You are on page 1of 11

Phụ lục:

Appendix

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN DO


CHÍNH PHỦ ĐAN MẠCH TÀI TRỢ TẠI TỈNH ĐẮK LẮK
(Kèm theo Công văn số /SNgV-HTQT, ngày 10/6/2020)
THE SITUATION OF IMPLEMENTATION OF PROGRAMS AND
PROJECTS SPONSORED BY THE DENMARK GOVERNMENT IN
DAK LAK PROVINCE
(Attached to Official Letter No. /SNgV-HTQT, dated October 6, 2020)

1. Dự án Thoát nước và Vệ sinh môi trường Tp. Buôn Ma


Thuột (do Công ty TNHH MTV Quản lý đô thị và Vệ sinh môi
trường tỉnh Đắk Lắk làm chủ đầu tư)
1. City Sewerage and Environmental Sanitation Project. Buon Ma
Thuot (invested by Dak Lak Province Urban Management and Sanitation
One Member Company Limited)
Thời gian thực hiện: 2001 - 2009.
Implementation period: 2001 - 2009
Tổng mức đầu tư: 350.662 triệu đồng (viện trợ không hoàn lại từ
DANIDA: 276.815 triệu đồng; vốn đối ứng: 73.847 triệu đồng).
Total investment: 350,662 million VND (non-refundable aid from
DANIDA: 276,815 million VND; counterpart capital: 73,847 million VND).
Dự án hoàn thành, đưa vào sử dụng thật sự đã mang lại hiệu quả, làm thay
đổi bộ mặt của toàn thành phố. Từ một hệ thống thoát nước và vệ sinh liên quan
được đánh giá rất kém về năng lực tiêu thoát nước, xử lý vệ sinh cũng như khả
năng quản lý vận hành hệ thống (mạng lưới thoát nước chỉ có 24 tuyến với chiều
dài 20.659km); đến nay mạng thoát nước được bao trùm trên diện tích 485ha tại
khu vực trung tâm thành phố; đường ống thu gom nước thải có chiều dài
53.200m, được lắp đặt bằng ống uPVC đường kính 200mm đến 300mm, ống
HDPE đường kính 400mm đến 700mm. Hệ thống xử lý nước thải có thể phục
vụ tối đa 163.700 người, công suất tối đa 8.500 m3/ngày/đêm với công suất xử lý
nước thải nêu trên thì việc giảm thiểu sự ô nhiễm tầng nước ngầm mạch nông là
một thực tế đáng ghi nhận từ dự án.
When the project was completed and put into use, it was really effective,
changing the face of the whole city. From a related drainage and sanitation
system, which is evaluated very poorly in terms of capacity of water drainage,
sanitation treatment as well as the ability to manage and operate the system (the
drainage network has only 24 routes with a length of 20,659 kilometer); Up to
now, the drainage network covers an area of 485ha in the city center;
Wastewater collection pipe has a length of 53,200m, installed by 200mm to
300mm diameter uPVC pipe, 400mm to 700mm diameter HDPE pipe. The
wastewater treatment system can serve a maximum of 163,700 people, with a
maximum capacity of 8,500 m3/day/night with the above wastewater treatment
capacity, minimizing pollution of shallow aquifers is a remarkable fact from the
project.
2. Dự án mở rộng hệ thống thoát nước mưa, nước thải và đấu nối hộ
gia đình Tp. Buôn Ma Thuột (do Công ty TNHH MTV Quản lý đô thị và Vệ
sinh môi trường tỉnh Đắk Lắk làm chủ đầu tư)
2. The project of expanding the rainwater and wastewater drainage
system and connecting households in Buon Ma Thuot (invested by Dak Lak
Province Urban Management and Sanitation One Member Company Limited)
Thời gian thực hiện dự án: 2012-2017.
Project implementation period: 2012-2017
Tổng mức đầu tư: 504.152 triệu đồng (vốn ODA: 299.339 triệu đồng; vốn
đối ứng: 204.813 triệu đồng).
Total investment: 504,152 million VND (ODA: 299,339 million VND;
counterpart capital: 204,813 million VND).
Mục tiêu của dự án: giảm thiểu tình trạng ngập úng; cải thiện điều kiện vệ
sinh môi trường; đảm bảo an toàn nguồn nước cấp; nâng cao nhận thức cộng
đồng về sức khỏe và vệ sinh; tăng cường tính lâu bền của cơ sở hạ tầng và các
dịch vụ đô thị. Mục tiêu cụ thể: nâng công suất thoát nước, thu gom và xử lý
nước thải từ công suất hiện hữu khoảng 40% lên mức 70-80%.
Project objective: to reduce inundation; improve environmental sanitation
conditions; ensure the safety of water supply; raise public awareness on health
and hygiene; enhance the sustainability of urban infrastructure and services.
Specific objectives: increase the capacity of drainage, collection and treatment
of wastewater from the existing capacity of about 40% to 70-80%.
2. Trung tâm truyền hình Kỹ thuật số và nâng cao năng lực cán
bộ tại Đài phát thanh truyền hình Đắk Lắk (do Đài Phát
thanh & Truyền hình Đắk Lắk làm chủ đầu tư)
2. Center for Digital Television and Staff Capacity Building at
Dak Lak Radio and Television Station (invested by Dak Lak Radio &
Television Station)
Thời gian thực hiện dự án: 2007-2010.
Project implementation period: 2007-2010.
Tổng mức đầu tư: 112.751 triệu đồng (vốn ODA: 95 triệu đồng, vốn đối
ứng: 17.751 triệu đồng)
Total investment: 112,751 million VND (ODA capital: 95 million VND,
counterpart capital: 17,751 million VND)
Mục tiêu của dự án: Mua sắm thiết bị truyền hình kỹ thuật số và nâng cao
năng lực cán bộ tại Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk.
Project objective: Procurement of digital television equipment and
capacity building of staff at Dak Lak Radio and Television Station.
4. Dự án cải cách hành chính - giai đoạn II (do Sở Nội vụ triển khai)
4. Administrative reform project - phase II (implemented by the
Department of Home Affairs)
Thời gian thực hiện dự án: 2004-2009.
Project implementation period: 2004-2009
Mục tiêu của dự án: Chế độ hành chính tại tỉnh Đắk Lắk được cải cách và
cấu trúc lại nhằm phân cấp và ủy quyền cho cấp thấp phù hợp nhất.
Project objective: Dak Lak province's administrative system is reformed
and restructured in the direction of decentralization and authorization for the
lowest level.
Tổng mức đầu tư: 17.270.000 DKK tương đương 58.645 triệu đồng
(Danida tài trợ: 15.700.000 DKK tương đương 53.314 triệu đồng, đối ứng:
1.570.000 DKK tương đương 5.331 triệu đồng).
Total investment: 17,270,000 DKK equivalent to 58,645 million VND
(Danida sponsor: 15,700,000 DKK equivalent to 53,314 million VND,
counterpart: 1,570,000 DKK equivalent to 5,331 million VND).
Kết quả thực hiện: Hoàn thành mục tiêu, các tiểu dự án (TDA) theo Đề án
và Kế hoạch đã được Đại sứ quán và UBND tỉnh phê duyệt :
Implementation results: Completing the objectives, sub-projects
(subprojects) according to the Scheme and Plan approved by the Embassy and
the Provincial People's Committee:
- TDA Phân cấp quản lý quy hoạch xây dựng và kiến trúc tại Sở Xây dựng.
- Subproject Decentralized management of construction planning and
architecture at the Department of Construction
- TDA Phân cấp quản lý nguồn vốn, công tác chi tiêu và khoán kinh phí
tại Sở Tài chính.
- Subproject Decentralization of capital management, expenditure and
budgeting at the Department of Finance
- TDA Phân cấp quản lý đội ngũ cán bộ nhân viên tại Sở Nội vụ.
- Subproject Decentralized management of staff at the Department of
foreign Affairs
- TDA Phân cấp quản lý môi trường tại Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Subproject Environmental management decentralization at the
Department of Natural Resources and Environment.
- TDA mô hình một cửa (MHMC) cấp huyện.
- District-level one-stop shop (MHMC) subproject.
- TDA Áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại UBND huyện Krông Búk
(thị xã Buôn Hồ) và 04 Sở: Khoa học Công nghệ, Xây dựng, Tài chính, Tài
nguyên và Môi trường.
- The subproject applies ISO 9001:2000 at the People's Committee of
Krong Buk district (Buon Ho town) and 04 departments: Science, Technology,
Construction, Finance, Natural Resources and Environment.
- TDA Xây dựng năng lực tại trường Chính trị tỉnh.
- Subproject Capacity building at the Provincial School of Politics.
- TDA Áp dụng hệ thống quản lý theo kết quả (PMS) trong lĩnh vực tăng
cường trật tự kỹ cương trong quản lý xây dựng đô thị tại Sở Xây dựng.
- Subproject Apply a management according to results (PMS) in the field
of strengthening skills training in urban construction management at the
Department of Construction.
- TDA Áp dụng hệ thống quản lý theo kết quả (PMS) trong lĩnh vực nâng
cao năng lực quản lý về an toàn bức xạ tại Sở Khoa học và Công nghệ.
- Subproject Applying management system according to results (PMS) in
the field of improving management capacity on radiation safety at the
Department of Science and Technology.
- TDA Áp dụng hệ thống quản lý theo kết quả (PMS) trong lĩnh vực tăng
nhanh diện tích được cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất trên địa bàn
tỉnh tại Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Subproject Applying management system according to results (PMS) in
the field of rapidly increasing the area certified for land users in the province at
the Department of Natural Resources and Environment
- TDA Áp dụng hệ thống quản lý theo kết quả (PMS) trong lĩnh vực văn
bản quy phạm pháp luật tại Sở Tư pháp.
- Subproject Applying the results-based management system (PMS) in the
field of legal documents at the Department of Justice
- TDA Áp dụng hệ thống quản lý theo kết quả (PMS) trong lĩnh vực nâng
cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trường
Chính trị.
- TDA Applying the management system according to results (PMS) in
the field of improving the quality of teaching and scientific research of the
lecturers of the School of Politics.
- TDA Tăng cường quản lý Đào tạo tại Sở Nội vụ.
- Sub-project Strengthening training management at the Department of
Foreign Affairs
- TDA Đơn giản hóa thủ tục hành chính tại Sở Nội vụ.
- Sub-project Simplifying administrative procedures at the Department of
Foreign Affairs.
- TDA Hỗ trợ thực hiện Đề án 30 của Thủ tướng chính phủ về cải cách
hành chính tại Văn phòng UBND tỉnh.
- Sub-project to support the implementation of Prime Minister's Project 30
on administrative reform at the Office of the Provincial People's Committee.
5. Chương trình Quản trị công và Cải cách hành chính (GOPA)”
Giai đoạn 1: 2010-2012
Giai đoạn 2: 2012-2014
- Tổng mức đầu tư: 41.296 triệu đồng; trong đó Đan Mạch hỗ trợ: 20.100
triệu đồng; đối ứng của tỉnh: 21.196 triệu đồng.
Nội dung thực hiện: hỗ trợ thực hiện 06 nhiệm vụ ưu tiên trong kế hoạch
hành động Cải cách hành chính của Chính phủ.
+ Hỗ trợ Cải cách thể chế.
+ Hỗ trợ Cải cách thủ tục hành chính.
+ Hỗ trợ Cải cách tổ chức bộ máy hành chính.
+ Hỗ trợ Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và
viên chức.
+ Hỗ trợ Hiện đại hóa hành chính nhà nước.
+ Hỗ trợ chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính.
5. Public Administration and Administrative Reform Program
(GOPA)”
Phase 1: 2010-2012
Phase 2: 2012-2014
Total investment: 41,296 million VND; in which Denmark supports:
20,100 million dong; Provincial counterpart: 21,196 million VND.
Implementation content: supporting the implementation of 06 priority
tasks in the Government's PAR action plan.
+ Support Institutional Reform.
+ Support administrative procedure reform.
+ Support the reform of administrative apparatus organization.
+ Support to build and improve the quality of cadres, civil servants and
public employees.
+ Support modernization of state administration.
+ Support to direct and administer administrative reform
6. Chương trình hỗ trợ ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm cơ quan chủ quản)
Thời gian thực hiện dự án: 2007-2012.
Tổng mức đầu tư: 111.050 triệu đồng.
Mục tiêu của chương trình: Giảm đói nghèo ở vùng nông thôn, đặc biệt là
giữa các dân tộc thiểu số (DTTS), thông qua phát triển nông nghiệp và nông
thôn bền vững đặt trọng tâm vào các miền núi.
Tại Đắk Lắk, chương trình gồm 4 tiểu hợp phần: i) Khuyến nông dựa theo
nhu cầu, thông tin và đào tạo cho nông dân; ii) Sản xuất bảo quản, chế biến và
marketing; iii) Lập kế hoạch địa phương và xây dựng năng lực; iv) Hỗ trợ giao
đất giao rừng (ở Tây Nguyên).
Tác động của chương trình: Chương trình đã góp phần vào việc nâng cao
năng lực quản lý ngành cho cán bộ, cải thiện điều kiện sản xuất, nâng cao năng
lực cho nông dân, từ đó cải thiện mức sống…, đặc biệt là các đối tượng thuộc hộ
nghèo, hộ DTTS và nữ làm chủ hộ, góp phần vào sự phát triển chung của ngành
nông nghiệp của tỉnh trong thời gian qua. Số hộ hưởng lợi có thể lượng hóa
được từ các hoạt động của Chương trình là 47.723 hộ. Trong đó số hộ nghèo
chiếm 21,55%; số hộ DTTS chiếm 66,02%, số hộ có nữ làm chủ hộ chiếm
12,57%.
7. Chương trình hỗ trợ ngành Thủy sản giai đoạn II - FSPS II (do Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm cơ quan chủ quản)
Thời gian thực hiện: 2006-2012.
Tổng mức đầu tư: 24.515 triệu đồng (viện trợ không hoàn lại từ
DANIDA: 22.285 triệu đồng, vốn đối ứng: 2.230 triệu đồng).
Mục tiêu của chương trình: các bộ phận dân cư nghèo ở nông thôn tham
gia hoạt động nghề cá được hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế bền vững của
ngành thủy sản. Chương trình gồm 4 hợp phần: i) Tăng cường quản lý hành
chính thủy sản; ii) Tăng cường quản lý khai thác thủy sản; iii) Phát triển nuôi
trồng thủy sản bền vững và iv) Tăng cường năng lực sau thu hoạch và
marketing.
8. Chương trình Hỗ trợ cạnh tranh toàn cầu (GCF)
Chương trình Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp (BSPS) giai đoạn cuối
2011-2013 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại công văn số 2307/TTg-
QHQT ngày 16/12/2010. Ngày 21/12/2010, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ
Đan Mạch đã ký kết Hiệp định hợp tác do Viện Quản lý Kinh tế Trung ương
(CIEM) - thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
là cơ quan thực hiện. Chương trình gồm 03 hợp phần, trong đó Hợp phần
Chương trình Hỗ trợ cạnh tranh toàn cầu - GCF do CIEM là cơ quan điều phối,
triển khai thực hiện trên địa bàn 08 tỉnh (Nghệ An, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Phú
Yên, Lâm Đồng, Đắk Lắk, An Giang và Cần Thơ). Cơ quan chủ quản của GCF
là Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Mục tiêu của GCF là tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh Việt Nam trong các ngành hướng vào xuất khẩu thông qua
việc tiếp cận tốt hơn những dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và những mô hình kinh
doanh mới. Trên địa bàn tỉnh có 08 doanh nghiệp được Đại sứ quán Đan Mạch
phê duyệt với tổng mức đầu tư 62,9 tỷ đồng (GCF tài trợ 34 tỷ đồng; doanh
nghiệp đóng góp 28,9 tỷ đồng). Thông tin các dự án như sau:
8.1 Dự án Đào tạo, quản lý, chứng nhận chất lượng; hỗ trợ nâng cao
năng lực và dịch vụ tư vấn cho nông dân và doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đơn vị tiếp nhận: Công ty TNHH Phát triển Cộng đồng.
Tổng vốn: 4.803.812.000 đồng (doanh nghiệp: 1.445.578.000 đồng; GCF:
3.358.234.000 đồng).
Mục tiêu của dự án: nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu của các sản phẩm
điều, ca cao, cà phê, tiêu và trái cây ở Đắk Lắk.
Kết quả đạt được: nâng cao năng lực cho hàng nghìn nông dân và doanh
nghiệp; lắp đặt hoàn thiện các trang thiết bị đào tạo; đã triển khai hoạt động: đào
tạo cho nhân viên chứng nhận quản lý doanh nghiệp (ISO, HACCP….), chứng
nhận quản lý sản phẩm nông nghiệp (UTZ, 4C, Global GAP …) và đào tạo cho
nông dân và doanh nghiệp các chứng nhận này.
8.2 Dự án cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo và chứng nhận đối
với nông dân trồng ca cao và sơ chế hạt ca cao
Đơn vị tiếp nhận: Công ty TNHH Nam Trường Sơn.
Tổng vốn: 8.461.525.000 đồng (doanh nghiệp: 4.142.631.000 đồng; GCF:
4.318.894.000 đồng).
Kết quả đạt được: đã phát triển và lắp đặt các mô hình trình diễn sấy khô
ca cao, lên men ca cao; đào tạo cho nông dân về chứng nhận UTZ và kỹ thuật
canh tác ca cao; lắp đặt hoàn thiện hệ thống sản xuất socola và ca cao bột.
8.3 Dự án cung cấp tầng ong chất lượng cao và dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật -
đào tạo cho người nuôi ong đối với việc sản xuất mật ong đơn mùi cho xuất khẩu
Đơn vị tiếp nhận: Công ty Cổ phần Ong Mật Đắk Lắk.
Tổng vốn: 12.625.611.000 đồng (doanh nghiệp: 6.178.153.000; GCF:
6.447.458.000).
Mục tiêu của dự án: nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu của mật và các sản phẩm
từ mật như phấn hoa, sữa ong chúa, sáp ong và nọc ong xuất khẩu từ Đắk Lắk.
Kết quả đạt được: Đào tạo cho nông dân và công ty kỹ thuật sản xuất mật
ong tiên tiến; áp dụng các chứng nhận quốc tế về True Source và HACCP trong
sản xuất và chế biến mật ong; lắp đặt trang thiết bị chế biến mật ong; đã sản xuất
tầng ong chất lượng cao và cung cấp cho nông dân; lắp đặt mô hình sản xuất và
sơ chế mật ong; mở rộng thị trường xuất khẩu qua Châu Âu.
8.4 Dự án cung cấp dịch vụ đào tạo nghề (khóa học định hướng ngắn
hạn) về du lịch và tư vấn kinh doanh du lịch
Đơn vị tiếp nhận: Công ty TNHH Đầu tư Du lịch và Thương mại Đam San.
Mục tiêu của dự án: cải thiện cách tiếp cận của các doanh nghiệp du lịch
vừa và nhỏ qua các khóa đào ngắn hạn chất lượng cao về kỹ năng nghề du lịch;
nâng cấp cơ sở hạ tầng đào tạo nhằm nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ đào
tạo du lịch.
Tổng vốn: 5.817.544.000 triệu đồng (doanh nghiệp: 2.484.076.000 đồng;
GCF: 3.333.468.000 đồng).
Kết quả đạt được: năng lực của nhân viên đã được nâng cao thông qua các
khóa đào tạo các ngành nghề du lịch; lắp đặt hoàn thiện các trang thiết bị đào tạo
bàn, bếp, bar….
8.5 Dự án nhân giống ca cao bằng nuôi cấy mô và dịch vụ phân tích chất
lượng hạt ca cao nhằm tăng giá trị ca cao xuất khẩu
Đơn vị tiếp nhận: Công ty Cổ phần Cao Nguyên Xanh.
Tổng vốn: 7.892.597.000 triệu đồng (doanh nghiệp: 3.441.949.000 đồng;
GCF: 4.450.648.000 đồng).
Mục tiêu của dự án: nâng cao khả năng tiếp cận của nông dân trồng ca cao
cũng như các cơ sở sơ chế tại tỉnh Đắk Lắk với các kỹ thuật canh tác, đào tạo
trước chế biến, phân tích chất lượng ca cao, các dịch vụ hỗ trợ chứng nhận UTZ
và cung cấp các giống ca cao có năng suất và khả năng chống chịu sâu bệnh cao.
Kết quả đạt được: Phát triển và lắp đặt các mô hình trình diễn sấy khô ca
cao, lên men cao cao; đào tạo nông dân về chứng nhận UTZ và kỹ thuật canh tác ca
cao; ký hợp đồng xây dựng và tư vấn phòng thí nghiệm sản xuất cây giống ca cao.
8.6 Dự án Hỗ trợ nâng cao năng lực xuất khẩu đối với việc nuôi chồn và
sản xuất cà phê chồn
Đơn vị tiếp nhận: Công ty TNHH Kiên Cường.
Tổng vốn: 6.964.860.000 triệu đồng (doanh nghiệp: 3.394.965.000 đồng;
GCF: 3.569.895.000 đồng).
Mục tiêu của dự án: nhằm cải thiện cách tiếp cận các dịch vụ kỹ thuật tạo
nuôi chồn hương, chế biến cà phê chồn xuất khẩu và chồn con (có chứng nhận
của trang trại nuôi chồn) cho các hộ nông dân sản xuất cà phê nhỏ lẻ ở tỉnh Đắk
Lắk; hỗ trợ tăng cường năng lực cho doanh nghiệp để chế biến cà phê chồn
(mua lại của nông dân) để xuất khẩu.
Kết quả đạt được: nông dân được đào tạo kỹ thuật nuôi chồn và sản xuất
cà phê chồn; nhân giống chồn con bán cho nông dân; hoàn thiện việc lắp đặt
trang thiết bị chế biến cà phê chồn; cập nhật trang web và in ấn tờ rơi quảng cáo
cho dịch vụ.
8.7 Dự án du lịch văn hóa cộng đồng (sống cùng với đồng bào dân tộc
thiểu số) để thu hút khách du lịch đến tỉnh Đắk Lắk
Đơn vị tiếp nhận: Công ty TNHH Vạn Phát.
Tổng vốn: 5.620.812.000 triệu đồng (doanh nghiệp: 2.259.453.000 đồng;
GCF: 3.361.359.000 đồng).
Mục tiêu của dự án: cải thiện cách tiếp cận của cộng đồng dân tộc thiểu số
đến các dịch vụ đào tạo du lịch cộng đồng văn hoá dân tộc thiểu số để thu hút
khách du lịch quốc tế đến Đắk Lắk.
Kết quả đạt được: nhân viên của Công ty được đào tạo để xây dựng và
hình thành mô hình du lịch cộng đồng; cập nhật trang web và in ấn tờ rơi quảng
cáo cho dịch vụ.
8.8 Dự án cung cấp Kỹ thuật chế biến và thiết bị máy móc đối với nhà sản
xuất cà phê và ca cao nhỏ và vừa (nông dân)
Đơn vị tiếp nhận: Doanh nghiệp tư nhân Viết Hiền.
Tổng vốn: 10.751.871.000 triệu đồng (doanh nghiệp: 5.531.217.000 đồng;
GCF: 5.220.654.000 đồng).
Mục tiêu của dự án: nhằm cải thiện cách tiếp cận của các hộ nông dân,
nhà sơ chế đối với kỹ thuật và máy móc thiết bị hiện đại để sản xuất hạt cà phê,
ca cao chất lượng cao cho thị trường xuất khẩu; hỗ trợ tăng cường năng lực cho
doanh nghiệp.
Kết quả đạt được: nâng cao năng lực cho nhân viên thông qua đào tạo kỹ
thuật; nâng cao năng lực cho nông dân thông qua tổ chức hội thảo giới thiệu sản
phẩm và đào tạo; lắp đặt mô hình chế biến ướt và sơ chế cà phê; hoàn thiện việc
lắp đặt các trang thiết bị sản xuất máy sơ chế cà phê, ca cao.
9. Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn giai đoạn 1, 2 và 3
Giai đoạn 1:
Thời gian thực hiện dự án: 2001-2005.
Tổng mức đầu tư: 83,9 tỷ đồng. Trong đó: Vốn Danida hỗ trợ: 65,17 tỷ
đồng; Vốn đối ứng của tỉnh: 5 tỷ đồng; Dân tham gia đóng góp: 13,8 tỷ đồng.
Mục tiêu của dự án: góp phần bảo vệ sức khỏe và cải thiện điều kiện sinh
hoạt cho nhân dân ở vùng nông thôn thông qua việc cung cấp nước sinh hoạt và
xây dựng các công trình vệ sinh.
Kết quả đạt được:
+ Về cấp nước: Tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh
62,3% (tăng 38,3% so với năm 2001).
+ Về xây dựng nhà vệ sinh: Tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nhà vệ sinh
44,5% (tăng 33,5% so với năm 2001).
Giai đoạn 2, 3:
Thời gian thực hiện dự án: 2012-2015.
Tổng mức đầu tư: 805.000 triệu đồng. Trong đó: Vốn Chương trình MTQG
nước sạch và VSMTNT (vốn tài trợ): 233,8 tỷ đồng, chiếm 29%; Vốn ngân sách
địa phương và vốn lồng ghép từ các Chương trình, dự án khác: 104,2 tỷ đồng,
chiếm 13%; Dân tham gia đóng góp và tự làm (bao gồm cả vốn vay tín dụng ưu
đãi theo Quyết định 62 của Thủ tướng chính phủ): 467 tỷ đồng, chiếm 58%.
Mục tiêu của dự án: góp phần bảo vệ sức khỏe và cải thiện điều kiện sinh
hoạt cho nhân dân ở vùng nông thôn thông qua việc cung cấp nước sinh hoạt và
xây dựng các công trình vệ sinh.
Kết quả đạt được:
+ Về cung cấp nước sinh hoạt: Tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước
hợp vệ sinh 85,3% (tăng 23% so với năm 2006).
+ Về xây dựng các công trình vệ sinh: Tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng
nhà vệ sinh 59% (tăng 15% so với năm 2006); Tỷ lệ trường học được cấp nước
và xây dựng nhà vệ sinh 84,5% (tăng 12,7% so với năm 2006); Tỷ lệ trạm y tế
được cấp nước và xây dựng nhà vệ sinh 98,6% (tăng 39,9% so với năm 2006).
-------------------------------------------

You might also like