You are on page 1of 6

5.

1 Động cơ làm việc cả người lao động


5.1.1 Khái niệm:
Động cơ làm việc là tiến trình khởi đầu, duy trì hiệu suất của mục tiêu định hướng. Nó
tiếp năng lượng cho suy nghĩ, cung cấp sự nhiệt tình, tô màu cho sự phản ứng lại với
cảm xúc tích cực và tiêu cực để làm việc. (Clark, 1998)
Động cơ làm việc là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ
lực nhằm hướng đến việc đạt được các mục tiêu của tổ chức, Động cơ làm việc cá
nhân là kết quả của rất nhiều nguồn lực hoạt động đồng thời trong con người và trong
môi trường sống và làm việc của con người. (PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân và THS.
Nguyễn Văn Điềm)
5.1.2 Một số học thuyết liên quan đến động cơ làm việc
Học thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow
Abraham Maslow cho rằng hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu của họ. Nhu
cầu của con người rất đa dạng và phong phú, và nó đi tăng theo cấp bậc từ thấp đến
cao, được thể hiện qua hình tháp thấp nhất thể hiện những nhu cầu cơ bản nhất phải
được đáp ứng đầu tiên đến những nhu cầu cao hơn, bao gồm:
 Nhu cầu sinh lý: Đây là cấp bậc thấp nhất trong tháp nhu cầu của Maslow, là
những nhu cầu cơ bản để con người tồn tại như thức ăn, nước, chỗ ở, quần
áo,...
 Nhu cầu an toàn: Là những nhu cầu về sự ổn định, an toàn, được bảo vệ khỏi
những sự nguy hiểm, sự an toàn về tài sản, tính mạng, sức khỏe, gia đình,...
 Nhu cầu xã hội: Những nhu cầu giao tiếp trong xã hội, thể hiện và nhận được
sự quan tâm từ mọi người.
 Nhu cầu được tôn trọng: Đây là nhu cầu được người khác đánh giá, tôn trọng
những kết quả đạt được trong công việc và cuộc sống, nói cách khác đây là nhu
cầu thể hiện sự tự tôn của cá nhân đó.
 Nhu cầu tự hoàn thiện: Là những nhu cầu muốn được phát triển, hoàn hiện
những điều còn thiếu sót của bản thân, thỏa mãn đam mê, đạt được những
thành tích cao nhất trong công việc và cuộc sống.
5 Cấp độ trong tháp nhu cầu của Maslow
Học thuyết này được coi là “kim chỉ nam” của các nhà quản lý đối với công tác quản
lý và tạo động lực cho nhân viên. Nhờ học thuyết này mà nhà quản lý nhận thấy được
sự quan trọng của hệ thống nhu cầu cá nhân  tác động như thế nào đến động lực lao
động. Để tạo động lực lao động cho nhân viên, nhà quản lý phải hiểu và biết được
nhân viên đó đang ở đâu trong năm bậc nhu cầu và đáp ứng những nhu cầu đó cho
nhân viên trong điều kiện cho phép của tổ chức. 
Học thuyết tăng cường tích cực của B.F.Skinner
Học thuyết tăng cường tính tích cực của B.F.Skinner đề cập đến tác dụng của thưởng
và phạt đến hình vi của nhân viên. Những hành vi mà nhân viên được thưởng thường
có xu hướng được lặp lại và những hành vi bị phạt thường sẽ bị giảm đi một thời gian
sau đó. Thời gian thưởng hoặc phạt càng gần với thời điểm xảy ra hành động đó bao
nhiêu càng có hiệu quả bấy nhiêu. Như đã nói ở trên, hình thức phát sẽ có tác động
làm giảm đi những hành vi không tốt đối với tổ chức, nhưng bên cạnh đó nó cũng
mang lại những tác động xấu đến phong cách làm việc của nhân viên như làm việc đối
phó, không tích cực, làm việc vừa sức không cố gắng nỗ lực. Do đó, phần thưởng
thường có hiệu quả hơn hình phạt.
Vì vậy, là một nhà quản lý không những quan tâm đến kết quả làm việc mà còn quan
tâm đến đánh giá, khen thưởng nhân viên. Đánh giá, khuyến khích nhân viên làm việc
tốt qua phần thưởng và nhắc nhở nhân viên bằng những hình phạt. Lưu ý, mức độ
thưởng và hình phạt phải được cân nhắc một cách kỹ lưỡng, tránh trường hợp chỉ tiêu
để được thưởng quá dễ hoàn thành hoặc hình phạt quá khắt khe.
Ngoài ra, còn có một số học thuyết mà nhà quản lý có thể áp dụng để tạo động lực cho
nhân viên như:
 Hệ thống hai yếu tố của Frederick Herzberg
 Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom
 Học thuyết công bằng của Stacy Adam 
5.2 Động lực và hiệu suất làm việc.
5.2.1 Động lực:
Động lực làm việc là những yếu tố bên trong thúc đẩy con người nỗ lực làm việc
trong điều kiện sức lực bản thân để tạo ra năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc.
Động lực là việc từ góc độ tâm lý học là những yếu tố thúc đẩy hành động để thỏa
mãn những nhu cầu của chủ thể, có tác dụng khơi dậy tính tích cực lao động của con
người
Động lực làm việc từ góc độ quản trị là sự mong muốn và tự nguyện của cá nhân để
phát huy và tự nỗ lực để đạt được những mục tiêu của cá nhân và tổ chức đề ra.
“Nhu cầu” là một hiện tượng tâm lý của con người thể hiện ở sự mong muốn, đòi hỏi,
nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần trong quá trình phát triển và tồn
tại.
Các loại động lực làm việc
Động lực làm việc tồn tại ở hai hình thức là động lực bên ngoài và động lực bên trong
+ Động lực bên ngoài (Extrinsic motivation):
Động lực bên ngoài
Là những yếu tố bên ngoài tác động đến hành động của nhân viên nhằm mục đích
hoàn thành nhiệm vụ, tăng hiệu suất làm việc của nhân viên. Những tác nhân đó
thường là phần thưởng hoặc hình phạt.
Phần thưởng kích thích nhân viên phấn đấu hoàn thành mục tiêu, thường nhân tố này
giúp tạo môi trường làm việc có tính cạnh tranh và thúc đẩy. Kết quả đạt được có thể
lớn hơn mục tiêu đề ra, tạo môi trường cho nhân viên làm việc và sáng tạo, tìm ra
những nhân viên có năng lực và tinh thần làm việc cao.
Hình phạt  sẽ thúc đẩy nhân viên làm việc để không bị phát. Công ty nào cũng có quy
định và hình thức xử phạt tùy theo mức độ, nhân tố này giúp tạo môi trường làm việc
nghiêm túc, kỷ luật. Những nhân viên có tinh thần và thái độ làm việc không tốt sẽ
sớm bị đào thải.
+ Động lực bên trong (Intrinsic motivation):
Là những nhân tố bên trong của nhân viên thúc đẩy tinh thần làm việc của họ. Thường
động lực bên trong bắt nguồn từ sự thỏa mãn, yêu thích công việc mà họ đang làm, từ
sự hưng phấn, thích thú khi hoàn thành công việc và mong muốn được cống hiến,
đóng góp cho công ty nơi họ đang làm việc.
Động lực bên trong có hiệu quả hơn động lực bên ngoài vì đó là yếu tố xuất phát từ
bên trong của nhân viên, ổn định khác với động lực được tác động từ bên ngoài mang
tính đối phó với tình huống.
Động lực bên trong
5.2.2 Khái niệm hiệu suất làm việc: Hiệu suất công việc là chỉ số đánh giá một nhân
sự, một team có đang thực hiện tốt công việc hay không.
Chỉ số hiệu suất trong công việc
Chỉ số hiệu suất trong công việc còn được gọi là KPI (Key Performance Indicator).
Đây là chỉ số dùng để đánh giá hiệu suất làm việc theo thời gian cho một tổ chức, cá
nhân, chương trình, dự án, hành động… KPI thường liên kết, gắn với các mục tiêu
chiến lược; kế hoạch về nguồn lực và được đo lường với các mục tiêu cụ thể.
KPI gắn với các con số dễ dàng đo lường, định lượng được để giúp quá trình đánh giá
hiệu suất làm việc dễ dàng hơn. Trong thực tế thì KPI cũng có thể được xây dựng gắn
với các chỉ số định tính nhưng điều này sẽ dễ dẫn đến việc nhà quản lý đánh giá không
chính xác về hiệu suất công việc.
Áp dụng chỉ số hiệu suất trong công việc có thể giúp bạn nhìn nhận được các team,
nhân viên của mình đang có thế mạnh hay nhược điểm gì, có thể khắc phục điều gì để
cải thiện hiệu suất làm việc.
Các yếu tố tạo nên hiệu suất công việc:
Có nhiều yếu tố có thể tạo nên, ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Chúng ta có thể kể
đến 8 yếu tố cơ bản như sau:
STT Yếu tố Chi tiết
1 Nhiệm vụ công việc Các nhiệm vụ công việc với các tính chất, mức
độ phức tạp, sự phù hợp khác nhau sẽ tạo nên
hiệu suất công việc khác nhau.
2 Các hành vi phi Một nhân viên bán hàng có thể có nhiệm vụ
nhiệm vụ công việc cụ thể là bán hàng. Ngoài ra, nhân
viên còn có thể được giao thực hiện các hành vi
phi nhiệm vụ khác như đào tạo nhân viên mới.
3 Giao tiếp Khả năng, kỹ năng giao tiếp bằng văn bản hoặc
giao tiếp trực tiếp của nhân viên sẽ ảnh hưởng
đến hiệu suất công việc của họ. Khả năng giao
tiếp càng tốt thì hiệu suất thường sẽ cao hơn.
4 Thành tích cá nhân thể hiện sự cố gắng trong
thời gian dài hoặc trong những thời điểm nhất
định của nhân sự. Yếu tố này phản ánh mức độ
Thành tích cá nhân cam kết với nhiệm vụ công việc của nhân viên.
Nếu nhân viên của bạn liên tục có thành tích cá
nhân kém tức là họ đang có hiệu suất làm việc
kém.
5 Mỗi cá nhân cần tuân thủ kỷ luật, nội quy lao
động để đạt được hiệu suất công việc tốt. Bạn sẽ
Tính kỷ luật khó có được những nhân viên làm việc với hiệu
suất cao nếu họ thường xuyên đi muộn, về sớm
hoặc lạm dụng bia rượu trong giờ làm việc.
6 Có những công việc cần hoàn thành với sự
chung sức, đồng lòng phối hợp của cả team. Với
Khả năng làm việc
các công việc như vậy, khả năng làm việc nhóm
nhóm
tốt hay kém của từng cá nhân sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến hiệu suất công việc của cả team.
7 Người lãnh đạo team có khả năng điều phối,
Khả năng lãnh đạo phân công công việc, thưởng – phạt hợp lý, rõ
ràng sẽ giúp gia tăng hiệu suất của team.
8 Các bộ phận hỗ trợ, nguồn lực của công ty có
Khả năng hỗ trợ khả năng hỗ trợ tốt cho nhân viên sẽ giúp họ đạt
được hiệu suất công việc tốt hơn.

Nguồn:
https://luanvan2s.com/dong-luc-lam-viec-bid164.html
https://kdtqt.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/33/3125/dong-co-lam-viec
https://blog.okrs.vn/hieu-suat-cong-viec/hieu-suat-cong-viec-la-gi.html

You might also like