You are on page 1of 90

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM 2022

TIỀN MÃ HÓA – BÀI HỌC TỪ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ


KHUYẾN NGHỊ XÂY DỰNG KHUNG PHÁP LÝ TẠI VIỆT NAM

MÃ SỐ ĐỀ TÀI: 47

Lĩnh vực khoa học: Lĩnh vực Hành chính - Pháp lý


Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Nhóm nghiên cứu:

TT Họ tên MSSV Đơn vị Nhiệm Điện thoại Email


vụ
1. Lê Thị Như K195011927 Khoa Luật Nhóm 0914456449 quynhltn19501c
Quỳnh Kinh tế trưởng @st.uel.edu.vn
2. Quách Khả K195011922 Khoa Luật Tham
Nhi Kinh tế gia
3. Nguyễn Đình K195011943 Khoa Luật Tham
Lan Vy Kinh tế gia
4. Nguyễn Thị K195011944 Khoa Luật Tham
Tường Vy Kinh tế gia
5. Nguyễn Tiêu K195011945 Khoa Luật Tham
Thùy Vy Kinh tế gia

Mẫu SV 11_Báo cáo tổng kết


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM 2022

TIỀN MÃ HÓA – BÀI HỌC TỪ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ


KHUYẾN NGHỊ XÂY DỰNG KHUNG PHÁP LÝ TẠI VIỆT NAM

Đại diện nhóm nghiên cứu Giảng viên hướng dẫn Chủ tịch Hội đồng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Lãnh đạo Khoa/Bộ môn/Trung tâm


(Ký, họ tên)
MỤC LỤC
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. 4

MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 5
1. Lý do lựa chọn đề tài ..................................................................................................... 5
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 7
2.1. Mục tiêu tổng quát: ................................................................................................. 7
2.2. Mục tiêu cụ thể: ...................................................................................................... 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 8
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 8
3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 8
4. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................................... 8
4.1 Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................................ 8
4.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ....................................................................... 12
5. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................................ 15
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 15
7. Kết cấu của đề tài ........................................................................................................ 16
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................... 17
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH (BÀN LUẬN) KẾT QUẢ .................... 18
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TIỀN MÃ HÓA ......................................................... 18
1.1. Khái quát chung về tiền mã hóa ............................................................................... 18
1.1.1. Định nghĩa tiền mã hóa ..................................................................................... 18
1.1.2. Phân loại tiền mã hóa ........................................................................................ 22
1.1.3. Đặc điểm của tiền mã hóa ................................................................................. 23
1.1.4. Các chủ thể trong hệ thống tiền mã hóa ............................................................ 25
1.1.5. Công nghệ Blockchain ....................................................................................... 26
1.1.7. Những rủi ro khi sử dụng tiền mã hóa ............................................................... 27
1.1.8. Ý nghĩa của tiền mã hóa trong nền kinh tế thời đại 4.0 .................................... 31
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN VỀ TIỀN MÃ HÓA Ở
VIỆT NAM ........................................................................................................................ 34
2.1. Thực trạng quy định pháp luật về tiền mã hóa ở Việt Nam ..................................... 34
1
2.1.1. Dưới góc độ phương diện tài sản ...................................................................... 34
2.1.2. Dưới góc độ phương tiện thanh toán ................................................................. 35
2.1.3. Dưới góc độ giá trị pháp lý của các giao dịch tiền mã hóa .............................. 37
2.1.4. Dưới góc độ thuế ............................................................................................... 38
2.1.5. Dưới góc độ hành chính .................................................................................... 39
2.1.6. Dưới góc độ hình sự .......................................................................................... 40
2.2. Thực tiễn các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa tại Việt Nam ........................... 42
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
VỀ TIỀN MÃ HÓA .......................................................................................................... 45
3.1. Thực trạng pháp luật ở một số nước trên thế giới về tiền mã hóa ........................... 45
3.1.1. Quy định pháp luật ở El Salvador ..................................................................... 45
3.1.2. Quy định pháp luật ở Hoa Kỳ ............................................................................ 46
3.1.3. Quy định pháp luật ở Úc.................................................................................... 50
3.1.4. Quy định pháp luật ở Liên minh châu Âu .......................................................... 52
3.1.5. Quy định pháp luật ở Nhật Bản ......................................................................... 54
3.1.6. Quy định pháp luật ở Singapore ........................................................................ 57
3.1.7. Quy định pháp luật ở Trung Quốc ..................................................................... 61
3.2. Đánh giá chung thực trạng pháp luật ở một số nước trên thế giới về tiền mã hóa .. 64
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VIỆT NAM VỀ TIỀN MÃ HÓA ..................................................................................... 67
4.1. Các yếu tố tác động trong việc xây dựng khung pháp lý về tiền mã hóa tại Việt
Nam ................................................................................................................................. 67
4.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam ............................................................ 67
4.1.2. Chính sách pháp luật của nhà nước Việt Nam .................................................. 68
4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội của thế giới ............................................................... 68
4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng khung pháp lý về tiền mã
hóa ................................................................................................................................... 69
4.3. Sự cần thiết phải hoàn thiện khung pháp lý về tiền mã hóa tại Việt Nam ............... 70
4.4. Đề xuất khuyến nghị xây dựng hoàn thiện khung pháp lý tại Việt Nam về tiền mã
hóa ................................................................................................................................... 72
4.4.1. Thay đổi tên gọi và đưa ra định nghĩa cho tiền mã hóa .................................... 72
4.4.2. Ghi nhận tiền mã hóa là tài sản......................................................................... 73
4.4.3. Về góc độ là phương tiện thanh toán ................................................................. 74
2
4.4.4. Xem hoạt động kinh doanh tiền mã hóa là một ngành nghề kinh doanh có điều
kiện............................................................................................................................ 77
4.4.5. Tiến tới thu thuế đối với các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa..................77
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 82

3
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
ATO Australian Taxation Office
BIS Bank for International Settlements
BLDS Bộ luật Dân sự
BLHS Bộ luật Hình sự
BSA Bank Secrecy Act
BTC Bitcoin
ECB European Central Bank
EU European Union
FIC The Financial Intelligence Centre Act
FinCEN Financial Crimes Enforcement Network
FSRA Financial Sector Regulation Act
FTA Free Trade Agreement
GAO United States Government Accountability Office
GST Thuế hàng hóa và dịch vụ
GTGT Giá trị gia tăng
ICO Initial Coin Offering
IFWG Intergovernmental FinTech Working Group
IMF International Monetary Fund
IRS Internal Revenue Service
MAS Money Authority of Singapore
NHTW Ngân hàng trung ương
NPS National Payment System
PBOC Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc
PSA Payment Services Act
RBA The Reserve Bank of Australia
SARB South African Reserve Bank
SEC Securities and Exchange Commission
TAND Tòa án nhân dân
THB Thai Baht
TNCN Thu nhập cá nhân
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TRC Revenue Code Amendment Act
WTO World Trade Organization

4
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Nếu cuối thế kỷ XX là sự phát triển của ngành công nghiệp Internet thì chính lúc này
đây sẽ là thời kì bùng nổ của công nghệ. Thật vậy, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ
khiến cuộc sống của chúng ta thay đổi rất nhiều. Và không thể không nói đến sự thay đổi
1
trong phương thức trao đổi thương mại, hệ thống thanh toán , sự phát triển của công nghệ số
đã kéo theo sự bùng nổ mạnh mẽ của tiền mã hóa trong những năm gần đây.
Với những ưu điểm nổi bật về chi phí, thời gian giao dịch, khả năng thanh khoản,
tính tiện dụng, gọn nhẹ và dễ dàng sử dụng, tiền mã hóa đang ngày càng chứng minh ưu
thế của mình khi mà gần 30 quốc gia như Hoa Kỳ, Đức, Canada, Úc, Brazil, Singapore,…
đã chấp nhận một số loại tiền mã hóa như Bitcoin (BTC) là một phương thức thanh toán
hợp pháp, đến cả những công ty công nghệ nổi tiếng như Tesla, Dell, Apple hay
Microsoft cũng đang chấp nhận sử dụng loại tiền tệ này để giao dịch. Bên cạnh sự phát
triển của tiền mã hoá, còn rất nhiều ý kiến trái chiều do vẫn còn tồn đọng nhiều khuyết
2
điểm mà sẽ được nhóm nghiên cứu phân tích ở Chương sau.
Đối với Việt Nam, trong giai đoạn ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế
giới, không thể không quan tâm đến sự phát triển của đồng tiền này, nhất là khi nó đã bắt đầu
du nhập vào nước ta. Thực tế cho thấy, Việt Nam đã hình thành cộng đồng những người chơi
BTC và phát triển các công cụ hỗ trợ, ví dụ như là các sàn giao dịch tiền mã hóa. Tuy nhiên,
điều đáng lo ngại là những hoạt động này lại đang nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà nước.
Đặc biệt là trong thời gian gần đây, trên các diễn đàn liên tục đăng tải, quảng bá giới thiệu
“đồng tiền mã hóa”, lan rộng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố. Nhiều tổ chức, công ty đã
lợi dụng sự tăng giá của nó để lừa đảo người dân đầu tư sinh lợi trên sàn. Trước tình hình đó,
nước ta đã có những văn bản, cụ thể là Ngân hàng Nhà nước đã khuyến cáo các tổ chức, cá
nhân không đầu tư, nắm giữ, thực hiện các giao dịch liên quan đến BTC và các loại tiền mã
hóa; khẳng định BTC và các loại tiền mã hóa tương tự khác không phải là

1 Joseph Githinji Choto (2018), Virtual currency as a medium of exchange in Kenya, A Research Project
Report Submitted to the Chandaria School of Business in Partial Fulfilment of the Requirement for the Degree of
Master of Science in Management and Organizational Development, p. 13-15.
2 Sergio Luis Náñez Alonso et al. (2021), “Cryptocurrency Mining from an Economic and
Environmental Perspective”. Analysis of the Most and Least Sustainable Countries, Energies, p. 2.
5
phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam; vì thế, việc phát hành, cung ứng, sử dụng
BTC và các loại tiền mã hóa tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi vi phạm
pháp luật. Thậm chí, về chế tài xử lý vi phạm, theo quy định tại khoản 6 Điều 27 Nghị
định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân
hàng, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp
(trong đó có BTC và các loại tiền mã hóa tương tự khác) sẽ bị xử phạt ở mức phạt tiền từ
150 triệu đến 200 triệu đồng. Đồng thời, từ ngày 01/01/2018, hành vi phát hành, cung
ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (trong đó có BTC và các loại
tiền mã hóa tương tự khác) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm
h khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Tuy nhiên liệu các biện pháp cấm này là có khả thi và phù hợp trong bối cảnh Việt
Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới hay không? Qua
quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu cho rằng đất nước nên thay đổi và nhìn nhận về tiền
mã hoá để có thể bắt kịp xu thế. Như năm 2016, VTV còn nói BTC là tiền ảo, là kênh đầu tư
3
nhiều rủi ro , từ "ảo" đã làm nhiều nhà đầu tư thấy lo ngại và bỏ qua cơ hội tiếp cận. Nhưng
tại thời điểm hiện nay, tiền mã hoá đã có sự phát triển một cách mạnh mẽ và ta đã thực sự bỏ
lỡ thời điểm vàng để đầu tư sinh lợi khi mà giá đồng BTC là 1.000 USD vào năm 2016, và đã
4
có thời điểm đồng BTC "chạm đỉnh" với giá 67.000 USD . Việc phát triển mạnh mẽ của loại
tiền này được lý giải bởi độ phủ sóng và lan truyền trên các trang mạng, giúp mọi người dễ
tiếp cận thông tin, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập như hiện nay thì nhu cầu về tài sản số
được đẩy lên cao vì tính tiện dụng và nhanh nhạy. Theo đó có thể thấy trong tương lai, tiền
mã hoá sẽ là một nhu cầu cần thiết trong cuộc sống, và nếu chúng ta vẫn tiếp tục không chấp
nhận loại tiền này thì sẽ còn bỏ qua rất nhiều cơ hội khác. Do đó, Việt Nam cũng nên nắm bắt
và thay đổi, việc thừa nhận tiền mã hóa là điều thật sự cần thiết trong bối cảnh Việt Nam
đang hội nhập toàn cầu và đối diện với nền công nghiệp 4.0.

3“Đầu tư tiền mã hóa, rủi ro thật” (2016), Báo Điện Tử VTV, xem ngày 20/10/2021,
[https://vtv.vn/news-20161020095112338.htm].
4Bình An (2021), “Giá Bitcoin vượt 67.000 USD, lập kỷ lục mọi thời đại”, xem ngày 24/11/2021,
[https://tuoitre.vn/gia-bitcoin-vuot-67-000-usd-lap-ky-luc-moi-thoi-dai-20211109091446353.htm].
6
Nhưng thừa nhận ở mức độ nào và xây dựng khung pháp lý như thế nào để kiểm soát và
5
quản lý nó thì mới là vấn đề mà chúng ta cần quan tâm .
Xuất phát từ yêu cầu trên, nhóm đã lựa chọn đề tài “Tiền mã hoá – Bài học từ các
nước trên thế giới và khuyến nghị xây dựng khung pháp lý ở Việt Nam” để làm đề tài
nghiên cứu khoa học của mình
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Về mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ khung pháp lý của tiền mã hoá cũng
như thực trạng pháp luật về tiền mã hoá của một số nước trên thế giới. Từ đó, nhóm
nghiên cứu liên hệ và so sánh với pháp luật Việt Nam, trên cơ sở đó rút ra các bài học
kinh nghiệm để đề xuất, định hướng khung pháp lý về tiền mã hoá tại nước ta. Việc điều
chỉnh này sẽ là bước tiến lớn cho pháp luật Việt Nam, góp phần giảm thiểu và phòng
tránh rủi ro liên quan đến các hoạt động và giao dịch liên quan đến tiền mã hoá, đồng thời
bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
Để đạt được mục tiêu tổng quát, đề tài nghiên cứu đặt ra những mục tiêu cụ thể như
sau:

Thứ nhất, làm rõ bản chất tiền mã hoá thông qua khái niệm, đặc điểm của tiền mã
hoá.

Thứ hai, phân tích quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về tiền mã hoá và
thực tiễn thực hiện pháp luật.

Thứ ba, tìm hiểu, phân tích các quy định hiện hành của một số quốc gia về tiền mã
hoá, đánh giá các quy định đó và rút ra kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam.

Thứ tư, đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện khung pháp lý của Việt Nam về tiền
mã hóa, với điều kiện đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia
thị trường này.

5 Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2019), “Tổng quan về vị trí pháp lý của tiền mã hóa (BTC)
tại một số quốc gia trên thế giới – Định hướng xây dựng khung pháp lý về tiền mã hóa tại Việt Nam”, Tạp chí Phát
triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, tr. 123.
7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tiền mã hóa, pháp luật và thực tiễn Việt
Nam liên quan đến tiền mã hóa. Đồng thời, đề tài cũng nghiên cứu pháp luật của một số
quốc gia trên thế giới, cụ thể là Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Singapore, El Salvador,
Trung Quốc, Úc, Nhật Bản về vấn đề tiền mã hóa để đối chiếu với pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu sẽ không đi sâu nghiên cứu về hoạt động huy động vốn ICO
(Initial Coin Offering - Đợt phát hành Coin đầu tiên).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong điều kiện về thời gian nghiên cứu và tài liệu tham khảo, nhóm nghiên cứu
định ra cho mình phạm vi nghiên cứu phù hợp như sau:
- Phạm vi không gian: Đề tài sẽ nghiên cứu hệ thống pháp luật của các nước trên
thế giới, bao gồm cả những nước thừa nhận và ngăn cấm tiền mã hóa, từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm và học hỏi những điểm tiến bộ giúp hoàn thiện khung pháp lý ở Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Đề tài chỉ nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành của Việt
Nam và của các nước trên thế giới, đồng thời nghiên cứu thực trạng về tiền mã hóa trong
5 năm gần đây.
4. Tổng quan tình hình nghiên cứu
4.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Tiền mã hóa là một trong những sản phẩm được ra đời dựa trên nền tảng của khoa
học công nghệ. “Cơn sốt” tiền mã hóa ngày càng thu hút được nhiều nhà đầu tư trên thế
giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, các bài nghiên cứu chuyên sâu về đề
tài tiền mã hóa và khung pháp lý ở nước ta vẫn còn hạn chế. Một số công trình đáng chú ý
có thể kể đến như:
- Đề tài cấp Bộ “Các khía cạnh pháp lý của tiền mã hóa: Thực tiễn các nước và một
số kinh nghiệm cho Việt Nam” được nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Luật Hà Nội thực
hiện năm 2018 đưa ra cái nhìn tổng quan về tiền mã hóa (khái niệm, đặc điểm, phân loại,...)
khoanh vùng phạm vi điều chỉnh về tiền mã hóa, giúp người tiêu dùng có khả năng
kiểm soát rủi ro; đề tài cũng có những phân tích nhằm chỉ ra những điểm khác nhau giữa
tiền mã hóa với tiền điện tử và các loại tài sản trong Bộ luật Dân sự 2015, từ đó đưa ra 8
những đề xuất về mặt pháp lý cho việc quản lý, điều chỉnh tiền mã hóa. Với việc rà soát
các quy định pháp luật có liên quan, bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mặc dù tiền mã hóa
không được công nhận là tiền pháp định, phương tiện thanh toán, ngoại hối hay tài sản,
nhưng các hoạt động khai thác, trao đổi, kinh doanh, đầu tư loại tiền này lại không bị
cấm. Cũng vì không có cơ sở pháp lý nên hoạt động kinh doanh tiền mã hóa không bị
đánh thuế và cũng khó xác định trách nhiệm hình sự về tội phạm liên quan đến tiền mã
hóa. Bên cạnh đó, nhóm tác giả đã phân tích quy định pháp luật của một số quốc gia điển
hình của cả hai hệ thống luật Common Law và Civil Law, từ đó rút ra bài học cũng như
đưa ra các khuyến nghị, đề xuất xây dựng khung pháp lý về tiền mã hóa ở Việt Nam. Đây
có thể coi là một công trình tiêu biểu về đề tài nghiên cứu tiền mã hóa dưới góc độ pháp
lý và nhóm tác giả cũng đã đề xuất được các giải pháp pháp lý phù hợp với tình hình nước
ta. Bài viết cũng đưa ra cái nhìn một cách toàn diện về các khía cạnh của tiền mã hóa như
thu thuế, hoạt động ICO,... Ngoài ra, các nghiên cứu của nhóm tác giả về pháp luật của
các nước cũng rất đầy đủ, và rút ra được những bài học cho Việt Nam trong quá trình xây
dựng khung pháp lý về tiền mã hóa.
- Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM của tác giả Đoàn
Phương Thảo, “Nghiên cứu xây dựng khung pháp lý về tiền mã hóa tại Việt Nam” (2018)
đã khẳng định giá trị tiền mã hóa nằm ở mức độ chấp nhận, và chưa thỏa mãn định nghĩa về
tiền dưới góc độ kinh tế. Từ khái niệm, đặc điểm của tiền mã hóa và đối chiếu với lý thuyết
về tiền tệ gồm 4 chức năng chính là phương tiện trao đổi, đơn vị đo lường giá trị, chức năng
tiền tệ thế giới và chức năng cất trữ giá trị, tác giả nhận thấy tiền mã hóa mới chỉ thực hiện
được chức năng “phương tiện trao đổi”, do đó, nó vẫn không thể được nhìn nhận là tiền tệ
theo quan điểm của Mác cũng như các nhà kinh tế. Dưới góc độ pháp lý, nghiên cứu cho thấy
tiền mã hóa cũng không thỏa mãn được 2 chức năng để có thể trở thành phương tiện thanh
toán, cũng như không được xem là tài sản theo quy định của BLDS 2015. Từ những nhận
định trên, kết hợp với việc phân tích quy định của Nhật Bản và Canada về tiền mã hóa, tác
giả cho rằng, với trình độ pháp lý và cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện tại của nước ta, chưa cần
thiết phát hành tiền mã hóa quốc gia mà cần tập trung vào mở rộng khái niệm tài sản, nhằm
xây dựng các quy định về tiền mã hóa với tư cách là tài sản; cần thiết

9
phải giới hạn các loại hình vốn góp được phép sử dụng tiền mã hóa; đồng thời, xây dựng
nền tảng công nghệ tiên tiến, đội ngũ trình độ cao.
- Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Kinh tế - Luật “Nghiên cứu Luật Thuế
các nước liên quan đến tiền mã hóa và kinh nghiệm cho Việt Nam” (2018) của tác giả
Nguyễn Huỳnh Phương Thảo cũng cho rằng, tiền mã hóa không thể xếp vào khái niệm
“vật” hay “quyền tài sản” như quy định về tài sản tại BLDS 2015, thay vào đó, tác giả cho
rằng nếu xem tiền mã hóa là tài sản vô hình có điều kiện thì đây có thể là 1 loại đặc thù
của “quyền tài sản”, tồn tại trong không gian mạng. Tác giả cũng tham khảo quy định của
các nước trên thế giới khi áp dụng thuế lên BTC qua đó đi đến kết luận việc đánh thuế
tiền mã hóa là phù hợp với hoạt động quản lý. Cũng từ những nghiên cứu về tình hình
hiện tại về tiền mã hóa tại Việt Nam, tác giả đã đưa ra ý kiến rằng các cơ quan tổ chức nhà
nước không nên tiếp tục lơ đi việc quy định về các loại tiền mã hóa, điều này sẽ khiến ta
tụt hậu, xa rời quá trình hội nhập; bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra nhiều hướng để hoàn
thiện vấn đề này. Tuy nhiên, bài nghiên cứu vẫn còn một số điểm còn hạn chế sau đây: tác
giả kiến nghị nên đánh thuế lên tiền mã hóa nhưng lại không có các lý giải tại sao nên
xem tiền mã hóa là một dạng tài sản, hàng hóa, việc không nhận định được hình thức tồn
tại của tiền mã hóa sẽ gây khó khăn cho việc điều chỉnh quy định về thu thuế; bài viết
cũng không thống nhất, còn nhập nhằng giữa các thuật ngữ như tiền kỹ thuật số, tiền mã
hóa, token, tài sản mã hóa; và các kiến nghị chỉ mang tính lý thuyết mà không có các đề
xuất cụ thể để đưa vào thực tiễn.
- Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế, trường Đại học Kinh Tế của tác giả Đặng Nam,
“Sự hình thành và phát triển của đồng tiền mã hóa Bitcoin và một số hàm ý cho Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” (2018) đã trình bày tổng quan về BTC và so sánh
với các loại tiền tệ cũng như các loại tiền mã hóa khác, đồng thời chỉ ra cơ chế giao dịch và
ưu, nhược điểm của đồng tiền BTC. Bên cạnh những lợi ích mà BTC mang lại cho các nhà
đầu tư thì đồng này cũng tiềm ẩn vô vàn rủi ro, một số rủi ro khi đầu tư BTC được tác giả đề
cập đến là rủi ro về mặt giá trị do đồng BTC có sự biến động mạnh và phức tạp; rủi ro về mặt
quản lý vì đồng tiền này không bị chi phối hay kiểm soát bởi các cơ quan nhà nước; rủi ro về
việc trợ giúp cho loại tội phạm rửa tiền, khủng bố do tính ẩn danh của BTC,… Tác giả cũng
phân tích thực trạng phát triển, quản lý và khung pháp lý về tiền mã hóa BTC
10
ở một số nước trên thế giới, kết hợp với các rủi ro nêu trên để làm nền tảng đưa ra các
khuyến nghị về chính sách cho Việt Nam trong việc quản lý đồng tiền mã hóa BTC.
- Đề tài nghiên cứu khoa học “Khung pháp lý về Bitcoin và các loại tiền mã hóa trong
pháp luật một số nước trên thế giới - Kinh nghiệm cho Việt Nam” (2019) của hai tác giả
Phạm Hải Trà My và Hoàng Thị Liên đã đưa ra các vấn đề lý luận về BTC nói riêng và tiền
mã hóa nói chung, trên cơ sở phân tích khung pháp lý cũng như đánh giá thực tiễn thực hiện
pháp luật về loại tiền này tại Hoa Kỳ, Singapore, Pháp và Trung Quốc – những quốc
gia được đánh giá là rất nhạy bén với sự biến động của nền kinh tế và đi đầu trong việc
đưa ra các chính sách về tiền mã hóa, các tác giả đã đối chiếu với quy định pháp luật và
thực trạng về tiền mã hóa tại Việt Nam để đưa ra những đề xuất mang tính định hướng
xây dựng khung pháp lý về tiền mã hóa ở nước ta trong tương lai. Với phương pháp
nghiên cứu kết hợp giữa phân tích quy định pháp luật và thực tiễn, đồng thời nghiên cứu
ở cả góc độ kinh tế và pháp lý, nhóm tác giả đã đưa ra một số đề xuất có giá trị có thể kể
đến như nên có một tên gọi pháp lý chính thức cho tiền mã hóa, cụ thể nhóm tác giả
khuyến nghị nên gọi tiền mã hóa là “tài sản mã hóa” để phân biệt với khái niệm tiền trong
BLDS 2015, theo đó cũng bổ sung tiền mã hóa vào khái niệm tài sản trong BLDS 2015
nhằm bảo hộ quyền của các nhà đầu tư và là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền có thể xem
xét giải quyết các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tiền mã hóa.
- Ngoài ra, một số bài báo nghiên cứu tiêu biểu như bài nghiên cứu “Tổng quan về vị
trí pháp lý của tiền mã hóa (Bitcoin) tại một số quốc gia trên thế giới - Định hướng xây dựng
khung pháp lý về tiền mã hóa tại Việt Nam” (2019) của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung và
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh đã đưa ra các định nghĩa, cách thức hoạt động của BTC và Blockchain
đồng thời đưa ra cái nhìn về vị trí pháp lý của đồng tiền mã hóa ở Việt Nam thông qua việc
so sánh với các quốc gia cụ thể như Pháp và Thái Lan, qua đó nhóm tác giả cho rằng nên xem
xét tiền mã hóa như chứng khoán giống với quy định của Thái Lan, vừa có thể quản lý, vừa
có thể đánh thuế để tăng nguồn thu ngân sách nhà nước; bài viết “Xây dựng khung pháp lý
quản lý giao dịch tiền mã hóa – Qua nghiên cứu pháp luật Nhật Bản và một số gợi mở cho
Việt Nam” (2020) của tác giả Nguyễn Lưu Lan Phương và Lê Thị Thùy Nhi từ việc nghiên
cứu pháp luật của Nhật Bản và thực trạng hiện nay của Việt Nam, các tác giả đã đưa ra một
lộ trình nhằm hướng tới việc công nhận tiền mã hóa là một phương
11
tiện thanh toán ở nước ta; bài viết “Tiền mã hóa và một số vấn đề pháp lý đặt ra ở Việt
Nam hiện nay” (2021) của tác giả Trần Văn Biên và Nguyễn Minh Oanh lại tiếp cận từ
các quy định hiện hành của nước ta hiện nay, đánh giá những điểm còn thiếu sót trong các
quy định trên nhiều lĩnh vực như dân sự, hình sự, pháp luật kinh doanh,… và đưa ra kiến
nghị nên ghi nhận tiền mã hóa là một loại tài sản, chưa nên công nhận là phương tiện
thanh toán, và các vấn đề có liên quan như việc lưu thông, thu thuế, cho phép và kiểm
soát việc phát hành tiền mã hóa ở Việt Nam.
Nhìn chung các bài nghiên cứu nói trên đều đề cập đến các loại hình tiền mã hóa,
phân tích tiền mã hóa từ nhiều góc độ, đối chiếu với pháp luật của các nước về tiền mã
hóa đồng thời so sánh với pháp luật hiện hành của nước ta để đưa ra các khuyến nghị về
việc xây dựng khung pháp lý về tiền mã hóa ở Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả của các bài
nghiên cứu nói trên có những quan điểm khác nhau về tiền mã hóa, không thống nhất
trong việc xác định bản chất của tiền mã hóa cũng như việc kiến nghị nên công nhận tiền
mã hóa là tài sản hay phương tiện thanh toán vẫn còn nhiều tranh cãi.
4.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Ngược lại với Việt Nam, một số nước trên thế giới đã bước đầu hoàn thiện khung
pháp lý về tiền mã hóa, cùng với đó thì đề tài về tiền mã hóa cũng nhận được nhiều sự
quan tâm từ phía các nhà nghiên cứu. Có thể kể đến các công trình tiêu biểu như:
- Nghiên cứu “Regulating crypto-currencies in South Africa: The need for an
effective legal framework to mitigate the associated risks” (2017) của tác giả Karabo
Mothokoa thông qua các tình huống thực tế về các đồng tiền điện tử được sử dụng phổ biến
ở Nam Phi là Ethereum, BTC, Ripple, Litecoin, Number42, UMC, Luno,… để phân tích
những rủi ro liên quan đến việc sử dụng tiền mã hóa. Các rủi ro đó như là: hệ thống thanh
toán, nhà cung cấp thanh toán, rửa tiền, khủng bố, bất ổn tài chính, thiếu ổn định giá cả, áp
lực lên hệ thống kiểm soát, rủi ro cho người tiêu dùng, thiếu minh bạch, không có tư cách
pháp nhân, tính biến động cao, ẩn danh, thiếu tính liên tục, xuất hiện các loại tiền mã hóa bất
hợp pháp,… Bên cạnh đó là các ví dụ cụ thể như vấn đề Silk road – con đường tơ lụa bán vũ
khí trái phép. Ngoài ra, bài viết còn nghiên cứu về tính hiệu quả của Luật Bảo vệ người tiêu
dùng ở Nam Phi liên quan đến việc bảo vệ người sử dụng các loại tiền mã hóa ở

12
Nam Phi. Về hạn chế, bài viết chỉ tập trung nghiên cứu tiền mã hóa như một phương tiện
thanh toán, chứ không phải một loại hàng hóa hay tài sản.
- Joseph Githinji Choto với nghiên cứu “Virtual currency as a medium of exchange in
Kenya” (2018) đã phân tích các yếu tố ngăn cản tiền mã hóa trở thành một phương tiện thanh
toán hợp pháp tại Kenya như khung pháp lý hiện hành hay tính rủi ro cao của tiền mã hóa.
Bài viết cũng thể hiện tính khách quan khi mà bên cạnh những phân tích về mặt lý luận, tác
giả cũng thực hiện một khảo sát với quy mô nhỏ nhằm tìm hiểu nhận thức của
người dân đối với tiền mã hóa và các nguy cơ khi giao dịch trên không gian mạng, từ đó
đưa ra những đề xuất nhằm loại bỏ những yếu tố gây cản trở người dân tiếp cận loại tiền
này.
- Bài nghiên cứu “Tragedy of the Energy Commons: How Government Regulation
Can Help Mitigate the Environment and Public Health Consequences of Cryptocurrency
Mining” (2020) của Jeff Thomson là một trong số những bài nghiên cứu có nhắc đến vấn
đề ô nhiễm môi trường do việc khai thác BTC quá mức, đây là vấn đề khá quan trọng vì
có thể tác động đến toàn xã hội. Từ việc phân tích cách hoạt động của việc khai thác tiền
mã hóa và giải thích tại sao nó lại tiêu tốn nhiều năng lượng, tác giả đã xem xét tác động
của việc sử dụng năng lượng như vậy đối với môi trường, cơ sở hạ tầng tiện ích công
cộng và sức khỏe cộng đồng. Đồng thời phân tích quy định hiện hành ở Hoa Kỳ về điều
chỉnh các giao dịch, khai thác tiền mã hóa và đánh giá, so sánh với các quy định hiện
hành ở Trung Quốc và Iran. Tác giả cũng đưa ra các đề xuất nhằm giảm tác động của việc
khai thác tiền mã hóa đến môi trường, sức khỏe cộng đồng và cơ sở hạ tầng tiện ích công
cộng. Tuy nhiên có nhiều phương án lại không khả thi trong tình hình hiện nay, và các tác
động đến môi trường của việc khai thác chỉ mới là suy đoán dựa trên các dữ liệu nghiên
cứu hiện tại, tác giả chưa đưa ra được căn cứ chỉ ra rằng việc khai thác tiền mã hóa có thể
làm tăng lượng khí thải carbon vào bầu khí quyển.
- Bài viết của Sergio Luis Náñez Alonso et al. “Cryptocurrency Mining from an
Economic and Environmental Perspective. Analysis of the Most and Least Sustainable
Countries” (2021), bằng những phân tích các yếu tố tác động gây tiêu tốn năng lượng trong
quá trình khai thác BTC, phân tích tính bền vững của môi trường ở một số quốc gia khác
nhau với 133 quốc gia là đối tượng nghiên cứu; chỉ ra những gì phải tiêu thụ, và những thứ
13
phải thải ra môi trường trong hoạt động khai thác BTC, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng
và cấp thiết của việc tìm ra các phương pháp nhằm tối ưu hóa việc khai thác BTC, ngăn
chặn kịp thời các tác động của việc khai thác này lên môi trường.
- Nghiên cứu của Evangelos Stamoulis “Comparative study on the environmental,
political, social effects and long-term sustainability of Bitcoin, Ethereum, Tether and
Cardano cryptocurrencies” (2021) tập trung phân tích cơ chế hoạt động của Blockchain,
từ đó tác giả đã phân tích sự giống và khác nhau trong cấu trúc của bốn loại tiền mã hóa
phổ biến hiện nay là BTC, Ethereum, Cardano và Tether. Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu
đã đề cập đến sự ảnh hưởng của quá trình vận hành của từng loại tiền mã hóa nói trên lên
môi trường. Tuy nhiên, việc đi sâu vào nghiên cứu mặt trái đó của tiền mã hóa cũng như
đưa ra các giải pháp cụ thể lại không được tác giả đề cập đến trong bài viết.
Ngoài ra còn có một số đầu sách đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam sau đây:
- Tác phẩm “Bitcoin: Financial or future bubbles of currency” của tác giả Mark

- Tác phẩm “The age of Cryptocurrency. How Bitcoin and the blockchain are
challenging the global economic order” của tác giả Paul Vigna và Michael.J.Casey do
Han Ly dịch.
- Tác phẩm “Mastering Bitcoin” của tác giả Andreas M. Antonopoulos do Thu

- Tác phẩm “The truth machine: The blockchain and the future of everything” của
của tác giả Paul Vigna và Michael.J.Casey do Trinh Lan dịch.
- Tác phẩm “Blockchain: Ultimate guide to understanding blockchain, Bitcoin,
cryptocurrencies, smart contracts and the future of money” của tác giả Mark Gates do
Thành Dương dịch.
Có thể thấy các nghiên cứu trên thế giới đa phần đề tập trung phân tích về khái
niệm, đặc điểm cũng như cơ chế hoạt động của tiền mã hóa mà không chú trọng vào khía
cạnh pháp lý. Góc độ pháp lý của tiền mã hóa thường do các cơ quan Nhà nước thực hiện
dưới dạng báo cáo hoặc đề án. Đáng chú ý là một số bài viết hướng tới việc nghiên cứu
tác động của việc khai thác BTC lên môi trường, một đề tài khá mới mẻ liên quan đến tiền
mã hóa, và đây cũng là một phần trong bài nghiên cứu của nhóm.
14
5. Cơ sở lý thuyết
Theo lý thuyết Nhà nước về tiền tệ (the State Theory of Money) của Georg
Friedrich Knapp, tiền tệ được hình thành bởi sự thực thi pháp luật của nhà nước hoặc
bằng sự bảo đảm của nhà nước. Lý thuyết này cũng cho rằng giá trị của tiền không dựa
trên giá trị của vật chất như kim loại có trong tiền xu, mà tiền có thể được tạo ra từ những
vật liệu không có giá trị nội tại, chẳng hạn như giấy. Dựa trên quan điểm của Lý thuyết
Nhà nước về tiền tệ, tiền mã hóa không có độ tin cậy, không được đảm bảo từ phía cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền vì nó không được phát hành hoặc kiểm soát bởi Nhà nước
hoặc Ngân hàng trung ương (NHTW).

Việc phát hành một loại tiền mã hóa độc lập với Nhà nước có thể dựa trên lý thuyết
tiền tệ phi quốc gia (Theory of Denationalisation of Money), được ủng hộ bởi Friedrich
Hayek. Hayek cho rằng việc NHTW độc quyền phát hành tiền sẽ dẫn đến cung tiền quá mức
và gây ra lạm phát, gây bất ổn đến đời sống, kinh tế, xã hội. Giải pháp của ông là bãi bỏ sự
độc quyền của chính phủ đối với việc phát hành tiền, tin tưởng vào một nền kinh tế thị trường
hoàn toàn tự do, cho phép các ngân hàng tư nhân phát hành tiền tệ và kỳ vọng rằng sự cạnh
tranh của các tổ chức phát hành sẽ ngăn chặn sự mất giá của tiền tệ.

Mặt khác, việc hình thành một hệ thống tiền tệ hoàn toàn độc lập với chính phủ sẽ
làm giảm tác dụng của các chính sách tiền tệ của nhà nước, mất hiệu lực của các chính sách
tài khóa. Cho nên, đây được coi là lý do tại sao chưa có quốc gia nào cho phép tự do phát
hành tiền tệ. Tuy nhiên, lý thuyết Nhà nước về tiền tệ và lý thuyết tiền tệ phi quốc gia không
nhất thiết phải mâu thuẫn với nhau. Cả hai lý thuyết này đều có mục tiêu chung là theo đuổi
đến một hệ thống tiền tệ đáng tin cậy. Hàm ý là, ngay cả khi không có sự bảo đảm của nhà
nước, tiền mã hóa vẫn có thể hoạt động như tiền nếu nó được quản lý, giám sát để đảm bảo
độ tin cậy. Vậy nên, thay vì thảo luận về việc giải thích liệu tự do phát hành tiền tệ có phù
hợp với ý chí của Nhà nước hay không, điều quan trọng hơn là phải thảo luận một cách
thực tế về những tác động của tiền mã hóa đối với đời sống, kinh tế, xã hội và các biện pháp
mới để có thể áp dụng cho các loại tiền mã hóa phi tập trung đã được phát hành hiện nay.
Lý thuyết này sẽ được sử dụng và nghiên cứu ở nội dung lý luận và đề xuất khung pháp lý
về tiền mã hóa ở Việt Nam.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt những mục tiêu đã đề ra, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu sau:

15
- Phương pháp phân tích: Trên cơ sở lý luận, khung pháp lý và thực tiễn các vấn đề
liên quan đến tiền mã hóa, đề tài sử dụng phương pháp phân tích để lý giải, đánh giá nội
dung của các quy định pháp luật, từ đó đưa ra kết luận định hướng hoàn thiện khung pháp
lý về tiền mã hóa ở Việt Nam.
- Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh, đối chiếu các quy định pháp luật
của các quốc gia thuộc các hệ thống pháp luật khác nhau về vấn đề điều chỉnh tiền mã
hóa. Từ đó, rút ra được bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng khung pháp lý về tiền
mã hóa cho pháp luật Việt Nam.
- Phương pháp tổng hợp: Được sử dụng để tổng hợp các kết quả thu được từ quá
trình phân tích và so sánh, từ đó có thể đánh giá các khía cạnh pháp lý của tiền mã hóa
một cách tổng quan, khái quát đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp bình luận: Đưa ra những nhận xét, tìm ra những bất cập trong quy
định của pháp luật Việt Nam và những hạn chế khi áp dụng pháp luật, từ đó làm cơ sở để
đưa ra đề xuất các giải pháp để hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
7. Kết cấu của đề tài
Chương 1: Tổng quan về tiền mã hóa
Nội dung chương này sẽ khái quát chung về tiền mã hóa qua khái niệm, các đặc
điểm, các chủ thể trong hệ thống tiền mã hóa, công nghệ Blockchain, những rủi ro khi sử
dụng tiền mã hóa và ý nghĩa của tiền mã hóa trong nền kinh tế thời đại 4.0.
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn về tiền mã hóa ở Việt Nam
Nội dung chương này sẽ tập trung phân tích hệ thống quy định pháp luật và thực
tiễn về tiền mã hóa ở Việt Nam. Với sự phát triển của hệ thống quy phạm pháp luật thì
tiền mã hóa tại Việt Nam vẫn chưa có khuôn khổ pháp lý điều chỉnh cụ thể.
Chương 3: Thực trạng pháp luật các nước về tiền mã hóa
Nội dung chương này sẽ đề cập đến thực trạng pháp luật về tiền mã hóa của một số
quốc gia điển hình là Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, El Salvador, Úc, Nhật Bản, Singapore,
Trung Quốc để thấy được quan điểm của các nước đối với tiền mã hóa. Qua đó có cơ sở
pháp lý phù hợp giúp Việt Nam đưa ra những chính sách phù hợp.
Chương 4: Một số khuyến nghị về hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tiền mã
hóa
16
Nội dung chương này sẽ đưa ra một số khuyến nghị về hướng hoàn thiện pháp luật
Việt Nam về tiền mã hóa từ những nghiên cứu đã đưa ra ở trên. Quá trình nghiên cứu đã
giúp rút ra được những bài học kinh nghiệm để đưa ra những khuyến nghị phù hợp.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả của bài nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin về những vấn đề xoay quanh tiền
mã hóa dưới góc nhìn của pháp luật. Từ những phân tích các quy định về tiền mã hóa
trong hệ thống pháp luật trong và ngoài nước, cùng những vấn đề mà người dùng có thể
gặp phải khi tham gia vào thị trường mới mẻ này, nhóm nghiên cứu đã đưa ra định hướng
xây dựng khung pháp lý về tiền mã hóa tại Việt Nam. Việc có được khung pháp lý phù
hợp với tình hình hiện tại sẽ giúp giảm thiểu phần nào những rủi ro và khó khăn mà hoạt
động này mang lại. Từ đó, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống pháp
luật cũng như là nền kinh tế của quốc gia.
Bên cạnh đó, báo cáo nghiên cứu này còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực có liên quan nhằm hiểu rõ hơn về các vấn đề về
tiền mã hóa; về các vấn đề pháp lý và phát triển kinh tế.

17
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH (BÀN LUẬN) KẾT QUẢ
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TIỀN MÃ HÓA
1.1. Khái quát chung về tiền mã hóa
1.1.1. Định nghĩa tiền mã hóa
Theo khảo sát của Chainalysis được công bố vào tháng 8/2021, Việt Nam là một
6
trong những quốc gia đang đứng đầu về chỉ số chấp nhận tiền mã hoá , và một khảo sát
khác của Finder chỉ ra rằng số người biết và đã mua tiền mã hoá của Việt Nam cũng thuộc
7
mức cao so với các quốc gia thực hiện khảo sát . Thế nhưng đến hiện tại vẫn còn rất
nhiều người chưa phân biệt được đâu là tiền ảo, tiền điện tử, tiền mã hoá, vì thế dễ dẫn
8
đến trường hợp bị lừa vì nhầm lẫn giữa các loại tiền này .
Mặc dù các loại tiền kể trên đang rất thịnh hành nhưng đa phần mọi người không
biết rõ và cũng không phân biệt được các khái niệm này là do đà phát triển rất nhanh của
những đồng tiền điện tử; thứ hai là việc dịch nghĩa sang tiếng Việt vẫn chưa nhất quán;
thứ ba là do nhiều thành phần lừa đảo đánh tráo khái niệm, gộp chung các loại tiền "phi
truyền thống" thành "tiền ảo" làm mọi người bị nhầm lẫn; ngoài ra chính là do suy nghĩ,
tư tưởng của đa số người Việt đều nhận định rằng tất cả mọi thứ ở trên mạng đều là ảo dù
cho giá trị của nó là thật.
1.1.1.1 Khái niệm tiền ảo (Virtual Currency)
Tiền ảo là loại tiền được tạo ra với mục đích ban đầu nhằm giải trí trực tuyến, chúng
không có bất kỳ giá trị nào vì loại tiền này không được tạo ra để phục vụ trong cuộc sống
9
thực . Theo định nghĩa của NHTW Châu Âu thì “Đồng tiền ảo là một loại tiền kỹ thuật số
không chịu sự quản lý, được phát hành bởi những người phát triển phần mềm (developers)

6 Chainalysis Team (2021), “The 2021 Global Crypto Adoption Index: Worldwide Adoption Jumps Over 880% With
P2P Platforms Driving Cryptocurrency Usage in Emerging Markets”, accessed 26/11/2021,
[https://blog.chainalysis.com/reports/2021-global-crypto-adoption-index/].
7 Jamie Redman (2021), “Finder's Poll Shows Vietnam Holds the Highest Percentage of Crypto Ownership
Worldwide”, accessed 25/11/2021,
[Finder's Poll Shows Vietnam Holds the Highest Percentage of Crypto Ownership Worldwide – Featured BTC
News].
8 Khương Nha (2021), “Nhiều người nhầm lẫn khái niệm tiền ảo, tiền mã hóa”, xem ngày 25/11/2021,
[https://vnexpress.net/nhieu-nguoi-nham-lan-khai-niem-tien-ao-tien-ma-hoa-4395152.html].
9 Rudi Santoso, Martinus Sony Erstiawan, Marya Mujayana (2018), “International Journal of Business and
Management Invention”, International Journal of Business and Management Invention.
18
thường đồng thời là người kiểm soát hệ thống; được sử dụng và chấp nhận thanh toán
10
giữa các thành viên của một cộng đồng ảo nhất định” . Theo đó, có thể nhận thấy được
tiền ảo không phải là tiền pháp định nên không đảm bảo trong việc chuyển đổi sang tiền
pháp định, và phạm vi thị trường tiền ảo chỉ trong cộng đồng nhỏ, và được sử dụng cho
các mục đích nhất định (ví dụ như trao đổi qua game online). Điều đó có nghĩa bản chất
của tiền ảo chỉ mang đặc điểm của các loại hàng hoá trao đổi hơn là tiền tệ. Tuy nhiên,
hiện nay đã xuất hiện những loại tiền ảo có chức năng quy đổi (như 1 Shopee xu trên sàn
thương mại điện tử Shopee được quy đổi thành 1VNĐ và được trừ trực tiếp vào giá trị
đơn hàng khi người tiêu dùng mua hàng trên nền tảng này), nhưng có thể thấy nếu suy cho
cùng thì bản chất của nó vẫn không có nhiều thay đổi do loại tiền này vẫn không nằm
dưới sự quản lý của NHTW, không mang đặc tính của tiền pháp định, nó chỉ đi liền với
trách nhiệm của tổ chức phát hành ra nó và phạm vi hoạt động của loại tiền này cũng chỉ
giới hạn trong một cộng đồng nhỏ.
1.1.1.2. Khái niệm tiền điện tử (Electronic money)
Tiền điện tử là tiền được số hoá, được lưu hành trong môi trường điện tử, phục vụ
với mục đích thanh toán qua hệ thống mạng Internet.
NHTW Châu Âu định nghĩa về tiền điện tử là “giá trị tiền tệ được lưu trữ trên một
thiết bị điện tử được sử dụng phổ biến để thực hiện các giao dịch thanh toán cho các tổ
chức khác mà không phải là tổ chức phát hành, trong đó không nhất thiết cần sự tham gia
11
trực tiếp của các tài khoản ngân hàng trong giao dịch…” . Theo quan điểm này thì việc
thanh toán phải được chấp thuận bởi cá nhân hay tổ chức khác không phải là nhà phát
hành, ví dụ như tiền di động chỉ được chấp nhận bởi nhà mạng điện thoại phát hành ra nó,
thì đó không thể xem là tiền điện tử.
Còn về Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) định nghĩa tiền điện tử là “giá trị được
lưu trữ hoặc sản phẩm trả trước, trong đó thông tin về khoản tiền hoặc giá trị khả dụng

10 European Central Bank (2012), Virtual currency schemes.

11 Phạm Thị Thái Hà, “Quan điểm quản lý, sử dụng Bitcoin trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam”, xem ngày
25/11/2021, [https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM204677 ].
19
12
của khách hàng được lưu trữ trên một thiết bị điện tử thuộc sở hữu của khách hàng” .
Định nghĩa của BIS còn khá rộng, có thể gây nhầm lẫn tiền điện tử với tiền mã hóa, tiền
13
ảo, thậm chí là tiền điện thoại .
Định nghĩa về tiền điện tử trong Chỉ thị về Tiền điện tử của Hội đồng châu Âu
(2009/110/EC) thì Tiền điện tử là “Giá trị tiền tệ thể hiện quyền đòi nợ đối với tổ chức
phát hành, mang một số đặc tính như được lưu trữ dưới dạng điện tử, được phát hành
trên cơ sở đối ứng với số tiền nhận được không thấp hơn giá trị tiền điện tử phát hành và
được các tổ chức khác không phải tổ chức phát hành chấp nhận sử dụng như một phương
14
tiện thanh toán” .
Từ các định nghĩa trên có thể khái quát định nghĩa của tiền điện tử là tiền dùng để
giao dịch thông qua một phương tiện trong không gian kỹ thuật số. Và chúng có 5 đặc
tính cơ bản là (i) được lưu trữ bằng phương tiện điện tử, (ii) được thể hiện quyền đòi nợ,
(iii) được đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc do đó nó ít bị biến động, (iv) được sử dụng với
mục đích thanh toán, (v) và được chấp thuận kể cả không phải tổ chức phát hành. Tiền
điện tử hiện nay bao gồm các dạng: (i) Tiền điện tử offline, (ii) Tiền điện tử online, (iii)
15
Tiền mặt điện tử .
1.1.1.3 Khái niệm tiền mã hoá (Cryptocurrency)
Việc định nghĩa “tiền mã hoá” gây nhiều khó khăn cho Chính phủ các quốc gia
trên khắp thế giới do thuật ngữ này vẫn còn rất mới mẻ. Năm 2009, khái niệm tiền mã hoá
lần đầu được giới thiệu thông qua đồng Bitcoin. Đến năm 2017, khi Bitcoin có sự phát
triển nhanh chóng, từ đó, kéo theo sự xuất hiện và nở rộ của tiền mã hoá trên thị trường
này. Cùng với sự sôi động của sự xuất hiện các loại tiền mã hóa trong những năm gần
đây, việc đầu tư vào các loại đồng tiền này đang hình thành xu hướng trên toàn thế giới và
kể cả Việt Nam.

12 Phạm Thị Thái Hà, 11.


13 Nguyễn Huỳnh Phương Thảo (2018), Nghiên cứu Luật Thuế các nước liên quan đến tiền mã hóa và kinh nghiệm cho
Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Kinh tế - Luật, tr. 5-6.
14 Nguyễn Thị Hiền (2018), “Một số khuyến nghị hoàn thiện khung pháp lý quản lý các loại tiền mã hóa, tiền điện tử”,
Tạp chí Tài chính tháng 5/2018, tr. 14.
15 Nguyễn Huỳnh Phương Thảo, 13, tr. 16-17.
20
Lý do gọi loại tiền này là tiền mã hoá bởi nó được hình thành bởi thuật toán mã hóa
phức tạp, nó tương tự với tiền điện tử ở chỗ những giao dịch, mọi trao đổi đều trên không
gian mạng, Internet, tuy nhiên loại tiền này không chịu sự quản lý của bất kỳ cá nhân, tổ chức
nào. Dưới góc độ kinh tế, tiền mã hoá không có giá trị vì bản thân nó là những đoạn mã hoá
được lập trình sẵn, giá trị của nó dựa trên sự tin tưởng, mức độ phổ biến, chấp nhận của cộng
đồng, nói một cách ngắn gọn thì giá trị của tiền mã hóa do cộng đồng quyết định.
Vào thời kỳ đầu, các loại tiền mã hoá như Bitcoin, Altcoin (tiền mã hóa khác ngoài
Bitcoin) đều được mặc định gọi là tiền mã hóa. Theo định nghĩa của Luật bang New York
“Tiền tệ ảo là bất kỳ loại đơn vị số nào được sử dụng nhằm làm môi trường trao đổi hoặc
một hình thức lưu trữ số”. Trong Bộ Luật mẫu của Mỹ cũng định nghĩa tiền mã hóa là một
“đại diện của kỹ thuật và của giá trị, theo đó nó được sử dụng như một phương tiện trao đổi,
đơn vị tài khoản, hoặc lưu trữ giá trị, đây không được xem xét như là tiền pháp định. Không
bao gồm giao dịch mà giá trị được trao đổi từ tiền pháp định, tín dụng ngân hàng hoặc là
loại đại diện kỹ thuật số mà giá trị được sử dụng cho trò chơi chứ không được thiết kế để sử
dụng cho mục đích như tiền pháp định, thẻ ngân hàng trên thực tế vượt quá phạm
16
vi trò chơi” . Qua định nghĩa này của Luật bang New York hay cả Luật mẫu của Mỹ đã
gây ra không ít xôn xao tranh luận về khái niệm loại tiền này, theo đó các đánh giá của
nhà làm luật chỉ bám vào cụm từ “tiền ảo” nhưng loại trừ các loại “tiền ảo” có giá trị thực
tế khỏi định nghĩa.
Theo định nghĩa của Hội đồng Châu Âu thì tiền mã hóa là “một đại diện số của giá
trị không phải do ngân hàng trung ương hay cơ quan nhà nước phát hành, cũng không
gần giống với đồng tiền pháp định, và không có tư cách pháp lý về đồng tiền, nhưng được
chấp nhận bởi các cá nhân hoặc pháp nhân như là một phương tiện trao đổi hoặc cho các
17
mục đích khác và có thể được chuyển giao, lưu trữ hoặc giao dịch điện tử” , theo đó loại
tiền này chưa thể xem là tiền tệ, nó chỉ được xem xét ở khía cạnh “trao đổi” thay vì
“thanh toán”.

16 Luật bang New York, Regulations of the superintendent of financial services.


17 Prof. Dr. Robby Houben, Alexander SNYERS (2017), Cryptocurrencies and blockchain, Legal context and
implications for financial crime, money laundering and tax evasion, p. 73.
21
Theo IRS thì “tiền mã hóa” không được xem như tiền của chính phủ nhưng được
nhìn nhận là tài sản với mục đích để tính thuế.
Theo định nghĩa của NHTW Châu Âu thì lại đề cập đến thuật ngữ “tiền mã hoá”,
theo đó loại tiền này được cho là “loại tiền kỹ thuật số có khả năng kết hợp các hệ thống
thanh toán mới với các loại tiền tệ mới mà không phải do một ngân hàng trung ương phát
hành. Loại tiền tệ kỹ thuật số được đa số tất cả mọi người biết đến nhiều nhất hiện nay là
18
Bitcoin, nhưng các ví dụ khác bao gồm LiteCoin, Ethereum và Ripple” .
Và như nhóm đã sơ lược ở phần trên thì “tiền ảo” là loại tiền tồn tại trong nền tảng
trò chơi, vì thế gắn các loại đồng Bitcoin, Altcoin với “tiền ảo” là hạ cấp giá trị đồng tiền
đó, do vậy nhóm đề xuất sử dụng thuật ngữ “tiền mã hoá” thì hợp lý hơn. Tuy nhiên, tại
Việt Nam khi pháp luật chưa quy định rõ loại tiền này là vật, tiền, giấy tờ có giá hay là
quyền tài sản, do đó việc sử dụng thuật ngữ “tiền ảo” vẫn chưa phản ảnh được chính xác
giá trị của nó về mặt kinh tế, kỹ thuật liên quan yếu tố mã hoá.
Từ những định nghĩa trên, có thể rút ra được tiền mã hoá “là hình thức biểu thị
điện tử của giá trị, mà không được phát hành bởi ngân hàng trung ương (NHTW), các tổ
chức tín dụng hay các định chế tiền điện tử, và trong một vài trường hợp, có thể được sử
dụng giống như một phương tiện để thay thế tiền pháp định thông thường của các quốc
19
gia” (ECB, 2012; ECB, 2015; IMF, 2016; BIS, 2015) .
1.1.2. Phân loại tiền mã hóa
Việc phân loại tiền mã hóa sẽ giúp các cơ quan, tổ chức tiếp cận dễ dàng đến các
vấn đề xoay quanh các loại tiền mã hóa, cũng như đưa ra cơ chế pháp lý phù hợp để điều
chỉnh đối với các loại tiền mã hóa; đồng thời, xác định loại nào sẽ thuộc về phạm vi điều
chỉnh và loại nào không thuộc về phạm vi điều chỉnh của pháp luật về tiền mã hóa nếu
luật chuyên biệt cho loại tiền này được đề xuất.
Theo IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế), tiền mã hóa có thể phân loại dựa trên khả năng
kiểm soát, và được chia làm 2 loại: tiền mã hóa tập trung (centralized virtual currency),
tiền mã hóa phi tập trung (decentralized virtual currency).

18 European Central Bank (2015), Virtual currency schemes – a further analysis, p. 10.
19 Trần Thị Xuân Anh và Ngô Thị Hằng (2020), “Ứng dụng của tiền mã hóa trong nền kinh tế và gợi ý chính sách cho
Việt Nam”, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, tr. 2.
22
Tiền mã hóa tập trung (centralized virtual currency): Một loại tiền mã hóa tập
trung sẽ có quản trị viên trung tâm và kho lưu trữ riêng. Nhóm quản trị hoặc cá nhân quản
trị này sẽ nắm vai trò trong toàn bộ nền kinh tế ảo đó, từ việc phát hành đến các khâu xác
thực, ban hành các quy định hoạt động,... Ví dụ: E–gold, Second Life (Linden dollars),...
Tiền mã hóa phi tập trung (decentralized virtual currency): là loại tiền được lưu
chuyển bởi mã nguồn mở, dựa trên mạng lưới Blockchain, theo cấu trúc ngang hàng mà
không có cơ quan quản lý hay giám sát trung tâm. Khi một giao dịch được yêu cầu, yêu
cầu này sẽ chuyển đi trong mạng rất nhiều máy tính. Sau khi được xác nhận, thông tin sẽ
bị khóa vĩnh viễn và không ai có thể sửa đổi nó. So với hệ thống tập trung, hệ thống phân
tán sẽ tránh được các lỗi bảo mật tập trung, tạo ra sự minh bạch và chi phí cũng thấp hơn.
Ví dụ: Bitcoin, Litecoin hay Ripple.
1.1.3. Đặc điểm của tiền mã hóa
Một số những đặc điểm chung của tiền mã hóa có thể kể đến như sau:
Thứ nhất, tiền mã hóa là sản phẩm của trí tuệ sáng tạo do con người tạo ra trong
nền công nghiệp 4.0, chỉ được lưu trữ và chuyển nhượng dưới một phần mềm đã được mã
hóa, gắn liền với thế giới mạng và cũng được quản lý, nắm giữ thông qua mạng Internet.
Thứ hai, tiền mã hóa không phải đồng tiền được Ngân hàng Trung ương phát hành
mà được phát hành bởi bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào đó. Do đó, chúng không được
Nhà nước bảo hộ, giá trị của chúng được quyết định do thị trường và những người tham
gia vào thị trường trao đổi tiền mã hóa.
Thứ ba, chức năng trao đổi hoặc thanh toán của tiền mã hóa không thể được thay
thế cho tiền pháp định dù trong thực tiễn đã có nhiều trường hợp tiền mã hóa được mua
bán, trao đổi, đầu tư hoặc được sử dụng là một phương tiện thanh toán trong những giao
dịch điện tử. Về bản chất, các loại tiền mã hóa không đáp ứng được chức năng của một
phương tiện thanh toán theo quy định ngang giá do giá trị của những đồng tiền này được
những người sử dụng quyết định thông qua quá trình giao dịch chúng.
Cùng với đó thì tiền mã hóa cũng có một số ưu và nhược điểm có thể kể đến như:
Ưu điểm

23
Tính công khai, minh bạch: Do tiền mã hóa được xây dựng dựa trên nền tảng công
nghệ ngang hàng Blockchain nên nó hoạt động như một cuốn sổ cái, mọi người khi gia
nhập mạng lưới này đều có thể xem được ngay khi giao dịch vừa được khởi tạo.
Loại bỏ đơn vị trung gian: Không như phần lớn các giao dịch đều cần một bên
trung gian để đảm bảo độ an toàn và tin cậy của các giao dịch, ưu điểm của các loại tiền
mã hóa là giúp mọi người có thể giao dịch trực tiếp giữa các bên với nhau mà không cần
sự tham gia của bên thứ ba nào can thiệp.
Tính bảo mật cao: Mặc dù đặc điểm của các loại tiền mã hóa là mọi người đều có
thể xem được các giao dịch trong khối Blockchain, thế nhưng các dữ liệu khi được nhập
vào hệ thống Blockchain sẽ không thể sửa đổi hay xóa bỏ được, điều này đã ngăn chặn
các hành vi được cho là gian lận, tạo các giao dịch giả tạo.
Tính ẩn danh: Các giao dịch tiền mã hóa dù được công khai nhưng thông tin của
chủ sở hữu lại được bảo mật vì người sử dụng tiền mã hóa không cần phải kết nối với bất
kỳ thông tin xác minh cá nhân nào. Trừ trường hợp các bên trong giao dịch có xu hướng
tự nguyện cung cấp thông tin cá nhân, tổ chức cho nhau.
Nhược điểm
Thiếu tính riêng tư: Tương ứng với việc ưu điểm là minh bạch, thì nhìn dưới góc
độ khác, các giao dịch tiền mã hóa lại là mất đi sự riêng tư khi lịch sử giao dịch có thể bị
mọi người trong mạng lưới nhìn thấy.
Chi phí ngày càng tăng: Chi phí khi gửi tiền của các chủ sở hữu tiền mã hóa dựa
trên tiêu chí tự nguyện, thế nhưng chi phí cho việc khai thác tiền mã hóa lại ngày càng đắt
đỏ. Ngoài chi phí phải chi trả cho việc mua các thiết bị chuyên dụng cho việc khai thác thì
người sử dụng còn phải chi trả tiền cho lượng điện năng khổng lồ mà hệ thống
Blockchain tiêu tốn.
Khả năng mở rộng: Hiệu suất của mạng lưới Blockchain hiện nay vẫn còn khá thấp
hơn so với các hệ thống thanh toán hiện có. Trong khi Bitcoin chỉ có thể xử lý khoảng 7 giao
dịch trên một giây thì mạng lưới Visa đã có thể xử lý gấp 3.000 lần con số đó.
Khó sử dụng và tiếp cận: Tiền mã hóa, công nghệ Blockchain và cách thức hoạt động
của nó là những kiến thức khá khó hiểu đối với nhiều người. Hơn nữa, không có nhiều những
người sẵn sàng bỏ ra chi phí cho việc nhập các thiết bị khai thác chuyên dụng khi
24
mà lợi ích của tiền mã hóa chưa thể nắm chắc được. Thay vì thế, nhiều người có xu
hướng sẽ chọn các cách thức thanh toán truyền thống vì dễ tiếp cận và dễ sử dụng hơn.
1.1.4. Các chủ thể trong hệ thống tiền mã hóa
Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã cho ban hành Hướng dẫn, phân loại ba chủ thể khác nhau
20
có thể tham gia vào hệ thống tiền mã hóa :
Thứ nhất, là người dùng (user). Người dùng nếu là cá nhân, tổ chức có được tiền
21
mã hóa để mua hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc nắm giữ để đầu tư . Người này có thể có
được tiền mã hóa thông qua một số các cách khác nhau, chẳng hạn như: kiếm được thông
qua việc được trả lương bằng tiền mã hóa, giành được tiền mã hóa thông qua phần
thưởng; có được thông qua hoạt động đào tiền mã hóa (mining); tự sản xuất hoặc tạo ra
tiền mã hóa; có được thông qua hoạt động mua bán, trao đổi tiền mã hóa…
Thứ hai, là người trao đổi (exchanger). Người trao đổi là cá nhân, tổ chức tham gia
vào công việc trao đổi tiền mã hóa để lấy được tiền thật, quỹ hoặc tiền mã hóa khác. Ta
thấy, các loại tiền mã hóa phi tập trung như Bitcoin đều không được phát hành bởi Ngân
hàng Trung ương hoặc Chính phủ, mà chúng có thể mua được từ người trao đổi. Những
người trao đổi sẽ chấp nhận các loại tiền tệ thông thường để trao đổi tiền mã hóa dựa trên
22
biến động tỷ giá hối đoái . Sau khi trao đổi, tiền mã hóa được lưu trữ trong một ví kỹ
23
thuật số được liên kết với “địa chỉ tiền mã hóa của người dùng” , tương tự như các loại
thẻ hay số tài khoản ngân hàng, được biểu thị bằng một chuỗi chữ và số phức tạp.
Thứ ba, là quản trị viên (administrator). Quản trị viên chính là người tham gia với tư
cách là cá nhân hay tổ chức phát hành (đưa vào lưu thông) một loại tiền mã hóa và có quyền
thu hồi (rút khỏi lưu thông) loại tiền mã hóa đó. Tuy nhiên, quản trị viên chỉ tồn tại trong hệ
thống tiền mã hóa tập trung, cho nên chúng ta không cần phải thảo luận về chủ thể này trong
hệ thống tiền mã hóa phi tập trung như Bitcoin, Ethereum… Vì những loại tiền

20 Fin. Crimes Enf. Network (2013), Application of FinCEN’s Regulations to Persons Administering, Exchanging, or
Using Virtual Currencies, United States Department of the Treasury, p. 2.
21 Nguyễn Thị Như Ý (2017), Tiền mã hóa BTC - thực trạng tại một số quốc gia trên thế giới và quản lý tại Việt
Nam, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh Tế Tp.HCM, Tp. Hồ Chí Minh, tr. 8.
22 Brill Alan, and Lonnie Keene (2014), "Cryptocurrencies: The next generation of terrorist financing?" Defence
against terrorism review, 6(1), p. 12.
23 Brill Alan, and Lonnie Keene, 22, p. 12.
25
mã hóa này sau khi được phát hành sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà phát triển và
24
nhà bảo trì mạng lưới .
1.1.5. Công nghệ Blockchain
Với sự phát triển nhanh chóng của tiền mã hóa, Blockchain đã trở thành một công
nghệ thu hút rất nhiều sự chú ý. Blockchain được phát minh và thiết kế bởi Satoshi
Nakamoto năm 2008, và nó đã trở thành một phần cốt lõi của Bitcoin như một cuốn sổ cái
ghi lại tất cả giao dịch. Bằng cách vận dụng công nghệ về mạng lưới ngang hàng và hệ
thống dữ liệu phi tập trung, Bitcoin được Blockchain quản lý một cách tự động. Việc phát
minh ra Blockchain đã làm cho Bitcoin trở thành đồng tiền mã hóa đầu tiên khi đã giải
25
quyết được vấn đề gian lận trong tiêu dùng khi cùng một số tiền được sử dụng hai lần .
Một cách dễ hiểu, Blockchain là một loại công nghệ sử dụng các khối khác nhau,
được kết nối tạo thành một chuỗi. Khối ở đây là khối thông tin, chứa một lượng lớn dữ
liệu đã được số hóa và mã hóa. Mỗi khối chứa thông tin cơ bản về giao dịch, chẳng hạn
26
như thời gian giao dịch, số tiền, người thực hiện, nội dung giao dịch và hàm băm .
Điểm đặc biệt không thể bỏ qua của mạng lưới tiền mã hóa là sổ cái Blockchain được
công khai, lưu trữ và quản lý thông qua mạng người dùng. Những người tham gia vào quản lý
Blockchain phải chạy phần mềm trên máy tính nhằm xử lý và ghi lại các giao dịch. Mỗi máy
khi tham gia vào quá trình xử lý đều lưu trữ một bản sao của Blockchain. Do đó, thông tin
trong mỗi khối không được kiểm soát bởi một bên duy nhất, mà bởi tất cả những người tham
gia. Và những thay đổi đối với thông tin trong Blockchain sẽ lan truyền đến toàn bộ mạng
lưới cho đến khi tất cả các bản sao được đồng bộ hóa. Do cơ chế quản lý này, hệ thống tài
27
khoản tiền mã hóa gần như không thể bị phá hủy, giả mạo hoặc đánh cắp . Ngoài ra, với tính
phi tập trung này, rất khó để thao túng hoặc làm sai lệch dữ liệu trong

24 Peter Van Valkenburgh (2017), The Bank Secrecy Act, Cryptocurrencies, and New Tokens: What is Known and What
Remains Ambiguous, Coin Center Report, p. 8.
25 Phạm Hải Trà My (2019), Khung pháp lý về BTC và các loại tiền mã hóa trong pháp luật một số nước trên thế giới
– Kinh nghiệm cho Việt Nam, Trường Đại học Luật, Huế, tr. 29.
26 Lê Tiến Trung (2020), “Xây dựng mô hình kinh doanh sử dụng công nghệ Blockchain” trong Kỷ yếu hội thảo khoa
học Khám phá những mô hình kinh doanh sáng tạo, Hà Nội, tr. 85.
27 Phạm Hải Trà My, 25, tr. 28.
26
Blockchain, vì mọi thông tin đều minh bạch với tất cả những người tham gia và việc truy
28
xuất dữ liệu là rất dễ dàng .
Bên cạnh đó, ngoài đặc tính phi tập trung là mỗi giao dịch cần được xác thực
nhưng quá trình xác thực không diễn ra thông qua một cơ quan quản lý đáng tin cậy như
Ngân hàng Trung ương, mà thông qua một thuật toán đồng thuận để duy trì tính nhất quán
29
của các dữ liệu trong một mạng phân tán , thì Blockchain còn có các đặc điểm như tính
30
bền vững, tính ẩn danh và khả năng kiểm toán . Tính bền vững có nghĩa là không thể
xóa hoặc khôi phục bất kỳ giao dịch nào khi nó được đưa vào Blockchain, tuy nhiên, các
31
giao dịch không hợp lệ có thể được phát hiện ngay lập tức . Tính ẩn danh có nghĩa là
mỗi người dùng có thể tương tác trong Blockchain với một địa chỉ được tạo mà không để
32
lộ danh tính thực của người dùng . Cuối cùng, khả năng kiểm toán nghĩa là bất kỳ một
33
giao dịch nào cũng phải tham chiếu đến giao dịch chưa được sử dụng trước đó , do đó,
các giao dịch có thể dễ dàng được xác minh và theo dõi.
1.1.6. Những rủi ro khi sử dụng tiền mã hóa
Rủi ro về việc quản lý
Việc tiền mã hóa không bị chi phối hay kiểm soát bởi các cơ quan của nhà nước, giao
dịch không thông qua trung gian là ngân hàng vừa là một ưu điểm nhưng trong đó cũng tiềm
ẩn không ít những rủi ro nhất định. Người sử dụng tiền mã hóa nếu gặp các vấn đề như bị
hack tài khoản, hư máy tính làm mất toàn bộ tiền thì sẽ phải chịu toàn bộ rủi ro, không có các
chính sách bảo vệ quyền lợi của người dùng trong các trường hợp rủi ro này.
Bên cạnh đó, tính ẩn danh của loại giao dịch này là một sự thuận lợi đối với tội phạm
rửa tiền, tài trợ khủng bố. Tiền mã hóa có thể được sử dụng nhằm che giấu, ngụy tạo nguồn

28 Melanie, S. (2015), Blockchain: Blueprint for a New Economy, O'Reilly Media. p. 38–39.
29 Z. Zheng, et al. (2017), “An Overview of Blockchain Technology: Architecture, Consensus, and Future Trends.”,
2017 IEEE International Congress on Big Data (BigData Congress).
30 Ertz Myriam, and Émilie Boily (2019), “The rise of the digital economy: Thoughts on blockchain technology and
cryptocurrencies for the collaborative economy.” International Journal of Innovation Studies, 3(4), p. 3.
31 Ertz Myriam, and Émilie Boily, 29, p. 3.
32 Kosba Ahmed, et al. (2016), “Hawk: The blockchain model of cryptography and privacy-preserving smart
contracts.” 2016 IEEE symposium on security and privacy (SP). IEEE, 2016.
33 Nakamoto, S. (2008), BTC: A peer-to-peer electronic Cash system. Satoshi Nakamoto Institute, accessed
26/11/2021
[https://nakamotoinstitute.org/BTC/].
27
gốc bất hợp pháp của nguồn tài chính mà các cá nhân, tổ chức có được, là một phương tiện
giúp những người phạm tội trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật đối với các hành vi vi
phạm pháp luật của mình. Rửa tiền là một hoạt động phi pháp, tác động trực tiếp lên nền kinh
tế, làm suy giảm tính ổn định của các tổ chức tài chính cũng như sự ổn định kinh tế của quốc
34
gia nên rất cần sự quản lý sát sao nhằm hạn chế tối đa tổn thất có thể xảy ra . Thế nhưng vì
tiền mã hóa được trao đổi qua lại giữa các cá nhân, tổ chức mà không có sự can thiệp của bên
thứ ba đã làm việc tiếp cận, cũng như quản lý các giao dịch bất hợp pháp trở nên khó khăn
hơn, đặt ra một thách thức đối với các cơ quan có thẩm quyền trong việc nhận diện cũng như
xử lý các hành vi rửa tiền, tài trợ khủng bố trên nền tảng tiền mã hóa.
Rủi ro về mặt pháp lý
Trong tình hình nhiều nước vẫn còn chưa có những bước đi nhằm hoàn thiện
khung pháp lý cho loại tiền mới mẻ này, và cách tiếp cận của các quốc gia cũng rất khác
nhau, việc người sử dụng không tìm hiểu rõ các thông tin cần thiết, liên quan khi giao
dịch trên phạm vi quốc tế sẽ gặp rất nhiều rắc rối về pháp lý như nghĩa vụ đóng thuế (đối
với các nước quy định mức thuế cho tiền mã hóa). Nhất là khi một trong những ưu điểm
tiền mã hóa là có thể truy cập và giao dịch xuyên biên giới.
Rủi ro về sự biến động giá cả
Do hiện nay tiền mã hóa không được bảo đảm về giá trị cũng như không được bảo hộ
35
bởi chính sách tiền tệ của quốc gia nào nên việc biến động về giá là không tránh khỏi. Giá
trị của tiền mã hóa phụ thuộc phần lớn vào cung và cầu trên thị trường, chính vì thế các sự
kiện xã hội, chính trị đều có khả năng tác động làm tăng hay giảm giá trị của đồng tiền này
trong một thời gian nhất định. Ví dụ như vào năm 2021, ngay sau khi tỷ phú Elon Musk tuyên
bố Tesla sẽ không còn chấp nhận thanh toán bằng tiền mã hóa do lượng nhiên liệu hóa thạch
được dùng để khai thác loại tiền này gây ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường thì giá trị của các
đồng tiền mã hóa đã giảm nhanh chóng, tiêu biểu là đồng Bitcoin có thời

34 Blessing Mukwehwa (2019), Rethinking the regulation of virtual currency in South Africa, Faculty of Law
University of Pretoria, p.14.

35 Nguyễn Minh Oanh, Nguyễn Văn Hợi (2018), Các khía cạnh pháp lý của tiền ảo: thực tiễn các nước và một số kinh
nghiệm cho Việt Nam, Đề tài cấp Bộ, trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr. 52.
28
36
điểm đã giảm tới 17% . Sự biến động của tiền mã hóa không chỉ là một điểm để các nhà
đầu tư cân nhắc khi gia nhập thị trường mà còn là một thách thức trong quá trình xây
dựng khung pháp lý. Việc chấp nhận tiền mã hóa phải đi kèm với chính sách nhằm bảo
đảm giá trị, nếu không sẽ tạo mối nguy hiểm tiềm tàng đối với nền kinh tế được đánh giá
là đang trong giai đoạn phát triển của nước ta.
Rủi ro trong hoạt động
Người sử dụng tiền mã hóa khi tham gia vào hoạt động khai thác sẽ phải đầu tư rất
nhiều vào các thiết bị khai thác, tuy nhiên việc này cũng dẫn đến nhiều rủi ro, hệ lụy về sau
như: Lợi nhuận từ việc khai thác tiền mã hóa không bù đắp được số tiền mà người khai thác
bỏ ra khi đầu tư vì thị trường tiền mã hóa luôn biến đổi làm cho giá của đồng tiền này cũng
tăng lên, giảm xuống không theo quy luật thông thường nào, trong trường hợp giá trị của tiền
mã hóa đang tăng thì người sử dụng sẽ có xu hướng đầu tư thêm vào công nghệ để có thể
“đào tiền” nhanh hơn, thế nhưng không thể loại trừ khả năng sau khi đầu tư thì giá của tiền
mã hóa lại rớt làm người sử dụng không thu lại vốn được; Càng nhiều người tham gia khai
thác tiền mã hóa làm cho việc khai thác riêng lẻ không còn hiệu quả, dẫn đến việc các nhà
khai thác sẽ hợp tác với nhau, lập thành các nhóm “đào tiền”, điều này sẽ không tránh khỏi
việc phân chia lợi ích không đồng đều dẫn đến mâu thuẫn.
Còn trong hoạt động giao dịch tiền mã hóa cũng có một số rủi ro như sau: Rủi ro bị
hack hệ thống ví hay đánh cắp khóa bí mật, và khi bị hack, người sử dụng đồng tiền mã
hóa sẽ không giống như loại tiền truyền thống, có thể báo ngân hàng hay các đơn vị quản
lý để đóng băng tài khoản, người dùng tiền mã hóa sẽ không thể sử dụng tiền trong tài
khoản đó được nữa; Vì tiền mã hóa chưa được thừa nhận trên diện rộng nên người dùng
sẽ không thể quy đổi tiền mã hóa ra các loại tiền tệ khác; Rủi ro mất khả năng truy cập
vào các tài khoản hay mất lượng tiền mã hóa mà mình có khi các sàn giao dịch phá sản.
Rủi ro liên quan đến môi trường
Tiền mã hóa tồn tại trên không gian mạng và những người tham gia mạng lưới này
phải khai thác thông qua máy tính. Tiền mã hóa ngày càng phát triển đòi hỏi các “máy đào”

36 Trà My (2020) “Người dân Nga và Ukraine đổ xô đầu tư vào tiền điện tử” xem ngày 22/01/2022
[https://www.vietnamplus.vn/nguoi-dan-nga-va-ukraine-do-xo-dau-tu-vao-tien-dien-tu/775718.vnp]
29
phải càng tiên tiến cũng như quá trình “đào” cũng ngốn nhiều năng lượng hơn để có thể
xử lý càng nhiều thông tin và đem đến càng nhiều tiền cho những người sử dụng.
Nếu như trước đây, chỉ với các máy tính cá nhân tầm trung chúng ta cũng có thể
khai thác tiền mã hóa thì hiện nay với sự phức tạp của các thuật toán, việc khai thác tiền
mã hóa đòi hỏi phải sử dụng đến phần cứng riêng biệt gọi là vi mạch tích hợp chuyên
dụng (Application Specific Integrated Circuit – ASIC). Các máy khai thác này có kích
thước lớn, lượng điện cần thiết để các máy tính này hoạt động là rất lớn. Điều này đồng
nghĩa rằng khi khai thác tiền mã hóa thì chúng ta cũng đang đồng thời sẽ thải ra môi
trường thiên nhiên một lượng Carbon dioxide (CO2) khổng lồ. Chỉ tính riêng năm 2017,
37
lượng CO2 do hoạt động khai thác Bitcoin thải ra đã đạt 69 triệu tấn . Một giao dịch khai
thác tiền mã hóa có thể tiêu tốn lượng năng lượng tương đương với các nhu cầu sử dụng
điện của một hộ gia đình trong một tuần, thực tế thì một ngày số giao dịch blockchain
được thực hiện có thể lên đến con số 300.000. Chính vì nhu cầu năng lượng cao đó mà
việc khai thác tiền mã hóa chỉ có thể sử dụng nguồn năng lượng nhiên liệu hóa thạch,
nguồn năng lượng từ thiên nhiên như mặt trời, sức gió đã không thể nào đáp ứng được tốt
nhu cầu khai thác này. Mà như chúng ta đã biết thì nguồn năng lượng nhiên liệu hóa thạch
vốn có hại cho không khí và nước, cũng như việc tạo ra lượng lớn khí thải nhà kính,
nguyên nhân chính gây ra sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
Theo một nghiên cứu về hiệu quả sử dụng năng lượng của các máy tính được dùng
để khai thác Bitcoin của một nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Hawaii Manoa, nếu Bitcoin
được pháp luật các nước chấp nhận thì có khả năng nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm 2 độ C
tối thiểu trong vòng 22 năm, nếu khai thác ngày càng tăng thì có thể rút ngắn thời gian đó
38
xuống còn 16 năm .
Thế nên nếu không tìm được giải pháp thay thế (về nguồn năng lượng được sử
dụng để khai thác tiền mã hóa và cách thức khai thác tiền mã hóa) thì hoạt động khai thác
này vẫn sẽ gây sức ép lên môi trường trong thời gian tới.

37 Egiyi, Modesta Amaka Ofoegbu, Grace Nyereugwu (2020), “Cryptocurrency and climate change: An overview”,
International Journal of Mechanical Engineering and Technology, p. 16.
38 Egiyi, Modesta Amaka Ofoegbu, Grace Nyereugwu. 37, p. 20.
30
1.1.7. Ý nghĩa của tiền mã hóa trong nền kinh tế thời đại 4.0
Chúng ta đều biết, cùng với sự phát triển của xã hội cho đến hiện nay đã từng bước và
trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp. Bước sang cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4,
con người đã chứng kiến vô số những bước tiến mới đáng kinh ngạc như Internet vạn vật
(IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), phương tiện không người lái,... Cùng với đó, Bitcoin và công
nghệ Blockchain cũng nằm trong số những sự đổi mới công nghệ khác mang vai trò rất quan
trọng và được xem như sự phát triển đỉnh cao trong phạm vi toàn cầu. Đây được xem là một
sản phẩm có khả năng hoàn thiện và khắc phục những thiếu sót của cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ 4 này. Có một vài lý do để chứng minh cho nhận định này.
Thứ nhất, các loại tiền mã hóa được thực hiện trên nền tảng Blockchain cho thấy ý
nghĩa về tính minh bạch, rõ ràng, công bằng cho tất cả những ai sử dụng nó. Bởi lẽ, các
giao dịch diễn ra trong hệ thống đều được công khai cho tất cả các máy tính được sử dụng
cho việc đào coin. Một khi các máy chủ chấp nhận giao dịch, dữ liệu sẽ tự động được
đồng bộ và được khóa lại, lưu trữ và liên kết như các chuỗi khối không thể tách rời, mà
không ai có thể sửa đổi. Khác với đồng tiền xây dựng trên nền tảng Blockchain, các giao
dịch truyền thống được lưu trữ bởi chỉ một trung tâm nhất định, việc thay đổi thông tin là
hoàn toàn có thể xảy ra, liệu có ai dám chắc rằng, việc quản lý tại các cơ quan này là hoàn
toàn minh bạch, trung thực cũng như không có sự tác động nào khác có thể xâm nhập.
Thứ hai, các nền tảng tiền mã hóa có thể truy cập và giao dịch xuyên biên giới,
giúp người sử dụng giảm được các chi phí khi giao dịch như khi sử dụng các phương tiện
thanh toán truyền thống. Ví dụ như khi sử dụng PayPal (dịch vụ trung gian chuyển tiền
quốc tế thông qua Internet) thì luôn có một khoản phí giao dịch từ 3.9% đến 4,9% tùy
39
theo số tiền thanh toán hàng tháng , khoản phí này để chi trả cho các công ty phát hành
thẻ tín dụng và chính bản thân công ty PayPal. Nhưng như đã nói, các giao dịch tiền mã
hóa không cần sự can thiệp của các bên trung gian, chính vì thế chi phí giao dịch tiền mã
40
hóa thường không đáng kể, cố định trong khoảng từ 0,04 USD đến 0,07 USD .

39 “Thỏa thuận nhận tiền và chuyển tiền tự động PayPal”, xem ngày 22/01/2022
[https://www.paypal.com/vn/webapps/mpp/ua/recpymt-full?locale.x=vi_VN]
40 Nghiêm Thị Thùy Trang (2018), Nghiên cứu về đồng tiền ảo Bitcoin và các khuyến nghị quản lý tiền ảo tại Việt
Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Ngoại thương, tr. 29
31
Thứ ba, để có thể phát triển một nền kinh tế mới tiên tiến hơn, việc công nhận tiền
mã hóa và công nghệ Blockchain là hoàn toàn cần thiết. Tiền mã hóa hoàn toàn có thể
được đưa vào các lĩnh vực hay mục đích khác nhau như: tiền tệ, hợp đồng,... sự chuyển và
nhận tiền tệ như Bitcoin thông qua các hệ thống thanh toán điện tử là một bước tiến vô
cùng to lớn bởi các đặc tính mà không loại giao dịch truyền thống nào có thể thay thế.
Tiền mã hóa và Blockchain vượt trội bởi sự nhanh chóng, tiện lợi của nó, cùng với lợi ích
về chi phí khi số tiền phải trả cho các giao dịch gần như bằng 0 và không cần thiết phải
qua bất cứ trung gian nào là điều mà chúng ta đều có thể nhận thấy được.
Thứ tư, tiền mã hóa và Blockchain còn thuận tiện ở chỗ có thể giải quyết các vấn
đề an toàn trong việc giao dịch hay truy vết. Để có thể hack được hệ thống điều hành này
là điều gần như không thể, bởi thông tin được cung cấp đến từng máy chủ tham gia giao
dịch, chỉ khi có thể điều khiển được quá nửa số máy tính sử dụng để đào coin trên thế giới
này, thì mới có cơ hội xâm nhập và bẻ khóa dãy mã của nhà sáng lập nó tạo ra, và trên
thực tế, số máy chủ là một con số khổng lồ. Do vậy, muốn đánh sập hệ thống này là
không thể. Khác với loại tiền giấy thông thường, việc “vận chuyển” bitcoin dễ dàng hơn
rất nhiều khi muốn chuyển từ nơi này sang nơi khác, tiền mã hóa được phát hành bởi
công nghệ Blockchain không thể bị cướp khi đang được “vận chuyển”.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Có thể nói, tiền mã hóa là một điểm sáng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 do có
nhiều đặc điểm ưu việt đầy hứa hẹn cũng như tác động nhiều đến nền kinh tế. Tuy nhiên,
những đặc tính nổi trội của tiền mã hóa cũng là một trong những mối lo ngại vô cùng lớn của
các quốc gia trong việc có hay không thừa nhận nó như một phương thức thanh toán hợp
pháp bên cạnh tiền tệ quốc gia. Do đó, chương đầu tiên của đề tài đã đưa ra góc nhìn tổng
quan về tiền mã hóa, để từ đó tạo nên cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo. Nội dung của
chương này nghiên cứu, phân tích sâu về các khái niệm, phân loại, đặc điểm, và ý nghĩa…
của tiền mã hóa. Bên cạnh đó, việc phân biệt tiền mã hóa với các loại tiền kỹ thuật số khác
cũng được đánh giá một cách kỹ lưỡng trong chương này để góp phần nhận diện ranh giới
giữa tiền mã hóa với các đối tượng khác, từ đó có thể giúp các cơ quan quản lý của Nhà nước
có thể khoanh vùng phạm vi của tiền mã hóa cần quản lý, hay giám sát và điều chỉnh. Ngoài
ra, các ưu điểm và nhược điểm, rủi ro của tiền mã hóa cũng được xem
32
xét một cách toàn diện để có thể đưa ra những đánh giá khách quan cho việc có nên công
nhận hay không công nhận tiền mã hóa sau này. Và kết quả của nhóm nghiên cứu được
trình bày ở Chương 1 sẽ là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu các chương sau và đồng thời góp
phần giải quyết các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra của đề tài một cách khoa học và hợp lý.

33
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN VỀ TIỀN
MÃ HÓA Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng quy định pháp luật về tiền mã hóa ở Việt Nam
Hiện tại, Việt Nam chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể những vấn đề
liên quan đến tiền mã hóa, và những quy định còn khá rời rạc, nằm rải rác trong nhiều văn
bản pháp luật khác nhau. Để dễ dàng có cái nhìn tổng quan về quy định pháp luật của Việt
Nam liên quan đến tiền mã hóa, nhóm sẽ nghiên cứu trên các khía cạnh pháp lý sau.
2.1.1. Dưới góc độ phương diện tài sản
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, tiền mã hóa không phải là tài sản.
Điều 105 BLDS 2015 quy định tài sản theo hướng là một quy phạm định nghĩa,
“Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.”
Vật được hiểu là đối tượng hữu hình, sự hiện diện của nó là một phần của không
gian, và con người có thể biết được thông qua các giác quan tiếp xúc như cầm, nắm, nhìn,
sờ chúng. Vật là một phần của thế giới vật chất, tồn tại ở một trong ba trạng thái rắn, lỏng
hoặc khí và con người có thể chiếm hữu, sử dụng. Tiền mã hóa không được xem là vật vì
nó chỉ tồn tại ở trong dữ liệu máy tính và nó không có thật, con người chỉ có thể nắm giữ
và quản lý dữ liệu khi có hệ thống máy chủ.
Tiền là một loại tài sản đặc biệt, có chức năng trao đổi ngang giá với các loại tài sản
khác, được sử dụng như một phương tiện thanh toán đa năng và là công cụ định giá các loại
tài sản khác. Loại tiền này được phát hành độc quyền thông qua Ngân hàng Nhà nước và
được hiểu là Việt Nam Đồng. Giá trị của tiền được thể hiện bằng mệnh giá trên chính đồng
tiền đó. Tiền có giá trị sử dụng ổn định và được sử dụng rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Ngoài chức năng trao đổi, tiền còn có chức năng dự trữ và thanh toán trên thị trường. Như
41
vậy, tiền mã hóa không thỏa mãn được các điều kiện là tiền Việt Nam .
Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ
có giá với người sở hữu loại tài sản này trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và

41 Lê Xuân Ninh (2017), Tìm hiểu quy định của BLDS 2015 về tài sản, Trang thông tin điện tử Sở tư pháp tỉnh
Quảng Bình, xem ngày 09/01/2022, [https://stp.quangbinh.gov.vn/3cms/tim-hieu-quy-dinh-cua-bo-luat-dan-su-
(blds)-2015-ve-tai-san.htm].
34
42
các điều kiện khác . Trên giấy tờ có giá phải xác định chủ thể phát hành giấy tờ có giá.
Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền
gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được
43
thành tiền và được phép giao dịch . Như vậy, tiền mã hóa không phải là giấy tờ có giá tại
Việt Nam.
Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng
44
quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác . Có thể thấy, tiền mã hóa
cũng tương tự như quyền tài sản với đặc điểm vô hình vì nó tồn tại dưới các dãy mã hóa trên
mạng máy tính nên không thể thực hiện quyền chiếm hữu như tài sản thông thường, hơn nữa
tiền mã hóa còn có thể trị giá được bằng tiền và chuyển giao trong các giao dịch dân sự. Vì
vậy, quyền đối với tiền mã hóa có thể được xem như là quyền tài sản.
Tuy nhiên, hiện nay Nhà nước chưa có văn bản nào thừa nhận tiền mã hóa là tài
sản và điều này dẫn đến không được bảo vệ bởi các quy định đối với tài sản.
2.1.2. Dưới góc độ phương tiện thanh toán
Tiền mã hóa không phải là một loại tiền và không phải là phương tiện thanh
toán hợp pháp tại Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ phát hành tiền giấy và tiền kim loại được quy định
rõ tại khoản 2 Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 “Tiền giấy, tiền kim loại do
Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Và theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định số
101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số
80/2016/NĐ-CP, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh
toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu,
ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước. Đồng thời, tại khoản 7 Điều 4 Nghị định này cũng quy định “Phương tiện
thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại khoản 6
Điều này.” Vậy, việc sử dụng tiền mã hóa làm phương tiện thanh toán là

42 Khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010.
43 Điều 1 Nghị định số 11/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước.
44 Điều 115 BLDS 2015.
35
bất hợp pháp tại Việt Nam vì tiền mã hóa không phải là séc, lệnh chi, uỷ nhiệm chi, nhờ
thu, uỷ nhiệm thu, thẻ ngân hàng hay bất cứ phương tiện thanh toán nào khác được quy
định trong Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010.
Ngày 28/12/2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã khẳng định các loại tiền mã
45
hóa không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam . Ngày 21/7/2017
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã gửi công văn số 5747/NHNN-PC tới văn phòng chính
phủ để trả lời về vấn để tiến mã hóa: “Tiền mã hóa nói chung và Bitcoin, Litecoin nói
riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy
định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và
Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc
phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm. Chế tài xử lý hành vi này đã được quy định tại
Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
tiền tệ và ngân hàng và BLHS 2015 (đã sửa đổi, bổ sung). Ngoài ra, về việc đầu tư vào
tiền ảo, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cảnh báo nhiều lần việc đầu tư này tiềm ẩn rủi
ro rất lớn cho đầu tư.”
Tiền mã hóa không phải một trong các loại ngoại hối theo quy định pháp luật Việt
Nam.
Ngoại hối bao gồm: Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung Châu Âu và
đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại
tệ); Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối
phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác; Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm
trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng
dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt
Nam; Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào
và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc

45 “Việt Nam: Chính phủ “mạnh tay với tiền ảo”, BBC News, xem ngày 09/01/2022,
[https://www.bbc.com/vietnamese/business-43754321].
36
46
tế . Như vậy, tiền mã hóa không thuộc vào danh mục ngoại hối và không được sử dụng
để giao dịch trong giao dịch ngoại hối tại Việt Nam.
2.1.3. Dưới góc độ giá trị pháp lý của các giao dịch tiền mã hóa
Nhìn chung, các giao dịch tiền mã hóa vẫn được xem như một giao dịch dân sự,
nên phải đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự được quy định tại
BLDS 2015. Theo đó, tại khoản 1 Điều 117 của Bộ luật quy định giao dịch dân sự nói
chung khi xác lập phải đáp ứng ba điều kiện bắt buộc là: chủ thể có năng lực pháp luật
dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự đã được xác lập; chủ thể
tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; mục đích và nội dung của giao dịch dân
sự không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Ngoài ra, một số
giao dịch dân sự nhất định còn phải đáp ứng được điều kiện liên quan đến hình thức xác
lập giao dịch tại khoản 2 Điều 117 của Bộ luật này. Tương tự, điều kiện có hiệu lực của
giao dịch tiền mã hóa cũng phải xét trên các khía cạnh trên, cụ thể như sau:
Về điều kiện liên quan đến năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân
sự của chủ thể tham gia giao dịch:
Không như các giao dịch dân sự khác, do tính ẩn danh đặc trưng của mình nên các
giao dịch tiền mã hóa rất khó để xác định chủ thể tham gia giao dịch. Mặc dù việc xác lập
giao dịch tiền mã hóa đòi hỏi chủ thể phải có trình độ chuyên môn về công nghệ thông tin
và tài chính, nhưng trên thực tế, không thiếu những trường hợp các cá nhân không có
năng lực hành vi dân sự phù hợp vẫn có thể thực hiện giao dịch. Còn về năng lực pháp
luật dân sự, do BLDS và các luật khác có liên quan đều không quy định cấm xác lập các
giao dịch liên quan đến tiền mã hóa nên các chủ thể tham gia giao dịch vẫn đáp ứng được
điều kiện này.
Về điều kiện liên quan đến mục đích và nội dung của giao dịch liên quan đến
tiền mã hóa:
Điều cấm của luật theo quy định tại Điều 123 BLDS 2015 là “những quy định của
luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định”. Bởi vì trong BLDS 2015
không quy định cấm xác lập và thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền mã hóa nên nội

46 Khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005.


37
dung của giao dịch tiền mã hóa không bị coi là vi phạm điều cấm của pháp luật. Còn về
mục đích khi thực hiện giao dịch thì rất khó để xác định. Thực tế có những chủ thể thực
hiện giao dịch tiền mã hóa mà không vi phạm điều cấm của luật cũng không trái đạo đức
xã hội, nhưng cũng không ít cá nhân lợi dụng tính ẩn danh và việc xác lập giao dịch trên
môi trường kỹ thuật số để đạt các mục đích bất hợp pháp như rửa tiền, tài trợ khủng bố,…
Về sự tự nguyện của chủ thể khi thực hiện giao dịch:
Các chủ thể khi giao dịch tiền mã hóa đều ẩn danh, nghĩa là các chủ thể đó sẽ
không biết người đang giao dịch với mình là ai, cũng như để thực hiện được một giao
dịch tiền mã hóa cũng đòi hỏi các chủ thể phải có trình độ chuyên môn nhất định, có sự
am hiểu các thao tác liên quan khi thực hiện giao dịch, nếu khi xác lập giao dịch mà xuất
hiện sự nhầm lẫn về kỹ thuật và thao tác thì giao dịch đó sẽ không thể thực hiện thành
công, chính vì thế hầu như không thể xuất hiện tình huống các chủ thể thực hiện giao dịch
trong tình trạng không tự nguyện.
Về điều kiện liên quan đến hình thức giao dịch tiền mã hóa:
Do tính chất đặc thù, tiền mã hóa chỉ tồn tại trên hệ thống mạng lưới Internet, nên
các giao dịch liên quan đến đồng tiền này cũng được xác lập và thực hiện thông qua hệ
thống máy tính dưới dạng dữ liệu thông tin điện tử. BLDS 2015 chỉ yêu cầu các trường
hợp được luật quy định thì giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công
47
chứng, chứng thực, đăng ký . Nhưng do hiện tại chưa có văn bản pháp luật nào yêu cầu
hình thức của giao dịch tiền mã hóa nên việc tiền mã hóa được giao dịch thông qua
phương tiện điện tử là không vi phạm về hình thức của giao dịch dân sự.
Từ những phân tích trên, có thể thấy, giao dịch tiền mã hóa khi nhìn nhận dưới góc
độ là một giao dịch dân sự thì trong nhiều trường hợp không vi phạm các quy định của
BLDS 2015, nhưng tính ẩn danh của loại giao dịch này lại là một vấn đề khó đối với các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm soát tính hợp pháp của chúng.
2.1.4. Dưới góc độ thuế
Quy định của Luật thuế Thu nhập cá nhân năm 2007, được sửa đổi, bổ sung
năm 2012 (sau đây gọi là Luật Thuế TNCN).

47 Khoản 2 Điều 119 BLDS 2015.


38
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thuế TNCN, thu nhập của cá nhân từ kinh
doanh phải chịu thuế bao gồm: Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ; Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành
nghề theo quy định của pháp luật. Ở Việt Nam hiện nay, tiền mã hóa không được coi là một
trong các loại tài sản trong dân sự, nên tiền mã hóa không được xác định là một trong các loại
hàng hoá theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 “Hàng hóa bao gồm:
Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; Những vật gắn liền với
đất đai”. Để được xác định là hàng hoá trong Luật Thương mại năm 2005 thì trước hết tiền
mã hóa phải được thừa nhận là tài sản theo quy định của pháp luật dân sự. Vậy tiền mã hóa
không được xác định là hàng hoá nên thu nhập từ việc kinh doanh tiền mã hóa không phải
chịu thuế theo Luật Thuế TNCN. Vấn đề tiền mã hóa không được xem là hàng hóa để đánh
thuế tạo nên một lỗ hổng trong việc nhà nước quản lý nguồn thuế thu.
Quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, được sửa đổi, bổ
sung vào các năm 2013 và 2014 (sau đây gọi là Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp)
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập chịu thuế thu
nhập doanh nghiệp bao gồm “Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản
xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 Điều này”.
Như đã phân tích ở trên, tiền mã hóa không được coi là một loại hàng hóa, chính vì thế
không thể áp quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp lên các hoạt động
kinh doanh tiền mã hóa của các tổ chức tại Việt Nam.
Luật về thuế, Việt Nam không điều chỉnh các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa
xuất phát từ việc Việt Nam chưa có khung pháp lý về tiền mã hóa. Bên cạnh đó, việc kinh
doanh tiền mã hóa chưa được nhà nước ta bảo hộ, tiền mã hóa không được coi là tài sản
theo pháp luật dân sự cũng như không được coi là hàng hóa theo Luật Thương mại.
2.1.5. Dưới góc độ hành chính
Do tiền mã hóa không được công nhận là phương tiện thanh toán ở Việt Nam nên
những chủ thể sử dụng tiền mã hóa làm phương tiện thanh toán là vi phạm pháp luật, cụ thể
48
là sử dụng công cụ thanh toán bất hợp pháp . Hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo

48 Nguyễn Minh Oanh, Nguyễn Văn Hợi, 35, tr. 629.

39
điểm d khoản 6 Điều 27 Nghị định số 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành
chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000
đồng. Bên cạnh đó, theo khoản 8 Điều 27 và điểm b khoản 9 Điều 27 Nghị định số
96/2014/NĐ-CP thì các chủ thể vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch
vu tang vật, phương tiện vi phạm, và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp
vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Liên quan đến trường hợp chủ thể thực hiện các giao dịch tiền mã hóa nhằm mục đích
rửa tiền thì cũng áp dụng các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong Nghị định số
96/2014/NĐ-CP từ Điều 39 đến Điều 46. Các hành vi vi phạm được quy định trong Nghị
định là vi phạm quy định về nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng, vi phạm quy định về
quy trình quản lý rủi ro các giao dịch liên quan đến công nghệ mới, vi phạm quy định về
phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro, vi phạm quy định về việc xác định khách hàng
nước ngoài là cá nhân có ảnh hưởng chính trị, vi phạm quy định về rà soát khách hàng và
giao dịch, quan hệ ngân hàng đại lý, vi phạm quy định về báo cáo giao dịch có giá trị lớn,
giao dịch đáng ngờ, giao dịch chuyển tiền điện tử, báo cáo hành vi rửa tiền nhằm tài trợ
khủng bố, vi phạm quy định về trì hoãn giao dịch, phong tỏa tài khoản; niêm phong hoặc tạm
giữ tài sản, vi phạm quy định về các hành vi bị cấm trong phòng, chống rửa tiền.
2.1.6. Dưới góc độ hình sự
Các hành vi liên quan đến tiền mã hóa có thể chịu trách nhiệm hình sự được quy
định trong BLHS năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) là:
Hành vi sử dụng tiền mã hóa làm phương tiện thanh toán tại Việt Nam
Điều 206 BLHS quy định về “Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt
động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” có nhắc đến hành vi “Phát hành, cung ứng, sử
dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp” tại điểm h khoản 1 của Bộ luật này. Theo đó,
quy định này đã không chỉ xác định trách nhiệm hình sự đối với chủ thể phát hành mà còn
với cả chủ thể cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp, cụ thể ở đây bài
nghiên cứu muốn nhắc đến tiền mã hóa. Tùy vào mức độ gây thiệt hại mà người phạm tội có
thể chịu các khung hình phạt khác nhau, cụ thể: “i) Gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ
100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; ii) Gây thiệt hại về tài
40
sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07
năm; iii) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì
bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm; iv) Gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên,
thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.”
Hành vi lợi dụng các giao dịch tiền mã hóa nhằm mục đích rửa tiền
Theo điểm a khoản 1 Điều 324 BLHS 2015, “Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp
vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất
hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do
người khác phạm tội mà có” là hành vi phạm tội rửa tiền. Cấu thành tội phạm của tội này
không đề cập cụ thể giao dịch được nhắc đến là giao dịch nào và cũng không quan tâm về
điều kiện có hiệu lực của giao dịch nên dù pháp luật hiện hành vẫn chưa có các quy định
điều chỉnh đối tượng tiền mã hóa thì các chủ thể của giao dịch tiền mã hóa nếu có các dấu
hiệu thỏa mãn cấu thành tội phạm của tội rửa tiền thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự
theo quy định pháp luật.
Hành vi sử dụng tiền mã hóa để tài trợ khủng bố
Hành vi tài trợ khủng bố liên quan đến hai tội phạm trong BLHS, là “Tội khủng bố
nhằm chống chính quyền nhân dân” và “Tội tài trợ khủng bố”. Theo quy định tại điểm a
khoản 2 Điều 113 BLHS 2015, người nào thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức
tài trợ khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ,
công chức hoặc người khác hoặc phá hủy tài sản của Cơ quan, tổ chức, cá nhân thì có thể
chịu hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình. Còn tại Điều 300 của Bộ luật này
về “Tội tài trợ khủng bố” thì quy định hành vi tài trợ khủng bố là huy động, hỗ trợ tiền,
tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố. Chủ thể thực hiện hành
vi có thể là cá nhân hoặc pháp nhân thương mại.
Mặc dù đã có các quy định pháp luật điều chỉnh nhưng thực tiễn áp dụng pháp luật
trên thực tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Chủ yếu là do “bài toán khó” về việc phá vỡ tính
ẩn danh của các giao dịch tiền mã hóa vẫn chưa tìm ra lời giải. Chỉ khi mất đi tính ẩn
danh thì chúng ta mới dễ dàng xác định được các chủ thể đang thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật và tiến hành áp dụng các chế tài phù hợp được.

41
2.2. Thực tiễn các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa tại Việt Nam
Tiền mã hóa hiện đang là xu hướng toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa tại nước ta diễn ra rất sôi nổi và rất đông người
tham gia. Một số các hoạt động có thể kể đến như:
Nhập khẩu máy đào tiền mã hóa
Không dừng lại ở việc giao dịch, hoạt động khai thác tiền mã hóa cũng được người
dân nước ta rất quan tâm. Bằng chứng là theo thống kế của Tổng cục Hải quan, từ năm
2017 đến tháng 4/2018, 3 thành phố lớn của nước ta là TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng đã
nhập 15.600 máy đào, trong đó tại TP.HCM là 7.000 máy, Hà Nội là 6.000 máy, còn lại là
49
Đà Nẵng .
Các loại máy được nhập khẩu bao gồm máy xử lý dữ liệu BTC, dữ liệu Bitmain,
máy xử lý thuật toán, thiết bị xử lý dữ liệu thuật toán, máy xử lý dữ liệu tự động và máy
xử lý dữ liệu tự động được sử dụng cho hệ thống quản lý điều khiển từ xa, trong nội bộ.
Các loại máy này không nằm trong danh mục cấm nhập khẩu, và hiện nay việc sử dụng
chúng cũng không bị cấm nên dẫn đến việc các “thợ đào” trong nước nhập khẩu máy đào
với số lượng lớn như thế.
Đầu tư vào tiền mã hóa
Theo một khảo sát của Finder vào năm 2021, có tới 40% số người tham gia khảo sát
50
tại Việt Nam cho biết họ có sở hữu hoặc đã mua tiền mã hóa . Một báo cáo khác của
Chainalysics cho thấy các nhà đầu tư Việt Nam đã kiếm được 400 triệu USD nhờ vào việc
đầu tư BTC, con số này đưa Việt Nam thành nước thứ tư về lợi nhuận thu được nhờ tiền mã
51
hóa . Mặc dù con số này không thể phản ánh được số người Việt đang tham gia vào thị
trường này, nhưng nó phần nào cho thấy tiền mã hóa vẫn chưa hết “nóng” tại Việt Nam.
Các vụ lừa đảo liên quan đến tiền mã hóa

49 “15.600 máy đào BTC đã được nhập vào Việt Nam”, xem ngày 22/01/2022,
[https://zingnews.vn/15600-may-dao-BTC-da-duoc-nhap-vao-viet-nam-post849101.html].
50 Hữu Tuấn (2021), “Việt Nam vượt xa Mỹ, Anh về tỷ lệ người dân đầu tư vào tiền điện tử”, xem ngày 22/01/2022,
[https://baodautu.vn/viet-nam-vuot-xa-my-anh-ve-ty-le-nguoi-dan-dau-tu-vao-tien-dien-tu-d149622.html ].
51 Hữu Tuấn (2021), “Giới đầu tư Việt quay cuồng với cơn sốt tiền điện tử crypto” , xem ngày 22/01/2022,
[https://baodautu.vn/gioi-dau-tu-viet-quay-cuong-voi-con-sot--tien-dien-tu-crypto-d154763.html].
42
Thế nhưng việc chạy theo xu hướng mà không có một số hiểu biết về thị trường
cũng như những rủi ro mà có thể gặp phải khi tham gia vào thị trường đã khiến cho xã hội
phát sinh thêm nhiều tội phạm hơn. Như vụ việc của Nguyễn Thị Vân (trú tại huyện
Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An) có hành vi lừa đảo chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng, sau khi đầu
tư tiền mã hóa thua lỗ. Cuối năm 2019, Vân vay tiền của nhiều người để tham gia chơi
một số tiền mã hóa trên mạng Internet nhưng thua lỗ khoảng 4 tỷ đồng. Sau đó do muốn
52
“gỡ gạc” lại nên vẫn dùng các thủ đoạn lừa gạt tiền của nhiều người để tiếp tục đầu tư .
Và chắc rằng vẫn còn không ít “nhà đầu tư trẻ” ngoài kia rơi vào tình trạng này.
Ngoài ra còn có một số đối tượng lừa đảo bằng hình thức huy động vốn theo kiểu
đa cấp biến tướng. Tiêu biểu là vụ việc xảy ra trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.
Các đối tượng trên đưa ra một hệ thống mạng kinh doanh gọi là "Ngân hàng cộng đồng
BTC" (FXMT4); "Mạng luân chuyển sự giàu có M5"; Zewang.help (luân chuyển tài
chính sinh lãi)... hệ thống sử dụng đồng BTC để giao dịch. Với lời hứa hẹn lợi nhuận cao,
lãi 1,9 triệu đồng trong vòng 1 tháng hay lãi suất 4,8%/ngày, các đối tượng này đã thu hút
53
được nhiều người dân nhẹ dạ cả tin, hám lợi tham gia .
Vụ kiện thu thuế đối với tiền mã hóa tại Bến Tre
Nguyên đơn trong vụ kiện là ông Nguyễn Việt Cường. Từ giữa năm 2008 đến
tháng 9/2013 ông Cường có tham gia trao đổi BTC qua mạng Internet. Sau đó Cơ quan
An ninh điều tra Công an tỉnh Bến Tre nhiều lần mời ông lên làm việc để làm rõ giao dịch
tiền mã hóa này, cuối cùng Cơ quan An ninh đã xác định việc kinh doanh này của ông
Cường không phải là hành vi phạm tội. Tuy nhiên, ngày 19/10/2015, cơ quan này đã có
công văn gửi các ban, ngành và Chi cục Thuế TP Bến Tre yêu cầu xử lý hành chính đối
với hành vi mua bán tiền mã hóa.
Ngày 12/5/2016, Chi cục Thuế TP Bến Tre đã ra Quyết định 714 “Về việc áp dụng
các biện pháp khắc phục hậu quả” và buộc ông Cường phải nộp hơn 981 triệu đồng tiền
thuế giá trị gia tăng và hơn 1,6 tỷ đồng tiền thuế TNCN, tổng cộng hơn 2,6 tỷ đồng. Chi

52 “Nông dân Việt nhảy dây với tiền ảo”, xem ngày 22/01/2022,
[https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/tai-chinh/nong-dan-viet-dau-tu-tien-ao-815180.html ].
53 “Gia Lai: Hám lợi, nhiều người mắc bẫy kinh doanh tiền ảo”, xem ngày 22/01/2022,
[https://congan.vinhlong.gov.vn/en/tin-tuc/-/journal_content/56_INSTANCE_sJaRkI9m9m1g/10180/727628 ].
43
cục thuế không xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Cường vì hình thức kinh doanh
mua bán tiền mã hóa trên mạng là một loại hình hoạt động mới, các văn bản hướng dẫn áp
dụng thu thuế còn chậm.
Ngày 10/8/2016, ông Cường khiếu nại, yêu cầu Chi cục Thuế TP Bến Tre thu hồi
Quyết định 714. Ông Cường cho rằng hình thức kinh doanh này không vi phạm pháp luật
Việt Nam, kể cả pháp luật về thuế chưa có quy định và điều chỉnh. Do hoạt động kinh doanh
tiền mã hóa không được coi là hàng hóa để đăng ký kinh doanh thương mại theo Nghị định
53/2013 ngày 16/5/2013 về thương mại điện tử nên không thể đăng ký được tại Sở KH&ĐT.
Vì vậy, ông không thể thực hiện chứng từ, hóa đơn, cũng như kê khai nộp thuế do hình thức
kinh doanh chưa có tên và chưa có mã số ngành nghề trong hệ thống ngành nghề kinh doanh
Việt Nam. Ngoài ra, Chi cục Thuế TP Bến Tre thực hiện văn bản hướng dẫn của Bộ Tài
chính không phải là văn bản quy phạm pháp luật để cưỡng chế truy thu thuế.
Theo quyết định của TAND tỉnh Bến Tre vào ngày 21/9/2017, do hiện không có
quy định nào ghi nhận tiền mã hóa là một loại hàng hóa, do đó, cơ quan thuế quyết định
thu thuế trong trường hợp này là không hợp lý. Nhóm cũng đồng tình với quyết định này
của Hội đồng xét xử. Theo phân tích ở trên, tiền mã hóa không được công nhận là một
loại “tài sản” theo quy định của BLDS, hành vi của cơ quan thuế tỉnh Bến Tre trong
trường hợp này có thể được coi gián tiếp công nhận tiền mã hóa là hàng hóa khi các văn
bản pháp lý vẫn còn đang bỏ ngỏ vấn đề này. Hơn nữa, việc thu thuế không phù hợp còn
ảnh hưởng đến hoạt động quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tạo điều kiện cho
54
các hành vi phạm pháp liên quan đến hoạt động chuyển tiền .
Tất cả các trường hợp trên đều là bằng chứng cho thấy cơn sốt về tiền mã hóa đang
ngày càng thâm nhập sâu vào thị trường Việt Nam. Và việc thiếu đi các quy định quy
định cụ thể về loại tiền này là một sự thiếu sót, gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật
trên thực tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Sự phát triển của công nghệ là một tất yếu trong xã hội mà chúng ta không thể tránh
được. Đơn cử là tiền mã hóa, dù có muốn hay không thì đồng tiền này đã và đang tạo nên

54 Phương Loan (2017), “Vụ kiện đầu tiên về truy thu thuế tiền điện tử BTC”, xem ngày 22/01/2022,
[https://plo.vn/phap-luat/vu-kien-dau-tien-ve-truy-thu-thue-tien-dien-tu-BTC-728153.html ].
44
những cơn sốt trong giới đầu tư ở nước ta. Vấn đề hiện tại là các đặc trưng của tiền mã
hóa như tính ẩn danh gây khó khăn cho công tác quản lý và những tác động tiêu cực của
nó lên nền kinh tế, nhưng không vì thế mà ta né tránh giải quyết vấn đề này.
Khi đối chiếu với các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam, có thể thấy tiền
mã hóa không được coi là tài sản hay phương tiện thanh toán, kéo theo đó là ta cũng
không thể áp dụng các quy định về thuế lên đồng tiền này. Mặc dù có thể dẫn dẫn chiếu
các quy định pháp luật hiện hành để xử lý những vi phạm trong lĩnh vực hành chính và cả
hình sự, nhưng thực tế cho thấy, chúng ta mới xử lý được những cá nhân, tổ chức đã xác
định được danh tính, tính ẩn danh giao dịch tiền mã hóa vẫn không được kiểm soát, gây ra
mối nguy về hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố.
Chính vì thế đòi hỏi Việt Nam nên nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý về tiền
mã hóa, có các cơ chế quản lý hoạt động giao dịch đồng tiền này. Có như thế thì khi xuất
hiện các tranh chấp, Tòa án mới có cơ sở để giải quyết, cũng như kiểm soát và hạn chế
những hành vi vi phạm pháp luật.
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ
GIỚI VỀ TIỀN MÃ HÓA
3.1. Thực trạng pháp luật ở một số nước trên thế giới về tiền mã hóa
3.1.1. Quy định pháp luật ở El Salvador
Vào tháng 9 năm 2021, El Salvador đã trở thành quốc gia đầu tiên chính thức hợp
pháp hóa đồng Bitcoin bên cạnh đồng USD, điều này có nghĩa là đồng Bitcoin trở thành tiền
tệ hợp pháp có thể sử dụng cho tất cả các khoản thanh toán trong nước. Hội đồng lập pháp El
Salvador đã ban hành “Luật Bitcoin” vào ngày 8 tháng 6 năm 2021. Trong đó quy định tỷ giá
hối đoái giữa đồng USD và đồng Bitcoin sẽ do thị trường tự do điều chỉnh (Điều
2) và giá có thể được biểu thị bằng BTC (Điều 3). Các khoản đóng góp thuế có thể được
thanh toán bằng Bitcoin (Điều 4) và các giao dịch bằng BTC sẽ không phải chịu thuế thu
nhập, tương tự đối với đồng USD (Điều 5). Ngoài ra, nhà nước sẽ tạo thuận lợi để người
dân dễ dàng tiếp cận các giao dịch BTC và họ sẽ tạo ra các phương thức chuyển đổi tự
động giữa BTC và USD.
Vừa qua, chính phủ nước này đã lắp đặt 200 máy ATM BTC để có thể chuyển đổi
từ BTC sang USD, phát hành ví Chivo để dễ dàng thực hiện các giao dịch liên quan đến
45
BTC. Tại Điều 7 quy định “mọi doanh nghiệp phải chấp nhận BTC như 1 khoản thanh
toán”, theo đó có thể hiểu nếu các chủ nợ là doanh nghiệp không chấp nhận khoản thanh
toán nợ bằng BTC thì khoản nợ đó sẽ bị hủy bỏ, nhưng tại Điều 12 có bàn đến là “những
thương nhân không thể thực hiện giao dịch BTC, thì sẽ được loại trừ khỏi nghĩa vụ quy
định trong Điều 7”. Như vậy, sẽ có sự mâu thuẫn rằng liệu các doanh nghiệp có bắt buộc
phải đồng ý cho thanh toán bằng BTC hay không, điều này vô hình trung gây ra không ít
55
khó khăn trong quá trình thực hiện pháp luật .
Đối với một quốc gia không có đồng tiền riêng, phụ thuộc hoàn toàn vào đồng
USD thì việc thông qua thêm một đồng tiền mã hóa cũng có thể được xem là hợp lý nhằm
hạn chế việc phụ thuộc vào đồng USD, bên cạnh đó xuất nhập khẩu của quốc gia này
không cao nên việc đồng tiền quốc gia có không ổn định cũng không ảnh hưởng nhiều,
nguồn tiền chủ yếu là từ ngoại hối, nguồn tiền từ nước ngoài chiếm tỷ trọng khá cao trong
GDP (23% năm 2018), việc chuyển tiền bằng phương thức liên quan đến BTC sẽ đỡ tốn
56
phí hơn là theo cách truyền thống .
3.1.2. Quy định pháp luật ở Hoa Kỳ
Vào năm 2013, Mạng lưới Chống tội phạm tài chính Hoa Kỳ (The Financial Crimes
57
Enforcement Network - FinCEN) đã ban hành hướng dẫn liên bang quan trọng để giải thích
cách FinCEN áp dụng Đạo luật Bảo mật Ngân hàng (Bank Secrecy Act – BSA) đối với tiền
mã hóa, và đồng thời công nhận tiền mã hóa có thể chuyển đổi được, có giá trị tương đương
tiền pháp định hoặc có thể thay thế tiền pháp định. Thêm vào đó, chủ thể tham gia vào hoạt
động của tiền mã hóa cụ thể là quản trị viên và người trao đổi sẽ phải tuân theo các quy định
của BSA, những giao dịch đổi tiền mã hóa ra tiền mặt hoặc ngược lại sẽ thuộc phạm vi điều
chỉnh của BSA. Ngoài ra, các sàn giao dịch phải đăng ký làm đơn vị chuyển tiền với
FinCEN, phải kiểm tra mọi rủi ro và thực hiện các chương trình chống rửa tiền,

55 BTC Law, El Salvador.


56 Axium Fox (2021), “Bất chấp cảnh báo về rủi ro, El Salvador chính thức chọn Bitcoin làm đồng tiền quốc gia”, truy
cập ngày 22/01/2022, [https://gvn360.com/cong-nghe/bat-chap-canh-bao-ve-rui-ro-el-salvador-chinh-thuc-chon-
bitcoin-lam-dong-tien-quoc-gia/]
57 FinCEN là một văn phòng trực thuộc Bộ Tài Chính Hoa Kỳ, có nhiệm vụ thu thập và phân tích các giao dịch tài
chính nhằm phát hiện nguy cơ rửa tiền, tài trợ khủng bố và tội phạm tài chính.
46
gian lận, tài trợ khủng bố để giảm thiểu rủi ro. Đồng thời các sàn giao dịch buộc phải
58
giám sát, báo cáo và lưu giữ các hồ sơ giao dịch liên quan đến tiền mã hóa .
Cũng vào năm 2013, Cơ quan thẩm định trách nhiệm của Chính phủ (Government
Accountability Office - GAO) đã xác định 5 rủi ro về thuế do tiền mã hóa gây ra là: người
dùng thiếu kiến thức về các yêu cầu thuế, không chắc chắn về loại thu nhập, không chắc
chắn về việc tính toán cơ sở thuế, khó báo cáo cho bên thứ ba và trốn thuế. Một trong các
khuyến nghị được GAO đề ra là IRS phải xây dựng hướng dẫn về báo cáo thuế cơ bản
59
cho các giao dịch sử dụng tiền mã hóa . Năm 2014, IRS đã ban hành hướng dẫn nêu rõ
các nguyên tắc thuế chung được áp dụng cho các giao dịch tiền mã hóa. Theo hướng dẫn,
tiền mã hóa là một loại tài sản cho các mục đích thuế liên bang. Hoạt động bán hàng hóa
để đổi lấy tiền mã hóa phải bổ sung giá trị tiền mã hóa nhận được vào báo cáo thuế thu
nhập hàng năm theo quy định về báo cáo thuế để thuận tiện cho việc quản lý thuế. Nếu cá
nhân đó tích trữ tiền mã hóa trong một khoảng thời gian, nếu đầu tư có lãi thì người này
cũng phải đóng thuế thu nhập tương tự như đóng thuế thu nhập phát sinh từ cổ phiếu, trái
phiếu hay các loại tài sản đầu tư khác, như vậy người nộp thuế cũng phải báo cáo đầy đủ
lãi lỗ. Ngoài ra, nếu trả lương cho nhân viên bằng tiền mã hóa, thì khoản này cũng được
được tính vào thuế thu nhập liên bang của công ty. Đồng thời, những người “đào” tiền mã
hóa cũng sẽ phải kê khai và đóng thuế. Người nào không chấp hành nghĩa vụ đóng thuế
cũng bị xử phạt như các hành vi trốn thuế khác phù hợp quy định pháp luật Hoa Kỳ. Ta
thấy, thông báo này của Sở Thuế vụ được coi là một trong những nỗ lực đầu tiên của Hoa
Kỳ nhằm điều tiết tiền mã hóa.
Uỷ ban Tư pháp Thượng viện Hoa Kỳ cũng đề xuất đạo luật cấm hành vi che giấu tài
khoản giao dịch tiền mã hóa của công dân Hoa Kỳ kể cả trong hay ngoài nước. Trong đạo
luật này, tiền mã hóa được thêm vào trong danh mục các tài khoản tài chính, còn các sàn giao
dịch tiền mã hóa được thêm vào danh mục các tổ chức tài chính. Về phía Ủy ban chứng
khoán và Sàn giao dịch Hoa Kỳ (Securities and Exchange Commission – SEC) xem tiền mã
hóa và đồng tiền ra đời từ các đợt ICO là chứng khoán và phải tuân thủ theo luật

58 Fin. Crimes Enf. Network, 20.


59 Karabo Mothokoa. (2017), Regulating crypto-currencies in South Africa: The need for an effective legal
framework to mitigate the associated risks, University of Pretoria, p. 51.
47
chứng khoán liên bang. Điều này đồng nghĩa, bất kỳ chủ thể nào muốn thực hiện hoặc
tham gia vào ICO sẽ phải đăng ký và đáp ứng các yêu cầu của Luật chứng khoán.
Về vấn đề bảo vệ người tiêu dùng, Quy định thống nhất của Đạo luật kinh doanh
tiền mã hóa (Uniform Regulation of Virtual Currency Businesses Act) đã quy định các
điều khoản bảo vệ người tiêu dùng toàn diện hơn. Theo đó, tại Điều 5 quy định các doanh
nghiệp kinh doanh tiền mã hóa phải tiết lộ bất kỳ thông tin nào cần thiết và các biện pháp
60
khác để bảo vệ người tiêu dùng . Hơn nữa, bên hoạt động kinh doanh tiền mã hóa cần
phải tiết lộ biểu phí và lệ phí, dịch vụ hoặc hàng hóa có được bảo hiểm hay không, đặc
61
tính không thể hủy ngang việc chuyển tiền mã hóa… Danh sách các thông tin cần tiết lộ
rất toàn diện để có thể bảo vệ người tiêu dùng. Do mức độ phức tạp liên quan đến giao
dịch tiền mã hóa, điều khoản này là tối quan trọng trong nỗ lực bảo vệ người tiêu dùng.
Tuy nhiên, quy định pháp luật của 50 bang ở Hoa Kỳ có những điểm khác nhau và
thay đổi liên tục cùng với sự phát triển của tiền mã hóa. Một số tiểu bang có nhiều tiến bộ
hơn những bang khác trong việc giám sát tiền mã hóa. Tiêu biểu có thể nhắc đến là Wyoming
đã thông qua một dự luật vào năm 2018 về miễn thuế tài sản cho tiền mã hóa, do đó, nhiều
người đã ca ngợi Wyoming là nơi thân thiện với tiền mã hóa nhất ở Hoa Kỳ. Cũng vào năm
62
2018, Ohio là tiểu bang đầu tiên cho phép nộp thuế tiểu bang dưới dạng tiền mã hóa . Chính
quyền Hawaii cũng nỗ lực trong việc xây dựng Luật 1481 nhằm mục tiêu nhanh chóng ứng
dụng các sáng kiến công nghệ vào phát triển kinh tế, trong đó có Blockchain - nền tảng cho
đồng tiền mã hóa. Theo đó, Hawaii sẽ thành lập nhóm làm việc về tiền mã hóa và công nghệ
63
Blockchain . Động thái này của chính quyền Hawaii đã giúp các nhà đầu tư, các chủ thể, đặc
biệt những chủ thể đang sử dụng tiền mã hóa có niềm tin về việc thực hiện các giao dịch bằng
đồng tiền này. Và với New York, có lẽ đây là nơi có những động thái tích cực hơn cả khi mà
các ủy ban về Dịch vụ Tài chính tính đến nay đã tổ chức ba phiên điều trần với sự góp mặt
của những người có tham gia trực tiếp vào trong cộng đồng tiền mã hóa để bàn luận và kiểm
nghiệm, xem xét việc ban hành một hệ thống

60 Uniform Regulation of Virtual Currency Businesses Act section 501(a).

61 Uniform Regulation of Virtual Currency Businesses Act section 501(b).

62 Paul Vigna. (2018), “Pay Taxes With BTC? Ohio Says Sure.”, The Wall Street Journal, accessed 02/01/2022
[https://www.wsj.com/articles/pay-taxes-with-BTC-ohio-says-sure-1543161720].
63 Được gọi theo tên Hawaii blockchain technology and digital currency working group.
48
pháp lý cụ thể về tiền mã hóa. Bên cạnh đó, Bộ Dịch vụ Tài chính Bang New York cũng phát
hành BitLicense vào năm 2015. BitLicense được tạo ra để điều chỉnh các sàn giao dịch đang
hoạt động ở bang New York, tuy nhiên, quá trình để đạt được giấy phép đã bị chỉ trích là quá
tốn kém. Cho đến nay, chỉ có 3 công ty được cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực tiền mã
hóa, điều này đã dẫn tới một cuộc “di cư” đến các bang có quy định thuận lợi hơn cho các
doanh nghiệp kinh doanh tiền mã hóa. Bất chấp những lời chỉ trích, BitLicense là một cách
sáng tạo để điều chỉnh một phần của tiền mã hóa và cố gắng bảo vệ người dùng. Một số bang
cũng chưa thực sự cởi mở với tiền mã hóa, cụ thể các quan chức ở bang New Hampshire chỉ
chấp thuận sử dụng tiền mã hóa để hỗ trợ về mặt chính trị và tuyên bố không công nhận tiền
mã hóa như một loại tiền tệ. Năm 2017, chính quyền California cũng ban hành Luật 1123 về
tiền mã hóa, theo đó khẳng định chủ thể được phép tham gia kinh doanh tiền ảo khi được Uỷ
ban giám sát kinh doanh cấp phép, và có nhiều quan điểm trái chiều cho rằng những quy định
này sẽ là rào cản, khiến các giao dịch về tiền mã hóa bị kiềm chế.
Như vậy, có thể nói Hoa Kỳ là quốc gia chấp nhận tiền mã hóa rộng rãi, là cái nôi
của nền kinh tế tiền mã hóa vì đây cũng chính là quốc gia đầu tiên giao dịch tiền mã hóa
cũng như là quốc gia đầu tiên đã đưa ra các quan điểm chính thức, những quy định đối
với tiền mã hóa. Ở góc độ quy định của liên bang, các cơ quan quản lý đã bước đầu đưa ra
được các quy định cụ thể về việc quản lý tiền mã hóa, bên cạnh đó, hướng dẫn ban hành
của IRS cũng cho thấy một nỗ lực để loại bỏ những mơ hồ về việc các giao dịch tiền mã
hóa có phải chịu nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên, mặc dù Hoa Kỳ đã đưa ra các quy định quản
lý nhưng các quy định này vẫn chưa cụ thể. Mục đích của IRS khi quản lý các giao dịch
liên quan đến tiền mã hóa là đánh thuế, thế nhưng hiện nay IRS vẫn chưa có một công cụ
giám sát để quản lý giao dịch, và vì mọi thông tin giao dịch đều dựa trên những khai báo
của người dùng nên điều này rất dễ phát sinh tình trạng trốn thuế. Bên cạnh đó, các cuộc
khủng hoảng năng lượng do khai thác tiền mã hóa đang là vấn đề được quan tâm ở Hoa
Kỳ, nhưng hiện nay các nhà quản lý liên bang vẫn chưa có quy định nào để giải quyết các
ảnh hưởng của việc khai thác tiền mã hóa lên môi trường, thay vào đó trọng tâm vẫn là
bảo vệ người tiêu dùng khỏi các hành vi lừa đảo, ngăn chặn rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Tuy nhiên, với việc đánh thuế các giao dịch liên quan đến tiền mã hóa cho thấy Hoa
Kỳ chính thức thừa nhận sự tồn tại của tiền mã hóa, các giao dịch tiền mã hóa và các chủ
49
thể có thể thu lợi được từ các giao dịch này. Bên cạnh đó, việc Hoa Kỳ công nhận tiền mã
hóa và đưa ra các biện pháp thu thuế cũng nhằm củng cố được nguồn ngân sách liên bang
khi thu được các khoản thuế từ loại giao dịch mới mẻ này. Ngoài ra, việc từng bước đưa
các giao dịch tiền mã hóa vào trong khuôn khổ pháp lý cũng sẽ nhằm hạn chế được việc
tiền mã hóa trở thành công cụ trong các giao dịch bất hợp pháp. Không những thế, việc
công nhận tiền mã hóa cũng giúp Hoa Kỳ từng bước hòa nhập với các quốc gia công nhận
tiền mã hóa là tài sản và các giao dịch tiền mã hóa là hợp pháp. Và với vai trò là một nền
kinh tế lớn, tiên phong của nền kinh tế thế giới, nhiều hoạt động tài chính đều hướng đến
nền kinh tế Hoa Kỳ nên việc Hoa Kỳ thừa nhận tiền mã hóa là tài sản sẽ mở thêm một
cánh cửa nữa cho nhà đầu tư, đặc biệt thu hút được các nhà đầu tư trẻ.
3.1.3. Quy định pháp luật ở Úc
Bitcoin đã được thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA: the Reserve Bank of
Australia) tuyên bố hợp pháp kể từ tháng 12 năm 2013. Cho đến năm 2014, ATO
(Australian Taxation Office - Cục Thuế của Úc) đã ban hành văn bản hướng dẫn dự thảo
thuế liên quan đến hàng hóa, dịch vụ bao gồm các quy định về đánh thuế đối với BTC và
các đồng tiền mã hóa tương tự. Theo quan điểm của ATO, BTC không phải tiền, đồng
thời cũng không phải ngoại tệ; do đó sẽ được quản lý như những giao dịch trao đổi hàng
hóa và sẽ chịu các loại thuế tương ứng. Vì thế, các cá nhân nếu sử dụng BTC vào việc
mua sắm hàng hóa tiêu dùng nhằm mục đích tiêu dùng, nhận thu nhập… với mức chi phí
ước tính dưới 100.000 đô la thì được xem là sử dụng vào mục đích cá nhân và không phải
chịu thuế hàng hóa và dịch vụ (Goods and Services Tax – GST). Bên cạnh đó, những cá
nhân sử dụng đồng BTC với mục đích đầu tư, thì người đó phải chấp hành các quy định
của thuế về vốn thặng dư, đánh vào lợi nhuận do đầu tư mà có. Đối với doanh nghiệp, họ
phải ghi lại giá trị của các giao dịch bằng BTC, đồng thời xem nó như thu nhập của doanh
nghiệp và chịu thuế GST khi mua bán hàng hóa, dịch vụ.
Tuy nhiên, vào tháng 7 năm 2017, Chính phủ Úc đã thông qua quy định xóa bỏ
thuế GTGT của các giao dịch đối lưu, đây có thể được coi là sự hỗ trợ nhằm khuyến
64
khích phát triển công nghệ, cũng như là kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực Fintech .

64 Nguyễn Huỳnh Phương Thảo, 13, tr. 30.


50
Vào tháng 5 năm 2019, Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC) đã ban hành
các yêu cầu quy định cập nhật đối với cả việc cung cấp tiền xu ban đầu (ICO) và giao
dịch tiền mã hóa. Tương tự, vào tháng 8/2020, các cơ quan quản lý của Úc đã buộc nhiều
65
sàn giao dịch xóa các đồng tiền mã hóa .
Vào năm 2021, Chính phủ Úc muốn các sàn giao dịch tiền mã hóa và các doanh
nghiệp phải đăng ký giấy phép tài chính để củng cố niềm tin của người tiêu dùng vào các
bên mà họ đang giao dịch. Đồng thời, các công ty “mua ngay, trả tiền sau” như Afterpay,
sẽ phải đối mặt với các biện pháp quản lý và giám sát chặt chẽ hơn trong tương lai nhằm
đảm bảo tính minh bạch về phí và đem đến sân chơi bình đẳng hơn cho những doanh
nghiệp mới tham gia thị trường. Tất cả những điều trên dự kiến được thực hiện nhằm mục
tiêu tăng cường bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi thực hiện các giao dịch trực
tuyến và cũng để quản lý hoạt động của tiền mã hóa.
Có thể nói đến hiện tại, thị trường tiền mã hóa đang hết sức nhộn nhịp, có thể trong
tương lai còn phát triển nhiều hơn thế. Với việc Úc hợp pháp hóa đồng tiền này, nó mở ra
một khía cạnh tài chính mới không phải chịu sự kiểm soát của chính phủ hoặc thậm chí bị
ảnh hưởng từ xa bởi các quy định của chính phủ. Tuy đã được thống đốc RBA công bố là
hợp pháp, tuy nhiên vẫn còn một số lo ngại về tính hợp pháp của nó, bởi hơn 515 triệu Đô
66
la Úc (AUD) được chi cho hoạt động bất hợp pháp vào năm 2019 , mặc dù đây chỉ là 1%
các giao dịch BTC nhưng nó vẫn là mối quan tâm lớn. Đây là một trong các lý do tại sao
tiền mã hóa vẫn bất hợp pháp ở một số quốc gia. Theo quan điểm của Chính phủ Úc, bản
thân tiền mã hóa không phải là yếu tố bất hợp pháp, chỉ có những hành vi sử dụng tiền mã
hóa với mục đích xấu mới bất hợp pháp.
Là một loại tiền tệ phi tập trung, tiền mã hóa bảo vệ quyền riêng tư của người dùng,
chính sự phân quyền này mang lại bất lợi nhưng bên cạnh đó thì cũng có nhiều lợi ích. Bởi
không một chính phủ nào có thể kiểm soát loại tiền này, nên một số quốc gia đã ban hành
lệnh cấp tiền mã hóa hoặc đưa ra chính sách chống rửa tiền cho người dùng và sàn giao

65 Theo Comply Advantage (2021), “Cryptocurrency Regulations in Australia”, accessed 27/12/2021,


[https://complyadvantage.com/insights/crypto-regulations/cryptocurrency-regulations-australia/ ].
66 Ted, “Is Bitcoin Legal in Australia?”, accessed 27/12/2021,
[https://swyftx.com/au/blog/is-bitcoin-legal-in-australia/].
51
dịch. Tuy nhiên nếu xem xét, đối chiếu với tiền tệ truyền thống thì tiền mã hóa lại an toàn
hơn theo nhiều cách. Đó là các tin tặc không thể khai thác tài khoản ngân hàng hoặc chi
tiết thẻ tín dụng của người sử dụng để truy cập vào ví tiền điện tử của họ, vì tiền mã hóa
được lưu trữ trong ví điện tử và được bảo vệ bằng khóa cá nhân của riêng người đó. Tiếp
đến là chi phí thấp, với các giao dịch ngang hàng, tiền mã hóa có khả năng giảm chi phí
giao dịch cho các khoản thanh toán và chuyển tiền, người dùng có thể tránh các khoản phí
và các ràng buộc khác thường được áp đặt cho các giao dịch của các tổ chức tài chính
truyền thống. Thứ ba việc hợp pháp tiền mã hóa chính là cách thức để bảo vệ người tiêu
dùng khỏi những sàn giao dịch có hành vi gây hiểu lầm hoặc lừa đảo. Do đó thay vì xem
đồng tiền mã hóa là mối đe dọa đối với hệ sinh thái tài chính, thì Chính phủ tập trung xây
dựng một hệ thống quản lý để làm cho nó mạnh và hoạt động hiệu quả hơn.
3.1.4. Quy định pháp luật ở Liên minh châu Âu
Tính đến nay, các quốc gia EU hầu hết mở cửa cho các hoạt động của cộng đồng
sử dụng tiền mã hóa, tuy nhiên, vẫn chưa có một hệ thống pháp lý nào hoàn thiện quy
67
định về hoạt động quản lý và sử dụng loại tiền này .
Một số khung pháp lý sẵn có liên quan đến tiền mã hóa là Chỉ thị 2009/110/EC quy
68
định về tiền điện tử. Chỉ thị này chỉ rõ ba tiêu chí để xác định tiền điện tử : (i) được lưu
trữ dưới dạng điện tử, (ii) được phát hành khi tiền điện tử có giá trị không thấp hơn giá trị
tiền tệ đã ban hành, và (iii) được chấp nhận như một phương tiện thanh toán. Theo ECB,
xét trên những tiêu chí này, tiền mã hóa có thể phù hợp với các tiêu chí thứ nhất và thứ ba,
nhưng chưa đáp ứng được tiêu chí thứ hai. Hơn nữa, xem xét khả năng chuyển đổi sang
loại tiền tệ khác, tại Điều 11 của Chỉ thị quy định rằng, các quốc gia thành viên phải cam
kết các tổ chức phát hành tiền điện tử sẽ tiến hành mua lại theo yêu cầu của chủ sở hữu
tiền điện tử tại bất cứ thời điểm nào với mệnh giá được quy định từ trước. Và điều này là
không thể được đảm bảo với tính chất biến động của loại tiền mã hóa.
Một quy định khác của EU có liên quan đến tiền mã hóa là Chỉ thị (EU) 2015/2366
về dịch vụ thanh toán. Chỉ thị này đưa ra quy định về việc thực hiện giao dịch thanh toán

67 Đặng Nam (2018), Sự hình thành và phát triển của đồng tiền ảo BTC và một số hàm ý cho Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế, trường Đại học Kinh tế, Hà Nội, tr. 43.
68 European Central Bank (2012), Virtual currency schemes, tr. 43.
52
với tiền điện tử, tuy nhiên, xét theo quy định hiện hành, tiền mã hóa không được xem là
một phương tiện thanh toán, vì theo quy định pháp luật, một phương tiện thanh toán hợp
pháp phải có cơ quan phát hành chịu trách nhiệm. Vậy nên, việc sử dụng tiền mã hóa làm
phương thức thanh toán là nằm ngoài phạm vi quy định của chỉ thị về dịch vụ thanh toán.
Bên cạnh đó, năm 2018, Chỉ thị về chống rửa tiền lần thứ năm đã được thông qua. Chỉ
thị chống rửa tiền lần thứ năm này cũng có nhắc đến các vấn đề liên quan đến tiền mã hóa.
Chỉ thị đã làm rõ rằng không nên nhầm lẫn tiền mã hóa với tiền điện tử như đã được định
69
nghĩa trong Chỉ thị 2009/110/EC của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu, cũng như khái niệm
70
“quỹ” được định nghĩa trong Chỉ thị (EU) 205/2366 và các loại tiền tệ trong trò chơi điện
71
tử... Chỉ thị cũng nêu rõ rằng ngày nay, các nhà cung cấp tham gia vào các dịch vụ trao đổi
giữa tiền mã hóa và tiền pháp định, đồng thời các nhà cung cấp ví tiền mã hóa không có nghĩa
vụ trong việc xác định các hoạt động khả nghi. Dẫn đến một mối lo ngại là các nhóm khủng
bố có thể chuyển tiền vào trong mạng lưới tiền mã hóa để che giấu việc chuyển tiền. Do đó,
phạm vi của Chỉ thị chống rửa tiền được mở rộng để bao gồm các nhà cung cấp tham gia vào
dịch vụ trao đổi giữa tiền mã hóa và tiền pháp định, cũng như các nhà cung cấp ví tiền mã
hóa. Vì mục đích chống rửa tiền, chống tài trợ cho khủng bố, các cơ quan có thẩm quyền phải
72
có khả năng giám sát việc sử dụng tiền mã hóa . Tuy nhiên, Chỉ thị cũng thừa nhận rằng việc
mở rộng phạm vi điều chỉnh sẽ không thể giải quyết triệt để vấn đề vì tính ẩn danh gắn liền
73
với các giao dịch tiền mã hóa và không cần bên trung gian trong việc giao dịch . Chính vì
thế, Chỉ thị dự kiến rằng các Đơn vị tình báo tài chính quốc gia (FIUs - Financial Intelligence
Units) có thể thu thập thông tin để cho phép họ liên kết địa chỉ tiền mã hóa với danh tính của
chủ sở hữu tiền mã hóa. Như vậy, các sàn giao dịch và nhà cung cấp ví trở thành “các thực
thể có nghĩa vụ”, họ phải có trách nhiệm đưa ra các chính sách và thủ tục để phát hiện, ngăn
74
chặn việc rửa tiền và tài trợ cho khủng bố .

69 Article 2 (2) of Directive 2009/110/EC.


70 Article 4 (25) of Directive (EU) 2015/2366: ‘funds’ means banknotes and coins, scriptural money or electronic money
as defined in point (2) of Article 2 of Directive 2009/110/EC. Tạm dịch: quỹ là tiền giấy và tiền kim loại, tài khoản tiền
gửi hoặc tiền điện tử.
71 Directive (EU) 2018/843, recital 10.
72 Directive (EU) 2018/843, recital 8.
73 Directive (EU) 2018/843, recital 9.
74 Nguyễn Minh Oanh, Nguyễn Văn Hợi, 35, tr. 115.
53
Bên cạnh đó, các quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng các nhà cung cấp dịch vụ trao đổi
giữa tiền mã hóa và tiền pháp định, và các nhà cung cấp ví, phải được đăng ký cấp phép với
cơ quan có thẩm quyền theo quy định nhằm mục đích kiểm soát dòng tiền mã hóa.
Như vậy, tiền mã hóa hiện nay ở EU vẫn được xem như một phương tiện thanh
toán và trao đổi giữa các cá nhân, pháp nhân, tuy nhiên lại không hề được sự thừa nhận về
mặt pháp lý. Bên cạnh đó, vẫn chưa có đạo luật nào được EU thông qua có liên quan với
tình trạng của tiền mã hóa dưới dạng một loại tiền tệ. Với các mối lo ngại của tiền mã hóa,
cho nên EU chỉ mới dừng lại trong việc thắt chặt các quy định đối với tiền mã hóa thông
qua việc đề ra các quy định nghiêm ngặt đối với các sàn giao dịch tiền mã hóa và các nhà
cung cấp dịch vụ ví tiền mã hóa với mục đích là ngăn chặn việc rửa tiền hoặc tài trợ
khủng bố. Ngoài ra, đề xuất sửa đổi bổ sung nhằm điều chỉnh hoạt động kinh doanh mã
hóa, và đặc biệt là không cho phép tính năng ẩn danh. Điều đó cho thấy sự nỗ lực muốn
75
quản lý đồng tiền này trước sự phát triển nhanh chóng trên toàn cầu . Tuy nhiên, một
thách thức lớn đối với EU để điều chỉnh tiền mã hóa là sự thiếu hụt về mặt kỹ thuật, gây
ra khó khăn cho các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán có khả năng đáp ứng các yêu cầu
cần thiết để có thể được giấy phép tham gia vào các hoạt động dịch vụ thanh toán ở EU,
đồng thời, cũng dẫn tới những khó khăn trong việc đặt ra yêu cầu về kiểm soát các nhà
76
cung cấp dịch vụ thanh toán vì đặc tính ẩn danh và phi tập trung của nó.
3.1.5. Quy định pháp luật ở Nhật Bản
Kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2017, tiền mã hóa đã chính thức được Chính phủ Nhật
Bản thừa nhận là phương tiện thanh toán hợp pháp. Theo Luật Dịch vụ thanh toán
(Payment Service Act) của Nhật Bản, tiền mã hóa là một loại phương tiện thanh toán khác
với tiền pháp định. Điều 2.5 Luật này chia tiền mã hóa thành hai loại:
“i) Tiền mã hóa loại I là giá trị tài sản (property value) được lưu trữ trên thiết bị điện
tử hoặc phương tiện khác thông qua các phương thức điện tử, không bao gồm tiền Nhật hay
tiền nước ngoài và tài sản định giá bằng tiền... có thể được sử dụng để thanh toán khi mua
hàng hóa, dịch vụ hay thuê tài sản từ một người không xác định; và mua hay bán

75 Nguyễn Minh Oanh, Nguyễn Văn Hợi, 35, tr. 248


76 Gikay, A. A. (2018), Regulating decentralized cryptocurrencies under payment services law: Lessons from
European Union, Law. Case W. Res. JL Tech. & Internet, 9, 1, p. 27-28.
54
tiền ảo đó với một người không xác định bằng tiền pháp định; và có thể chuyển giao bằng
cách sử dụng hệ thống xử lý dữ liệu điện tử
ii) Tiền ảo loại II là giá trị tài sản có thể được sử dụng để trao đổi với tiền ảo loại
I nêu trên với người không xác định thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.”
Nhật Bản chỉ quản lý những giao dịch được thực hiện thông qua sàn giao dịch, còn
các giao dịch giữa các ví cá nhân không nằm trong phạm vi quản lý của nước này. Những
hoạt động kinh doanh có dịch vụ trao đổi tiền mã hóa được tiến hành thường xuyên sẽ
phải đăng ký tại Cục Tài chính địa phương (Local Finance Bureau), cơ quan được Thủ
77
tướng Chính phủ trao quyền quản lý .
Đạo luật này còn buộc các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tiền mã hóa phải đảm
bảo sự tách bạch rõ ràng giữa tiền mã hóa của các khách hàng mà họ là chủ thể quản lý. Các
công ty này phải được kiểm toán bởi các kế toán công lập hoặc công ty kế toán được công
nhận. Bên cạnh đó, giao dịch tiền mã hóa phải lập thành hợp đồng với một trung tâm giải
quyết tranh chấp được chỉ định có chuyên môn về trao đổi tiền mã hóa. Và Ủy ban Tài chính
Nhật Bản – Financial Services Agency (FSA) là cơ quan được ủy quyền để thực hiện hoạt
động kiểm tra các giao dịch tiền mã hóa đồng thời ra lệnh cải tiến thực tiễn của họ.
Việc chính thức hợp pháp hóa tiền mã hóa là công cụ thanh toán ở Nhật đã giúp
giải quyết lỗ hổng pháp lý, xây dựng các quy định về chống rửa tiền và chống hoạt động
tài trợ khủng bố khi đối tượng giao dịch là tiền mã hóa. Với sự thừa nhận tiền mã hóa là
công cụ thanh toán chính thức tại Nhật Bản đã giúp nước này có cơ chế nhằm kiểm soát
các giao dịch tiền mã hóa, tránh được các rủi ro pháp lý như những trường hợp đã xảy ra
trước đó. Cùng với đó, nỗ lực xây dựng Đạo luật Tiền mã hóa của Chính phủ Nhật Bản
còn nhằm mục đích ngăn ngừa, phòng chống tội phạm rửa tiền và tài trợ cho khủng bố tại
Nhật Bản cũng như từ Nhật Bản sang các quốc gia khác và ngược lại.
Các hoạt động kinh doanh tiền mã hóa được công nhận tại Nhật Bản là: i) Mua bán
tiền mã hóa (như trao đổi giữa tiền mã hóa và một loại tiền tệ) hoặc trao đổi tiền mã hóa
sang một loại tiền mã hóa khác; ii) Dịch vụ môi giới, trung gian đối với các hoạt động mô

77 Điều 104, Luật dịch vụ thanh toán Nhật Bản.


55
tả tại điểm (i); (iii) Quản lý tiền mã hóa thay mặt người sử dụng/người tiếp nhận trong
mối quan hệ với các hoạt động mô tả tại điểm (i) và (ii).
Dưới góc độ thuế, Nhật Bản miễn thuế tiêu thụ đối với giao dịch tiền mã hóa sang
tiền mặt và ngược lại. Việc miễn trừ này được quy định trong sửa đổi Lệnh Thi hành Luật
Thuế Tiêu thụ do Bộ Tài chính thực hiện, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2017. Điều
này đã thể hiện quyết tâm của chính phủ Nhật Bản trong vấn đề cải cách về thuế.
Tuy nhiên trong khi trao đổi giữa tiền mặt và tiền mã hóa được miễn thuế tiêu thụ
thì hoạt động trao đổi tiền mã hóa sang tài sản hoặc dịch vụ khác vẫn phải chịu thuế tiêu
thụ như các giao dịch được thanh toán bằng tiền tệ truyền thống. Theo quy định của Luật
về việc ngăn chặn chuyển tiền với mục đích phi pháp yêu cầu việc mở tài khoản để trao
đổi tiền mã hóa phải được thực hiện nghiêm ngặt hơn.
Tiền mã hóa có sự phát triển mạnh mẽ nhưng đi cùng với sự phát triển và những
bất ổn của thị trường tài chính dẫn tới chính phủ Nhật Bản cần phải quan tâm để chính
thức ghi nhận tiền ảo là công cụ thanh toán tại quốc gia này.
Việc chính thức hợp pháp hóa tiền ảo là công cụ thanh toán ở Nhật nhằm giải quyết
các lỗ hổng pháp lý, hạn chế tối đa các vụ việc khách hàng bị mất tiền tại các sàn giao dịch
tiền mã hóa cũng như các ví tiền mã hóa. Hơn thế nữa, việc luật hóa tiền mã hóa còn có ý
nghĩa quan trọng để xây dựng các quy định về chống rửa tiền và chống hoạt động tài trợ
khủng bố khi đối tượng giao dịch là tiền mã hóa. Sở dĩ việc rửa tiền và tài trợ khủng bố
thường được thực hiện thông qua các giao dịch tiền mã hóa bởi đây là những giao dịch rất
khó kiểm soát, tính bảo mật với chi phí thực hiện thấp hơn rất nhiều so với các giao dịch
chuyển tiền truyền thống khác. Với sự thừa nhận tiền mã hóa là công cụ thanh toán chính
thức tại Nhật Bản đã giúp quốc gia này kiểm soát các giao dịch liên quan đến tiền mã hóa,
tránh các rủi ro pháp lý đã xảy ra trong quá khứ. Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản
(Financial Services Agency - FSA) là cơ quan quản lý tài chính quốc gia chịu trách nhiệm
giám sát, quản lý những hoạt động liên quan đến việc giao dịch, trao đổi tiền mã hóa. Luật
Dịch vụ thanh toán của Nhật Bản yêu cầu tất cả các trao đổi tiền mã hóa phải được đăng ký
theo giấy phép của FSA. Đồng thời, các công ty kinh doanh dịch vụ trao đổi tiền mã hóa có
nghĩa vụ lưu giữ hồ sơ kế toán về các giao dịch tiền mã hóa luật số tại doanh nghiệp và gửi
báo cáo kinh doanh cho FSA vào khoảng thời gian cuối năm tài chính. Cơ quan Dịch
56
vụ Tài chính có quyền thanh tra các doanh nghiệp và có thẩm quyền yêu cầu các doanh
nghiệp thực hiện các biện pháp cải thiện hoạt động kinh doanh theo thời hạn luật định.
FSA có thể hủy bỏ việc đăng ký kinh doanh trao đổi tiền mã hóa hoặc đình chỉ hoạt động
kinh doanh của một doanh nghiệp với thời hạn tối đa 6 tháng. Đồng thời, nỗ lực xây dựng
Đạo luật Tiền mã hóa của Chính phủ Nhật Bản nhằm ngăn ngừa, phòng chống vấn nạn
rửa tiền và tài trợ cho khủng bố tại Nhật Bản cũng như từ Nhật Bản sang các quốc gia
khác và ngược lại.
Trong sự phát triển đó, Nhật Bản luôn tạo thuận lợi để phát triển các vấn đề liên
quan tiền mã hóa nhưng vẫn quản lý sát sao các sàn giao dịch tiền mã hóa.
3.1.6. Quy định pháp luật ở Singapore
Trước đây, theo định nghĩa ở Mục 2 Đạo luật về Tham nhũng, Buôn bán bất hợp pháp
ma tuý và các tội phạm nghiêm trọng khác (tịch thu tài sản) (The Corruption, Drug
Trafficking and Other Serious Crimes (Confiscation of Benefits) Act), thì khái niệm tài sản
tại Singapore bao gồm “tiền và các loại tài sản khác, bất động sản và động sản, bao gồm
78
những vật đang hoạt động và tài sản phi vật thể và phi vật chất khác” . Có thể thấy với cách
định nghĩa rộng về tài sản như vậy thì tiền mã hóa cũng được xem là một loại tài sản.
Tuy nhiên, khi đó tiền mã hóa lại không được công nhận là tiền tệ hay chứng khoán
tại Singapore. Bằng chứng là Đạo luật về Tiền tệ (the Currency Act) của Singapore không có
một điều khoản nào đề cập đến tiền mã hóa, và tại buổi họp quốc hội ngày 21/2/2014, Phó
thủ tướng kiêm người đứng đầu cơ quan tài chính (Money Authority of Singapore – MAS)
của nước này đã khẳng định “MAS hiện không điều chỉnh BTC. BTC không phải là tiền pháp
định như tiền giấy hay tiền xu do MAS phát hành. Và cũng không được coi là chứng khoán
theo Đạo luật Chứng khoán và Hợp đồng kỳ hạn (the Securities and Futures Act).” Cũng
trong buổi họp này, MAS đã cảnh báo cho người tiêu dùng về các rủi ro có thể gặp phải khi
sử dụng BTC như việc không được hoàn trả tiền nếu tiền mã hóa không được chấp nhận
trong tương lai hoặc các chương trình BTC ngừng hoạt động do đồng tiền này

78 Nguyễn Minh Oanh, Nguyễn Văn Hợi, 35, tr. 153.

57
79
không được phát hành và bảo hộ bởi Chính phủ nước này . Thế nhưng Singapore cũng
không có quy định nào cấm mọi người sử dụng tiền mã hóa.
Liên quan đến vấn đề đánh thuế lên tiền mã hóa, theo Cục Doanh thu nội địa
Singapore (Inland Revenue Authority of Singapore - IRAS) và Đạo luật Thuế hàng hóa và
dịch vụ (The Goods and Services Tax Act) thì bản thân BTC không được coi là hàng hóa
hay tiền tệ nhưng việc đổi BTC lấy hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ phải chịu thuế GST và cách
xác định thuế sẽ phụ thuộc vào cách doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, “Nếu doanh nghiệp
chỉ đơn thuần tạo điều kiện và là trung gian trong hoạt động giao dịch BTC (ví dụ như
chuyển đổi BTC và gửi trực tiếp vào ví của khách hàng) thì thuế chỉ tính trên phí hoa
hồng mà doanh nghiệp nhận được. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp hoạt động với tư cách là
một chủ thể chính trong giao dịch BTC (ví dụ như mua và bán lại BTC cho khách hàng)
thì thuế sẽ được tính trên toàn bộ số tiền doanh nghiệp nhận được, bao gồm tiền bán BTC
và hoa hồng.” Tuy nhiên, nếu BTC là một phần trong danh mục đầu tư của doanh nghiệp,
IRAS sẽ coi lợi nhuận thu được từ hoạt động mua bán là vốn và sẽ không bị đánh thuế.
Về việc chống rửa tiền và hoạt động tài trợ khủng bố liên quan đến tiền mã hóa,
nhận thấy nguy cơ tiền mã hóa có thể là công cụ cho các loại tội phạm này, ngày
13/3/2013, MAS đã tuyên bố sẽ điều chỉnh BTC trong hoạt động chống rửa tiền và tài trợ
khủng bố. Cụ thể MAS yêu cầu các tổ chức đóng vai trò trung gian trong các giao dịch
mua, bán hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi tiền mã hóa thành tiền pháp định
sẽ có trách nhiệm xác minh danh tính của khách hàng, đồng thời ghi nhận và báo cáo các
giao dịch đáng ngờ lên Văn phòng báo cáo giao dịch đáng ngờ (Suspicious Transaction
80
Reporting Office) . Quy định này đã phần nào làm giảm bớt nguy cơ mà tính ẩn danh
của tiền mã hóa mang lại.
Có thể thấy, mặc dù trước đó tiền mã hóa ở Singapore có thể được xem là một loại
tài sản, tài sản vô hình, thế nhưng chế tài dân sự của Singapore mới chỉ quy định vấn đề

79 “Reply to Parliamentary Question on Virtual Currencies”, accessed 02/01/2022,


[https://www.mas.gov.sg/news/parliamentary-replies/2014/reply-to-parliamentary-question-on-virtual-currencies ].
80 “MAS to Regulate Virtual Currency Intermediaries for Money Laundering and Terrorist Financing Risks”,
accessed 02/01/2022, [https://www.mas.gov.sg/news/media-releases/2014/mas-to-regulate-virtual-currency-
intermediaries-for-money-laundering-and-terrorist-financing-risks].
58
bảo vệ quyền tài sản đối với tài sản hữu hình là áp dụng biện pháp khắc phục tương đương
giá trị đối với vật, tài sản bị thiệt hại đồng thời chủ sở hữu có quyền truy tìm và đòi lại tài sản
81
của mình từ bên thứ ba . Điều này cũng đồng nghĩa với việc khi bị đánh cắp tiền mã hóa có
liên quan đến người thứ ba, người tiêu dùng sẽ bị mất trắng tài sản do không được pháp luật
bảo hộ. Chế tài hình sự cũng có những quy định tương tự, tội phạm trộm cắp theo Luật Hình
82
sự của Singapore chỉ mới giới hạn ở việc lấy trộm tài sản là động sản .
Đến năm 2019, Nghị viện Singapore đã chính thức thông qua Luật Dịch vụ thanh
toán (Payment Services Act - PSA), có hiệu lực vào tháng 01 năm 2020, điều chỉnh
những vấn đề liên quan đến giao dịch thanh toán qua ví điện tử, cụ thể như sau:
- Về đồng tiền được sử dụng thanh toán trong ví điện tử: Theo PSA, tiền điện tử vả
tiền mã hóa đều được coi là công cụ thanh toán hợp pháp nhưng liên quan đến việc phát
hành thẻ thanh toán thì chỉ có tiền tiền điện tử mới được phép. Tại Điều 2 của Đạo luật
Dịch vụ thanh toán cũng đưa ra định nghĩa về “tiền điện tử”, theo đó “tiền điện tử là bất
kỳ giá trị tiền tệ nào được lưu trữ điện tử: i) có mệnh giá bằng một loại tiền tệ hoặc được
một tổ chức phát hành định giá bằng một loại tiền tệ; ii) được trả trước để có thể thực
hiện các giao dịch thanh toán thông qua tài khoản; iii) được chấp nhận bởi một người
không phải tổ chức phát hành, iv) đại diện cho một yêu cầu đối với tổ chức phát hành”.
- Về điều kiện thành lập và hoạt động của tổ chức kinh doanh dịch vụ ví điện tử: Theo
PSA, các dịch vụ thanh toán mà tổ chức kinh doanh dịch vụ ví điện tử được phép thực hiện
bao gồm: “i) dịch vụ phát hành tài khoản; ii) dịch vụ chuyển tiền trong nước; iii) dịch vụ
chuyển tiền ra nước ngoài; iv) dịch vụ mua lại của người bán; v) dịch vụ phát hành tiền điện
83
tử; vi) dịch vụ cung cấp mã thanh toán kỹ thuật số; vii) dịch vụ đổi tiền” . Bên cạnh đó,
PSA còn quy định các loại giấy phép bắt buộc đối với các tổ chức kinh doanh dịch vụ ví điện
84
tử, tiêu biểu là giấy phép của dịch vụ phát hành tài khoản điện tử . Tùy vào loại hình dịch vụ
mà tổ chức đó cung cấp thì sẽ cần các loại giấy phép tương ứng là giấy phép

81 Nguyễn Minh Oanh, Nguyễn Văn Hợi, 35, tr. 155.


82 Điều 378, Luật Hình sự Singapore.
83 Phần 1 phụ lục 1 PSA.
84 Điều 5.1 PSA.
59
85
đổi tiền, giấy phép tổ chức thanh toán tiêu chuẩn và giấy phép tổ chức thanh toán lớn .
Do mang tính bắt buộc nên các tổ chức nếu thực hiện kinh doanh dịch vụ ví điện tử khi
chưa có các loại giấy phép trên có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù có thời hạn (không quá 03
86
năm) theo luật định .
- Về nghĩa vụ của tổ chức kinh doanh dịch vụ ví điện tử:
+ Nghĩa vụ bảo vệ người dùng: Các tổ chức cung cấp dịch vụ có trách nhiệm phải
thông báo rõ ràng cho mọi tài khoản về nghĩa vụ của người tiêu dùng và của công ty mình
cũng như thông báo đầy đủ biến động số dư trong tài khoản của người dùng. Đối với “tài
khoản được bảo vệ” (tài khoản có số dư trên 500 đô la Singapore), do có giá trị lớn nên
vấn đề an toàn cũng được đề cao hơn, theo đó các giao dịch trái phép hay sai sót tại mọi
thời điểm trong ngày đều được báo về cho người dùng, tổ chức cung cấp dịch vụ có nghĩa
vụ phải cấp thêm một kênh báo cáo (qua điện thoại, tin nhắn văn bản, email hoặc cổng
87
thông tin trực tuyến) để tiện cho việc theo dõi .
+ Nghĩa vụ giải quyết rủi ro phát sinh trong các giao dịch qua ví điện tử: PSA yêu cầu
các tổ chức cung cấp dịch vụ có nghĩa vụ phải ngăn chặn các rủi ro về công nghệ và rủi
ro liên quan đến rửa tiền và khủng bố. Về việc ngăn chặn rủi ro công nghệ, tổ chức cung
cấp dịch vụ phải cam kết rằng đã thực hiện đủ các biện pháp kiểm soát như xác minh
danh tính người dùng, có các biện pháp để xử lý khi dữ liệu bị mất, đảm bảo phát hiện và
ngăn chặn kịp thời các cuộc tấn công dữ liệu thông qua mạng Internet. Còn về việc ngăn
chặn rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố, tổ chức cung cấp phải đáp ứng được các điều kiện
về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố như: xác minh danh tính khách hàng, có hệ
thống giám sát các giao dịch, cung cấp dịch vụ một cách có sàng lọc, ghi nhận và báo cáo
các giao dịch đáng ngờ về cơ quan có thẩm quyền cũng như đảm bảo lưu giữ đầy đủ hồ sơ
88
giao dịch .

85 Điều 6.2 PSA.


86 Điều 5.3 và 6.15 PSA.
87 Nguyễn Thị Anh Thơ, “Quy định về thanh toán qua ví điện tử của một số nước, những gợi mở cho Việt Nam”, xem
ngày 02/01/2022, [http://www.lapphap.vn/Pages/TinTuc/210858/Quy-dinh-ve-thanh-toan-qua-vi-dien-tu-cua-mot-so-
nuoc--nhung-goi-mo-cho-Viet-Nam.html]
88 Nguyễn Thị Anh Thơ, 85.
60
Theo quan điểm của nhiều chuyên gia, lợi thế về nền kinh tế thị trường tự do, môi
trường chính trị xã hội ổn định, tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, trình độ học vấn và
khả năng tiếp cận Internet của người dân cao là một trong những lý do lý giải cho các quy
89
định cởi mở đối với tiền mã hóa của Singapore . Bên cạnh đó, Singapore còn có một hệ
thống pháp luật về thuế chặt chẽ, đồng thời các cơ quan nhà nước có sự theo dõi sát sao
những biến động trong nền kinh tế và đưa ra những giải pháp giải quyết kịp thời.
Ví dụ như nhận thấy sau khi Luật Dịch vụ thanh toán có hiệu lực, các tổ chức kinh
doanh dịch vụ ví điện tử ở Singapore đã tiến hành các hoạt động quảng cáo quy mô lớn trên
các phương tiện công cộng, các chiến dịch quảng cáo này đã thành công thu về rất nhiều nhà
đầu tư mới, trong đó có cả những người dân chưa có sự hiểu biết nhất định về cách thức tổ
chức cũng như hoạt động của tiền mã hóa. Vào ngày 17/01/2022, MAS đã ban hành Hướng
dẫn mới nhằm hạn chế các tổ chức kinh doanh dịch vụ ví điện tử quảng bá dịch vụ của họ cho
90
công chúng ở Singapore . Theo đó, MAS yêu cầu các tổ chức không quảng cáo dịch vụ ví
điện tử tại các khu vực công cộng như trên các phương tiện giao thông công cộng, tại các địa
điểm giao thông, các trang web công cộng, các nền tảng mạng xã hội, phương tiện truyền
thông báo chí hay cung cấp các máy ATM tiền mã hóa, không quảng cáo thông qua các bên
trung gian như những thuê những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội quảng bá dịch vụ
đến công chúng tại Singapore. Các tổ chức kinh doanh dịch vụ ví điện tử chỉ có thể quảng bá
dịch vụ của họ trên các trang web của công ty mình hoăc trên các ứng dụng di động, tài
khoản mạng xã hội chính thức của họ. Phản ứng của MAS được đánh giá là khá nhanh nhạy,
kịp thời ngăn chặn những rủi ro không đáng có cũng như bảo vệ người tiêu dùng khỏi sự bị
động khi tham gia thị trường tiền mã hóa.
3.1.7. Quy định pháp luật ở Trung Quốc
Có thể nói, việc khai thác tiền mã hóa luôn là tâm điểm được đặc biệt quan tâm tại
Trung Quốc, bởi nó nằm trong vấn đề đấu tranh chống rủi ro, ổn định tài chính – một trong

89 Hellen Lorenscia (2021), “View of Cryptocurrency - The Internet “Dollar”: Comparative analysis of the
regulations on cryptocurrency between Indonesia, Singapore, and China”, p. 237.
90 “MAS Issues Guidelines to Discourage Cryptocurrency Trading by General Public”, accessed 02/01/2022,
[https://www.mas.gov.sg/news/media-releases/2022/mas-issues-guidelines-to-discourage-cryptocurrency-
trading-by-general-public].

61
ba cuộc chiến khó khăn hiện nay tại nước này. Dù là một quốc gia vô cùng ưu tiên kinh
tế, nhưng từ trước đến nay Trung Quốc vẫn luôn theo đuổi chính sách hạn chế BTC và
các đồng tiền mã hóa tương tự khác.
Tháng 12 năm 2013, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cùng các Bộ liên quan đã
đưa ra tuyên bố về việc cấm các ngân hàng và công ty chấp nhận thanh toán bằng tiền mã
hóa, nhưng đối với tư nhân vẫn có thể tự do mua bán. Bên cạnh đó, các sàn giao dịch
cũng cần nộp hồ sơ thương mại cũng như áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu những
rủi ro từ việc rửa tiền. Trung Quốc cũng từ chối thừa nhận tiền mã hóa với bất kỳ tư cách
nào; đồng thời, không công nhận đây là một loại tiền tệ.
Vào tháng 02 năm 2017, các sàn giao dịch của Trung Quốc đã vô hiệu hóa việc rút
tiền mã hóa sau cuộc họp với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), cho thấy
91
NHTW đã tăng cường nỗ lực điều tiết thị trường .
Và mọi hy vọng phát triển tiền mã hóa dường như bị dập tắt khi vào ngày
04/9/2017, PBOC lại đưa ra thông báo điều tra về hoạt động ICO, hoạt động này lúc bấy
giờ không được công nhận, các cá nhân, tổ chức phải dừng hoàn toàn hoạt động kêu gọi
vốn và trả tiền lại cho các nhà đầu tư, đồng thời sẽ có hình phạt với các hoạt động đã
92
thành công trước đó .
Trong thông cáo ngày 24 tháng 9 năm 2021, PBOC cho biết tất cả giao dịch liên
quan đến tiền mã hóa là bất hợp pháp và sẽ bị truy quét; bên cạnh đó, những ai vi phạm
liên quan đến các vấn đề bị cấm như giao dịch tiền mã hóa, bán token, các giao dịch liên
quan đến tiền mã hóa phái sinh và hoạt động gây quỹ bất hợp pháp có thể sẽ bị truy cứu
93
trách nhiệm hình sự .

91 Luke Graham, “BTC drops by $100 as China's central bank corrals the market”, accessed 06/12/2021,
[https://finance.yahoo.com/news/BTC-drops-100-china-central-
151201713.html?guccounter=1&guce_referrer=aHR0cHM6Ly93d3cuZ29vZ2xlLmNvbS8&guce_referrer_sig=AQA
AAMdWwIbOEu41BsgZlarNIJN_u0EpmLTTx04jy4aY9G_fXtxWqqR3ifdK0vtPdHEm3PHxVFy2rGTB6xunM_T
pyg0JCM69xgmHt4eS6dH4Fgnz61lY5QZ5r50YfUUwu_V0_LLMI6qaEz2rPiWoJK56d5OVKq5i6jcS16PXYuaHv
Q9M/].
92 Thanh Thanh Lan, “Trung Quốc cấm tiền ảo, giá BTC lao dốc”, xem ngày 06/12/2021,
[https://baophapluat.vn/bds/trung-quoc-cam-tien-ao-gia-BTC-lao-doc-post255841.html].
93 Nguyễn Tiến, “Trung Quốc cấm giao dịch tiền số”, xem ngày 22/12/2021,
[https://vnexpress.net/trung-quoc-cam-giao-dich-tien-so-4361594.html ].
62
Có thể nói, Trung Quốc là một trong số nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra các
lệnh cấm đối với tiền mã hóa cho dù trước đây chính đất nước này là quốc gia đứng đầu
về các giao dịch liên quan đến tiền mã hóa. Theo giới chuyên gia phân tích, việc Trung
Quốc quyết tâm ngăn chặn tiền mã hóa sở dĩ có 4 lý do như sau.
Thứ nhất, điểm khiến Chính phủ Trung Quốc có những lo ngại sâu sắc về sự phát
triển của đồng tiền mã hóa đang diễn ra trong chính quốc gia này chính là vấn đề ảnh
hưởng của việc khai thác đến môi trường. Việc khai thác tiền mã hóa tăng nhanh làm cho
tình hình môi trường tại Trung Quốc trở nên ngày càng tồi tệ hơn bao giờ hết. Điều này
đã dẫn đến sự thâm hụt điện, buộc quốc gia này phải phân bổ nguồn cung cấp điện và cắt
94
giảm sản lượng công nghiệp . Tình trạng ô nhiễm khí CO2 từ các hoạt động khai thác
tiền mã hóa đã gây ra nhiều diễn biến tồi tệ hơn cho môi trường tại Trung Quốc. Một số
nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc đã tuyên bố rằng sẽ ưu tiên cuộc chiến chống biến
95
đổi khí hậu bất chấp những tác động về mặt kinh tế trong ngắn hạn .
Thứ hai, số lượng người lợi dụng các đặc tính của đồng tiền này nhằm gian lận và
rửa tiền, tạo điều kiện cho tội phạm tài chính cũng như gây hậu quả rủi ro ngày càng tăng
cho hệ thống tài chính Trung Quốc đang rất đáng báo động. Tiền mã hóa phát triển kéo
theo nhiều lo ngại như việc đồng tiền này đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển
vốn khỏi thị trường, và vượt qua các giới hạn thông thường. Theo nền tảng dữ liệu
Chainalysis Blockchain, hơn 50 tỷ USD giá trị tiền mã hóa đã bị chuyển khỏi các tài
khoản Đông Á đến các khu vực bên ngoài Trung Quốc từ năm 2019 đến năm 2020. Điều
96
này cho thấy rằng hầu hết dòng vốn đã đi khỏi Trung Quốc .
Thứ ba, việc Trung Quốc không chấp nhận tiền mã hóa là do quốc gia này vẫn
chưa thể kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của nó; đồng thời, sự phát triển của đồng tiền
mã hóa gây ra nhiều rủi ro cho người tiêu dùng tại nước này khi họ tham gia trao đổi mà
chưa hiểu biết cặn kẽ.

94 “Why Bitcoin’s Environmental Problems Are so Hard to Fix,” CNA, accessed April 9, 2022,
[https://www.channelnewsasia.com/sustainability/why-bitcoins-environmental-problems-are-so-hard-fix-256841].
95 “China’s latest crackdown on crypto caused by climate concerns,” accessed April 9, 2022,
[https://www.aljazeera.com/economy/2021/5/26/bbchinas-latest-crackdown-on-crypto-caused-by-surge-in-coal-
mini].
96 “What’s behind China’s cryptocurrency ban?” World Economic Forum, accessed April 9, 2022,
[https://www.weforum.org/agenda/2022/01/what-s-behind-china-s-cryptocurrency-ban/].
63
Thứ tư, Trung Quốc đang trong quá trình phát triển đồng tiền kỹ thuật số có chủ
quyền đầu tiên trên thế giới nên việc Trung Quốc ra sức “bóp chặt” hoạt động của tiền mã
hóa một phần là nhằm dọn đường cho loại tiền mã hóa của riêng nước này phát triển –
eCNY (nhân dân tệ kỹ thuật số). Bên cạnh đó, Trung Quốc được coi là một cường quốc
về công nghệ trên thế giới, chính vì thế nước này có một nền tảng vững chắc để tạo ra một
đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình. Và do đồng tiền này được phát hành bởi Nhà nước,
nên công tác kiểm soát và quản lý cũng được đảm bảo hơn so với khi sử dụng các đồng
tiền mã hóa như Bitcoin.
3.2. Đánh giá chung thực trạng pháp luật ở một số nước trên thế giới về tiền mã
hóa
Sự ra đời của tiền mã hóa đã tạo ra nhiều tác động đến nền kinh tế thế giới, và xu
thế đang dần thay đổi theo chiều hướng ngày càng có nhiều quốc gia bày tỏ quan điểm về
tiền mã hóa thay vì giữ im lặng như trước. Thực tế cho thấy, El Salvador là một trong
những quốc gia đầu tiên dám nhìn nhận tiền mã hóa là tiền tệ hợp pháp, ngang hàng với
tiền quốc gia. Tuy nhiên việc thông qua Luật BTC của El Salvador cũng coi như là một
phép thử để từ đó các quốc gia có thể xem xét các tác động và rút ra được chính sách phù
hợp cho mình. Mặt khác, có nhiều ý kiến cho rằng quyết định này của chính phủ El
Salvador là quá nguy hiểm, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nhất là sự ổn định tài chính, giá cả
biến động cao dẫn đến nhiều vấn đề liên quan đến bảo vệ khách hàng, không minh bạch,
97
có nguy cơ xuất hiện những khoản nợ tài chính bất ngờ . Mặc dù bản chất của tiền mã
hóa là không thông qua ngân hàng, tuy nhiên, việc đưa tiền mã hóa vào giao dịch cũng lại
là biện pháp khá tốt để thu thuế, thông qua việc tạo ra ví tiền mã hóa cũng như lắp đặt
máy ATM để giao dịch rút tiền, từ đó có thể quản lý được dòng tiền trong quốc gia.
Bên cạnh đó, cũng có một số quốc gia thừa nhận tiền mã hóa như một phương tiện
thanh toán không sử dụng tiền mặt trong một số trường hợp và phải chịu sự kiểm soát nghiêm
ngặt (như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản…). Nhóm nghiên cứu nhận thấy việc có những bước đầu
xây dựng khung pháp lý về tiền mã hóa và đưa tiền mã hóa vào khuôn khổ quản lý là một
động thái tích cực của nhà nước, tránh để các giao dịch liên quan đến tiền mã hóa

97 “IMF cảnh báo El Salvador về rủi ro của BTC”, xem ngày 25/12/2021,
[https://vtv.vn/kinh-te/imf-canh-bao-el-salvador-ve-rui-ro-cua-BTC-20211123194129707.htm].
64
diễn ra trôi nổi mà không chịu sự quản lý, và khi xảy ra tranh chấp thì không thể áp dụng
chế tài để xử lý. Qua phân tích, nhận thấy về cơ bản, nhiều quốc gia có cùng quan điểm
khi cho rằng tiền mã hóa và hoạt động kinh doanh liên quan đến tiền mã hóa phải được
quản lý bởi nhà nước và đây bước quản lý cơ bản đầu tiên nhằm phá vỡ phần nào tính ẩn
danh của các bên trong giao dịch bằng cách thiết lập các quy định về việc đăng ký kinh
doanh, báo cáo kết quả diễn ra các giao dịch về tiền mã hóa, để từ đó nhà nước kiểm soát
được số lượng tiền mã hóa lưu thông trên thị trường và đánh thuế thu nhập lên hoạt động
kinh doanh tiền mã hóa.
Tuy nhiên, cũng có một số quốc gia lại cấm tiền mã hóa, điển hình là Trung Quốc -
từng được xem là vùng đất màu mỡ cho các máy đào BTC cũng như những loại tiền mã
hóa khác. Có thể nói, việc Trung Quốc đưa ra các lệnh cấm như vậy sẽ mang lại nhiều
hạn chế hơn là ưu điểm bởi các quốc gia trên thế giới vẫn không cấm hoàn toàn với tiền
mã hóa mà vẫn để loại tiền này phát triển; bên cạnh đó, tiền mã hóa có thể mang lại lợi
ích tài chính cho quốc gia, và hầu như việc cấm toàn bộ mạng tiền mã hóa là không thể.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy, việc một quốc gia xây dựng được khung pháp lý ban
đầu về tiền mã hóa đạt được nhiều ưu điểm như sau: tạo hành lang pháp lý rõ ràng và chặt chẽ
cho giao dịch tiền mã hóa; có chế tài xử lý rõ ràng khi có phát sinh tranh chấp; bảo vệ người
dùng trước các cuộc tấn công cũng như tạo tâm lý an tâm cho các nhà đầu tư; góp phần tạo
nên một nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc thu thuế… Tuy nhiên, đa phần các
quốc gia vẫn chưa có quy định nào để giải quyết các tác động của việc khai thác tiền mã hóa
đối với môi trường, thay vào đó trọng tâm vẫn là bảo vệ người tiêu dùng khỏi lừa đảo, ngăn
chặn chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Ngoài ra, một trong những thách thức quan trọng
nhất để điều chỉnh tiền mã hóa là sự thiếu hụt về mặt kỹ thuật của tiền mã hóa. Nếu thách
thức này không được giải quyết, một khuôn khổ pháp lý ra đời sẽ không đảm bảo được tính
hiệu quả, gây ra khó khăn trong việc xác định các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán có khả
năng đáp ứng các yêu cầu cần thiết để có thể có được giấy phép tham gia vào các hoạt động
dịch vụ thanh toán. Bên cạnh đó, việc thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần thiết có thể dẫn tới
những khó khăn trong việc đặt ra yêu cầu về kiểm soát các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán
vì đặc tính ẩn danh và phi tập trung của tiền mã hóa, ngoài ra còn có các

65
vấn đề liên quan đến an ninh, bảo vệ người dùng, và đặc biệt là vấn đề rửa tiền, khủng bố,
trốn thuế…
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Để giải quyết các mục tiêu đề ra, Chương 3 của đề tài đã đi nghiên cứu pháp luật của một
số quốc gia điển hình đại diện cho cả 2 hệ thống pháp luật Common Law và Civil Law, và
đại diện cho các Châu lục lớn trên thế giới. Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới
đều bày tỏ quan điểm của nước mình đối với tiền mã hóa. Qua việc nghiên cứu pháp luật
về tiền mã hóa của Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, El Salvador, Úc, Nhật Bản…, nhóm
nghiên cứu nhận thấy một số quốc gia đã chính thức đưa tiền mã hóa vào quy định của
pháp luật để quản lý, đánh thuế, cũng như ngăn ngừa hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu pháp luật các nước trên thế giới về tiền mã hóa cũng đã
cung cấp những cơ sở và quan điểm pháp lý khác nhau giữa các quốc gia, góp phần giúp
Việt Nam có thể tham khảo trước khi đưa ra những chính sách phù hợp. Việc các nước đi
trước đã có những chính sách, khung pháp lý điều chỉnh về tiền mã hóa chính là một
trong những cơ hội tốt cho các nước đi sau như Việt Nam có thể nhìn nhận, rút ra kinh
nghiệm và học hỏi. Đồng thời, điều này không chỉ sẽ giúp Việt Nam có được những chính
sách thông minh và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam, mà còn tương thích,
hài hoà với pháp luật quốc tế và pháp luật của quốc gia khác trên thế giới

66
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ HƯỚNG HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TIỀN MÃ HÓA
4.1. Các yếu tố tác động trong việc xây dựng khung pháp lý về tiền mã hóa tại
Việt Nam
4.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam
Có thể nói, trong nền kinh tế mở như hiện nay, việc các nước chấp nhận tiền mã
hóa chắc chắn sẽ có những tác động không nhỏ đến giao lưu kinh tế, thương mại của Việt
Nam, vì nền kinh tế của Việt Nam ngày càng trở nên cởi mở và tự do hơn. Các mối quan
hệ làm ăn, hợp tác, đầu tư với Việt Nam cũng chấp nhận tiền mã hóa, nổi bật trong số đó
có thể kể đến Hoa Kỳ. Việc gia nhập WTO và thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do
(FTA) cũng đã góp phần quan trọng vào việc mở cửa thị trường ở mức tương đối so với
thế giới. Do đó, giao lưu kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và các nước cũng sẽ bị ảnh
hưởng bởi sự xuất hiện của tiền mã hóa.
Ngoài ra, điều rất quan trọng là phải cân nhắc việc chấp nhận tiền điện tử trong
tương lai để phát triển tài chính và theo kịp xu hướng thế giới, vì cải thiện xếp hạng tín
dụng luôn là mục tiêu dài hạn của thị trường tài chính Việt Nam.
Yếu tố tiếp theo có thể kể đến để trong việc ảnh hưởng đến chính sách tiền mã hóa
là cơ sở hạ tầng thanh toán. Thời gian qua, thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán
trực tuyến đã có nhiều thay đổi mạnh mẽ, thói quen của các cá nhân, doanh nghiệp về vấn
đề này cũng được cải thiện tích cực. Hiện nay, giữa đại dịch COVID-19, thanh toán
không dùng tiền mặt đã lên ngôi, ngày càng trở nên áp đảo khi mang lại sự tiện lợi cho
người dùng. Ngoài những ưu điểm như nhanh chóng và tiện lợi, thanh toán không dùng
tiền mặt còn giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, tạo cảm giác an toàn hơn cho
người tiêu dùng. Điều này củng cố lý do tại sao người dùng có xu hướng quan tâm nhiều
hơn đến việc thanh toán thuận tiện và đơn giản. Mặc dù tiền mã hóa vẫn chưa được công
nhận như một phương tiện thanh toán ở Việt Nam, nhưng nó vẫn có chức năng thanh
toán, hơn nữa ngoài những lợi ích kể trên thì thanh toán bằng tiền mã hóa còn được đánh
giá là có mức độ bảo mật thông tin rất cao.
Từ những phân tích trên, có thể thấy, so với các nước phát triển hơn, Việt Nam tuy
chưa có đủ điều kiện để phát triển tốt tiền mã hóa nhưng bước đầu đã có nền tảng, điều kiện
67
để chấp nhận tiền mã hóa. Do vậy, trước xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, chúng ta cần
phải tận dụng những khó khăn và biến nó thành những cơ hội nhằm từng bước chấp nhận
những đồng tiền mã hóa, và đưa đất nước phát triển nhanh chóng.
4.1.2. Chính sách pháp luật của nhà nước Việt Nam
Như chúng ta đã thấy, chủ trương của Đảng và nhà nước hiện nay đã quyết định
phát triển nền kinh tế thị trường, phát triển nền tảng khoa học kỹ thuật và công nghệ là
hoàn toàn đúng đắn. Do đó, vấn đề thiết lập khung pháp lý cho tiền mã hóa để có thể theo
kịp với sự phát triển của các nước trên thế giới là công tác khá quan trọng, nhưng cũng vô
cùng khó khăn.
Cho đến nay, nước ta đã có những động thái liên quan đến vấn đề này, chẳng hạn
như việc ban hành Quyết định số 1255/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án nhằm Hoàn
thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo và Chỉ thị số
10/CT-TTg về việc tăng cường các hoạt động liên quan đến BTC và các loại tiền ảo tương
tự khác. Qua các văn bản trên có thể thấy rằng quy định về tiền mã hóa đang rất được
quan tâm khi ngày càng có nhiều cá nhân, tổ chức tiếp cận vấn đề này hơn. Tuy nhiên, sự
quan tâm này vẫn chưa đủ khi các loại tiền mã hóa vẫn chưa được chấp nhận, điều này
ảnh hưởng đến việc nghiên cứu và quy định các vấn đề liên quan. Song song với việc tăng
cường phát triển các yếu tố kinh tế, điều quan trọng không kém là phải tăng cường quản
lý thông qua các chính sách pháp luật để giúp bảo vệ các cá nhân, tổ chức đã, đang và sẽ
phát triển tiềm lực tài chính theo hình thức này.
4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội của thế giới
Với xu hướng hội nhập hiện nay, sự phát triển của các quốc gia khác trên thế giới
cũng có tác động không nhỏ đến các quyết định của nước ta trong việc quản lý tiền mã
hóa hoá.
Hiện nay, tình hình kinh tế - xã hội của các nước trên toàn thế giới đã có những sự
thay đổi mạnh mẽ, sâu sắc trên nhiều phương diện, hợp tác quố tế là một trong những mục
tiêu hàng đầu được các quốc gia chú trọng. Các mối quan hệ hợp tác song phương và đa
phương giữa các nước ngày càng được xác lập nhiều, kéo theo đó là sự ra đời của các hiệp
ước khiến cho sự hợp tác cùng phát triển của các nước trở nên gần gũi hơn bao giờ hết. Trong
thời kỳ phát triển mới, nền kinh tế toàn cầu đang phát triển dựa trên nền tảng khoa
68
học công nghệ hiện đại với dữ liệu được số hóa. Tri thức và khoa học công nghệ được coi
là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước, là lực
lượng không thể thiếu trong xu thế phát triển toàn cầu.
Có thể thấy, Đảng và nhà nước đã có những chủ trương và quyết sách đúng đắn khi
mở rộng hợp tác quốc tế, nhằm phát triển kinh tế, nâng cao vị thế quốc gia, và học hỏi được
nhiều kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới. Đứng trước tình hình dịch bệnh căng thẳng,
cũng như trước nền kinh tế đang biến động liên tục như hiện nay, việc đưa ra các chính sách
đúng đắn, kịp thời, biết tận dụng tối đa mọi tiềm năng là yếu tố quyết định trong việc xây
dựng các chính sách và các văn bản pháp lý liên quan đến tài sản mã hóa, tiền mã hóa.
4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng khung pháp lý về
tiền mã hóa
Qua các phân tích từ Chương 3 về quy định pháp luật về tiền mã hóa của một số
nước trên thế giới, nhóm nghiên cứu đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho nước ta
liên quan đến quá trình xây dựng khung pháp lý về tiền mã hóa. Cụ thể như sau:
Trước hết, cần phải xác định rõ bản chất pháp lý của tiền mã hóa: Hiện nay, Việt
Nam là quốc gia chưa thừa nhận tiền mã hóa, tuy nhiên do kỳ vọng lợi nhuận cao khiến
nhiều nhà đầu tư vẫn bất chấp gia nhập thị trường này. Một cuộc khảo sát được thực hiện
bởi chuyên trang so sánh sản phẩm tài chính Finder tại 27 quốc gia trên thế giới cũng cho
thấy Việt Nam là quốc gia dẫn đầu về mức độ phổ biến của việc tiếp cận tiền mã hóa. Sự
phát triển bùng nổ của các giao dịch tiền mã hóa nhưng thiếu sự kiểm soát của các cơ
quan quản lý nhà nước dẫn đến nhiều rủi ro các nhà đầu tư. Để giảm thiểu các rủi ro và
thiệt hại, Việt Nam nên nghiên cứu chi tiết bản chất của tiền mã hóa để xem xét việc thừa
nhận tiền mã hóa là tài sản hay phương tiện thanh toán hợp pháp hay không.
Thứ hai, cần có một cơ chế pháp lý rõ ràng để đánh giá hoạt động kinh doanh, trao
đổi tiền mã hóa có hợp pháp hay không, luật sẽ bảo vệ các quyền và nghĩa vụ trong phạm
vi nào. Theo đó, Việt Nam phải ban hành các quy định cụ thể về những yêu cầu hay điều
kiện phải đáp ứng mới được đăng ký tham gia các sàn giao dịch tiền mã hóa, đồng thời
buộc các sàn phải đáp ứng các điều kiện để đảm bảo an toàn khi giao dịch.

69
Thứ ba, cần nghiên cứu các chính sách về thuế nếu vị trí của tiền mã hóa đã được
xác định, đây là chính sách cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển của tiền mã hóa
nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Thứ tư, các chính sách tuyên truyền nâng cao nhận thức nên được bổ sung nhiều
hơn để tránh tình trạng lừa đảo đầu tư vào tiền mã hóa, giúp các nhà đầu tư cảnh giác hơn.
Chính bởi không có hành lang bảo hộ, các hoạt động giao dịch tiền mã hóa tại Việt Nam
chủ yếu được tiến hành một cách tự phát, thông qua hai phương thức: trao đổi trên các sàn
giao dịch quốc tế hoặc thỏa thuận trực tiếp trên các cộng đồng mạng xã hội. Do đó, những
nhà đầu tư mới gặp không ít rủi ro, khi thiếu căn cứ pháp lý để xác thực tính minh bạch
của một dự án. Đồng thời, họ cũng không được pháp luật bảo vệ nếu gặp rủi ro hay bị lừa
đảo. Chính vì thế, các chính sách tuyên truyền sẽ thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đến
các nhà đầu tư nói riêng và người dân nước ta nói chung.
Việc quản lý cũng như ban hành các quy định pháp luật về tiền mã hóa cần đảm
bảo tính đồng bộ của các quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Để các quy định
pháp luật về tiền mã hóa đi vào thực tiễn và được phát huy một cách có hiệu quả nhất, là
phải cần thiết xây dựng và hoàn thiện các quy định liên quan.
4.3. Sự cần thiết phải hoàn thiện khung pháp lý về tiền mã hóa tại Việt Nam
Ngày nay, sự phát triển của tiền mã hóa ngày càng phổ biến, là xu hướng phát triển
của tiền tệ cũng như công nghệ thông tin. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn
chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào quy định cụ thể vấn đề tiền mã hóa. Việc quản lý,
giám sát tiền mã hóa ở Việt Nam mới chỉ trong giai đoạn sơ khai, vì vậy cần xây dựng và
hoàn thiện chính sách, khuôn khổ pháp lý về tiền mã hóa để có thể bắt kịp với sự phát
triển của khoa học công nghệ, tận dụng những thành tựu để phát triển kinh tế.
Pháp luật đối với một quốc gia là công cụ để quản lý nhà nước hiệu quả, ngoài ra nó
còn giúp tạo điều kiện để tăng trưởng kinh tế, từ đó tạo ra những giá trị mới để phát triển
quốc gia trên mọi mặt. Và vấn đề quản lý, ban hành những quy định cụ thể về một đối tượng
nào đó là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện chế độ pháp luật của một quốc gia. Vì thế,
việc quản lý và ban hành các quy định về tiền mã hóa phải đảm bảo tính thống nhất với các
quy định của hệ thống pháp luật hiện hành; phải phù hợp với quá trình hội nhập luật pháp
quốc tế; ngoài ra cũng phải phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội – chính trị của Việt Nam.
70
Trong hoàn cảnh Việt nam hiện tại, lượng người sử dụng tiền mã hóa đang chỉ mới
diễn ra trên quy mô nhỏ, tuy nhiên không thể đợi đến khi có lừa đảo, tố cáo mới đưa ra
biện pháp, nhà nước cần có các chính sách quản lý cụ thể nhằm đảm bảo quyền lợi của
người tiêu dùng. Do đó, dù thừa nhận hay không thừa nhận tiền mã hóa thì cũng nên có
chính sách pháp lý rõ ràng để mọi người có thể biết được các hoạt động liên quan đến tiền
mã hóa là được phép hay không, và trong phạm vi nào thì được phép hoạt động… để
người tiêu dùng có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Tuy nhiên vì bản chất của tiền
mã hóa là trực tuyến, phân cấp và ẩn danh nên việc truy tìm và xử phạt các đối tượng vi
phạm là rất khó. Để giải quyết vấn đề này, cần phải nghiên cứu thật kỹ bản chất của nó để
xem xét có nên hay không trong việc thừa nhận tiền mã hóa là tài sản, hàng hoá hay một
công cụ thanh toán.
Những năm gần đây, thị trường tiền mã hóa bùng nổ và ngày càng được nhiều
người sử dụng, tuy nhiên nó vẫn khá mới mẻ do đó vẫn tồn tại nhiều rủi ro. Nhu cầu về
một cơ chế pháp lý rõ ràng cho tiền mã hóa cũng là một phần để bảo vệ lợi ích của những
người tham gia.
Thứ nhất, về rủi ro trong giao dịch. Vì tiền mã hóa biến động rất mạnh và bất ổn,
98
đối với những người không chuyên thì rất dễ bị FOMO , đầu tư dựa trên tâm lý đám
đông, là nguyên nhân dẫn đến “bong bóng” tài chính có thể bị vỡ bất cứ lúc nào.
Thứ hai, tiền mã hóa chưa được quy định là hàng hóa hoặc là tiền tệ, giá trị của
chúng dựa trên sự tin tưởng của người tiêu dùng. Do đó thông qua sự biến động giá tạo cơ
hội cho hoạt động lừa đảo đa cấp hoạt động mạnh mẽ.
Thứ ba, vì tiền mã hóa khó kiểm soát do đó rất có thể loại tiền này sẽ được sử dụng
để phục vụ các hoạt động tội phạm như trốn thuế, rửa tiền, buôn bán hàng cấm hoặc tệ
hơn là tài trợ khủng bố,…
Như vậy, việc quản lý và ban hành các quy định về tiền mã hóa để khắc phục phần
nào các tình trạng như trên, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để bảo vệ quyền lợi cho
người dân như:

98 FOMO là viết tắt của “fear of missing”, được hiểu là hội chứng sợ bỏ lỡ điều gì đó.
71
Thứ nhất, tạo sự bình đẳng trong giao dịch cho các nhà đầu tư trong nước đối với
thị trường quốc tế.
Thứ hai, vì thị trường này không được kiểm soát và thiếu những quy định của pháp
luật nên nhiều người không có lòng tin vào thị trường này. Tuy nhiên, những năm gần
đây, thị trường này là vùng đất màu mỡ, việc bỏ qua vùng đất này là một thiệt thòi lớn
cho các nhà đầu tư.
Thứ ba, để bảo vệ người tham gia cũng như các giao dịch tiền mã hóa của họ.
Cuối cùng là để tránh đầu cơ, bảo vệ người dùng khỏi những thay đổi đột ngột và
tránh cho hệ thống tiền mã hóa bùng nổ.
Việc quản lý, xây dựng chính sách về tiền mã hóa là nội dung cực kỳ quan trọng.
Quản lý hiệu quả sẽ giúp nhà nước hạn chế các nguy cơ như rửa tiền, tẩu tán tài sản; quy
định chính sách thuế hợp lý cũng góp phần tăng nguồn thu ngân sách, đồng thời đảm bảo
các hoạt động giao dịch tiền mã hóa diễn ra có trật tự; bảo vệ quyền và lợi ích của người
dùng, tránh bị kẻ xấu lợi dụng và lừa đảo.
4.4. Đề xuất khuyến nghị xây dựng hoàn thiện khung pháp lý tại Việt Nam về
tiền mã hóa
4.4.1. Thay đổi tên gọi và đưa ra định nghĩa cho tiền mã hóa
Tiền mã hóa là công nghệ đang thu hút được sự quan tâm trong những năm gần đây
do tiềm năng phát triển của đồng tiền này, mặc dù chưa được công nhận rộng rãi nhưng tiền
mã hóa vẫn được nhiều người sử dụng như một công cụ để kiếm thêm thu nhập.
Đồng tiền này nổi bật ở điểm có hệ thống quản lý phi tập trung, người dùng có thể
kiểm soát nguồn cung và giá trị của tiền thông qua giao thức mật mã được mã hóa, không có
sự can thiệp từ bên thứ ba và các ngân hàng trung gian. Do bản chất tiền mã hóa là tồn tại
trong môi trường mạng, được sử dụng thông qua các thiết bị điện tử, không thể cầm, nắm
được nên hay bị cho là “tiền ảo”. Tuy nhiên, cách gọi này không chính xác. Như đã đề cập
trong Chương 1 thì “tiền ảo” được tạo ra để giải trí trực tuyến, chúng không có giá trị trong
cuộc sống thực, trong khi đó phạm vi thị trường của tiền mã hóa vượt qua nền tảng trò chơi,
nó có được thông qua thành quả “đào”, đáp ứng được quy luật cung – cầu của thị

72
99
trường , và quan trọng là đồng tiền này có giá trị tương đương với tiền thật, thậm chí một
số quốc gia còn cho phép quy đổi tiền mã hóa ra tiền pháp định và ngược lại. Sở dĩ mọi
người thường nhầm loại tiền này là tiền ảo bởi có nhiều trường hợp đã lợi dụng công nghệ
này để tạo ra những dự án “lừa đảo” nhằm moi tiền của các nhà đầu tư, ngoài ra còn là về
định kiến của thế hệ cũ. Tuy nhiên tiền mã hóa có thể nói là bước tiến của nhân loại trong
cuộc cách mạng kinh tế 4.0, nếu không muốn bị tụt hậu thì phải không ngừng vận hành và
phát triển tiến lên, phải bước ra khỏi “vùng an toàn”, và điều đầu tiên là phải đổi cách gọi
tên cho loại tiền này, vì “tiền ảo” là không có thật và không có giá trị, cách gọi tên này sẽ
khiến nhiều người ngại “lấn sân” vào thị trường “màu mỡ” này, làm vụt mất nhiều cơ hội
của các nhà đầu tư này trong khi thị trường tiền mã hóa ngày càng sôi động và giá trị ngày
càng cao. Chính vì thế. theo quan điểm của nhóm thì pháp luật cần có một quy định nhằm
thống nhất tên gọi của loại tiền này là “tiền mã hóa”.
Song song với việc thống nhất tên gọi là đưa ra một định nghĩa chính thức cho tiền mã
hóa. Thông qua các nghiên cứu về pháp luật của các quốc gia liên quan đến tiền mã hóa
ở Chương 3, nhận thấy điều kiện kinh tế của nước ta sẽ tương đồng với các nước trong khu
vực Châu Á hơn là Hoa Kỳ hay Liên minh châu Âu. Tham khảo định nghĩa tiền mã hóa từ
Nhật Bản và Thái Lan, nhóm nghiên cứu đề xuất nên định nghĩa tiền mã hóa: “là một đơn
vị dữ liệu điện tử được tạo ra trên hệ thống điện tử hoặc các phương tiện khác thông qua
các phương thức điện tử, không bao gồm tiền Việt Nam, tiền nước ngoài hay các tài sản
khác được định giá bằng tiền.”
4.4.2. Ghi nhận tiền mã hóa là tài sản
Việt Nam cần ghi nhận tại BLDS tiền mã hóa là một loại tài sản, cụ thể có thể xem nó
thuộc loại quyền tài sản. Có thể thấy, tiền mã hóa mang đặc trưng của tài sản. Pháp luật Việt
Nam thừa nhận tài sản là đối tượng có giá trị mà con người có thể kiểm soát được và có thể
được đưa vào trong giao lưu dân sự. Tiền mã hóa là một sản phẩm kỹ thuật số có giá trị, do
một chủ thể nhất định phát hành, có thể dùng để trao đổi với hàng hoá và dịch vụ khác và
được cộng đồng chấp nhận. Vì vậy, tiền mã hóa nên được công nhận vị trí pháp lý tại Việt
Nam. Hiện tại, tiền mã hóa chưa được công nhận tại Việt Nam, điều này dẫn đến

99 Võ Trí Hảo (2017), “BTC là tiền mã hóa, không phải tiền ảo” xem ngày 2/2/2022
[https://plo.vn/phap-luat/BTC-la-tien-ma-hoa-khong-phai-tien-ao-736426.html].
73
khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tiền mã hóa, tranh chấp giao dịch
và khó xác định trách nhiệm của các chủ thể.
Việc ghi nhận tiền mã hóa là một tài sản sẽ có những thách thức và ưu điểm riêng
do đây là một vấn đề pháp lý mới nhưng nhìn chung đây là phương án phù hợp với tình
hình Việt Nam hiện nay.
Về mặt thách thức, khi thừa nhận tiền mã hóa sẽ mang lại những thay đổi lớn đến
hệ thống pháp luật. Nhà nước cần rà soát lại các văn bản hiện hành và xây dựng đạo luật
về tiền mã hóa để điều chỉnh riêng biệt. Nhưng số lượng văn bản là rất lớn với đa dạng
lĩnh vực khác nhau, cho nên cần rất nhiều thời gian để hoàn thiện, cũng như khối lượng
công việc mà các cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện rất lớn, khó khăn, phức tạp, đòi
hỏi sự phối hợp tham gia của nhiều cơ quan, ban ngành, tổ chức, doanh nghiệp... Ngoài
ra, tiền mã hóa rất linh hoạt ở cách sử dụng nên sẽ khó để định danh, mức giá của tiền mã
hóa rất khó xác định, có thể tăng giảm bất kỳ trong một thời gian ngắn.
Bên cạnh những rủi ro, việc ghi nhận tiền mã hóa là tài sản cũng đem lại rất nhiều
ưu điểm là một phương pháp hợp lý với tình hình Việt Nam hiện nay. Việc ghi nhận sẽ
tạo cơ sở pháp lý để hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, có căn cứ
để áp dụng điều chỉnh vấn đề. Khi công nhận tiền mã hóa là tài sản thì tiền mã hóa có thể
là hàng hóa trong các luật liên quan để áp dụng quy định pháp luật vào điều chỉnh. Việc
ghi nhận tiền mã hóa là tài sản sẽ giúp cơ quan nhà nước giải quyết được các yêu cầu bảo
vệ quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân, tạo tiền đề cho hoạt động thu thuế sau này.
4.4.3. Về góc độ là phương tiện thanh toán
Ở thời điểm hiện tại, nếu chấp nhận tiền mã hóa là phương tiện thanh toán thì sẽ có
thể ảnh hưởng lớn tới chính sách tiền tệ ở Việt Nam. Chính vì vậy, mặc dù hiện nay có một
số quốc gia trên thế giới thừa nhận tiền mã hóa là tiền hoặc phương tiện thanh toán thì trong
giai đoạn hiện nay khi mà điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ, tài chính và sự hiểu biết của
người dân về tiền mã hóa còn thấp thì để bảo vệ cho người dân, cũng như ngăn chặn những
rủi ro xảy ra đối với các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa, nhóm nghiên cứu cho rằng Việt
Nam chưa nên ghi nhận tiền mã hóa là phương tiện thanh toán trong thời điểm này. Tuy
nhiên, nhóm khuyến nghị trong tương lai, với sự phát triển của công nghệ thông tin và thị
trường tài chính, Việt Nam cũng nên xem xét tiền mã hóa là một phương thức
74
thanh toán để có thể bắt kịp với xu hướng của thế giới. Và việc công nhận này nên diễn ra
theo một lộ trình.
Giai đoạn 1: Thí điểm công nhận tiền mã hóa là phương tiện thanh toán
Trước hết, Việt Nam nên phát triển các dự án thí điểm công nhận tiền mã hóa là
phương tiện thanh toán. Cụ thể, nhà nước nên cấp phép một vài doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ ví tiền mã hóa có nền tảng thanh toán, và những doanh nghiệp này sẽ phải chịu sự
quản lý và giám sát của cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, các doanh nghiệp này chỉ nên
chấp nhận một số loại tiền mã hóa nhất định là phương tiện thanh toán, dựa trên bảng xếp
hạng tiền mã hóa có chỉ số đánh giá mức độ uy tín, an toàn cao. Thêm vào đó, để tránh rủi
ro cho các bên tham gia giao dịch, nhà nước nên giới hạn mức giao dịch bằng các loại tiền
mã hóa này.
Với động thái tích cực, cởi mở này của nhà nước về tiền mã hóa, không chỉ thu hút
cộng đồng người quan tâm đến tiền mã hóa mà còn tạo được cảm giác an toàn cho họ khi
sử dụng tiền mã hóa là phương tiện thanh toán. Bên cạnh đó, giai đoạn thí điểm này cũng
là một trong những cơ hội tốt để các nhà hoạch định chính sách có thể xác định rõ những
nhiệm vụ, vai trò, công việc cụ thể để quản lý, giám sát, giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn về
tiền mã hóa; đồng thời có những định hướng để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật về tiền mã hóa.
Giai đoạn 2: Công nhận tiền mã hóa là phương tiện thanh toán
Sau khi trải qua giai đoạn thí điểm tiền mã hóa như một phương tiện thanh toán
hợp pháp, nhằm tạo ra bước tiến mới và vận hành tốt, thì đến giai đoạn chính thức công
nhận tiền mã hóa là phương tiện thanh toán, các nhà hoạch định chính sách cần đưa ra
được những mục tiêu, tiêu chí rõ ràng để xác định được các yếu tố và công việc cần thiết
cần phải đề ra để hướng tới những mục tiêu, lợi ích chung.
Thứ nhất, cần đưa ra quy định cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiền mã
hóa về vấn đề đăng ký thành lập doanh nghiệp với tư cách là một pháp nhân. Kéo theo những
quy định này sẽ là những lợi ích như dễ dàng giám sát sự ổn định của doanh nghiệp, tạo nên
được sự uy tín cho các doanh nghiệp hoạt động với tiền mã hóa là phương tiện thanh toán. Sự
ràng buộc pháp lý đối với các pháp nhân này sẽ phần nào khắc phục được

75
những nguy cơ tiềm tàng vì tính ẩn danh của các giao dịch và thông tin của những người
tham gia.
Thứ hai, những doanh nghiệp nếu hoạt động trong lĩnh vực tiền mã hóa cũng cần
có nghĩa vụ chứng minh mình có đủ điều kiện về tài chính, cần áp dụng những quy định
về vốn pháp định như các pháp nhân hiện nay được hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh
vực khác. Thêm vào đó, cần áp dụng những quy định về việc đăng ký loại hình doanh
nghiệp, đăng ký về cơ cấu hoạt động, tổ chức doanh nghiệp…
Thứ ba, với tư cách là một doanh nghiệp có vấn đề tài chính liên quan đến công
nghệ Blockchain – một công nghệ mới và tiên tiến ngày nay, các doanh nghiệp sử dụng
các đồng tiền mã hóa làm phương thức thanh toán còn cần phải đáp ứng được các yêu cầu
cơ bản về biện pháp bảo mật thông tin, phải tổ chức kế toán, kiểm toán định kỳ nhằm đảm
bảo an toàn cho khách hàng và đặc biệt là sự an toàn cho chính các doanh nghiệp, tình
hình doanh nghiệp sử dụng tiền mã hóa là phương thức thanh toán sẽ dễ dàng được kiểm
soát hơn nếu có chế độ quản lý và kiểm toán hợp lý, kịp thời. Các báo cáo tài chính, hoạt
động ký quỹ… cũng cần được quy định chặt chẽ để hạn chế các rủi ro không đáng có vì
cách thức hoạt động của các đồng tiền mã hóa nhìn chung vẫn tương đối phức tạp.
Thứ tư, các nhà hoạch định chính sách và nhà lập pháp cần cân nhắc vấn đề thành
lập tổ chức độc lập, chuyên nghiệp về vấn đề tiền mã hóa, nhằm tổ chức rà soát, kiểm tra
và quản lý các hoạt động liên quan đến vấn đề này. Đây là một lĩnh vực tương đối khó
tiếp cận và cần nhiều thời gian để học tập, nhóm nghiên cứu đề xuất nên học hỏi Nhật
Bản với kinh nghiệm thành lập Hiệp hội Trao đổi tiền mã hóa, cơ quan này đóng vai trò
quan trọng trong việc ban hành các quy tắc đảm bảo thị trường tiền mã hóa hoạt động một
cách lành mạnh, Hiệp hội này cũng cấm các giao dịch được cho là khó theo dõi, như các
giao dịch không tiết lộ địa chỉ, không tiết lộ lịch sử giao dịch…
Thực tế cho thấy rằng, mặc dù các đề xuất xem chừng có thể giải quyết phần nào các
vấn đề, đồng thời giúp nhà nước dễ dàng kiểm soát hơn, nhưng việc áp dụng trên thực tế lại
là một câu chuyện khác. Bởi lẽ, đây là một lĩnh vực dù không mới, nhưng lại tiềm ẩn nhiều
khó khăn, khó có thể giải quyết triệt để. Có thể nói, tiền mã hóa là một vùng đất khá màu mỡ
cho những nhà đầu tư quyết định đầu tư vào nó, tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn những nguy cơ
khó lường trước được, có thể gây ra những xáo trộn và bất ổn về nền kinh tế. Nên
76
việc đưa ra những văn bản cảnh báo, những quy định chặt chẽ vào thời điểm hiện tại là vô
cùng quan trọng và cần thiết, bởi nếu không thể kiểm soát sớm, chúng ta sẽ bỏ qua những
cơ hội phát triển hiện tại và cả trong tương lai khi nền kinh tế toàn cầu vẫn đang vận hành
mỗi ngày.
4.4.4. Xem hoạt động kinh doanh tiền mã hóa là một ngành nghề kinh doanh có
điều kiện
Để ràng buộc trách nhiệm của các công ty kinh doanh tiền mã hóa đối với khách
hàng của mình thì cần có quy định riêng biệt đối với cho các nhà cung cấp dịch vụ liên
quan đến tiền mã hóa hoặc xếp nó vào loại ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tính ẩn
danh của tiền mã hóa là một thách thức trong hoạt động quản lý của nhà nước, dẫn đến
tình trạng khó kiểm soát các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa và khó truy soát các
hành vi phạm tội như rửa tiền, tài trợ khủng bố… Chính sự đặc biệt đó, đòi hỏi hoạt động
kinh doanh tiền mã hóa phải được siết chặt hơn các loại tài sản khác.
Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, khi một tổ chức đăng ký hoạt động kinh
doanh tiền mã hóa cần phải đáp ứng các yêu cầu về mặt công nghệ kỹ thuật, tạo nên một
hệ thống đăng ký tài khoản có xác nhận nhân thân của những người tham gia, lưu trữ
thông tin về lịch sử giao dịch để hạn chế phần nào một số rủi ro từ tính ẩn danh của loại
giao dịch này.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cho rằng cũng nên quy định về ngành nghề khai thác
tiền mã hóa để cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể quản lý việc khai thác cũng như
việc nhập khẩu các thiết bị khai thác tiền mã hóa. Như vậy, những cá nhân, tổ chức muốn
khai thác tiền mã hóa thì đều phải đăng ký hoạt động khai thác tiền mã hóa với cơ quan có
thẩm quyền, ngoài ra, cũng nên giới hạn số lượng máy “đào” mà các cá nhân, tổ chức
được phép sử dụng để khai thác tiền mã hóa để tình trạng khai thác tràn lan, gây tiêu tốn
nguồn tài nguyên, cũng như khủng hoảng năng lượng ở khu vực nơi diễn ra hoạt động
“đào” tiền mã hóa.
4.4.5. Tiến tới thu thuế đối với các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa
Như đã đề cập ở Chương 2, do Việt Nam không công nhận tiền mã hóa là một loại
tài sản nên cơ quan có thẩm quyền không thể thu thuế dẫn đến mất đi một nguồn thu lớn
cho ngân sách nhà nước. Vì thế, nhóm nghiên cứu khuyến nghị Việt Nam nên công nhận
77
tiền mã hóa là một loại tài sản mới theo BLDS Việt Nam, từ đó theo quy định của Luật
Thương mại, tiền mã hóa cũng sẽ trở thành hàng hoá và là đối tượng để tính thuế theo quy
định của Luật thuế.
Mỗi quốc gia sẽ có những chính sách thuế riêng đối với tiền mã hóa. Từ nghiên
cứu kinh nghiệm của Hoa Kỳ, nhóm nghiên cứu đề xuất Việt Nam có thể học hỏi cách
Hoa Kỳ đánh thuế TNCN lên tiền mã hóa. Cụ thể, nếu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ và chấp nhận đổi lấy tiền mã hóa thì phải thêm giá trị tiền mã hóa nhận được
vào báo cáo tài chính theo quy định về báo cáo thuế để phục vụ cho việc quản lý thuế. Giá
trị của tiền mã hóa được tính bằng Việt Nam Đồng theo giá thị trường của đồng tiền mã
hóa tại thời điểm nhận được mã của đồng tiền. Ngoài ra, nếu công ty trả lương cho nhân
viên bằng tiền mã hóa, công ty cũng sẽ phải trả thuế thu nhập dựa trên đó. Đồng thời,
những tổ chức hoạt động trong lĩnh vực “khai thác” tiền mã hóa cũng sẽ phải kê khai và
đóng thuế TNCN. Cá nhân, tổ chức không thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cũng bị xử phạt
như các hành vi trốn thuế khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Bên cạnh đó, dựa trên việc xác định tiền mã hóa là một phương thức thanh toán,
cũng như khuyến khích công nghệ thông tin và nền tảng kỹ thuật số ở Việt Nam, nhóm
nghiên cứu cho rằng không nên tính thuế giá trị gia tăng đối với các giao dịch sử dụng
tiền mã hóa để trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Việc xây dựng khung pháp lý cho một đối tượng đòi hỏi các nhà làm luật phải xem
xét trên rất nhiều góc độ, tiền mã hóa cũng như vậy. Do bản chất tiền mã hóa là một hình
thức đầu tư nên nó chịu sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam và cả thế
giới. Với những thành công bước đầu trong quá trình xây dựng nền tảng cơ bản thì nước
ta nên lấy đó làm bàn đạp để từng bước chấp nhận tiền mã hóa đồng thời đưa đất nước
ngày càng phát triển và hòa nhập với nền kinh tế thế giới.
Cùng với những phân tích về các quy định pháp luật hiện hành ở Việt Nam có liên
quan đến tiền mã hóa ở Chương 2 và quy định của các nước trên thế giới ở Chương 3, nhóm
nghiên cứu cũng đúc kết ra được một số bài học cho Việt Nam trong quá trình xây dựng
khung pháp lý về tiền mã hóa. Theo kinh nghiệm từ các nước trên thế giới, đầu tiên nước ta
cần phải xác định rõ bản chất pháp lý của tiền mã hóa, có hay không thừa nhận tiền mã
78
hóa là một loại tài sản hay phương tiện thanh toán, thứ hai là cần có cơ chế pháp lý rõ
ràng để nhận thức rõ kinh doanh trao đổi tiền mã hóa có hợp pháp hay không và pháp luật
sẽ bảo vệ quyền, nghĩa vụ trong phạm vi nào, thứ ba là cần nghiên cứu các chính sách
thuế để tiến hành việc thu thuế trong các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa, cuối cùng
là có các chính sách tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về tiền mã hóa, trách
tình trạng bị lừa đảo do thiếu hiểu biết, thiếu cảnh giác.
Cũng trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra một số đề xuất cho nước ta như
sau:
Thứ nhất là nên thay đổi tên gọi cho và đưa ra một định nghĩa thống nhất về tiền mã
hóa.
Thứ hai là nên ghi nhận tiền mã hóa là một loại tài sản mới trong BLDS, tạo tiền
đề để hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan, và là căn cứ để cơ quan có thẩm
quyền giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến tiền mã hóa trong thực tế.
Thứ ba là xây dựng một lộ trình nhằm công nhận tiền mã hóa là phương tiện thanh
toán hợp pháp, đầu tiên là thí điểm sau đó tiến tới chính thức công nhận tiền mã hóa là
phương tiện thanh toán.
Thứ tư là xem hoạt động kinh doanh tiền mã hóa và hoạt động khai thác tiền mã
hóa là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đồng thời quy định các điều kiện đối với
các tổ chức kinh doanh dịch vụ này nhằm kiểm soát những người tham gia thị trường, hạn
chế những rủi ro do tính ẩn danh của các giao dịch tiền mã hóa mang lại, cũng như việc
khai thác quá nhiều gây tiêu tốn nguồn tài nguyên, khủng hoảng năng lượng.
Cuối cùng là tiến tới thu thuế đối với các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa, cụ
thể là thuế thu nhập (cá nhân và doanh nghiệp) đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ mà chấp nhận đổi phương thức thanh toán dùng tiền mã hóa; tổ chức.
cá nhân hoạt động kinh doanh tiền mã hóa; tổ chức, cá nhân “khai thác” tiền mã hóa.

79
KẾT LUẬN
Có thể nói, trong thời kỳ hội nhập, cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công
nghệ 4.0 hiện nay, sự ra đời của tiền mã hóa đã đánh dấu một cột mốc vô cùng mới mẻ và
quan trọng trong quá trình phát triển nhân loại. Sự xuất hiện của hiện tượng mới này không
chỉ mang lại những mặt tích cực mà còn gây ra nhiều vấn đề chưa thể giải quyết, đặt ra một
dấu chấm hỏi lớn cho hệ thống pháp luật của bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Dường như tất
cả các ngân hàng trên thế giới đều nhận thấy sự khó kiểm soát của nó, bởi tiền mã hóa mang
đặc tính ẩn danh, và chỉ được chấp nhận trong một cộng đồng nhất định, bên cạnh đó là vô
vàn lý do khác khiến việc kiểm soát chặt chẽ sự vật mới này trở nên rất khó khăn.
Để có được cái nhìn mang hướng so sánh, nhóm nghiên cứu đã đưa ra cái nhìn
tổng quan về đặc điểm, tình hình của tiền mã hóa tại một số quốc gia trên thế giới như
Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc,... từ đó rút ra những kinh nghiệm về mặt pháp lý góp phần định
hướng cho nhà lập pháp Việt Nam. Để thực hiện được điều đó, nhóm đã hoàn thành các
mục tiêu cụ thể sau:
Thứ nhất, nhóm đã làm rõ bản chất tiền mã hoá thông qua khái niệm, đặc điểm của
tiền mã hoá.
Thứ hai, từ việc phân tích quy định hiện hành của Việt Nam về tiền mã hoá và thực
tiễn thực hiện pháp luật, nhìn nhận những điểm còn thiếu sót trong hệ thống pháp luật
nước ta, làm cơ sở cho những đề xuất ở sau.
Thứ ba, nhóm nghiên cứu tìm hiểu, phân tích quy định hiện hành của một số quốc
gia về tiền mã hoá, đưa ra các đánh giá về các quy định đó cũng như ghi nhận những điểm
tiến bộ trong pháp luật của các nước được nghiên cứu.
Thứ tư, trên cơ sở những phân tích ở trên, nhóm nghiên cứu đã đưa ra các khuyến
nghị xây dựng khung pháp lý về tiền mã hoá của Việt Nam theo hướng công nhận tiền mã
hoá, xây dựng khung pháp lý phù hợp để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể
tham gia sử dụng loại tiền này.
Tiền mã hóa phát triển, đòi hỏi mỗi nhà nước cần có những chính sách thích hợp và
kịp thời nhằm kiểm soát được những bất ổn xoay quanh một hiện tượng hoàn toàn mới này.
Vấn đề hiện nay là cần tạo ra một môi trường, một cộng đồng sử dụng, trao đổi tiền mã hóa
lành mạnh, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần tạo nên sự ổn định cho nền
80
kinh tế vận hành. Các nhà hoạch định cần nghiên cứu thật sự kỹ lưỡng, kết hợp cùng kiến
thức về tài chính, kỹ thuật để có thể đưa ra được cái nhìn chính xác, đầy đủ để đảm bảo
không bỏ sót bất cứ lỗ hổng pháp lý nào có thể gây ảnh hưởng đến xã hội một cách tiêu
cực. Hiểu được sự khó khăn đó, nhóm nghiên cứu đã có những định hướng bước đầu
nhằm thể chế hóa các loại tiền mã hóa. Trên đây là những đề xuất cơ bản nhất nhằm hạn
chế rủi ro, kiểm soát tốt hơn phần nào đó các vấn đề liên quan đến tiền mã hóa.

81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Tài liệu trong nước
1. Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015.
2. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015.
3. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010.
4. Pháp lệnh ngoại hối Việt Nam năm 2005.
5. Nghị định số 11/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh
vực Kho bạc Nhà nước.

Tài liệu nước ngoài


6. Đạo luật dịch vụ thanh toán Nhật bản năm 2009 (sửa đổi, bổ sung năm 2016).
7. Luật bang New York, Regulations of the superintendent of financial services.
8. Financial Intelligence Centre Act [No. 38 of 2001].
9. South African Reserve Bank Act 90 of 1989.
10. The Financial Services Regulatory Authority Act, 2010.
11. Uniform Regulation of Virtual Currency Businesses Act, 2017.
12. Directive 2009/110/EC.
13. Directive (EU) 2015/2366.
14. Directive (EU) 2018/843.
15. Emergency Decree on Digital Asset Businesses B.E.2561.

B. LUẬN VĂN, TẠP CHÍ


Tài liệu trong nước
16. Trần Thị Xuân Anh và Ngô Thị Hằng (2020), “Ứng dụng của tiền mã hóa trong nền
kinh tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng.
17. Nguyễn Thị Hiền (2018), “Một số khuyến nghị hoàn thiện khung pháp lý quản lý
các loại tiền mã hóa, tiền điện tử”, Tạp chí Tài chính tháng 5/2018.

82
18. Phạm Hải Trà My (2019), Khung pháp lý về BTC và các loại tiền mã hóa trong
pháp luật một số nước trên thế giới – Kinh nghiệm cho Việt Nam, Trường Đại học
Luật, Huế.
19. Đặng Nam (2018), Sự hình thành và phát triển của đồng tiền ảo BTC và một số hàm
ý cho Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
quốc tế, trường Đại học Kinh tế, Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2019), “Tổng quan về vị trí pháp
lý của tiền mã hóa (BTC) tại một số quốc gia trên thế giới – Định hướng xây dựng
khung pháp lý về tiền mã hóa tại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công
nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý.
21. Nguyễn Minh Oanh, Nguyễn Văn Hợi (2018), Các khía cạnh pháp lý của tiền ảo:
Thực tiễn các nước và một số kinh nghiệm cho Việt Nam, Đề tài cấp Bộ, trường Đại
học Luật Hà Nội, Hà Nội.
22. Nguyễn Huỳnh Phương Thảo (2018), Nghiên cứu Luật Thuế các nước liên quan đến
tiền mã hóa và kinh nghiệm cho Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại
học Kinh tế - Luật.
23. Lê Tiến Trung (2020), “Xây dựng mô hình kinh doanh sử dụng công nghệ
Blockchain” trong Kỷ yếu hội thảo khoa học Khám phá những mô hình kinh doanh
sáng tạo, Hà Nội.
24. Nguyễn Thị Như Ý (2017), Tiền mã hóa BTC - thực trạng tại một số quốc gia trên
thế giới và quản lý tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh Tế
Tp.HCM, Tp. Hồ Chí Minh.

Tài liệu nước ngoài


25. Brill Alan, and Lonnie Keene. (2014), “Cryptocurrencies: The next generation of
terrorist financing?” Defence against terrorism review, 6(1).
26. Kosba Ahmed, et al. (2016), “Hawk: The blockchain model of cryptography and
privacy-preserving smart contracts.” 2016 IEEE symposium on security and privacy
(SP). IEEE, 2016.

83
27. Sergio Luis Náñez Alonso et al. (2021), “Cryptocurrency Mining from an Economic
and Environmental Perspective”. Analysis of the Most and Least Sustainable
Countries, Energies.
28. Joseph Githinji Choto (2018), Virtual currency as a medium of exchange in Kenya,
A Research Project Report Submitted to the Chandaria School of Business in Partial
Fulfilment of the Requirement for the Degree of Master of Science in Management
and Organizational Development.
29. European Central Bank (2012), Virtual currency schemes.
30. European Central Bank (2015), Virtual currency schemes – a further analysis.
31. Egiyi, Modesta Amaka Ofoegbu, Grace Nyereugwu (2020), “Cryptocurrency and
climate change: An overview.”, International Journal of Mechanical Engineering
and Technology.
32. Ertz Myriam, and Émilie Boily. “The rise of the digital economy: Thoughts on
blockchain technology and cryptocurrencies for the collaborative economy.”
International Journal of Innovation Studies, 3(4), 2019.
33. Fin. Crimes Enf. Network (2013), Application of FinCEN’s Regulations to Persons
Administering, Exchanging, or Using Virtual Currencies, United States Department
of the Treasury.
34. Karabo Mothokoa. (2017), Regulating crypto-currencies in South Africa: The need
for an effective legal framework to mitigate the associated risks, University of
Pretoria.
35. Melanie, S. (2015), Blockchain: Blueprint for a New Economy, O'Reilly Media.
36. Rudi Santoso, Martinus Sony Erstiawan, Marya Mujayana (2018), “International
Journal of Business and Management Invention”, International Journal of Business
and Management Invention.
37. Jinnarat Tamphakdiphanit, Mairsa Laokulrach, “Regulations and Behavioral
Intention for Use Cryptocurrency in Thailand”, Journal of Applied Economic
Sciences.
38. Peter Van Valkenburgh (2017), The Bank Secrecy Act, Cryptocurrencies, and New
Tokens: What is Known and What Remains Ambiguous, Coin Center Report. 84
39. Z. Zheng, et al. (2017), “An Overview of Blockchain Technology: Architecture,
Consensus, and Future Trends.”, 2017 IEEE International Congress on Big Data
(BigData Congress).

C. TRANG WEBSITE TƯ LIỆU THAM


KHẢO Tài liệu trong nước
40. Bình An (2021), “Giá Bitcoin vượt 67.000 USD, lập kỷ lục mọi thời đại”
[https://tuoitre.vn/gia-bitcoin-vuot-67-000-usd-lap-ky-luc-moi-thoi-dai-
20211109091446353.htm].
41. Đoàn Thị Ngọc Hải, “Hoàn thiện khung pháp lý về tiền ảo trong thời đại công nghiệp
4.0”.
[https://tapchitoaan.vn/bai-viet/xay-dung-phat-luat/hoan-thien-khung-phap-ly-ve-
tien-ao-trong-thoi-dai-cong-nghiep-4-0].
42. Phạm Thị Thái Hà, “Quan điểm quản lý, sử dụng Bitcoin trên thế giới và khuyến
nghị cho Việt Nam”
[https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-
tin?dDocName=MOFUCM204677].
43. Võ Trí Hảo (2017), “BTC là tiền mã hóa, không phải tiền ảo”
[https://plo.vn/phap-luat/BTC-la-tien-ma-hoa-khong-phai-tien-ao-736426.html].
44. Phương Loan (2017), “Vụ kiện đầu tiên về truy thu thuế tiền điện tử BTC”
[https://plo.vn/phap-luat/vu-kien-dau-tien-ve-truy-thu-thue-tien-dien-tu-BTC-
728153.html].
45. Phương Loan (2017), “Tòa tuyên án vụ thu thuế tiền điện tử BTC”
[https://plo.vn/phap-luat/toa-tuyen-an-vu-thu-thue-tien-dien-tu-BTC-728366.html].
46. Lê Xuân Ninh (2017), “Tìm hiểu quy định của BLDS 2015 về tài sản”, Trang thông
tin điện tử Sở tư pháp tỉnh Quảng Bình [https://stp.quangbinh.gov.vn/3cms/tim-hieu-
quy-dinh-cua-bo-luat-dan-su-(blds)-2015-ve-tai-san.htm].

47. Nguyễn Thị Anh Thơ, “Quy định về thanh toán qua ví điện tử của một số nước,
những gợi mở cho Việt Nam”
85
[http://www.lapphap.vn/Pages/TinTuc/210858/Quy-dinh-ve-thanh-toan-qua-vi-dien-
tu-cua-mot-so-nuoc--nhung-goi-mo-cho-Viet-Nam.html].
48. Hữu Tuấn (2021), “Việt Nam vượt xa Mỹ, Anh về tỷ lệ người dân đầu tư vào tiền
điện tử”
[https://baodautu.vn/viet-nam-vuot-xa-my-anh-ve-ty-le-nguoi-dan-dau-tu-vao-tien-
dien-tu-d149622.html].
49. Hữu Tuấn (2021), “Giới đầu tư Việt quay cuồng với cơn sốt tiền điện tử crypto”
[https://baodautu.vn/gioi-dau-tu-viet-quay-cuong-voi-con-sot--tien-dien-tu-crypto-
d154763.html].
50. Nguyễn Tiến, “Trung Quốc cấm giao dịch tiền số”
[https://vnexpress.net/trung-quoc-cam-giao-dich-tien-so-4361594.html].
51. Theo Thanh Thanh Lan, “Trung Quốc cấm tiền ảo, giá BTC lao dốc”
[https://baophapluat.vn/bds/trung-quoc-cam-tien-ao-gia-BTC-lao-doc-
post255841.html].
52. “15.600 máy đào BTC đã được nhập vào Việt Nam”
[https://zingnews.vn/15600-may-dao-BTC-da-duoc-nhap-vao-viet-nam-
post849101.html].
53. “Nông dân Việt nhảy dây với tiền ảo”
[https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/tai-chinh/nong-dan-viet-dau-tu-tien-ao-
815180.html].
54. “Bất chấp cảnh báo về rủi ro El Salvador chính thức chọn BTC làm đồng tiền quốc
gia”
[https://gvn360.com/cong-nghe/bat-chap-canh-bao-ve-rui-ro-el-salvador-chinh-thuc-
chon-BTC-lam-dong-tien-quoc-gia/].
55. “Lượng người dùng smartphone ở Việt Nam đứng trong top 10 toàn cầu,”
VOV.VN, [https://vov.vn/cong-nghe/sanh-dieu/luong-nguoi-dung-smartphone-o-
viet-nam-dung-trong-top-10-toan-cau-863220.vov].
56. “IMF cảnh báo El Salvador về rủi ro của BTC” [https://vtv.vn/kinh-
te/imf-canh-bao-el-salvador-ve-rui-ro-cua-BTC-
20211123194129707.htm].
86
57. “Gia Lai: Hám lợi, nhiều người mắc bẫy kinh doanh tiền ảo”
[https://congan.vinhlong.gov.vn/en/tin-tuc/-
/journal_content/56_INSTANCE_sJaRkI9m9m1g/10180/727628].
58. Khương Nha (2021), “Nhiều người nhầm lẫn khái niệm tiền ảo, tiền mã hóa”
[https://vnexpress.net/nhieu-nguoi-nham-lan-khai-niem-tien-ao-tien-ma-hoa-
4395152.html].
59. “Đầu tư tiền mã hóa, rủi ro thật” (2016), Báo điện tử VTV
[https://vtv.vn/news-20161020095112338.htm].
60. Trà My (2020), “Người dân Nga và Ukraine đổ xô đầu tư vào tiền điện tử”
[https://www.vietnamplus.vn/nguoi-dan-nga-va-ukraine-do-xo-dau-tu-vao-tien-dien-
tu/775718.vnp]
61. “Thỏa thuận nhận tiền và chuyển tiền tự động PayPal”,
[https://www.paypal.com/vn/webapps/mpp/ua/recpymt-full?locale.x=vi_VN]

Tài liệu nước ngoài


62. “The 2021 Global Crypto Adoption Index: Worldwide Adoption Jumps Over 880%
With P2P Platforms Driving Cryptocurrency Usage in Emerging Markets”.
[Chainalysis Blog | The 2021 Global Crypto Adoption Index: Worldwide Adoption
Jumps Over 880% With P2P Platforms Driving Cryptocurrency Usage in Emerging
Markets].
63. Comply Advantage (2021). “Cryptocurrency Regulations in Australia”
[https://complyadvantage.com/insights/crypto-regulations/cryptocurrency-
regulations-australia/].
64. Kevin Helms (2018), “Thailand Unveils Details of Crypto Regulations, Legalizing 7
Cryptocurrencies – Regulation”, BTC News
[https://news.bitcoin.com/thailand-crypto-regulations-legalizing-cryptocurrencies/].
65. Luke Graham, “BTC drops by $100 as China's central bank corrals the market”
[https://finance.yahoo.com/news/BTC-drops-100-china-central-
151201713.html?guccounter=1&guce_referrer=aHR0cHM6Ly93d3cuZ29vZ2xlLm
NvbS8&guce_referrer_sig=AQAAAMdWwIbOEu41BsgZlarNIJN_u0EpmLTTx04j 87
y4aY9G_fXtxWqqR3ifdK0vtPdHEm3PHxVFy2rGTB6xunM_Tpyg0JCM69xgmHt
4eS6dH4Fgnz61lY5QZ5r50YfUUwu_V0_LLMI6qaEz2rPiWoJK56d5OVKq5i6jcS
16PXYuaHvQ9M/].
66. Shi Mo, “Tỷ lệ người nắm giữ tiền điện tử ở Nam Phi tăng lên 11,3%”,
[https://blogtienao.com/ty-le-nguoi-nam-giu-tien-dien-tu-o-nam-phi-tang-len-113/].
67. Jamie Redman (2021), “Finder's Poll Shows Vietnam Holds the Highest Percentage
of Crypto Ownership Worldwide”
[Finder's Poll Shows Vietnam Holds the Highest Percentage of Crypto Ownership
Worldwide – Featured BTC News].
68. Prof. Dr. Robby Houben, Alexander SNYERS (2017), Cryptocurrencies and
blockchain, Legal context and implications for financial crime, money laundering
and tax evasion.
69. Nakamoto, S. (2008), BTC: A peer-to-peer electronic Cash system. Satoshi
Nakamoto Institute
[https://nakamotoinstitute.org/BTC].
70. OrionW (2018), “Thailand Regulates Initial Coin Offerings and Digital Asset
Businesses”
[https://www.orionw.com/blog/news/fintech/thailand-regulates-initial-coin-
offerings-and-digital-asset-businesses].
71. Paul Vigna (2018), “Pay Taxes With BTC? Ohio Says Sure.”, The Wall Street Journal
[https://www.wsj.com/articles/pay-taxes-with-BTC-ohio-says-sure-1543161720].

88

You might also like