ý rằng các tritecpen 5 vòng kể trên trong gần giống với loại hợp chất gọi là
steroid. Tuy nhiên, bộ khung carbon của steroid không phân thành các mắt xích iso-C5 theo
quy tắc isoprene được.

II.3.3.Polyterpene

Trong thiên nhiên, người ta gặp một số polymer mà phân tử của chúng gồm hàng chục
ngàn mắt xích iso-C5 tạo thành. Đó là các polyterpene. Quen thuộc nhất là cao su thiên
nhiên mà mỗi mắt xích iso-C5 có 1 liên kết đôi đều ở cấu hình cis:

H2 C CH2
C=C
H3 C H

9
Cao su thiên nhiên chính là poly-cis-isoprene

“Đồng phân cấu hình” của cao su thiên nhiên là nhựa gutapecha, mà mỗi mắt xích iso-C 5
có một liên kết đôi ở cấu hình trans:

H2 C H
C=C
H3 C CH2

Gutapecha được coi như là poly-trans-isopren

Chính do sự khác nhau về cấu hình của các mắt xích iso-C5 mà cao su thiên nhiên thì đàn
hồi còn gutapecha thì giòn.

II.Tính chất hóa học của Monoterpene


III.1. Tính chất của các liên kết đôi - Các monoterpene hydrocarbon
Như đã bàn luận đến ở trên, trong thiên nhiên người ta tìm được 2 loại acyclic monoterpene là myrcene
và oximene, trong phần sau, chúng ta sẽ lấy myrcene (C10H16) làm ví dụ điển hình cho các tính chất hóa
học của monoterpene hydrocarbon

Myrcene

a)Phản ứng cộng AE vào liên kết đôi


-Phản ứng Hydro hóa:

-Phản ứng Halogel hóa

10
-Phản ứng hydrate hóa

-Cộng Halogel Halide

b)Phản ứng ozone phân

III.2. Tính chất của nhóm -OH – Các alcol monoterpene


Trong trường hợp này, chúng ta lấy ví dụ cụ thể là geraniol, một monoterpenoid chứa nhóm OH
a)Tính acid. Phản ứng tạo thành alcolate kim loại

b) Phản ứng Esther hóa

c) Phản ứng dehydrates hóa tạo thành alkene

11
d) Phản ứng oxy hóa nhóm –OH

III.3. Tính chất của nhóm carbonyl – Các aldehyde monoterpene và ketone monoterpene
a)Phản ứng cộng AN

Phản ứng cộng HCN

Phản ứng cộng NaHSO3

Phản ứng cộng hợp chất cơ Magie

Phản ứng cộng hợp alcol ROH

Phản ứng cộng NH3 và dẫn xuất

b)Phản ứng của H-α

4 nhóm phản ứng của H :

Phản ứng andol và ketol hóa

Phản ứng ankyl hóa

Phản ứng halogen hóa

Phản ứng haloform

c)Phản ứng oxy hóa khử

IV.Tổng hợp terpene bằng con đường sinh học

Nghiên cứu cho thấy, sự sinh tổng hợp sesquiterpene đi ngang qua sự sinh tổng hợp
monoterpene. Hiện nay người ta đã xác định được tiền chất của monoterpene là
pirophosphat isopentenyl (IPP). Các IPP này được sinh tổng hợp từ acid mevalonic.

Acid mevalonic (MVA) được tạo thành từ acid acetic trong các mô của sinh vật. Cơ chế
bao gồm sự súc hợp của 2 phân tử acetil CoA tạo ra acetoacetil CoA (CoA: coenzyme A,
chất chuyên chở các nhóm acetil hoạt động). Sau đó accetoacetil CoA súc hợp với 1 phân tử
acetil CoA nữa và tạo ra β-hydroxi-β-metilglutaril CoA. Sau đó chất này sẽ được hoàn
nguyên 2 lần liên tiếp với sự tham gia của phosphate nicotinamide adenine dinucleotide
(NADPH). Kết quả là nhóm carboxyl có mang CoA sẽ bị chuyển hóa thành acol nhất.

12
Acid 3R-(+)-mevalonic khi tạo thành sẽ không chuyển hóa ngược lại.
OH
CH3
COOH
OH

Acid 3R-(+)-mevalonic

Sơ đồ sự chuyển hóa có thể trình bày như sau:


O SCoA
2 SCoA + CoA SH
O O
Acetil CoA Acetoacetil CoA

SCoA

COOH
NADPH COOH
SCoA
SCoA + CoA SH
OH OH
OH O

NADPH

COOH

OH
OH

Acid mevalonic

Sau đó acid mevalonic được phosphoril hóa liên tiếp qua 2 giai đoạn. Cả hai giải đoạn
đều có sự tham gia của phosphate adenosil (ATP) trong vai trò hợp chất cung cấp phosphate
(NADPH và ATP là những cofactor đặc biệt quan trọng). Acid mevalonic lúc này được
chuyển hóa thành acid 5-pirophosphatmevalonic theo sơ đồ sau:

13
COOH COOH
ATP
OH OP

OH OH

Acid mevalonic ATP

COOH
OPP

OH

Acid 5-pirophosphatmevalonic

Bước biến đổi kế tiếp của acid 5-pirophosphatmevalonic là bước biến đổi đặc sắc nhất
của sự biến dưỡng isoprene.
CH2 OPP H2C OPP
H2 C -H2O CH2
C OH
H2 C CH3 C
-CO2 H2C CH3
C O
O
H
acid 5-pirophosphatmevalonic Pirophosphat isopentenil

Trong sự biến đổi này, nhóm carboxyl của acid 5-pirophosphatmevalonic sẽ bị loại đi
dưới dạng CO2, Sự loại này xảy ra đồng thời với sự khử nước giữa hai nguyên tử carbon C2
và C3 để tạo ra pirophosphat isopentenyl (IPP).

 Sự sinh tổng hợp monoterpene

Pirophosphat isopenenil (IPP) là đơn vị căn bản trong quá trình sinh tổng hợp
monoterpene. Sự tham gia của IPP vào các quá trình trên diễn ra như sau: đầu tiên 1 phân tử
IPP đồng phân hóa thành phân tử pirophosphat dimetilalil (DMAPP) dưới tác dụng của
enzyme isomeraz.
CH2 OPP CH2 OPP
Isomeraz
CH2 CH
C C
CH2 CH3 CH3 CH3

IPP DMAPP

14
IPP là một tác nhân thân điện tử, do đó nó có thể chuyển một đơn vị dimetilalil vào một
tâm thân hạch của một IPP.

OPP
H OPP
PPO

IPP+DMAPP GPP

Trong trường hợp này, tâm thân hạch là nối đôi nằm ở cuối phân tử IPP. Phản ứng đưa
đến sự kết hợp hai đơn vị 5 carbon. Sản phẩm của phản ứng được gọi là pirophosphat
geranil (GPP).

Hầu hết các monoterpene được tạo thành từ GPP hoặc từ đồng phân hình học của nó là
pirophosphat neril (NPP), với nối đôi nằm ở cấu hình cis, pirophosphat neril là tiền chất cho
các monoterpene chi hoàn.

CH2OPP

CH2OPP

GPP NPP

GPP vẫn còn một đơn vị pirophosphat alil nên nó cũng có khả năng đưa nhóm geranil
vào một tâm thân hạch nữa. Việc này sẽ diễn ra trong sự sinh tổng hợp sesquiterpene.

 Sự sinh tổng hợp monoterpene chi phương

Một khi GPP hình thành, có nhiều sự lựa chọn cho sự biến đổi tiếp theo, mỗi hướng biến
đổi được kiểm soát diếu tố đặc biệt. Bước đầu tiên là sự loại pirophosphat từ GPP để cho ra
hợp chất oxygen như geraniol, linalool hoặc các hợp chất hydrocarbon như ocimen, mircen.
Sau đó những hợp chất này có thể bị oxid hóa hoặc hoàn nguyên để tạo thành những hợp
chất khác như citral và citronelal,…

Sơ đồ sự sinh tổng hợp các monoterpene chi phương như sau:


15
CH2OPP

GPP

OH
CH2OH

Geraniol Linalol Mircen

CHO CHO

Citral Citronelal Ocimen

 Sự sinh tổng hợp monoterpene đơn hoàn

Các hợp chất monoterpene đơn hoàn được hình thành ngang qua phản ứng tạo vòng nội
phân tử của pirophosphat linalil (LPP), hợp chất này là sản phẩm chuyển vị của GPP. LPP
bị đóng vòng bởi enzyme prenil ciclaz, một trong những sản phẩm thường gặp nhất là
monoterpene hydrocarbon limonene. Limonen tạo thành có thể phản ứng như một chất nền
để tạo thành trans-carveol, trans-Carveol tiếp tục bị oxid hóa thành carvon, là cấu phần
chính của tinh dầu bạc hà lục ( Mentha spicata). Sơ đồ sinh tổng hợp monoterpene đơn hoàn
có thể được tình bày như sau:

16
OPP
OPP
CH2

GPP LPP Limonen

O OH

Carvon Carveol

 Sự sinh tổng hợp monoterpene nhị hoàn

Monoterpene nhị hoàn có thể được tạo ra trực tiếp từ GPP, NPP hoặc LPP với bước đầu
tiên là sự loại –OPP tạo thành cation geranil, neril hoặc linalil tương ứng. Thí dụ một sơ đồ
sinh tổng hợp đi từ NPP ( với C* là 14C):

 
OPP

GPP


 *


  

17
Một điều rất lý thú là biệt tính lập thể của các đồng phân quang học trong sự sinh tổng
hợp được bảo vệ rất chặt chẽ. Thí dụ như trong sự sinh tổng hợp camphor: (BPP:
pirophosphat bornil)

* * *

OPP OH O
BPP (-)-Borneol (-)-Camphor

OPP
OPP
 
OPP

NPP LPP GPP

OPP OH O
BPP (+)-Borneol (+)-Camphor

Một số monoterpene có sự sinh tổng hợp tạo vòng đặc biệt, thí dụ như trong cây
Chenopodium ambrosiodes sự cộng hai oxygen vào monoterpene bất bão hòa xúc tác bởi
enzyme iodoperoxidaz chuyển hóa α-terpinen thành ascaridol.

18
I

alpha-terpinene

O O

OOH

Ascaridol

 Sinh tổng hợp sesquiterpen

Pirophosphat farnesyl (FPP) là tiền chất của quá trình sinh tổng hợp sesquiterpene được
hình thành do sự kết hợp thêm một phân tử pirophosphat isopentenyl vào một p

irophosphat geranil.

Sơ đồ sinh tổng hợp sesquiterpene:

OPP

OPP OPP
H

GPP IPP FPP

 Sự sinh tổng hợp sesquiterpene chi phương

Pirophosphat farnesyl đồng phân hóa thành pirophosphat nerolidil, cả hai là nguồn gốc
của các sesquiterpene chi phương.

19
Isomeraz
OPP

OPP

FPP Pirophosphat nerolidil

 Sinh tổng hợp sesquiterpene chi hoàn

Tùy theo sự đóng vòng của các cation dẫn xuất từ 2Z,6E-FPP hoặc 2E,6E-FPP tạo nên
sườn cơ bản của các hợp chất sesquiterpene chi hoàn (một, hai hay ba vòng).

Các kiểu đóng vòng của các cation này xảy ra theo các kiểu tạo nối như sau:

2Z,6E-FPP 2E,6E-FPP

Thí dụ trong sự đóng vòng với cation dẫn xuất từ 2Z,6E-FPP cho sesquiterpene đơn hoàn
vòng 6:

Gamma-Bisabolene

Hoặc cho sesquiterpene nhị hoàn sườn azulen:

Hoặc cho sesquiterpene nhị hoàn sườn naphthalene, thí dụ trong sự sinh tổng hợp γ-
cadinene.

20
H
H

H
H

Gamma-Cardinene

Hoặc cho sesquiterpene nhị hoàn sườn cariophilan, như trong sự sinh tổng hợp
cariophilene.

Cation dẫn xuất từ 2E,6E-FPP cũng cho phản ứng đóng vòng, thí dụ như sự sinh tổng
hợp germacrene B (vòng 10).

21
Germacrene B

Hoặc trong sự sinh tổng hợp humulene (vòng 11).

Humulene

Trên đây chỉ là sự giới thiệu một số cơ chế sinh tổng hợp sesquiterpene kinh điển, còn rất
nhiều trường hợp khác đang tiếp tục nghiên cứu.

V.Bài tập về Terpen

Câu 1
Gọi tên các terpenoid sau theo danh pháp IUPAC
a)

22
1
6 2

5 4 3
2
3 1

b)
4
5 3

6 1 2

2 OH
3 1

c)

4 3 2

5 6 1

7
8

d)
OH
2 1 6

3 4 5

Câu 2:
Từ tên danh pháp IUPAC của các terpene, hãy cho biết cấu trúc của các terpene/terpenoid sau:
a) 6,6-dimethyl-2-methylenebicyclo[3.1.1]heptane
b) 3-methyl-6-(prop-1-en-2-yl)cyclohex-1-ene
c) 1-methylene-4-(prop-1-en-2-yl)cyclohexane
Câu 3
Hãy mô tả cấu hình của các terpenoid:
a) (E)-3,7-đimethylocta-2,6-đien-1-ol (A)
b) (Z)-3,7-đimethylocta-2,6-đien-1-ol (B)
c) (E)-3,7-đimethylocta-2,6-đien-1-al (C)
d) (Z)-3,7-đimethylocta-2,6-đien-1-al (D)
e) (3R)-3,7-đimethylocta-6-en-1-al (E)
23
f) (1R,2R,5S)-5-methyl-2-(1-methylethyl)cyclohexan-1-ol (F)
Câu 4
Linalool (C10H18O) hay 3,7–đimethyl-octa–1,6–đien–3–ol có trong tinh dầu hoa hồng có cấu
hình S.
a) Viết công thức cấu trúc của Linalool.
b) Cho 1 mol linalool phản ứng với 1 mol HCl được X: C10H19ClO và Y: C10H17Cl. Viết công thức
cấu trúc của X, Y và cho biết tính chất quang học của chúng. Viết cơ chế phản ứng.
c) Đun nóng linalool với H2SO4 đặc được sản phẩm có cấu hình Z. Viết phương trình phản ứng.
Nêu tên cơ chế phản ứng.
d) Đun nóng S–linalool với H+ loãng → α–terpinol và terpinhydrates B. Viết cơ chế phản ứng.

Câu 5
Citral (C10H16O) là một terpen có trong tinh dầu chanh. Citral phản ứng với NH2OH và AgNO3
/NH3 Oxi hóa mạnh Citral thu được các sản phẩm là acid oxalic, acid leuvuliic
(CH3COCH2CH2COOH) và ketone.
a) Xác định công thức cấu tạo của citral và gọi tên hệ thống. Viết phương trình phản ứng
b) Citral có 2 đồng phân là citral A và citral B. Khi oxi hóa citral A và citral B cho các sản phẩm
giống nhau. Hỏi citral A và citral B là đồng phân loại gì.
c) Dưới tác dụng của acid, Citral chuyển hóa → sản phẩm vòng có tên là 3,8– Carvomentanđiol.
Khi đó Citral B phản ứng nhanh hơn Citral A. Viết công thức cấu trúc của Citral A và Citral B.
Viết cơ chế phản ứng.
Câu 6
Từ nhựa thông người ta tách được Sabinene và chuyển hóa theo sơ đồ sau:

A có công thức C9H14O


a) Viết công thức cấu tạo của các sản phẩm A, B, C1, C2, C3, D, E
b) Sản phẩm nào có tạo thành đồng phân và chỉ rõ số lượng đồng phân của mỗi sản phẩm

24
Câu 7:
Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau

Câu 8
Trong một loại tinh dầu có một hợp chất X: C10H16O thuộc loại terpen quang hoạt.

X + NH2OH và H2NCONHNH2 cho sản phẩm kết tinh.

X không phản ứng với thuốc thử tollene, X làm mất màu dung dịch KMnO4 loãng nguội.

Khử X được các sản phẩm Y: C10H18O và Z: C10H20O

Y phản ứng với NH2OH nhưng không phản ứng với dung dịch KMnO4 loãng nguội.

Z không phản ứng với NH2OH và dung dịch KMnO4 loãng nguội. Z làm đổi màu dung dịch
CrO3/H2SO4. Oxi hóa mạnh X sinh ra các sản phẩm: acid axetic, acid piruvic, acid (3–isopropyl)
glutaric, acid isopropyl sucxinic Biết acid pyruvic là acid 2–oxopropanoic.

Câu 9
Trong tinh dầu hoa hồng có hợp chất M

M được chuyển hóa theo các phản ứng sau:

M + HBr A (C10H19BrO)

M + HBr B không phải đồng phân của A

M đun nóng với (H2SO4 đặc) C (C10H16)

a) Gọi tên IUPAC của M.

b) Viết công thức cấu tạo của A, B, C và tên cơ chế phản ứng.

c) Viết công thức lập thể của A, B, C ghi rõ kí hiệu cấu hình.
25
d) Đun nóng M với dung dịch acid loãng  rượu mạch vòng, có nhóm –OH ở nhánh, công thức
phân tử là C10H18O. Viết cơ chế phản ứng và gọi tên sản phẩm.

Câu 10
Trong tinh dầu thông có – pinene, từ – pinene có thể điều chế terpine và terpinol:

H SO loãng tO
2 4 3 4 H PO đặc tO
––––––––– C10H20O2 (terpine)––––––––––––– C10H18O (terpinol)

a) Viết phương trình phản ứng dạng công thức cấu tạo.

b) Gọi tên và viết cấu dạng bền nhất của tecpin.

c) Gọi tên  – pinen theo danh pháp IUPAC.

Biết rằng terpine là hợp chất có mạch C giống mạch C của p-menthane:

Còn terpinol là hỗn hợp của 3 đồng phân

Câu 11
Hai sản phẩm oxi hóa của terpen α-terpineol là acid terebic và acid terpenylic. Công thức cấu tạo
của 2 acid này được thiết lập dựa vào các phản ứng sau đây:
Ethyl chloroacetate + esther ethyl sodium acetoacetate → X (C10H16O5)
X + 1 mol CH3MgI, sau đó H2O → Y(C11H20O5)
Y + OH-, H2O, toC sau đó H+ → [Z(C7H12O5)] → acid terebic (C7H10O4) (este hóa nội phân tử)
X + Natri etylat, sau đó etyl cloaxetat → A (C14H22O7)
A + OH-, sau đó H+, đun nóng → B (C7H10O5)
B + rượu etylic, sau đó H+ → C(C11H18O5)
C + 1 mol CH3MgI, sau đó H2O → D(C12H22O5)
D + OH- sau đó H2O rồi H+ → E(C8H14O5) → acid tepenylic (C8H12O4)
Cho biết công thức cấu tạo của acid terebic và acid terpenylic?

26
Câu 12
Người ta thiết lập công thức cấu tạo của α-Terpinenol bằng dãy chuyển hóa sau:
Acid p-toluic + acid sunfuric bốc khói → A (C8H8O5S)
Đun nóng chảy
A + KOH B (C8H8O3)
B + Na, rượu → C (C8H14O3)
C + HBr → D (C8H13O2Br)
D + Base, đun nóng → E (C8H12O2)
E + C2H5OH, HCl → F (C10H16O2)
F + CH3MgI, sau đó H2O → α-terpineol (C10H18O)
Cho biết cấu tạo của α-terpineol?
Câu 13
Hợp chất B (C10H20O2) có trong một loại tinh dầu ở Nam Mỹ. Từ B có thể tổng hợp được
(1S,4S)-1,3,3-trimethyl-2-oxabicyclo[2.2.2]octane (C10H18O) bằng cách đun nóng với acid.

(1s,4s)-1,3,3-trimethyl-2-oxabicyclo[2.2.2]octane
a. Viết công thức cấu tạo và gọi tên B.
b. Dùng công thức cấu trúc, viết phương trình phản ứng và trình bày cơ chế đầy đủ của phản ứng
tổng hợp A.
Câu 14
Hợp chất A (C10H18O) được phân lập từ một loại tinh dầu ở Việt Nam. A không làm mất màu
nước bromine và dung dịch thuốc tím loãng, cũng không tác dụng với hydro có xúc tác Ni, nhưng
lại tác dụng với HCl đậm đặc sinh ra 1–chloro–4–(1–chloro–1–methylethyl)–1–
methylcyclohexane. Hãy đề xuất cấu trúc của A.
Câu 15
Một monoterpenoid mạch hở A có công thức phân tử C 10H18O (khung carbon gồm hai đơn vị
isoprene nối với nhau theo qui tắc đầu–đuôi). Oxygen hoá A thu được hỗn hợp các chất A1, A2
và A3. Chất A1 (C3H6O) cho phản ứng iodoform và không làm mất màu nước bromine. Chất A2
(C2H2O4) phản ứng được với Na2CO3 và với CaCl2 cho kết tủa trắng không tan trong acid acetic ;

27
A2 làm mất màu dung dịch KMnO4 loãng. Chất A3 (C5H8O3) cho phản ứng iodoform và phản
ứng được với Na2CO3
a) Viết công thức cấu tạo của A1, A2 và A3.
b) Vẽ công thức các đồng phân hình học của A và gọi tên theo danh pháp IUPAC.
ĐÁP ÁN
Câu 1
a)
1
6 2

5 4 3

2
3 1

1-methyl-4-(prop-1-en-2-yl)cyclohex-1-ene
b)
4
5 3

6 1 2
2 OH
3 1

2-(4-methylcyclohex-3-en-1-yl)propan-2-ol
c)

4 3 2

5 6 1

7
8

7-methyl-3-methyleneocta-1,6-diene
d)
OH
2 1 6

3 4 5

4-isopropyl-1-methylcyclohexan-1-ol
Câu 2
28
a)

3 2 1
7
6
4
5

b)
3
4 2

5 6 1
2
3 1

c)

2 1 6

3 4 5

2
3 1

d)
Câu 3

Câu 4
a)
Công thức cấu trúc của Linalool là:

b)
X:

29
Y:

Cơ chế phản ứng tạo ra X và Y

c)
Đun linalool với H2SO4 đặc được Z

d)
Đun nóng S–linalool với H+ loãng → α–terpinol và terpinhydrate B.

30
Câu 5
a) Citral phản ứng với NH2OH và AgNO3 /NH3 suy ra Citral có nhóm -CHO Oxi hóa mạnh
Citral thu được các sản phẩm là acid oxalic, acid leuvuliic (CH3COCH2CH2 COOH) và axeton.
Vậy citral là 3,7-dimethylocta-2,6-dienal có công thức:

b)
A và B là đồng phân hình học của Citral.
c)
Trong môi trường acid citral sẽ tạo thành hợp chất vòng, vì vậy cấu hình Z sẽ thuận lợi hơn cho
sự đóng vòng

31
Câu 6
a)
O
O O
O OH OH
O
OH O
OH
HO
OH
OH O
HO O O
A B C1 C2 C3

OH
N O

D E

b) C3 có 2 đồng phân quang học; C2 có 4 đồng phân quang học, D có đồng phân E, Z
Câu 7

Cl
H
Cl
Cl OAc

X A B C D

OAc OH
H H
OAc OH
OH

E F G H M

Câu 8
32
X + NH2OH và H2NCONHNH2 cho sản phẩm kết tinh chứng tỏ trong X có nhóm carbonyl.

Mà X không phản ứng với thuốc thử tollen nên trong X sẽ chứa nhóm xeton.

X làm mất màu dung dịch KMnO4 loãng nguội => trong X có liên kết không no.

Y: C10H18O phản ứng với NH2OH nhưng không phản ứng với dung dịch KMnO4 loãng nguội nên
Y là xeton no

Z: C10H20O không phản ứng với NH2OH và dung dịch KMnO4 loãng nguội. Z làm đổi màu dung
dịch CrO3 / H2SO4 => Z là ancol no

Oxi hóa mạnh X sinh ra các sản phẩm: acid axetic, acid piruvic, acid (3–isopropyl) glutaric, acid
iso–propyl sucxinic

Vậy suy ra công thức X, Y, Z là

Câu 9
a) M

(3S)-3-hidroxyl-3,7-dimethyloctan-1,6-diene

b) M+HBr → A: cơ chế AE

M + HBr → B: cơ chế SN1

M → C : cơ chế E1

c)

33
d) Cơ chế

Sản phẩm thu được là 1-methyl-4-(2-hidroxylprop-2-yl)cyclohex-1-ene

Câu 10
a)

b)

(1S,4S)-4-(2-hydroxipropan-2-yl)-1-methylcyclohexan-1-ol

c) (1R,5R)-2,6,6-trimethylbycyclo[3.1.1]hept-2-en.

34
Câu 11
Xác định cấu trúc của axit terebic:
X: :
Z:

Y:

Axit terebic:

Xác định cấu trúc axit tepenylic


A:
B:

35
C:

D:

E:

Axit tepenylic:

Câu 12

SO3H OH OH Br

O OH O OH O OH O OH O OH O O OH

A B C D E F Alpha-terpineol

Câu 13
a)
Viết công thức cấu tạo, gọi tên B
B là một diol có bộ khung carbon như A
Gọi tên B: 1-hydroxy-4-(-1-hydroxy-1-methylethyl)-1-methylcyclohexane.

36
OH
H+

OH - H2O

b)
Dùng công thức cấu trúc, viết phương trình phản ứng và trình bày cơ chế đầy đủ của phản
ứng.
- Cả 2 dạng trans và cis của B đều ở cấu dạng ghế bền vững, tuy vậy cấu dạng ghế không
thể tham gia đóng vòng mà phải đi qua dạng thuyền kém bền.
- Dạng thuyền sẽ tham gia phản ứng SN1 nội phân tử.

Câu 14
Xác định công tức cấu trúc của A(C10H18O). A có ∆ = 2 .
- A không làm mất màu dung dịch nước bromine và dung dịch thuốc tím loãng chứng tỏ
trong A
không có nối đôi hay nối ba.
- A không tác dụng với hydro trên chất xúc tác Ni chứng tỏ trong A không có nhóm chức
carbonyl.
- A tác dụng với acid HCl đặc được 1–chloro–4–(1–chloro–1–mehylethyl)–1-
methylcyclohexane
nên trong A có vòng no và có liên kết ether.
- Suy ra công thức cấu trúc của A

37
O

Câu 15
a)
Xác định A1, A2, A3
- A là hợp chất mạch hở nên có 2 nối đôi
- A1 tham gia phản ứng iodofom nên A1 là hợp chất methyl ketone

A2 phản ứng với nên đây là một acid, dựa vào công thức phân tử đây là một diacid

b) A là monoterpene mạch hở nên có bộ khung carbon là:

Dựa vào cấu tạo của A1, A2, A3 nên xác định được vị trí các liên kết đôi trong mạch
carbon (hình trên):
Vì có sự hình thành acid oxalic nên A có thể là: (E) hoặc (Z)–3,7–dimethylocta–2,6–
dienol

PHẦN III: KẾT LUẬN

PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO

38

You might also like