You are on page 1of 3

mKiểm tra giữa kỳ

Phần 1: Trắc nghiệm

Câu 1. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế - chính trị Mác Lênin là:
A. Các quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi đặt trong mối quan hệ tác động qua lại
với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
B. Quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng
C. Sản xuất của cải vật chất.
D. Quan hệ xã hội giữa người với người

Câu 2. Để nghiên cứu kinh tế chính trị Mác Lênin, phương pháp được sử dụng chủ yếu
là:
A. Thống kê so sánh
B. Trừu tượng hóa khoa học
C. Hệ thống hóa, mô hình hóa
D. Khảo sát, tổng kết thực tiễn

Câu 3. Kinh tế chính trị Mác Lênin kế thừa và phát triển trực tiếp những thành tựu của:
A. Kinh tế chính trị tầm thường
B. Kinh tế chính trị trọng thương
C. Kinh tế chính trị trọng nông
D. Kinh tế chính trị cổ điển Anh

Câu 4. Chức năng chủ yếu của thị trường?


A. Thực hiện giá trị hàng hoá , mở rộng liên kết kinh tế xã hội
B. Cung cấp thông tin, thực hiện giá trị hàng hoá
C. Cung cấp thông tin, diều tiết và kích thích sản xuất
D. Mở rộng, liên kết kinh tế xã hội, thực hiện giá trị hàng hoá, điều tiết và kích
thích sản xuất, cung cấp thông tin

Câu 5. Các chức năng của tiền?


A. Thước đo giá trị, phương tiện lưu thông
B. Thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, tiền tệ thế giới
C. Thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh
toán
D. Thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh
toán, tiền tệ thế giới

Câu 6. Chu kì kinh tế gồm bao nhiêu giai đoạn?


A. 7
B. 5
C. 6
D. 4
Câu 7. Công thức vận đông chung của tư bản là gì?
A. T – H - T’
B. H – T – T’
C. T’ – H – T
D. T’ – T – H

Câu 8. Công thức tính khối lượng thặng dư:


A. M= GT - (C+V)
B. m' = m/v x 100%
C. M= m’ x v
D. m’= t’/t x 100%

Câu 9. Giá trị thặng dư siêu ngạch là:


A. Giá trị thặng dư thu được nhỏ hơn lượng giá trị thặng dư thông thường
B. Giá trị thặng dư thu được trội hơn lượng giá trị thặng dư thông thường
C. Giá trị thặng dư thông thường cao hơn lượng giá trị thặng dư thu được
D. Giá trị thặng dư thông thường thu được bé hơn lượng giá trị thặng dư thu được

Câu 10. Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh:


A. Trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê
B. Mức doanh lợi của đầu tư tư bản
C. Quy mô của sự bóc lột sức lao động của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê
D. Mối quan hệ giữa các nhà tư bản với nhau

Câu 11. Những giới hạn phát triển của chủ nghĩa tư bản là
A. Sự phân hóa giàu nghèo ở các nước tư bản ngày càng sâu sắc
B. Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng
C. Chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn hiện đại
D. Thực hiện xã hội hóa sản xuất

Câu 12. Nguyên nhân sâu xa hình thành nên độc quyền?
A. Khủng hoảng kinh tế
B. Cạnh tranh
C. Sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học kỹ thuật
D. Tất cả phương án trên đều đúng

Câu 13. Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền là:
A. Các tổ chức độc quyền có quy mô tích tụ và tập trung tư bản lớn
B. Cạnh tranh để phân chia thị trường là tất yếu giữa các tập đoàn độc quyền
C. Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến
D. Tất cả các phương án trên đều đúng

Câu 14: Sự xuất hiện CNTB độc quyền nhà nước nhằm xoa dịu những mâu thuẫn cơ bản
nào của CNTB?
A. Mâu thuẫn giữa sức sản xuất to lớn của nền san xuất TBCN với khả năng tiêu
dùng có hạn của tầng lớp nhân dân; giữa sức sản xuất to lớn của nền sản xuất
TBCN với nguồn nguyên liệu, năng lượng có hạn; giữa giai cấp tư sản với giai cấp
công nhân và nhân dân lao động
B. Mâu thuẫn giữa sức sản xuất to lớn của nền san xuất TBCN với khả năng tiêu
dùng có hạn của tầng lớp nhân dân; giữa sức sản xuất to lớn của nền san xuất
TBCN với nguồn nguyên liệu, năng lượng có hạn; giữa các nước nghèo lạc hậu và
phụ thuộc vào các nước tư bản phát triển
C. Mâu thuẫn giữa sức sản xuất to lớn của nền sản xuất TBCN với nguồn nguyên
liệu, năng lượng có hạn; giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân và nhân dân
lao động; giữa CNTB và CNXH
D. Mâu thuẫn giữa sức sản xuất to lớn của nền sản xuất TBCN với khả năng tiêu
dùng có hạn của tầng lớp nhân dân; giữa sức sản xuất to lớn của nền sản xuất
TBCN với nguồn nguyên liệu, năng lượng có hạn; giữa các nước tư bản với nhau

Câu 15. Đâu không phải là biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản?
A. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) ngày càng lớn
B. Sự áp đặt mang tính chất thực dân trong xuất khẩu tư bản được gỡ bỏ dần
C. Hình thức xuất khẩu tư bản đa dạng, đan xem giữ xuất khẩu tư bản và xuất khẩu
hàng hoá
D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước TBCN có xu hướng giảm sút, tính không
ổn định của nền kinh tế tăng lên

Phần 2: Tự luận

Câu 1: Trình bày vai trò lịch sử của CNTB? Và giải thích tại sao C.Mác cho rằng: CNTB
sẽ sụp đổ. XHCN sẽ ra đời?
Câu 2: Giải thích tại sao độc quyền không những không thủ tiêu cạnh tranh, mà còn làm
cho cạnh tranh trở nên gay gắt hơn?

You might also like