You are on page 1of 2

 Bộ môn nhảy đầm đã xuất hiện tại Việt Nam từ cuối thế kỷ 19.

9. Sau năm 1883, triều đình


Nguyễn ký kết h.u Quý Mùi với Pháp => đánh dấu thời kỳ đô hộ => Lãnh sự Pháp được
thành lập => tại đây diễn ra nhiều buổi tiệc lớn vào cuối tuần => trong mỗi buổi tiệc,
không thể thiếu nhảy đầm => các bữa tiệc chỉ dành cho viên chức Pháp + gia đình => chỉ
phổ biến trong cộng đồng người Pháp tại Việt Nam

 Phải đến thập niên 30 (1930s), nhảy đầm mới tiếp cận người Việt => những người chơi
đầu tiên : giới thượng lưu + du học sinh Việt tại Pháp, tổ chức tại gia => họ xem đó là thú
chơi văn minh và lịch sự => lan rộng ra khắp các con phố ăn chơi ở Hà Nội => tiếp cận
mọi người dân trên mảnh đất này

 Đối với xã hội Việt Nam, “nhảy đầm” là hoạt động không thuần phong mỹ tục => người
Việt thời đó chịu ảnh hưởng của nho giáo => nam nữ thụ thụ bất thân => không được
tiếp xúc thân mật gần gũi giữa 2 giới ngoài xã hội => năm 1949 và những năm sau đó,
nhảy đầm chính thực bị cấm tại cả 2 miền đất nước và dần lụi tàn

 Sau khi đất nước thống nhất, nền kinh tế dần phục hồi thì các hoạt động văn hóa-xã hội
lại có đất phát triển => Thập niện 1980s, nhảy đầm hồi sinh tại hai miền nam bắc, nhiều
lớp dạy nhảy và vũ trường hoạt động trở lại => cho đến ngày nay, nhảy đầm không chỉ là
đặc quyền của giới thượng lưu, mà nó đã trở thành phong trào bình dân, dành cho tất
cả mọi nguời, mọi lứa tuổi

Trước khi trở thành hoạt động phổ biến với mọi tầng lớp xã hội, nhảy đầm đã t
rải qua nhiều phen ba chìm bảy nổi.

Sau khi đất nước được thống nhất, nền kinh tế bắt đầu phục hồi nên các hoạt động văn hóa xã hội
bắt đầu phát triển trở lại. Lúc này chính quyền có cái nhìn tích cực hơn đối với nhảy đầm. Thập
niên 80 chứng kiến sự hồi sinh của bộ môn khiêu vũ; nhiều vũ trường mở cửa trở lại, các lớp dạy
nhảy ra đời. Cho đến ngày hôm nay, nhảy đầm không chỉ là đặc quyền của giới thượng lưu nữa,
mà nó đã trở thành phong trào bình dân, dành cho tất cả mọi người, mọi lứa tuổi.

Cuối thế kỷ 19, bộ môn nhảy đầm lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Năm 1883, sau khi triều
đình nhà Nguyễn ký kết hiệp ước Quý Mùi với nước Pháp, đánh dấu thời kỳ đô hộ của thực dân
Pháp. Một năm sau, Tòa lãnh sự Pháp được thành lập, nơi mà các buổi tiệc được tổ chức vào mỗi
cuối tuần dành cho viên chức Pháp và gia đình họ. Và dĩ nhiên, một phần quan trọng không thể
thiếu trong mỗi buỗi tiệc là những màn khiêu vũ, hay còn được gọi là nhảy đầm. Vào thời điểm
này, khiêu vũ chỉ phổ biến trong cộng đồng người Pháp sống tại Việt Nam

Phải đến thập niên 30, nhảy đầm mới thực sự tiếp cận được người Việt. Những người trải
nghiệm bộ môn nhảy đầm đầu tiên là các du học sinh Việt Nam từng học tại Pháp. Nhảy đầm
ban đầu vẫn chỉ phổ biến trong các buổi tiệc tại gia, sau đó lan ra cả miền Bắc, rồi miền Nam.
Tuy nhiên, xã hội Việt Nam đương thời lại chịu ảnh hưởng lớn của Nho giáo, một trong những
quan điểm của nó cho rằng “nam nữ thụ thụ bất thân”, nên những hoạt động như nhảy đầm được
xem là “không thuần phong mỹ tục”. Năm 1949, chính quyền Việt Nam ban lệnh cấm thú vui
tiêu khiển này. Từ đó, nhảy đầm dần lụi tàn ở cả hai miền đất nước.

https://saigoneer.com/vn/vietnam-culture/17425-sau-1-th%E1%BA%BF-k%E1%BB%B7-du-nh
%E1%BA%ADp,-v%C4%83n-h%C3%B3a-nh%E1%BA%A3y-%C4%91%E1%BA%A7m-cho-
th%E1%BA%A5y-g%C3%AC-v%E1%BB%81-t%C6%B0-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-x
%C3%A3-h%E1%BB%99i-%E1%BB%9F-vi%E1%BB%87t-nam

You might also like