You are on page 1of 4

GK HÀNH VI TỔ CHỨC - CÔ THANH HƯƠNG

ĐỀ 1
1. Chỗ này chưa kịp ghi lại nên không có nhe...
2. Các giá trị công lý chỉ ra rằng các quyết định cần được đưa ra theo những cách bảo vệ
các quyền và đặc quyền cơ bản của những người bị ảnh hưởng bởi quyết định đó, chẳng
hạn như quyền tự do, an toàn và quyền riêng tư của họ.
(Sai, giá trị quyền nhân thân)
Sai. Các giá trị quyền nhân thân mới chỉ ra rằng các quyết định cần được đưa ra theo
những cách bảo vệ các quyền và đặc quyền cơ bản của những người bị ảnh hưởng bởi
quyết định đó, chẳng hạn như quyền tự do, an toàn và quyền riêng tư của họ.
Còn các giá trị công lý chỉ ra rằng các quyết định cần được đưa ra theo sự phân bổ những
lợi ích và thiệt hại của những người bị ảnh hưởng bởi quyết định đó một cách công bằng,
bình đẳng và không thiên vị
3. Thái độ làm việc tương đối ổn định và khó thay đổi.
(Sai, dễ thay đổi)
Sai. Vì thái độ làm việc là tập hợp những cảm xúc, suy nghĩ và niềm tin về cách cư xử mà
các cá nhân hiện đang nắm giữ về công việc và tổ chức của họ. Nó không ổn định và có thể
thay đổi theo thời gian
4. Hai yếu tố ảnh hưởng tới đối tượng nhận thức là mơ hồ nhận thức và địa vị xã hội.
(Sai, mơ hồ, địa vị, quản trị ấn tượng)
Sai. Có 3 yếu tố ảnh hưởng tới đối tượng nhận thức: sự mơ hồ, địa vị xã hội và quản trị ấn
tượng
Có 3 yếu tố ảnh hưởng tới chủ thể nhận thức: khung nhận thức, động cơ và tâm trạng
Có 1 yếu tố ảnh hưởng tới bối cảnh nhận thức: sự nổi bật
5. Những người có tâm điểm chế ngự nội tại thường dễ thỏa mãn hơn trong công việc.
(Đúng, có xu hướng tự tin vào bản thân có thể thành công, mang lại giá trị)
Đúng. Vì những người có tâm điểm chế ngự nội tại tin rằng sự thành công hay thất bại của
mình phụ thuộc vào bản thân và năng lực của bản thân. Do vậy họ thường tự tin vào năng
lực của mình và có khả năng kiểm soát tình hình trước những yếu tố tác động từ bên ngoài,
họ thích những công việc mang tính thử thách và đem lại cảm giác thành tựu. Do vậy họ
thường dễ thỏa mãn hơn trong công việc
6. Thành kiến thực hiện người thực hiện - người quan sát là xu hướng đánh giá quá cao
sức ảnh hưởng của những yếu tố bên trong và coi nhẹ mức ảnh hưởng của tình huống khi
lý giải hành vi cá nhân.
(Sai, lỗi quy kết bản chất)
Sai. Vì lỗi quy kết bản chất mới là xu hướng đánh giá quá cao sức ảnh hưởng của những
yếu tố bên trong và coi nhẹ mức ảnh hưởng của tình huống khi lý giải hành vi cá nhân. Còn
thành kiến thực hiện người thực hiện – người quan sát là việc quy kết những hành vi người
khác thực hiện đó là do nguyên nhân bên trong còn hành vi bản thân mình thực hiện là do
nguyên nhân bên ngoài. Còn quy kết có lợi cho bản thân đó là nhận hết thành tích về bản
thân còn khi thất bại thì lại tránh đổ lỗi cho bản thân
7. Các quy tắc biểu đạt cho nhân viên biết cảm giác nào là phù hợp trong các tình huống
khác nhau.
(Sai, quy tắc cảm nhận)
Sai. Vì lao động cảm xúc được điều chỉnh bởi quy tắc hiển thị, trong đó bao gồm quy tắc
cảm nhận và quy tắc biểu đạt. Quy tắc cảm nhận cho nhân viên biết cảm giác nào là phù
hợp trong những tình huống khác nhau còn quy tắc biểu đạt cho nhân viên biết cách thể
hiện những cảm xúc đó trong những tình huống khác nhau
8. Ba chức năng của hành vi tổ chức bao gồm dự đoán, kiểm soát và lãnh đạo.
(Sai, giải thích, dự đoán, kiểm soát)
Sai. Ba chức năng của hành vi tổ chức bao gồm giải thích, dự đoán và kiểm soát.
Trong đó:
- Chức năng giải thích: lý giải hành vi đã xảy ra
- Chức năng dự đoán: dự đoán một hành động có thể dẫn đến những hành vi gì trong
tương lai
- Chức năng kiểm soát: đưa ra các biện pháp để hành vi của người lao động hướng đến
mục tiêu mà tổ chức đặt ra
9. Khi không thỏa mãn với công việc, một cá nhân có xu hướng chủ động trong công việc và
không có thái độ xây dựng sẽ chọn cách tảng lờ.
(Sai, rời bỏ)
Sai. Khi không thỏa mãn với công việc, một cá nhân có xu hướng chủ động trong công việc
và không có thái độ xây dựng sẽ chọn cách rời bỏ tổ chức. Họ sẽ không đưa ra những lời
giải thích hay nguyên nhân của sự không thỏa mãn cũng như không có thiện chí hợp tác
đưa ra những biện pháp giải quyết
10. Sự không thỏa mãn trong công việc chắc chắn sẽ dẫn tới tỉ lệ nghỉ việc tăng.
(Sai. Tỷ lệ nghỉ việc còn phụ thuộc vào khả năng tìm được việc khác phù hợp hơn)
Sai. Vì sự không thỏa mãn trong công việc có thể dẫn tới tỉ lệ nghỉ việc tăng do khi không
thỏa mãn trong công việc thì họ sẽ không có thích thú với công việc đó nữa, không còn đam
mê và mong muốn đóng góp cho công việc. Do vậy họ thường có xu hướng là nghỉ việc, do
vậy tỉ lệ nghỉ việc gia tăng. Tuy nhiên, còn nhiều nguyên nhân khác dẫn tới tỉ lệ nghỉ việc
tăng ngoài sự không thỏa mãn trong công việc và sự không thỏa mãn trong công việc cũng
chưa chắc sẽ dẫn tới tỉ lệ nghỉ việc tăng

ĐỀ 2
1. Khi không thỏa mãn trong công việc, cá nhân bị động trong công việc và không có tinh
thần xây dựng sẽ chọn cách rời bỏ tổ chức.
(Sai, tảng lờ)
Sai. Vì khi không thỏa mãn trong công việc, cá nhân bị động trong công việc và không có
tinh thần xây dựng sẽ chọn cách tảng lờ. Họ cứ để cho tình trạng ngày một xấu đi mà không
có ý định giải quyết. Những hành vi tiêu cực như đi sớm về muộn sẽ ngày càng tăng
2. Sự thỏa mãn trong công việc giúp nhân viên giảm số ngày vắng mặt.
(Sai, thỏa mãn công việc giúp nhân viên không muốn nghỉ chứ không giảm số ngày vắng,
chẳng hạn như việc bất khả kháng).
Sai. Vì mặc dù trong một số trường hợp sự thỏa mãn trong công việc sẽ giúp nhân viên
thích thú với công việc hơn, chăm chỉ thực hiện công việc hơn do vậy số ngày vắng mặt sẽ
giảm. Tuy nhiên còn một số yếu tố khác ảnh hưởng đến số ngày vắng mặt của nhân viên
ngoài sự thỏa mãn trong công việc như những trường hợp bất khả kháng: bệnh tật
3. Những người chủ yếu coi công việc như một công cụ kiếm tiền coi trọng giá trị bên ngoài.
(Đúng, giải thích như slide)
Đúng. Vì những người
4. Tâm trạng cảm xúc khá ổn định nên thường có ảnh hưởng mạnh mẽ tới giá trị công việc.
(Sai, là chiều ngược lại)
5. Thái độ trong công việc của cá nhân được cấu thành bởi ba yếu tố: nhận thức, cảm xúc,
động cơ cá nhân.
(Sai, hành vi dự kiến trong công việc)
Sai thái độ trong công việc của cá nhân được cấu thành bởi ba yếu tố: nhận thức, cảm xúc
và hành vi dự kiến
6. Các giá trị theo chủ nghĩa vị lợi quy định rằng các quyết định phải tuân theo cách phân bổ
lợi ích và thiệt hại giữa những người bị ảnh hưởng bởi quyết định một cách công bằng, bình
đẳng hoặc không thiên vị.
(Sai, giá trị công lý)
7. Sự thỏa mãn trong công việc là tập hợp các niềm tin và cảm xúc của cá nhân về tổ chức
của họ nói chung.
(Sai)
8. Nhận thức của cá nhân phản ánh hiện thực khách quan.
(Sai, không có yếu tố khách quan)
Nhận thức là quá trình mà cá nhân lựa chọn, tổ chức và giải thích đầu vào từ các giác quan
rồi cung cấp ý nghĩa và trật tự về thế giới xung quanh
9. Những người có sự đánh giá tích cực về bản thân dễ thỏa mãn trong công việc hơn.
(Đúng, tự tin => tin vào khả năng)
10. Trong các chiến thuật quản trị ấn tượng, đối tượng nhận thức tuân theo các chuẩn mực
của tổ chức sẽ làm theo các hành vi của chủ thể nhận thức.
(Sai, sửa là tuân theo hoặc là phù hợp hành vi)
Có 5 chiến thuật quản trị ấn tượng:
Phù hợp hành vi
Tự quảng cáo
Tuân thủ quy tắc
Tâng bốc
Nhất quán
Trong các chiến thuật quản trị ấn tượng, đối tượng nhận thức tuân theo các chuẩn mực của
tổ chức sẽ tuân theo các quy tắc về hành vi tổ chức đã được thống nhất trong tổ chức

ĐỀ 3
1.Khi không thỏa mãn trong công việc, một cá nhân chủ động trong công việc và không có
tinh thần xây dựng sẽ chọn trung thành với tổ chức
(Sai, rời bỏ)
Chủ động và không có tinh thần xây dựng => rời bỏ tổ chức
2. Quy kết có lợi cho bản thân là xu hướng đánh giá quá cao sức ảnh hưởng của những
yếu tố bên trong và coi nhẹ mức ảnh hưởng của tình huống khi lý giải hành vi cá nhân.
(Sai, quy kết bản chất)
Lỗi quy kết bản chất
Quy kết có lợi cho bản thân: thành tích => nhận về mình, tránh nhận lỗi khi thất bại
3. Nhà tuyển dụng đánh giá một ứng viên thấp hơn năng lực của cô ấy bởi có quá nhiều
ứng viên mạnh ứng tuyển là hiệu ứng sừng.
(Sai, hiệu ứng tương phản)
Sai hiệu ứng tương phản
4. Lao động cảm xúc cho nhân viên biết được cảm xúc nào là phù hợp trong các tình huống
khác nhau.
(Sai, vì chưa đủ) (Nhưng viết đúng mà giải thích đúng vẫn có điểm nha)
Lao động cảm xúc là việc kiểm soát việc thể hiện bày tỏ cảm xúc tại nơi làm việc
Được quy định bởi quy tắc hiển thị: quy tắc cảm nhận và quy tắc biểu đạt
Quy tắc cảm nhận cho nhân viên biết cảm xúc nào là phù hợp trong những tình huống khác
nhau
Quy tắc biểu đạt cho nhân viên biết cách thể hiện những cảm xúc đó trong những tình
huống khác nhau
5. Các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức về đối tượng nhận thức gồm khung nhận thức, quản
trị ấn tượng, địa vị xã hội.
(Sai, quản trị ấn tượng, địa vị xã hội, sự mơ hồ)
Sự mơ hồ
6. Nhận thức cá nhân phản ánh hiện thực khách quan.
(Sai)
Sai vì nhận thức là quá trình mà cá nhân lựa chọn tổ chức và giải thích đầu vào từ các giác
quan và cung cấp ý nghĩa, sự sắp xếp về thế giới xung quan
7. Những người có tính cách hướng ngoại dễ thỏa mãn hơn trong công việc.
(Đúng)
Đúng => người hướng ngoại dễ hội nhập, nói nhiều và quyết đoán, ưa hoạt động, cởi mở và
quảng giao, sáng tạo đam mê mạnh mẽ, tham vọng, linh hoạt, lanh lợi
8. Những người coi trọng giá trị nội tại chủ yếu coi công việc như công cụ đảm bảo an ninh
kinh tế.
(Sai, giá trị bên ngoài)
9. Tâm trạng có thể trở thành cảm xúc.
(Sai, nhiều cảm xúc mới trở thành tâm trạng)

10. Các giá trị công lý quy định rằng rằng nên đưa ra các quyết định mang lại lợi ích lớn
nhất cho số lượng người lớn nhất.
(Sai, các giá trị theo chủ nghĩa vị lợi)
Giá trị theo chủ nghĩa vị lợi

You might also like